Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Đề tài Hiện trạng ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.3 KB, 17 trang )

Bộ Nội Vụ
Học Viện Hành Chính Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP
NÔNG THÔN
Đề tài : HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG
NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

GV: Th.s Trần Minh Phong
Lớp: KS14-XH
Nhóm thực hiện : Nhóm 6
1.Hồng Cao Sáng
2.Rlan Phước
3.Võ Thị Ngọc Huyền
4.Nguyễn Thị Hằng
5.Trần Ngọc Hải
6.Vũ Thị Thương


MỤC LỤC
I.
II.
1.
2.
III.
IV.
V.
1.
2.
VI.


VII.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
THÀNH TỰU CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ TRONG NƠNG
NGHIỆP.
Thành tựu trong Cơng nghệ sinh học
Thành tựu trong nghệ cao
KHÓ KHĂN CỦA VIỆC UD KHCN TRONG NƠNG NGHIỆP TẠI VIỆT
NAM
NGUN NHÂN CỦA NHỮNG KHĨ KHĂN TRÊN
BIỆN PHÁP
Biện pháp ngắn hạn
Biện pháp dài hạn
Đề xuất của nhóm 6 cho vấn đề UD KHCN trong nơng nghiệp tại Việt Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các từ viết tắt sử dụng trong bài:
KHCN: Khoa học công nghệ
TW : Trung ương
UD: Ứng dụng
DN: doanh nghiệp
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
CNSH : Công nghệ sinh học

I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Tại Việt Nam thì nơng nghiệp hiện chiếm 47,5% tỷ trọng sản xuất với hơn 22

triệu lao động, trong đó có tới 10 triệu nơng hộ với tổng diện tích đất nông nghiệp
xấp xỉ 700.000 ha. Đây là một thuận lợi và cũng là thách thức của ngành nông
nghiệp Việt Nam trong hội nhập ngày càng sâu rộng. Những năm qua, ngành nông
nghiệp vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng (tăng mạnh về số lượng, sản lượng
cây trồng, vật nuôi). Đơn cử, năm 2013, tổng giá trị kim ngạch XK nông nghiệp của
Việt Nam đạt 28 tỉ USD, là một trong 15 nước XK nông sản hàng đầu trên thế giới.
Tuy nhiên, do phát triển theo chiều rộng nên hiệu quả đối với nơng dân và đất nước
cịn hạn chế. Thực tế này đòi hỏi phải chuyển dịch mạnh sang phát triển theo chiều
sâu (nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng nơng sản). Và chìa khóa thành cơng hiện
giờ của nước ta chính là việc áp dụng KHCN trong nông nghiệp sao cho Nông
nghiệp là ngành mũi nhọn trên trường quốc tế.
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong giai
đoạn 2001-2011, các hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) nông nghiệp và
phát triển nơng thơn đã đóng góp trực tiếp vào GDP của Ngành khoảng 35%. Năng
suất nhiều loại cây trồng, vật nuôi đã tăng đáng kể và đạt mức tiên tiến của thế giới
như lúa, cà phê, cao su,... Tuy nhiên, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm nơng nghiệp vẫn
cịn hạn chế.
Chính vì thế mà việc xem xét hiện trạng của UD KHCN trong nông nghiệp để
thấy những vấn đề cịn tồn tại, từ đó có những biện pháp kịp thời cũng như dài hạn.

II.

THÀNH TỰU CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG
NGHIỆP.
1. Thành tựu trong Công nghệ sinh học


Ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong lĩnh vực nông nghiệp được coi là
giải pháp đột phá xây dựng nền nơng nghiệp nước ta phát triển tồn diện theo hướng

hiện đại.
Vào những năm 70, hàng loạt giống lúa mới ngắn ngày có năng suất cao được
tạo ra bằng CNSH đã được đưa vào sản xuất. Những giống lúa này đã làm chuyển
được vụ lúa chiêm dài ngày, ổn định, góp phần tăng sản lượng lúa lên nhanh chóng.
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước, vì vậy cơng tác nghiên
cứu và ứng dụng CNSH vào sản xuất lúa được xem là yếu tố quyết định giúp cải tạo
các giống lúa, nâng cao sản lượng và chất lượng lúa gạo để ứng phó với biến đổi khí
hậu và phục vụ xuất khẩu. Do đó, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã tập trung
nghiên cứu giải mã gen các giống lúa có khả năng chịu nhiễm mặn mà vẫn đạt năng
suất cao, kháng bệnh, có phẩm cấp gạo cao. Viện đã tìm được 30 dịng lúa đạt tiêu
chuẩn trên đưa vào khảo nghiệm, đánh giá trên đồng ruộng. Ngồi ra, Viện cịn
thành cơng với các nghiên cứu chuyển nạp gen tạo lúa kháng hạn, giàu vi chất dinh
dưỡng.
Ngồi cây lúa, Đồng bằng sơng Cửu Long cịn là vựa trái cây lớn của cả nước.
Trước thực tế đó, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam đã tập trung hướng
nghiên cứu CNSH vào việc phát triển các loại cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế
cao. Trong đó nổi bật nhất là cơng nghệ nhân giống cây có múi (cam, chanh, quýt,
bưởi…) sạch bệnh bằng kĩ thuật vi ghép đỉnh sinh trưởng. Bằng kĩ thuật này, các
nhà khoa học đã tạo ra được những giống cây có múi khơng bị nhiễm bệnh vàng lá
greening (VLG) và một số bệnh do virus gây hại. Hoặc xử lí chiếu xạ bằng tia gama
để thay đổi cấu trúc gen nhằm tạo ra những loại cây đặc sản có múi không hạt. Nhờ
những phương pháp này mà Viện đã chuyển giao cho nhiều nhà vườn ở Đồng bằng
sông Cửu Long nhiều giống cây trồng sạch bệnh, năng suất cao, sản phẩm đồng đều
và người nơng dân có thể chủ động được thời vụ trồng, thu hoạch. Viện cũng đang
tiến hành các đề tài nghiên cứu lớn, trong đó đáng chú ý có đề tài xác định tác nhân
gây bệnh chổi rồng trên nhãn bằng kĩ thuật sử dụng marker phân tử để nhân đoạn
ADN định danh, hay đề tài phân loại tác nhân gây bệnh và nghiên cứu lai xa giữa
giống xương rồng quả màu vàng với giống thanh long ruột trắng để tạo ra giống
thanh long ruột vàng có hàm lượng carotenoids cao giúp chống được bệnh lão hóa ở
người.

Tại Tp. Hồ Chí Minh, Trung tâm Cơng nghệ Sinh học Tp. Hồ Chí Minh ra đời vào
năm 2004 với tổng kinh phí đầu tư xây dựng khoảng 100 triệu USD. Bước đầu,
Trung tâm đã đạt được một số kết quả trong ứng dụng CNSH vào lai tạo giống hoa
lan, sưu tập và định danh hơn 100 giống lan rừng Việt Nam quý hiếm; nghiên cứu
thành công bộ Kit PCR phát hiện bệnh virus; nghiên cứu ứng dụng thành công hệ


thống ngập chìm tạm thời trong nhân giống cấy mơ thực vật có ưu thế vượt trội về
số lượng cây con, tỉ lệ cây sống và rút ngắn thời gian; nghiên cứu về các loại vacxin
ngừa bệnh gan thận mủ trên cá tra bằng công nghệ tái tổ hợp gen, gây đột biến;
nghiên cứu ứng dụng công nghệ tế bào động vật để hồn thiện quy trình tạo phơi bị
bằng phương pháp thụ tinh in vitro… Năm 2007, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao
rộng hơn 80ha được thành lập với mục tiêu chuyển giao đến thực tế các mơ hình tiến
bộ khoa học kĩ thuật nông nghiệp. Hiện nay, 100% diện tích dành cho các nhà đầu
tư đã được lấp đầy với 14 dự án. Bước đầu, tại đây đã chuyển giao thành cơng một
số mơ hình ni cấy mơ giống lan quý, giống chuối đặc sản, giám định bệnh bằng
CNSH phân tử, chuyển gen kháng bệnh trên cây cà chua...
Bên cạnh việc nghiên cứu lai tạo các giống cây trồng, các nhà khoa học Việt Nam
cũng nghiên cứu ứng dụng các thành quả của CNSH vào sản xuất phân bón hữu cơ
nhằm hướng đến nền nơng nghiệp xanh bền vững. Điển hình như Cơng ty Cổ phần
Thiên Sinh và Công ty TNHH Hữu cơ là hai đơn vị đi đầu trong ứng dụng công
nghệ lên men vi sinh để sản xuất các loại phân bón hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh
cung cấp dưỡng chất cho cây trồng, góp phần cải tạo đất, bảo vệ mơi trường. Hiện
nay, mỗi năm, hai đơn vị này cung cấp cho thị trường hàng trăm nghìn tấn phân bón
hữu cơ chất lượng cao các loại, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất trong nước, đặc
biệt là khu vực phía Nam và dành một phần để xuất khẩu. Theo báo cáo của Bộ
NN&PTNT, đến hết năm 2010, Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng
CNSH trong lĩnh vực nông nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 20062010 đã phê duyệt đưa vào thực hiện được 90 nhiệm vụ khoa học công nghệ (78 đề
tài và 12 dự án sản xuất thử nghiệm), trong đó có 35 đề tài kết thúc năm 2010. Bộ
trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định, các kết quả nghiên cứu đã tạo ra

hoặc tiếp nhận và làm chủ được một số CNSH hiện đại đưa vào ứng dụng hiệu quả
chủ yếu tập trung ở những lĩnh vực chính như chuyển gen mang tính trạng tốt vào
giống cây trồng, vật nuôi nhằm tạo ra những giống có năng suất cao, thích nghi với
điều kiện thời tiết khắc nghiệt, có khả năng chống chịu dịch bệnh hoặc tạo ra các chế
phẩm sinh học bảo vệ cây trồng và vật ni.
Cơng nghiệp hóa trong nơng nghiệp trong trồng trọt cơ giới hóa từ khâu chuẩn
bị đến khâu thu hoạch với sản phẩm máy cấy hiện đại như MC 6-250, MC-08, đến
máy làm đất và máy đập liên hồn. Việc áp dụng giống mới và các quy trình canh
tác tien tiến chương trình “ 3 giảm 3 tăng” IPM, GAP được đẩy mạnh. Chương trình
“3 giảm 3 tăng” được áp dụng tại tỉnh bình định thời gian qua mang lại hiệu quả
thiết thực giúp tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa. Năng suất lúa cao hơn giá
thành sản xuất giảm, giảm thất thoát sau thu hoạch, giúp hạn chế sâu bệnh, góp phần
giảm thiểu ơ nhiễm môi trường.


Nhiều địa phương đã ứng dụng CNSH vào trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả
kinh tế cao. Đơn cử như việc triển khai 14 đề tài chọn tạo giống cây trồng nông, lâm
nghiệp bằng phương pháp chỉ thị phân tử đã chọn tạo được 7 giống lúa chịu hạn, 2
giống lúa kháng đạo ôn, 4 giống lúa kháng rầy nâu, 2 giống lúa thơm chất lượng
cao, 2 giống chè có triển vọng về năng suất, chất lượng, 8 giống bông kháng bệnh
xanh lùn...
Trong lĩnh vực chăn nuôi, các kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được môi trường
bảo quản tinh dịch dài ngày, cải tiến được các quy trình cơng nghệ tạo phôi, cấy
truyền phôi, đông lạnh phôi lợn và bò trong ống nghiệm. Việc sử dụng tinh nhân tạo
giúp bò trưởng thành tăng từ 180kg/con lên 250-300kg/con, tỷ lệ xẻ thịt tăng 1,5 lần.
Nông dân ở nhiều địa phương còn ứng dụng CNSH trong ủ, chế biến thức ăn chăn
nuôi cho gia súc, gia cầm để tận dụng các phế phẩm nơng nghiệp, giảm chi phí đầu
vào..
Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, việc ứng dụng CNSH cũng đạt được những
thành cơng lớn. Điển hình như Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 đã thành

công việc nghiên cứu gia hóa tơm sú (là q trình khép kín vịng đời tôm sú bằng
cách đưa tôm sú tự nhiên về nuôi bằng các biện pháp CNSH để trở thành tôm sú bố
mẹ) để sản xuất tôm sú sạch bệnh, mở ra triển vọng sản xuất số lượng lớn nguồn
tôm giống sạch bệnh, phục vụ ngành công nghiệp nuôi tôm xuất khẩu. Với cá tra,
CNSH đã can thiệp khá sâu rộng, từ khâu chọn giống thế hệ bố mẹ làm nguồn sản
suất cá tra giống tốt, đến việc nghiên cứu về di truyền tính trạng kháng bệnh gan
thận mủ tạo con giống có độ tăng trưởng cao, sạch bệnh, sản phẩm an tồn. cơng
nghệ sinh sản nhân tạo một số lồi thủy sản có giá trị kinh tế cao( tơm sú, tôm he, cá
tra, cá ba sa..) đã tạo nên cuộc cách mạng thực sự trong ngành nuôi trồng thủy sản.
Trung tâm quốc gia thủy sản nước ngọt nam bộ thuộc viện nghiên cứu nuôi trồng
thủy sản 1 ( xã an thái trung, huyện cái bè, tỉnh tiền giang) đã thành công trong việc
sản sinh nhân tạo cá bông lau. Năm 2004 trung tâm nuôi vỗ đàn cá bông lau bố mẹ ở
ao hồ. Năm 2005 cá có dấu hiệu sinh sản nhưng tỉ lệ thành công thấp dướ 5%, đến
năm 2006 tỉ lệ cá nuôi sinh sản đạt 25%. Đây là lồi cá da trơn q hiếm, có giá trị
kinh tế cao, sống nhiều ở sông mekong nhưng do đánh bắt bừa bãi nên ngày càng
khan hiếm.
Ngồi ra, Viện cịn thành công trong nhiều nghiên cứu khác như ứng dụng sinh
học phân tử trong chẩn đốn bệnh các lồi thủy sản, sản xuất tơm càng xanh tồn
đực, nâng cao chất lượng sinh sản cá chẻm nhân tạo và nghiên cứu chế phẩm vi sinh
sử dụng trong phòng bệnh trên ấu trùng tôm.


Viện Khoa học Kĩ thuật Nông nghiệp miền Nam cũng là đơn vị đạt được nhiều
kết quả nghiên cứu trên động vật như xác định tính trạng gen được ứng dụng trong
chọn giống vật ni, trong kiểm sốt dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, nghiên
cứu ứng dụng cải thiện sinh sản để sản xuất thế hệ bò con có giới tính theo định
hướng chăn ni, tạo phơi ni trong bụng mẹ để giải bài tốn thích nghi tốt hơn...
góp phần phát triển chăn ni tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh.
2. Thành tựu trong nghệ cao


Cơng nghệ cao (CNC) được áp dụng trong nông nghiệp nước ta và bước đầu đạt
thành tựu nhất định. Trong đó, lĩnh vực đang ƯDCNC khá hiệu quả trong sản xuất
là ngành trồng hoa.
Đi đầu việc UD CNC trong chọn, lai tạo giống, chuyển giao công nghệ đến với
người dân là các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu rau quả. Đơn vị này đã thành
cơng với mơ hình trồng lan CNC thơng qua việc đầu tư thiết bị nhà lưới hiện đại
dạng kín, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Với quy mô
khoảng 4.400m2, Viện cung cấp khoảng 131.000 cây, đáp ứng 21% nhu cầu về
giống lan Hồ Điệp của thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Lãi thu được từ
sản xuất lan Hồ Điệp đạt khoảng 280-540 triệu/1.000m2. Đặc biệt, một số mô hình
cho lãi từ 700 triệu - 1 tỷ đồng/1.000m2 như Công ty Cửu Long, Trung tâm Ứng
dụng công nghệ cao Quảng Ninh…
Hà Nội cũng là địa phương đi đầu trong triển khai mơ hình trồng hoa CNC, từng
bước tạo dựng thương hiệu trên thị trường hoa cao cấp. Một trong số đó là Cơng ty
TNHH Flora Việt Nam. Đến nay, đơn vị này đã có khu sản xuất rộng 10.000m2,
gồm hệ thống nhà kính, nhà lưới, máy móc bảo đảm trồng được nhiều loại hoa. Bà
Bùi Bích Hường, Giám đốc công ty cho biết, trồng hoa CNC là hướng đi khá mới ở
nước ta. Mỗi năm, Flora Việt Nam đưa ra thị trường hàng triệu cành hoa lan Hồ
Điệp, lan Vũ nữ và hàng chục vạn bông ly, loa kèn, đem lại doanh thu khoảng 10 tỷ
đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho 100 lao động thường xuyên.
Ngoài Hà Nội, Đà Lạt (Lâm Đồng), TP Hồ Chí Minh hiện cũng có tới 1.663ha
trồng rau an tồn ứng dụng CNC, sản lượng đạt khoảng 30.000 tấn/năm. Trong số
đó, diện tích rau sản xuất trong nhà lưới cho giá trị sản lượng 120-150 triệu đồng/ha;
hơn 700ha trồng hoa và cây cảnh. Các hộ áp dụng CNC trong sản xuất hoa, cây cảnh
đem lại thu nhập 600 triệu - 1 tỷ đồng/ha/năm.
III.

KHÓ KHĂN CỦA VIỆC UD KHCN TRONG NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT
NAM



Từ nhiều năm nay, ứng dụng KHCN vẫn được xem là một trong những điểm yếu
của ngành nông nghiệp, cả trong sản xuất và chế biến. Đây cũng là nguyên nhân
khiến cho chất lượng, giá trị nơng sản cịn thấp, chưa phát huy hết tiềm năng, thế
mạnh. Trong đó, khó khăn với DN là quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập, cơ chế
chính sách thiếu nhất quán, nền hành chính cồng kềnh, kém hiệu quả...
Việc ứng dụng những thành tựu khoa học - cơng nghệ vào q trình sản xuất
nơng, lâm, ngư nghiệp cịn chậm. Hầu hết các loại cây trồng, vật ni có năng suất,
chất lượng và khả năng cạnh tranh thấp. Năng suất cây trồng thường mới đạt khoảng
70% mức bình qn chung của thế giới. Cơng tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học
- kỹ thuật, công nghệ mới còn nhiều bất cập. Hệ thống quản lý thủy nông, thú y, bảo
vệ thực vật, cung ứng giống, vật tư chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa
nơng nghiệp. Cơng tác bảo quản sau thu hoạch, bao bì, nhãn hiệu hàng hóa, thương
hiệu vẫn chưa đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình hội nhập;
Bên cạnh việc ứng dụng KHCN hạn chế, đáng chú ý nữa là cho tới nay, vấn đề
cơ giới hóa nơng nghiệp cũng chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi đầu ra cho
máy nông nghiệp Việt Nam rất rộng mở, khơng chịu nhiều sức ép như những ngành
khác thì suốt nhiều năm nay, ngành cơ khí Việt Nam lại chưa chú trọng đến việc chế
tạo máy nông nghiệp.
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chiến lược phát triển ngành cơ khí
Việt Nam (ngày 11-4), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đánh giá: Là một
quốc gia nông nghiệp, song suốt 10 năm qua, các sản phẩm cơ khí máy móc phục vụ
sản xuất nơng nghiệp cịn ít. Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương đặc biệt quan tâm
rà soát, xây dựng chiến lược quy hoạch của ngành cơ khí, xác định các lĩnh vực, sản
phẩm cơ khí ưu tiên, nhất là sản xuất máy cho phục vụ cho phát triển nông nghiệp,
khai thác đánh bắt thủy hải sản, chế biến thủy sản,...
Để đầu tư nghiên cứu, ứng dụng cơng nghệ cao địi hỏi nguồn kinh phí rất lớn.
Tuy nhiên, hiện nay, các DN nông nghiệp rất khó tiếp cận được nguồn vốn lớn, dài
hạn với lãi suất thấp. Chính vì vậy, DN nơng nghiệp ln bị yếu thế do cơng nghệ
thấp, khó cạnh tranh, chi phí cao dẫn đến lợi nhuận thấp và khơng có kinh phí để mở

rộng, nghiên cứu cơng nghệ mới hơn. Hơn nữa, tiêu chuẩn nước thải trong chăn nuôi
lại quá cao dẫn đến các DN đầu tư vào lĩnh vực này còn rụt rè. hầu hết các DN chưa
biết hoặc chưa tiếp cận được hỗ trợ của Nhà nước về phát triển KHCN. Việc tiếp
cận hồ sơ để được hưởng ưu đãi còn phức tạp nên đến năm 2014, cả nước mới có


132 DN được cơng nhận là DN KHCN, trong đó có 18 DN nơng nghiệp ứng dụng
cơng nghệ cao. Thêm vào đó, điểm yếu trong nghiên cứu, chuyển giao KHCN lĩnh
vực nông nghiệp hiện nay là thiếu sự liên kết giữa DN với các đơn vị nghiên cứu và
nông dân do chưa có cơ chế của Nhà nước tác động mạnh.
Việc sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao cịn nhỏ lẻ,
thị trường tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp không ổn định, khả năng cạnh
tranh và hiệu quả kinh tế sản xuất một số sản phẩm còn thấp, chưa tương xứng với
mức độ đầu tư, chưa có nhiều cơng nghệ cao trong nơng nghiệp và mơ hình phát
triển nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao với quy mô lớn tại Việt Nam.
Mặt khác, ngân sách nhà nước có hạn, thiếu kinh phí để nghiên cứu, nhập khẩu
và phát triển công nghệ cao trong nơng nghiệp. Chưa có nhiều doanh nghiệp đăng
ký cơng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chưa có hệ thống
dịch vụ phục vụ phát triển nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả như đã nêu, nhưng so với yêu cầu phát triển,
KH-CN nước ta còn chưa thật sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển đất nước,
chưa gắn kết chặt chẽ với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; thị trường
KH-CN còn kinh doanh; đầu tư cho KH-CN còn thấp, sử dụng chưa hiệu quả.
Phân bổ ngân sách nhà nước cho KH-CN chưa hợp lý, kinh phí cấp để thực hiện
nhiệm vụ KH-CN có nhiều bất cập, thường xuyên giao chậm; cơ cấu chi chưa thực
sự phù hợp (ước tính có khoảng 20% tiền dành cho KH-CN thực chất đầu tư cho
hoạt động sáng tạo của các nhà nghiên cứu, còn 80% nằm ở khâu đầu tư gián tiếp).
Quản lý tài chính quốc gia về KH-CN có nhiều bất cập. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
lo chi đầu tư phát triển khoảng 44%, khoảng 56% còn lại một phần là lương sự
nghiệp của Bộ Tài chính, phần chi nghiên cứu do Bộ Khoa học và Cơng nghệ chủ trì

(Trong đầu tư phát triển, Trung ương: 49%, địa phương: 51%. Trong chi cho vấn đề
nghiên cứu, Trung ương: 75%, địa phương: 25%). Đây là bài toán cần nghiên cứu
tính tốn lại.
Chưa huy động được nhiều nguồn lực cho hoạt động KH-CN, đặc biệt từ doanh
nghiệp. Ở các nước phát triển, phần lớn kinh phí đầu tư cho hoạt động KH-CN đến
từ các doanh nghiệp, còn nhà nước chỉ chi khoảng 20% - 30%. Kinh phí từ ngân
sách nhà nước chủ yếu chi cho các nghiên cứu cơ bản và các đề án có tầm quan
trọng chiến lược. Ở nước ta do năng lực các doanh nghiệp còn nhỏ, nhu cầu đổi mới
sáng tạo để tồn tại và phát triển chưa cao nên không nhiều doanh nghiệp tự ý thức
được việc này. Mặc dù theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ (năm 2013),
doanh nghiệp phải trích một phần lợi nhuận để tái đầu tư cho R&D (research &


development - nghiên cứu và phát triển) nhằm đổi mới công nghệ, nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm.
Cơ cấu nguồn nhân lực quốc gia bất hợp lý. Theo kết quả tổng hợp từ Điều tra
nghiên cứu và phát triển 2014 (Bản tin Chiến lược Phát triển, số 5+6+7/2015 của
Cục Thông tin KH-CN quốc gia, Bộ Khoa học và Cơng nghệ), năm 2013 Việt Nam
có 164.744 người hoạt động trong lĩnh vực R&D, trong đó ở khu vực nhà nước có
139.531 người, chiếm tới 83%; ngồi nhà nước: 20.917 người, chiếm 14%; khu vực
có vốn đầu tư nước ngồi: 4.296 người, chiếm 3%. Với cơ cấu như vậy, cần phải
thay đổi mới thu hút được các nguồn lực cho hoạt động KH-CN. Ở các trường đại
học có 74.217 người, chiếm 45%, các viện/trung tâm nghiên cứu: 37.481 người,
chiếm 23%, số còn lại ở các cơ sở khác. Với cơ cấu như vậy, nguồn ngân sách cũng
cần phải cơ cấu lại mới tránh được tình trạng lãng phí chất xám và sử dụng nguồn
nhân lực không hiệu quả.
IV.

NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ TRÊN là:
Thứ nhất, về mặt thể chế và mơ hình. Trong thời gian rất dài chúng ta phát triển

kinh tế theo chiều rộng, mà đã phát triển kinh tế theo chiều rộng thì thường sẽ thâm
dụng vốn, sử dụng lao động giá rẻ và trình độ thấp, xuất khẩu tài ngun chế biến
thơ là chính, trình độ sử dụng cơng nghệ thấp. Mơ hình này khơng tạo ra thị trường
và động lực để thúc đẩy phát triển và ứng dụng KH-CN. Đây là vấn đề “then chốt”,
vì với hệ thống sản xuất như thời gian vừa qua không thể thúc đẩy liên kết giữa cung
và cầu cho KH-CN được. Cầu của KH-CN hiện nay có thể kể tới mấy loại: Từ phía
các cơ quan của Đảng, Nhà nước sử dụng KH-CN, từ phía doanh nghiệp, từ sản
xuất, kinh doanh và từ các tổ chức KH-CN.
Việc chuyển giao KH-CN qua các dự án của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) chưa thực sự là cầu nối đối với KH-CN trong nước; Doanh
nghiệp nhà nước phát triển theo chiều rộng, nhập cơng nghệ nước ngồi là chính, có
rất ít doanh nghiệp đầu tư cho phát triển KH-CN (trừ Viettel, Dầu khí, Vinaphone và
một số doanh nghiệp lớn có một bước đột phá đầu tư lớn cho KH-CN). Trong số các
doanh nghiệp dân doanh thì có tới 90% - 95% là doanh nghiệp vừa và nhỏ dù rất
muốn đầu tư cho KH-CN nhưng cũng khơng có đủ tiềm lực, khơng thể tiếp cận về
kinh phí theo ngân hàng. Nước ta có 2 trung tâm KH-CN lớn nhất là Viện Hàn lâm
khoa học xã hội và Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam, nhưng hằng năm
Nhà nước đặt hàng những nhiệm vụ trực tiếp cho 2 viện này rất ít.
Thứ hai, cơ chế phát triển kinh tế và cơ chế phát triển KH-CN chưa thực sự gắn
chặt với nhau, kinh tế chưa đặt hàng được cho KH-CN, vì thế KH-CN nghiên cứu
xong cũng ít có điều kiện để ứng dụng. Nhìn vào các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước
đã được triển khai, chúng ta thấy rất ít các đề tài được các doanh nghiệp đặt hàng,
mà chủ yếu từ các cơ quan nghiên cứu khoa học, từ các nhà khoa học. Có một điều


đáng nói là, một số sản phẩm KH-CN ra đời từ thực tiễn cuộc sống, từ nhu cầu sản
xuất, kinh doanh do người dân sáng tạo có hiệu quả lại không tiếp cận được nguồn
vốn, không được tài trợ từ nguồn ngân sách nhà nước cho KH-CN.
Thứ ba, về cơ chế phát triển KH-CN. Vấn đề này liên quan nhiều đến sử dụng
ngân sách nhà nước cho KH-CN. Đây là vấn đề vẫn bị ràng buộc theo quan điểm chỉ

chủ yếu cấp kinh phí cho tổ chức KH-CN, doanh nghiệp nhà nước. Nếu chúng ta
không “gỡ bỏ” được quan niệm này thì khơng thể huy động tốt các nguồn lực từ xã
hội và khó sử dụng ngân sách nhà nước hiệu quả.
Bên cạnh đó, phân loại nhiệm vụ KH-CN gắn với cơ chế phân bổ và sử dụng
kinh phí hiện nay cịn khá nhiều bất cập. Có 4 loại nghiên cứu: 1- Nghiên cứu cơ
bản; 2- Nghiên cứu lý luận xây dựng cơ sở, chủ trương, chính sách; 3- Nghiên cứu
ứng dụng triển khai; 4- Nghiên cứu phát triển sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mới. Về
mặt pháp lý, ai là người chịu trách nhiệm quản lý nguồn kinh phí cho từng loại
nghiên cứu, cấp cho ai, cấp theo cơ chế nào, trách nhiệm, đánh giá kết quả, thì phải
chịu trách nhiệm giải trình trước Nhà nước, trước nhân dân. Theo đó, chúng ta cần
nghiên cứu để hình thành một cơ chế cho rõ ràng và phù hợp. Có những kết quả
nghiên cứu rất đúng, rất tốt nhưng vì khơng có cơ chế nên khơng có đơn vị sẵn sàng
ứng dụng vào thực tiễn.
Thứ tư, xác định rõ trách nhiệm sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm
vụ KH-CN. Cấp được phân nhiệm vụ khoa học và cấp được cấp kinh phí phải chịu
trách nhiệm về nhiệm vụ khoa học cũng như phân bổ kinh phí hợp lý. Với cách cấp
kinh phí như hiện nay, người làm nhiệm vụ KH-CN phải mất nhiều thời gian để
hoàn thành các thủ tục hành chính và bức xúc với tình trạng tham nhũng trong khoa
học.
Thứ năm, Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức KHCN, doanh nghiệp và
người sản xuất; giữa các cơ quan quản lý nhà nước của T.Ư và địa phương; giữa các
lĩnh vực, các trong việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ vào sản xuất.

Thứ sáu, Việc định hướng, tập trung tiềm lực nghiên cứu, giải quyết những vấn
đề lớn, cấp thiết cho lĩnh vực cơng nghiệp cịn dàn trải; các chính sách đặc thù, giải
pháp mạnh mẽ để tạo đột phá trong những lĩnh vực cơng nghiệp mà Việt Nam có lợi
thế cũng chưa rõ nét; các lĩnh vực KHCN mũi nhọn, đạt trình độ tiên tiến, có khả
năng cạnh tranh bình đẳng với khu vực và thế giới chưa được hình thành.
Thứ bảy, Hiệu quả hoạt động của các tổ chức KHCN chưa cao; số lượng thành
lập doanh nghiệp KHCN còn rất hạn chế, nên kết quả ứng dụng vào hoạt động sản

xuất kinh doanh chưa cao. Hơn nữa, cơ chế hỗ trợ tài chính trong sử dụng kinh phí


từ nguồn sự nghiệp còn chưa khoa học, thiếu đồng bộ, mang nặng tính thủ tục hành
chính, chưa thực sự gắn chi phí với kết quả cuối cùng, gây mất nhiều thời gian trong
hoàn thành các thủ tục giải ngân.
Thứ tám, Việc gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu với chiến lược, kế hoạch phát
triển các lĩnh vực, ngành với các nhiệm vụ nghiên cứu còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ
nghiên cứu đầu ngành trong một số lĩnh vực cơng nghiệp cịn hạn chế, chưa khuyến
khích được đội ngũ tri thức có trình độ cao ở nước ngồi tích cực tham gia nghiên
cứu KHCN. Đặc biệt, chưa có chính sách hỗ trợ bảo đảm bù đắp rủi ro trong nghiên
cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu, vì vậy đã phần nào hạn chế việc tham gia thử
nghiệm ứng dụng của các doanh nghiệp cơng nghiệp.
Thứ chín, Chính sách huy động về đầu tư tàỉ chính cho nghiên cứu KHCN trong
cơng nghiệp hiện nay cịn hạn chế, chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước. Việc huy
động, khai thác tiềm lực của các đơn vị trong các bộ, ngành như: Các tập đồn, tổng
cơng ty, viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp hoạt động KHCN còn
hạn chế. cơ chế tài chính trong hoạt động KHCN chậm đổi mới, chưa phù hợp với
đặc thù của hoạt động KHCN, làm giảm năng lực sáng tạo, gây khó khăn và buộc
các nhà khoa học phải tìm cách đối phó trong thủ tục thanh quyết toán thực hiện
nhiệm vụ. Doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư cho KHCN, chủ yếu dựa vào ngân
sách nhà nước. Đặc biệt, cơ chế quản lý cịn thiếu đồng bộ, gây khó khăn trong việc
huy động nguồn lực, vay vốn cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản
xuất kinh doanh.
Sau cùng, Nền tảng của nông nghiệp nước ta là hộ nông dân nhỏ lẻ, thu nhập
thấp, công nghệ và phương pháp canh tác lạc hậu, giá thành nông sản phẩm thường
cao hơn các nước khác, chất lượng sản phẩm thua kém các nước trong khu vực, chi
phí sản xuất cao hơn do phải khắc phục những giới hạn của tự nhiên với những giải
pháp tăng sản lượng như luân canh tăng vụ: bơm nước, phân bón, thuốc trừ sâu,
phịng chống dịch bệnh. Các tiến bộ khoa học - công nghệ chưa được áp dụng một

cách phổ biến vì các giống mới du nhập giá đắt do phải thực hiện bảo hộ trí tuệ,
nơng dân nghèo khơng thể áp dụng. Hàng hóa nơng sản nước ta về cơ bản sản xuất
mang tính tự nhiên, chưa có tác động nhiều của khoa học cơng nghệ: giống, bảo
quản sau thu hoạch, chế biến, phần lớn chưa có nhãn hiệu, thương hiệu, xuất thô
chưa qua chế biến do đó phải bán giá thấp, khó khăn lớn nhất đối với nông sản xuất
khẩu nước ta là hàng rào phi thuế quan: dư lượng kháng sinh, an toàn vệ sinh thực
phẩm, nguồn gốc xuất xứ... những vấn đề này nông dân nước ta chưa được hướng
dẫn và quen làm. Việc giảm thuế nhập khẩu làm cho sản phẩm trong nước cạnh


tranh khó khăn ngay trên sân nhà đang bị lấn sân vì nơng sản các nước chất lượng
cao hơn, giá thấp hơn.
V.

BIỆN PHÁP
1. Biện pháp ngắn hạn
Đẩy mạnh việc chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công
nghệ cao, công nghệ sinh học để nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi
nhằm đảm bảo an ninh lương thực ổn định đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã
hội.
Chú ý ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi theo
hướng hữu cơ, sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu
dùng, sản xuất theo quy trìnhVietGap.
Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, khai thác tiềm năng những vùng có lợi thế so
sánh kết hợp việc bảo tồn sinh thái tự nhiên, quản lý, sử dụng tốt, có hiệu quả các
nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các địa phương...
Quan tâm nghiên cứu, ứng dụng vào sản xuất nông lâm ngư nghiệp đảm bảo vệ
sinh môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu thời tiết.
Cần tăng cường phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, các nhà khoa học, các nhà
quản lý, để làm tốt công tác nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao, ứng dụng khoa học

công nghệ vào sản xuất ngày càng tốt hơn.
Chú trọng việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để chủ động phịng chống
dịch bệnh cây trồng vật ni, đảm bảo sản xuất ổn định.
Tăng cường công tác tập huấn, đào tạo, tun truyền, xây dựng các mơ hình trình
diễn để cung cấp thơng tin kịp thời, thuyết phục nông ngư dân mạnh dạng ứng dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ....
Cần có sự phối hợp trong các chương trình đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, quy
hoạch vùng sản xuất, phát triển theo hướng bền vững, tồn diện, có cơ cấu kinh tế
phù hợp, có các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, sản xuất hàng hóa có chất lượng,
có khả năng cạnh tranh cao, để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nông dân, ngư dân ....
2. Biện pháp dài hạn

Để làm được điều đó, trước hết cần đổi mới cơ chế, chính sách quản lý đối với
khoa học, kỹ thuật và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông


dân theo hướng: Tổ chức, huy động lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật và công
nghệ về nông thôn, cùng với bà con nông dân, các doanh nghiệp, các tổ chức khuyến
nơng, các tổ chức chính trị, xã hội giải quyết các vấn đề về giống, công nghệ chế
biến, công nghệ sau thu hoạch, phát triển công nghiệp và dịch vụ, sử dụng hợp lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường. Đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ cũng
như các cơ quan chuyển giao, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ ở nông
thôn được bảo đảm thỏa đáng về lợi ích, được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Khuyến
khích việc ký kết hợp đồng giữa các cơ quan khoa học, kỹ thuật và công nghệ với
các chủ thể trong nông nghiệp. Bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ giữa khoa học,
kỹ thuật và công nghệ với sản xuất, kinh doanh bằng các chương trình, dự án phát
triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.
Thứ nhất, Tăng cường hướng dẫn để người nơng dân hiểu được rằng, mình cần
làm gì, cần tìm ai, cần đầu tư bao nhiêu vốn và vật tư, trang thiết bị để đổi mới công

nghệ, đổi mới cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao hơn, thu nhập cao
hơn. Điều đó cũng có nghĩa là cần nâng cao nhận thức của người lao động nông
nghiệp về ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất. Đây là một trong
những nhiệm vụ quan trọng, là yêu cầu to lớn và mang tầm chiến lược trong sự
nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nơng thơn. Có chính sách khuyến khích,
hỗ trợ kinh phí, trợ giá, ưu đãi tín dụng, miễn giảm thuế... cho các hộ nông dân, chủ
trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp trong việc ứng dụng tiến bộ khoa
học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất.
Thứ hai, Phân bổ và sử dụng ngân sách phải thực sự khoa học, hướng tới hiệu
quả, theo cơ chế thị trường. Đổi mới việc xác định nhiệm vụ và cấp kinh phí KH-CN
cho các địa phương, địa bàn. Nhiệm vụ KH-CN nói chung có tính liên thơng, liên
kết tất cả vùng, khơng bị “chặn” ở “biên giới” một địa phương nào đó. Đây là vấn đề
cần thiết xem xét kỹ, sau khi xác định rõ tất cả các loại nhiệm vụ KH-CN từ nghiên
cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng triển khai, đến nghiên cứu phát triển sản phẩm thì
phải có cơ chế bảo đảm để có hiệu quả. Sản phẩm phải có sức cạnh tranh trên thị
trường; những sản phẩm mới, nghiên cứu khoa học phải đến được các doanh nghiệp.
Bởi doanh nghiệp là nơi quy tụ của sự phát triển ứng dụng KH-CN để tạo thành sức
mạnh cạnh tranh của nền kinh tế.
Trong ngân sách cho KH-CN phải dành một phần để làm “vốn mồi”, phải có cơ
chế để kéo vốn, để thu hút các nguồn lực kể cả trong và ngồi nước. Cần bố trí
nguồn kinh phí dự phịng cho khoa học, vì hoạt động KH-CN có tính rủi ro cao, cắt
giảm những hoạt động KH-CN không chất lượng nhằm chống lãng phí, thất thốt


ngân sách nhà nước. Đổi mới cơ chế khoán; đấu thầu phải theo kịp với sự phát triển
của thời đại. Phải có niềm tin với người được cấp kinh phí.
Thứ ba, tăng cường giám sát và đánh giá tình hình sử dụng và phân bổ ngân sách
bằng những chỉ tiêu thực sự khoa học. Theo đó, phải tăng quy định và giám sát tình
hình sử dụng, phân bổ ngân sách bằng những tiêu chí thực sự khoa học; kiểm tốn
thực hiện các quy định về quản lý các chương trình đề tài kể cả cấp nhà nước, chống

hình thức. Cần giám sát kỹ việc sử dụng ngân sách phù hợp với kế hoạch được phê
duyệt; có hướng dẫn tổ chức và hoạt động của các đơn vị KH-CN theo tinh thần
mới. Có thể hình thành hai nhóm: nhóm một với kinh phí hoạt động hồn tồn nhờ
thị trường, nhóm hai có sử dụng ngân sách nhà nước. Xây dựng và triển khai các
quy định về dân chủ trong hoạt động KH-CN, cơng khai, dân chủ thì mới có thể phát
triển KH-CN, nhất là trong khoa học xã hội để không thành khoa học theo kiểu minh
họa.
Thứ tư, xã hội hóa các nguồn lực đầu tư cho KH-CN; thu hút đầu tư từ doanh
nghiệp, coi đây là nguồn lực chính. Nhà nước phải coi đầu tư từ các nguồn ngoài
ngân sách nhà nước, đặc biệt là từ các doanh nghiệp cho KH-CN là chính, tiến tới
đầu tư cho KH-CN chủ yếu từ doanh nghiệp như các nước tiên tiến đã làm.
Theo đó, cần hiểu rõ bản chất hoạt động của doanh nghiệp là phải có hiệu quả
thiết thực, nên việc tiếp cận với nghiên cứu KH-CN của doanh nghiệp có những nét
riêng so với các tổ chức KH-CN công lập. Khi doanh nghiệp đặt u cầu thì cần
phải có ngay, nếu chậm cơ hội thị trường sẽ mất đi. Nắm được yếu tố đó chúng ta
cần điều chỉnh làm sao cho ngân sách của các doanh nghiệp dành cho KH-CN ngày
một nhiều hơn.
Cần có cơ quan theo dõi, tổng hợp, phân tích các hoạt động KH-CN khơng dùng
ngân sách nhà nước để tham mưu cho Nhà nước các giải pháp đột phá trong việc thu
hút đầu tư và phát triển KH-CN. Nhiều doanh nghiệp báo cáo đã dành gần 10% lợi
nhuận của các doanh nghiệp làm nguồn vốn cho KH-CN. Đây là nguồn lực lớn, cần
giám sát việc sử dụng kính phí.
Nghiên
cứu
khoa
học
theo

chế
đặt

hàng.
Luật KH và CN được Quốc hội ban hành ngày 18-6-2013, chính thức có hiệu lực từ
1-1-2014 sẽ là bước đột phá trong nghiên cứu KHCN nói chung và KHCN ứng
dụng cho nơng nghiệp nói riêng. Theo luật mới này, người đề xuất đề tài là các cơ
quan quản lý có thẩm quyền, tạm gọi như việc “đặt hàng” với các nhà KH. Khi
nghiên cứu xong, các đề tài này sẽ được bàn giao lại cho người đề xuất để có cơ chế
quản lý cụ thể, minh bạch. Việc sử dụng vốn đầu tư cho KHCN vào nông nghiệp
hiệu quả cùng với cơ chế nghiên cứu gắn với đầu ra sản xuất sẽ giúp nơng nghiệp có
được những sản phẩm có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao. Hàm lượng này chính là
nguồn gốc để nâng cao giá trị cũng như tạo lập thương hiệu cho nông sản Việt Nam.


Thứ năm, Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp nói riêng
và xã hội nói chung về việc cần thiết đầu tư cho phát triển KH-CN. Cung cấp thông
tin và định hướng thị trường công nghệ cho doanh nghiệp và có những hỗ trợ ban
đầu cho hoạt động KH-CN. Bổ sung những chế độ tiếp cận ngân sách nhà nước cho
hoạt động KH-CN từ phía các nhà khoa học khơng chun. Cơng khai hóa các kết
quả nghiên cứu trên mạng in-tơ-nét để mọi người có thể tìm đọc, nghiên cứu tự do.
VI.

Đề xuất của nhóm 6 cho vấn đề UD KHCN trong nơng nghiệp tại Việt Nam
Có 2 vấn đề chính cần được làm rõ trong vấn đề UD KHCN trong nông nghiệp
tại Việt Nam cho 3 nhóm đối tượng chính: Nhà nước, Doanh nghiệp và người Nơng
dân; đó là : Nhận thức và hành động. Tuy nhiên, các chính sách hiện tại rất “ to tát”
và chung chung, cách thức triển khai cịn mang nặng tính chất thủ tục rườm rà. Bên
cạnh đó cịn xuất hiện hiện tượng “ tham nhũng” và “ chảy máu chất xám”.... Ở khía
cạnh sinh viên, chúng tơi đưa ra 3 dự án sau đây:
Thứ nhất, thành lập Hệ thống Kiến thức nông nghiệp trực tuyến (Agricultural
Knowledge On-Line (AKOL), đây là một hệ thống tương tác trực tuyến trên tồn
cầu, nó liên kết kho dữ liệu về kiến thức nông nghiệp, các chuyên gia và nông dân

để giải quyết bất cứ một vấn đề gì trong nơng nghiệp. Mọi nơng đân giờ đây có thể
truy cập vào hệ thống này, học hỏi các kiến thức, kinh nghiệm và yêu cầu sự giúp
đỡ, tư vấn phương pháp, giải pháp nông nghiệp từ các chuyên gia hàng đầu, các nhà
sản xuất nông nghiệp chuyên nghiệp về vấn đề của họ.
Thứ hai, dự án “Nhà Khoa học- bạn Nông dân”, khi đưa những viện, nhóm
nghiên cứu theo đơn đặt hàng của Doanh nghiệp, nhà nước. Nhằm nghiên cứu các
loại, giống cây trồng vật nuôi phù hợp với một địa phương nhất định, các tỉnh/ sở
khoa học được đặt tại một tỉnh hoặc vùng chuyên nghiên cứu, thử nghiệm tại địa
phương đó. Muốn vậy cần sự đầu tư rất nhiều vào Nhà nước- có muốn làm hay
khơng?
Thứ ba, tập trung đầu tư cho các nhóm nghiên cứu tại các trường THCS, THPT,
các trường đại học. Thực hiện theo đúng tinh thần đại học” Trường đại học là nơi
nghiên cứu chứ không phải trường trung học cấp 3 hay trường dạy nghề”. Đầu tư
đúng mực cho chất xám của lực lượng trẻ, vì đây là cái nôi của ý tưởng, nghiên cứu
và thử nghiệm bởi “ không sợ sai, không sợ thất bại, không sợ cường quyền hay bất
cứ quyền lực thần/ công quyền nào”. Tổ chức các cuộc thi công nghệ, sáng tạo mới
trong lĩnh vực nông nghiệp.

VII.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- />

2- />
3- />
4- />5- />
6- />7- />8- />9- />
dung-cong-nghe-cao-trong-nong-nghiep
10- />11- />12- />Nghị quyết 20-NQ/TW phát triển khoa học công nghệ phục vụ cơng nghiệp hóa,
13- />

nam-2013-Phat-trien-khoa-hoc-cong-nghe-nong-nghiep-nong-thon-Son-La209495.aspx
14 />%20lut/view_detail.aspx?itemid=16849
Về việc phê duyệt "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng cơng nghệ sinh
học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020"
15- />


×