Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phương Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.52 KB, 49 trang )

MỤC LỤC
2.2.3.1.Giá xây dựng theo giác độ marketing...........................................................................26
2.2.3.2. Chính sách giá trong chiến lược marketing của Công ty CP đầu tư XD và TM Phương
Đông..........................................................................................................................................26
2.2.3.3.Nội dung của chính sách giá.........................................................................................27
2.2.3.4 Phương pháp định giá dự thầu trong điều kiện bình thường.........................................27
2.2.3.5.Vận dụng phương pháp định giá theo mức dự toán mức giá chấp nhận được của khách
hàng...........................................................................................................................................28
2.2.3.6.Các chính sách khuyến khích khách hàng qua điều chỉnh giá......................................29
2.2.4.1. Nội dung của chính sách xúc tiến khuyếch trương......................................................30
2.2.4.2. Chính sách giao tiếp trong marketing xây dựng..........................................................30
2.2.4.3.Chính sách xúc tiến bán hàng.......................................................................................31
Chính sách quảng cáo tuyên truyền:.........................................................................................31
2.2.5. Công tác lập kế hoạch tiêu thụ .......................................................................................32
3.2.1.Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường..............................................................38
3.2.1.1.Xây dựng hệ thống thông tin marketing.......................................................................39
3.2.1.2.Tăng cường và hoàn thiện các biện pháp nghiên cứu thị trường..................................40
3.2.2.1.Hoàn thiện chính sách sản phẩm...................................................................................41
3.2.2.2.Hoàn thiện chính sách giá cả.........................................................................................42
Chiến lược thắng thầu.......................................................................................................42
3.2.2.3.Hoàn thiện chính sách phân phối..................................................................................43
3.2.3Tăng cường quảng cáo hợp lý trong xây dựng.................................................................43
3.2.5.Hoàn thiện công tác quản trị doanh nghiệp......................................................................45
3.2.6. Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực................................................................................45
3.2.7.Thành lập phòng marketing chức năng............................................................................46
3.2.8.Tạo vốn cho sản xuất và nâng cao năng lực.....................................................................46

1


LỜI MỞ ĐẦU


1.Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, hội nhập sau kinh tế, tính cạnh tranh ngày
càng gay gắt. Các doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệu quả phải có khả năng
nghiên cứu, dự báo tốt, từ đó đưa ra những chính sách về giá cả hợp lý, sản
phẩm hay hoạch định những chương trình truyền thông một cách nhanh nhất và
đảm bảo chất lượng. Marketing là một hoạt động cần thiết với tất cả các doanh
nghiệp để có thể tồn tại và phát triển. Từ việc, thu hút, duy trì khách hàng trung
thành, Marketing đều đóng vai trò quan trọng, chủ đạo.
Trước áp lực cạnh tranh đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường khó
khăn, đang bị khủng hoảng, các Công ty chuyên ngành xây dựng, xây lắp và
Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phương Đông nói riêng rất khó khăn
để xây dựng, quảng bá mở rộng thị trường và khẳng định giá trị thương hiệu của
mình. Với quy mô chưa lớn, nguồn lực còn hạn chế trong giai đoạn này năng lực
cạnh tranh của Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phương Đông nhìn
chung còn chưa cao, chưa đáp ứng được hết nhu cầu khách hàng trong khi các
hoạt động Marketing còn chưa được quan tâm đặc biệt. Mặc dù ban lãnh đạo
công ty đã nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của Marketing đối với hoạt
động kinh doanh của công ty nhưng cho đến nay các hoạt động Marketing còn
nhỏ lẻ, chưa được đầu tư tổ chức hệ thống mạng lưới mở rộng do đó chưa phát
huy được hết tác dụng.
Sau một thời gian thực tập tại công ty, em nhận thấy rằng để có thể nâng
cao được khả năng cạnh tranh của công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại
Phương Đông trên lĩnh vực xây dựng, xây lắp thì việc đặt ra một chiến lược
Marketing trong dài hạn nói chung và trong mỗi giai đoạn phát triển nói riêng là
vô cùng quan trọng. Được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. Lê Quang Hiếu
và các cán bộ trong các phòng ban của Công ty CP đầu tư xây dựng và thương
mại Phương Đông, em đã quyết định chọn đề tài:

2



“Thực trạng về hoạt động marketing nhằm thúc đẩy tiêu thụ tại công ty
CP đầu tư xây dựng và thương mại Phương Đông” làm chuyên đề báo cáo
thực tập tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu thực trạng hoạt động tiêu thụ tại công ty CP đầu tư xây dựng và
thương mại Phương Đông.
Đưa ra các đề xuất- giải pháp hoàn thiện hoạt động tiêu thụ tại công ty CP
đầu tư xây dựng và thương mại Phương Đông.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động tiêu thụ tại công ty CP đầu tư
xây dựng và thương mại Phương Đông.
Thời gian: Số liệu giai đoạn 2013 – 2015 của công ty CP đầu tư xây dựng và
thương mại Phương Đông.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được nghiên cứu dựa trên các phương pháp:
- Nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản liên quan
đến nội dung tiêu thụ trong doanh nghiệp.
- Thống kê phân tích: Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu. Từ những số
liệu đã thu thập được tiến hành phân tích số liệu.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại
Phương Đông
Chương 2: Thực trạng về hoạt động marketing tiêu thụ tại Công ty CP đầu
tư xây dựng và thương mại Phương Đông
Chương 3: Một số giải pháp marketing nhằm tăng khả năng tiêu thụ sản
phẩm của Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phương Đông

3



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ
THƯƠNG MẠI PHƯƠNG ĐÔNG
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP đầu tư XD và TM
Phương Đông
Tên công ty: CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI
PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ trụ sở chính: 24/236 Thành Thái – Phường Đông Thọ - TP Thanh
Hóa
Địa chỉ văn phòng giao dịch: 47 Quang Trung I – Phường Ngọc Trạo –
TP Thanh Hóa
Ngày thành lập: 16/02/2009 theo quyết định của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh
Thanh Hóa
Đăng ký kinh doanh: Số 2081276807 do phòng đăng ký kinh doanh sở kế
hoạch đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 16/02/2009.
- Đăng ký thay đổi lần 1 ngày 03/06/2009
- Đăng ký thay đổi lần 2 ngày 10/01/2014
- Đăng ký thay đổi lần 3 ngày 12/11/2015
Mã số thuế: Số 2080276807 tại chi cục thuế TP Thanh Hóa
Tài khoản số: 50110000345748 tại Ngân hang đầu tư và phát triển chi
nhánh Thanh Hóa
Người đại diện theo pháp luật: Ông Đỗ Xuân Quỳnh – Chức vụ: Giám
đốc
Vốn điều lệ: 9.900.000.000 đồng
- Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Phương Đông có
đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên kinh doanh đã được tôi luyện và trải qua các
kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thép xây dựng, tấm lợp, kết cấu xây dựng
và vật liệu xây dựng.


4


- Năm 2009 đầu tư lắp đặt giây chuyền công nghệ, thiết bị sản xuất, thiết
bị sản xuất, lắp dựng cửa nhựa uPVC có lõi thép gia cường thương hiệu:
Pudacowindows.
- Do sự phát triển mạnh mẽ của các chủng loại sản phẩm và quy mô quản
lý, để phát triển ổn định, sản phẩm cửa nhựa Pudacowindow được tách và là sản
phẩm chính cửa công ty cổ phần cửa Phương Đông với thương hiệu
Pudacowindow.
- Năm 2009 chúng tôi đã chuyên sâu cung cấp và giới thiệu các sản phẩm
cửa nhựa uPVC có lõi thép gia cường hầu hết đến các tỉnh trong nước.
- Năm 2010 tới nay tăng cường phát triển các dự án cung cấp và lắp đặt
cửa uPVc đồng thời mở rộng và phát triển sản phẩm mới: cửa cuốn, cửa xếp,
vách kính tấm lớn.
- Vật tư, nguyên vật liệu và phụ kiện được cung cấp trực tiếp bởi các hãng
có uy tiến trong nước và cũng như nước ngoài. Chúng tôi mong muốn gửi tới
quý khách hàng '' Cửa sang" để '' nhà đẹp''
1.2 Đặc điễm SXKD và tổ chức quản lý của công ty CP đầu tư XD và TM
Phương Đông
1.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
a. Ngành nghề kinh doanh của công ty
- San lấp mặt bằng;
- Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp; Xây
dựng công trình cấp thoát nước, công trình thuỷ điện, công trình hạ tầng kỹ thuật
đô thị.
- Xây lắp các công trình điện, trạm biến áp đến 35 kv;
- Sản xuất lắp đặt thiết bị nội thất, ngoại thất;
- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ ngành công, nông nghiệp;

- Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, in ấn;
- Dịch vụ điêu khắc, thủ công mỹ nghệ
- Kinh doanh dịch vụ khắc dấu.

5


b. Nhim v ca cụng ty
Xõy dng, t chc thc hin cỏc k hoch ỳng mc ớch, chớnh xỏc,
ỳng ch t c nhng hiu qu cao trong kinh doanh.
Chm lo i sng vt cht v tinh thn cho cỏn b, nhõn viờn. M rng
kh nng cnh tranh trong c ch th trng hin nay.
1.2.2 T chc qun lý ca cụng ty CP u t XD v TM Phng ụng
*S t chc
Giám đốc

P. Giám đốc

Nhà máy
sản xuất

Phòng
vật tư

Đội thi công

P. Giám đốc

Phòng KT


Vận
chuyển

Phòng
HC

Bảo
hành

SX, kho,
sửa chữa

P. Giám đốc

Phòng
thiết kế

Phòng
thị trư
ờng

PT sản
phẩm mới

Phát triển
thị trường
và quản lý
dự án

Công trường,

dự án mới

(Ngun: Theo ti liu cụng ty CP u t XD v TM Phng ụng)
C cu lónh o
- Hi ng qun tr
- Giỏm c
- Phú giỏm c
- Cỏc phũng ban
+ Cỏc phũng nghip v
+ Nh mỏy sn xut
+ Phũng trng by gii thiu sn phm
+ i lý cỏc tnh v cỏc khu vc
Ngoi s lng lao ng chớnh thc trong danh sỏch cụng ty cũn thng
xuyờn s dng lao ng thi v vi cỏc t, cỏc d ỏn cao im, trng im.
6


1.2.2.1. Thuyết minh sơ đồ tổ chức chung của công ty
1.2.2.1.1. Sơ đồ trên mô tả các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh,
dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty
- HĐQT đã đề ra các phương hướng tầm vĩ mô.
- Giám đốc điều hành, định hướng đúng tiến trình, định hướng, mở rộng
các quan hệ vĩ mô, các nguồn nội, ngoại lực để tạo tiền đề đầu tư và hoạt động
đúng định hướng, giao phó giám đốc công ty trực tiếp điều hành bộ máy công
ty.
- Phó Giám đốc công ty điều hành, giám sát trực tiếp các phòng ban, kế
toán, hành chính, thiết kế. Giám sát trực tiếp sản xuất, các dự án, điều động, hỗ
trợ kịp thời các bộ phận khác khi cần thiết. Kiểm tra thu chi, báo cáo tài chính,
chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước ban lãnh đạo về mọi hoạt động do
mình quản lý điều hành.

- Phó giám đốc phụ trách sản xuất, vật tư, lắp dựng, vận chuyển và phát
triển sản phẩm mới, chịu sự điều hành của giám đốc công ty, chịu trách nhiệm
quản lý nhà máy, sản xuất theo đúng tiến độ kế hoạch, đảm bảo vật tư đầy đủ,
đúng chủng loại, đảm bảo an ninh, an toàn tại nhà máy. Chịu trách nhiệm trước
giám đốc về các chiến lược, kế hoạch phát triển sản phẩm mới. Đảm bảo tính
minh bạch tài chính.
- Phó giám đốc phụ trách tỉnh và phát triển dự án: Chịu trách nhiệm trước
giám đốc công ty tiến độ, chất lượng dự án đang thực hiện. Chịu trách nhiệm
phát triển sản phẩm, thương hiệu, thực hiệu các dự án tại các tỉnh thành. Chịu
trách nhiệm an ninh, an toàn tại các công trình thực hiện. Đảm bảo tính minh
bạch tài chính trong các dự án.
- Các phòng ban chức năng khác chịu sự điều hành và chịu trách nhiệm
trực tiếp trước giám đốc, các trưởng phòng ban chịu trách nhiệm giám sát, điều
hành nhân viên trong bộ phận của mình thực hiện đúng nội quy, quy định và
khối lượng công việc được giao.

7


1.2.2.1.2. Các hoạt động hỗ trợ khác
- Hoạt động tuyển dụng, đào tạo nâng cao tay nghề.
- Hoạt động giao lưu, nâng tầm phong cách và văn hoá công ty.
- Theo dõi khắc phục phòng ngừa, cải tiến, đánh giá sáng kiến.
- Theo dõi xử lý, đánh giá thoả mãn khách hàng, trao đổi thông tin với
khách hàng.
Được ban giám đốc đặc biệt quan tâm, hoạt động hỗ trợ này được giao trực
tiếp cho phòng hành chính nhân sự.
1.3. Khái quát tình hình tài chính của công ty
Bảng 1.1 : BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH

ĐVT: VN đồng
CHỈ TIÊU

MÃ SỐ

Năm 2014

Năm 2015

Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ
(Đồng)

1.Doanh thu bán
hàng & CCDV
2.Các
khoản
giảm trừ doanh
thu
3.Doanh
thuần

4.372.955.327

6.143.904.302

1.770.948.975

40,48


6.495.774.341 8.661.032.455

1.770.948.975

33,34

3.873.724.016

5.708.143.032

1.834.419.016

47,34

499.231.311

435.761.270

-63.470.041

-12,71

108.587.044

63.450.226

-45.136.818

-41,57


108.587.044

63.450.226

-45.136.818

-41,57

3

thu
BH

&

CCDV
4.Giá vốn hàng
bán
5.Lợi nhuận gộp
về BH & CCDV
6.Doanh thu hoạt
động tài chính
7.Chi phí hoạt
động tài chính
Trong đó chi phí
lãi vay

1


(%)

10

11
20
21
22
23

8


8.Chi phí quản lý
doanh nghiệp
9.Lợi
nhuận
thuần từ HĐKD
10.Thu
nhập
khác
11.Chi phí khác
12.Lợi
nhuận
khác
13.Tổng LN kế
toán trước thuế
14.Chi phí thuế
thu nhập DN
16.Lợi

nhuận
sau thuế TNDN

25
30
31

404.644.870

374.988.274

-29.656.596

-7,33

(14.000.603)

(2.677.230)

-

-80,88

38.593.070

70.312.898

31.719.828

82,19


38.593.070

70.312.898

31.719.828

24.592.467

67.635.668

43.043.201 175,03

4.303.682

16.908.917

12.605.235 292.89

20.288.785

50.726.751

30.437.966 150.02

32
40
50
51
60


(Nguồn: công ty CP đầu tư XD và TM Phương Đông)
Trong đó doanh thu của lĩnh vực xây dựng và bán buôn vật liệu xây dựng
chiếm phần lớn doanh thu của toàn công ty. Đây là hai hướng sản xuất kinh
doanh chính của công ty và ngày càng nâng cao hiệu quả. Một mặt công ty đang
đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực này và cũng như do tính chất cạnh tranh gay gắt
trong thời buổi hiện này, nhất là trong lĩnh vực xây dựng nên luôn đặt ra yêu cầu
với công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty là
phải làm sao đảm bảo duy trì và nâng cao trình độ người lao động một cách liên
tục để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng cao của công ty.
1.4. Tình hình lao động của công ty
1.4.1 Cơ cấu tổ chức lao đông của công ty
- Tổng số cán bộ công nhân viên: 65 người.
Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng cho quá trình sản xuất
kinh doanh. Nó là tổng hợp các kỹ năng, mức độ đào tạo, trình độ giáo dục có
sẳn cho cá nhân có khả năng làm việc và đảm bảo năng suất lao động. Như vậy,
nguồn vốn nhân lực của doanh nghiệp là lượng lao động hiện có cùng với nó là
kỹ năng tay nghề, trình độ đào tạo, tính sang tạo và khả năng khai thác của
9


người lao động. Nguồn nhân lực không phải là cái sẽ có mà là đã có sẳn tại
doanh nghiệp thuộc sự quản lý và sử dụng của doanh nghiệp
Do đó, để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh thì DN cần hết sức lưu
tâm đến yếu tố này. Vì nó là chất xám, là yếu tố tác động trực tiếp lên đối tượng
và tạo ra sản phẩm và kết quả sản xuất kinh doanh, có ảnh hưởng mang tính
quyết định đối với sự tồn tại và hưng thịnh của doanh nghiệp.

10



Năng lực cán bộ chuyên môn của công ty

TT

Cán bộ chuyên

Tổng

môn

Số

I

Trên Đại học

1

1

Thạc sĩ kinh tế

1

II

Đại Học

25


Năm công tác
>= 2

>= 5

>= 10

năm

năm

năm

1

1

Kỹ sư xây dựng

2

1

2

Thiết kế kỹ thuật
Kỹ sư kinh tế xây

3


1

2

2

1

1

3
4

dựng
Ký sư cơ khí

5

1

1

1

Kiến trúc sư

1

1


6

Kỹ sư cấp thoát nớc

2

1

1

7

Kỹ sư điện

2

1

1

8

Kỹ sư giao thông

3

1

2


9

Kỹ sư thuỷ lơi

3

2

1

10

Cử nhân kinh tế

4

2

2

11

Kỹ sư tin học

2

2

III


Cao đẳng

8

8

IV

Trung cấp
Công nhân trực

3

3

18

7

V

tiếp

11

8

3


>=
15
năm

>= 20
năm


1.4.2 Phõn cụng lao ng v hp tỏc lao ng
- m bo hon thnh tt nhim v k hoch do giỏm c giao v phỏt
huy nng lc thc hin cụng vic ca nhõn viờn, cụng ty ó t chc phõn cụng
lao ng vi c 3 hỡnh thc: Phõn cụng lao ng ton nng, phõn cụng lao ng
chuyờn ngh v phõn cụng lao ụng chuyờn sõu.
- V hip tỏc lao ng, hỡnh thc ang c ỏp dng ti cụng ty l lm vic
theo cỏc t, phũng, ban v mi õy cú thờm hỡnh thc lm vic ti mt s b
phn l lm vic theo nhúm. Cụng ty giao nhim v, k hoch c th cho tng
phũng b phn, buc nhng ngi lao ng trong phũng va phi hon thnh
nhim v ca cỏ nhõn, va phi hip tỏc vi nhau hon thnh tt cụng vic
chung ca c phũng. Gia cỏc phũng ban li cú s phi hp vi nhau hon
thnh nhim v, k hoch chung ca cụng ty .
T chc ti hin trng.
1.4.2.1. S :

P. Giám đốc
chuyên trách dự
án

Phòng ban
hỗ trợ


Chủ nhiệm công
trình

Quản lý vật tư

Đội thi công 1

Quản lý kỹ thuật

Đội thi công 2

12

Hành chính

Đội thi công 3


1.4.2.2. Thuyết minh sơ đồ.
- Sau khi nghiên cứu hồ sơ, thiết kế toàn bộ công trình, dự án tuỳ theo quy
mô chúng tôi sẽ bố trí bộ máy quản lý thi công công trình tại trụ sở chính và tại
hiện trường để thực hiện dự án theo sơ đồ tổ chức đã nêu trên nhằm:
- Thi công lắp đặt đúng thiết kế.
- Thực hiện tốt tiến độ thi công.
- Đảm bảo an toàn cho người, máy móc thiết bị, vệ sinh môi trường.
- Thi công có năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị.
1.4.2.2.1. Giám đốc công ty Giao nhiệm vụ
Dự án công trình cho phó giám đốc, chuyên trách.
1.4.2.2.2 Phó giám đốc chuyên trách dự án
Chỉ huy toàn bộ việc thực hiện dự án, phối hợp với các bộ phận, đặc biệt

với nhà máy sản xuất để việc giao hàng, lắp dựng đúng tiến độ. Báo cáo tiến độ
với giám đốc, chịu trách nhiệm giải ngân cho dự án.
1.4.2.2.3. Chỉ huy trưởng công trình
Là người thay mặt cho nhà thầu tại hiện trường, chịu trách nhiệm trước
phó giám đốc chuyên trách giải quyết mọi thủ tục có liên quan đến việc xây lắp
công trình và giao dịch với bên chủ đầu tư hoặc tổng thầu.
- Trực tiếp điều hành mọi công việc thi công đảm bảo tiến độ thi công
công trình, thi công đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng năng suất hiệu quả. Đảm
bảo an toàn lao động cho người, máy móc thiết bị, an toàn giao thông, vệ sinh
môi trường.
- Quan hệ với bên A giải quyết những yêu cầu kiến nghị, vướng mắc, các
khối lượng phát sinh, nghiệm thu, chuyển bước giai đoạn.
- Chịu trách nhiệm về mọi mặt về gia công phát sinh trên công trường.
- Được lựa chọn các cán bộ dưới quyền để đảm đương tốt cộng việc được
giao.
- Thường xuyên kiểm tra quá trình sản xuất, thi công trên hiện trường,
hướng dẫn các bộ phận thi công đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng. Phát hiện và
ngăn ngừa sai phạm, kịp thời xử lý các sai phạm.
13


1.4.2.2.4. Bộ phận hành chính
Thực hiện chấm công lương, làm các thủ tục về giấy tờ liên quan đến dự án,
hoàn thành các chế độ chi phí cho dự án. Tổng hợp báo cáo công việc dự án.
1.4.2.2.2. Bộ phận quản lý vật tư
- Kiểm tra bảo quản vật tư, thành phẩm và phụ kiện đưa đến công trình
trước khi sử dụng và lắp đặt
- Bố trí giám sát về nhân lực, khối lượng vật tư cho từng công việc và
công trình hàng ngày.
- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện, an toàn lao động và vệ sinh môi

trường. Kịp thời phát hiện ngăn ngừa các tai nạn có thể xảy ra, đảm bảo an toàn
trong quá trình thi công.
1.4.2.2.5. Bộ phận quản lý kỹ thuật
- Chịu trách nhiệm đúng đắn các bản thiết kế, xử lý ngay các tình huống
phát sinh thiết kế, kỹ thuật với bên A.
- Giám sát lắp dựng, nghiệm thu nội bộ và nghiệm thu bàn giao.

14


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING TIÊU THỤ TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ
THƯƠNG MẠI PHƯƠNG ĐÔNG
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xác lập chiến lược Marketing
của Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phương Đông
2.1.1. Các nhân tố cơ bản của môi trường vi mô
Mục tiêu cơ bản của mọi Công ty là thu lợi nhuận.
Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống marketing là đảm bảo sản xuất ra những
mặt hàng hấp dẫn đối với thị trường mục tiêu. Nhưng thành công của sự chỉ đạo
marketing còn phụ thuộc vào cả hoạt động của các đơn vị khác trong Công ty,
và vào sự tác động của những người môi giới, các đối thủ cạnh tranh và công
chúng trực tiếp
2.1.1.1 Công ty
Khi soạn thảo các chiến lược marketing, những người lãnh đạo bộ phận
marketing của Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phương Đông phải
chú ý đến lợi ích của các nhóm trong nội bộ bản thân Công ty như ban lãnh đạo
tối cao, phòng tài chính, phòng nghiên cứu thiết kế, phòng cung ứng thiết bị, bộ
phận sản xuất và kế toán.
Ở Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Phương Đông, ban lãnh đạo

tối cao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị. Bộ phận lãnh đạo tối cao
này quyết định các mục tiêu của Công ty, phương châm, chiến lược chung và
sách lược. Bộ phận marketing phải đưa ra những quyết định không trái với
những kế hoạch của ban lãnh đạo tối cao. Ngoài ra tất cả các chiến lược
marketing của họ phải được ban lãnh đạo tối cao phê duyệt. Bộ phận marketing
phải hợp tác với các đơn vị khác của Công ty. Phòng tài chính luôn quan tâm
đến những vấn đề nguồn vốn và việc sử dụng vốn cần thiết để thực hiện các
chiến lược marketing. Phòng nghiên cứu thiết kế giải quyết những vấn đề kỹ
thuật, thiết kế những công trình đảm bảo an toàn, đẹp và tiện lợi. Phòng cung
ứng thiết bị quan tâm đến việc đảm bảo đủ máy móc, thiết bị xây dựng phục vụ
15


thiết kế và thi công các công trình. Bộ phận sản xuất chịu trách nhiệm thi công
các công trình. Phòng kế toán theo dõi thi chi, giúp cho bộ phận marketing nắm
được tình hình thực hiện những mục tiêu đề ra. Hoạt động của tất cả những bộ
phận này đều có ảnh hƯởng đến những kế hoạch và hoạt động của bộ phận
marketing.
2.1.1.2. Những người cung ứng
Những người cung ứng là những công ty kinh doanh và những cá thể cung
cấp cho Công ty và các đối thủ cạnh tranh các máy móc thiết bị, cung cấp vật tư
cần thiết để thi công. Bộ phận marketing phải chú ý theo dõi giá cả của các mặt
hàng cung ứng vì việc tăng giá các vật tư mua về có thể buộc phải nâng giá sản
phẩm của mình. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty đã hợp tác với
một số công ty xuất nhập khẩu như:
1. Hãng Đông á - Tập đoàn Đông á Việt Nam
2. Hãng SINO – Tập đoàn nhựa SINO Việt Nam
3. Hãng CONCH – Trung Quốc
4. HãngVEKA - Đức: Thanh Profile
5. Hãng Shide - Trung Quốc: Thanh Profile

6. Hãng winkhaus - Đức: Phụ kiện kim khí
7. Hãng GU - Đức: Phụ kiện kim khí
8. Hãng GQ - Trung Quốc: Phụ kiện kim khí
9. Kính Việt Nhật
10. Kính an toàn Vinaconex
để thực hiện các hợp đồng nhập khẩu trực tiếp. Việc thay đổi giá vật tư của
các nhà cung ứng có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và quyết định giá
của Công ty.
2.1.1.3. Những người môi giới marketing
Những người môi giới marketing là những công ty hỗ trợ cho Công ty đi
lên, tiêu thụ và phổ biến hàng hóa của Công ty trong giới khách hàng. Ở đây
gồm những người môi giới thương mại, các tổ chức dịch vụ marketing và các tổ
chức tài chính tín dụng.
16


2.1.1.4. Khách hàng
Công ty cần phải nghiên cứu kỹ khách hàng của mình. Nhìn chung có 5
dạng thị trường khách hàng.
Thị trường người tiêu dùng: những người và hộ dân mua hàng hóa và dịch
vụ để sử dụng cho cá nhân.
Thị trường các nhà sản xuất: các tổ chức mua hàng và dịch vụ để sử dụng
chúng trong quá trình sản xuất.
Các nhà bán buôn trung gian: các tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó
bán lại kiếm lời.
Thị trường các cơ quan Nhà nước: những tổ chức nhà nước mua hàng và
dịch vụ để sau đó sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ công cộng hoặc chuyển giao
hàng hóa và dịch vụ đó cho những người cần đến nó.
Thị trường quốc tế: những cá nhân hay tổ chức ở ngoài nước mua hàng hóa
hoặc dịch vụ để phục nhu cầu sử dụng cá nhân hay đưa vào quá trình sản xuất.

Công ty bán sản phẩm của mình trên tất cả các thị trường này. Trong thời
gian tới, Công ty sẽ đẩy mạnh hoạt động trên thị trường quốc tế hơn nữa. Công
ty cung cấp dịch vụ thiết kế, thi công các công trình dân dụng, nhà ở cho những
người tiêu dùng trực tiếp hoặc cho các bên trung gian. Dịch vụ thiết kế, thi công
các công trình công nghiệp được cung cấp cho các nhà máy để đưa vào quá trình
sản xuất. Công ty cũng bán sản phẩm của mình cho các cơ quan nhà nước để
phục vụ mục đích tiêu dùng của chính các cơ quan này hoặc phục vụ công cộng.
Tất cả các thị trường này đều có những nét đặc thù riêng đòi hỏi bộ phận
marketing phải có chiến lược hợp lý cho từng thị trường.
2.1. 1.5. Đối thủ cạnh tranh
Mọi công ty đều có những đối thủ cạnh tranh khác nhau. Những đối thủ mà
Công ty gặp phải: các đối thủ cạnh tranh về mong muốn, các đối thủ cạnh tranh
về kiểu mẫu, các đối thủ cạnh tranh về giá cả…. Mỗi đối thủ đều tạo cho Công
ty những khó khăn khác nhau trong việc đề ra một chiến lược marketing phù
hợp với từng thị trường cụ thể.

17


Trong quá trình hoàn thiện và phát triển, cạnh tranh trong ngành xây dựng
Việt Nam ngày càng gay gắt hơn. Không chỉ các Công ty của Nhà nước mà ngày
càng nhiều Công ty tư nhân, công ty liên doanh với nước ngoài được thành lập,
tất cả đều ra sức chạy đua trong cuộc cạnh tranh để tồn tại.
Đối thủ cạnh tranh mà Công quan tâm nhất là các công ty nhà nước và các
công ty có vốn nước ngoài, có lợi thế về vốn và quy mô, lĩnh vực hoạt động đa
dạng nên bất kỳ một thay đổi chiến lược kinh doanh của các công ty trên có ảnh
hưởng rất lớn đến đến Công ty
2.1.1.6. Công chúng trực tiếp
Công chúng trực tiếp có thể hoặc là hỗ trợ hoặc là chống lại những nỗ lực
của Công ty nhằm phục vụ thị trường. Công ty có thể xây dựng chiến lược

marketing cho tất cả các thị trường khách hàng. Bất kỳ công ty nào cũng họat
động trong môi trường marketing gồm 7 loại công chúng trực tiếp.
- Giới tài chính: Có ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo nguồn vốn của Công
ty. Công ty đã giành được thiện cảm của số công chúng này khi công bố các báo
cáo hàng năm, trả lời các câu hỏi có liên quan đến toàn bộ hoạt động tài chính và
chứng minh sự ổn định tài chính của mình.
- Công chúng trực tiếp thuộc các phương tiện thông tin: Là những tổ chức
phổ biến tin tức, những bài báo và những bài xã luận. Trước hết đó là báo chí,
đài phát thanh và đài truyền hình. Công ty CP đầu tư XD và TM Phương Đông
đã quan tâm đến việc làm thế nào để các phương tiện thông tin nói về hoạt động
của mình nhiều hơn và tốt đẹp hơn .
- Công chúng trực tiếp thuộc các cơ quan nhà nước: Ban lãnh đạo nhất
thiết phải chú ý đến tất cả những gì xảy ra trong lĩnh vực nhà nước vì nó có ảnh
hưởng rất lớn đến các quyết định của Công ty. Các hoạt động thị trường của
công ty CP đầu tư XD và TM Phương Đông phải hưởng ứng các vấn đề an toàn
hàng hóa, quảng cáo trung thực…
- Các nhóm công dân hành động:
Những quyết định marketing được Công ty thông qua có thể gây nên
những điều nghi vấn từ phía các tổ chức người tiêu dùng, các nhóm bảo vệ môi
18


trường… Vì vậy Công ty phải giải quyết triệt để những nghi vấn này thông qua
sự tiếp xúc thường xuyên với tất cả các nhóm người tiêu dùng.
- Công chúng trực tiếp địa phương:
Mọi Công ty đều có quan hệ với công chúng trực tiếp địa phương như
những người dân sống ở vùng xung quanh và các tổ chức địa phương. Để làm
việc với nhân dân địa phương, Công ty đã cử bộ phận chuyên trách về vấn đề
quan hệ với địa phương tham dự các cuộc họp của hội đồng địa phơng, trả lời
những câu hỏi, đóng góp vào việc giải quyết những vấn đề cấp thiết.

- Quần chúng đông đảo:
Công ty cần phải theo dõi chặt chẽ thái độ của quần chúng đông đảo đối với
hàng hóa và hoạt động của mình. Quần chúng đông đảo tuy không phải là một
lực lượng có tổ chức đối với Công ty nhưng hình ảnh của Công ty dưới con mắt
của quần chúng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thương mại của Công ty.
- Công chúng trực tiếp nội bộ: Công chúng trực tiếp nội bộ của Công ty
bao gồm công nhân viên chức, những người tình nguyện giúp đỡ, các nhà quản
trị. Khi công nhân viên chức có thái độ tốt với Công ty thì thái độ tốt đó của họ
sẽ truyền lan ra các nhóm công chúng trực tiếp khác.
2.1.2. Các yếu tố cơ bản của môi trường vĩ mô
2.1.2.1. Môi trường kinh tế
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh, đặc biệt là
ở các thành phố lớn, vì vậy nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên mạnh. Nắm bắt được
tình hình trên công ty CP đầu tư XD và TM Phương Đông coi đây là một cơ hội
kinh doanh rất lớn đối với Công ty, đòi hỏi Công ty phải có chiến lược dài hạn
để khai thác hết cơ hội này.
Ngoài ra, sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế đã tạo ra sự ổn định trong
kinh doanh của Công ty nói riêng và của môi trường kinh tế nói chung. Chính sự
ổn định này là điều kiện đầu tiên cho mỗi doanh nghiệp phát triển kinh doanh.
Tuy nhiên, trong thời gian này có sự biến động về tỷ giá hối đoái và lạm
phát theo chiều hướng tăng cao, trong khi đó nguyên liệu đầu vào của các công
trình xây dựng phần lớn là hàng nhập khẩu nên giá thành sản phẩm sẽ tăng lên
19


cùng chiều với giá nguyên liệu đầu vào. Điều này gây không ít khó khăn cho
Công ty trong việc định giá sản phẩm sao cho đủ bù đắp chi phí và có lãi nhưng
đồng thời cũng phải được người mua chấp nhận.
2.1.2.2. Môi trường chính trị pháp lý.
Xây dựng công nghiệp hiện nay là một ngành mũi nhọn trong công cuộc

công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cũng là ngành được chính phủ giành nhiều ưu
tiên để phát triển. Mặt khác, từ khi nước ta có chủ trương mở cửa nền kinh tế,
mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước, thúc đẩy giao lưu giữa nước ta với
các nƣớc về nhiều mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật... đồng
thời sửa đổi bổ sung một số luật nên đã tạo sự ổn định cho nền kinh tế và
thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Do đó nhu cầu về xây dựng các
khu công nghiệp, các khách sạn, nhà hàng và nhà ở ngày càng tăng. Đây chính
là một cơ hội để phát triển ngành xây dựng.
Tuy nhiên luật pháp của ta còn thiếu, chưa đồng bộ và chặt chẽ, nhiều chỗ
hổng về luật dẫn đến một thực tế là môi trường cạnh tranh bị hạn chế, chưa phân
định rõ về quyền lợi và trách nhiệm nên chưa thu hút được đầu tư vào Việt Nam
tương xứng với tiềm năng, một số thủ tục còn rườm rà, chồng chéo gây phiền hà
cho chủ đầu tư. Ngoài ra do việc cấp giấy phép thi công công trình rất chậm trễ
nên nhiều khi công trình được thiết kế đã lâu nhưng vẫn phải chờ sự cho phép
của cơ quan, chính quyền các cấp... Mặc dù những ảnh hưởng trên chỉ là gián
tiếp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhưng đã cản trở rất lớn
đến quá trình kinh doanh xây dựng.
2.1.2.3. Môi trường văn hóa – xã hội.
Đó là những yếu tố văn hóa ảnh hƣởng tới kiến trúc, kiểu dáng, kết cấu,
quan niệm về chất lượng các công trình xây dựng do khách hàng đặt ra mà
ngành xây dựng phải đáp ứng được.
Bao gồm các luồng văn hóa Phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng,
luồng văn hóa Tây Âu, Bắc Mỹ.... chủ của các công trình xây dựng đang tồn tại
và phát triển kinh doanh ở nước ta (các khách sạn, các sở ngoại giao và kinh
20


doanh, các xí nghiệp liên doanh, các công trình có vốn đầu tư nước ngoài...).
Chính môi trường văn hóa – xã hội này đòi hỏi ngành xây dựng nói chung và
Công ty nói riêng phải có những bước tiến bộ vượt bậc về mọi mặt (trình độ xây

dựng, mức trang thiết bị, cung cách tổ chức và quản lý...), đây vừa là thử thách
vừa là một động lực để ngành xây dựng vươn lên trong quá trình hội nhập với
khu vực và thế giới
2.1.2.4. Môi trường công nghệ.
Với những đòi hỏi khắt khe của các công trình xây dựng hiện đại, cùng với
sự cạnh tranh quốc tế về xây dựng ở Việt Nam, (đặc biệt là các công trình kết
cấu hạ tầng đắt tiền đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, thời gian thi công ngắn) ngành
xây dựng nước ta buộc phải có những đổi mới nhanh chóng, vượt bậc để có thể
đáp ứng và thích nghi được với cuộc cạnh tranh xây dựng nhằm thỏa mãn các
yêu cầu của khách hàng trong giai đoạn tới.
2.1.2.5. Môi trường nhân khẩu học.
Việc tăng dân số nhanh trên toàn thế giới làm nhu cầu về sự thỏa mãn cũng
tăng lên. Năm 1981 dân số thế giới là 4.5 tỷ người nhưng hiện nay đã là hơn 6 tỷ
người, trong đó Việt Nam góp một phần không nhỏ. Xu hướng gia tăng dân số
nhanh ở Việt Nam, cùng với thu nhập tăng đã mở ra cơ hội phát triển mạnh của
ngành xây dựng Việt Nam. Điều này cho thấy rằng ngoài các sản phẩm truyền
thống thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật để tìm ra nguyên liệu mới hoặc một
sản phẩm mới đáp ứng mọi yêu cầu sở thích của khách hàng là một đòi hỏi rất
lớn. Mặt khác, hiện nay với quy mô gia đình nhỏ cộng với xu hướng di chuyển
dân cư từ nông thôn ra thành thị, đi xây dựng các vùng kinh tế mới và đặc biệt là
mức độ đô thị hóa nhanh như hiện nay ở nước ta sẽ làm tăng đáng kể nhu cầu về
các công trình xây dựng, tạo điều kiện cho ngành xây dựng phát triển

21


2.2. Thực trạng về hoạt động marketing tại công ty CP đầu tư XD và TM
Phương Đông
2.2.1. Công tác nghiên cứu thị trường
Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, công ty CP đầu tư XD

và TM Phương Đông. cũng như các doanh nghiệp khác đều chịu sự chi phối
mạnh mẽ của môi trường kinh doanh trực tiếp hoặc gián tiếp. Mặc dù mới đi vào
hoạt động kinh doanh nhưng với uy tín và chất lượng mà công ty cung cấp, hiện
nay công ty cũng đã có được chỗ đứng trên thị trường.
Khách hàng chủ yếu của công ty hiện nay chủ yếu tập trung trong thành
phố Thanh Hóa...
Một số đối thủ cạnh tranh của công ty CP đầu tư XD và TM Phương Đông.:
- Các cơ sở sản xuất và các công ty có cùng mặt hàng cạnh tranh là các
sản phẩm vật liệu, thiết bị xây dựng ....
Công tác nghiên cứu thị trường của công ty do phòng Thị trường đảm
nhiệm. Những người này chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động marketing về
vấn đề và lĩnh vực của phòng mình phụ trách, tiến hành phân tích nghiên cứu
thông tin và đưa ra các giải pháp trong hoạt động kinh doanh.
* Thông tin về khách hàng: thường là nhu cầu của khách hàng về sản
phẩm, chất lượng, mẫu mã… do từng phòng chịu trách nhiệm.
* Thông tin về các đối thủ cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh đang chào bán sản
phẩm giấy mà công ty đang cung cấp như thế nào, giá cả và chất lượng sản
phẩm đó ra sao, chiến lược quảng cáo xúc tiến bàn hàng của họ…
* Thông tin về những thuận lợi và khó khăn của công ty
* Giải đáp những thắc mắc và nhũng khiếu nại của khách hàng về dịch vụ,
sản phẩm…
-> Quá trình thu thập thông tin của công ty kết hợp hai hình thức nghiên
cứu tại văn phòng và nghiên cứu trực tiếp.
-> Công ty luôn đặt ra mục tiêu là khách hàng và đáp ứng nhu cầu của
khách hàng, nhằm duy trì mối quan hệ với khách hàng quen thuộc và mở rộng

22


với khách hàng mới. Với mục tiêu trên nhân viên công ty đã thực hiện biện pháp

trong tiếp xúc với khách hàng như:
- Đội ngũ nhân viên luôn biết lắng nghe ý kiến của khách hàng, giải đáp
những thắc mắc, tư vấn cho họ, thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng. Đội ngũ
nhân viên giới thiệu sản phẩm rất nhiệt tình và nỗ lực hết mình vì khách hàng.
- Việc giải quyết những khiếu nại và thắc mắc về sản phẩm của công ty sẽ
được những nhân viên liên quan trong công ty giải đáp ngay nếu gọi điện thọa
trực tiếp cho công ty, hoặc gặp trực tiếp tại văn phòng của công ty mọi thắc mắc
sẽ được giải quyết nhanh chóng và thuận lợi cho khách hàng.
Ngoài ra nhân viên thị trường còn thu thập các thông tin về đặc điểm của
khách hàng như: thói quen tiêu dùng, khả năng thu nhập, thu thập các thông tin
phản ánh của khách hàng về chất lượng của sản phẩm. Các thông tin này thu
thập bằng cách quan sát trực tiếp tại các cửa hàng thông qua các chủ cửa hàng
và một số cá nhân.
Tất cả các thông tin này được tập hợp về phòng kinh doanh và báo cáo lãnh
đạo công ty để ra quyết định. Tuy vậy qua tìm hiểu hoạt động Maketing tại công
ty CP đầu tư XD và TM Phương Đông. Cho thấy việc thu thập và xử lý thông
tin từ thị trường còn mang tính cảm tính chưa khoa học, thông tin thu thập được
có độ chính xác không cao vì phụ thuộc vào trình độ của các nhân viên tại công
ty.
2.2.2. Chính sách về sản phẩm của công ty CP đầu tư XD và TM Phương
Đông
Chính sách sản phẩm là trọng tâm của marketing cả ở mức độ chiến lược
và mức độ thực hành. Nó có liên quan mật thiết với công tác kế hoạch hoá
chiến lược, chiến lược cạnh tranh và định vị thị trường.
Đối với Công ty CP đầu tư XD và TM Phương Đông, chính sách sản phẩm
luôn giữ vai trò quan trọng nhất, được coi là xương sống của chiến lược
marketing vì một số lý do sau:
-

Chính sách sản phẩm đúng đắn là điểm khởi đầu cho mọi thành công


của Công ty.
23


Chính sách sản phẩm là cơ sở để hình thành và phát triển các chính sách

-

marketing khác.
Do vai trò quan trọng của công trình xây dựng mà các chủ đầu tư khi

-

lựa chọn nhà thầu chỉ xem xét đến các vấn đề giá cả sau khi các yêu cầu về kỹ
thuật, chất lượng đã được thoả mãn.
Danh tiếng, uy tín của Công ty là nhân tố quan trọng để giành được hợp

-

đồng. Công ty chỉ có thể có được danh tiếng, uy tín và kinh nghiệm tốt khi xây
dựng được chính sách sản phẩm đúng đắn.
Trong xu thế tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ nhanh như hiện

-

nay thì tính cạnh tranh đã chuyển từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất
lượng. Do đó chính sách sản phẩm của Công ty ngày càng có vai trò quan trọng
hơn.
Tuỳ theo từng đặc điểm mà có thể đưa ra các sản phẩm sau:

- Sản xuất kinh doanh sản phẩm xây dựng là nhà cửa, vật kiến trúc.
- Kinh doanh nhà và địa ốc.
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng
- Sản phẩm thương mại bán thành phẩm liên quan đến xây dựng
- Kinh doanh mặt bằng đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
-

Dịch vụ kinh doanh trên các khu quy hoạch được bàn giao cho ngành

xây dựng quản lý.
- Các loại hình tư vấn xây dựng.

Đối với mỗi phân đoạn thị trường, Công ty CP đầu tư XD và TM Phương
Đông có những chính sách sản phẩm khác nhau. Đối với thị trường khách hàng
là các tổ chức và cơ quan Nhà nước, Công ty thường cung cấp dịch vụ tư vấn,
giám sát thi công hay cung cấp nguyên vật liệu xây dựng cho các công trình.
Đối với thị trường khách hàng là các tổ chức, cơ quan ngoài nhà nước và hộ gia
đình thì Công ty phấn đấu cung cấp toàn bộ dịch vụ liên quan đến công trình
như dịch vụ tư vấn thiết kế, thi công và cung cấp nguyên vật liệu xây dựng.
Tuy nhiên để làm được điều này thì vai trò của bộ phận marketing trong Công
ty là rất quan trọng. Chỉ khi nâng cao uy tín và vị thế của Công ty trên thị
24


trường xây dựng, khách hàng mới có thể tin tưởng sử dụng toàn bộ dịch vụ của
Công ty cho một công trình.
2.2.3. Chính sách về giá cả của công ty CP đầu tư XD và TM Phương Đông
Đó là phần thứ hai của marketing mix trong Công ty. Chính sách giá cả
phải sử dụng cho phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
Giá xây dựng là lĩnh vực phức tạp liên quan đến nhiều mặt, nhiều vấn đề

(kể cả các yếu tố liên quan đến xã hội). Vì vậy xét trong các quá trình để sản
xuất ra sản phẩm xây dựng ta có các khái niệm sau:
- Giá khái toán: ngân quỹ được dùng để ghi kế hoạch, là căn cứ để lấy số

liệu cơ bản trong giai đoạn lập luận chứng kinh tế kỹ thuật.
- Tổng dự toán công trình là giá được xác định trên cơ sở thiết kế kỹ

thuật của giai đoạn chuẩn bị xây dựng.
- Dự toán hạng mục được lập trên cơ sở thiết kế tổ chức thi công.
- Giá quyết toán bàn giao công trình.

Trong đó vấn đề quan trong xét giác độ của Công ty thì cần phải quan tâm
đến giá hạng mục công trình trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng.
- Giá ghi kế hoạch
- Giá dự toán (theo thiết kế đã được duyệt)
- Giá thanh toán được chấp nhận
- Giá duyệt theo quyết định của cấp trên (trên cơ sở ý kiến của cơ quan tư

vấn)
- Giá đấu thầu
- Giá quyết toán

Các loại giá được đưa ra sử dụng và tính toán phù hợp với từng giai đoạn
mục tiêu của Công ty. Tuy nhiên, việc xác định giá hợp đồng trong xây dựng
và giá quyết toán được thanh toán là hai loại giá được Công ty CP đầu tư XD
và TM Phương Đông tính toán và xem xét kỹ lưỡng.

25



×