NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
I. BẢN CHẤT CỦA TIỀN LƯƠNG
1. Khái niệm tiền lương
Tiền lương là một phạm trù kinh tế, nó là số tiền mà người sử dụng lao
động trả cho người lao động khi họ hoàn thành một công việc nào đó. Có nhiều
quan điểm khác nhau về tiền lương phụ thuộc vào các thời kỳ khác nhau và góc độ
nhìn nhận khác nhau.
Quan điểm cũ:
Tiền lương là một bộ phận thu nhập quốc dân được phân phối cho người
lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của mỗi người. Theo quan
điểm này, chế độ tiền lương mạng nặng tính phân phối cấp phát. Tiền lương vừa
được trả bằng tiền vừa được trả bằng hiện vật hoặc dịch vụ thông qua các chế độ
nhà ở, y tế, giáo dục và các khoản phúc lợi không mất tiền hoặc mất tiền không
đáng kể. Chế độ tiền lương này mang nặng tính bao cấp và bình quân nên nó
không khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn, tính chủ động của người lao
động và xem nhẹ lợi ích thiết thực của người lao động. Do đó không gắn lợi ích
với thành quả mà họ sáng tạo, vì thế tiền lương không đảm bảo nguyên tắc phân
phối theo lao động.
Quan điểm mới:
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi người lao động làm công ăn lương
trong xã hội, có thể kể cả Giám đốc, đều là những người làm thuê cho các ông chủ
hoặc Nhà nước. Sức lao động được nhìn nhận như là một loại hàng hoá và do vậy
tiền lương không phải là cái gì khác mà nó chính là giá cả sức lao động. Thật vậy,
sức lao động là cái vốn có của người lao động, người sử dụng lao động lại có điều
kiện và muốn sử dụng nó để tạo ra của cải vật chất. Do vậy, người sử dụng sức lao
động phải trả cho người sở hữu sức lao động (người lao động) một số tiền nhất
định để đổi lấy tiền sử dụng sức lao động của người lao động. Về phía người lao
động mà nói thì họ đem bán sức lao động cho người sử dụng lao động để có một
khoản thu nhập.
Vậy giữa người sử dụng lao động và người lao động nảy sinh quan hệ mua
bán và cái dùng để trao đổi mua bán ở đây là sức lao động. Giá cả của sức lao
động chính là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động, hay nói
cách khác tiền lương chính là giá cả của sức lao động.
Theo cơ chế thị trường, ngoài quy luật phân phối theo lao động, tiền lương
còn phải tuân theo các quy luật khác như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu vì
tiền lương (giá cả sức lao động) do thị trường quy định nhưng quy luật phân phối
theo lao động là quy luật cốt yếu.
Với quan điểm mới này về tiền lương (tiền công) nhằm trả đúng với giá trị
sức lao động, tiền tệ hoá tiền lương triệt để hơn, xoá bỏ tính phân phối cấp phát và
trả lương bằng hiện vật. Đồng thời khắc phục quan điểm coi nhẹ lợi ích cá nhân
như trước kia, tiền lương (tiền công) phải được sử dụng đúng vai trò đòn bẩy kinh
tế của nó, kích thích người lao động gắn bó hăng say với công việc.
Đối với người quản lý, tiền lương được coi như một công cụ quản lý.
Chúng ta biết rằng để sản xuất thì cần có các yếu tố của quá trình sản xuất. Là một
yếu tố đầu vào nhưng sức lao động không giống như những yếu tố khác, sức lao
động đưa các yếu tố của sản xuất vào hoạt động, cải biến hình thức, tính chất cơ lý
hoá của đối tượng lao động và biến chúng thành sản phẩm. Người sử dụng lao
động phân phối thu nhập cho các yếu tố chi phí không đủ đảm bảo bù đắp lại các
chi phí mà còn phải tính đến hiệu quả do các yếu tố đó mang lại.
Tiền lương là một công cụ để người quản lý thực hiện quản lý con người,
sử dụng lao động có hiệu quả.
Tiền lương là yếu tố kích thích xúc tiến sự phát triển kinh tế. Tiền lương là
động cơ hoạt động của người lao động được người quản lý dùng để điều khiển
người lao động hoạt động đúng hướng.
Nhằm mục đích kết hợp hài hoà ba lợi ích: Nhà nước, doanh nghiệp và cá
nhân người lao động, góp phần tạo ra giá trị mới nên trong phân phối thu nhập, tiền
lương là khoản thu nhập chính đáng của người lao động. Tiền lương là phương tiện
để duy trì và khôi phục năng lực lao động trước, trong và sau quá trình lao động
(Tức là để tái sản xuất sức lao động). Tiền lương nhận được là khoản tiền họ được
phân phối theo lao động mà họ đã bỏ ra.
Nói tóm lại, tiền lương là một khoản tiền mà người sử dụng lao động trả
cho người lao động khi họ hoàn thành một công việc nào đó. Tiền lương được biểu
hiện bằng giá cả sức lao động, người sử dụng sức lao động phải căn cứ vào số
lượng, chất lượng lao động của người lao động cũng như mức độ phức tạp, tính
chất độc hại của công việc để tính và trả lương cho người lao động.
Tiền lương là một khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao
động nếu nó là một khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm. Do vậy,
nó là một khoản khấu trừ vào doanh thu khi tính kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tiền lương
còn được chủ doanh nghiệp dùng như là một công cụ tích cực đến người lao động.
Tiền lương gắn chặt với quy luật nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm thời
gian lao động. Bởi vì tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng tiền lương, đồng thời
phần tiết kiệm được do tăng năng suất lao động được dùng để tăng lương lại là
động lực thúc đẩy tăng số lượng và chất lượng sản phẩm. Tiền lương là lợi ích vật
chất trực tiếp mà người lao động được hưởng từ sự cống hiến sức lao động của họ.
Vậy trả lương xứng đáng với sức lao động mà họ bỏ ra sẽ có tác dụng khuyến
khích người lao động tích cực lao động, quan tâm hơn nữa đến kết quả lao động
của họ. Từ đó tạo điều kiện tăng năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển.
2. Các yêu cầu và chức năng của tiền lương:
2.1. Yêu cầu:
Khi tổ chức tiền lương cho người lao động cần phải đạt được các yêu cầu
sau:
Một là: Đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời
sống vật chất tinh thần cho người lao động.
Hai là: Làm cho năng suất lao động không ngừng được nâng cao.
Ba là: Đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu. Đảm bảo tính công bằng
cho người lao động.
Doanh nghiệp phải lo được cho người lao động có tiền lương cao hơn tiền
lương tối thiểu hiện hành. Tiền lương phải đủ cho nhu cầu của người lao động, nó
phải đáp ứng được nhu cầu về tinh thần và vật chất của người lao động. Tiền lương
được trả phải dựa vào sự cống hiến sức lao động khác nhau...
2.2 Chức năng của tiền lương:
Tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp, nó phản ánh mối quan hệ
kinh tế trong việc tổ chức trả lương, trả công cho người lao động. Nó bao gồm các
chức năng sau:
- Tiền lương là một công cụ để thực hiện chức năng phân phối thu nhập
quốc dân, chức năng thanh toán giữa người sử dụng sức lao động và người lao
động.
- Nhằm tái sản xuất sức lao động thông qua việc sử dụng tiền lương trao
đổi lấy các vật sinh hoạt cần thiết cho tiêu dùng của người lao động
- Kích thích con người tham gia lao động, bởi lẽ tiền lương là một bộ phận
quan trọng về thu nhập, chi phối và quyết định mức sống của người lao đông, do
đó là một công cụ quan trọng trong quản lý. Người ta sử dụng nó để thúc đẩy
người lao động trong công việc, hăng hái lao động và sáng tạo, coi như là một công
cụ tạo động lực trong lao động.
Như vậy tiền lương có vai trò rất quan trọng. Trong việc phải giải quyết các
vấn đề phải đặt nó trong mối quan hệ và sự tác động qua lại với nhiều vấn đề kinh
tế khác, đặc biệt với sự phát triển của xã hội và nâng cao năng suất lao động. Trong
doanh nghiệp tiền lương phải bảo đảm được sự công bằng và khuyến khích người
lao động tăng khả năng làm việc...
3. Các nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương:
3.1. Trả công ngang nhau cho lao động như nhau:
Nguyên tắc này được đưa ra nhằm đảm bảo sự công bằng trong công việc
trả lương cho người lao động. Hai người có tay nghề và năng suất lao động như
nhau thì phải được trả lương như nhau, không có sự phân biệt đối xử về giới tính
và tuổi tác. Thực hiện nguyên tắc này nhằm xoá đi sự lạm dụng những tiêu cực bất
hợp lý để hạ thấp tiền lương của người lao động.
3.2. Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân:
Quy định năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân là
nguyên tắc quan trọng trong tổ chức tiền lương. Vì có như vậy mới tạo cơ sở giảm
giá thành, hạ giá bán và tăng tích luỹ. Có nhiều nhân tố tác động đến mối quan hệ
này cho phép thực hiện được nguyên tắc trên. Tiền lương bình quân tăng lên phụ
thuộc vào những nhân tố chủ quan do nâng cao năng suất lao động (Nâng cao trình
độ lành nghề, giảm bớt tổn thất về thời gian lao động...). Năng suất lao động tăng
không phải là chỉ có do những nhân tố trên mà còn trực tiếp phụ thuộc vào nhân tố
khách quan khác (áp dụng kỹ thuật mới, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên).
Như vậy, tốc độ tăng năng suất lao động rõ ràng là có khả năng khách quan hơn
tăng tốc độ của tiền lương bình quân. Tuy nhiên, khi xem xét việc tăng tiền lương
cần phải xem xét hai khía cạnh tăng tiền lương để đảm bảo đời sống cho người lao
động nhưng cũng phải phù hợp với tăng năng suất lao động. Có như vậy mới
không rơi vào tình trạng “ăn vào vốn”.
Tóm lại, trong phạm vi nền kinh tế quốc dân cũng như trong nội bộ doanh
nghiệp muốn hạ giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ thì không còn con đường nào
khác ngoài việc làm cho tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền
lương bình quân. Vi phạm nguyên tắc trên tạo nên những khó khăn trong việc phát
triển sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân lao động.
3.3. Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động
làm các nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân:
Trình độ lành nghề bình quân của những người lao động, điều kiện lao
động và ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân là khác nhau và
điều này có ảnh hưởng tới tiền lương bình quân của người lao động. Đương nhiên
những nghề có tính chất phức tạp về kỹ thuật nhiều hoặc có vị trí mũi nhọn trong
nền kinh tế thì mức lương trả cho những người lao động trong các ngành này phải
cao hơn so với các ngành khác. Tuy nhiên, việc trả lương cao như thế nào để tránh
sự chênh lệch quá mức góp phần vào sự phân hoá giầu nghèo trong xã hội là điều
cần lưu ý. Tiền lương trả đúng sức lao động sẽ khuyến khích người lao động làm
việc. Tiền lương trả cao hơn sẽ làm giảm năng suất lao động. Vì vậy, khi trả lương
cho người lao động cần thực hiện đúng các nguyên tắc của tiền lương.
II. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG:
1. Hình thức trả lương theo thời gian:
Hình thức trả lương theo thời gian rất dễ bị vi phạm nguyên tắc thứ nhất vì
theo hình thức này người ta trả lương cho người lao động dựa vào thời gian làm
việc của người lao động và bậc lương của họ. Do đó tiền lương không gắn trực tiếp
với kết quả sản xuất của người lao động. Vì vậy nó gây nên một hiện tượng khó
tránh khỏi là người lao động vì thu nhập của mình chỉ cần tìm cách nâng cao cấp
bậc chức vụ mà không cần nâng cao trình độ lành nghề. Để đảm bảo ba nguyên tắc
của tổ chức tiền lương vấn đề đặt ra là cần xác định trình độ lành nghề để xác định
được hệ số lương của họ. Từ đó đối chiếu vào thang lương cấp bậc để tính ra suất
lương thời gian theo bậc chính xác. Cách tính suất lương thời gian theo cấp bậc
như sau:
S giờ i = S giờ 1 x Ki
S ngày i = S ngày 1 x Ki
S tháng i = S tháng 1 x Ki
Trong đó:
S giờ i, S ngày i, S tháng i, là mức lương (Suất lương) giờ, ngày, tháng của
công nhân bậc i, ký hiệu chung là STGi. S giờ 1, S ngày 1, S tháng 1 là mức lương
của công nhân bậc 1 được quy định ở thang lương.
Ki là hệ số lương của công nhân bậc i và được quy định ở thang lương. Sau
khi tính được S giờ i, S ngày i hay S tháng i ta tính được lương thời gian theo công
thức sau:
Để đảm bảo tính lương đúng thì việc xác định STG i và thời gian làm việc
phải chính xác. Có nghĩa là phải xác định trình độ lành nghề của người lao động
(Cấp bậc) và thời gian làm việc thực tế của họ. Hình thức trả lương theo thời gian
gồm hai chế độ: Theo thời gian đơn giản và theo thời gian có thưởng.
1.1 Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản:
Chế độ trả lương theo thời gian là chế độ trả lương mà tiền lương nhận
được của mỗi người lao động do mức lương thời gian (STG i) cao hay thấp và thời
gian thực tế làm việc nhiều hay ít quyết định, tiền lương được tính theo công thức
nêu ở trên, ngoài ra không còn khoản nào khác. Chế độ này có nhiều hạn chế vì
tiền lương không gắn với kết quả lao động. Tiền lương của người lao động cố định
theo bậc lương của họ, cho dù kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lãi
hay lỗ. Chế độ trả lương như thế sẽ làm cho việc sử dụng lao động kém hiệu quả.
Về mặt ưu điểm theo chế độ này việc tính lương sẽ dễ dàng.
1.2. Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng:
Chế độ này là sự kết hợp giữa chế độ trả lương theo thời gian đơn giản và
tiền thưởng khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng, chất lượng theo quy định.
Chế độ này khắc phục được nhược điểm của chế độ trả lương theo thời gian đơn
giản. Kết quả lao động có ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động, kết quả
lao động tốt sẽ được thưởng. Việc tính toán chỉ tiêu thưởng cho chế độ này là phức
tạp vì những người hưởng lương theo thời gian là lao động quản lý nên kết quả lao
động của họ khó mà xác định được rõ ràng để đặt ra chỉ tiêu thưởng cụ thể.
Lương TG i = STG i x Thời gian l m vià ệc thực tế