Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá vận khí của một số công trình nhà ở đô thị theo phong thuỷ tại phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

ĐINH THỊ LOAN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ VẬN KHÍ CỦA MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NHÀ Ở
ĐÔ THỊ THEO PHONG THUỶ TẠI PHƢỜNG
QUANG TRUNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Lớp

: LTK10 - QLĐĐ

Khoá học

: 2013 - 2015



Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

ĐINH THỊ LOAN

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ VẬN KHÍ CỦA MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NHÀ Ở
ĐÔ THỊ THEO PHONG THUỶ TẠI PHƢỜNG
QUANG TRUNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Lớp


: LTK10 - QLĐĐ

Khoá học

: 2013 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn

: GS.TS Nguyễn Thế Đặng

Thái Nguyên, năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của
mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và
vận dụng những kiến thức mà mình đã học đƣợc trong nhà trƣờng. Đƣợc sự nhất
trí của ban giám hiệu nhà trƣờng, ban chủ nhiêm khoa Quản lý tài nguyên, Trƣờng
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá vận khí của một số công trình nhà ở đô thị theo phong thủy tại
phường Quang Trung thành phố Thái Nguyên”
Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp bản báo cáo tốt nghiệp
của em đã hoàn thành.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Quản
lý Tài nguyên, Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hƣớng
dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và rèn luyện tại trƣờng.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo – GS.TS.Nguyễn Thế Đặng
ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo phƣờng Quang Trung, các cán bộ,

chuyên viên, các ban ngành khác đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn
thành khóa luận.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, khuyến
khích em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 19 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Đinh Thị Loan


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Ngũ hành ........................................................................................... 7
Hình 2.2: Bát quái đồ ...................................................................................... 10
Hình 4.2: Nhà ông Hoàng Anh Tuấn .............................................................. 46
Hình 4.4: Cung Khôn, cung Đoài phối hợp cát hung ..................................... 48
Hình 4.5: Nhà ông Đỗ Huy Hoàng ................................................................. 49
Hình 4.6: tinh bàn nhà ông Đỗ Huy Hoàng .................................................... 50
Hình 4.7: Cung Khôn, cung Đoài phối hợp cát hung ..................................... 51
Hình 4.8: Nhà ông Đỗ Hiếu Trung ................................................................. 52
Hình 4.9: tinh bàn nhà ông Đỗ Hiếu Trung .................................................... 53
Hình 4.10: Cung Kiền (Càn), cung Khảm phối hợp cát hung ........................ 54
Hình 4.11: Nhà ông Đỗ Sơn Động .................................................................. 55
Hình 4.12: Tinh bàn nhà ông Đỗ Sơn Động ................................................... 56
Hình 4.13: nhà ông Trần Xuân Dự.................................................................. 58
Hình 4.14: tinh bàn nhà ông Trần Xuân Dự ................................................... 59
Hình 4.15: Cung Tốn, cung Ly phối hợp cát hung ......................................... 60
Hình 4.16: nhà ông Nguyễn Văn Dung........................................................... 61
Hình 4.17: tinh bàn nhà ông Nguyễn Văn Dung ............................................ 62
Hình 4.18: Cung Khôn, cung Đoài phối hợp cát hung ................................... 63

Hình 4.19: nhà ông Vũ Ngọc Vƣợng .............................................................. 64
Hình 4.20: tinh bàn nhà ông Vũ Ngọc Vƣợng ................................................ 65
Hình 4.21: Cung Tốn, cung Ly phối hợp cát hung ......................................... 66
Hình 4.22: nhà ông Nguyễn Văn Tiến ............................................................ 67
Hình 4.23: tinh bàn nhà ông Nguyễn Văn Tiến .............................................. 68
Hình 4.24: Cung Cấn, cung Chấn phối hợp cát hung ..................................... 69
Hình 4.26: tinh bàn nhà ông Nguyễn Văn Thắng ........................................... 71
Hình 4.27: Cung Khôn, cung Đoài phối hợp cát hung ................................... 72


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ...................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 4
2.1.1. Khái niệm về phong thủy ........................................................................ 4
2.1.2. Nguồn gốc ra đời của khoa học phong thủy ........................................... 4
2.1.3. Cơ sở khoa học của phong thủy .............................................................. 6
2.1.4. Bản chất khoa học của phong thủy ......................................................... 9
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 13
2.2.1. Thuật phong thủy trên thế giới .............................................................. 13
2.2.2. Thuật phong thủy ở Trung Quốc........................................................... 15
2.2.3. Thuật phong thủy tại Việt Nam............................................................. 16
2.3. Các nguyên tắc của phong thủy hiện đại.................................................. 17
2.3.1. Nguyên tắc một hệ thống chỉnh thể ...................................................... 17
2.3.2. Nguyên tắc nhân – địa phù hợp............................................................. 18

2.3.3. Nguyên tắc dựa vào sơn thủy ................................................................ 18
2.3.4. Nguyên tắc quan sát hình thế ................................................................ 19
2.3.5. Nguyên tắc thẩm định địa chất.............................................................. 19
2.3.6. Nguyên tắc thẩm định nguồn nƣớc ....................................................... 20
2.3.7. Nguyên tắc tọa Bắc hƣớng Nam ........................................................... 20
2.3.8. Nguyên tắc hài hòa trung tâm ............................................................... 21
2.3.9. Nguyên tắc cải tạo ................................................................................. 21
2.3.10. Nguyên tắc tiên tích đức hậu tầm long ............................................... 21
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 22
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 22
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 22
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 22


3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
3.4.1. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu................................................................. 22
3.4.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa ............................................... 22
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 24
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và cảnh quan của phƣờng
Quang Trung ................................................................................................... 24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 24
4.2. Tinh bàn và nhận định tốt xấu cho ngôi nhà ................................................ 25
4.2.1. Phƣơng pháp lập tinh bàn...................................................................... 25
4.2.2. Nhận định tốt xấu cho ngôi nhà ............................................................ 30
4.3. Đánh giá các công trình nhà ở của phƣờng Quang Trung theo ứng dụng
khoa học phong thủy ....................................................................................... 46
4.3.1. Nhà ông Hoàng Anh Tuấn (1977)......................................................... 46
4.3.2. Nhà ông Đỗ Huy Hoàng (1971) ............................................................ 48

4.3.3. Nhà ông Đỗ Hiếu Trung (1976) ............................................................ 52
4.3.4. Nhà ông Đỗ Sơn Động (1963) .............................................................. 54
4.3.5. Nhà ông Trần Xuân Dự (1955) ............................................................. 57
4.3.6. Nhà ông Nguyễn Văn Dung (1957) ...................................................... 60
4.3.7. Nhà ông Vũ Ngọc Vƣợng (1964).......................................................... 63
4.3.8. Nhà ông Nguyễn Văn Tiến (1956)........................................................ 66
4.3.9. Nhà ông Nguyễn Văn Thắng (1957) ..................................................... 70
4.4. Đề xuất một số giải pháp để điều chỉnh nhà ở cho phù hợp theo
phong thủy ....................................................................................................... 73
4.4.1. Giải pháp về lựa chọn vận khí tốt ......................................................... 73
4.4.2. Giải pháp về cải tạo cảnh quan ............................................................. 73
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 74
5.1. Kết luận .................................................................................................... 74
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 76


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Phong thủy tức là Nƣớc và Gió, là sự ảnh hƣởng của vũ trụ, địa lý, môi
trƣờng, cảnh quan đến đời sống và họa phúc của con ngƣời. Là sự ảnh hƣởng của
hƣớng gió, khí, mạch nƣớc đến mỗi ngƣời và sự vật.
Thuật Phong thuỷ hình thành rất sớm, có thể nói gần nhƣ cùng với sự ra đời
của loài ngƣời thì con ngƣời từ khi sinh ra đã biết chọn những vị trí cƣ trú có núi
non che chở bao bọc, lại gần sông ngòi, nguồn nƣớc. Từ đời nhà Chu đã có quá
trình chọn đất xây nhà tại vùng bình nguyên, đây là vùng đất mầu mỡ, có thể canh
tác nông nghiệp thuận lợi. Gần nguồn nƣớc mà vẫn tránh đƣợc lụt lội, tai hoạ thời

tiết, thiên tai. Vì vậy, thuật Phong thuỷ nghe có vẻ huyền bí nhƣng thực ra lại rất
thực tế và gần gũi với đời sống.
Nhƣ chúng ta đã biết sự tồn tại của con ngƣời bị ảnh hƣởng sâu sắc bởi tác
động của các yếu tố tự nhiên, con ngƣời và thiên nhiên luôn có một mối quan hệ
gắn bó mật thiết với nhau, địa thế và môi trƣờng có ảnh hƣởng trực tiếp có ý nghĩa
quyết định đến đời sống con ngƣời. Từ xa xƣa con ngƣời đã biết vận dụng những
kinh nghiệm sống của mình về thiên nhiên để áp dụng trong việc xây dựng, lựa
chọn nơi sinh sống. Những kinh nghiệm đó đúc kết, lƣu truyền qua hàng ngàn năm
tạo nên thuật phong thủy. Khoa học phong thủy thực chất là môn khoa học tự nhiên
tổng hợp nhiều ngành nhƣ địa lý, địa chất, khí tƣợng học, cảnh quan, kiến trúc sinh
thái và nhân thể học. Thuật phong thủy là nghệ thuật vận dụng bố cục trang trí, sắp
đặt nhà cửa, văn phòng, công ty, cách chọn ngày giờ đẹp, cách đặt mồ mả v.v...
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, khoa học phong thủy đang đƣợc ứng
dụng nhiều trong các lĩnh vực của đời sống để môi trƣờng sinh sống trở nên tốt đẹp
hơn, công việc diễn ra thuận lợi, cuộc sống hạnh phúc, thành đạt hơn.
Phong thủy đƣợc coi là một loại thuật số chọn lành tránh dữ, là một loại tập
tục dân gian lƣu truyền rộng rãi, là một môn học vấn liên quan giữa hoàn cảnh với
con ngƣời, là một thể tổng hợp của lý luận với thực tiễn. Con ngƣời tin rằng phong
thủy ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống họa phúc của con ngƣời. Vậy nên có câu:
"Nhất vận, nhì mệnh, tam phong thủy, tứ gia tiên, ngũ đèn sách”.


2

Vậy công trình, nhà ở đƣợc xây cất, bài trí nhƣ thế nào thì đƣợc gọi là hài
hoà, phù hợp với quy luật phong thủy? Môi trƣờng cảnh quan xung quanh công
trình, nhà ở có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến vận mệnh công trình, nhà ở và những
ngƣời sống trong đó? Đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên,
mỗi một tài liệu lại có phƣơng pháp nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu khác nhau.
Tại phƣờng Quang Trung, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, những

công trình nhà ở đã đƣợc xây dựng, một câu hỏi đặt ra là các công trình nhà ở có
xây dựng phù hợp với cảnh quan, phù hợp với khía cạnh phong thủy hay không? Và
khi không phù hợp với phong thủy có những thay đổi cải tạo nhƣ thế nào? Đây
chính là vấn đề cần quan tâm hiện nay.
Vì vậy, đƣợc sự phân công của Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên,
Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của thầy giáo
GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá vận khí
của một số công trình nhà ở đô thị theo phong thuỷ tại phường Quang Trung,
thành phố Thái Nguyên”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá đƣợc việc áp dụng phong thủy trong nhận định vận khí một số công
trình nhà ở đô thị tại phƣờng Quang Trung, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên. Đề xuất một số giải pháp để điều chỉnh cảnh quan, nhà ở phù hợp theo
phong thủy.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khái quát đƣợc những lý luận cơ bản của Phong thủy áp dụng trong nhận
định vận khí các công trình nhà ở đô thị.
- Đánh giá đƣợc việc áp dụng phong thủy trong nhận định vận khí một số
công trình nhà ở đô thị tại phƣờng Quang Trung, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
- Đề xuất một số giải pháp để điều chỉnh cảnh quan, nhà ở phù hợp theo
phong thủy
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu


3

Đề tài có ý nghĩa rất quan trọng trong học tập và nghiên cứu khoa học, giúp
cho ngƣời học tập nghiên cứu củng cố lại những kiến thức đã học, biết cách thực

hiện một đề tài khoa học và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đối với thực tiễn, đề tài góp phần đề xuất các cách giúp chúng ta có đƣợc
một ngôi nhà nhƣ ý, vừa đảm bảo về mặt thẩm mỹ vừa đảm bảo hài hòa giữa thiên
nhiên và con ngƣời, đồng thời đón lành, tránh dữ.
Thấy đƣợc mức độ ảnh hƣởng khi ứng dụng Phong thủy đến đời sống con ngƣời.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Khái niệm về phong thủy
Theo từ điển Hán Việt thì Phong là gió, thuỷ là nƣớc. Phần lớn chỉ quan
niệm đơn giản cho rằng: phong thuỷ là một khoa chuyên nguyên cứu về quan hệ
giữa gió và nƣớc và ảnh hƣởng của nó đối với đời sống con ngƣời.
Có thể hiểu rằng: Phong thủy là học thuyết chuyên nghiệp nghiên cứu sự ảnh
hƣởng của địa lý đến đời sống họa phúc của con ngƣời. Là sự ảnh hƣởng của hƣớng
gió, khí, mạch nƣớc đến mỗi cá nhân. Phong thủy có vai trò rất to lớn, tuy nhiên nó
chỉ hỗ trợ, có tác dụng cải biến chứ không làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh.
Nhƣng nếu chỉ hiểu nhƣ vậy thì quả là chƣa đánh giá đúng cái chân giá trị và
vai trò của Phong thuỷ trong đời sống con ngƣời! Lịch sử hình thành các dân tộc
phƣơng Đông có khoảng trên dƣới năm ngàn năm thì cũng gần hết chiều dài lịch sử
đó đã thấy có sự xuất hiện của Khoa Phong Thuỷ. Những văn bản cổ xƣa nhất đã
ghi dấu lại bằng giáp cốt văn (chữ nòng nọc – Khoa đẩu) sau khi giải mã đã cho
thấy rõ điều này.
Trên thực tế, phong thủy học chính là môn khoa học tự nhiên tổng hợp nhiều
ngành nhƣ địa lý, địa chất, khí tƣợng học, cảnh quan học, kiến trúc học, sinh thái
học và nhân thể học. Tôn chỉ của nó là khảo sát, tìm hiểu kĩ càng về môi trƣờng tự

nhiên, thuận theo tự nhiên, sử dụng và cải tạo tự nhiên hợp lý, tạo ra môi trƣờng
sinh sống tốt, đƣợc thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
2.1.2. Nguồn gốc ra đời của khoa học phong thủy
Nguồn gốc phong thủy bí ẩn nhƣ chính tên gọi của nó. Thực ra cũng khó có
thể xác định chắc chắn rằng phong thủy xuất hiện từ bao giờ. Có lẽ là ngay từ khi
con ngƣời xuất hiện trên trái đất thì họ đã có tƣ duy về phong thủy. Tất nhiên vào
những thời kỳ còn nguyên thủy thì khái niệm phong thủy còn rất manh nha nhƣng
chắc chắn con ngƣời đã tìm mọi cách để có thể thích ứng với thiên nhiên và mục
đích hòa hợp với tự nhiên vẫn là một trong những nội dung chính của phong thủy
cho đến ngày nay.


5

Đã có thời gian Phong thủy đƣợc đánh đồng với tôn giáo. Thậm chí bị coi là
nhảm nhí, là mê tín dị đoan cũng do cách giải thích thiếu hiểu biết của chính các
thầy Phong thủy, muốn thần thánh hóa, làm thần bí phức tạp thêm trong con mắt
của gia chủ nhằm trục lợi cho bản thân. Ngày nay, Phong thủy đã đƣợc coi là một
đối tƣợng nghiên cứu khoa học. Nhiều nƣớc tiên tiến trên thế giới đã có những cơ
quan nghiên cứu về Phong thủy. Tuy nhiên, vẫn chƣa có tài liệu chính xác nào
nghiên cứu về nguồn gốc ra đời của khoa học phong thủy mà chỉ là những phỏng
đoán theo tiến trình lịch sử của Trung Quốc là nơi đã phát sinh khoa Phong thủy.
Một trong những giả thuyết cho rằng khoa Phong thủy ra đời cùng với thời gian mà
ngƣời Trung Hoa khám phá ra đặc tính của nam châm và sử dụng để làm la bàn tìm
phƣơng hƣớng, đó là thời gian mà ngƣời ta ƣớc đoán là khoảng năm 2600 trƣớc
Công Nguyên.
Trong lịch sử phát triển, thuật Phong Thuỷ hình thành nên nhiều trƣờng phái
khác nhau, mỗi trƣờng phái có phƣơng pháp lý luận và ứng dụng riêng. Có một số
trƣờng phái lớn đƣợc biết đến nhƣ sau
+ Phái Bát Trạch: Do Thái Kim Oanh phát triển và hoàn thiện trong tác phẩm

Bát Trạch Minh Cảnh. Phái này căn cứ chủ yếu vào sự kết hợp giữa mệnh cung của
chủ nhà với các hƣớng để luận tốt xấu và thiết kế nhà ở.
+ Phái Huyền Không: căn cứ vào môn Cổ Dịch Huyền Không, dùng Phi Tinh
tức là sự vận động các luồng khí khởi nguồn từ Bát Quái để luận đoán tốt xấu. Phái
này cũng đặc biệt chú trọng tới vận khí, tức là sự tốt xấu của căn nhà theo thời gian,
còn đƣợc gọi là Trạch Vận. Qua đó dự đoán đƣợc tốt xấu cho căn nhà theo từng thời
điểm để có phƣơng án bài trí và sửa chữa hợp lý.
+ Phái cảm xạ Phong Thuỷ: Nghiên cứu về khí trƣờng Phong Thuỷ và các
nguồn năng lƣợng sinh học.
Ngoài 2 trƣờng phái lớn trên còn hình thành nên một số trƣờng phái khác với những
đặc trƣng về học thuật và công phu nghiên cứu khác nữa, ví dụ :
+ Phái Dƣơng Trach Tam Yếu: do Triệu Cửu Phong khởi xƣớng, sau là Lộc
Dã Phu phát triển trong hai tác phẩm Dƣơng Trạch Tam Yếu và Dƣơng Cơ Chứng Giải.


6

+ Phái Huyền Thuật Phong Thuỷ: Là môn Phong Thuỷ bí truyền trong dân
gian, đƣợc truyền theo lối tâm truyền, không mấy phổ biến. Phái này chuyên nghiên
cứu việc phát hiện và trấn yểm các Long Mạch, chủ yếu áp dụng cho mộ phần.
Tóm lại, Phong Thuỷ là một nghệ thuật bài trí không gian, rất tinh tuý, tuy
nhiều bí ẩn nhƣng nếu hiểu đƣợc và áp dụng đúng thì sẽ mang lại những hệ quả hết
sức lớn lao nằm ngoài những nỗ lực về trí tuệ và sức lực thuần tuý của con ngƣời.
Ngày nay dù ở Phƣơng Tây hay ở Phƣơng Đông khi xây dựng nhà ở đều
phải chọn những vị trí hợp với môi trƣờng địa lí xung quanh địa bàn, dù theo một
lối kiến trúc nào thì cũng phải căn cứ vào địa thế xung quanh để tạo dựng một kiến
trúc đẹp về thẩm mỹ, lợi về sinh hoạt. Phong thủy dù còn vẻ huyền bí nhƣng rất
thực tế và gần gũi với đời sống con ngƣời.
2.1.3. Cơ sở khoa học của phong thủy
2.1.3.1. Khí

Là hơi thở hoặc năng lƣợng. Năng lƣợng đƣợc hiểu là Long mạch, nuôi
dƣỡng khí đề làm giàu cuộc sống và khí của những ngƣời cƣ ngụ. Phong thủy ảnh
hƣởng đến khí của con ngƣời. Do đó, có thể dùng phong thủy để giúp gỡ rối đƣợc
các “nút” ngăn chặn hạnh phúc, mục đích và hi vọng của con ngƣời.
2.1.3.2. Âm dương
Là một cặp phạm trù vừa đối nghịch, vừa thống nhất nhau. Triết lý về các
cặp phạm trù đã đƣợc các nhà triết học nhƣ Hegen, C.Mark...lý giải. Trong thiết kế,
phong thủy tìm kiếm sự cân bằng và sự hài hòa cho một ngôi nhà và đem lại cho
ngƣời cƣ ngụ sức khỏe và sự cân bằng cảm xúc.
2.1.3.3. Ngũ hành
Là sự hài hòa khí của con ngƣời với ngôi nhà: Khí gồm :Kim, mộc, thủy,
hỏa, thổ (Hình 2.1).
Ngũ hành kết hợp với màu sắc, thời gian, mùa màng, phƣơng hƣớng, các tinh
tú, phủ tạng... để điều chỉnh khí của ngƣời.
Ngũ hành có 2 chu kỳ: chu kỳ hình thành và chu kỳ hủy diệt.


7

2.1.3.4. Bát quái
Trong Phong thủy, một không gian có 8 góc và 8 cặp tam quái gọi là bát
quái, đƣợc dùng để chuẩn đoán các sự bất cân xứng trong môi trƣờng và đời sống,
từ đó cải thiện sức khỏe, hạnh phúc và thịnh vƣợng. Khi thiết kế, phải xem xét
những góc không bình thƣờng của một ngôi nhà để có giải phá xử lý thoát đáng
nhằm tạo sự cân bằng và hài hòa giữa chủ nhân và ngôi nhà.
Theo cổ nhân xƣa, lúc đầu vũ trụ chỉ là 1 khối hỗn độn, không có hình dạng
rõ ràng gọi là thời hỗn mang. Trong sự hỗn mang đó, vũ trụ còn chƣa có sự định
hình và phân chia đƣợc gọi là Thái Cực. Sở dĩ gọi là Thái Cực bởi vì nó huyền bí và
vô tận nên không thể xác định rõ ràng trạng thái của nó ra sao.


Hình 2.1: Ngũ hành
Biến hóa là biểu hiện bên ngoài của Thái Cực mà đạo Dịch căn cứ sự biến
hóa của vũ trụ và vạn vật. Do đó Kinh Dịch mô tả diễn trình chuyển hóa (Dịch) một
cách khái quát nhƣ sau: “Dịch hữu Thái Cực sinh Lƣỡng Nghi, Lƣỡng Nghi sinh Tứ
Tƣợng, Tứ Tƣợng sinh Bát Quái, Bát Quái sinh Ngũ Hành”: Đạo Dịch có nguồn
gốc là Thái Cực, Thái Cực sinh ra 2 Nghi (Âm và Dƣơng), hai Nghi sinh ra 4
Tƣợng (Huyền Vũ, Chu Tƣớc, Thanh Long, Bạch Hổ), bốn Tƣợng sinh ra 8 Quẻ
(Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn Đoài).


8

Tám quẻ sinh ra 5 Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Nhƣ vậy ta có thể hiểu,
tám quẻ của Bát Quái tƣợng trƣng cho 8 trạng thái khác nhau của Âm Dƣơng trong
quá trình hình thành Vũ trụ và mọi vật.
Bát quái đồ là hình ảnh sắp xếp các quẻ bát quái thành một vòng tròn theo
một trật tự nhất định.
Có hai loại là Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái. Phƣơng vị của Bát
quái theo Thiên văn ngƣợc với phƣơng vị trên mặt đất.
+ Tiên thiên Bát Quái Là hình Bát quái đƣợc sắp xếp theo trật tự có tính đối
xứng rất rõ. Đối xứng với một hào Âm (vạch đứt) sẽ là một hào Dƣơng (vạch
liền). Quẻ Càn ở trên cùng gồm 3 hào dƣơng (3 vạch liền) thì đối xứng dƣới cùng
là quẻ Khôn gồm 3 hào âm (3 vạch đứt). Quẻ Khảm gồm 1 hào dƣơng nằm giữa 2
hào âm thì đối xứng là quẻ Ly gồm 1 hào âm nằm giữa hai hào dƣơng.
Sự vận động của Tiên thiên bát quái về mặt hình học là khá rõ ràng: ngƣợc
chiều kim đồng hồ, cứ thay thế một hào âm bằng một hào dƣơng (hoặc một hào
dƣơng bằng một hào âm) từ trên xuống, sẽ cho quẻ tiếp theo phía bên trái.
+ Hậu thiên Bát Quái đặt các quẻ theo trình tự thuận chiều kim đồng hồ là:
Càn - Khảm - Cấn - Chấn - Tốn - Ly - Khôn - Đoài, với quẻ Càn nằm ở góc tây bắc,
vì phƣơng vị ngƣời xƣa nghịch với ngày nay - Trên Nam, Dƣới Bắc, Phải Tây, Trái

Đông (theo Kinh Dịch, Đạo của ngƣời quân tử của tác giả Nguyễn Hiến Lê).

2.1.3.5. Phương vị phong thủy
Trong phong thủy thƣờng chia ra 24 phƣơng vị, tổng cộng giác độ của 24
phƣơng vị là 3600, chia đều ra thành 24 phần, mỗi phƣơng vị là 150 .24 phƣơng vị


9

trong phong thủy còn gọi là “Nhị thập tứ sơn phƣơng vị”, lấy tám thiên can “Canh,
tân, nhâm, quý, giáp, ất, bính, đinh”cộng với 12 địa chi “Tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ,
ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi”và 4 quẻ “Kiền, Khôn, Cấn, Tốn”mà thành, dựa theo
chiều kim đồng hồ sắp xếp nhƣ hình 2.2.
2.1.4. Bản chất khoa học của phong thủy
Bản chất của môn phong thủy là một ngành khoa học thực sự, là tổng hợp
nhiều ngành nghiên cứu khác nhau nhƣ: lịch sử học, tâm lý học, địa lý học, kiến
trúc học, xã hội học…mặc dù nội dung của nó còn những bí ẩn cần khám phá.
Phong thủy học là một bộ môn khoa học cổ, đã để lại nhiều ấn tƣợng sâu sắc
trong lịch sử phát triển của các dân tộc ở phƣơng Đông, nay lan truyền sang cả
phƣơng Tây.
Phong thủy đã và đang trở thành phong tục, tập quán sinh hoạt, phƣơng thức
tƣ duy, lòng tin, ý thức trầm tích ở trong mỗi ngƣời dân, mỗi quần thể tộc ngƣời ở
phƣơng Đông.
Phong thủy giúp nâng cao hiểu biết của mọi ngƣời về môi trƣờng sống tự
nhiên và từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trƣờng, nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
Do đó, nghiên cứu khoa học Phong thủy không chỉ là nghiên cứu tƣ duy cổ mà
còn dần dần nghiên cứu cả nền văn hóa phƣơng Đông nói riêng và của nhân loại nói
chung. Ngày nay khoa học đƣơng đại đã có cách nhìn, cách đánh giá mới về Phong thủy
cổ truyền, coi phong thủy nhƣ là bộ môn khoa học cần phải nghiêm túc nghiên cứu và
ứng dụng để giúp con ngƣời sống hài hòa với thiên nhiên, đón cát - trừ hung.



10

Hình 2.2: Bát quái đồ
Huyền không phi tinh:
Theo trƣờng phái Huyền không thì mọi sự tƣơng tác của các sự vật hiện
tƣợng đều do Cửu tinh (9 ngôi sao) cai quản và họ dựa trên Cửu tinh để suy luận cát
hung. Huyền không phái hay còn gọi là Huyền không Phi tinh là một trƣờng phái
xuất hiện từ lúc nào thì chƣa thể xác định chính xác đƣợc. Theo sự ghi chép của
những thƣ tịch cổ thì vào đời Hán, trong "Hán Thƣ, Văn nghệ chí" ngƣời ta thấy có
mối quan hệ với các bài ca quyết của Huyền không phái đƣợc ghi chép vào khoảng
đời Đƣờng (Trung Quốc) trở về sau của các Phong thuỷ học.
Huyền không phi tinh dựa vào tính chất và sự di chuyển của 9 sao (tức Cửu
tinh hay 9 số) mà đoán định họa, phúc của từng căn nhà (dƣơng trạch) hay từng
phần mộ (âm trạch). Cửu tinh: tức là 9 con số, từ số 1 tới số 9, với mỗi số đều có
tính chất và ngũ hành riêng biệt, đại lƣợc nhƣ sau:
Số 1: Sao Nhất Bạch hoặc Tham Lang, có những tính chất như sau:
- Về Ngũ Hành: thuộc Thủy
- Về màu sắc: thuộc màu trắng
- Về cơ thể: là thận, tai và máu huyết
- Về ngƣời: là con trai thứ trong gia đình.


11

- Về tính chất: nếu vƣợng hay đi với những sao 4, 6 thì chủ về văn tài xuất
chúng, công danh, sự nghiệp thăng tiến. Nếu suy, tử thì mắc bệnh về thận và khí
huyết, công danh trắc trở, bị trộm cƣớp hay trở thành trộm cƣớp.
Số 2: Sao Nhị Hắc hay Cự Môn, có những tính chất sau:

- Về Ngũ hành: thuộc Thổ.
- Về màu sắc: thuộc màu đen.
- Về cơ thể: là bụng và dạ dày.
- Về ngƣời: là mẹ hoặc vợ trong gia đình.
- Về tính chất: nếu vƣợng thì điền sản sung túc, phát về võ nghiệp, con cháu
đông đúc. Suy thì bệnh tật liên miên, trong nhà xuất hiện quả phụ.
Số 3: Sao Tam Bích hay Lộc Tồn, có những tính chất sau:
- Về Ngũ hành: thuộc Mộc.
- Về màu sắc: thuộc màu xanh lá cây.
- Về cơ thể: mật, vai và 2 tay.
- Về ngƣời: là con trai trƣởng trong gia đình.
- Về tính chất: nếu vƣợng thì con trƣởng phát đạt, lợi cho kinh doanh, vợ cả
tốt. Nếu suy thì khắc vợ và hay bị kiện tụng, tranh chấp.
Số 4: Sao Tứ Lục hoặc Văn Xương, có những tính chất sau:
- Về Ngũ hành: thuộc Mộc.
- Về màu sắc: thuộc màu xanh dƣơng (xanh nƣớc biển).
- Về cơ thể: gan, đùi và 2 chân.
- Về ngƣời: là con gái trƣởng trong gia đình.
- Về tính chất: nếu vƣợng hoặc đi với sao Nhất Bạch thì văn chƣơng nổi
tiếng, đỗ đạt cao, con gái xinh đẹp, lấy chồng giàu sang. Nếu suy, tử thì trong nhà
xuất hiện ngƣời dâm đãng, phiêu bạt đó đây, bệnh về thần kinh.
Số 5: Sao Ngũ Hoàng, có những tính chất sau:
- Về Ngũ Hành: thuộc Thổ.
- Về màu sắc: thuộc màu vàng.
- Về cơ thể và con ngƣời: không.


12

- Về tính chất: nếu vƣợng thì tài lộc, nhân đinh đều phát, phú quý song toàn.

Nếu suy thì chủ nhiều hung họa, bệnh tật, tai nạn, chết chóc...
Số 6: Sao Lục Bạch hoặc Vũ Khúc: có những tính chất sau:
- Về Ngũ hành: thuộc Kim.
- Về màu sắc: thuộc màu trắng, bạc.
- Về cơ thể: đầu, mũi, cổ, xƣơng, ruột già.
- Về ngƣời: là chồng hoặc cha trong gia đình.
- Về tính chất: nếu vƣợng hoặc đi với sao Nhất Bạch thì công danh hiển
hách, văn võ song toàn. Nếu suy thì khắc vợ, mất con, lại hay bị quan tụng, xƣơng
cốt dễ gãy.
Số 7: Sao Thất Xích hoặc Phá Quân: có những tính chất sau:
- Về Ngũ hành: thuộc Kim.
- Về màu sắc: thuộc màu đỏ.
- Về cơ thể: phổi, miệng, lƣỡi.
- Về ngƣời: là con gái út trong gia đình.
- Về tính chất: nếu vƣợng thì hoạnh phát về võ nghiệp hoặc kinh doanh. Nếu
suy thì bị trộm cƣớp hay tiểu nhân làm hại, đễ mắc tai họa về hỏa tai hay thị phi,
hình ngục.
Số 8: Sao Bát Bạch hoặc Tả Phù: có những tính chất sau:
- Về Ngũ hành: thuộc Thổ.
- Về màu sắc: thuộc màu trắng.
- Về cơ thể: lƣng, ngực và lá lách.
- Về ngƣời: là con trai út trong gia đình.
- Về tính chất: nếu vƣợng thì nhiều ruộng đất, nhà cửa, con cái hiếu thảo, tài
đinh đều phát. Nếu suy thì tổn thƣơng con nhỏ, dễ bị ôn dịch.
Số 9: Sao Cửu Tử hay Hữu Bật, có những tính chất sau:
- Về Ngũ hành: thuộc Hỏa.
- Về màu sắc: màu đỏ tía.
- Về cơ thể: mắt, tim, ấn đƣờng.
- Về ngƣời: con gái thứ trong gia đình.



13

- Về tính chất: nếu vƣợng thì nhiều văn tài, quý hiển sống lâu. Nếu suy thì bị
hỏa tai, hoặc tai họa chốn quan trƣờng, bị thổ huyết, điên loạn, đau mắt, sinh đẻ khó khăn.
Thuật Huyền không phi tinh lấy sự phối hợp của cửu tinh (9 sao) trong Lạc
thƣ làm chủ. Sự di chuyển của cửu tinh trong lạc thƣ theo thuận chiều hay nghịch
chiều là cơ sở cho việc xác định hƣớng tốt hay xấu trong 24 sơn và 8 hƣớng.
Bản chất của môn phong thủy là một ngành khoa học thực sự, là tổng hợp
nhiều ngành nghiên cứu khác nhau nhƣ: lịch sử học, tâm lý học, địa lý học, kiến
trúc học, xã hội học… mặc dù nội dung của nó còn những bí ẩn cần khám phá.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Thuật phong thủy trên thế giới
Phong thủy cổ Hy Lạp: Từ rất sớm nơi đây đã nuôi dƣỡng nên tri thức địa lý
học khiến con ngƣời mở rộng tầm nhìn mới mẻ, trong đó có cả luận thuật về
phƣơng diện phong thủy.
Tiêu biểu có nhà y học bậc thầy cổ Hy Lạp và y học phƣơng Tây ngƣời đảo
Cô Sơ là Hippôcơrat (khoảng 460 - 377 Trƣớc Công Nguyên) đã thu thập một trƣớc
tác của một thầy thuốc vô danh viết “Bàn về phong thủy và hoàn cảnh”. Tác giả ở
đây đƣa hoàn cảnh lên thành một thể hệ quan hệ lẫn nhau để chế ƣớc sự tồn tại của
xã hội, trong đó có quan hệ giữa con ngƣời và hoàn cảnh. Tác giả cho rằng các loại
bệnh tật của cƣ dân thành thị thƣờng xảy ra theo vị trí ăn ở của cƣ dân, có liên quan
tới sự thịnh hành của gió Đông, Nam, Tây, Bắc. Các thành thị chịu sự ảnh hƣởng
của gió Đông thì cƣ dân ít bệnh tật còn các thành thị chịu gió Tây thì sức khỏe của
cƣ dân là kém nhất. Tác giả còn phân tích cả thủy, cho rằng chất nƣớc quyết định sự
khỏe mạnh. Tác giả còn cho hoàn cảnh có ảnh hƣởng tới phƣơng thức sinh hoạt của
con ngƣời. Dân sống nơi khí tù, ở đồng bằng thấp, khí hậu ít thay đổi lớn, không khí
ẩm thấp, ngƣời dân ở đó không thích tiêu phí thể lực. Cƣ dân sống trên cao nguyên
lộng gió thì thân thể cao lớn. Sống ở nơi nghèo nàn, khí hậu bất thƣờng thì cƣ dân
thân thể gầy yếu, tính cách ngoan cố.

Nhà học giả Pôlypia (208 - 126 Trƣớc Công Nguyên) lại rất coi trọng địa chí học,
đƣa thủy văn và núi làm thành nhân tố chủ đạo tạo nên địa khu, căn cứ vào độ màu mỡ,
bạc màu của đất đai mà đánh giá tính cánh của cƣ dân nơi đó hòa bình, bạo lực…


14

Bƣớc vào trung thế kỷ, địa lý học cổ Hy Lạp bị rời rạc, thậm chí còn đứt giữa
chừng. Khi lịch sử phát triển cho tới cận đại, địa lý học cổ Hy Lạp đã cung cấp tiền
đề khoa học cho thời Phục Hƣng của phƣơng Tây.
Phong thủy cổ Ai Cập: ngƣời Ai Cập cổ đại khi xây dựng Kim tự tháp cũng có
bài bản, đặc biệt về thuật tƣớng đất. Mỗi tòa Kim tự tháp đều theo hƣớng chính Nam,
chính Bắc, chạy đúng tuyến với đƣờng từ lực của trái đất. Bên trong Kim tự tháp là đá
hoa cƣơng xây nên có tính năng tích điện nhƣ một ắc quy, có thể hấp thu các loại sóng
vũ trụ để tồn trữ lại. Mặt ngoài đƣợc làm bằng đá tảng và vữa đá xây nên, đá xây đá có
thể phòng ngừa sóng vũ trụ ở trong khỏi khuếch tán đi. Do vậy nên có thể bảo tồn lâu
dài các tranh ghép bên trong Kim tự tháp. Nhiều nghiên cứu cho thấy rau tƣơi để trong
tháp sau nửa tháng vẫn tƣơi nguyên. Ngoài ra kim tự tháp còn có đƣờng thông gió tiện
cho khí lƣu thông, và các Pharaon có thể để linh hồn tự do ra vào.
Nước Mỹ: ngƣời Mỹ rất quan tâm tới phong thủy, rất nhiều công trình xây
dựng, vật trang trí có áp dụng phong thủy khi bố trí. Điển hình có tòa nhà Quốc hội
(Nhà Trắng) xây dựng theo nguyên tắc “tọa sơn hƣớng thủy”, bố cục có đầy đủ
Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Chu Tƣớc. Cách đây không lâu, khách sạn
MGM nổi tiếng tại Las Vegas theo thuật phong thủy đã cho xây dựng hai con sƣ tử
bằng đá khổng lồ để tránh kinh doanh thua lỗ.
Phong thủy ở Châu Á: phong thủy Trung Quốc ảnh hƣởng sâu sắc tới các nƣớc
Châu Á, đặc biệt là các nƣớc lân cận nhƣ: Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Mianma…
Nhật Bản rất thịnh hành Phong thủy, họ cũng lấy Thanh Long, Bạch Hổ, Chu
Tƣớc, Huyền Vũ làm thần của bốn phƣơng Đông, Tây, Nam, Bắc, rồi cũng xem
thủy thổ, cây cối ở trƣớc và sau nhà để suy đoán cát hung. Ngƣời Nhật trƣớc khi

xây dựng nhà mới cũng mời ngƣời về xem phong thủy, làm lễ “Địa trấn” trƣớc khi
động thổ, sau đó rƣớc thần chủ trừ tà, đọc văn tế rồi chôn xuống bốn góc hình nhân
sắt, dao, kiếm…để yểm trừ hung. Khi nhà mới sắp sửa xong phải làm lễ “dựng xà”,
dựng quạt trên xà nhà để mời thần giáng xuống, lại dựng cả cung tên để bắn ác quỷ.
Ngƣời Nhật rất coi trọng ngày lành tháng tốt. Rất nhiều quyển lịch Nhật từ
ngày thứ hai cho đến thứ bẩy, chủ nhật, thƣờng có in thêm vào tờ lịch hàng ngày
chữ dự báo lành dữ hoặc ở phía dƣới hoặc ở bên cạnh nhƣ: Đại an, Hữu dẫn, Tiên


15

thắng, Xích khẩu…Ngƣời Nhật rất kiêng kỵ “Quỷ môn” (cửa quỷ). Phƣơng Đông
Bắc là quỷ môn có âm khí. Khi làm nhà để trống một góc Đông Bắc trên chỗ trống
khắc hình con vƣợn để trừ tà.
Mianma: ngƣời dân tộc San không chấp nhận dùng cây đổ trôi trong sông để
lợp nhà ở, cũng không lấy những gì ở phòng có ngƣời chết lợp lên nhà. Khi chọn
đất làm nhà, lấy thóc đổ thành một đống, ngày hôm sau đếm lại, số chẵn là tốt, số lẻ
là không tốt.
2.2.2. Thuật phong thủy ở Trung Quốc
Thuật phong thủy ở Trung quốc bắt đầu rất sớm từ thời Tiên Tần (tức trƣớc khi
hoàng đế Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa, tức là chỉ thời Xuân Thu Chiến
Quốc: từ năm 221 Trƣớc Công Nguyên trở về trƣớc) kéo dài cho tới ngày nay.
Đối với nơi ở, ngƣời Trung Quốc xƣa đã yêu cầu: về địa thế phải chọn bờ
dốc bậc thang, địa hình phải chọn ở ven sông, chất đất phải khô ráo, nền đất phải
rắn chắc, nguồn nƣớc dồi dào, chất nƣớc phải trong sạch, giao thông phải thuận
tiện, bốn bề phải có cây rừng, phong cảnh u nhă.
Thời Thƣơng, Chu các môn địa hình và thủy văn đã đƣợc phân biệt chính
xác, đất liền thì đƣợc chia thành núi, đồi, gò, đống, mô, bãi…; về lòng sông thì có
bờ, bãi bồi, đảo, mép nƣớc, bến…; về vùng nƣớc thì có các loại hình khe, suối, sông
nhỏ, ao, đầm, sông lớn…

Thời Tần đã có quan niệm về mạch đất, “vƣơng khí”. Các công trình “thổ
mộc” khổng lồ đƣợc xây dựng. Có dƣơng trạch là cung A Phòng chiếm đất gần 300
dặm, ly cung biệt quán rải khắp thung lũng núi, lấy Nam Sơn làm cửa cung, lấy
Phàn Xuyên làm ao nƣớc, điện trƣớc cung A Phòng có thể ngồi gần một vạn ngƣời.
Lại có âm trạch là lăng mộ Thủy Hoàng, huy động hơn 70 vạn dân phu đào rỗng cả
núi Ly Sơn, đào xuyên cả đến ba tầng đất Tức Nhƣỡng.
Vua chúa, quan lại các thời sau đó cũng chọn đất, chọn hƣớng để xây cung
điện, lăng mộ. Nhƣ Đƣờng Thái tôn Lý Thế Dân có Chiêu lăng ở núi Cửu Nghi so
với mặt biển cao1888m, vô cùng hùng vĩ. Chiêu lăng dựa lƣng vào núi Cửu Nghi,
trƣớc có Hiến điện, sau có đàn tế. bốn góc lăng núi đều có cổng: Nam Chu Tƣớc,
Bắc Huyền Vũ, Đông Thanh Long, Tây Bạch Hổ.


16

Thuật phong thủy thời Nam Bắc triều (từ năm 420 đến năm 589 sau Công
nguyên) và đời nhà Thanh là hƣng thịnh hơn cả. Thời Nam Bắc triều chọn Kiến
Khang (Nam Kinh) làm quốc đô vì nơi đây có núi Thanh Lƣơng nhƣ một con hổ
ngồi xổm, phía Đông có núi Chung Sơn giống con rồng nằm cuộn khúc. Nơi mà
Gia Cát Lƣợng từng than rằng: “Chung Sơn rồng nằm, Thạch Đầu hổ ngồi, đây là
nhà của bậc đế vƣơng”. Thời kỳ này xuất hiện nhiều thầy tƣớng số, phong thủy
trong dân gian. Ngƣời dân tin phong thủy, vua chúa lại càng tin phong thủy hơn.
Tống Minh Đế là một ông vua kiêng kỵ rất cẩn thận. Khi trăm quan bàn việc nếu ai
thốt ra các từ “họa”, “bại”, “hung”, “táng”…bất kể quan lớn đến đâu cũng bị tội
chém. Linh sàng Thái hậu từ Đông cung đi ra, Minh đế gặp phải cho là chẳng lành,
liền bãi chức cả mƣời mấy viên quan. Vua Vũ Đế nhà Nam Tề cũng tin phong thủy.
Thời đó, có ngƣời nhìn khí bảo: “Tân Lâm, Lâu Hồ, Thanh Khê đều có khí thiên tử,
có thể xây lầu gác, cung điện, vƣờn ngự ở đó”. Vũ đế nghe theo mà làm.
Qua bao nhiêu năm chìm nổi, đến nay thuật phong thủy lại thịnh hành trở lại
ở Trung Quốc. Ở Bắc Kinh, cổng nhà hầu hết đều xây tại góc trái mặt chính ở trƣớc

sân gọi là “cửa Thanh Long”, vì theo phong thủy kết cấu “Khảm trạch, Tốn môn” là
may mắn nhất. Nhà cửa nông thôn đa số chầu về Nam, Đông hoặc Đông Nam.
Không chỉ có ngƣời dân tin vào phong thủy mà nhiều cơ quan chính quyền tin vào
phong thủy. Ở Quảng Đông, tại Cục thuế vụ huyện Yết Dƣơng có mời thầy phong
thủy về xem địa lý, sau đó cục lấp ao phun nƣớc, bít cổng lớn nhà xe, làm lại lầu cơ
quan làm việc để hợp phong thủy.
2.2.3. Thuật phong thủy tại Việt Nam
Từ xa xƣa, cuộc sống của ngƣời dân Việt Nam đã gắn liền với thiên nhiên,
coi thiên nhiên nhƣ một phần của cơ thể. Các bộ phận trên cơ thể đều phải tốt, phải
cân đối hài hòa thì cả cơ thể mới khỏe mạnh đƣợc.
Lật lại những trang sử hào hùng của dân tộc ta, bắt đầu từ thời Hùng Vƣơng
dựng nƣớc tới nay đã trải qua hơn 4000 năm lịch sử, thủ đô của đất nƣớc đã đƣợc
dời đi, đổi lại nhiều lần và vận mệnh dân tộc cũng vì thế biến đổi theo. Từ Phong
Châu (kinh đô của các vua Hùng) đến Cổ Loa, Phiên Ngung, Hoa Lƣ, rồi tới Thăng
Long (tức Hà Nội), Phú Xuân (tức Huế) và Sài Gòn, đều là những nơi có vận khí và


17

địa thế tốt. Nhƣ kinh thành Thăng Long là vùng đất mới, đất đai phì nhiêu, màu mỡ,
địa thế rồng bay hổ chầu, mạng lƣới sông ngòi bao bọc là nơi kết tụ đƣợc nhiều
nguyên khí của địa hình sông núi ở xung quanh. Đây đúng là nơi phong thủy tuyệt
đẹp để xây dựng kinh đô.
Ngƣời xƣa đã dạy “ Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hƣớng Nam”. Vì vậy nhà ở
dân gian nƣớc ta đa số chầu về hƣớng Nam, Đông Nam, Đông để đảm bảo Đông
ấm, Hè mát. Hệ thống cây xanh đƣợc bố trí xung quanh nhà. Tổ chức không gian
nhà ở thân thiện với môi trƣờng tự nhiên.
Ngƣời dân nƣớc ta cũng rất coi trọng ngày lành, tháng tốt. Những việc đại sự
nhƣ cƣới hỏi, động thổ xây nhà…cần phải xem xét kỹ lƣỡng để chọn đƣợc ngày giờ
hoàng đạo mới đảm bảo mọi việc tốt lành. Trên những quyển lịch của nƣớc ta

thƣờng cho in thêm giờ hoàng đạo của các ngày.
Ngày nay, Phong thủy đã trở thành một ngành khoa học đƣợc nghiên cứu
chuyên sâu để làm rõ bản chất và đã đƣợc ứng dụng rộng rãi ở nƣớc ta. Ngƣời dân
làm nhà không chỉ đơn thuần xem tuổi, chọn ngày tháng tốt để khởi công. Mà còn
chọn thế đất đẹp, hƣớng nhà, hƣớng cửa bố trí hợp với cung mệnh chủ nhà, thậm
chí cả cách bố trí nội thất, bài trí vật phẩm hợp phong thủy.
2.3. Các nguyên tắc của phong thủy hiện đại
2.3.1. Nguyên tắc một hệ thống chỉnh thể
Lý luận Phong thủy coi trọng môi trƣờng là một hệ thống chỉnh thể, hệ thống
này lấy con ngƣời làm trung tâm, bao gồm thiên địa vạn vật. Mỗi một hệ thống nhỏ
trong môi trƣờng đều là yếu tố có liên hệ với nhau, chế ƣớc lẫn nhau, tồn tại cùng
nhau, đối lập nhau và chuyển hóa lẫn nhau. Chức năng của Phong thủy chính là
điều hòa quan hệ giữa các hệ thống.
Nhờ nguyên tắc chỉnh thể là nguyên tắc chung của Phong thủy, các nguyên
tắc còn lại đều phụ thuộc nguyên tắc chỉnh thể. Dùng nguyên tắc chỉnh thể để xử lý
quan hệ giữa con ngƣời và môi trƣờng là điểm cơ bản của Phong thủy học hiện đại.
Phong Thuỷ học có mục đích truy tìm những nhân tố này, xem xét để tối ƣu
hoá kết cấu giữa các nhân tố tìm sự tổ hợp tốt đẹp nhất. Phong Thuỷ luôn quan tâm
chú ý đến tính chất chỉnh thể của hoàn cảnh.


18

Nhƣ vậy ứng dụng nguyên tắc này vào môn Phong thủy là phải xem xét thấu
đáo tất cả các nhân tố xung quanh môi trƣờng, phối hợp, loại bỏ và tƣơng tác chúng
theo một hệ thống thống nhất đặt con ngƣời là trung tâm.
Phong thuỷ hiện đại còn cần lấy con ngƣời, mục đích sinh sống làm việc của
con ngƣời làm trọng tâm.
2.3.2. Nguyên tắc nhân – địa phù hợp
Nguyên tắc này là căn cứ tính chất của hoàn cảnh khách quan để thích nghi

với mục đích, phƣơng thức sinh hoạt của con ngƣời. Nƣớc ta địa hình phức tạp, đồi
núi sông hồ đa dạng, địa mạch kéo dài, thổ nhƣỡng khí hậu đa dạng, địa hình thiếu
đồng nhất.
Mỗi vùng mỗi miền có một đặc trƣng riêng về đất đai, mạch núi mạch sông,
khí hậu, lƣợng mƣa, rừng nhiều ít. Miền Tây Bắc thì núi non trùng điệp, khí hậu
lạnh cần tàng phong tụ khí, tránh khí lạnh xâm nhập, tránh lụt lội lở đất.
Miền Nam thì nắng nhiều, mƣa ít phòng hoả hoạn, hạn hán. Chính vì thế
phải phân hoạch cụ thể mỗi vùng thì phù hợp với Phong Thuỷ nhƣ thế nào, từ đó có
cách thức hài hoà với điều kiện sinh sống và làm việc của con ngƣời.
2.3.3. Nguyên tắc dựa vào sơn thủy
Nguyên tắc nƣơng dựa theo sơn thuỷ là nguyên tắc tối cơ bản nhất của Phong
thuỷ, sơn mạch đại địa là khởi nguyên của năng lƣợng, thuỷ là mẹ của vạn vật, nếu
không có mạch nƣớc mạch núi thì con ngƣời và vạn vật không thể tồn tại.
Nƣơng theo hình thế sơn thuỷ chia làm hai loại, loại thứ nhất là “sơn bao
huyệt” đất bao xung quanh huyệt, tức là xung quanh huyệt có ba mặt bao quanh bởi
quần thể núi non, ở giữa là khoảng không, mặt phía nam của huyệt khoáng đạt có
minh đƣờng rộng lớn.
Thế mạch núi của nƣớc ta kéo dài trùng điệp theo hƣớng Tây Bắc - Đông
Nam, kéo dài qua hàng trăm cây số đột nhiên hội tụ lại, 3 phƣơng Tây, Bắc, Đông
hội tụ thành 3 đỉnh núi thế liên hoa nhƣ đài sen nở ra ôm lấy nhuỵ, ở giữa là huyệt
tốt lành.


19

Nếu là làng xóm, thị trấn thì yên bình phát triển. Nếu là huyệt nhỏ thì thành
gia đình uy danh phú quý phát nhiều đời, nam nữ già trẻ tôn ti phép tắc phúc thọ lâu
dài.
Loại thứ hai là loại “huyệt bao sơn”, tức là lấy một ngọn núi trung tâm làm
chủ, nhà cửa xây dựng lấy núi làm lƣng mà dựa vào, hƣớng ra xung quanh. Núi ở

sau lƣng che chở bảo vệ cho huyệt thành thế đƣợc che chắn, tàng phong tụ khí vốn
là nguyên lƣ chuẩn tắc của Phong thuỷ.
Những đỉnh núi đẹp đẽ, địa mạch cát lŕnh hội tụ, phía trýớc đỉnh núi thýờng
có sông hồ hội tụ lŕm minh đýờng, thế toạ núi nhìn sông thƣờng thấy nhất trong các
huyệt vị đẹp về Phong thuỷ.
2.3.4. Nguyên tắc quan sát hình thế
Phong Thủy vô cùng quan trọng việc quan sát hình thế mạch khí, sơn thuỷ vì
có quan hệ trực tiếp đến họa phúc, phải quan sát tiểu cục thông qua sự tƣơng quan
với đại cục. Nếu đại cục hƣng vƣợng thì cho dù tiểu cục có xấu cũng không đang
ngại, nếu cả hai cùng xấu thì không nên dùng.
Thoạt tiên phải xem xét tổ sơn long mạch xuất phát từ đâu đến, sau xem xét
cụ thể các đỉnh núi mà long nhập thủ, xem xét cốt cách, hình dáng luận tính chất
của mạch, xem xét sa sơn, thuỷ đến, thuỷ đi, xem xét minh đƣờng rồi mới xem đến
cách cục nơi tọa lạc.
Nhiều khi thông qua quan sát hình thế đã phần nào nhận định đƣợc hoạ phúc,
đó cũng chính là điểm mấu chốt của trƣờng phái hình thế khi xem xét Phong thuỷ.
Cách thức chung nhất thƣờng là xem xét xem long mạch chạy theo hình thế
nhƣ thế nào, sau đó quan sát nơi có quần sơn tọa thủ hoặc nơi long mạch đổi hƣớng
thì chắc chắn có huyệt, tìm kiếm các sơn bao bọc huyệt, dựa vào thuỷ tìm ra minh
đƣờng, rồi luận đến tính chất tốt xấu của huyệt dựa vào hình thế núi non sông nƣớc,
hình thế của án sơn, sa sơn, thuỷ đến, thủy đi.
2.3.5. Nguyên tắc thẩm định địa chất
Phong thuỷ không thể không có khoa học về địa chất, riêng môn địa chất đã
chứng minh đƣợc là nó có những liên hệ mật thiết đến sức khoẻ đời sống con ngƣời.


×