Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Bài giảng chương 2 lý luận cơ bản về tiền tệ – ths nguyễn anh tuấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.69 KB, 22 trang )

Chương 2

Lý Luận cơ
bản về Tiền tệ


1 Sự ra đời và phát triển cuả tiền tệ (TT)
1.1 Khái quát quá trình phát triển của tiền tệ
Sự ra
đời của TT gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất
& lưu thông hàng hóa :
+ Trao đổi SP trực tiếp H - H, đáùnh dấu sự chuyển
tiếp từ kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế trao đổi
+ Sự ra đời của “ vật trung gian “ trong trao đổi
+ Quá trình cố định dần vai trò của vật trung gian dẫn
đến sự ra đời của tiền tệ, đánh dấu giai đoạn phát triển
từ KTế đổi chác sang nền KTế tiền tệ


1.2 Các thời kỳ phát triển của TT:
+ Hóa tệ không kim loại
+ Tiền kim loại
. Kim loại được chọn: sắt, đồng, vàng, bạc
. Tự do in đúc, sau đó nhà nước thống nhất
tiêu chuẩn
. Xuất hiện tiền đầy đủ giá trị và chưa đủ giá trị
. Nhiều nước trong lưu thông cùng xuất hiệ̣n
loại
+ Tiền giấy - tiền tín dụng

hai kim



Tiền giấy chỉ là một loại tiền dấu hiệu, nên để được sử
dụng là phương tiện trao đổi phải dựa vào sự tín nhiệm của
con người


Có thể nói thời đại lưu thông tiền giấy trải qua hai giai
đoạn: Giai đoạn tiền giấy khả hoán (có thể chuyển đổi ra
vàng) và giai đoạn tiền giấy bất khả hoán (không có khả
năng chuyển đổi ra vàng).

. Trước thế chiến lần thứ I các nước đã áp dụng chế độ
tiền giấy khả hoán, nên vàng được xem là cơ sở đảm bảo
để các ngân hàng phát hành tiền tín dụng. Ngân hàng phát
hành có trách nhiệm chuyển đổi tiền tín dụng ra vàng cho
người sở hữu nó bất cứ lúc nào.


tiền giấy khả hoán chỉ tồn tại ở một quốc
gia có tiềm lực kinh tế mạnh như Anh,Pháp, Mỹ
. Ngày nay các nước đều áp dụng chế độ lưu thông
tiền giấy. Tiền giấy do ngân hàng trung ương thống
nhất phát hành là đồng tiền hợp pháp, được lưu
hành với giá trị bắt buộc và nhà nước không thực
hiện chuyển đổi tiền giấy ra vàng. Tiền giấy được
sử dụng làm phương tiện trao đổi ngày càng phổ
biến vì những tiện lợi như dễ mang theo trong
người, dễ cất trữ.



+ Các hình thức khác của tiền tệ ( Bút tệ, tiền điệ̣n tử …)

- Tiền qua ngân hàng (Bút tệ) sự phát triển mạnh mẽ của
ngân hàng, quá trình thanh toán ngày nay được tập trung đại
bộ phận qua ngân hàng thông qua các bút toán chuyển khoản
hoặc thanh toán bù trừ trên tài khoản ký thác. Tiền ghi sổ
cùng với các chứng từ thanh toán như séc, giấy chuyển ngân,
giấy nhờ thu… đã làm đa dạng các phương tiện thanh toán
bên cạnh hình thức thanh toán bằng tiền mặt, đồng thời còn
tạo điều kiện giảm bớt những chi phí lưu hành tiền giấy như
in ấn, bảo quản, kiểm đếm, vận chuyển.


Tiền điện tử, tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng
đi sâu vào đời sống kinh tế xã hội thì việc sử dụng
những loại thẻ thanh toán trở nên được ưa
chuộng, vì người ta có thể thanh toán ngay, giảm
thiểu thời gian luân chuyển chứng từ qua ngân
hàng hoặc ghi chép chứng từ thanh toán.
Tóm lại: lịch sử ra đời và phát triển của tiền tệ luôn
mang dấu ấn của nền văn minh nhân loại. Điều
này được chứng minh qua quá trình hoàn thiện
các hình thức tiền tệ, từ hình thức sơ khai ban đầu
là hóa tệ không kim loại cho đến tiền điện tử ngày
nay


Ngoài ra, tiến trình phát triển này còn biểu hiện
cho sự chuyển biến sâu sắc về quan niệm tiền tệ
của những người sở hữu nó, đó là từ quan niệm tiền

tệ không chỉ là phương tiện trao đổi mà còn phải
được thừa nhận là biểu trưng cho của cải xã hội
(hóa tệ, kim tệ) cho đến tính phi vật chất hóa tiền tệ
(bút tệ, tiền giấy, tiền điện tử) đã ngày càng được
xem là nét đặc trưng cơ bản của quan niệm tiền tệ
hiện đại.


2. Bản chất & Chức năng của tiền tệ
2.1 Bản chất

Thế kỷ 15 thuyết đề cao tiền vàng
Vàng, bạc tự nhiên là tiền tệ, vàng, bạc là của cải chính
tông.

Thế kỷ 18, thuyết tiền duy danh: đề cao tiền dấu hiệu.
Tiền giấy và tiền kim loại là như nhau, chỉ là dấu hiệu
thanh toán hay nhãn hiệu mà nhờ đó hàng hóa được lưu
thông. Từ đó, họ kết luận: tiền tệ chỉ là một công cụ kỹ
thuật tiện cho trao đổi hàng hóa, chỉ là đơn vị tính toán
trừu tượng nên bản thân tiền tệ không cần có giá trị nội tại


Thế kỷ 19: Quan điểm của K .Marx Tiền tệ
(vàng, bạc) là một hàng hóa, song là một
hàng hoá đặc biệt, được tách ra khỏi thế
giới hàng hoá để làm vật ngang giá chung,
đo lường và biểu thị giá trị cuả tất cả các
hàng hoá khác.
Ngoài ra, trong một số chức năng cuả tiền

như: phương tiện lưu thông, phương tiện
thanh toán… không nhất thiết phải sử dụng tiền đủ
giá mà có thể dùùng tiền dấu hiệu.


Thế kỷ 20 : Quan điểm kinh tế học hiện đại: Tiền tệ
là phương tiện trao đổi, người ta không còn quan tâm
đến giá trị nội tại cuả tiền, là đủ giá hay không đủ giá, mà bất cứ
vật nào, có thể chuyển đổi ra hàng hoá đáp ứng cho nhu cầu giao
dịch hay thanh toán đều là tiền. Trên cơ sở đó các loại tiền trong
lưu thông được chia làm 2 nhóm :
+ Tiền theo nghĩa hẹp ( Tiền giao dịch)
+ Tiền theo nghĩa rộng (Tiền tài sản )
Tóm lại Tiền tệ là một phương tiện trao đổi được luật pháp

thừa nhận và người sở hữu nó sử dụng để phục vụ cho
những nhu cầu trong đời sống kinh tế xã hội.


Điều 9) : Tiền là phương tiện thanh toán bao gồm: tiền
Giấy, tiền kim loại và các giấy tờ có giá trị như tiền. (Luật Ngân Hàng
Nhà Nước Việt Nam)
2.2 Chức năng của tiền tệ:
+ Phương tiện trao đổi: Tiền làm trung gian trong quá trình lưu
thông, trao đổi hàng hóa, đáp ứng cho nhu cầu thanh toán,
giao dịch.
- Làm cho hàng hóa được lưu thông trao đổi thuận lợi nhanh
chóng
- Điều kiện thực hiện chức năng này tiền cũng được lưu
thông, nghĩa là cũng được vận động. Khi trao đổi đòi hỏi phải

có sự xuất hiện của tiền (có thể dùng tiền thực chất, tiền dấu
hiệu hoặc các giấy nhận nợ )


+ Đơn vị tính toán đo lường giá trị: Thực hiện chức
năng này tiền đã qui đổi giá cả của tất cả các hàng
hóa bằng một thước đo chung là tiền tệ
- Chức năng này cho phép so sánh giá trị mọi hàng
hóa với nhau một cách tương đối dễ dàng
- Giá trị của hàng hóa là nội dung biểu hiện thông
qua giá cả
- Điều kiện + tiền phải có tên gọi
+ tiền phải có đơn vị tiêu
chuẩn đo lường


+ Phương tiện cất trữ: tiền tạm thời rút khỏi lưu thông trở về
trạng thái đứng yên để lúc khác sẽ đi vào lưu thông. Cất trữ
dưới dạng nguyên thủy hoặc cất trữ là để tiêu dùng trong
tương lai
.Giá trị cất trữ phải thể hiện bằng một giá trị thực, chứ
không phải bằng một lượng tiền tưởng tượng
.Phương tiện cất trữ phải được xã hội thừa nhận
.Phương tiện cất trữ phải có tính thời gian
.Mục đích cất trữ là để tiêu dùng ở tương lai

3 Các chế độ tiền tệ
3.1 Khái niệm và nội dung:



Chế độ tiền tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của
một quốc gia được qui định thành luật pháp, trong đó các
nhân tố hợp thành của lưu thông tiền tệ được kết hợp
thành một khối thống nhất
Qua khái niệm trên cho thấy, nếu tiền tệ xuất hiện bắt
nguồn từ yêu cầu khách quan của sản xuất và trao đổi
hàng hóa thì chế độ tiền tệ là một sản phẩm của pháp
quyền. Mặt khác, lưu thông tiền tệ chỉ có quan hệ đến cơ
sở kinh tế của xã hội thì khái niệm về chế độ tiền tệ chỉ
xuất hiện khi nhà nước được hình thành và bắt đầu can
thiệp vào đời sống kinh tế.


Nội dung
- Đặc điểm của chế độ lưu thông tiền tệ thời kỳ trước
CNTB:
. Tiền bạc đóng vai trò là vật ngang giá chung
. Chế độ đúc tiền bấp bênh và kém ổn định
- Các yếu tố cấu thành chế độ lưu thông tiền tệ dưới
CNTB:
. Kim loại tiền tệ là nhân tố cơ bản của chế độ lưu
thông tiền tệ một nước, việc chọn kim loại đóng vai
trò vật ngang giá chung không phải ý muốn chủ quan
của nhà nước mà tùy vào điều kiện khách quan


. Đơn vị tiền tệ bao gồm: tên gọi của đồng tiền
và qui định tiêu chuẩn giá cả của đồng tiền. Đồng
tiền mỗi quốc gia sẽ có tên gọi khác nhau
. Quy định chế độ đúc tiền

+ Cơ chế đúc tiền tự do được nhà nước áp dụng
phổ biến đối với tiền kim loại quý.
+ Cơ chế đúc tiền bắt buộc được nhà nước giữ độc
quyền để phát hành các loại tiền không đủ giá,
mà phổ biến là các loại tiền kim loại kém giá
được dùng như tiền lẻ trong giao dịch.


Cơ chế đúc tiền này vừa hạn chế việc phát hành tiền không
đủ giá quá mức vào lưu thông vừa góp phần tăng nguồn
thu cho nhà nước

. Qui định về chế độ lưu thông các dấu hiệu giá
3.2 Các chế độ tiền tệ:
3.2.1 Chế độ lưu thông tiền kim loại
Chế độ đơn bản vị
Chế độ song bản vị
Chế độ bản vị vàng
. Chế độ bản vị vàng có 3 đặc điểm:


Tiền vàng được đúc tự do theo tiêu chuẩn giá cả mà
nhà nước qui định
Các loại dấu hiệu giá trị lưu hành song song với
vàng được phép tự do chuyển đổi ra tiền vàng
theo giá trị danh nghĩa.
Vàng được tự do lưu thông giữa các nước, nghĩa là
nhà nước không thực hiện chế độ quản chế vàng
và tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ ngoại thương,
dịch vụ quốc tế và xuất khẩu tư bản phát triển

mạnh mẻ.


3.2.2 Chế độ lưu thông tiền giấy khả hoán
+ Chế độ tiền tệ sau chiến tranh thế giới lần 1
(Chế độ bản vị Bảng Anh) 1924_1928
Đối với những nước có tiềm lực kinh tế mạnh sẽ áp dụng
chế độ vàng thoi.
Riêng các nước tư bản còn lại có tiềm lực kinh tế yếu thì
phải áp dụng chế độ bản vị hối đoái vàng nghĩa là phải
thông qua một ngoại tệ làm trung gian mới đổi được ra
vàng.
+Chế độ tiền tệ sau chiến tranh thế giới lần 2
(Chế độ bản vị USD) 1945_1971 còn được biết đến
với tên gọi Chế độ tiền tệ BRETTON -WOODS
3.2.3 Chế độ lưu thông tiền giấy bất khả hoán


Trong chế độ này ngân hàng TW các nước là cơ quan đại
diện hợp pháp của Nhà nước để phát hành tiền đưa vào
lưu thông. Tiền giấy do ngân hàng TW phát hành là đồng
tiền pháp định thực hiện chức năng là trung gian trao đổi
với số lượng không hạn chế trong phạm vi cả nước.
Một điểm cần lưu ý là áp dụng chế độ tiền giấy
không trực tiếp chuyển đổi ra vàng, nhưng trên thực tế
không có nghĩa là ngân hàng TW không cần dự trữ vàng
và phát hành tiền giấy hoàn toàn thoát ly cơ sở đảm bảo
bằng vàng. Mà dự trữ vàng vẫn được xem là một trong
những cơ sở đảm bảo vị trí cho đồng tiền quốc gia trên
thương trường quốc tế.



3.2.4 Giới thiệu một số đồng tiền chung:
Đồng Rúp chuyển đổi củaLIÊN Xơ cũ
Đồng S.D.R (special drawing right) của các nước thành viên
I.M.F
ĐồngE.C.U(European Currency Unit) của khối E.U
Đồng EURO

1 ounce = 31,1035 gr
1 cây
= 38,45 gr
1 thoi = 400 ounce = 12,4414 kg



×