Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Một số yếu tố nguy cơ và tác hại nghề nghiệp ở công nhân ngành may công nghiệp tại một số tỉnh phía nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.42 MB, 164 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRỊNH HỒNG LÂN

MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ TÁC HẠI
NGHỀ NGHIỆP Ở CÔNG NHÂN NGÀNH MAY
CÔNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011


2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRỊNH HỒNG LÂN

MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ TÁC HẠI
NGHỀ NGHIỆP Ở CÔNG NHÂN NGÀNH MAY
CÔNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA NAM

Chuyên ngành : Dịch tễ học


Mã số : 62.72.70.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn : PGS.TS. LÊ HOÀNG NINH


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả nghiên cứu

Trịnh Hồng Lân


4
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………….…1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU

………………….……..4

1.1. Ứng dụng các nguyên tắc trong đánh giá các yếu tố nguy cơ trong
ĐKLĐ của công nhân …………………………………………........4
1.2. Khái niệm về Écgônômi ……………….……….………………..…..5
1.3. Một số vấn đề sức khỏe thường gặp có liên quan tới những

bất hợp lý về Écgônômi tại các vị trí lao động…………….………..6
1.3.1. Căng thẳng thần kinh tâm lý - Stress nghề nghiệp …………………6
1.3.2. Rối loạn cơ xương nghề nghiệp …………..…………………………15
1.3.3. Mệt mỏi trong lao động ………………….…………….………...….21
1.3.4. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố nguy cơ
trong các điều kiện lao động..............................................................23
CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………….…….37
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3. Thiết kế nghiên cứu

…………………………...…….37

………………………………………….…….37

2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu……………………………………….……37
2.5. Các biến số nghiên cứu……..……………..…………………….…….39
2.6. Nội dung tiến hành nghiên cứu …………………..……………….….41
2.7. Phương tiện và tiêu chuẩn đánh giá :………………………………...42
2.8. Phương pháp thu thập số liệu ……………………………………..…46
2.9. Các biện pháp hạn chế sai số ……………………………………..…..49
2.10. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ………………………… ...…49
2.11. Giới thiệu đôi nét về 3 công ty may …………………………...……50
2.12. Qui trình sản xuất may công nghiệp ……………… ...…………….52
2.13. Vấn đề y đức ………………………………………………………..53
Sơ đồ nghiên cứu ………………………………………………..………..54
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả điều tra đánh giá về điều kiện lao động………….…….….…….55
3.1.1. Ðặc điểm mẫu điều tra, nghiên cứu …………………….……………..55



5
3.1.2. Kết quả đánh giá Écgônômi vị trí lao động :………………………..….58
3.2. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của ĐKLĐ tới sức khỏe công nhân ……...70
3.2.1. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của ĐKLĐ tới tâm sinh lý lao động ……..70
3.2.2. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của ĐKLĐ tới sức khỏe của công nhân ….72
3.3. Kết quả đánh giá mối liên quan của ĐKLĐ với sức khỏe công nhân …..78
3.3.1. Kết quả đánh giá mối liên quan của ĐKLĐ với stress nghề nghiệp …..78
3.3.2. Kết quả đánh giá mối liên quan của ĐKLĐ với RLCX nghề nghiệp …81
3.3.3. Kết quả đánh giá mối liên quan của ĐKLĐ với tình trạng mệt mỏi …..84
3.4.

Các giải pháp can thiệp cải thiện ĐKLĐ ………………………..……..88

3.4.1. Các giải pháp can thiệp ……………….………………………………...88
3.4.2. Kết quả can thiệp thử nghiệm ban đầu ……………………………..….90
CHƯƠNG 4 – BÀN LUẬN
4.1. Về điều kiện lao động của công nhân ngành may
.......................................92
4.1.1. Ðặc điểm mẫu điều tra, nghiên cứu
..........................................................92
4.1.2. Về các đánh giá Écgônômi vị trí lao động ...............................................93
4.2. Về những ảnh hưởng của ĐKLĐ tới sức khỏe công nhân ......................101
4.2.1. Về ảnh hưởng của ĐKLĐ tới tâm sinh lý lao động của công nhân ......101
4.2.2. Về ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khỏe của công nhân ......104
4.2.3. Về hiệu quả của can thiệp thử nghiệm

……………………………….112

4.3. Những điểm mạnh và hạn chế của công trình nghiên cứu :........................112

4.3.1. Điểm mạnh, điểm mới của đề tài ...........................................................112
4.3.2. Điểm hạn chế của đề tài .........................................................................113
KẾT LUẬN ...................................................................................................115
KHUYẾN NGHỊ .............................................................................................117
Dự kiến hướng nghiên cứu tiếp theo
Danh mục các công trình nghiên cứu
Phụ lục


6

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1

Cách tính điểm và đánh giá mức độ stress nghề nghiệp

41

Bảng 2.2

Vùng thao tác của công nhân

43

Bảng 2.3

Chiều cao mặt phẳng làm việc của công nhân

43


Bảng 2.4

Tiêu chuẩn khoảng cách nhìn từ mắt tới vật của công nhân

43

Bảng 2.5

Tư thế làm việc của công nhân

44

Bảng 2.6

Đánh giá và phân loại gánh nặng thể lực qua chỉ số mạch

44

tăng và tần số nhịp tim trong lao động
Bảng 2.7

Đánh giá và phân loại gánh nặng thể lực qua chỉ số HA

45

Bảng 2.8

Đánh giá và phân loại gánh nặng thể lực qua thử nghiệm chú


45

ý PLATONOP
Bảng 3.1

Độ tuổi của công nhân. (n=1009)

55

Bảng 3.2

Thâm niên công tác. (n=1009)

56

Bảng 3.3

Giới tính của công nhân may. (n=1009)

56

Bảng 3.4

Trình độ học vấn của công nhân may. (n=1009)

57

Bảng 3.5

Số lượng các nhóm đối tượng nghiên cứu. (n=1009)


58

Bảng 3.6

Kích thước các thành phần vị trí lao động. (n= 30)

59

Bảng 3.7

Khoảng trống cho chân và khoảng cách mắt – vật cần quan

60

sát của công nhân may. (n= 30)
Bảng 3.8

Vùng thao tác của công nhân may. (n= 30)

60

Bảng 3.9

Các thao tác chính và thời gian lặp lại của công nhân may áo

61

Bảng 3.10


Mức độ cử động của công nhân may. (n= 30)

61

Bảng 3.11

Cường độ lao động, độ tập trung quan sát của công nhân may

62


7
Bảng 3.12

Trị số góc giữa các đoạn cơ thể ở tư thế ngồi may

62

Bảng 3.13

Trị số nhân trắc một số đoạn cơ thể nữ công nhân may

63

ở tư thế ngồi. (n = 30)
Bảng 3.14

Kết quả đo nhiệt độ của các công ty giữa 2 mùa

63


Bảng 3.15

Kết quả đo nhiệt độ của các công ty may giữa 2 thời điểm

65

sáng và chiều vào mùa khô
Bảng 3.16

Kết quả đo ẩm độ và tốc độ gió của các công ty

66

Bảng 3.17

Cường độ tiếng ồn và cường độ chiếu sáng của các công ty

67

Bảng 3.18

Cường độ điện từ trường tại các công ty may

68

Bảng 3.19

Nồng độ hơi khí độc và bụi trong không khí các công ty


68

Bảng 3.20

Điều tra cảm giác chủ quan của công nhân về MTLĐ

69

Bảng 3.21

Điều tra cảm giác chủ quan của công nhân về các điều kiện

69

khác. (n= 1009)
Bảng 3.22

Biến đổi tần số nhịp tim của các đối tượng nghiên cứu TLĐ

70

và SLĐ. (n = 180)
Bảng 3.23
Bảng 3.24

Biến đổi HA của các đối tượng nghiên cứu TLĐ và SLĐ,
Biến đổi cơ lực bàn tay tối đa của các đối tượng nghiên cứu

70
71


trước và sau lao động. (n = 180)
Bảng 3.25

Biến đổi thời gian thực hiện thử nghiệm chú ý Platonop

71

Bảng 3.26

Tỉ lệ stress ở từng mức độ của các đối tượng nghiên cứu

72

Bảng 3.27

STRNN của các đối tượng nghiên cứu. (n = 1009)

72

Bảng 3.28

Một số yếu tố về quan hệ cá nhân có liên quan stress nghề

73

nghiệp của các đối tượng nghiên cứu. (n = 1009)
Bảng 3.29

Một số yếu tố quan trọng về hứng thú nghề nghiệp có liên


73

quan STRNN của các đối tượng nghiên cứu. (n = 1009)
Bảng 3.30

Một số yếu tố về ĐKLĐ và sức khỏe có liên quan stress nghề
nghiệp của các đối tượng nghiên cứu. (n = 1009)

74


8
Bảng 3.31

RLCX nghề nghiệp của các đối tượng nghiên cứu.(n = 1009)

75

Bảng 3.32

Tỉ lệ từng vị trí có cảm giác đau mỏi cơ xương nhiều của các

75

đối tượng nghiên cứu ở đầu ca - cuối ca lao động. (n = 1009)
Bảng 3.33

Tiền sử RLCX của các đối tượng nghiên cứu. (n = 1009)


76

Bảng 3.34

Tình trạng mệt mỏi của các đối tượng nghiên cứu.(n = 1009)

77

Bảng 3.35

Tỷ lệ các cảm giác mệt mỏi của các đối tượng ở thời điểm

77

đầu ca và cuối ca lao động. (n = 1009)
Bảng 3.36

Mối liên quan giữa stress nghề nghiệp với đặc tính mẫu.

78

Bảng 3.37

Mối liên quan giữa stress nghề nghiệp với tình trạng hôn

79

nhân gia đình của các đối tượng nghiên cứu. (n = 1009)
Bảng 3.38


Stress nghề nghiệp hiệu chỉnh theo nhóm tuổi đời, thâm niên

79

công tác và tình trạng hôn nhân của công nhân. (n=1009)
Bảng 3.39

Mối liên quan giữa stress nghề nghiệp với các khâu công việc

80

Bảng 3.40

Mối liên quan giữa stress nghề nghiệp với tính chất công việc

81

của các đối tượng nghiên cứu. (n = 1009)
Bảng 3.41

Mối liên quan giữa rối loạn cơ xương với đặc tính mẫu.

81

Bảng 3.42

Mối liên quan giữa RLCX nghề nghiệp với các khâu công

82


việc mà đối tượng nghiên cứu tham gia. (n = 1009)
Bảng 3.43

Mối liên quan giữa RLCX nghề nghiệp với tư thế lao động

83

của các đối tượng nghiên cứu. (n = 1009)
Bảng 3.44

Mối liên quan giữa RLCX với tính chất công việc. (n = 1009)

83

Bảng 3.45

RLCX hiệu chỉnh theo các yếu tố thâm niên làm việc, công

84

việc, tư thế lao động và tính chất công việc của công nhân.
Bảng 3.46

Mối liên quan giữa mệt mỏi nghề nghiệp của các đối tượng

84

nghiên cứu với đặc tính mẫu. (n = 1009)
Bảng 3.47


Mối liên quan giữa mệt mỏi nghề nghiệp với tình trạng hôn
nhân gia đình của các đối tượng nghiên cứu. (n = 1009)

85


9
Bảng 3.48

Mối liên quan giữa mệt mỏi nghề nghiệp với các khâu công

86

việc của các đối tượng nghiên cứu. (n = 1009)
Bảng 3.49

Mối liên quan giữa mệt mỏi với tư thế lao động của các đối

86

tượng tham gia nghiên cứu. (n = 1009)
Bảng 3.50

Mối liên quan giữa mệt mỏi của các đối tượng nghiên cứu

87

với tính chất công việc. (n = 1009)
Bảng 3.51


Mối liên quan giữa mệt mỏi nghề nghiệp của các đối tượng

87

nghiên cứu với phương tiện đi lại. (n = 1009)
Bảng 3.52

Mệt mỏi nghề nghiệp hiệu chỉnh theo các yếu tố công việc,

88

tính chất công việc. (n=1009)
Bảng 3.53

Kết quả can thiệp cải thiện điều kiện chiếu sáng cho Xưởng
May Công ty PP.

91


10

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ

Trang
Hình 1.1

Thao tác với ra sau và xoay vặn cánh tay có nguy cơ gây

16


RLCX
Hình 1.2

Lực gắng sức ở nhiều vị trí của bàn tay gây nguy cơ RLCX

17

Hình 1.3

Dây chằng và bao hoạt dịch khớp vai bị tổn thương

18

Hình 1.4

Sơ đồ Qui trình sản xuất may công nghiệp

52

Hình 2.1

Sơ đồ nghiên cứu

55

Hình 3.1

Tỉ lệ % độ tuổi của công nhân của 3 công ty


55

Hình 3.2

Tỉ lệ % thâm niên công tác của công nhân may

56

Hình 3.3

Tỉ lệ % giới tính của công nhân của 3 công ty

57

Hình 3.4

Tỉ lệ % trình độ học vấn của công nhân 3 công ty

57

Hình 3.5

Tỉ lệ % các nhóm đối tượng nghiên cứu của 3 công ty

58

Hình 3.6

Vị trí lao động may công nghiệp


59

Hình 3.7

Sự thay đổi của nhiệt độ cao nhất giữa hai mùa tại các công

60

ty may
Hình 3.8

Sự thay đổi của nhiệt độ cao nhất giữa sáng và chiều tại
các công ty may

66


11

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
AT-VSLĐ

An toàn – vệ sinh lao động

CS

Cộng sự


ĐKLĐ

Điều kiện lao động

ĐLC

Độ lệch chuẩn

HA

Huyết áp

KPH

Không phát hiện

KTC 95%

Khoảng tin cậy 95%

KT - XH

Kinh tế - Xã hội

KV

Khu vực

MTLĐ


Môi trường lao động

RLCX

Rối loạn cơ xương

RLCXNN

Rối loạn cơ xương nghề nghiệp

SLĐ

Sau lao động

STRNN

Stress nghề nghiệp

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCVSLĐ

Tiêu chuẩn vệ sinh lao động

TCVSCP

Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép


TCVSLĐCP

Tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TLĐ

Trước lao động


12
TSNT

Tần số nhịp tim

VKH

Vi khí hậu


VSLĐ

Vệ sinh lao động

VSMT

Vệ sinh môi trường

VTLĐ

Vị trí lao động

YHLĐ

Y học lao động

YTLĐ

Y tế lao động

YTLĐ &VSMT

Y học lao động và vệ sinh môi trường

Tiếng Anh
CTD

(Cumulative Trauma Disoders) : Rối loạn chấn thương tích lũy

CTS


(Carpal Tunnel Syndrom) : Hội chứng ống xương cổ tay

ILO

(International Labour Organization) Tổ chức lao động thế giới

SD

(standard deviation) : Độ lệch chuẩn

USD

(United States of America dollar) : đô-la Mỹ

WHO

(World Health Organisation) : Tổ chức Y tế thế giới

WISE

Working Improvment in Small – Interprises : Cải thiện
điều kiện làm việc tại các xí nghiệp nhỏ


13
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành may được
coi là một ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Ngành may mặc với tổng sản lượng trên 2 tỉ sản phẩm mỗi

năm mang về cho nền kinh tế nước ta nguồn ngoại tệ rất lớn thông qua những
sản phẩm xuất khẩu ra toàn thế giới. Từ năm 2007, toàn ngành dệt – may đã
vượt qua cả dầu thô và trở thành mặt hàng mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn
nhất cho đất nước. Theo kế hoạch của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu
toàn ngành dệt – may trong năm 2010 là 10 – 12 tỉ USD, dẫn đầu trong các
ngành hàng xuất khẩu của cả nước. Trong ngành dệt – may thì ngành may công
nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất cả về kinh tế và lực lượng lao động. Do vậy,
ngành may mặc còn có đóng góp to lớn cho xã hội khi nó giải quyết được một số
lượng rất lớn công ăn việc làm cho nhiều lao động trẻ. Lực lượng lao động trong
ngành may công nghiệp trong giai đoạn hiện nay rất lớn với khoảng trên 2 triệu
lao động, trong đó đa số là lao động nữ[13]. Trong những năm gần đây, việc
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động
ngành may đã được khá nhiều doanh nghiệp quan tâm chú ý, nhất là những
doanh nghiệp nhà nước. Một thực tế cho thấy trong những năm gần đây, công
nghệ ngành may công nghiệp đã được đổi mới khá nhiều. Các chủ doanh nghiệp
đã đầu tư nhiều kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trên thế giới nhằm tăng năng
suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời góp phần cải thiện điều kiện môi trường
lao động, hạn chế các tác hại nghề nghiệp cho người lao động. Tuy vậy, điều
kiện lao động ngành may công nghiệp vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác hại
cho sức khỏe người lao động.
Theo một số nghiên cứu cho thấy điều kiện lao động tại nhiều công ty vẫn
còn tồn tại những yếu tố nguy cơ bất lợi cho sức khỏe người lao động như : vi
khí hậu nóng, chế độ tăng ca tăng kíp thường xuyên vào những dịp có nhiều đơn
đặt hàng, nhiều khi công nhân may công nghiệp phải ngồi gò bó liên tục hầu như
suốt ca 9 – 11 giờ/ngày. Những điểm bất lợi đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức
khỏe người công nhân may công nghiệp. Vào cuối ca lao động có từ 66 - 79%
công nhân may công nghiệp bị đau mỏi vùng thắt lưng do tư thế lao động gò bó


14

kéo dài.[18],[28].. Một nghiên cứu ở Thượng Hải, Trung Quốc năm 2006 cũng
cho thấy có tới 74% nữ công nhân may công nghiệp bị đau thắt lưng kéo dài trên
24 giờ sau ca lao động [106]. Kết quả một nghiên cứu ở Mỹ năm 2004 cũng có
tới 66% nữ công nhân may bị rối loạn cơ xương vùng cổ - vai [114]…Ngoài ra
còn nhiều vấn đề sức khỏe khác ở lao động ngành may công nghiệp như : căng
thẳng thần kinh tâm lý, suy nhược cơ thể, viêm mũi họng do bụi vải, táo bón khi
ngồi kéo dài, bệnh phụ khoa của nữ công nhân, tình trạng giảm sút thị lực
…Khác với quan điểm của nhiều người vẫn nghĩ rằng công việc của công nhân
may công nghiệp là khá nhẹ nhàng so với các ngành công nghiệp khác. Thực tế
lại không như vậy, ở các xưởng may hầu như có rất ít công nhân có thể ngồi làm
việc trực tiếp trên các máy may công nghiệp khi họ có tuổi ngoài 40 do không đủ
sức khỏe để đáp ứng với công việc này mà họ thường phải chuyển sang làm các
công việc khác, nhiều nữ công nhân may công nghiệp có biểu hiện giảm sút sức
khỏe khá nhanh.
Trong thời gian qua, vấn đề ảnh hưởng của điều kiện lao động và môi
trường đến người lao động ngành may mặc dù đã được một số tác giả đề cập
đến, tuy nhiên đó chỉ là những nghiên cứu điều tra về môi trường lao động riêng
lẻ hay là những điều tra hồi cứu đánh giá tình hình sức khỏe chung của công
nhân thông qua các hồ sơ khám sức khỏe định kỳ và đo môi trường lao động
định kỳ tại các doanh nghiệp ngành may. Trong khi đó tại khu vực phía Nam,
đặc biệt là khu vực các tỉnh Ðồng Nai, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh,
mặc dù là những trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước nhưng cũng chưa có
nhiều các công trình nghiên cứu đánh giá toàn diện về các nguy cơ của điều kiện
lao động của ngành may công nghiệp. Trên thế giới, những nghiên cứu về tâm
sinh lý lao động và Écgônômi để đánh giá các yếu tố nguy cơ và tác hại nghề
nghiệp được triển khai rất rộng rãi ở các nước công nghiệp phát triển như ở Mỹ,
Nhật Bản, Tây Âu. Tuy vậy, ở Việt Nam những hướng nghiên cứu và ứng dụng
triển khai trong lĩnh vực này lại rất hạn chế. Do vậy, việc nghiên cứu ứng dụng
các nguyên tắc Écgônômi và sử dụng các nghiệm pháp tâm sinh lý lao động để
thăm dò chức năng và đánh giá các yếu tố nguy cơ tại các vị trí lao động của

ngành may là một vấn đề rất mới hiện nay đối với tất cả các tỉnh thành phía
Nam.


15
Câu hỏi cần thiết đặt ra hiện nay cho công tác y tế lao động trong ngành
may công nghiệp hiện nay là : các yếu tố nguy cơ, tác hại nghề nghiệp chính của
ngành may công nghiệp hiện nay là gì? mối liên quan giữa những điều kiện lao
động và sức khỏe ở công nhân may công nghiệp như thế nào ?
Để trả lời các câu hỏi trên, đề tài nghiên cứu khoa học này được thực hiện
với mục tiêu tổng quát: “Xác định các yếu tố nguy cơ, tác hại nghề nghiệp của
công nhân may công nghiệp một số tỉnh khu vực phía Nam trong giai đoạn 2007
– 2008”
Nhằm giải quyết ba mục tiêu cụ thể sau:
1. Xác định các yếu tố nguy cơ, tác hại nghề nghiệp của điều kiện lao động
tại các phân xưởng may như : nóng bức, chiếu sáng không phù hợp,
cường độ tiếng ồn lớn,… những điểm chưa hợp lý, chưa phù hợp với các
nguyên tắc của Écgônômi và tâm sinh lý lao động của người công nhân:
công cụ, phương tiện làm việc không phù hợp, tính chất đơn điệu của
công việc, cường độ lao động quá cao, tư thế lao động gò bó …
2. Xác định được tỉ lệ hiện mắc một số triệu chứng bệnh lý thường gặp ở
công nhân ngành may công nghiệp: mệt mỏi, các rối loạn cơ xương nghề
nghiệp và stress nghề nghiệp
3. Xác định mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và những ảnh hưởng của
nó lên sức khỏe người lao động.
Từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phòng tránh các yếu tố nguy
cơ, tác hại nghề nghiệp cho người lao động.


16

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Ứng dụng các nguyên tắc Écgônômi để đánh giá các yếu tố nguy cơ
trong điều kiện lao động của công nhân :
Ðể đánh giá các yếu tố nguy cơ của các điều kiện lao động khác nhau trong
các ngành nghề lao động khác nhau, nhiều nhà khoa học về y học lao động trên
thế giới đã ứng dụng các phương pháp khác nhau. Một phương pháp được ứng
dụng khá phổ biến từ lâu ở các nước công nghiệp phát triển trên thế giới là phân
tích đánh giá Écgônômi các vị trí lao động. Qua đó có thể xác định được các yếu
tố nguy cơ, các tác hại nghề nghiệp rất khách quan và toàn diện trong các điều
kiện lao động cụ thể, từ đó đưa ra các giải pháp can thiệp để cải thiện điều kiện
lao động cho người công nhân. Đây là một phương pháp đòi hỏi các nhà nghiên
cứu có trình độ chuyên sâu nhất định về tâm sinh lý và Écgônômi mới có thể áp
dụng được. Trong khi đó ở Việt Nam có rất ít cán bộ y tế lao động nắm vững
phương pháp này. Do vậy, phương pháp này vẫn chưa được nghiên cứu và ứng
dụng nhiều, nhất là tại khu vực các tỉnh thành phía Nam. Mặc dù vậy, trong
những năm gần đây, Tổ chức Lao động thế giới và Tổ chức Y tế thế giới cũng
đưa ra một phương pháp cải thiện điều kiện lao động khác đơn giản hơn để áp
dụng tại các doanh nghiệp nhỏ, đó là phương pháp WISE (Working Improvment
in Small – Enterprises) áp dụng tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam. Phương pháp này dựa vào nguyên tắc cơ bản của Écgônômi để xác định
các yếu tố nguy cơ một cách khá đơn giản trong các điều kiện lao động cụ thể
của các doanh nghiệp nhằm tạo ra một “Năng suất cao hơn, nơi làm việc tốt
hơn”. WISE là một phương pháp giáo dục hành động nhằm khuyến khích các
doanh nghiệp thực hiện các cải thiện đơn giản, chi phí thấp nhưng có tính hiệu
quả cao và có tính khả thi, phù hợp với các điều kiện thực tế của doanh nghiệp ở
các nước đang phát triển như Việt Nam. Mặc dù là một giải pháp áp dụng chủ
yếu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng trên thực tế thì phương pháp này
hoàn toàn vẫn có thể áp dụng cho cả những doanh nghiệp lớn ở các nước đang
phát triển. [80]



17
1.2 : Khái niệm về Écgônômi :
1.2.1. Định nghĩa về Écgônômi :Ðịnh nghĩa do Hội Écgônômi quốc tế đưa ra :
" Écgônômi là khoa học liên ngành được cấu thành từ các khoa học về con người
để phù hợp với công việc, hệ thống máy móc, thiết bị, sản phẩm và môi trường
với các khả năng về thể lực, trí tuệ và cả với những hạn chế của con người".
Trong quá trình phát triển, các nhà tâm sinh lý lao động và Écgônômi luôn
đề xuất việc cần thiết phải thích nghi công cụ lao động, môi trường lao động với
con người, đưa ra các nguyên tắc hợp lý hóa lao động, tổ chức lao động phù hợp
với sinh lý của con người. Bảo đảm sức khỏe tốt cho người lao động chính là
bảo vệ sức sản xuất - là vốn quí của xã hội. Nếu như các sản phẩm, thiết bị máy
móc, mặt bằng làm việc và phương pháp làm việc được thiết kế phù hợp với
những khả năng cũng như hạn chế của con người thì hiệu quả của công việc sẽ đạt
được tối ưu.
Theo Mustaf Pulat (1985) và nhiều nhà khoa học về Écgônômi đã đưa ra những
mục đích chính của Écgônômi: [108], [120]
- Sức khỏe : giảm thiểu được các tác hại nghề nghiệp, phòng chống các bệnh
nghề nghiệp và bệnh liên quan tới nghề nghiệp.
- Tiện lợi : Écgônômi góp phần tạo ra sự tiện lợi trong cuộc sống nói chung và
trong lao động, học tập nói riêng.
- Hiệu quả : Écgônômi làm cho mọi hoạt động trong lao động và cuộc sống trở
nên hiệu quả hơn, năng suất lao động cao hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn.
1.2.2. Phương châm của Écgônômi:
Làm cho công việc, máy móc phù hợp với con người chứ không phải bắt con
người phải thích nghi với máy móc. Có thể vì vậy mà ở Mỹ người ta còn gọi là
yếu tố con người - Human factor. (Khác hoàn toàn với những quan điểm thông
thường trước đây là bắt con người phải phù hợp và thích nghi với công việc và
máy móc).
1.2.3. Ðối tượng nghiên cứu của Écgônômi :

- Con người: Trọng tâm của Écgônômi là con người. Do vậy, nghiên cứu bản
thân con người là việc làm không thể thiếu trong mọi nghiên cứu của Écgônômi.


18
- Công cụ máy móc: Những vấn đề cần xem xét, nghiên cứu đối với phương tiện
máy móc theo quan điểm Écgônômi bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau như:
kích thước, tính tiện lợi, an toàn trong sử dụng, màu sắc, mỹ thuật công nghiệp...
- Công việc: Écgônômi đặc biệt chú ý đến tổ chức mặt bằng sản xuất, bàn ghế
làm việc, bố trí sắp xếp dụng cụ thiết bị, hợp lý hoá thao tác.
- Môi trường lao động (MTLÐ): Ðó chính là các yếu tố vật lý, hoá học, sinh
học…Môi trường này có thể tốt đối với sức khoẻ con người nhưng đa số có
nhiều yếu tố bất lợi thậm chí rất có hại cho sức khoẻ.
Joseph E. Selam (1994) và nhiều nhà nghiên cứu khác đều cho rằng : nếu áp
dụng đúng các tiêu chuẩn, các nguyên tắc Écgônômi trong lao động, chúng ta có
thể đạt được các lợi ích to lớn sau: Tăng tính thoả mãn hài lòng, tăng thuận lợi
tiện nghi cho người lao động, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả của lao
động, giảm mức thương tổn bệnh tật, giảm mức đền bù do thương tật, giảm số
ngày nghỉ việc, cải thiện tốt mối quan hệ trong lao động, giảm bớt các tổn thất
cho trang thiết bị, hạn chế tối đa lỗi sai của công nhân…[108], [120], [156]
Qua định nghĩa, mục đích và phương châm hoạt động của Écgônômi chúng ta có
thể thấy rằng Écgônômi là một một khoa học hết sức quan trọng và thực tiễn. Nó
có khả năng áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống con người để phục vụ con
người, tích cực góp phần cải thiện điều kiện sống, lao động và học tập, giữ gìn
sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Từ những lợi ích to lớn của Écgônômi, chúng ta có thể vận dụng các
nguyên tắc của nó để khảo sát đánh giá điều kiện lao động của người lao động,
xác định các yếu tố không hợp lý gây tác động xấu tới sức khỏe của người lao
động. Trên thực tế, bằng các công cụ phương tiện rất thông thường như : các
trang thiết bị dụng cụ đo kiểm tra MTLĐ, bộ thước đo nhân trắc, thước dây, các

bảng thử nghiệm để đánh giá tâm sinh lý lao động; các bảng kiểm (checklist) và
các bộ câu hỏi (questionnaire) để điều tra, phỏng vấn… chúng ta có thể thực
hiện đánh giá Écgônômi tại các VTLĐ trong các ngành nghề lao động khác nhau
[45]


19
1.3. Một số vấn đề sức khỏe thường gặp có liên quan tới những bất hợp lý về
Écgônômi tại các vị trí lao động
1.3.1. Căng thẳng thần kinh tâm lý - Stress nghề nghiệp :
1.3.1.1 Khái niệm về stress và stress nghề nghiệp:
Stress là đáp ứng của tâm thần và thể chất của cơ thể đối với mọi thứ như là
một sự quá tải. Thực ra, stress là một phần tự nhiên của cuộc sống. Không có
một vài stress thì bạn sẽ mất năng lực, nghị lực cho cuộc sống. Tất cả chúng ta
trở nên phát triển thịnh vượng nhờ có một số lượng nào đó của stress. Nhưng
quá nhiều hay quá ít stress sẽ làm hạn chế các hiệu quả trong cuộc sống của
chúng ta. Quá nhiều stress sẽ mang lại cho chúng ta tất cả các ảnh hưởng xấu
liên quan tới nó. Quá ít stress có thể gây ra cho chúng ta thực hiện các công việc
chỉ ở mức tầm thường, khuyến khích sự lười nhác và các thành tích đạt được ở
dưới mức khả năng tiềm tàng của chúng ta. Lý tưởng nhất là chúng ta nên tìm
mức stress tối ưu của chúng ta - Ðó là sự thăng bằng mà ở mức đó chúng ta được
thúc đẩy tốt nhất.[115]
Stress nói chung và stress nghề nghiệp nói riêng rất phổ biến. Theo
Lyle H. Miller (1997), có 43% số người trưởng thành bị ảnh hưởng sức
khỏe do stress, 75 - 90,0% số người đến khám nội khoa là những bệnh nhẹ
hoặc những phàn nàn liên quan stress. Stress gắn liền với nguyên nhân gây
tử vong: bệnh tim, ung thư, tai nạn, và tự sát [115].
Stress nghề nghiệp thường có liên quan tới cả người lao động và tổ chức nơi
người lao động làm việc. Stress nghề nghiệp đòi hỏi các giải pháp can thiệp cả
về mặt tổ chức cơ quan lẫn cá nhân người lao động. Việc can thiệp nhằm loại trừ

stress nghề nghiệp đòi hỏi phải có can thiệp nào đó cả vào tổ chức thì mới có
hiệu quả và giúp người lao động vượt qua được stress nghề nghiệp [32],[39]
Thực sự đây là một trở ngại lớn cho việc can thiệp loại trừ stress nghề nghiệp ở
các doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, do việc chúng ta can
thiệp vào khâu tổ chức của doanh nghiệp là rất khó khăn.
Mọi người không giống nhau ở chỗ : cái gì gây stress hay có tiềm tàng có
thể gây ra stress. Ðiều gì đó đối với một con người có thể xem như là một sự


20
kiện thảm họa thì lại có thể chỉ là một trở ngại nhỏ đối với người khác. Stress do
công việc có thể được định nghĩa là những đáp ứng về mặt cảm xúc và thể chất,
những đáp ứng xảy ra khi sự đòi hỏi công việc không tương xứng với khả năng,
tiềm năng hoặc nhu cầu của người lao động. Stress nghề nghiệp có thể dẫn tới có
hại cho sức khỏe thậm chí có thể gây tổn thương cho người lao động.
Nhiều khi, khái niệm về stress nghề nghiệp thường lẫn lộn với các nhiệm vụ
khó khăn, yêu cầu cao. Nhiệm vụ khó khăn thúc đẩy chúng ta học các kỹ năng
mới để đáp ứng thỏa mãn các nhiệm vụ các công việc của chúng ta. Nó có ảnh
hưởng rõ ràng tới sức khỏe về thể chất và tâm lý của chúng ta. Khi chúng ta đã
đáp ứng được với các nhiệm vụ khó khăn, chúng ta sẽ cảm thấy thỏa mãn và thư
thái. Những thách thức này là một thành phần quan trọng đối với sức khỏe và
năng suất công việc. Ðiều này có lẽ là những gì mà người ta muốn nói khi họ
diễn đạt câu “Một chút ít stress thì tốt hơn cho các bạn”.
Trong lao động sản xuất, bất kể là lao động trực tiếp hay gián tiếp,
lao động với công nghệ cũ hay mới, lao động chân tay hay lao động trí
óc…đều có thể có nguy cơ dẫn tới stress. Tuy nhiên, mức độ nguy cơ gây ra
stress không giống nhau giữa mọi người và mọi nghề.
Theo Hans Selye thì stress nghề nghiệp là “một hội chứng bao gồm
những đáp ứng không đặc hiệu của cơ thể với kích thích từ môi trường lao
động” hay “là sự mất cân bằng giữa yêu cầu và khả năng lao động”.[82]

Nhiều nhà Écgônômi coi “điều kiện lao động không thuận lợi và tress
nghề nghiệp được xem như vấn đề nhân - quả.”[161]
Stress nghề nghiệp đã được biết đến từ lâu như những phản ứng sinh lý và
cảm xúc âm tính xuất hiện khi những yêu cầu của công việc không phù hợp với
khả năng về thể chất và tâm thần của người lao động.
Hiện nay, stress là một trong những nguyên nhân gây tổn hại lớn về
kinh tế ở nhiều quốc gia. Stress nghề nghiệp gây mất khả năng về mặt tâm
lý cũng như sinh lý và gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tác động đến năng
suất lao động.


21
Stress trong lao động được xem như thách thức mang tính toàn cầu đối
với sức khoẻ của người lao động. Những người bị stress cũng được xem như
không khỏe mạnh, không có động cơ, làm việc không hiệu quả và có nguy cơ bị
tai nạn cao. Doanh nghiệp, đơn vị có nhiều người bị stress cũng khó có thể thành
công.
1.3.1.2. Nguyên nhân stress nghề nghiệp:
Theo nhiều nhà khoa học, nguyên nhân của stress trong lao động có rất
nhiều, nhưng dưới đây là những nguyên nhân cơ bản : [25], [45],[66], [86],
[160].
Nhóm 1:Liên quan tới nội dung công việc, gồm:
-

Nội dung công việc: đơn điệu, dưới tải thông tin, làm việc vô nghĩa....

-

Ðiều kiện môi trường : các điều kiện vật lý nguy hiểm hoặc không thuận
lợi như : Khói bụi, tiếng ồn cao, ...


-

Thời gian làm việc: chế độ giờ làm việc nghiêm ngặt, kéo dài, chế độ ca
kíp không phù hợp, chế độ nghỉ ngơi không phù hợp.

-

Cách quản lý : thiếu sự tham gia của người lao động trong việc đưa ra các
quyết định, thông tin - sự giao tiếp nghèo nàn trong các tổ chức cơ quan.

Nhóm 2: Liên quan tới bối cảnh, gồm:
-

Phát triển nghề nghiệp, trả công: công việc bấp bênh, không được thăng
tiến, đề bạt, đòi hỏi kỹ năng quá cao hoặc quá thấp, thu nhập không thỏa
đáng.

-

Quan hệ đồng nghiệp, văn hoá trong tổ chức: Mâu thuẫn nội bộ, không
thiện chí, bắt nạt lẫn nhau, bạo lực, bị cách ly với mọi người, có quan hệ
với cấp trên không thân thiện hay cấp trên không khoan dung, độ lượng.

-

Quan hệ gia đình - nơi làm việc: xung đột nơi làm việc và cả ở nhà,
không được hỗ trợ về các vấn đề gia đình tại nơi làm việc ... [45], [65],
[159]
Ngày nay, việc áp dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ trong sản


xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, năng suất và chất lượng của sản phẩm


22
không ngừng được tăng lên. Qui trình công nghệ mới đang thay đổi nhanh chóng
ở khắp mọi nơi trên thế giới, khiến cho nhiều người lao động, đặc biệt là người
lao động ở các nước đang phát triển không kịp thích nghi và họ đã bị stress dưới
nhiều dạng khác nhau. Nhịp điệu công việc nhanh, áp lực từ khách hàng, sự liên
tục thay đổi công việc, nguy cơ bị mất việc làm thường được coi là những yếu tố
nguy cơ stress. Khái niệm "quá tải" được biết đến như những yếu tố gánh nặng
lao động vượt quá khả năng chịu đựng về thể chất và tinh thần của con người. Sự
tích luỹ của các yếu tố này chính là nguyên nhân dẫn đến stress ở người lao
động. [66], [161]
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng stress và stress nghề nghiệp là
những vấn đề rất lớn, rất phức tạp và rất phổ biến trên thế giới hiện nay.
Stress do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Mức độ nguy cơ và nguyên nhân gây
ra stress không giống nhau giữa mọi người và mọi nghề. Đồng thời, hiện nay
stress là một trong những nguyên nhân gây tổn hại lớn về kinh tế, gây ảnh
hưởng tới tâm lý cũng như sinh lý và gây ảnh hưởng chung đến sức khỏe, đến
năng suất và chất lượng sản phẩm.
1.3.1.3. Ảnh hưởng của stress nghề nghiệp đối với cơ thể :
Nhiều nhà khoa học cho rằng stress thường “không đặc hiệu” và yếu tố cá
nhân sẽ quyết định hệ thống nào hay cơ quan nào trong cơ thể sẽ bị tổn thương.
Những hệ thống này và những hệ thống thần kinh – nội tiết khác giữ vai trò quan
trọng trong việc dẫn tới các rối loạn tim mạch, dạ dày – ruột, nội tiết và những
rối loạn khác do stress. Những dấu hiệu biểu hiện sớm của stress nghề nghiệp
thường gặp là đau đầu, khó ngủ, khó tập trung chú ý, thay đổi tính khí, khó chịu
trong dạ dày, không hài lòng với công việc, kém nhuệ khí, cảm giác bị xa lánh
và ghét bỏ, buồn chán tinh thần mỏi mệt, trí lực giảm sút, mất hay khó tập trung,

mất tính tự phát và sáng tạo, căng thẳng, tức giận …[18], [19], [22], [45], [58],
[82], [124],
Viện quốc gia về Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp Mỹ cho rằng sự tiếp xúc
với các điều kiện lao động gây stress có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
và sự an toàn của người lao động. Các yếu tố cá nhân và hoàn cảnh cụ thể có thể


23
giúp làm giảm hay làm trầm trọng những ảnh huởng của các ĐKLĐ gây ra
stress.
Những yếu tố có thể làm giảm ảnh hưởng của stress bao gồm :
-

Có sự cân bằng tốt giữa công việc và gia đình hay đời sống cá nhân.

-

Có sự bao bọc ủng hộ của bạn bè và đồng nghiệp, có bạn bè thân thiết.

-

Có nhân sinh quan tích cực và đúng đắn.

Các tác giả Miller L.H., Smith A.D. đã đưa ra cách phân loại stress : [72],
[115]
* Stress cấp tính : Thông thường loại stress này có kết quả tốt đẹp cho dù
trước mắt tình hình có căng thẳng hay tồi tệ. Stress cấp tính buộc ta phải
vượt qua khả năng của bản thân, làm kịp thời hạn các công việc, có các giải
pháp thông minh, sáng tạo để giải quyết vấn đề (loại stress này kích thích
chúng ta trưởng thành và vươn lên trong cuộc sống).

* Stress mãn tính : xảy ra ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác.
Stress mãn tính huỷ hoại cơ thể, trí não và cuộc sống. Stress mãn tính có thể
có liên quan tới tự sát, bạo lực, cơn đau tim, đột quị và thậm chí cả ung thư.
Các nhà khoa học trên thế giới đều có chung một quan điểm : Có nhiều hình
thức stress khác nhau và những biểu hiện triệu chứng và ảnh hưởng của stress
là rất đa dạng, phức tạp. Stress nghề nghiệp bao gồm cả cấp tính và mãn tính.
1.2.1.4.

Xử lý và phòng chống stress nghề nghiệp :

Stress nghề nghiệp là một vấn đề lớn của y học lao động. Phòng và chống
stress nghề nghiệp đòi hỏi phải chú ý biện pháp tổ chức, cá nhân và giải pháp cải
thiện mối liên quan giữa cá nhân người lao động với MTLĐ.
Trên thực tế, phần lớn mối quan tâm của các đơn vị, tổ chức chỉ đơn thuần
nhằm vào việc dạy cho người lao động biết cách xử lý hay giảm nhẹ stress như
thế nào mà thôi. Ít khi người ta đặt vấn đề phải tìm ra nguồn gốc gây stress ngay
trong nội bộ tổ chức. [39], [66]


24
Ðể có thể hiểu được stress và biết cách hành động để chống lại stress,
Miller L.H. và Smith A.D. (Mỹ) [115] nêu ra 6 đặc điểm cần chú ý của
stress :
1) Stress không giống nhau cho mọi người: có vấn đề có thể là stress đối với
người này nhưng lại không là stress đối với người khác; mỗi người đáp ứng
với stress theo một kiểu riêng của mình.
2) Stress không phải luôn luôn là xấu đối với chúng ta. Thật ra stress là một
điều kiện đối với con người cũng như sức căng đối với dây đàn violon.
Stress có thể là “nụ hôn của thần chết” hoặc là “gia vị của cuộc sống”. Giải
pháp đúng là kiềm chế stress. Stress được kiềm chế sẽ giúp chúng ta hạnh

phúc và phát triển; stress không được kiềm chế sẽ làm tổn thương hoặc
thậm chí giết chúng ta.
3) Stress có ở mọi nơi, nhưng có thể đối phó được với chúng bằng cách hãy
lập kế hoạch cho cuộc sống, để stress không thắng được chúng ta.
4) Không có những kỹ thuật giảm stress có hiệu quả với tất cả mọi người. Do
mỗi người chúng ta đều có cuộc sống, hoàn cảnh và phản ứng khác nhau.
5) Không có triệu chứng không có nghĩa là không có stress, do các triệu chứng
bị che lấp bởi các thuốc có thể làm mất đi các tín hiệu của stress.
6) Không chỉ chú trọng đến các triệu chứng nặng của stress mà cả triệu chứng
"nhẹ" như đau đầu, ợ chua. Các triệu chứng nhẹ của stress là dấu hiệu cảnh
báo sớm, bởi vì khi đó cuộc sống của chúng ta đã vượt khỏi tầm kiểm soát
của chính mình, khi đó điều cần làm là phải kiềm chế stress.
Để đối phó stress, Jere Yates, Phùng Văn Hoàn, 2002 và một số nhà khoa
học đã đưa ra một số qui tắc và giải pháp chính để giảm stress quá mức ở nơi
làm việc như sau [32], [39], [124] :
1) Phát hiện sớm các nguồn gây stress tại nơi làm việc : phải nắm bắt thông tin
để có thể phát hiện sớm các nguồn gây stress ở nơi làm việc và cả những
nguồn stress không xuất phát từ nơi làm việc (vấn đề gia đình…). Cần phải
có biện pháp quản lý các yếu tố tạo ra nguồn stress ở nơi làm việc. Phải bảo


25
đảm gánh nặng công việc phải ngang bằng với khả năng và tiềm năng của
người lao động.
2) Mở rộng công việc, phong phú hóa công việc : làm tăng số thao tác của từng
công nhân trong lao động dây chuyền. Khi đó lao động sẽ phong phú hơn, đỡ
gây đơn điệu và nhám chán trong công việc. Ngoài việc chính, nên giao thêm
các công việc phụ khác như : sửa chữa nhỏ, lau rửa máy móc, làm vệ sinh
nhà xưởng…có tác dụng rất tốt vì nó có tác động như một sự nghỉ ngơi tích
cực. Các công việc thiết kế phải có tính kích thích, có ý nghĩa và tạo cơ hội

cho người lao động sử dụng các kỹ năng của họ.
3) Phương pháp giáo dục tư tưởng : đây là phương pháp tích cực nhằm động
viên người lao động tự giác, chủ động trong lao động. Nếu biết được tầm
quan trọng của công việc, ý nghĩa lớn lao của công việc mình đang làm,
người lao động sẽ làm việc tích cực hơn, sẵn sàng chịu đựng gánh nặng của
stress.
4) Định kỳ thay đổi công việc : những công việc đòi hỏi lao động lặp lại một
động tác đơn điệu có thể gây ra stress quá mức. Để tránh các tai nạn có thể
xảy ra khi kéo dài một động tác, người ta chủ động thay đổi công việc, như
vậy vừa đảm bảo năng suất vừa tránh được hoạt động quá tải ở một bộ phận
cơ thể.
5) Tạo thêm các điều kiện thuận lợi cho người lao động : có cơ hội tham gia vào
các quyết định và các hoạt động có ảnh hưởng tới công việc của họ. Vai trò
và trách nhiệm của người công nhân phải được xác định rõ ràng.
6) Thiết lập một chương trình, kế hoạch làm việc từ trước : cho các yêu cầu và
trách nhiệm của công việc hàng ngày.
7) Chấp nhận bản thân như đang hiện hữu với tất cả sức mạnh, nhược điểm,
thành công và cả thất bại của mình “Hãy bằng lòng với chính mình”. Hành
động tích cực để ứng phó với các nguồn gốc gây ra stress trong nghề nghiệp
của mình. Chú ý giữ gìn sức khỏe thể chất.
8) Duy trì một cuộc sống xã hội tốt ngoài công việc. Tích cực tham gia các hoạt
động mang tính sáng tạo ngoài nơi làm việc. Dấn thân vào các công việc mà


×