Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Khảo cứu việc dịch trạng từ tiếng anh sang tiếng việt (qua tác phẩm harry potter)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 216 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

-----o0o-----

VÕ TÚ PHƯƠNG

KHẢO CỨU
VIỆC DỊCH TRẠNG TỪ
TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT
(QUA TÁC PHẨM HARRY POTTER)
(CHÍNH VĂN)

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU

Mã số: 62.22.01.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2012


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

------o0o------



VÕ TÚ PHƯƠNG

KHẢO CỨU
VIỆC DỊCH TRẠNG TỪ
TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT
(QUA TÁC PHẨM HARRY POTTER)
CHUYÊN NGÀNH: Ngôn ngữ học So sánh – đối chiếu

Mã số: 62.22.01.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thị Phương Trang
TS. Nguyễn Hữu Chương
Phản biện độc lập:
1. GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp
2. PGS. TS. Vũ Kim Bảng
Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp
Phản biện 2: GS.TS. Lê Quang Thiêm
Phản biện 3: GS.TS. Nguyễn Đức Dân
Tp. Hồ Chí Minh - 2012


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được ai công bố.
Nha Trang, ngày 16 tháng 01 năm 2012
Người cam đoan


Võ Tú Phương


4

LỜI CẢM ƠN
Luận án này có lẽ đã không viết nên được nếu thiếu sự động viên và giúp
đỡ, góp ý tận tình của các thầy cô ngành Ngôn ngữ học cả trong và ngoài ngôi
trường của tôi, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí
Minh. Lời cảm ơn chân thành này tôi xin gởi đến tất cả họ.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc tới hai người thầy hướng
dẫn luận án của tôi: TS. Nguyễn Thị Phương Trang và TS. Nguyễn Hữu Chương đã
tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận án này. Đặc biệt tôi
xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Phương Trang,
người đã hết lòng hướng dẫn, trợ giúp và động viên tôi rất nhiều. Cô không quản
những lúc mệt nhoài sau 12 giờ làm việc để gặp và góp ý cho bài viết của tôi, không
quản những lúc ốm đau vẫn chỉnh sửa luận án cho tôi. Những hiểu biết và những góp
ý tỉ mỉ của cô khiến tôi biết ơn và cố gắng nhiều hơn.
Một lời cảm ơn cũng xin gởi đến GS TS. Lê Quang Thiêm, GS TS. Bùi
Khánh Thế GS TS. Nguyễn Văn Hiệp, PGS TS. Vũ Kim Bảng, PGS TS. Đinh
Điền, TS. Đỗ Thị Bích Lài, TS. Nguyễn Thị Kiều Thu, PGS. TS. Nguyễn Công
Đức, PGS TS. Đặng Ngọc Lệ, TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh, TS. Huỳnh Bá Lân,
PGS TS. Dư Ngọc Ngân, đã đọc và góp ý chân tình từ những đoạn viết ngắn,
đến những chuyên đề, đến bố cục, nội dung, các thuật ngữ trong các chương bản
thảo. Đặc biệt PGS TS. Đinh Điền người đã hướng dẫn tôi từ những bước đầu
tiên cho đến những bước phức tạp hơn về nguồn tư liệu và phần mềm riêng cho
luận án.
Tôi cũng xúc động và cảm kích người thầy GS TS. Nguyễn Đức Dân dù tuổi
đã cao và vừa trải qua cơn phẫu thuật vẫn đến trao đổi, góp ý luận án cho tôi.



5

Tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo, các đồng nghiệp và các sinh viên Trường
Cao Đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang đã động viên, tạo điều kiện
và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Không thể quên người chồng đã cảm thông, chia xẻ những khó khăn của tôi
và thời gian ít ỏi mà tôi dành cho anh trong thời gian nghiên cứu. Những giọt mồ
hôi lăn trên trán anh vào những buổi trưa oi ả, hay những giọt nước mưa thấm
đẫm áo anh trong những trận kẹt xe hàng tiếng đồng hồ để chở tôi đi tìm sách,
tìm tài liệu tham khảo, hay trao đổi các vấn đề học thuật với các thầy cô là những
hình ảnh ghi sâu trong lòng tôi.
Và cuối cùng tôi xin cảm ơn cha mẹ tôi, những người tôi mang ơn suốt đời vì
công ơn sinh thành và nuôi dưỡng, vì sự động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình
làm luận án cả về vật chất và tinh thần, mà nguồn tinh thần lớn nhất đối với tôi là
đứa con bé bỏng đến nay đã được 2 tuổi.
Nha Trang, ngày 11 tháng 11 năm 2011
Tác giả
Võ Tú Phương


6

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ....................................................1
2. Lịch sử vấn đề ...............................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ..................................................10

5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án......................................13
6. Kết cấu của luận án .....................................................................................14
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT
1.1. Đại cương về từ loại và sự phân định từ loại ........................................16
1.1.1. Từ loại trong tiếng Anh .........................................................................22
1.1.1.1. Sự phân định từ loại tiếng Anh ...............................................23
1.1.1.2. Trạng từ tiếng Anh ..................................................................25
1.1.2. Từ loại trong tiếng Việt .........................................................................29
1.1.2.1. Sự phân định từ loại tiếng Việt ................................................31
1.1.2.2. Bàn về vấn đề trạng từ trong tiếng Việt ..................................35
1.2. Tổng quan về dịch thuật ........................................................................36
1.2.1. Khái niệm dịch ......................................................................................36
1.2.2. Lý thuyết dịch ........................................................................................37
1.2.3. Tương đương trong dịch thuật ...............................................................39
Tiểu kết chương 1 ...........................................................................................42
CHƯƠNG 2: TRẠNG TỪ TIẾNG ANH (CÓ SO SÁNH VỚI ĐƠN VỊ
TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG VIỆT)
2.1. Định nghĩa trạng từ tiếng Anh và phương thức
cấu tạo trạng từ tiếng Anh......................................................................44

2.1.1. Định nghĩa trạng từ tiếng Anh............................................................44
2.1.2. Phương thức cấu tạo trạng từ tiếng Anh .......................................46


7

2.1.2.1. Trạng từ đơn (Simple adverbs)............................................................47
2.1.2.2 Trạng từ láy .........................................................................................47
2.1.2.3. Trạng từ ghép ......................................................................................47


2.1.2.4. Những cụm từ cố định có chức năng như là trạng từ ................55
2.2. Chức năng của trạng từ tiếng Anh ........................................................55
2.2.1. Bổ nghĩa cho tính từ ...............................................................................55
2.2.2. Bổ nghĩa cho trạng từ khác.....................................................................56
2.2.3. Bổ nghĩa cho động từ .............................................................................56
2.2.4. Trạng từ bổ nghĩa cho những yếu tố khác ..............................................58
2.2.5. Những từ loại và những dạng cấu trúc thực hiện
chức năng của trạng từ...........................................................................59
2.3. Vị trí trạng từ tiếng Anh ........................................................................62
2.3.1. Khái quát vị trí của trạng từ tiếng Anh trong câu ..................................62
2.3.2. Vị trí trạng từ tiếng Anh theo sách ngữ pháp phổ thông ........................63
2.3.3. Vị trí của trạng từ theo cách nhìn ngôn ngữ học ...................................71
2.4. Những yếu tố trong tiếng Việt tương đương với
trạng từ tiếng Anh .................................................................................73
2.4.1. Phụ từ tiếng Việt ....................................................................................73
2.4.2. Tính từ tiếng Việt ..................................................................................79
2.4.3. Trạng ngữ tiếng Việt .............................................................................82
2.5. Khảo sát trạng từ tiếng Anh và phụ từ tiếng Việt................................86
2.5.1. Khảo sát trạng từ tiếng Anh và phụ từ tiếng Việt
trên ngữ liệu từ điển ...............................................................86
2.5.2. Khảo sát trạng từ tiếng Anh và phụ từ tiếng Việt
trên ngữ liệu Harry Potter ......................................................90
Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................96
CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT VIỆC DỊCH TRẠNG TỪ TIẾNG ANH
SANG TIẾNG VIỆT ............................................................99
3.1. Các cách chuyển dịch trạng từ trong tác phẩm Harry Potter ...........99
3.1.1. Thay đổi từ loại .....................................................................................99


8


3.1.1.1. Thay đổi từ loại khi dịch trạng từ cách thức............................99
3.1.1.2. Thay đổi từ loại khi dịch trạng từ năng diễn..........................103
3.1.1.3. Thay đổi từ loại khi dịch trạng từ địa điểm ...........................104
3.1.1.4. Thay đổi từ loại khi dịch trạng từ thời gian ...........................104
3.1.1.5. Thay đổi từ loại khi dịch trạng từ mức độ ............................106
3.1.2. Thay đổi vị trí .....................................................................................108
3.1.2.1. Trạng từ cách thức ................................................................109
3.1.2.2. Trạng từ năng diễn ................................................................114
3.1.2.3. Trạng từ địa điểm...................................................................121
3.1.2.4. Trạng từ thời gian .................................................................125
3.1.2.5. Trạng từ mức độ ...................................................................128
3.2. So sánh cách chuyển dịch trạng từ cách thức trong tác phẩm
Harry Potter với cách chuyển dịch thường gặp ...............................131
3.2.1. So sánh cách chuyển dịch trạng từ cách thức trong tác phẩm
Harry Potter với cách chuyển dịch của sinh viên ...............................132
3.2.1.1. Khảo sát cách chuyển dịch trạng từ cách thức của sinh viên .......... 132
3.2.1.2. So sánh cách chuyển dịch trạng từ cách thức trong
tác phẩm Harry Potter với cách chuyển dịch của sinh viên .....136
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................138
CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO
DỊCH THUẬT VÀ GIẢNG DẠY.......................................140
4.1. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào dịch thuật..............................140
4.1.1. Đề xuất phương pháp dịch trạng từ ..........................................140
4.1.2. Cách dịch trạng từ cách thức ...................................................145
4.1.3. Vị trí trạng từ trong câu khác nhau tạo nghĩa khác nhau ..........146
4.2. Đề xuất ý kiến về việc giảng dạy ..........................................................147
4.2.1. Những lỗi sai về trạng từ mà sinh viên hay mắc phải........147
4.2.2. Một số đề xuất về giảng dạy trạng từ tiếng Anh ......................152
4.2.2.1. Phân biệt trạng từ và tính từ ........................................... 152

4.2.2.2. Các hình thức và cấu trúc trạng từ ..................................167


9

Tiểu kết chương 4 ..........................................................................................182
KẾT LUẬN ..................................................................................................184


10

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN ÁN
Bảng 1.1.1.1

: Bảng tóm tắt 8 từ loại trong tiếng Anh

Bảng 1.1.2.1

: Tóm tắt từ loại tiếng Viêt theo cách phân loại của sách “Ngư phap
tiêng Viêt” cua Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1983)

Bảng 2.1.2.3.

: Bảng tóm tắt về cách thành lập trạng từ tận cùng bằng “-ly”

Bảng 2.3.2.2a

: Trật tự trạng từ trong ngữ tính từ tiếng Anh

Bảng 2.3.2.2b


: Trật tự trạng từ trong ngữ trạng từ tiếng Anh

Bảng 2.3.2.2c

: Trật tự trạng từ trong ngữ động từ tiếng Anh

Bảng 2.3.2.2d

: Trật tự trạng từ khi nhấn mạnh

Bảng 2.4.1a

: Trật tự phụ từ trong ngữ động từ tiếng Việt

Bảng 2.4.1b

: Trật tự phụ từ trong ngữ tính từ tiếng Việt

Bảng 2.4.1c

: So sánh trạng từ tiếng Anh và phụ từ tiếng Việt

Bảng 2.4.2

: So sánh trạng từ tiếng Anh và tính từ tiếng Việt

Bảng 2.4.3

: So sánh trạng từ tiếng Anh và trạng ngữ tiếng Việt


Biểu đồ 2.5.1a

: Biểu đồ biểu diễn các loại trạng từ tiếng Anh xét về cấu tạo

Biểu đồ 2.5.1b

: Biểu đồ biểu diễn các loại phụ từ tiếng Việt xét về cấu tạo

Bảng 2.5.2a

: Bảng tổng hợp số lượt xuất hiện các loại trạng từ trong tác
phẩm Harry Potter

Biểu đồ 2.5.2b

: Biểu đồ về mức độ xuất hiện của trạng từ tiếng Anh ở từng vị
trí trong câu

Biểu đồ 2.5.2c

: Biểu đồ về mức độ xuất hiện của phụ từ tiếng Việt ở từng vị trí
trong câu

Bảng 3.1.1.1

:Bảng tóm tắt sự thay đổi từ loại khi dịch trạng từ cách thức
tiếng Anh sang tiếng Việt

Bảng 3.1.1.2


: Bảng tóm tắt sự thay đổi từ loại khi dịch trạng từ năng diễn
tiếng Anh sang tiếng Việt

Bảng 3.1.1.3

: Bảng tóm tắt sự thay đổi từ loại khi dịch trạng từ địa điểm
tiếng Anh sang tiếng Việt

Bảng 3.1.1.4

: Bảng tóm tắt sự thay đổi từ loại khi dịch trạng từ thời gian
tiếng Anh sang tiếng Việt


11

Bảng 3.1.1.5

: Bảng tóm tắt sự thay đổi từ loại khi dịch trạng từ mức độ
tiếng Anh sang tiếng Việt

Bảng 3.1.1.

: Bảng tóm tắt sự thay đổi từ loại khi dịch trạng từ tiếng Anh
sang tiếng Việt

Bảng 3.1.2.1

: Bảng tóm tắt sự thay đổi vị trí khi dịch trạng từ cách thức

tiếng Anh sang tiếng Việt

Bảng 3.1.2.2

: Bảng tóm tắt sự thay đổi vị trí khi dịch trạng từ năng diễn
tiếng Anh sang tiếng Việt

Bảng 3.1.2.3

: Bảng tóm tắt sự thay đổi vị trí khi dịch trạng từ địa điểm
tiếng Anh sang tiếng Việt

Bảng 3.1.2.4

: Bảng tóm tắt sự thay đổi vị trí khi dịch trạng từ thời gian
tiếng Anh sang tiếng Việt

Bảng 3.1.2

: Bảng tóm tắt sự thay đổi ví trí của các loại trạng từ khi được
dịch sang tiếng việt

Bảng 3.2.1.1

: Biểu đồ thống kê ý kiến về cách dịch trạng từ cách thức của
sinh viên

Bảng 4.1.2

: Bảng đối chiếu cách chuyển dịch trạng từ tiếng Anh sang tiếng

Việt (qua ngữ liệu Harry Potter)

Bảng 4.2.2.2.1.a

: Hình thức so sánh hơn và so sánh nhất của một số trạng từ
đặc biệt

Bảng 4.2.2.2.1.b

: Bảng tóm tắt các hình thức so sánh của trạng từ

Bảng 4.2.2.2.4

: Bảng tóm tắt cấu trúc đảo ngữ với trạng từ


12

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nhu cầu học ngoại ngữ của người Việt Nam
ngày càng cao. Bên cạnh nhu cầu học các ngôn ngữ như tiếng Trung, tiếng
Pháp, tiếng Đức, tiếng Hàn, tiếng Nhật… thì nhu cầu học tiếng Anh trong nước
vẫn chiếm vị trí cao nhất. Nhiều người học tiếng Anh với nhiều mục đích khác
nhau như là để xin việc trong các công ty nước ngoài với mức lương hấp dẫn,
để đi du học ở các nước có nền học thuật hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Anh,
Úc, Canada, New Zealand, để kinh doanh, buôn bán với các đối tác nước ngoài,
để định cư ở các nước nói tiếng Anh…. Còn đối với học sinh, sinh viên thì
tiếng Anh là một môn học ở trường phổ thông, được giảng dạy từ cấp một đến

cấp ba. Dạy và học tiếng Anh hiện đang trở thành nhu cầu lớn.
Trong hoàn cảnh đó chúng tôi thấy cần phải nghiên cứu so sánh đối chiếu
hai ngôn ngữ Anh – Viêt nhằm mục đích tìm ra những điểm giống và khác nhau,
giúp những người Việt học tiếng Anh tốt hơn. Ngoài lý do khách quan bên trên
chúng tôi còn có những lý do riêng để thực hiện đề tài này:
Thứ nhất, tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ, là ngôn ngữ được sử dụng hàng
ngày, ngay từ khi còn bé, của tôi nói riêng và của người Việt Nam nói chung.
Nhưng tiếng Việt chỉ được tôi hiểu như là một công cụ để giao tiếp, trao đổi cho
đến khi học các lớp về ngữ âm, âm vị học tiếng Việt, ngữ pháp tiếng Việt, lôgich tiếng Việt, dụng học Việt ngữ thì tôi mới hiểu hơn về các khía cạnh mới mẻ
của nó. Và bản chất của một người với tình cảm dành cho đất nước, dành cho
ngôn ngữ mẹ đẻ đã thôi thúc tôi nghiên cứu để có những hiểu biết hơn về tiếng
Việt yêu mến của mình.
Thứ hai, khi bắt đầu làm quen với bộ môn ngôn ngữ học so sánh - đối
chiếu, tôi cảm thấy thích thú khi bước chân vào địa hạt này. Khi so sánh đối
chiếu hai ngôn ngữ Anh – Việt tôi không những hiểu rõ hơn về tiếng Anh mà
còn biết thêm nhiều điều mới, nhiều khía cạnh mới của tiếng Việt, một ngôn


13

ngữ mà tôi đã quá quen thuộc, sử dụng hàng ngày nhưng vẫn chưa hiểu thấu
đáo về nó.
Thứ ba, khi nghiên cứu về lĩnh vực ngôn ngữ tôi nhận thấy trong lịch sử
ngôn ngữ học, từ loại đã được nghiên cứu từ thời Hi Lạp cổ đại. Từ loại là một
phần quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, ngay cả trong
tiếng Việt. Việc phân định từ loại cũng đã được tiến hành nhằm mục đích nhận
thức bản chất, quy luật hoạt động của từ, giúp cho việc nắm bắt, nhận thức và
truyền đạt ngôn ngữ tốt hơn.
Việc phân định từ loại có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dạy và
học ngôn ngữ. Người dạy khi truyền thụ ngôn ngữ trước hết cần phải nắm rõ

về từ, vì từ là yếu tố cơ bản nhất, quan trọng nhất trong câu. Từ có thể tạo
thành từ mới, tạo thành cụm từ, tạo thành câu dựa trên các quy luật. Đối với
người học, để sử dụng ngôn ngữ một cách vững chắc, thì cần có những hiểu
biết nhất định về hệ thống, quy tắc, hoạt động ngữ pháp của các từ loại, quy
tắc về kết hợp từ và vị trí của từ loại trong câu. Khi nắm được quy tắc về dùng
từ, tạo câu thì mới có thể nói và viết đúng.
Khi nghiên cứu từ loại tôi nhận thấy danh từ, động từ, tính từ thường
được quan tâm nhiều vì ba từ loại này đóng vai trò đặc biệt, quan trọng trong
câu. Chúng là những từ nòng cốt của câu. Chúng có vai trò truyền tải nội dung
chính của một câu, một phát ngôn, hay một văn bản. Tuy nhiên cũng có từ loại
khác tuy ít được quan tâm hơn, nhưng có ý nghĩa quan trọng không kém. Nó có
chức năng giúp người đọc, người nghe xác định thời gian, mức độ, nơi chốn,
cách thức của hành động, trạng thái của sự vật hiện tượng. Đó chính là trạng từ.
Có nhiều sách ngữ pháp bản ngữ viết về trạng từ tiếng Anh. Tuy nhiên chưa có
sách nào đi sâu phân tích đối chiếu trạng từ tiếng Anh với những từ loại tương
đương với nó trong tiếng Việt. Chưa có sách nào nghiên cứu về cách dịch của từ
loại này sang tiếng Việt. Đây là những mảng còn trống trong nghiên cứu đối
chiếu giữa hai ngôn ngữ Anh – Việt. Trong khả năng của mình, tôi mong muốn
thực hiện đề tài này để bù đắp những khoảng trống đó.


14

Thứ tư, từ kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của một giáo viên tiếng
Anh đã thôi thúc tôi ý muốn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tiếng Anh: từ
loại nói chung và trạng từ nói riêng, về sự chuyển dịch từ loại từ tiếng Anh sang
tiếng Việt và cụ thể là trạng từ. Những hiểu biết về các khía cạnh này trong tiếng
Anh sẽ giúp ích cho tôi trong việc soạn bài, thiết kế bài giảng về ngữ pháp tiếng
Anh, và bài giảng về dịch thuật cho học sinh, sinh viên.
Từ những lý do trên, chúng tôi thấy rất cần thiết đi sâu, tìm hiểu, so sánh

đối chiếu trạng từ giữa hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, và nghiên cứu về
việc dịch trạng từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài:
“Khảo cứu việc dịch trạng từ tiếng Anh sang tiếng Việt (qua tác phẩm Harry
Potter)”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Luận án được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu đối chiếu việc dịch
trạng từ tiếng Anh sang tiếng Việt, góp phần hỗ trợ, cung cấp những kiến thức,
những cách dịch từ loại này cho người dạy, người học và người dịch thuật.
Người dạy và người học có thể ghi nhớ, sử dụng cách dịch này để nâng cao khả
năng nghe, nói, viết, đọc hiểu tiếng Anh, ứng dụng những kiến thức về từ loại
này trong công việc và trong học thuật. Và người dịch với những kiến thức về
việc dịch trạng từ tiếng Anh sang tiếng Việt sẽ có những bản dịch đúng và hay
hơn.
Việc nghiên cứu của luận án sẽ tập trung vào những vấn đề sau:
Thứ nhất là nghiên cứu các bình diện của trạng từ tiếng Anh như là vị trí,
cấu tạo, chức năng.
Thứ hai là so sánh trạng từ tiếng Anh và những yếu tố tương đương trong
tiếng Việt trên các mặt: hình thái, chức năng, vị trí.
Thứ ba là khảo sát cách chuyển dịch của từng loại trạng từ trong tác phẩm
Harry Potter để thấy những thay đổi khi dịch trạng từ như là: thay đổi từ loại,
thay đổi vị trí, thay đổi cấu trúc.
Thứ tư là so sánh các cách chuyển dịch trạng từ cách thức trong tác phẩm
Harry Potter với các cách chuyển dịch của sinh viên.


15

Thứ năm là ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào dịch thuật
Thứ sáu là đề xuất ý kiến về giảng dạy trạng từ tiếng Anh.
Chúng tôi hi vọng công trình này sẽ đóng góp vào việc nghiên cứu chung

cả hai ngôn ngữ trên bình diện giảng dạy và dịch thuật.
2. Lịch sử vấn đề
Qua khảo sát tình hình nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng đã có rất nhiều
sách, nhiều công trình và nhiều tác giả viết về vấn đề trạng từ tiếng Anh, vấn đề
nghiên cứu đối chiếu hai ngôn ngữ Anh – Việt và vấn đề dịch thuật được thể
hiện ở nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau.
Thứ nhất, đối với vấn đề nghiên cứu trạng từ tiếng Anh thì đã có nhiều
tác giả, nhiều công trình, bài viết. Đặc biệt những vấn đề về chức năng, vị trí,
cấu tạo và các loại trạng từ tiếng Anh thì có rất nhiều công trình bàn đến như
là: “A Student’s Grammar of the English Language” (Ngữ pháp tiếng Anh của
sinh viên) của Sidney Greenbaum & Randolph Quirk (2006) NXB Longman.
Công trình này được tác giả chú trọng nhiều về chức năng của trạng từ. Trong
sách này chức năng của trạng từ được làm rõ và có những ví dụ cụ thể minh
họa.
Nghiên cứu về vấn đề này còn có những công trình khác được thể hiện
rõ trong những sách ngữ pháp như là: English Grammar in Use (Ngữ pháp
tiếng Anh thực hành) của Raymond Murphy (2004) NXB Cambridge
University Press. Quyển sách này chú trọng về việc sử dụng trạng từ, dùng
trạng từ trong câu như thế nào cho đúng ngữ pháp, cho phù hợp với mục đích
nói và ứng dụng những câu có nghĩa và đúng ngữ pháp vào trong từng ngữ
cảnh cụ thể.
Với cùng mục đích như trên thì có các sách Practical English Usage
(Luyện tập sử dụng tiếng Anh) của Michael Swan (2005) NXB Oxford University
Press; The Essential English Grammar (Ngữ pháp tiếng Anh thiết yếu), của
Alexander (1993), NXB Longman; Longman Grammar of Spoken and Written
English (Ngữ pháp Longman về tiếng Anh trong văn nói và văn viết), của Biber


16


(1999), Longman; Current English Grammar (Ngữ pháp tiếng Anh hiện hành),
của Chalker, S. (1992), Macmillan Publisher Limited.
Những nghiên cứu sâu hơn về ngôn ngữ tiếng Anh, về cách sử dụng tiếng
Anh theo chức năng, theo mục đích giao tiếp thì có các sách: Language Grammar
and Communication (Ngữ pháp và giao tiếp ngôn ngữ), của Delahurty (1994),
McGraw Hill, INC. A University Course in English Grammar (Bài giảng Đại học
về ngữ pháp tiếng Anh), của Downing (1995), Phoenix ELT. Advanced English
Practice (luyện tập tiếng Anh nâng cao), Third edition, của Graver (1991), Oxford
University Press; Functional English Grammar (Ngữ pháp tiếng Anh theo chức
năng), của Lock (1996), Cambridge University Press; A University Grammar of
English (Ngữ pháp tiếng Anh bậc Đại học), của Randolph (1993) Longman
Group: Essex, England.
Thứ hai, về vấn đề nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ nói chung và hai ngôn
ngữ Anh – Việt nói riêng thì có các tác giả, các sách, bài viết như sau:
Sách về nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ thì có “Bàn về khả năng so sánh
các ngôn ngữ” của Solnsev, (Bùi Khánh Thế dịch từ tiếng Nga, 1981), và Ngôn
ngữ học xuyên qua các nền văn hóa, của Lado, R. (Hoàng Văn Vân dịch (2003)).
Những công trình này là nền tảng lý thuyết cho việc so sánh đối chiếu các ngôn
ngữ.
Lê Quang Thiêm (2004) có công trình “Nghiên cứu đối chiếu các ngôn
ngữ”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong đó có chương “Đối chiếu khuôn
hình câu tiếng Việt và thành phần câu Việt Anh” và “Đối chiếu câu nghi vấn
và câu phủ định Việt – Anh”. Hai phần này chuyên về so sánh, đối chiếu điểm
tương đồng và khác biệt giữa câu tiếng Anh và câu tiếng Việt. Vũ Ngọc Tú
(1996) cũng có công trình “Nghiên cứu đối chiếu trật tự từ Anh-Việt trên một
số cấu trúc cơ bản”. Phạm Thị Tuyết Hương (2002) có công trình nghiên cứu
“Trật tự từ trong cấu trúc động ngữ tiếng Anh và tiếng Việt”. Trong nghiên
cứu này tác giả đã đưa ra một số điểm tương đồng và khác biệt giữa trật tự từ
trong cấu trúc động ngữ của tiếng Anh và tiếng Việt. Các công trình này đã so



17

sánh đối chiếu những điểm khác biệt giữa hai ngôn ngữ Việt – Anh trên khía
cạnh cấu trúc.
Thứ ba, về vấn đề trạng từ và trạng ngữ thì có Võ Huỳnh Mai (1971-1973)
với các bài viết: Vấn đề trạng ngữ trong tiếng Việt, “Ngôn Ngữ” (HN), s3; Bàn
thêm về phạm vi của trạng ngữ trong tiếng Việt. TC Ngôn Ngữ, s2/1973. Liên
quan đến đối chiếu chuyển dịch có luận án của Hà Thành Chung (2007) “Cú
phân từ định ngữ và trạng ngữ trong tiếng Anh và các biểu thức tương đương
trong tiếng Việt” được bảo vệ tại Trường Đại học KHXH & NV Hà Nội. Đây là
đề tài nghiên cứu về định ngữ và trạng ngữ tiếng Anh và tìm ra những biểu
thức tương đương với tiếng Việt về mặt lý thuyết.
Thứ tư, về vấn đề dịch thuật thì có rất nhiều tác giả trong nước và ngoài
nước, nhiều quyển sách, bài viết học thuật bàn về vấn đề này. Những nghiên cứu
về dịch thuật của tác giả nước ngoài chẳng hạn như Nhập môn nghiên cứu dịch
thuật: Lý thuyết và ứng dụng, của Jeremy Munday (Trịnh Lữ dịch) (2009) NXB
Tri Thức. Đây là một tài liệu giáo khoa cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về
những đóng góp chủ chốt trong lĩnh vực nghiên cứu dịch thuật. Quyển sách liệt
kê các khái niệm về dịch thuật và giới thiệu một số lý thuyết. Ngoài ra còn có
các văn bản minh họa kèm theo bản dịch. Trong mỗi chương sách tác giả bàn về
một lý thuyết dịch và áp dụng ngay vào các văn bản cụ thể để thử thách giá trị và
tác dụng của lý thuyết ấy.
Về vấn đề nghiên cứu dịch thuật thì ngoài công trình nêu trên còn có các
công trình của Catford (1965), A Linguistic Theory of Translation (Lý thuyết
ngôn ngữ dịch thuật) nhà xuất bản Oxford University, Oxford. Hay Gentzler
(1993) cũng có công trình Contemporary Translation Theories (Những lý thuyết
dịch thuật đương đại) nhà xuất bản Roudledge, London & New York. Tác giả
Hatim và Mason (1990) cũng viết sách Discourse and the Translator (Diễn
ngôn và dịch giả) nhà xuất bản Longman, UK, Jakobson (1959) cũng có bài viết

On Linguistic Aspects of Translation (Những khía cạnh ngôn ngữ của dịch
thuật), trên tạp chí The Translation

Studies Reader,

L. Venuti (ed.),


18

Roudledge, London & New York, 1998. Học giả Newmark cũng giới thiệu
sách A Textbook of Translation (Sách học về dịch thuật), nhà xuất bản Prentice
Hall, London 1988.
Đối với vấn đề nghiên cứu dịch thuật trong nước thì nhà ngôn ngữ học
Cao Xuân Hạo cũng đã có bài viết Suy nghĩ về dịch thuật (được đăng trên
Vietbao.vn 18/01/2006). Bài viết bàn về các phương pháp dịch và đưa ra quan
điểm dịch thuật của tác giả. Theo tác giả, người dịch phải lấy các tiêu chuẩn
“tín”, “đạt”, “nhã” làm căn cứ và khi dịch phải trung thành cả về nội dung và
hình thức.
Nhà nghiên cứu ngôn ngữ Nguyễn Hồng Cổn đã có rất nhiều bài viết về
vấn đề dịch thuật trên các mặt: lược sử dịch thuật, phương pháp thủ thuật dịch và
vấn đề tương đương trong dịch thuật. Cụ thể là bài viết “Về vấn đề tương đương
trong dịch thuật”, đăng trên tạp chí Ngôn ngữ, số 11/2001, “Dịch thuật: Bản
chất và một số mô hình lí thuyết” trong: Việt ngữ học dưới ánh sáng các lí thuyết
hiện đại, Nxb KHXH, 2005. “Các phương pháp và thủ pháp dịch thuật” trong:
Những vấn đề ngôn ngữ học, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2006. “Lược sử nghiên cứu
dịch thuật” trong tạp chí Ngôn ngữ số 11, 2006 và bài viết “Lược sử về dịch
thuật” trong tạp chí Ngôn ngữ số 8, 2006.
Nói tóm lại, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã nghiên cứu lịch
sử dịch thuật và đưa ra nhiều lý thuyết dịch làm căn cứ, cơ sở chung cho vấn đề

dịch thuật cho các ngôn ngữ.
Về vấn đề nghiên cứu việc dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt thì phải kể
đến quyển sách: “Dịch thuật: Từ lý thuyết đến thực hành”, của Nguyễn
Thượng Hùng, (2005), NXB Văn Hóa Sài Gòn. Quyển sách này không chỉ đề
cập đến lý thuyết dịch thuật, các hình thái dịch thuật, các dạng ngôn ngữ và
chuyển đổi trong dịch thuật, mà còn đề cập đến các bước thực hiện trong quá
trình dịch. Một quyển sách khác về dịch thuật đó là “Hướng dẫn kỹ thuật dịch
Anh-Việt”, Nguyễn Quốc Hùng (2005) Nxb KHXH cũng đề cập đến cách dịch
và kỹ thuật dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Tuy nhiên những công trình


19

này chỉ đề cập một cách chung nhất về vấn đề dịch thuật từ Anh sang Việt, về
kỹ thuật dịch nói chung chứ không đi sâu vào việc dịch một từ loại cụ thể.
Thứ năm, về việc nghiên cứu chuyển dịch một từ loại cụ thể thì có thể kể
đến luận văn “Khảo sát thuật ngữ kinh tế trong văn kiện Đại hội Đảng CSVN
và việc dịch tương ứng sang tiếng Anh” của tác giả Nguyễn Ngọc Toàn (2010).
Luận văn chỉ đề cập đến việc dịch của một thuật ngữ chứ không phải một từ
loại Ngoài ra nó chỉ đề cập đến việc dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh chứ
không phải từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
Nhìn chung, những nghiên cứu, những bài viết về từ loại trạng từ tiếng
Anh thì rất nhiều nhưng việc nghiên cứu sự chuyển dịch trạng từ tiếng Anh
sang tiếng Việt thì chưa có công trình nghiên cứu cụ thể. Nếu có chỉ là những
công trình lẻ tẻ về một khía cạnh của trạng từ chứ không tập trung đi sâu phân
tích những vấn đề liên quan đến trạng từ như là vị trí, cấu tạo, chức năng, phân
loại và cách chuyển dịch trạng từ sang tiếng Việt. Việc khảo cứu, miêu tả trạng
từ tiếng Anh chưa có nhiều, trong lúc đó lỗi học tiếng Anh liên quan đến trạng
từ, đến chuyển dịch khá phổ biến và tâm lý ngại, sợ trạng từ thường gặp trong
người học nói chung và trong sinh viên nói riêng. Do vậy chúng tôi thực hiện

đề tài “Khảo cứu việc dịch trạng từ tiếng Anh sang tiếng Việt (qua tác phẩm
Harry Potter)” với mong muốn bù đắp những mảng còn trống về trạng từ trong
phạm vi có thể của mình và mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu
chung của hai thứ tiếng: tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ được sử dụng hàng ngày của
chúng tôi) và tiếng Anh (công cụ ngôn ngữ giao tiếp quốc tế).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Có thể nói tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ không giống với loại hình
ngôn ngữ tiếng Việt. Cho nên vấn đề chuyển di ngôn ngữ (language transfer) là
điều khó tránh khỏi và tất yếu. Sự chuyển di ngôn ngữ diễn ra ở nhiều bình diện
như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Đây là vấn đề hiện nay đang được nhiều người
quan tâm, đặc biệt là những người làm công tác giảng dạy ngoại ngữ.


20

Tuy nhiên theo như tên gọi của đề tài luận án, chúng tôi sẽ không đi sâu
nghiên cứu hết tất vả mọi vấn đề mà chỉ tập trung nghiên cứu một từ loại: trạng
từ. Đối tượng nghiên cứu của luận án là những trạng từ trong tiếng Anh và việc
dịch trạng từ tiếng Anh sang những yếu tố tương đương trong tiếng Việt (được
khảo sát chủ yếu qua tác phẩm “Harry Potter”). Như thế cũng có thể thấy rằng
những yếu tố như là những cụm trạng từ hoặc những mệnh đề trạng từ thì không
được nghiên cứu trong luận án.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận án chúng tôi không thể bao quát mọi vấn đề về trạng từ.
Chúng tôi không tìm hiểu trạng từ trên tất cả các bình diện ngôn ngữ mà chỉ tập
trung nghiên cứu các trạng từ tiếng Anh về vị trí, cấu tạo, chức năng. Sau đó
chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát việc dịch trạng từ cách thức tiếng Anh sang tiếng
Việt (được khảo sát chủ yếu qua tác phẩm Harry Potter). Ở phần này chúng tôi
đặc biệt đi sâu tìm hiểu, khảo sát về những thay đổi của loại trạng từ này khi dịch

sang tiếng Việt như: thay đổi từ loại, thay đổi vị trí.
Lý do của việc giới hạn khảo cứu trạng từ cách thức tiếng Anh là vì trạng từ
cách thức tiếng Anh chiếm số lượng khá lớn (theo như khảo sát ban đầu là có hơn
80% trạng từ là trạng từ cách thức) và hầu hết loại trạng từ này được nhận diện dễ
dàng nhờ hậu tố -ly. Ngoài ra các đặc điểm về cấu tạo, vị trí, chức năng của trạng
từ cách thức là đặc trưng của từ loại trạng từ.
Việc nghiên cứu sự chuyển dịch của trạng từ sẽ được tiến hành trên văn
bản tiếng Anh hiện đại, cụ thể là văn bản tiếng Anh của bộ sách Harry Potter
của nhà văn Anh J.K. Rowling và bản dịch tiếng Việt của nhà văn Lý Lan.
Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát trên 6 tập đầu tiên của bộ sách gồm 7 tập này
(vì khi tiến hành khảo sát đầu năm 2007 thì chỉ có 6 tập đầu tiên được xuất
bản). Chúng tôi cũng sẽ so sánh cách dịch trạng từ cách thức của sinh viên và
của giáo viên với cách dịch trạng từ cách thức trong tác phẩm Harry Potter để
thấy điểm giống và điểm khác nhau từ đó đề ra các cách chuyển dịch hợp lý
cho loại trạng từ này.


21

Ngoài vấn đề nghiên cứu về sự chuyển dịch trạng từ tiếng Anh sang
tiếng Việt, luận án cũng nghiên cứu những lỗi sai trạng từ mà sinh viên hay
mắc phải, tìm ra nguyên nhân gây ra lỗi và đề xuất ý kiến về việc giảng dạy
trạng từ tiếng Anh.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã tiến hành các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp so sánh đối chiếu sẽ được sử dụng chính trong toàn bộ luận
án, giữ vai trò chủ đạo và thường trực vì mục đích của đề tài là so sánh việc dịch
trạng từ trong hai loại văn bản tiếng Anh và tiếng Việt. Phương pháp này sẽ tập
trung vào chương 2 của luận án bao gồm hai bước: bước thứ nhất là bước miêu

tả và bước thứ hai là bước so sánh đối chiếu. Bước miêu tả được sử dụng để
miêu tả từ loại trạng từ tiếng Anh và bước so sánh để chỉ ra sự giống và khác
nhau của từ loại trạng từ với những đơn vị khác trong tiếng Anh và những yếu tố
tương đương với nó trong tiếng Việt.
Phương pháp khảo sát - thống kê được sử dụng để liệt kê, khảo sát,
thống kê các trạng từ tiếng Anh và phụ từ tiếng Việt trong từ điển và trong tác
phẩm được chọn. Từ kết quả thống kê thực tế, chúng tôi sẽ kiểm nghiệm lại giả
thuyết đã nêu để điều chỉnh hoặc bổ sung. Chúng tôi sử dụng phần mềm được
viết riêng cho luận án của tiến sỹ Đinh Điền (tiến sỹ tin học, giảng viên Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh) để tổng hợp. Phần mềm
này được dùng để liệt kê và tổng hợp những trạng từ có cùng hậu tố trong Bảng
thống kê các trạng từ tiếng Anh và tiếng Việt (bảng này trong phần Phụ lục) và
một phần mềm khác được viết riêng cho luận án (cũng do tiến sỹ Đinh Điền
viết) để tổng hợp, liệt kê những trạng từ xuất hiện trong tác phẩm Harry Potter
nguyên bản tiếng Anh, và phụ từ xuất hiện trong bản dịch tiếng Việt. Kế tiếp,
chúng tôi khảo sát về vị trí của trạng từ và phụ từ trong câu. Từ đó chúng tôi có
thể đưa ra nhận xét về vị trí thường xuất hiện nhất của trạng từ và so sánh vị trí
của trạng từ và vị trí của phụ từ trong câu. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phần


22

mềm thống kê SPSS (Statistic Package for Social Science) để thống kê ý kiến
khảo sát. Đây là phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và xử lý thống kê chuyên
nghiệp, linh họat, đa năng và rất mạnh so với các phần mềm có chức năng
thống kê khác. Nó được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu, xử lý,
phân tích dữ liệu thống kê, đặc biệt đối với các ngành khoa học xã hội và nhân
văn.
Phương pháp miêu tả được sử dụng để xác định vị trí của trạng từ trong
câu tiếng Anh từ đó sẽ so sánh đối chiếu với những yếu tố tương đương với nó

trong tiếng Việt.
Ngoài các phương pháp nêu trên luận án còn sử dụng một số phương
pháp khác như là: phương pháp lập biểu đồ, phương pháp mô hình hóa, phương
pháp phân tích và phương pháp tổng hợp. Các phương pháp này giúp cho việc
minh họa những luận điểm trong luận án rõ ràng và cụ thể hơn.
4.2. Nguồn tư liệu
Để thực hiện những yêu cầu đặt ra của luận án là khảo sát cấu tạo trạng
từ tiếng Anh và phụ từ tiếng Việt thì không thể không sử dụng những quyển
từ điển có uy tín, có chất lượng, được đông đảo người học và người nghiên
cứu biết đến. Về tiếng Anh thì có từ điển Oxford Advanced Learner’s
Dictionary của Hornby, A. S. (1992) Nxb Oxford University Press và tiếng
Việt là Từ điển tiếng Việt, của Hoàng Phê (chủ biên), (2001), NXB GD.
Để thấy rõ sự thay đổi của trạng từ tiếng Anh (về vị trí, cấu tạo, chức
năng) khi dịch sang tiếng Việt, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát, so sánh trên
ngữ liệu song ngữ Anh-Việt của tác phẩm khá nổi tiếng hiện nay là “Harry
Potter” của nhà văn J.K. Rowling và bản dịch tiếng Việt của nhà văn Lý Lan.
Trước hết, chúng tôi sẽ khảo sát trên cứ liệu tiếng Anh của nhà văn bản ngữ.
Cứ liệu này bao gồm 6 tập do nhà xuất bản Bloomsbury ấn hành (năm 2007):
tập 1 “Harry Potter and the Sorcerer's Stone” gồm 309 trang, tập 2 “Harry
Potter and the Chamber of Secrets” gồm 352 trang, tập 3 “Harry Potter and
the Prisoner of Azkaban” gồm 448 trang, tập 4 “Harry Potter and the Goblet


23

of Fire” bao gồm 752 trang, tập 5 “Harry Potter and the Order of the
Pheonix” gồm 870 trang và tập 6 “Harry Potter and The Half Blood Prince”
gồm 672 trang. Tổng cộng 6 tập sách này có 3403 trang, với hơn 1.000.000 từ
tiếng Anh. Kế tiếp, việc khảo sát sẽ tiến hành trên bản dịch tiếng Việt của nhà
văn Lý Lan1. Việc khảo sát được tiến hành với 6 tập đầu tiên của bộ truyện

được dịch sang tiếng Việt do Nhà xuất bản Trẻ phát hành: tập 1 “Harry Potter
và Hòn Đá Phù Thủy” gồm 341 trang, tập 2 “Harry Potter và Phòng Chứa Bí
Mật” gồm 404 trang, tập 3 “Harry Potter và Tên Tù Nhân Ngục Azkaban”
gồm 513 trang, tập 4 “Harry Potter và Chiếc Cốc Lửa” gồm 849 trang, tập 5
“Harry Potter và hội Phượng Hoàng” gồm 1137 trang, tập 6 “Harry Potter và
Hoàng tử lai” gồm 679 trang. Tổng cộng 6 tập sách này có 4.123 trang, với
hơn 1.100.000 từ tiếng Việt. Chúng tôi chọn tác phẩm này để khảo sát vì
nguyên bản tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt là của những cây bút được đông
đảo người đọc biết đến, mang phong cách đại chúng, và phản ánh trạng thái
ngôn ngữ đương đại. Ngoài ra số lượng trang sách và số lượng từ trong nguyên
bản tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt khá lớn (hơn 4.000 trang với hơn
1.000.000 từ), có tác dụng tạo nên tính thuyết phục cho các luận điểm mà
chúng tôi nêu lên trong công trình nghiên cứu.
Trên hai cứ liệu này chúng tôi sẽ khảo sát việc dịch từ Anh sang Việt
của các loại trạng từ.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án

1

Lý Lan là nhà văn khá nổi tiếng của Việt Nam với nhiều tác phẩm văn chương được đông đảo bạn đọc

ủng hộ như Đất Khách (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1995), Người đàn bà kể chuyện (NXB Văn Nghệ, TP
HCM, 2006). Không những thế bà còn là một dịch giả nổi tiếng với những bản dịch Thơ Gary Snyder, Thơ
William Butler Yeats và truyện Harry Potter. Khi dịch truyện Harry Potter sang tiếng Việt, bằng ngôn từ
phong phú của mình, Lý Lan đã khiến cho Harry Potter để lại dấu ấn đậm nét trong người đọc Việt Nam.
Việc dịch truyện Harry Potter không đơn giản, bởi vì câu chuyện chứa đựng nhiều từ tiếng Anh rất khó
xác định nghĩa nhưng nhà văn Lý Lan đã dịch một cách khá chính xác và nhanh chóng tìm ra nghĩa tiếng
Việt phù hợp cho những từ tiếng Anh đó. Bản dịch Harry Potter tiếng Việt có chất lượng và được đông
đảo người đọc Việt Nam ủng hộ.



24

Việc khảo cứu sự chuyển dịch trạng từ trong văn bản tiếng Anh sang văn
bản tiếng Việt có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn như sau:
5.1. Về mặt lý luận
Thứ nhất, việc so sánh trạng từ tiếng Anh với những yếu tố tương đương
với nó trong tiếng Việt sẽ cung cấp thêm những hiểu biết về vị trí, cấu tạo, chức
năng của trạng từ tiếng Anh và các yếu tố tương đương trong tiếng Việt góp
phần nâng cao sự hiểu biết trên cả hai ngôn ngữ: tiếng Anh và tiếng Việt.
Thứ hai, khảo cứu việc dịch trạng từ tiếng Anh sang tiếng Việt sẽ định
ra các phương thức dịch trạng từ tiếng Anh hợp lý, hiệu quả nhằm có những
bản dịch chính xác, góp phần xây dựng nền tảng của lý thuyết dịch, nâng cao
hiệu quả trong công tác dịch thuật, giúp người dịch chọn cách truyền tải hiệu
quả nhất để diễn đạt.
Thứ ba, đề tài nghiên cứu góp phần khẳng định sự hiện hữu của tiếng
mẹ đẻ (mà cụ thể ở đây là tiếng Việt) trong quá trình dạy và học ngoại ngữ
nói chung. Do vậy người học Việt Nam hiển nhiên có dùng tiếng mẹ đẻ của
mình để lĩnh hội tiếp thu một ngôn ngữ khác và tất yếu có sự chuyển dịch tiêu
cực khi gặp những kiến thức tương tự hay gần giống với tiếng Việt mà cụ thể
ở đây là những lỗi sai khi dùng trạng từ, khi dịch trạng từ tiếng Anh sang
tiếng Việt của sinh viên.
5.2. Về mặt thực tiễn
Đề tài nghiên cứu này trước hết rất thiết thực với chúng tôi, những người
đang trực tiếp giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên tại các trường Đại học, Cao
đẳng. Kết quả nghiên cứu của luận án giúp ích cho tôi rất nhiều trong việc biên
soạn giáo trình, xác định phương pháp dạy học, thiết kế bài giảng để dạy tiếng
Anh cho sinh viên. Với những kiến thức về cấu tạo, vị trí, chức năng của trạng từ
tiếng Anh và các yếu tố tương đương trong tiếng Việt thì người học có thể hiểu
những bài đọc tốt hơn và sử dụng trạng từ tốt hơn khi viết. Ngoài ra, có thể ứng

dụng kết quả này trong việc dạy dịch (translation). Hơn thế nữa, những kết quả
trong nghiên cứu có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy tiếng Việt cho người
nước ngoài.


25

Kế tiếp, kết quả nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo cho những nhà
nghiên cứu về ngôn ngữ và những nhà nghiên cứu về dịch thuật trên các bình
diện về cấu tạo, vị trí, chức năng, cách dịch của trạng từ tiếng Anh sang tiếng
Việt. Nghiên cứu này của chúng tôi sẽ giúp họ có thêm một tư liệu nữa để bổ
sung vào vấn đề nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, kiến thức về những điểm tương đồng và dị biệt giữa trạng từ
tiếng Anh và những đơn vị tương đương trong tiếng Việt trong nghiên cứu này
sẽ giúp nâng cao hiệu quả trong công tác dịch thuật, giúp người dịch chọn lựa từ
chính xác để diễn đạt, truyền tải hiệu quả nhất ý của người viết, của tác giả.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, luận án bao gồm 4 chương với nội dung
được tóm tắt như sau:
Chương 1 của luận án đề cập đến những vấn đề lý thuyết của từ loại, về
cách phân định từ loại nói chung và phân định từ loại cụ thể trong tiếng Anh và
tiếng Việt nói riêng. Ngoài ra chương này cũng đề cập những vấn đề về lý thuyết
dịch và về tương đương trong dịch thuật
Chương 2 của luận án đi sâu nghiên cứu chi tiết trạng từ tiếng Anh ở
các khía cạnh: vị trí, cấu tạo, chức năng. Bên cạnh đó có đối chiếu với những
đơn vị tương đương trong tiếng Việt để tìm ra các điểm tương đồng và khác
biệt của các cặp so sánh. Bên cạnh đó chúng tôi cũng tiến hành khảo sát số
lượng trạng từ tiếng Anh và phụ từ tiếng Việt để thấy rõ có sự thay đổi trong
việc dịch trạng từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
Chương 3 là phần khảo sát các cách dịch trạng từ tiếng Anh sang tiếng

Việt. Việc khảo sát được thực hiện trên ngữ liệu thuần nhất của tác phẩm Harry
Potter (gồm 6 tập đầu của bản gốc và bản dịch). Trong phần này sẽ khảo sát
những thay đổi trong chuyển dịch các loại trạng từ như là thay đổi từ loại, thay
đổi vị trí. Ngoài ra ở chương này chúng tôi có khảo sát cách dịch trạng từ cách
thức của học sinh và so sánh cách dịch của họ với cách dịch trong tác phẩm
Harry Potter (bản dịch tiếng Việt).


×