Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

SINH VIÊN VIỆT NAM với vấn đề hội NHẬP QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.84 KB, 5 trang )

Sv đối với vấn đề hội nhập kinh tế- quốc tế
Xu thế hội nhập GD-ĐT VN so với thế giới:Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội hội nhập với
khu vực và thế giới, nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng đã mở ra những
chân trời tri thức mới. Cùng với đó là những cơ hội để giáo dục vươn mình tiếp cận với những xu
thế phát triển của thời đại. Đồng thời, cũng để giáo dục đại học có những bước chuyển mình dù
rằng với bối cảnh của một nước đang phát triển, vừa thoát khỏi chiến tranh, bước vào thời kỳ đổi
mới thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có không ít những thách thức, khó
khăn.Việc đẩy mạnh những lợi thế và nắm bắt lấy cơ hội cũng đồng thời với quá trình tìm kiếm các
giải pháp hiệu quả để giải quyết những khó khăn, thách thức đặt ra cho hướng đi của giáo dục đại
học hội nhập quốc tế
1. Những cơ hội của SV khi giáo dục nuớc nhà hội nhập quốc tế:











Được tiếp cận với hệ thống các tri thức khoa học mới, tiên tiến nhất của thế giới có hàm
lượng thông tin cao đồng thời cũng truyền vào những kinh nghiệm thực tiễn của khu vực và
thế giới về giảng dạy, đào tạo và phương thức quản lý giáo dục.
Chính việc hội nhập với quốc tế đã cho các trường đại học được cập nhật và học hỏi các nội
dung đào tạo tiên tiến của các trường khác ở nước ngoài kết hợp với việc thụ hưởng về trình
độ năng lực của giảng viên quốc tế và sự đa dạng, phong phú, nhiều chiều, kết hợp với đặc
thù của các ngành khoa học, ngành đào tạo mới.
Các trường đại học Việt Nam có được khả năng liên kết với những trường đại học quốc tế
danh tiếng về nền học thuật, nghiên cứu nhằm tăng cường hơn nữa năng lực của các trường


trong nước. tạo điều kiện cho sv về việc học tập, nghiên cứu tại chỗ không cần phải ra nước
ngoài mà vẫn có thể học được những kiến thức hiện đại, với hiệu quả kinh tế.
Điều đặc biệt là sự viện trợ, tài trợ cho giáo dục đại học Việt Nam của các tổ chức, các định
chế tài chính, các chính phủ, tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận v..v… thông qua hàng loạt
những dự án, những chương trình phát triển giáo dục và một số các loại hình khoa học –
công nghệ nhằm nâng cao cơ sở vật chất, đồ dùng, thực hành ngiên cứu giúp sv co cơ hội học
tập ttốt hơn
Chương trình đào tạo đc đổi mới phù hợp ,chuẩn hoá với chương trình quốc tế.
Sv VN có thể phấn đấu dành học bổng đi du học nước ng oài bằng chính tài năng của mình

=> Các cơ hội trên đã thúc đẩy hoạt động đối ngoại của chính phủ, tăng cường sự giao lưu, đối
thoại, và trao đổi văn hóa – đây cũng chính là sức mạnh mềm của thời đại mới giữa các dân tộc và
các quốc gia, khu vực.
2.Những thách thức, khó khăn của sv khi hội nhập quốc tế: trong quá trình hội nhập quốc tế
hiện nay, sv đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi: trình độ học vấn, trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, kiến thức kinh tế, quản lý chưa cao; năng lực hội nhập và kỹ năng xã hội của sv
ngày nay đã được nâng lên một cách đáng kể nhưng chưa đáp ứng được đòi hỏi của quá trình hội
nhập quốc tế; vẫn còn một bộ phận sv chưa ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình, … Đó là
những yếu tố đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của đất nước trong thời kỳ hội nhập
quốc tế hiện nay. Sau đây em xin điểm qua 1 số khó khăn của sv hiện nay:


- Một trong những khó khăn hiện nay là kỹ năng ngoại ngữ của sv VN còn rất kém để có thể hội
nhập được với nền khoa học của khu vực và thế giới. Việc ứng dụng kiển thức, kỹ năng thực hành
của sv các trường đại học Việt Nam khá là rất hạn chế so với nhu cầu được đào tạo quốc tế, chính vì
thế mà đã làm cản trở rất nhiều trong việc học tập nghiên cứu của sv.
- Ngoài ra kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp của sv VN còn rất nhiều điểm cần lưu ý do đc bố mẹ bao
bọc chăm lo nên ko có khả năng tự lập
- chương trình giáo dục ở VN chỉ thiên về lí thuyết mà thực hành còn rất kém- đây là 1 thiệt thòi lớn
đs SV, bởi trên thế giới sv các nước rất chú trọng v/đ thực hành

3.Nhiệm vụ của sv :Hội nhập quốc tế về giáo dục hay tự do hóa thương mại về dịch vụ giáo dục
được xem là tất yếu trong xu thế phát triển chung hiện nay.Nhất là sau khi Việt Nam đã trở thành
thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nó sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho
nền giáo dục nước nhà, nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ, để làm tốt điều đó chúng ta
cần:
- không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn để có thể chủ động và tự tin hơn trong quá
trình hội nhập quốc tế; sv-thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong trong việc áp dụng những tiến bộ
khoa học kỹ thuật tiên tiến vào nghiên cứu, áp dụng những tri thức mới vào đ/s XH... mang lại hiệu
quả cao trong quản lý và sản xuất... Hiện nay, trong mọi lĩnh vực của đời sống thanh niên đã dần
khẳng định được vai trò nòng cốt và vị trí chủ lực của mình,chính sự năng động, nhiệt huyết sự đó đã
tạo nên thành công của sv trong thời kỳ hội nhập với những đóng góp không nhỏ cho quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Có thể nói, sv là lực lượng quyết định chính sự nhanh hay chậm, thành công hay thất bại của quá
trình hội nhập quốc tế. Từ đó, sẽ là thuận lợi cho Việt Nam khi đa số thanh niên hiện nay đều có bản
lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt; tinh thần xung phong tình nguyện và ý thức chia
sẻ cộng đồng cao; sv là lực lượng có nhu cầu và khả năng tiếp thu nhanh nhạy những thành tựu và
đổi mới về khoa học công nghệ hiện đại; năng động sáng tạo, luôn chủ động học hỏi những cái mới
và tiến bộ của nhân loại... Đây sẽ là những yếu tố thuận lợi cho đất nước và mỗi địa phương trong
quá trình hội nhập quốc tế.
Một số GIẢI PHÁP
- Đòi hỏi cần phải cập nhật và chuẩn hóa chương trình đào tạo đổi mới phù hợp với khu vực và thế
giới. Từ đó, từng bước nâng cao được giá trị của văn bằng theo chuẩn quốc tế.
- Muốn hội nhập tốt, thì việc quản lý và xây dựng cơ chế hợp tác quốc tế yêu cầu các nhà quản lý
giáo dục đại học cần một tư duy linh hoạt và nhạy bén. Nhằm kịp thời nắm bắt cơ hội phối hợp với
các tổ chức giáo dục của khu vực và quốc tế để mang lại cho cơ sở giáo dục những mối liên hệ sâu


– rộng phát triển. Sự phát triển này tạo ra những thuận lợi không chỉ cho người học mà còn cho cả
nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của cán bộ giảng viên.
-


Ứng dụng các thành tựu mới nhằm phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong giáo dục

đại học trên cơ sở các bản quyền phát minh, sáng chế, sở hữu trí tuệ theo các định chế quốc tế; kết
nối sản phẩm nghiên cứu khoa học với thực tiễn nhu cầu của thị trường và xã hội.
-

Tiến tới từng bước xác lập hệ thống định chuẩn, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đào

tạo theo khu vực và thế giới
1. Nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách chế độ cần thiết, phù hợp,đáp
ứng yêu cầu của công tác giảng dạy, học tập ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Xây dựng, ban hành các chính sách đầu tư, các tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất đối với các cơsở
đào tạo ngoại ngữ;
- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá, thu hút sự đóng góp của toàn xã hội cho công tác dạy và học ngoại
ngữ; khuyến khích đầu tư nước ngoài phát triển mở rộng các loại hình cơ sở đào tạo ngoại ngữ;
- Hoàn chỉnh các quy định về việc dạy và học, kiểm tra, đánh giá, cấp văn bằng, chứng chỉ ngoại
ngữ; khuyến khích thành lập các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ có chất lượng.
2. Tăng cường hợp tác quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ
- Khuyến khích các cơ sở giáo dục mở rộng, đa dạng hóa các hình thức hợp tác quốc tế với các
tổchức ở các quốc gia có bản ngữ hoặc ngôn ngữ quốc gia phù hợp với việc dạy và học ngoại ngữ ở
Việt Nam; thực hiện các chương trình hợp tác, trao đổi giáo viên với nước ngoài nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho các giáo viên người nước ngoài tham gia đào tạo ngoại ngữ trong các trường cao đẳng,
đại học của Việt Nam.
- Duy trì thường xuyên, mở rộng, nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình, phát thanh dành
riêng cho việc dạy và học ngoại ngữ. Sử dụng các kênh có dạy ngoại ngữ của các đài truyền thanh và
truyền hình của nước ngoài. Khuyến khích phát hành các loại báo, tạp chí bằng ngoại ngữ; các hoạt
động văn hóa, âm nhạc, nghệ thuật, thông tin tuyên truyền, quảng bá có sử dụng ngoại ngữ;
- Khuyến khích phát triển các câu lạc bộ giáo viên ngoại ngữ.
TÁC ĐỘNG CỦA KTTT ĐỐI VỚI GD-ĐT HIỆN NAY

Khi nền kính tế nước ta, chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp, sang nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN trên cơ sở một hệ thống pháp luật cũ không phù hợp với nền kinh tế thị trường mới
mẻ và đầy biến động. một số Người ta đã lợi dụng những kẻ hở của pháp luật để bóp méo đi cái cơ
chế thị trương tự điều tiết để làm lợi cho cá nhân
1.

Tác động tích cực:


- Trong quá trình đổi mới tư duy kinh tế, từ mô hình kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang mô hình
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giáo dục truyền thống Việt Nam cũng dần
chuyển sang cơ chế thị trường và từng bước thích nghi hội nhập với khu vực và thế giới. Điều này
thể hiện qua việc quy mô ngày càng mở rộng hệ thống các trường ngoài công lập với sự đầu tư từ
nhiều thành phần kinh tế khác nhau:vốn nước ngoài, tư nhân trong nước,liên doanh ...Bên cạnh đó là
sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thị trường giáo dục khi ngày càng có nhiều trường với nhiều
loại hình đào tạo, nhiều ngành nghề, và cơ chế chính sách cho người học giữa hai hệ thống công lập
và tư thục.
- Chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang phương thức tín chỉ với những tính năng linh
hoạt và mềm dẻo đáp ứng được nhu cầu của người học, phù hợp với năng lực của từng người
- Cải cách giáo dục là làm cho hệ thống giáo dục nước nhà ngày một tốt hơn, con người được đào
tạo sâu hơn, rộng hơn về mọi mặt, đáp ứng xu thế của thời đại ngày một phát triển và hoàn thiện.
- Xuất phát từ tính cạnh tranh, các cơ sở GD được phép tự chủ về tài chính giúp cho viêc nâng cao
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học , về đội ngủ giáo viên, về liên doanh liên kết trong đào tạo kể cả
liên doanh với nước ngoài
2.tác động tiêu cực:một số bộ phận Gv chạy theo đồng tiền tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan.
Không đi học thêm thì không làm bài được, bị điểm kém hoặc bị giáo viên gây khó dễ vì đề kiểm
tra, đề thi cử nhiều phần ngoài chương trình và đánh đố, ko đi học thêm thì ko làm đc bài, các bậc
phụ huynh đành phải cho con em mình học thêm
- Nền giáo dục chỉ chạy theo số lượng mà chât lượng giáo dục bị coi nhẹ, không đáp ứng thị trường
tuyển dụng cho nhu cầu của xã hội, trách nhiệm này không chỉ thuộc về ngành Giáo dục mà còn là

của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, các cấp các ngành.
- Còn một số biểu hiện của cơ chế thị trường bị bóp méo và thiếu lành mạnh, Mọi người chạy theo
đồng tiền, theo lợi nhuận, họ coi vật chất là trên hết ,tình trạng chạy trường, chạy điểm, mua bằng,
thuê ngươi học hộ diễn ra ngày càng nhiều
- tình trạng chảy máu chất xám diễn ra ngày càng ra tăng, khi các du học sinh đi học tại nước ngoài
ko về nước công tác, cống hiến mà ở lại nước ngoài làm việc làm giàu cho nước bạn
- trong tuyển sinh, 1 số trường ĐH đã lách luật tuyển sinh quá chỉ tiêu để thu học phí, còn tạo ra
nhiều khoản thu ngoài không nằm trong quy định gây lawngc phí tốn kém cho ngươi học
- Trước đây, sách giáo khoa được sử dụng từ năm này qua năm khác và biết bao nhiêu thế hệ đã học
hành thành đạt qua bộ sách này. Và nay, hệ thống sách giáo khoa luôn được sửa đổi, cập nhật nhiều
thông tin mới, thế hệ trẻ của chúng ta may mắn hơn ông cha họ, được học tập tiếp thu những cái mới
qua những chương trình mới, kho tàng kiến thức rộng hơn và cũng phong phú hơn. Thế nhưng một
điều trớ trêu, kiến thức mà con em ta thu lượm được qua quá trình học tập chẳng được là bao, đạo
đức và lối sống ngày càng xuống cấp. Từ việc soạn thảo sách giáo khoa, sách giáo khoa được sửa


đổi nội dung liên tục qua từng năm,Phải chăng khi sách của năm trước không dùng được cho năm
sau,là một sự lảng phí ghê gớm về sức lực và tài chính, không chỉ đối với gia đình học sinh,mà là
của nhà nứơc , của xã hội, Nền giáo dục nước nhà bị tụt hậu, chât lượng giáo dục quá thấp, không
đáp ứng thị trường tuyển dụng cho nhu cầu của xã hội, trách nhiệm này không chỉ thuộc về ngành
Giáo dục mà còn là của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, các cấp các ngành.
-Vấn đề quan trọng không kém khi thay đổi tư duy kinh tế trong giáo dục theo cơ chế thị trường có
nguy cơ ảnh hưởng đến việc bảo tồn và duy trì các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống. Khi mà
những tư tưởng, tri thức trong nước và nước ngoài có sự giao lưu và trao đổi, mà diễn biến thì phần
lớn chuyển đổi theo hướng tiếp cận cập nhật mới, thậm chí là thay thế mới hoàn toàn mà không có
sự giao thoa chọn lọc và tiếp biến.
III. trách nhiệm của sv:
1. Thi đua học tập, xây dựng xã hội học tập và tiến quân vào khoa học công nghệ.
Trong giai đoạn phát triển nhanh của khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức, việc học tập để đáp
ứng với sự phát triển đó trở thành yêu cầu và nhu cầu thiết thân đối với mỗi thanh niên.

- Học tập toàn diện: Văn hoá, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học… Tích cực
nghiên cứu khoa học, tuyên truyền ứng dụng khoa học kỹ thuật, hăng hái tham gia các hoạt động
sáng tạo.
2. Thi đua lập nghiệp, lao động sáng tạo, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và
nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện mới.
- Đẩy mạnh hoạt động lao động sáng tạo với tri thức và công nghệ mới, với năng suất và chất lượng
sản phẩm cao hơn trước. Đẩy mạnh hoạt động “Sáng tạo trẻ”, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật,
áp dụng công nghệ mới.
3.Đấu tranh chống mọi tiêu cực ngay từ trong nhà trường, tố giác những hành vi sai lệch với các cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền
4.tham gia tuyên truyền vận động mọi người sống và làm theo hiến pháp và pháp luật
5. Tham gia đóng góp ý kiến với đảng và nhà nước khi có trưng cầu ý kiến ng dân



×