Tải bản đầy đủ (.doc) (202 trang)

TÀI LIỆU ôn THI NGỮ văn HAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.83 KB, 202 trang )

Tài liệu ôn thi đại học môn văn trọn bộ

ÔN LUYỆN THI ĐẠI HỌC KHỐI C





TỔNG HỢP NHỮNG ĐỀ VĂN LIÊN QUAN ĐẾN CÁC
TÁC PHẨM VĂN HỌC

VI) VỘI VÀNG (Xuân Diệu)
Câu 1: Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si


Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”
HƯỚNG DẪN
I. MỞ BÀI
Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu và tuổi trẻ. Ông được mệnh danh là “ông hoàng


của thi ca tình yêu”. Trước cách mạng, với hai tập “Thơ Thơ” và “Gửi hương cho
gió”, Xuân Diệu đã chính thức trờ thành “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.
Bài thơ “Vội Vàng” nằm trong tập “Thơ Thơ” là bài thơ rất tiêu biểu cho phong
cách thơ tình yêu của Xuân Diệu viết về mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu. Tác phẩm để
lại dấu ấn về nội dung và nghệ thuật đặc sắc mà tiêu biểu là đoạn thơ sau đây:
“Tôi muốn tắt nắng đi

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
II. THÂN BÀI
1. Khái quát: Bài thơ “Vội Vàng” nằm trong tập “Thơ Thơ”, xuất bản năm 1938
là bài thơ tiêu biểu của tập thơ nói riêng, của hồn thơ Xuân Diệu nói chung. Cả bài
thơ thể hiện một nhân sinh quan mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Thiên đường là ở
ngay trên mặt đất. Vì vậy hãy yêu mến, hãy gắn bó và sống hết mình với cuộc sống
thực tại đầy tươi vui này. Nó bộc lộ niềm ham sống, khát sống, tận hưởng đến vô
biên và tuyệt đích của thi nhân:
“Ta ôm bó cánh tay ta làm rắn
Làm dây đa quấn quít cả mình xuân
Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần


Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất”
2. Đoạn thơ mở đầu bằng bốn câu thơ ngũ ngôn chứa đựng những khát vọng
mãnh liệt và táo bạo của thi nhân:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
Bốn câu đầu có lẽ là độc đáo nhất trong bài thơ vì chỉ riêng nó là thể ngũ ngôn. Nó
là thể thơ phù hợp cho việc thể hiện những cảm xúc vồ vập của Xuân Diệu bởi câu
thơ ngắn lại giàu nhịp điệu. Điệp ngữ “tôi muốn” được nhắc lại hai lần cùng với đó

là hai động từ mạnh “tắt, buộc” đã làm nổi bật khao khát của nhà thơ. Đó là khao
khát “tăt nắng, buộc gió” để giữ lại màu hoa “Cho màu đừng nhạt mất” để giữ lại
sắc hương “ cho hương đừng bay đi”. Đó là khát vọng chiếm đoạt quyền năng của
tạo hóa để buộc hương hoa tươi thắm mãi bên đời. Ngông cuồng hơn cả là nhà thơ
muốn vũ trụ ngừng quay, thời gian dừng lại để thi nhân tận hưởng được những
phút giây tuổi trẻ của đời mình. Bởi nhà thơ sợ” tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”, sợ
”đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn”. Suy cho cùng khát vọng ấy của Xuân
Diệu thật ngông cuồng nhưng cũng rất hợp lí.
3. Bảy câu thơ tiếp theo, với tâm hồn khát sống, khát yêu, tận hiến, tận hưởng
và khát khao giao cảm mãnh liệt, Xuân Diệu đã khám phá ra vẻ đẹp xuân tươi
phơi phới, đầy tình tứ ở những cảnh vật thiên nhiên quen thuộc quanh ta:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa


Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
Bảy câu thơ trên là một bước tranh thiên nhiên mùa xuân được vẽ nên bằng một
hồn thơ có “Cặp mắt xanh non biếc rờn”. Cảnh vật đang vào độ thanh tân, diễm lệ.
Bức tranh hội tụ đầy đủ hương thơm, ánh sáng và màu sắc, âm thanh ( đây chính là
phép tương giao giữa các giác quan mà Xuân Diệu học được ở thơ ca phương Tây).
Cảnh vật hiện lên đều có đôi, có cặp:” Ong bướm- tuần tháng mật” ;“Hoa- đồng
nội xanh rì” ;” lá- cành tơ” ;” yến anh- khúc tình si”;…
Điệp ngữ ”này đây” được nhắc lại nhiều lần. Từ ”này đây” lại là từ chỉ trỏ. Xuân
Diệu như đang đứng trước bức tranh và liệt kê cho ta thấy vẻ đẹp tươi non, nõn nà
của mùa xuân. Thi sĩ như uốn nói với chúng ta rằng: ”Sao người ta cứ phải đi tìm
chốn Bồng Lai Tiên Cảnh ở mãi chốn mông lung hão huyền nào? Nó ở ngay giữa

cuộc sống quanh ta”. Thiên nhiên như một bữa tiệc trần gian đầy những thực đơn
quyến rũ: Ở đó có cảnh ong đưa và bướm lượn, tình tứ ngọt ngào như “tuần tháng
mật”. Màu hoa trở nên thắm sắc ngát hương hơn “giữa đồng nội xanh rì”. Cây cối
nảy lộc đâm chồi tạo nên những “cành tơ” với những chiếc lá tươi non phất phơ
tình tứ. Điểm vào phong cảnh ấy là tiếng hót đắm say của loài chim yến anh đã tạo
nên “khúc tình si” say đắm lòng người.
Cặp mắt “xanh non biếc rờn” của Xuân Diệu còn mang đến cho người đọc một
nguồn năng lượng mới từ mùa xuân: ”Và này đây ánh sáng chớp hàng mi/ Mỗi
buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa”. Ánh sáng buổi sớm mai như phát ra từ cặp mắt
đẹp vô cùng của nàng công chúa có tên là Bình Minh. Nàng vừa tỉnh giấc nồng
suốt một đêm qua, mắt chớp chớp hàng mi rồi bừng nở ra muôn vàn hào quang.
Chính ánh sáng ấy đã tưới lên cảnh vật càng làm cho bức tranh thiên nhiên giống
như một nguồn nhựa sống chảy dào dạt xung quanh cuộc sống của con người. Thế
mới hiểu những khao khát của Xuân Diệu là đúng:
“Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần
Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất”


Hoặc có khi ông khao khát đến cháy bỏng:
“Tôi kẻ đưa răng bấu mặt trời
Kẻ đựng trái tim trìu máu đất
Hai tay chín móng bám vào đời”
Xuân Diệu đã kết lại bức tranh mùa xuân bằng một câu thơ đầy gợi cảm “Tháng
giêng ngon như một cặp môi gần”. Đây là một cách so sánh đầy gợi cảm, có một
chút nhục cảm. Tháng giêng thanh tân, diễm lệ, đầy ánh sáng, màu sắc, âm thanh
và hương thơm trờ thành “cặp môi gần” rất “ngon, ngọt” của người tình nhân. Mùa
xuân là mùa đẹp nhất trong năm. Tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất của đời người. Và chắc
chắn phần ngon nhất của người thiếu nữ là bờ môi chín mọng kia.
Ở đây, trong sự so sánh giữa thiên nhiên và con người, Xuân Diệu đã mang đến
cho người đọc một quan niệm nghệ thuật về con người rất mới mẻ. Thơ ca cổ điển

thường lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho cái đẹp. Mọi cái đẹp trong vũ trụ phải
đem so sánh với cái đẹp của thiên nhiên. Bởi vậy khi miêu tả nét đẹp của Thúy
Vân, Nguyễn Du đã lồng vào biết bao nhiêu cái đẹp của thiên nhiên:
“Vân xem trang trọng khác vời/Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang/Hoa cười
ngọc thốt đoan trang/ Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”. Còn Xuân Diệu
đưa ra một tiêu chuẩn khác: con người mới là chuẩn mực của cái đẹp trong vũ trụ
này. Bởi con người là tác phẩm kì diệu nhất của tạo hóa. Nên mọi vẻ đẹp trong vũ
trụ phải đem so sánh với vẻ đẹp của con người. Quan niệm nghệ thuật này là một
đóng góp mới mẻ của
4. Hai câu thơ cuối là tâm trạng của nhân vật trữ tình:
“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
Trong một câu thơ mà thi sĩ có hai tâm trạng “Tôi sung sướng” - “Nhưng vội vàng
một nửa”. Dấu chấm ở giữa câu đã phân tách nhà thơ thành hai nửa: nửa sung
sướng và nửa vội vàng. Tâm trạng “sung sướng” là tâm trạng: ” hạnh phúc, lạc


quan, yêu đời, tươi vui đón nhận cuộc sống bằng tình cảm trìu mến, thiết tha gắn
bó. Còn “vội vàng” là tâm trạng tiếc nuối bởi nhà thơ sợ tuổi trẻ qua đi, tuổi già
mau tới. Vì thế dù đang sống trong mùa xuân nhưng thi nhân đã cảm thấy tiếc nuối
mùa xuân ngay khi đang ở trong mùa xuân “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài
xuân”.
5. Tổng kết nghệ thuật: Đoạn thơ để lại dấu ấn nghệ thuật sâu sắc. Thể thơ tự do,
sử dụng nhiều điệp ngữ, điệp từ, so sánh ẩn dụ… Ngôn ngữ thơ chọn lọc. Tất cả đã
tạo nên một đoạn thơ hay mang đậm phong cách thơ Xuân Diệu.
III. KẾT BÀI
Tóm lại, đoạn thơ ta vừa phân tích ở trên là đoạn thơ hay nhất trong bài thơ “Vội
vàng”. Bằng ngôn ngữ rất đỗi Tây phương, nhưng tình cảm của nhân vật trữ tình
lại rất gần gũi, thân quen. Xuân Diệu đã mang đến cho người đọc một giọng thơ
lạ, một cách cảm nhận về mùa xuân rất đỗi nồng nàn. Qua đó thấy được lòng yêu

đời và khát vọng sống mãnh liệt của thi nhân. Đúng như nhà phê bình Thế Lữ đã
nhận xét “Như một tấm lòng sẵn sàng ân ái, Xuân Diệu dang tay chào đón nhựa
sống rào rạt của cuộc đời”.
VIII) ĐÂY THÔN VỸ DẠ (HÀN MẶC TỬ)
Câu 1: Phân tích bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ (Hàn Mặc Tử)
BÀI LÀM
"Đây thôn Vĩ Dạ" rút trong "Tập thơ Điên" xuất bản năm 1940, sau khi nhà thơ đã
qua đời. Bài thơ nói rất hay về Huế, về cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, về con người
xứ Huế, nhất là các cô gái duyên dáng, đa tình, đáng yêu. Hàn Mặc Tử đã viết về
một tình yêu - tình yêu đơn phương thơ mộng đắm say, lung linh trong sáng đến
huyền ảo. Bài thơ giãi bày một nỗi niềm bâng khuâng, một khát khao về hạnh phúc
của thi sĩ đa tình, có nhiều duyên nợ với cảnh và con người Vĩ Dạ.
1. Câu đầu của khổ thơ thứ nhất "dịu ngọt" như một lời chào mời, vừa mừng vui


hội ngộ, vừa nhẹ nhàng trách người thương xiết bao thương nhớ, đợi chờ. Giọng
thơ êm dịu, đằm thắm và tình tứ: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?". Có mấy xa
xôi. Cảnh cũ người xưa thấp thoáng trong vần thơ đẹp mang hoài niệm. Bao kỉ
niệm sống dậy trong một hồn thơ. Nó gắn liền với cảnh sắc vườn tược và con
người xứ Huế mộng mơ:
"Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền?".
Cảnh được nói đến là một sáng bình minh đẹp nơi thôn Vĩ. Nhìn từ xa, thi nhân say
mê ngắm nhìn những ngọn cau, tàu cau ngời lên dưới màu nắng mới, "nắng mới
lên" rực rỡ. Hàng cau cao vút là hình ảnh thân thuộc của thôn Vĩ Dạ từ bao đời
nay. Hàng cau như chào mời, như vẫy gọi.
Quên sao được màu xanh cây lá nơi đây. Nhà thơ trầm trồ thốt lên khi đứng trước
một màu xanh vườn tược Vĩ Dạ: "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc". Sương đêm
ướt đẫm cây cỏ, hoa lá. Màu xanh mỡ màng, non tơ ngời lên, bóng lên dưới ánh

mai hồng, trông "mướt quá" một màu xanh ngọc bích. Đất đai màu mỡ, khí hậu
thuận hòa, con người cần cù chăm bón mới có màu sắc "xanh như ngọc" ấy. Thiên
nhiên như rạo rực, trẻ trung và đầy sức sống. Cũng nói về màu xanh ngọc bích,
trước đó (1938) Xuân Diệu đã từng viết: "Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá..." ("Thơ
duyên"). Hai chữ "vườn ai" gợi ra nhiều ngạc nhiên và man mác bâng khuâng. Câu
thơ thứ tư tả thiếu nữ với khóm trúc vườn xuân: "Lá trúc che ngang mặt chữ điền".
Mặt trái xoan, mặt hoa da phấn, khuôn mặt búp sen là vẻ đẹp của giai nhân. Mặt
chữ điền là gương mặt đầy đặn, vuông vắn, phúc hậu. "Lá trúc che ngang" là một
nét vẽ thần tình đã tô đậm một nét đẹp của cô gái Huế duyên dáng, dịu dàng, kín
đáo, tình tứ đáng yêu. Hàn Mặc Tử hơn một lần nói về trúc và thiếu nữ. Khóm trúc
như tỏa bóng xanh mát che chở cho một mối tình đẹp đang nảy nở:
"Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc


Nghe ra ý vị và thơ ngây"
("Mùa xuân chín")
Câu 3, 4 trong khổ thơ đầu tả cau, tả nắng, tả vườn, tả trúc và thiếu nữ với một gam
màu nhẹ, thoáng, ẩn hiện, mơ hồ. Đặc sắc nhất là hai hình ảnh so sánh và ẩn dụ
(xanh như ngọc..., mặt chữ điền). Cảnh và người nơi Vĩ Dạ thật hồn hậu, thân
thuộc đáng yêu.
Vĩ Dạ - một làng quê nằm bên bờ Hương Giang, thuộc ngoại ô cố đô Huế. Vĩ Dạ
đẹp với những con đò thơ mộng, những mảnh vườn xanh tươi bốn mùa, sum sê hoa
trái. Những ngôi nhà xinh xắn thấp thoáng ẩn hiện sau hàng cau, khóm trúc, mà ở
đây thường dìu dặt câu hát Nam ai, Nam bình, qua tiếng đàn tranh, đàn tam thập
lục huyền diệu, réo rắt. Thôn Vĩ Dạ đẹp nên thơ. Hàn Mặc Tử đã dành cho Vĩ Dạ
vần thơ đẹp nhất với tất cả tấm lòng tha thiết mến thương. Xa cách Huế và Vĩ Dạ
đã bao năm tháng rồi. Thế mà cảnh sắc và con người nơi thôn Vĩ vẫn được nhà thơ
ôm ấp trong lòng, càng trở nên lung linh, biểu lộ niềm ước mong tha thiết được trở
lại cố đô thăm cảnh cũ người xưa. Bức tranh tâm cảnh đã được thể hiện một cách
tài hoa qua bức tranh thôn Vĩ hữu tình nên thơ.

2. Khổ thơ thứ hai nói về cảnh mây trời, sông nước. Một không gian nghệ thuật
thoáng đãng, mơ hồ, xa xăm. Hai câu 5, 6 là bức tranh tả gió, mây, dòng
sông và hoa (hoa bắp). Giọng thơ nhẹ nhàng, thoáng buồn. Nghệ thuật đối tạo nên
bốn phiên cảnh hài hoà, cân xứng và sống động. Gió mây đôi ngả như mối tình nhà
thơ, tưởng gần đấy mà xa vời, cách trở. Dòng Hương Giang êm đềm trôi lững lờ,
trong tâm tưởng thi nhân trở nên "buồn thiu", nhiều bâng khuâng man mác. Hoa
bắp lay, nhè nhẹ đung đưa trong gió thoảng. Nhịp điệu khoan thai, thơ mộng của
miền sông Hương núi Ngự được diễn tả rất tinh tế! Các điệp ngữ luyến láy gợi
nhiều vương vấn mộng mơ. Ngoại cảnh mênh mang chia lìa... như nỗi lòng, như
tâm tình thi nhân vậy:
"Gió theo lối gió, mây đường mây


Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay".
Hai câu tiếp theo, nhà thơ hỏi "ai" hay hỏi mình khi nhìn thấy, hay nhớ tới hình
ảnh con đò nằm mộng bến sông trăng. Sông Hương quê em trở thành "sông trăng".
Hàn Mặc Tử với tình yêu Vĩ Dạ đã sáng tạo nên vần thơ đẹp nói về dòng sông
Hương với những con đò dưới vầng trăng. Nguyễn Công Trứ đã từng viết: "Gió
trăng chứa một thuyền đầy". Hàn Mặc Tử cũng góp cho nền thơ Việt Nam hiện đại
một vần thơ trăng độc đáo:
"Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?".
Tâm hồn nhà thơ xao xuyến khi nhìn sông trăng và con thuyền. Thuyền em hay
"thuyền ai" vừa thân quen, vừa xa lạ. Chất thơ mộng ảo trong "Đây thôn Vĩ Dạ" là
ở những thi liệu ấy. Câu thơ gợi tả một hồn thơ đang rung động trước vẻ đẹp thơ
mộng của xứ Huế miền Trung, nói lên một tình yêu kín đáo, dịu dàng, thơ mộng và
thoáng buồn. ở đây bức tranh tâm cảnh tràn ngập ánh trăng, thấm thía một nỗi
buồn cô đơn li biệt của khách đa tình.
3. Khổ thơ thứ ba nói về cô gái Huế và tâm tình thi nhân. Đương thời, nhà thơ
Nguyễn Bính đã viết về thiếu nữ sông Hương: "Những nàng thiếu nữ sông Hương

- Da thơm là phấn, má hường là son...". Vĩ Dạ mưa nhiều, những buổi sớm mai và
chiều tà lắm sương khói. "Sương khói" trong Đường thi thường gắn liền với tình cố
hương. ở đây sương khói đã làm nhòa đi, mờ đi áo trắng em, nên anh nhìn mãi vẫn
không nhận ra dáng hình em (nhân ảnh). Người thiếu nữ Huế thoáng hiện, trắng
trong, kín đáo và duyên dáng. Gần mà xa. Thực mà mơ. Câu thơ chập chờn, bâng
khuâng. Ta đã biết Hàn Mặc Tử từng có một mối tình đẹp đơn phương với một
thiếu nữ Huế mang tên một loài hoa đẹp. Phải chăng nhà thơ nói về mối tình này?
"Mơ khách đường xa, khách đường xa,
áo em trắng quá nhìn không ra
ở đây sương khói mờ nhân ảnh


Ai biết tình ai có đậm đà".
"Mơ khách đường xa, khách đường xa... ai biết... ai có..." các điệp ngữ và luyến
láy ấy tạo nên nhạc điệu sâu lắng, dịu buồn, mênh mang. Sự cách biệt và nỗi buồn
xa vắng chia li như kéo dài trong không gian và thời gian vô tận. Người đọc thêm
cảm thương cho nhà thơ tài hoa, đa tình mà bạc mệnh, từng say đắm với mối tình
đơn phương nhưng suốt đời phải sống trong cô đơn và bệnh tật.
Cũng cần nói một đôi lời về chữ "ai" trong bài thơ này. Cả 4 lần chữ "ai" xuất hiện
đều mơ hồ, ám ảnh: "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc?" - "Thuyền ai đậu bến
sông trăng đó?" - "Ai biết tình ai có đậm đà?". Con người mà nhà thơ nói đến là
con người xa vắng, trong hoài niệm, bâng khuâng. Nhà thơ luôn luôn cảm thấy
mình hụt hẫng, chơi vơi trước một mối tình đơn phương mộng ảo. Một chút hi
vọng mong manh mà tha thiết như đang nhạt nhòa và mờ ảo cùng sương khói?.
Hàn Mặc Tử đã để lại cho ta một bài thơ tình thật hay và cảm động. Cảnh và
người, mộng và thực, say đắm và bâng khuâng, ngạc nhiên và thẫn thờ,... bao hình
ảnh và cảm xúc đẹp mà buồn hội tụ trong ba khổ thơ thất ngôn, câu chữ toàn bích.
"Đây thôn Vĩ Dạ" là một bài thơ tình tuyệt tác. Cái màu xanh như ngọc của vườn
ai, con thuyền ai đậu bến sông trăng, và cái màu trắng của áo em như dẫn hồn ta đi
về miền sương khói Vĩ Dạ thôn một thời xa vắng, tìm lại bóng giai nhân, thương

nhớ nhà thơ tài hoa, đa tình mà mệnh bạc. Bức tranh tâm cảnh trong "Đây thôn Vĩ
Dạ" vương vấn mãi lòng ta. Nhà thơ Thu Bồn đã nói hộ lòng ta:
"Xin chào Huế một lần anh đến
Để ngàn lần anh nhớ trong mơ
Em rất thực mà nắng thì mờ ảo
Xin đừng lầm em với cố đô".
(Tạm biệt)
IX) TRÀNG GIANG (Huy Cận)
Câu 1: Phân Tích Bài Thơ “Tràng Giang” Của Nhà Thơ Huy Cận để làm rõ nét


cổ điển và chất hiện đại của bài thơ.
HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH
Huy Cận là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào “Thơ Mới”.
Ông nổi tiếng với các tác phẩm như: Lửa Thiêng, Vũ trụ ca, Kinh cầu tự…Bạn đọc
biết đến ông nhiều nhất qua bài thơ Tràng giang rút từ tập Lửa thiêng là một trong
những bài thơ nổi tiếng nhất của Huy Cận.
Huy Cận tâm sự rằng, bài thơ Tràng Giang là do con sông Hồng gợi tứ, lúc đầu bài
thơ có tên làChiều bên sông nhưng sau đó nhà thơ đổi tên là Tràng Giang. Nhan đề
bài thơ Tràng giang gợi lên không khí cổ kính bởi hai từ Hán Việt gợi hình ảnh
một dòng sông dài rộng mênh mông. Không chỉ vậy, âm “ang” gợi âm hưởng
mênh mang như tiếng sóng vỗ vào lòng ta biết bao nỗi niềm. Và nỗi niềm ấy còn
lắng đọng hơn, da diết hơn bởi câu đề từ mang cảm xúc chủ đạo cho toàn
bài “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”.
Bài thơ mở đầu bằng một Tràng Giang mênh mang sông nước:
“Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Tràng giang hiện lên với nhiều hình ảnh đẹp trong cổ thi: dòng sông, con thuyền,

gợn sóng,… Nhưng cảnh đẹp mà lại thấm đượm một nỗi buồn da diết bâng
khuâng. Hai chữ “điệp điệp” gợi hình ảnh những con sóng từng gợn nhẹ nhấp
nhô hòa mình vào Tràng giang rồi biến mất trong dòng chảy mênh mông. Sóng của
dòng sông, của thiên nhiên trong phút ấy cũng hóa thành con sóng lòng của thi
nhân với từng nỗi buồn cứ thế trùng điệp ở trong lòng. Nguyễn Du từng
viết“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Có lẽ vì lòng người buồn mà tâm cảnh
cũng nhuốm lên ngoại cảnh. Nhìn đâu thi nhân cũng chỉ thấy cảnh vật rời rạc chia
ly, u sầu cứ thế mà hiện lên trong từng câu chữ. Xưa nay, thuyền – nước vốn là hai


sự vật không thể tách rời thế mà nay chúng lại hững hờ như không ăn nhập vào
nhau “Con thuyền cũng không buồn lái, để mặc xuôi theo dòng nước lặng lờ. Ngay
cả dòng nước trong bản thân con sông cũng không thiết đến nhau, cứ âm thầm mà
chảy “song song”, vờ không quen biết nhau trong đời”. (Hồ Minh Tú trường
THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định).
Rồi bất ngờ thay, trên dòng chảy mênh mông ấy, thi nhân bắt gặp cành củi khô đơn
độc “Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh nhận
xét rằng “Lần đầu tiên trong lịch sử thi ca, một cành củi khô trôi vào thơ Huy Cận
như nỗi cô đơn của một kiếp người trong xã hội cũ”. “Cành củi” thôi đã gợi lên sự
nhỏ bé, đơn độc lại còn “củi khô” nữa thì lại càng bé nhỏ tội nghiệp hơn. Phải
chăng hình ảnh cành củi khô trôi nổi phù du trên sóng nước Tràng giang chính là
hình ảnh ẩn dụ để biểu tượng cho kiếp người như thi nhân đang nổi trôi, bơ vơ, vô
định giữa dòng chảy của cuộc đời, giữa cuồng phong của một đất nước mất chủ
quyền ?
Vẫn tiếp nối cái u sầu, buồn bã của khổ một, khổ thơ tiếp theo như đẩy đưa con
người lên đến đỉnh sầu:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót.
Sông dài, trời rộng bến cô liêu.”

Huy Cận tâm sự rằng ông học được ý từ hai câu thơ của Chinh phụ ngâm: “Non Kỳ
quạnh quẽ trăng treo/ Bến phì gió thổi đìu hiu mấy gò”. Và thần thơ cổ điển ấy đã
nhuốm vào Tràng giang mang cái buồn thương hiu hắt. Trên dòng Tràng giang
mênh mông, mọc lên “lơ thơ cồn nhỏ”.Từ láy “lơ thơ” diễn tả sự rời rạc, thưa thớt
của những cồn đất nhỏ nhoi mọc lên giữa dòng sông gợi cảm giác hoang vắng, cô
tịch, tiêu điều, xơ xác. Hai chữ “đìu hiu” như càng khắc sâu thêm nỗi buồn hiu hắt
làm câu thơ chùng xuống như một tiếng thở dài man mác.


Trong tiếng gió buổi chiều là âm thanh của cuộc sống con người nhưng nghe mơ
hồ quá “ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”. Đâu là ở đâu ? Không xác định. Đó là
thứ âm thanh mơ hồ của một phiên chợ đã vãn theo làn gió lan xa mãi. Nó chỉ
thoáng qua trong gió rồi tắt lịm giữa bóng chiều đang xuống càng làm cho cảnh
chiều hư vô, càng gợi thêm sự vắng vẻ, quạnh hiu. Nhà thơ như đang bị vây giữa
không gian ba chiều rộng lớn “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót/ Sông dài trời
rộng bến cô liêu”. Vũ trụ được đẩy lên cao bởi khi nắng chiều xuống, bầu trời như
được nâng lên hẳn làm nên độ cao “sâu chót vót”. Chữ “sâu” rất ấn tượng. Nếu
dùng từ “cao” thì chỉ tả được độ cao vật lý của bầu trời còn chữ “sâu” vừa tả
được độ cao vừa gợi được cảm giác của con người trước chiều cao ấy. Đó chính là
sự rợn ngợp của hồn người trước cái vô cùng của vũ trụ. Vì thế đọc câu thơ lên ta
có cảm giác hồn mình như đang mênh mang cùng thiên địa. Con người trong phút
ấy trở nên nhỏ bé cô đơn hơn bao giờ hết. Nhà thơ gọi quãng mình đứng là “bến
cô liêu” hay chính tâm hồn thi nhân đang lẻ loi và hoang vắng. Có lẽ Huy Cận và
Xuân Diệu đã đồng điệu khi gọi hồn mình là “bến cô liêu” hay “Chiếc đảo hồn tôi
rợn bốn bề” (Xuân Diệu)
Nhưng chưa dừng lại ở đó, cái tôi cô đơn của thi nhân còn đi sâu hơn nữa
vào ngọn nguồn của nỗi buồn thương:
“ Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.”
Hình ảnh cánh bèo trong “bèo dạt về đâu” mang thân phận con người: lạc loài,
trôi nổi. Đó chính là hình ảnh của số phận con người “hàng nối hàng” không biết
đi về đâu trong xã hội cũ khi chưa có cách mạng về. Cảm giác cô đơn khiến nhà
thơ muốn tìm đến một sự gần gũi, một sự kết nối. Phóng tầm mắt ra sông rộng
thấy “Mênh mông không một chuyến đò ngang”; “Không cầu gợi chút niềm thân


mật” để rồi thấm thía một sự đơn độc trọn vẹn. Hai từ “không” hai lần phủ
định “không đò”, “không cầu” trong hai câu thơ như hai cái lắc đầu buồn bã. Chỉ
có con người đơn độc giữa không gian vô tình, vô cảm. Nhìn đâu cũng chỉ
thấy “Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”.
Khổ thơ cuối cùng khép lại mang niềm tâm sự sâu kín của thi nhân về tình yêu quê
hương đất nước:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”
Một không gian quen thuộc, đúng là hình ảnh trong một bức tranh cổ : một rặng
núi xa, những đám mây bạc từ mặt đất chầm chậm dâng cao. “Có thể nói cảnh vật
hiện lên ở khổ cuối là cảnh vật cô đọng nhất nhưng cũng hàm chứa nhiều ý nghĩa
nhất. Tầng tầng lớp lớp những áng mây chồng chất lên nhau như chất chứa cả nỗi
niềm ẩn khuất của nhà thơ. Động từ “đùn” diễn tả trạng thái hoạt động tràn đầy
sức sống, ánh sáng chiếu vào lấp lánh như màu bạc. Cả bài thơ chỉ có mỗi dòng
này le lói sự sống tươi mới, rực rỡ” (Hồ Minh Tú trường THPT Chuyên Lê Quý
Đôn, Bình Định). Cảnh thật hùng vĩ tráng lệ nhưng đối lập với cái hùng vĩ ấy là
hình ảnh cánh chim nhỏ bé đơn côi đang “nghiêng cánh nhỏ”. Bóng chiều buông
xuống đè nặng lên cánh chim bé nhỏ, lạc lõng giữa bầu trời rộng thênh thang. Cánh
chim như chở nặng nỗi niềm thi nhân hay chính là hình bóng thi nhân đang lạc
lõng, bơ vơ giữa vòng xoáy cuộc đời?

Không nhìn vào không gian nữa, nhà thơ nhìn vào chính tâm hồn mình. Thi sĩ gọi
tâm hồn mình là “lòng quê”. “Lòng quê dợn dợn vời con nước”, "dợn dợn" là
một từ láy nguyên sáng tạo của Huy Cận, chưa từng thấy trước đó. Cho thấy một
nỗi niềm bâng khuâng, cô đơn của "lòng quê"đang “dợn” lên trong tâm hồn thi
nhân làm cho hồn người nôn nao không yên. Nỗi niềm đó là nỗi niềm nhớ quê


hương khi đang đứng giữa quê hương của chính mình nhưng quê hương đã không
còn. Đây là nét tâm trạng chung của các nhà Thơ Mới lúc bây giờ.
Câu thơ cuối cùng khép lại “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Nhà thơ đã
mượn ý thơ Thôi Hiệu để nói lên nỗi lòng của mình. Cách đó mười thế kỷ Thôi
Hiệu nhìn khói sóng trên sông mà lòng nhớ quê hương da diết khôn nguôi:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)
Huy Cận không nhìn thấy "khói" nhưng vẫn nhớ nhà da diết. Đó chính là tâm trạng
và lòng yêu quê hương sâu kín của nhà thơ. Từ đó bài thơ mở ra một tình yêu lớn
lao hơn mỗi miền quê, mỗi cảnh vật. Tình yêu đó mang nỗi buồn sông núi, nỗi
buồn về đất nước. Phải chăng đó chính là sự đồng điệu của hai tâm hồn thi sĩ cách
nhau mười thế kỷ?
Tràng giang mang đậm phong vị cổ điển và hiện đại qua việc vận dụng nhuần
nhuyễn thể thơ bảy chữ với cách ngắt nhịp, gieo vần, cấu trúc đăng đối; bút pháp tả
cảnh ngụ tình, gợi hơn là tả …nhiều từ Hán Việt cổ kính còn tình cảm thi nhân
mang màu sắc hiện đại.
“Tràng giang” là một trong những bài thơ hay nhất trong tập thơ “Lửa
thiêng”. Nó là ngọn lửa thiêng liêng, ngọn lửa vĩnh cửu toả sáng một hồn thơ đẹp.
Thi sĩ đã chọn thể thơ thất ngôn với bốn khổ thơ, như một bức hoạ tứ bình tuyệt
tác. Như Xuân Diệu đã từng nói“Tràng giang là bài thơ ca hát non sông đất
nước, do đó dọn đường cho lòng yêu Giang sơn Tổ quốc” . Đọc“Tràng giang” ta

thêm yêu, thêm nhớ đất trời sông núi quê hương Việt Nam.
X) CHIỀU TỐI ( HỒ CHÍ MINH)
Câu 1: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật "tinh thần


thép" hoặc " nét cổ điển hiện đại".
HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH
Xưa nay viết về chiều muộn vốn là nguồn cảm hứng không vơi cạn của văn
chương nghệ thuật. Khó có thể kể hết những bức tranh chiều, những bản nhạc
chiều , những áng thơ chiều mà các nghệ sĩ, tao nhân đã để lại cho đời sống con
người. Về mặt này, Hồ Chí Minh trong tư cách một nhà thơ cũng không phải là
ngoại lệ. Có thể thấy ngay từ tập thơ Nhật Kí Trong Tù, trái tim của thi nhân ấy đã
không chỉ một lần rung động trước vẻ gợi cảm của buổi chiều hôm để viết ra
những vần thơ mà còn được nhiều người nhớ mãi như “ Vãn chiều hôm”, “ Hoàng
hôn” ,.. Song trước tất cả và quen thuộc hơn tất cả những bài thơ chúng ta vừa kể
đến vẫn phải là bài thơ mà chúng ta sẽ tìm hiểu dưới đây : “Mộ” ( chiều tối).
Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng
( Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng. )
“ Chiều tối “ là một bài thơ viết về những vẻ đẹp của buổi chiều hôm, nhưng điều
lý thú là trong hai câu thơ đầu tiên cũng như cả bài thơ lại không dùng đến một chữ
“ chiều “ nào. Vậy mà cảnh chiều và hồn chiều vẫn hiện lên rất rõ, rất đẹp và đầy
vẻ gợi cảm. Nhà thơ chỉ vờn vẽ lên một vài nét tiêu sơ, gợi nên hình ảnh cánh chim
chiều về tổ hay một chòm mây, áng mây chầm chậm trôi ngang qua bầu trời. Ít nét
thế thôi song lại là những nét rất tiêu biểu cho những thời khắc cuối cùng của ban

ngày, trước khi bóng tối buông màn xuống vạn vật. Từ những câu thơ cuối cùng
lan toả ra một cảm giác nhẹ nhàng , man mác bâng khuâng của buổi chiều hôm khi


mà mọi vật dần đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Đó có thể là một buổi chiều thực mà
Bác đã gặp và ghi lại trong một cuộc chuyển giao từ nhà lao này sang nhà lao khác.
Nhưng cũng không thể không thấy rằng buổi chiều ấy còn mang một vẻ đẹp đã trở
nên vĩnh hằng của những buổi chiều mà hình sắc còn đọng lại trong những câu thơ
cổ mà ở đó vẫn đi về không ít những “ quyện điểu “ với “ cô vân”. "Chim hôm thoi
thót về rừng /Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành" ( Nguyễn Du), "Ngàn mai gió
cuốn chim bay mỏi" ( Bà Huyện Thanh Quan) hay như : "Chúng điểu cao phi tận/
Cô vân độc khứ nhàn" (Lý Bạch ) Và như thế, những dòng thơ đầu tiên hình như
đã làm cho bài thơ “ Chiều tối “ của Bác đã nhuốm một phong vị cổ điển. Cảm xúc
bài thơ vì thế mà càng trở nên mênh mang hơn, không chỉ trong không gian mà còn
cả ở thời gian.Những xúc cảm như thế đã được nhà thơ gửi gắm vào hai câu thơ về
chiều hôm đó. Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng
không Có nhiều người cho rằng những dòng thơ ẩn chứa một nỗi buồn kín đáo và
thấm thía của một người tù trên con đường đày ải đang thấm một nỗi xót xa khi
thấy những cánh chim chiều cũng tìm ra chốn ngủ, những đám mây cũng lững lờ
nghỉ ngơi trên bầu trời bao la. Trong khi đó, người tù vẫn bị xiềng xích, trói buộc
chẳng bằng cánh chim nọ, áng mây kia vì chiều đã sắp hết rồi mà mình vẫn không
có nổi một chốn dừng chân. Mặt khác, cũng có một cách hiểu dường như hoàn toàn
ngược lại. Theo đó, có thể thấy đây là hai dòng thơ của một tâm hồn đã vượt lên
trên cảnh ngục tù, xiềng xích và trói buộc để lưu luyến, dõi nhìn theo một cánh
chim , một áng mây chiều để cảm thấy tim mình xao xuyến một tình cảm rất người,
cho dù đang phải sống một cuộc sống “ khác loài”. Nên chăng ta hãy hiểu theo một
cách hiểu được nhiều người ủng hộ nhất, cách hiểu thứ hai. Song hiểu theo cách
nào trong hai cách trên, chúng ta vẫn tìm thấy ở đó một chân dung tinh thần của
một chủ tịch Hồ Chí Minh thi sĩ, một con người yêu tha thiết vẻ đẹp của thiên
nhiên , đất trời và cuộc sống. Đó là một con người dù trong hoàn cảnh nào cũng

vẫn không để mất đi dù chỉ một mảy may tình yêu cái đẹp, khả năng rung cảm


trước cuộc đời, một con người sống trọn vẹn cuộc sống con người, dù trong hoàn
cảnh có khác loài người. Cũng như nhiều bài thơ khác trong “ Nhật kí trong tù “, “
Chiều tối “ biểu hiện một cảm nhận của tác giả về cuộc sống luôn có sự vận động,
phát triển, chảy trôi. Chúng ta có thể thấy điều ấy khi đối chiếu hai câu đầu với hai
câu cuối của bài thơ.
Nét cổ điển thấy rõ qua việc tác giả vẽ lên không gian buổi chiều với
những thi liệu quen thuộc: cánh chim, chòm mây, bầu trời... bên cạnh đó là
thể thơ thất ngôn đường luật cùng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã giúp cho
thi nhân phát triển ý đồ nghệ thuật của mình. Nét hiện đại: tất cả được vẽ
nên thơ qua tình cảm bao la của Bác. Ví dụ: cánh chim trong thơ cổ thường
xuất hiện và bay hút vào vũ trụ, là cánh chim phiêu dạt, vô định trước bầu
trời... thì trong thơ Bác cánh chim rất gần gũi với con người. Bác thấy được
trong cánh chim chiều muộn bay về tìm chốn dừng chân là cánh chim "mỏi".
Phải yêu thiên nhiên, cảnh vật và có mối đồng cảm bao la thì mới nhìn được
cái dáng mỏi mệt của cánh chim kia...
Rõ ràng hai câu thơ trên đã viết về một khung cảnh thiên nhiên vào lúc chiều tà,
nhưng đến hai câu thơ sau đã có thể thấy rõ trời đã đổ tối. Thời gian không ngừng
trôi, mặc dù nhà thơ trong nguyên tác đã không cần dùng đến chữ “ tối”.( Chữ “ tối
“ trong bản dịch là do người dịch tự thêm vào). Và bởi phải vào thời điểm như thế,
người ta mới thấy được rõ ràng sự rực hồng của bếp lửa, mà cái tài của nhà thơ ở
đây là không cần dùng đến chữ “ tối “ mà nghĩa ấy vẫn cứ hiện lên rõ mồn một. Và
như thế, cặp mắt của thi nhân sẽ thôi không ngước nhìn mãi về phía bầu trời mà
hướng về mặt đất để nhận thấy ấn tượng về một xóm núi, về một cô gái xay ngô,
một chiếc lò than trong ngôi nhà đơn sơ , giản dị. Bức tranh của cảnh vật sẽ
nhường chỗ cho bức tranh sinh hoạt con người. Hình ảnh trung tâm của hai câu thơ
cũng sẽ không phải là một cánh chim chiều về tổ, một áng mây trôi mà là một con



người lao động. Và ngôn từ của những dòng thơ cũng sẽ theo đó mà đổi thay. Hai
câu thơ này không thấm thía hương vị thơ cổ điển như hai câu trên mà mang nhiều
chất “ bạch thoại”, mộc mạc , đời thường, thể hiện rõ nhất ở chữ “ bao túc” xuất
hiện đến hai lần. Hai câu thơ này một lần nữa không chỉ là để ghi lại những gì nhà
thơ đã thấy trong một buổi chiều. Bởi không nên quên rằng “ Chiều tối” vẫn là một
tác phẩm trữ tình và cái hồn của câu thơ nằm ở những tình cảm, rung động mà nhà
thơ đã trao gửi vào trong những dòng chữ. Nhiều người đã thấy ở đây nỗi xót xa
kín đáo mà sâu xa của nhà thơ đối với con người lao động. Nhà thơ dường như đã
đồng cảm với sự nhọc nhằn của họ. Đồng cảm ở cách nhà thơ nói việc xay ngô, ở
cách dùng chữ “ ma bao túc” để bật lên những vòng quay nặng nề, luẩn quẩn và ở
âm điệu của những câu thơ mà đọc lên có thể cảm thấy vất vả, khó khăn. Và như
thế, chúng ta có thể cảm nhận được tình thương đối với nỗi đau khổ của những con
người lao động, cho dù đó là những con người không phải là đồng bào của Bác,
không quen thân, thậm chí chưa hề gặp mặt. Song cũng nhiều người muốn hiểu hai
câu thơ sau này theo nghĩa khác, một hướng tiếp nhận khác. Phải chú ý đến những
chữ “ hoàn “ ( hết ) và hình ảnh của chiếc lò than đã rực đỏ lên, để nhận ra rằng
nhà thơ muốn nói đến cảm giác về một sự ấm áp, sum vầy, về một thứ hạnh phúc
bình dị trong một căn nhà ấm cúng. Bếp lửa đã cháy lên và công việc lao động
cũng đã hoàn tất. Và như thế, cái lớn của những dòng thơ là ở khả năng vô song
của Bác, khả năng mà khó có ai vượt hơn, thậm chí sánh nổi. Đó là khả năng quên
đi nỗi đau khổ rất lớn của mình để đồng cảm, để vui với những niềm vui bé nhỏ,
giản dị của con người . Nhưng hai ý kiến ấy ngẫm ra cũng không hoàn toàn đối
lập, bởi vì đều nói lên một phẩm chất chung, phẩm chất mà sau khi Bác mất , nhà
thơ Tố Hữu mới nói đến thật nhiều và thật thấm thía trong những câu thơ : "Chỉ
biết quên mình cho hết thảy" hay: Nâng niu tất cả chỉ quên mình". Chúng ta nhận
ra “ Chiều tối “ là những vần thơ quên mình vĩ đại. Cực độ con người đang ở trong
một cảnh ngộ tột cùng đau khổ nhưng vẫn có thể rung động được với nỗi khổ hoặc



niềm vui của những con người bình thường khác, tình cờ gặp mặt hoặc thấy trên
con đường đày ải. Nhưng có lẽ cũng không nên nói rằng Bác Hồ đã quên mình bởi
một người như Bác thì bầu trời, xóm núi, cô gái xay ngô và bếp lửa đang rực hồng
lên ấy không phải là những cái ở bên ngoài mình.
Bị trói, bị tù đày, bị giải đi " Năm mươi ba cây số một ngày/Áo mũ dầm mưa
rách hết giày". Nhưng dường như Người không hề để ý gì đến sự đau khổ
của bản thân mình. Người luôn hướng ngoại, lấy tình yêu của mình trải lên
cả không gian bao la để quên đi nỗi nhọc nhằn. Người coi thường gian khổ,
chịu mọi cay đắng và không bao giờ than van. Đó chính là tinh thần thép vĩ
đại của người tù thi sĩ Hồ Chí Minh.
Dường như với Bác, đấy là cuộc sống của chính mình. Vậy nói như nhà thơ Tố
Hữu, Bác có thể nâng niu tất cả, vì Bác sống như trời đất, vì Bác có một trái tim có
thể ôm trọn mọi non sông, kiếp người: Bác sống như trời đất của ta.

XI) TỪ ẤY (Tố Hữu)
Câu 1: Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ “Từ ấy”? Giảithích ý nghĩa nhan
đề bài thơ này?
a. Hoàn cảnh ra đời: tháng 7/1938, sau thời gian hoạt động phong trào thanh niên ở
Huế, Tố Hữu vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam.
Niềm vui sướng hân hoan và tự hào khi được đứng dưới hàng ngũ của Đảng là cảm
xúc chủ đạo của Tố Hữu để viết nên bài thơ này. Bài thơ được trích trong phần
“Máu lửa” – phần đầu của tập thơ “Từ ấy”.
b. Ý nghĩa nhan đề:
- Đánh dấu mốc son chói lọi trong cuộc đời hoạt động CM của nhà thơ Tố Hữu.


- Thể hiện niềm vui sướng hân hoan của nhà CM trẻ tuổi lần đầu tiên bắt gặp lí
tưởng của Đảng, của CM và nguyện dấn thân vào con đường máu lửa ấy.
Câu 2: Trình bày sự chuyển biến trong tìnhcảm của cái tôi trữ tình trong bài
thơ “Từ ấy”:

- Khổ thơ thứ nhất là niềm vui sướng,hân hoan của Tố Hữu khi đón nhận ánh sáng
của Đảng,của lý tưởng soi rọi vào tận cả con tim khối óc làm bừng sáng một sức
sống mới.Tác giả gọi Đảng là “Mặt Trời chân lý”,so sánh “hồn tôi là một vườn hoa
lá”… để diễn tả phút giây từ ấy là một mốc thời gian không bao giờ phai nhòa
trong trái tim của người CM trẻ tuổi.
- Khổ thơ thứ hai là nhận thức mới về lẽ sống: khi được giác ngộ lí tưởng CM, Tố
Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó,hài hòa giữa “cái tôi” cái
nhân và “cái ta” chung của mọi người. “Tôi buộc lòng tôi với mọi người…mạnh
khối đời.”
- Khổ cuối là sự chuyển biến sâu sắc về mặt tình cảm:vượt qua giới hạn cái tôi để
đến với cái ta chung.Nhà thơ tự nguyện là đứa con của nhân dân,vì nhân dân phục
vụ.
Câu 3: Phân tích sự chuyển biến của cái tôi trữ tình trong bài thơ Từ ấy (Tố
Hữu) (5đ)
Trong những năm tháng dầu sôi lửa bỏng của chiến tranh, rất nhiều nhà thơ đã giác
ngộ chân lý của Đảng, của Cách mạng Việt Nam, từ đó đã cho ra đời những bài thơ
mang đậm khí thế hiên ngang, anh dũng. Một trong những nhà thơ nổi tiếng của
nền Văn học kháng chiến chống Pháp chính là nhà thơ Tố Hữu, mà sự giác ngộ
Cách mạng của ông được thể hiện qua bài thơ “Từ ấy”.Bài thơ “Từ ấy” được Tố
Hữu sáng tác vào tháng 7/1938; nhan đề bài thơ trở thành tên tập thơ đầu của Tố
Hữu . Bài thơ nói lên niềm vui sướng hạnh phúc của một thanh niên yêu nước bắt
gặp lí tưởng cách mạng của Đảng, thấy gắn bó với nhân dân cần lao.


“Từ ấy” mang một ý nghĩa phiếm đinh về mặt thời gian … Đó là khi tâm trạng của
nhà thơ trong giây phút giác ngộ lí tưởng cộng sản .”, là mốc son đánh dấu bước
ngoặt, lối rẽ mới trong cuộc đời của nhà thơ Tố Hữu , đối với ông ” từ ấy ” là một
thời gian rất cụ thể, ông đã xác định được con đường đúng đắn mà mình phải đi và
cũng chính từ đấy , lý tưởng cách mạng đã soi sáng tâm hồn ông , đã giúp ông tìm
được lối đi đúng đắn cho cuộc đời … mà trước đây , ông đã từng lạc lối.Trong

buổi ban đầu, những người thanh niên như Tố Hữu dù có nhiệt huyết nhưng vấn
chưa tìm được đường đi trong kiếp sống nô lệ, họ bị ngột thở dưới ách thống trị
của thực dân phong kiến “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”.Chính trong hoàn cảnh đó
lí tưởng cộng sản như nắng hạ ,nhà thơ được giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin
,người thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng Cách mạng, như mặt trời xua tan đi
những u ám, buồn đau, quét sạch mây mù và đen tối hướng đến cho thanh niên một
lẽ sống cao đẹp vì một tương lai tươi sáng của dân tộc.
Người thanh niên học sinh Tố Hữu đã đón nhận lí tưởng ấy không chỉ bằng khối óc
mà bằng cả con tim, không chỉ bằng nhận thức lí trí mà xuất phát từ tình cảm một
kỷ niệm sâu sắc của người thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng Cách mạng, mà
sau này, ông nói rõ trong một bài thơ: “Con lớn lên, con tìm Cách mạng – Anh
Lưu, anh Diểu dạy con đi – Mẹ không còn nữa, con còn Đảng. Dìu dắt khi con
chửa biết gì”(Quê mẹ).
1.Hai câu đầu là niềm say mê náo nức của nhà thơ khi đón nhận lí tưởng Cách
mạng
” Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim”
-Từ ấy: dấu ấn quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời người thanh
niên Tố Hữu
-”Bừng nắng hạ“, “Mặt trời chân lý“, “Chói qua tim” : hình ảnh ẩn dụ


+ “Bừng” : ánh sáng phát ra bất ngờ đột ngột, bao kín đôi mắt nhà thơ
+ “Chói” : ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ, ánh nắng toả sáng rực rỡ , chói
chang bắt nguồn từ mặt trời chân lý -lý tưởng cách mạng ,soi sáng trong lòng tác
giả
Từ ấy đã làm cho tâm hồn Tố Hữu” bừng nắng hạ” đó là một luồng ánh sáng mạnh
mẽ, rực rỡ của nắng vàng chứa chan hạnh phúc ấm no.Soi tỏ vào những bài thơ sau
này ta mới thấy hết được niềm vui sướng của Tố Hữu trước ánh sáng huy hoàng
của chân lí

“Mặt trời chân lí” là hình ảnh ẩn dụ ca ngợi lí tưởng Cách mạng, ca ngợi chủ nghĩa
Cộng sản đã soi sáng tâm hồn, đã “chói qua tim”, đem lại ánh sáng cuộc đời như
“bừng” lên trong “nắng hạ” – Một cách nói rất mới, rất thơ về lí tưởng:. Tố Hữu
với tấm lòng nhiệt thành của mình đã tự hào đón lấy ánh sáng của mặt trời, sẵn
sàng hành động cho lí tuởng cách mạng cao đẹp.Bởi lí tưởng đã “chói” vào timchính là nơi kết tụ của tình cảm, là nơi kết hợp hài hòa giữa tâm lí và ý thức trí tuệ
chỉ thực sự hành động đúng khi có lí tưởng cách mạng, khi có ánh sáng rực rỡ của
mặt trời chân lí chiếu vào.
“…Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”
Hồn tôi – Vườn hoa lá: Hình ảnh so sánh ? Tố hữu sung sướng lí tưởng Cộng sản
cũng như cỏ cây đón nhận ánh sáng mặt trời. Lí tưởng đã mang lại sức sống và
niềm tin yêu cuộc đời cho tất cả mọi người, lý tưởng Cách mạng đã làm thay đổi
hẳn một con người, một cuộc đời. So sánh để khẳng định một sự biến đổi kì diệu
mà lí tưởng Cách mạng đem lại.
“Hồn” người đã trở thành “vườn hoa”, một vườn xuân đẹp ngào ngạt hương sắc,
rộn ràng tiếng chim hót. Khiến cho đây là khổ thơ hay nhất, đậm đà nhất


Cái giọng điệu rất tỉnh và rất say rạo rực và ngọt lịm hồn ta chủ yếu là cái say
người và lịm ngọt của lí tưởng, của niềm hạnh phúc mà lí tưởng đem lại .Ở đây
hiện thưc và lãng mạn đã hòa quyện vào nhau tạo nên cái gợi cảm, cái sức sống
cho câu thơ. :
2. Lời tự nguyện của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng Đảng
Nếu khổ đầu là một tiếng reo vui phấn khởi thì khổ thứ hai và thứ ba là bản quyết
tâm thư của người thanh niên cộng sản nguyện hòa cái tôi nhỏ bé của mình vào cái
ta chung rộng lớn của quần chúng nhân dân cần lao.Người đọc thật sự cảm động
bởi thái độ chân thành thiết tha đến vồ vập của một nhà thơ vốn xuất thân từ giai
cấp tiểu tư sản tự giác và quyết tâm gắn bó vớI mọi người
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khặp muôn nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
- Động từ “buộc”, “trang trải”: những hành động có tính tự nguyện .
“Buộc” và “trang trải”là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng nó đều nằm
trong nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu. “Buộc” là đoàn kết gắn bó, tự nguyện
gắn bó đời mình với nhân dân cần lao, với hết thảy nhân dân lao động Việt Nam
-”Lòng tôi “,”tình “,”hồn tôi”gắn liền với “mọi người “,”trăm nơi”,”bao hồn khổ” ,
sự gắn bó đồng cảm sâu xa giữa cái tôi riêng và cái ta chung ,giữa tấm lòng nhà thơ
với khối đời chung của nhân dân lao động .
“Để tình trang trải với trăm nơi”
Xác định vị trí của mình là đứng trong hàng ngũ nhân dân lao động chưa đủ, “trang
trải”-”trăm nơi” biểu hiện một tinh thần đoàn kết, tình cảm nồng thắm, chan hòa


với nhân dân.Tình yêu người, yêu đời trong Tố Hữu đã nâng lên thành chủ nghĩa
nhân đạo cộng sản.Nhà thơ muốn được như Mác: “Vì lẽ sống, hy sinh cho cuộc
sống – Đời với Mác là tình cao nghĩa rộng”., mong ước xây dựng một khối đời
vững chắc làm nên sức mạnh quần chúng cách mạng.Từ đó Tố Hữu đã thể hiện
niềm hãnh diện khi được là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình những người
nghèo khổ bất hạnh.
-”Bao hồn khổ”: tầng lớp đáng thương nhất trong xã hội đương thời, “để” gợi lên ý
thơ chủ động sự gắn kết lòng mình với mọi người hòa làm một, chứa đựng nỗi
thương xót tột cùng và sự đồng cảm sâu sắc đối với “đại gia đình” đang trong cảnh
lầm than.
-”Khối đời”: danh từ trừu tượng, thể hiện một khái niệm cuộc sống bao quát, gộp
chung, không thể nhìn, cân đong đo đếm, nhưng lại gói ghém thành một sức mạnh
phi thường, cụ thể hóa phi vật thể.
=> Nhấn mạnh lần nữa mối ân tình giữa tác giả với muôn dân, khẳng định cuộc
sống bản thân nhà thơ không có sự riêng biệt, mà chỉ là một phần tử nhỏ chan hòa
và giao cảm với những mảnh đời còn lại.

3.Sự khẳng định của nhà thơ
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm ,cù bất cù bơ.”
-”đã là”, “là con”,”là em”, “là anh”: tình cảm đầm ấm ,thân thiết, gắn bó và gần gũi
- Đối tượng :”vạn nhà “, “vạn kiếp phôi pha”, “vạn đầu em nhỏ “: quần chúng lao
khổ, những kiếp sống mòn mỏi đáng thương, những mái đầu trẻ thơ tội nghiệp
không nơi nương tựa.


×