Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường tân long thành phố thái nguyên giai đoạn 2011 – 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

BÙI THỊ TOAN
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN PHƢỜNG TÂN LONG - THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 – 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Quản lý Đất đai
Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


--------------------

BÙI THỊ TOAN
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN PHƢỜNG TÂN LONG - THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 – 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Quản lý Đất đai
Lớp

: K43 - QLĐĐ - N02

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Thế Huấn

Thái Nguyên, năm 2015



i

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu nhà trường , Ban
chủ nhiệm Khoa Quản Lý Tài nguyên, tôi đã tiế n hành khóa luận tố t nghiê ̣p :
“Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Tân
Long- thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2014”.
Để hoàn thành khóa luận này , tôi xin tỏ lòng biế t ơn sâu sắ c đế n T .S
Nguyễn Thế Huấn, đã tận tình hướng dẫn tôi trong suố t quá trình viế t khóa
luận tố t nghiê ̣p.
Tôi xin trân trọng gửi lơì cảm ơn tới Ban Giám Hiê ̣u nhà trường, Ban chủ
nhiê ̣m Khoa cùng quý Thầ y, Cô trong Khoa Quản Lý Tài nguyên - Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức trong
4 năm học tập,
một hành trang quý báu để tô
i tự tin bước vào cuộc số n.g
Tôi xin được bày tỏ lò ng biế t ơn đế n Ban Lãnh đạoUBND phường Tân
Long, cùng cán bộ công nhâ n viên, bà con nhân dân của phường đã tạo điề u
kiên giúp đỡ tôi trong quá trình thưc tập thu thập số liê ̣u tại đi ̣a phương.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biế t ơn sâu sắ c tới gia đình , bạn bè đã ủng hộ,
động viên giúp đỡ tôi trong suố t quá trình học tập cũng như thực hiê ̣n khóa luậ
. n
Cuố i cùng, xin chúc các thầ y cô giáo mạnh khỏe , hạnh phúc và thành
công trong sự nghiê ̣p trồ ng người.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Sinh viên


Bùi Thị Toan


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Kết quả giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân, hộ
gia đình trên phạm vi cả nước tính đến năm 2014 ..................... 10

Bảng 4.1:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm (giá thực tế) ............... 24

Bảng 4.2:

Hiện trạng sử dụng đất phường Tân Long năm 2014................. 30

Bảng 4.3:

Tình hình biến động sử dụng đất từ năm 2011 đến 2014 ........... 31

Bảng 4.4:

Tổng hợp hồ sơ địa giới hành chính của phường Tân Long ...... 36

Bảng 4.5:

Thống kê các loại bản đồ tại phường Tân Long ......................... 38


Bảng 4.6:

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2014 ...39

Bảng 4.7:

Tình hình thu hồi đất trên địa bàn phường Tân Long cho các mục
đích sử dụng đất giai đoạn 2011 đến 2014 ................................. 42

Bảng 4.8: Tình hình cấp GCNQSDĐ phường Tân Long giai đoạn 2011 đến
2014 ............................................................................................ 44
Bảng 4.9:

Biến động đất theo mục đích sử dụng Năm 2014 so với năm
2013 và năm 2012....................................................................... 46

Bảng 4.10: Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai
trên địa bàn phường Tân Long giai đoạn 2011 đến 2014........... 50


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
TT

Cụm từ viết tắt

Chú giải


1

UBND

2

GCNQSD

3

KHSDĐ

Kế hoạch sử dụng đất

4

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

5

QH-KHSDĐ

6

TNMT

7


BĐS

Bất động sản

8

WTO

Tổ chức thương mại Thế Giới

9

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

10

HĐND

Hội đồng nhân dân

11

GCN

Giấy chứng nhận

12


HTX

Hợp tác xã

13

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

14

KT - XH

Kinh tế - xã hội

15

GPMB

16



Uỷ ban nhân dân
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất
Tài nguyên môi trường


Giải phóng mặt bằng
Lao động


iv

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học: .......................................................................................... 4
2.1.1. Những hiểu biết chung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai .......... 4
2.1.2. Căn cứ pháp lý của công tác quản lý Nhà nước về đất đai ..................... 6
2.2. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai của Việt Nam từ khi thực hiện luật
đất đai 2003 đến nay: ........................................................................................ 8
2.2.1. Những kết quả đạt được .......................................................................... 8
2.2.2. Một số tồn tại ........................................................................................ 12
2.3. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai của tỉnh Thái Nguyên từ khi thực
hiện luật đất đai 2003 đến nay: ....................................................................... 13
2.3.1. Những kết quả đạt được: ....................................................................... 13
2.3.2. Những ưu điểm và nhược điểm............................................................. 16
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 19
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 19
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 19

3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 19
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 21
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ........................................................... 21


v

4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 21
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.................................................... 24
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường
Tân Long gây áp lực đối với đất đai ............................................................ 29
4.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất trên địa bàn phường Tân
Long................................................................................................................. 30
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của phường Tân Long ..................................... 30
4.2.2. Biến động các loại đất ........................................................................... 31
4.3. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Tân Long giai
đoạn 2011 đến 2014 ........................................................................................ 32
4.3.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó ............................................................... 33
4.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính ..................................................................................... 36
4.3.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất ................................... 37
4.3.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ............................................ 38
4.3.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất ........................................................................................................... 42
4.3.6. Đăng kí quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ........................................................................ 43
4.3.7. Thống kê, kiểm kê đất đai ..................................................................... 45

4.3.8. Quản lý tài chính về đất đai .................................................................. 47
4.3.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản........................................................................................................... 48
4.3.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất .................................................................................................................... 48


vi

4.3.11. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các văn bản của pháp luật
về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai ............................................. 49
4.3.12. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất ......................................................... 49
4.3.13. Quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai ......................................... 51
4.4. Đánh giá chung và đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý Nhà nước về
đất đai của phường Tân Long giai đoạn 2011 đến 2014 ................................... 51
4.4.1. Đánh giá chung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai:................... 51
4.4.2. Đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về đất đai ....... 54
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 57
5.1. Kết luận: ................................................................................................... 57
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con

người, là một tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, là sản phẩm
của tự nhiên, nó tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế xã hội,nó hình
thành và độc lập với con người.Do đó các quan hệ đất đai luôn chứa đựng
trong nó những vấn đề phức tạp đòi hỏi phải có sự giải quyết kịp thời, đảm
bảo được các lợi ích của người sử dụng đất. Nhưng sự tồn tại và phát triển của
con người lại phụ thuộc rất lớn vào đất đai. Sự tồn tại và phát triển của chất
lượng đất đai phụ thuộc vào ý thức và phương thức tổ chức khai thác sử dụng
đất đai của con người. Luật đất đai 2003 và bộ luật dân sự năm 2005 cũng đã
có những quy định về công tác quản lý Nhà nước về đất đai.Nhưng sau khi
luật đất đai 2003 ban hành đặc biệt là do tác động của cơ chế thị trường, công
tác quản lý nhà nước về đất đai vẫn còn bị buông lỏng, chưa được quan tâm
đúng mực.Thấu hiểu tầm quan trọng của đất đai, ngay lời nói đầu của luật đất
đai khẳng định rõ: “Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản
xuất đặc biệt không gì thay thế được, là thành phần quan trọng hàng đầu của
môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình
văn hóa, kinh tế xã hội an ninh quốc phòng” (Luật đất đai 1993). Như vậy, đất
đai là điều kiện cơ bản cho quá trình phát triển, song yếu tố mang tính quyết
định của nền kinh tế phát triển, đảm bảo mục tiêu ổn định chính trị - xã hội
lâu dài lại đến từ việc quản lý, sử dụng đất có hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm hay
không, đây cũng chính là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của đất nước.


2

Phường Tân Long là một phường hiện đang phát triển cả về kinh tế và xã
hội của tỉnh Thái Nguên. Vấn đề đất đai của phường Tân Long trở nên nóng
bỏng cùng với sự phát triển kinh tế xã hội đặt ra cho ngành Tài nguyên và
Môi trường nhiệm vụ nặng nề, khó khăn và phức tạp.Việc quản lý sử dụng đất
ở Tân Long nói riêng và cả nước nói chung được tăng cường từ khi có Luật
đất đai năm 1983, 1987, 1998, 2001, 2003. Nhiều chính sách về đất đai như

giao đất nông nghiệp, đất ở, quy hoạch đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, đo đạc lập bản đồ địa chính… đang được các
cấp, ngành của địa phương quan tâm.
Do vậy, việc đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của phường
Tân Long trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết nhằm xác định những tồn
tại, yếu kém , nguyên nhân và tìm ra biện pháp khắc phục để công tác quản lý
Nhà nước về đất đai ngày càng chặt chẽ hơn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế
xã hội của phường phát triển.
Xuất phát từ thực tế đó, được sự nhất trí của Khoa Quản Lý Tài nguyên,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành nghiên cứu và thực
hiện chuyên đề: “ Đánh giá công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa
bàn phƣờng Tân Long- thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2014”
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tình hình quản lý đất đai của phường Tân Long giai đoạn
2011 – 2014. Tìm ra những mặt tích cực và hạn chế trong công tác quản lý đất
đai của phường và đề ra một số giải pháp đễ thực hiện tốt công tác quản lý
Nhà nước về đất đai trong thời gian tiếp theo để ngày một tốt hơn.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Tân
Long.Theo 13 nội dung của Luật Đất đai và đề xuất một số giải pháp có ý nghĩa
góp phần vào việc nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.


3

1.4. Ý nghĩa của đề tài
Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn công tác quản lý Nhà
nước về đất đai, làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và hoàn thiện
một khóa luận. Nắm vững cơ sở lý luận, những căn cứ pháp lý về công tác quản
lý nhà nước về đất đai. Rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý Nhà

nước về đất đai thông qua việc đánh giá công tác quản lý tại phường Tân
Long trong giai đoạn 2011 – 2014.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học:
2.1.1. Những hiểu biết chung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai
2.1.1.1. Bản chất của công tác quản lý Nhà nước về đất đai
“Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước
đối với đất đai; đó là các hoạt động trong việc nắm chắc tình hình sử dụng
đất; trong việc phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế
hoạch; trong việc kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết
các nguồn lợi từ đất đai” (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007)[18].
Quản lý Nhà nước về đất đai nhằm bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước đối
với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất; đảm bảo
sử dụng hợp lý quỹ đất đai của đất nước; tăng cường hiệu quả sử dụng đất;
đồng thời bảo vệ đất, cải tạo đất và bảo vệ môi trường. Yêu cầu của công tác
quản lý Nhà nước về đất đai là phải đăng ký, thống kê đất đầy đủ đúng quy
định của pháp luật đất đai ở từng địa phương theo các cấp hành chính.
Hiện nay, Luật đất đai luôn được hoàn thiện để phục vụ cho hoạt động
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quy hoạch sử dụng đất, các chính sách đất đai và
chính sách xã hội. Đáp ứng yêu cầu trên, ngày 26/11/2003 Luật Đất đai 2003
ra đời và tại điều 6 Luật Đất đai 2003 đã quy định 13 nội dung về quản lý Nhà
nước về đất đai, cụ thể như sau:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện các văn bản đó.

2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính.


5

3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
GCNQSD đất.
7. Thống kê, kiểm kê đất đai.
8. Quản lý tài chính về đất đai.
9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản.
10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất đai.
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm về đất đai.
12. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
* Đối với các cơ quan quản lý: Luật quy định những nội dung quản lý
chung cho tất cả các cấp, quy định rõ trách nhiệm và thẩm quyền riêng cho
từng cấp.
* Đối với người sử dụng: Luật quy định các quyền của người sử dụng đất
được Nhà nước bảo hộ hợp pháp và buộc họ phải thực hiện đầy đủ các nghĩa
vụ đối với Nhà nước.

2.1.1.2. Tổ chức quản lý Nhà nước về đất đai
Tại chương II Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính
phủ về hướng dẫn thực hiện Luật đất đai 2003 quy định về hệ thống tổ chức
quản lý đất đai và dịch vụ quản lý, sử dụng đất đai như sau:


6

- Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được thành lập thống nhất từ
Trung ương tới cơ sở gắn với quản lý Tài nguyên và Môi trường, cụ thể:
+ Cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi
trường;
+ Cơ quan quản lý đất đai ở cấp tỉnh là Sở Tài nguyên và Môi trường;
+ Cơ quan quản lý đất đai ở cấp huyện là Phòng Tài nguyên và Môi
trường;
+ Cấp xã có cán bộ địa chính
- Bên cạnh hệ thống tổ chức quản lý đất đai như trên còn có Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất, Tổ chức phát triển quỹ đất và tổ chức hoạt động
dịch vụ trong quản lý và sử dụng đất đai.
2.1.2. Căn cứ pháp lý của công tác quản lý Nhà nước về đất đai
Hiến pháp 1980 ra đời, Nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ đất đai. Nhà
nước thống nhất quản lý toàn bộ tài nguyên đất đai quốc gia. Trong giai đoạn
đầu này, tuy chưa có Luật đất đai nhưng hàng loạt các văn bản mang tính
pháp luật của Nhà nước về đất đai đã ra đời. Đó là: Quyết định số 201/QĐ-CP
ngày 1/7/1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất
và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước; Chỉ thị số 299/CTTT ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng
và đăng ký ruộng đất.
Đến ngày 29/12/1987, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã thông qua luật đất đai đầu tiên - Luật đất đai 1987. Luật này được
công bố ban hành vào ngày 08 tháng 01 năm 1988.

Chỉ thị số 67/CT-TTg ngày 23/3/1989 về triển khai thi hành Luật đất đai.
Hiến pháp 1992 đã mở ra thời kỳ đổi mới hệ thống chính trị. Lần đầu tiên
chế độ sở hữu về quản lý đất đai được ghi vào hiến pháp, trong đó quy định,
“đất đai thuộc sở hữu toàn dân” (điều 17).


7

- Luật đất đai ngày 14/7/1993, Nhà nước khẳng định đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, đất đai được giao ổn định lâu dài
cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 2/2/1998.
- Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1999 của Tổng cục Địa
chính hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính.
- Nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11/2/2000 của Chính phủ về thi
hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1993.
- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 29/6/2001.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về việc hướng dẫn thi
hành luật đất đai năm 2003.
- Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai.
- Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định
giá đất.
- Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường thiệt hại,
hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về thu tiền sử dụng đất.
- Nghị định 37/2005/NĐ-CP ngày 18/03/2005 về việc quy định thủ tục áp
dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 về quy định bổ
sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện

quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Quyết định số 04/2005/TT-BTNMT ngày 30/6/2005 ban hành quy trình
lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước, của cả vùng.


8

- Thông tư số28/2004/TT - BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản
đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư số 29/2004/TT- BTNMT ngày 1/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc hướng dẫn lập, quản lý, chính lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 1/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
2.2. Công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai của Việt Nam từ khi thực hiện
luật đất đai 2003 đến nay:
Trong những năm qua, chúng ta luôn tự hào trước những thành tựu đã
đạt được về phát triển kinh tế, xã hội và sự ổn định về chính trị. Trong đó,
công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã đáp ứng phần lớn yêu cầu của đất
nước, của nhân dân và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như sau:
2.2.1. Những kết quả đạt được
* Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
Việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử
dụng đất đai chính xác, hiệu quả và kịp thời là công việc quan trọng của cơ

quan quản lý Nhà nước về đất đai ở Trung ương. Khi Luật Đất đai 2003 được
Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/7/2004, đến nay vẫn đang tiếp tục được áp dụng vào thực tiễn công tác
quản lý Nhà nước về đất đai. Để luật mới thật sự có hiệu quả đi vào đời sống,
Chính phủ đã ban hành kịp thời, thường xuyên nhiều Nghị định, Thông tư


9

hướng dẫn thi hành Luật này như Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004
của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003; Nghị định số 182/2004/NĐ-CP
ngày 16/11/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất
đai; Chỉ thị 02/CT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 19/11/2007
V/v tiếp tục triển khai thi hành Luật Đất đai 2003…
* Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính, lập bản đồ hành chính:
Đến nay, tất cả các địa phương đã hoàn thành việc cắm mốc giới trên đất
liền giữa Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia
được thực hiện theo đúng kế hoạch. Đây là những kết quả nỗ lực hết mình của
Đảng và Nhà nước ta trong việc đàm phán phân chia ranh giới đất liền giữa ba
nước có biên giới chung.
Bên cạnh đó, tại một số địa phương hiện tượng chồng chéo ranh giới vẫn
xảy ra đặc biệt là khu vực các xã vùng núi, quá trình bảo vệ mốc ranh giới đã
cắm chưa chặt chẽ nên gây khó khăn trong việc quản lý và bảo vệ tài nguyên
đất đai tại địa phương đó. Do vậy, thời gian tới Chính phủ cần tiếp tục tổ chức
thực hiện phân giới cắm mốc biên giới và chỉ đạo các địa phương phân chia
ranh giới rõ ràng, chính xác để dễ quản lý và sử dụng.
* Công tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính:
Trước những đòi hỏi của công tác quản lý Nhà nước về đất đai, ngành đo
đạc và bản đồ luôn cố gắng để đạt những kết quả cao nhất. Đến năm 2009, “

Cục Đo đạc và Bản đồ đã hoàn thành bộ bản đồ Địa chính bằng ảnh hàng
không tỷ lệ 1/10.000 của 15/17 tỉnh trong dự án: Lập bản đồ Địa chính bằng
ảnh hàng không cho 9 tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và 8 tỉnh vùng núi phía
Bắc, vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ , làm cơ sở pháp lý giao đất, giao rừng và
cấp GCNQSD đất cho nhân dân” (Ciren, 2009)[1].


10

*Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
“Đến nay, các tỉnh và thành phố trong cả nước đã lập xong KHSDĐ đến
năm 2010 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó 57/64 tỉnh lập
xong phương án điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2010 và KHSDĐ 5 năm 20062010 theo luật Đất đai 2003. Ở cấp huyện, việc lập QHSDĐ mới đạt hơn 62%
và cấp xã đạt hơn 55%” (Phương Anh, 2009) [17]. Nhiều địa phương đã
không hoàn thành việc lập và điều chỉnh QH-KHSDĐ theo yêu cầu của Thủ
tướng Chính phủ. Trong quá trình này vẫn còn tồn tại một số bất cập như:
Tiến độ lập QH-KHSDĐ còn chậm, nhất là ở cấp huyện và cấp xã, tính ổn
định của QH-KHSDĐ còn hạn chế, chưa đảm bảo tốt sự gắn kết chặt chẽ giữa
QH-KHSDĐ với phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
* Công tác giao đất, cho thuê đất, cấp GCNQSDĐ:
- Giao đất, cho thuê đất: Theo số liệu thống kê đất đai năm 2014, diện
tích đất được giao cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên phạm vi cả nước
như sau:
Bảng 2.1: Kết quả giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân, hộ
gia đình trên phạm vi cả nƣớc tính đến năm 2014

Tổng diện tích tự nhiên cả nƣớc

Diện tích
(ha)

33.121.159

Cơ cấu
(%)
100.00

I

Tổng diện tích đã đƣợc giao, cho thuê

26.271.169

79.31

1

Đất giao, cho thuê đối với cá nhân, hộ gia đình 14.812.134

44.72

2

Đất giao, cho thuê đối với tổ chức kinh tế

6.108.491

18.44

48.721


0.15

TT

3

Tên từng hạng mục

Đất giao, cho thuê đối với tổ chức nước ngoài
và liên doanh với nước ngoài

4

Đất giao UBND xã để quản lý

4.091.638

12.35

5

Đất giao cho các tổ chức khác

1.210.185

3.65

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2014)



11

- Cấp GCNQSD: Theo báo cáo tình hình cấp GCNQSD đất của Chính
phủ ngày 19/10/2009.
“ Công tác cấp GCNQSD đất được đẩy nhanh hơn, đến nay có 13 tỉnh
cấp GCNQSD đất đạt trên 90% diện tích cần cấp đối với các loại đất chính
(đất sản xuất nông nghiệp, đất ở nông thôn và đất ở đô thị), 14 tỉnh đạt từ 80%
đến 90%, 10 tỉnh đạt từ 70% đến 80%, 27 tỉnh còn lại đạt dưới 70%. Trong
quá trình thực hiện Luật Đất đai 2003 (từ năm 2005 đến năm 2007) tiến độ
cấp GCNQSD đất đối với các loại đất đã được đẩy mạnh. Cụ thể: đất sản xuất
nông nghiệp cấp được 1.491.440 giấy (tăng 12,2% so với trước năm 2005) đất
ở tại nông thôn cấp được 3.499.786 giấy ( tăng 42,6 % so với trước năm
2005) đất chuyên dùng cấp được 33.052 giấy ( tăng 81,1 % so với trước năm
2005)” ( Chính phủ, 2009) [2].
* Công tác thống kê, kiểm kê đất đai: Bộ TNMT cùng các Bộ ngành ở
Trung Ương và các cấp Đảng uỷ, chính quyền địa phương cùng với nỗ lực
cao của cán bộ công nhân viên toàn ngành đã hoàn thành tốt công tác thống
kê, kiểm kê đất đai. Hàng năm Bộ Tài nguyên và Môi trường có kế hoạch
hướng dẫn việc thống kê đất đai tới các địa phương và được triển khai thực
hiện vào ngày 1/1 hàng năm.
*Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất:
Do chính sách đất đai chưa đồng bộ, còn nhiều tồn đọng; cả nước đang
tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên thu hồi, giải toả nhiều; giá đất thị
trường lại liên tục leo thang… Đây là những nguyên nhân gây nên khiếu nại,
tố cáo về đất đai. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, kết quả thống kê cho
thấy, trong số đơn thư khiếu nại, tố cáo về các lĩnh vực mà Bộ quản lý có tới
hơn 70% liên quan đến đất đai, một năm nước ta có gần 3.000 vụ khiếu nại, tố
cáo về đất đai.



12

*Công tác quản lý và phát triển thị trƣờng quyền sử dụng đất trong
thị trƣờng bất động sản:
Khác với Luật Đất đai 1993, việc đưa nội dung này vào Luật Đất đai
2003 đã giúp cho Nhà nước dễ dàng hơn trong việc kiểm soát thị trường BĐS.
Đây là thị trường nóng bỏng và nhạy cảm đòi hỏi các cấp chính quyền và nhà
nước phải có biện pháp quản lý chặt chẽ để tránh những vi phạm và dần điều
chỉnh thị trường này cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội hiện
nay của đất nước.
Tiềm năng và quy mô của thị trường BĐS ở Việt Nam còn rất lớn, nhất là
sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Theo chiến lược phát triển đô thị Việt Nam,
diện tích đất đô thị sẽ tăng từ 105.000 ha hiện nay lên 460.000 ha vào năm
2020, đưa tỷ lệ đô thị hoá từ 28% lên khoảng 45% vào năm 2025 ( Vũ Phong,
2009)[20].
2.2.2. Một số tồn tại
Những kết quả trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai mà nước ta đã
đạt được trong thời gian qua ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực không chỉ của ngành
Tài nguyên & Môi trường mà còn là sự đóng góp không nhỏ của các ngành
khác và của toàn thể nhân dân. Song bên cạnh những cố gắng đó thì công tác
quản lý Nhà nước về đất đai vẫn còn một số tồn tại như:
Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trong lĩnh vực quản lý Nhà
nước về đất đai chưa đáp ứng được kịp thời yêu cầu cấp bách trong công tác
quản lý tại các địa phương, đặc biệt là các khu vực cách xa trung tâm, các xã
vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao…
Đầu tư trang thiết bị, nguồn kinh phí phục vụ cho công tác quản lý Nhà
nước về đất đai còn hạn chế. Việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào quản lý đất
đai còn bỡ ngỡ tại nhiều địa phương.



13

Sự phân công, phân cấp trách nhiệm và quyền hạn quản lý đất đai thiếu
cụ thể; tổ chức bộ máy làm công tác quản lý đất đai còn yếu, chưa đáp ứng
được yêu cầu quản lý trong tình hình mới.
Công tác tuyên truyền phổ biến và hướng dẫn thi hành luật, các chế độ
chính sách của Nhà nước về đất đai chưa nhiều và không thường xuyên.
Việc lập và quản lý hồ sơ địa chính tại các đơn vị hành chính cơ sở còn
yếu kém gây bất lợi trong công tác quản lý đất đai tại địa phương, đặc biệt là
làm chậm tiến độ cấp GCNQSDĐ.
2.3. Công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai của tỉnh Thái Nguyên từ khi
thực hiện luật đất đai 2003 đến nay:
2.3.1. Những kết quả đạt được:
* Công tác ban hành văn bản pháp quy
UBND phường Tân Long đã ban hành nhiều văn bản pháp quy theo thẩm
quyền để cụ thể hóa các văn bản của Chính phủ, Bộ Tài nguyên Môi trường
và các cơ quan liên quan để cụ thể hoá Luật Đất đai và các văn bản dưới Luật,
cụ thể:
a. Quyết định:
- Các quyết định quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm:
Quyết định số: 302/2005/QĐ-UB ngày 27/01/2005; số: 19/2007/QĐ-UBND
ngày 21/3/2007; số: 18/2009/QĐ-UBND ngày 01/4/2009; số: 59/2009/QĐUBND ngày 10/11/2009....
- Quyết định số: 06/2008/QĐ-UBND ngày 22/01/2008 Ban hành quy
định về một số nội dung đầu tư xây dựng dự án khu đô thị mới trên địa bàn
phường Tân Long,......
b. Các văn bản liên quan khác:
Chỉ thị số: 44/2009/CT-UBND ngày 09/07/2009 về thực hiện một số
nhiệm vụ, giải pháp để cơ bản hoàn thành cấp Giấy chứng nhận quyền sử



14

dụng đất, lập Hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số:
07/2007/QH12 của Quốc hội....
* Công tác cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ
liệu đất đai
a. Công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ.
* Kết quả cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân:
Từ 01/7/20010 (ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành) đến
hết tháng 6/2014 toàn tỉnh đã cấp được 2848 giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất các loại cho các hộ gia đình, cá nhân.
Trong đó:
- Đất nông nghiệp:
- Đất ở:
- Đất Lâm nghiệp:

579 Giấy;
1793 Giấy;
470 Giấy.

* Kết quả cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho tổ chức:
Từ 7/2010 đến hết tháng 7 năm 2014 toàn tỉnh đã cấp được 580 Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức với tổng diện tích 10.37 ha.
b. Công tác lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai
Tính đến tháng 5/2010 toàn tỉnh đã đo đạc, lập bản đồ địa chính cho 5/9
huyện, thành, thị trên toàn tỉnh, theo chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, việc đo đạc lập bản đồ địa chính phải gắn với việc cấp Giấy chứng
nhận, xây dựng hồ sơ địa chính. UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi
trường tích cực trong công tác triển khai thực hiện, chỉ đạo việc đo đạc bản đồ

địa chính gắn liền với việc hoàn thiện công tác cấp Giấy chứng nhận, lập hồ
sơ địa chính.
* Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
- Kiểm kê đất đai năm 2014: Tổng diện tích tự nhiên (DTTN) 226.50 ha,
giảm 0,11 ha so với năm 2011; thực hiện thống kê đất đai hằng năm theo
đúng quy định của pháp luật đất đai.


15

* Công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp
Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999-2010 được xây
dựng ngay từ năm 1997 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 744/QĐ-TTg ngày 15/8/2000. Do điều chỉnh chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội và nhu cầu sử dụng đất nên cuối năm 2004 đầu năm 2005, Sở
Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh đến năm 2010 và được Chính phủ phê
duyệt tại Nghị quyết số 15/2006/NQ-CP ngày 18/6/2006 đồng thời chỉ đạo
triển khai quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch cho các huyện.
* Việc lập kế hoạch sử dụng đất
Tất cả các huyện, thành, thị và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh
đều có kế hoạch sử dụng đất cho từng năm và được cấp có thẩm quyền phê
duyệt theo quy định của pháp luật đất đai.
* Công tác thu hồi đất
Tính từ năm 2003 đến nay UBND tỉnh đã ra quyết định thu hồi đất để
thực hiện trên 2.000 dự án công trình với diện tích đất thu hồi là 7.121,09 ha
đất gồm các loại như sau:
- Đất nông nghiệp: 5.164,89 ha.
- Đất phi nông nghiệp: 1.842,58 ha.
- Đất chưa sử dụng: 113,62 ha.

* Công tác giao đất, cho thuê đất
+ Tính từ năm 2003 đến nay UBND tỉnh đã giao đất cho 1.076 dự án với
diện tích 2.915,3 ha.
+ Cho thuê đất với diện tích 757,5 ha. Trong đó có 326 doanh nghiệp không
sử dụng vốn ngân sách Nhà nước với diện tích giao, cho thuê là 679,02 ha.
* Công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng
Ngoài việc thực hiện bồi thường về đất, tài sản theo quy định, HĐND có
Nghị quyết, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định hỗ trợ đào tạo nghề, quy


16

định về việc tái định cư, quy định về ưu tiên tuyển dụng lao động cho người
được nhà nước thu hồi đất, quy định về giao đất dịch vụ, hỗ trợ thêm cho
người có đất được nhà nước thu hồi để xây dựng các khu, cụm công nghiệp,
khu đô thị, khu dịch vụ tập trung.
Nhìn chung các dự án đầu tư đã được UBND tỉnh cùng các sở ngành và
các huyện thực hiện đúng chính sách về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất để giao cho các dự án đầu tư.
* Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật đất đai.
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi
trường. UBND tỉnh hàng năm có kế hoạch, tổ chức nhiều cuộc thanh tra, kiểm
tra việc sử dụng đất, thực hiện dự án đầu tư của các tổ chức được Nhà nước
giao, thuê đất trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra đã phát hiện, ngăn chặn và xử lý
nhiều sai phạm trong quá trình sử dụng đất. Đã kiểm tra và xử lý ra quyết
định thu hồi đất của 59 dự án (diện tích 193,48 ha). Giao cho Trung tâm phát
triển quỹ đất quản lý 11 khu đất, còn lại 48 khu đất đã giao cho các doanh
nghiệp khác.
* Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai:
Tại Thái Nguyên, các đơn vị dịch vụ công về đất đai được thành lập sau

khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời gồm: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng
đất và Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp tỉnh được thành lập năm 2005 trực
thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý.
Đối với cấp huyện đã thành lập Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất
tại 9/9 huyện thị.
2.3.2. Những ưu điểm và nhược điểm
* Ƣu điểm:
Tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai của phường Tân Long như
đã nêu trên cho thấy: Từ khi Luật Đất đai 2003 ra đời công tác quản lý đã


17

thực sự có những chuyển biến tốt, việc thực hiện các trình tự thủ tục hành
chính về thu hồi, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng
nhận quyển sử dụng đất dần được thắt chặt và rút ngắn thời gian tạo điều kiện
thuận lợi cho các cơ quan tổ chức cá nhân đến giao dịch, góp phần thúc đầy
thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Việc phân cấp cho cấp huyện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất đối với đất ở đã đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện các quyền năng của mình
theo quy định của pháp luật.
* Nhƣợc điểm
- Luật Đất đai năm 2003 có nhiều sự thay đổi lớn so với các quy định
trước đây trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đồng thời hàng năm
đều có những thay đổi, chỉnh sửa và bổ sung như: trong công tác quy hoạch,
công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, công tác cấp Giấy chứng
nhận,..v.v..nên dẫn đến những lúng túng, khó cập nhật cho cả người làm công
tác quản lý cũng như người sử dụng đất;
- Trong nhiều năm qua việc quản lý đất đai của chính quyền các cấp bị

buông lỏng cộng với nhận thức của người sử dụng đất về quyền, nghĩa vụ, thủ
tục pháp lý về đất đai rất thấp dẫn đến việc xác minh, thẩm tra nhiều trường
hợp phải rất thận trọng và gặp không ít khó khăn;
- Hiện nay, những tồn đọng chưa được cấp GCN quyền sử dụng đất chủ
yếu là các hộ có liên quan đến tranh chấp, lấn, chiếm chưa được giải quyết
dứt điểm hoặc còn vướng mắc ở khâu xác định nguồn gốc cũng như mục đích
sử dụng đất cũ, xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất khi cấp
GCN quyền sử dụng đất, hoặc các hộ mới tách và đã được cấp GCN quyền sử
dụng đất chung với bố mẹ trước khi tách hộ, v.v..;


×