Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Thái Và Kỹ Thuật Nhân Giống Gây Trồng Cây Re Gừng (Cinnamomum Obtusifolium A. Chev) Tại Phú Thọ Và Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.02 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN TIẾN

“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
GÂY TRỒNG CÂY RE GỪNG (Cinnamomum obtusifolium A. Chev)
TẠI PHÚ THỌ VÀ LẠNG SƠN”

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN, 2010


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN TIẾN

“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
GÂY TRỒNG CÂY RE GỪNG (Cinnamomum obtusifolium A. Chev)
TẠI PHÚ THỌ VÀ LẠNG SƠN”

Chuyên ngành : Lâm học
Mã số

: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Huy Sơn



THÁI NGUYÊN, 2010


LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp, tác giả đã
được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Khoa Sau Đại học, các thầy cô giáo, Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản
- Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và một số cơ quan, đơn vị nơi thực hiện
đề tài.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Huy
Sơn - người thầy hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến
thức quí báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau Đại học - Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt thời
gian học tập và thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo ®ã
giảng dạy, cung cấp kiến thức và giúp đỡ tác giả hoàn thành khoá học.
Xin cảm ơn Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản - Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam, Trung tâm giống Lâm nghiệp Hòa Bình, Ban quản lý Vườn
quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ, Hạt Kiểm lâm Chi Lăng - Lạng Sơn, Cơ sở sản
xuất cây giống Lâm nghiệp Thịnh Phương -Yên Lập - Phú Thọ đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân
trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn
thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010
Tác giả

Nguyễn Văn Tiến


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn
toàn trung thực, chưa được sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài
liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Văn Tiến

ii


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................1
Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu..................................................3
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................................3
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................5
1.3. Đánh giá chung...........................................................................................17
Chương 2. Mục tiêu, giới hạn, nội dung và phương pháp nghiên cứu .........19
2.1. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................19
2.2. Giới hạn nghiên cứu ...................................................................................19
2.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................19
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................21
Chương 3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu........30
3.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................30
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...........................................................................34
3.3. Nhận xét, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã-hội khu vực nghiên cứu .36
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................38

4.1. Một số đặc điểm hình thái và sinh thái cây Re gừng ...................................38
4.1.1. Một số đặc điểm hình thái........................................................................38
4.1.2. Một số đặc điểm sinh thái tự nhiên của cây Re gừng ...............................40
4.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên 1 số quần thể cây Re gừng ở Lạng Sơn và Phú Thọ 40
4.1.2.2. Đặc điểm khí hậu nơi phân bố Re gừng ................................................42
4.1.2.3. Đặc điểm đất đai dưới những quần thể Re gừng tự nhiên......................43
4.1.2.4. Đặc điểm lâm học một số quần thể tự nhiên của loài Re gừng .............46
a) Tổ thành loài tầng cây cao.............................................................................46
b) Tổ thành loài tầng cây tái sinh.......................................................................49
c) Ảnh hưởng của độ tàn che tầng cây cao tới tái sinh tự nhiên của Re gừng.....52
4.2. Kỹ thuật nhân giống hữu tính .....................................................................54

iii


4.2.1. Đặc điểm vật hậu.....................................................................................54
4.2.2. Kỹ thuật tạo cây con từ hạt. .....................................................................56
4.2.3. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng cây con trong giai đoạn
vườn ươm..........................................................................................................57
4.2.4. Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc đến sinh trưởng cây con trong giai đoạn
vườn ươm..........................................................................................................64
4.3. Kết quả nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép nêm ..........................71
4.4. Đánh giá khả năng sinh trưởng của một số mô hình rừng trồng Re gừng....74
4.4.1. Khả năng sinh trưởng của một số mô hình rừng trồng Re gừng ...............74
4.4.2. Ảnh hưởng của vị trí địa hình đến khả năng sinh trưởng của Re gừng trồng
thuần loài...........................................................................................................77
4.5. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và gây trồng Re gừng.........79
4.5.1. Kỹ thuật nhân giống hữu tính ..................................................................79
4.5.1.1. Chọn giống, tạo cây con từ hạt..............................................................79
4.5.1.2. Dàn che ................................................................................................79

4.5.1.3. Chăm sóc..............................................................................................79
4.5.2. Kỹ thuật nhân giống vô tính bằng phương pháp ghép ..............................80
4.5.3. Kỹ thuật gây trồng và chăm sóc...............................................................81
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................86
PHẦN PHỤ LỤC

iv


BẢNG TÊN KHOA HỌC CÁC LOÀI CÂY NÊU TRONG LUẬN VĂN
STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

1

Bồ đề

Styrax tonkinensis Piere

2

Chẹo

Engelhardtia chrysolepis Hance

3


Chò chỉ

Parashorea chinensis Wang Hsie

4

Dẻ gai Phú Thọ

Castanopsis phuthoensis Luong

5

Dẻ đỏ

Lithocarpus ducampii (Hickel & A. Camus)

6

Đinh

Markhamia stipulata (Wall.) Schum.

7

Giổi xanh

Michelia mediocris Dandy

8


Gội xanh

Aglaia perviridis Hiern.

9

Keo tai tượng

Acacia mangium Willd

10

Kháo vàng

Cinnadenia paniculata (Hook.f.) Kosterm

11

Lát hoa

Chukrasia tabularis A.Juss

12

Lim xanh

Erythrofloeum fordii Oliv

13


Lim xẹt

Peltophorum pterocarpum (DC.) Backer ex K. Heyne

14

Máu chó

Knema conferta Warbg

15

Mỡ

Manglietia conifera Dandy

16



Lysidice rhodostegia Hance

17

Ngát

Gironniera subaequalis Planch

18


Phay

Duabanga grandiflora (Roxb. ex DC.) Walp.

19

Re gừng

Cinamomum obtusifolium A.Chev

20

Sâng

Pometia pinnata Gagnep

21

Sấu

Dracontomelum duperreanum Pierre

22

Táu

Hopea mollissima

23


Thị rừng

Diospyros rubra H.Lec

24

Trám trắng

Canarium album (Lour.) Raeusch

25

Trâm

Syzygium wightianum Wall. ex Wight & Arn.

26

Xoan đào

Prunus arborea (Blume) Kalkm.

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Đặc điểm khí hậu của khu vực nghiên cứu
Vị trí địa lý, địa hình, đất đai và kiểu rừng của các quần thể tự
nhiên Re gừng tại Lạng Sơn và Phú Thọ.

4.2. Đặc điểm khí hậu khu vực Re gừng phân bố tại Lạng Sơn và Phú
Thọ.
4.3. Đặc điểm đất đai dưới các quần thể Re gừng tại Lạng Sơn và
Phú Thọ.
4.4. Tổ thành loài tầng cây cao ở trạng thái rừng IIb tại VQG Xuân
Sơn - Phú Thọ.
4.5. Tổ thành loài tầng cây tái sinh ở trạng thái rừng IIb tại VQG
Xuân Sơn - Phú Thọ.
4.6. Mức độ tái sinh tự nhiên của Re gừng tại 1 số khu vực có độ tàn
che khác nhau ở VQG Xuân Sơn - Phú Thọ.
4.7. Các điều kiện khí hậu và vật hậu của Re gừng.
4.8. Quá trình các pha vật hậu loài Re gừng trong năm 2009
4.9. Tỷ lệ sống của Re gừng trong vườn ươm ở các mức độ che sáng.
4.10. Sinh trưởng về đường kính của Re gừng trong vườn ươm ở các
mức độ che sáng.
4.11. Sinh trưởng về chiều cao của Re gừng trong vườn ươm ở các
mức độ che sáng.
3.1.
4.1.

4.12. Tỷ lệ sống của Re gừng trong vườn ươm ở các chế độ bón phân.
4.13. Sinh trưởng về đường kính của Re gừng trong vườn ươm ở các
chế độ bón phân.
4.14. Sinh trưởng về chiều cao của Re gừng trong vườn ươm ở các chế
độ bón phân.
4.15. Tỷ lệ nảy mầm và chiều cao chồi mới của Re gừng ghép ở các
cấp đường kính gốc ghép.
4.16. Sinh trưởng Re gừng và các loài trong một số mô hình trồng
rừng tại xã Mai Sao - huyện Chi Lăng - tỉnh Lạng Sơn.
4.17. Sinh trưởng của một số mô hình rừng trồng Re gừng hỗn loài tại

Chi Lăng - Lạng Sơn.
4.18. Sinh trưởng của Re gừng tại các vị trí chân sườn đỉnh tại Chi
Lăng - Lạng Sơn.

Trang
32
43
44
45
48
51
54
56
56
59
61
63
66
69
71
73
76
77

79

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, ẢNH

Trang
Hình 4.1. Biểu đồ so sánh tỷ lệ sống cây Re gừng trong vườn ươm
ở các mức độ che sáng.

60

Hình 4.2. Biểu đồ so sánh sinh trưởng đường kính cây Re gừng trong
vườn ươm ở các mức độ che sáng.

62

Hình 4.3. Biểu đồ so sánh sinh trưởng chiều cao cây Re gừng trong
vườn ươm ở các mức độ che sáng.

65

Hình 4.4. Biểu đồ so sánh tỷ lệ sống cây Re gừng trong vườn ươm ở
các chế độ bón phân.

68

Hình 4.5. Biểu đồ so sánh tăng trưởng đường kính cây Re gừng trong
vườn ươm ở các chế độ bón phân.

70

Hình 4.6. Biểu đồ so sánh tăng trưởng chiều cao cây Re gừng trong
vườn ươm ở các chế độ bón phân.

72


Hình 4.7. Biểu đồ so sánh tỷ lệ nảy mầm của các kích thước gốc ghép
cây Re gừng.

74

Hình 4.8. Biểu đồ so sánh sự sinh trưởng chiều cao chồi mới của Re
gừng ghép.

74

Ảnh 4.1.

Thân và tán lá của Re gừng.

40

Ảnh 4.2.

Lá, hoa, quả, hạt Re gừng.

41

Ảnh 4.3.

Một số quần thể tự nhiên Re gừng tại VQG Xuân Sơn - Phú
Thọ.

50


Ảnh 4.4.

Re gừng tái sinh tự nhiên tại VQG Xuân Sơn - Phú Thọ.

53

Ảnh 4.5.

Một số mô hình trồng Re gừng tuổi 3 ở Chi Lăng - Lạng
Sơn

78

vii


BẢNG CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU
- BNN&PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- D1,3: Đường kính cây tại vị trí 1,3 m;
- Doo: Đường kính gốc cây;
- E: Kinh độ Đông;
- F: Tiêu chuẩn kiểm tra F;
- Hchồi: Chiều cao chồi;
- Hvn: Chiều cao vút ngọn;
- KHCN&CLSP: Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm
- N: Vĩ độ Bắc;
- OTC: Ô tiêu chuẩn;
- ODB: Ô dạng bản;
- Sig.: Xác suất (mức ý nghĩa) của tiêu chuẩn kiểm tra;
- TB: Trung bình;

- VQG: Vườn quốc gia;
- X= S.A.D: Chỉ số khô hạn (S: số tháng khô; A: số tháng hạn; D: số
tháng kiệt);
- ZD: Tăng trưởng thường xuyên hàng năm về đường kính;
- ZH: Tăng trưởng thường xuyên hàng năm về đường chiều cao;
- ∆D: Tăng trưởng bình quân về đường kính/năm;
- ∆H: Tăng trưởng bình quân về chiều cao/năm;
- [1]: Số hiệu tài liệu trích dẫn trong danh sách tài liệu tham khảo.

viii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính đến 31 tháng 12 năm 2009, tổng diện tích rừng và rừng mới trồng
nước ta là 13.258.843ha, chiếm 39,1% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó,
diện tích rừng tự nhiên là 10.339.305ha, diện tích rừng trồng là 2.919.538ha (Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2010) [4]. Tuy diện tích rừng và độ che phủ
rừng toàn quốc trong những năm qua đã tăng lên đáng kể nhưng chất lượng và
trữ lượng rừng còn rất thấp. Diện tích rừng tự nhiên ngày càng suy giảm cả về
diện tích và chất lượng, chủ yếu là rừng nghèo kiệt, giá trị kinh tế, phòng hộ, đa
dạng sinh học... không cao, không còn khả năng đáp ứng nhu cầu cho sản xuất,
đặc biệt là nhu cầu bảo vệ môi trường sinh thái trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu
toàn cầu như hiện nay. Rừng trồng chủ yếu là những loài cây mọc nhanh, sau 5-7
năm đã khai thác, trong đó đa số là rừng thuần loài kém bền vững nên rất hạn
chế về mặt bảo vệ môi trường sinh thái.
Những năm gần đây, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo
hướng bền vững rất được coi trọng, với định hướng vừa phát triển kinh tế, đồng
thời vừa bảo vệ được môi trường sinh thái. Do đó, việc gây trồng rừng bằng các
loài cây bản địa, lá rộng, thường xanh đang được chú ý. Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn đã ban hành danh mục các loài cây trồng chính ở nước ta, trong

đó có rất nhiều loài cây lá rộng bản địa thích hợp với các vùng sinh thái khác
nhau như: Lát hoa, Trám, Dẻ, Giổi xanh, Lim xanh... Nhiều chương trình trồng
rừng như: Dự án trồng rừng 661, Dự án trồng rừng Việt - Đức và nhiều Dự án
khác đã sử dụng các loài cây bản địa để trồng rừng, làm giàu rừng và cải tạo
rừng, nhưng cơ sở khoa học về đặc điểm sinh vật học cũng như kỹ thuật tạo cây
con và kỹ thuật gây trồng còn rất hạn chế, rất ít loài được nghiên cứu.
Re gừng (Cinnamomum obtusifolium A.Chev) là một trong những loài cây
gỗ bản địa đã được quan tâm nghiên cứu để gây trồng. Tuy nhiên, các nghiên
cứu về loài cây này còn chưa nhiều, một số đặc điểm sinh thái cơ bản phục vụ

1


trồng rừng chưa được nghiên cứu sâu và chưa có hệ thống. Hơn nữa, giống là
một trong những nhân tố quan trọng, quyết định đến năng suất và chất lượng
rừng trồng cũng chưa được nghiên cứu.
Để góp phần gây trồng thành công loài cây này, đề tài: “Nghiên cứu đặc
điểm sinh thái và kỹ thuật nhân giống gây trồng cây Re gừng (Cinnamomum
obtusifolium A.Chev) tại Phú Thọ và Lạng Sơn” là rất cần thiết, góp phần bổ
sung thêm một số đặc điểm sinh thái và kỹ thuật nhân giống, nhất là nhân giống
vô tính bằng phương pháp ghép, phục vụ công tác cải thiện giống loài cây này
được tốt hơn.

2


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI

Trong những năm gần đây, các nước nhiệt đới đặc biệt là các nước ở vùng
Đông Nam Á và châu Mỹ La tinh đã dành nhiều sự quan tâm đến việc nghiên
cứu, sử dụng các loài cây bản địa phục vụ trồng rừng cung cấp gỗ và các sản
phẩm khác. Tuy nhiên, có rất ít các tài liệu nước ngoài nghiên cứu về loài Re
gừng Cinnamomum obtusifolium A.Chev, chỉ có một số tài liệu mô tả, đánh giá
khái quát về phân loại, hình thái, đặc điểm phân bố, đặc điểm sinh thái, giá trị sử
dụng..., có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu nổi bật liên quan đến các
vấn đề sau đây:
1.1.1. Phân loại thực vật
Theo một số tài liệu nghiên cứu trên thế giới như Forest inventory and
planning institute (1996) [36]; Lecomte (1910-1931) [38], [39] thì loài Re gừng
có tên khoa học là: Cinnamomum obtusifolium A.Chev. Theo các tác giả Ashish
Kumar, Bruce G.Marcot and Ajai Saxena (2006) [34]; Chaya Deori, Samim
Sofika Begum & A.A Mao (2007) [35]; J Exp Biol (1990) [37]; Assam (2009)
[41]; USDA, ARS (2000) [43]; Xie Zongwa & Yu Youqin (1996) [46]..., thì Re
gừng có tên khoa học là Cinnamomum bejolghota (Buch – Hamex Ness) Sweet.
Như vậy, các tên gọi trên đều cho thấy Re gừng thuộc họ Long não
(Lauraceae), nhưng khác nhau ở tên loài và tên tác giả, điều đó chứng tỏ cây Re
gừng là loài có phân bố rộng và được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới bởi
nhiều nhà khoa học khác nhau.
Họ Long não (Lauraceae) là một họ thực vật lớn, vì vậy trên thế giới cũng
có khá nhiều quan điểm khác nhau khi nghiên cứu về phân loại họ Long não.
Tuy nhiên, hệ thống phân loại của Takhtajan A. L. (1996) [42] là đầy đủ và hợp

3


lý hơn cả. Theo hệ thống phân loại này, họ Long não gồm khoảng 50 chi, hơn
2.000 loài. Phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhất là vùng Đông
Nam Á và Brazin thuộc Nam Mỹ. Trong đó, loài Re gừng có tên khoa học

Cinnamomum obtusifolium A.Chev thuộc chi Cinnamomum, họ Long não Lauraceae, bộ Long não - Laurales, lớp Ngọc lan - Magnoliopsida (Lớp hai lá
mầm - Dicotyledoneae), ngành Ngọc lan - Magnoliophyta.
1.1.2. Về hình thái
Trên thế giới, một số tác giả đã nghiên cứu, mô tả hình thái Re gừng. Tuy
nhiên, các nghiên cứu mới chỉ mô tả khái quát về đặc điểm thân, cành, lá, rễ và
các cơ quan sinh sản.
Theo Lecomte (1910) [38] Re gừng là cây gỗ thường xanh, thân thẳng,
cao 20 - 30m, đường kính có thể đạt trên 50cm, vỏ ngoài màu nâu xám hay nâu
sẫm, nhẵn, có mùi thơm của quế, cành nhỏ màu nâu, lúc non có 4 cạnh sau hình
trụ, nhẵn. Lá mọc so le hay gần đối, dạng bầu dục tròn dài hay trái xoan thuôn
dài 9 - 30cm, rộng 3,5 - 9cm, đỉnh có mũi nhọn dài hay tù, gốc hình nêm, mép
nguyên, dai, mặt nhẵn bóng; 3 gân gốc, 2 gân bên kéo dài tới đỉnh, gân nhỏ hình
mạng lưới; cuống lá dài 10 - 20mm. Cụm hoa chùy ở nách lá gồm nhiều xim, dài
20 - 25cm; hoa lưỡng tính có hai dạng, hoa ở giữa lớn và có cuống dài hơn các
hoa ở bên. Bao hoa 6 mảnh, thuôn, có lông ở hai mặt. Nhị sinh sản 9, xếp thành
3 vòng, nhị thoái hóa 3, bầu hình trứng nhẵn, vòi dài bằng bầu, đầu nhụy khá
lớn. Quả mọng hình trứng, dài 1,5cm, gốc có bao hoa tồn tại, có thùy tròn, khi
chín có màu đen.
1.1.3. Đặc điểm phân bố và sinh thái
Lecomte M. H. (1929 - 1930) [39] khi nghiên cứu thực vật ở Đông Dương
đã cho rằng các loài cây thuộc họ Long não thường phân bố ở những vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới, nhất là vùng Đông Nam Á và Brazin thuộc khu vực Nam
Mỹ. Tác giả đã phát hiện Re gừng có phân bố tự nhiên ở Ấn Độ, Nêpan,
4


Mianma, Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Cây mọc trong rừng thường xanh nhiệt
đới, ở độ cao dưới 800m. Ưa loại đất thịt pha cát, có tầng đất sâu dày, thoát
nước. Tái sinh bằng hạt tốt dưới tán cây mẹ có nhiều cây con, sinh trưởng tương
đối nhanh.

1.1.4. Giá trị sử dụng
Theo các tác giả Chaya Deori, Samim Sofika Begum & A.A Mao (2007)
[35]; Assam (2009) [41] thì Re gừng là loài gỗ lớn, gỗ mềm, màu sáng hồng
nhạt, tỷ trọng 0,42-0,47, gỗ màu xám sẫm, để lâu sẫm màu, vân thẳng, thớ mịn,
hơi mềm và nặng trung bình, dễ chế biến nhưng kém chịu mục, dùng làm gỗ xây
dựng, đóng đồ gia dụng, làm nông cụ. Vỏ thân lá và rễ đều chứa tinh dầu thơm.
Ở Nêpan, vỏ được dùng trị trướng bụng và bệnh đau gan. Còn ở Trung Quốc, vỏ
và lá dùng làm thuốc trị tỳ vị, lạnh, tê đau, ỉa chảy, đau bụng bế kinh, phong
thấp đau xương, đòn ngã ứ đau, lưng cơ đau mỏi, liệt dương. Dùng ngoài trị xuất
huyết, gãy xương và rắn cắn. Ngoài ra, các nhận định trên về giá trị sử dụng của
loài Re gừng cũng được khẳng định trong các tài liệu nghiên cứu của
Wannissorn B. et al. (2005) [44]; Xie Zongwa & Yu Youqin (1996) [46];
Xishuangbanna Tropical Botanical Garden (2009) [47].
1.1.5. Kỹ thuật nhân giống và gây trồng Re gừng
Nhìn chung, đa số các tài liệu nước ngoài khi nghiên cứu về loài Re gừng
Cinnamomum obtusifolium A.Chev, chỉ có một số ít tài liệu mô tả, đánh giá khái
quát về phân loại, hình thái, đặc điểm phân bố, đặc điểm sinh thái, giá trị sử
dụng. Còn về kỹ thuật nhân giống và gây trồng hiện vẫn chưa có tài liệu nào đi
sâu nghiên cứu cụ thể.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM
1.2.1. Phân loại thực vật
Ở nước ta, ngoài tên gọi thông thường là Re gừng, thì loài cây này còn có
rất nhiều tên gọi khác nhau. Trong các tài liệu của Võ Văn Chi (1999, 2003,
2007) [10], [12], [13]; Võ Văn Chi, Trần Hợp (2002) [11]; Viện sinh thái và tài
nguyên sinh vật (2003) [32] còn sử dụng các tên khác để chỉ loài Re gừng như
5


Quế hương, Quế lá tù, Re lá tù, Re bầu. Các tài liệu của Phạm Hoàng Hộ (2003)
[16] gọi Re gừng là Quế lá tà.

Về danh pháp quốc tế, Re gừng cũng được nhiều nhà khoa học gọi với các
tên khác nhau. Theo Nguyễn Bá Chất (1994, 2002) [6], [8], Re gừng có các tên
khác nhau như Cinnamomum obtusifolium A.Chev hoặc Cinnamomum
bejolghota (Buch – Hamex Ness) Sweet, sau khi đi sâu phân tích tác giả xác định
đây chính là một loài, quan điểm này cũng được nhiều tác giả ủng hộ (Vụ
KHCN&CLSP - Bộ NN&PTNT, 2000) [33].
Trong nhiều tài liệu hiện nay, vẫn sử dụng cả hai tên khoa học nêu trên để
xác định cho loài Re gừng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tên Cinnamomum
obtusifolium A.Chev, thuộc họ Long Não (Lauraceae) được các tác giả sử dụng
nhiều hơn như Ban quản lý Dự án trồng rừng Việt Đức KFW (2001) [1]; Hoàng
Văn Thắng (2007) [23]; Phạm Quang Thu (2003) [24], đặc biệt là các tài liệu của
Nguyễn Bá Chất đã trình bày ở trên. Đây cũng chính là tên khoa học của loài Re
gừng được sử dụng trong luận văn này.
Ở Việt Nam, họ Long não (Lauraceae) còn được gọi là họ Nguyệt quế, là
một trong 10 họ có số loài lớn nhất (Nguyễn Tiến Bân, 1997) [2]. Chính vì vậy,
họ Long não là đối tượng nghiên cứu khá phức tạp, không những chúng có số
loài lớn mà còn có vùng phân bố rộng, bao gồm các loài cây gỗ nhỏ, gỗ nhỡ và
gỗ lớn. Đặc điểm chính của họ Long não có lá mọc so le, đơn nguyên, gân lá
lông chim, thường có 3 gân gốc lớn; Cụm hoa xim, cờ hay tán giả, hoa đều,
thường lưỡng tính, 3 lá đài, 3 cánh hoa rời nhau; Bộ nhị gồm 9 nhị xếp thành 3
vòng, đôi khi có thêm 1 vòng nhị lép; Bộ nhụy gồm 1 lá noãn, bầu trên, 1 ô đựng
1 noãn; Hoa thức: P3+3 A3+3+3G 3-1; Quả mọng hình cầu đựng trong đài hoa
tồn tại bao quanh như một cái chén; Hạt không nội nhũ. Các kết quả nghiên cứu
về số loài trong họ Long não ở nước ta đều cho thấy đây là họ có nhiều loài
thuộc dạng bậc nhất nước ta. Về phân loại, do là một họ có số lượng loài rất lớn

6


nên các nghiên cứu ở nước ta mới chủ yếu tập trung vào phân loại các phân họ

và chi, việc phân loại đến cấp loài còn rất ít nghiên cứu.
1.2.2. Về hình thái
Theo Nguyễn Bá Chất (2002) [7], Re gừng là loài gỗ lớn, chiều cao có thể
đạt tới 30m, đường kính ngang ngực đạt tới 60 -70 cm. Vỏ màu xám bạc, nhẵn,
có mùi thơm nhẹ. Cành nhánh khi non có màu xanh đậm. Lá đơn mọc cách, có 3
gân gốc nổi rõ, mặt trên nhẵn, mặt dưới xanh bóng, có mùi thơm nhẹ. Chiều dài
lá 8 - 10cm, chiều rộng 4 - 6cm. Hoa tự mọc đầu cành. Bao hoa có 6 mảnh,
thuôn, có lông ở 2 mặt. Nhị xếp làm 3 vòng, 3 nhị thoái hóa, bao phấn 4 ô. Nhụy
có bầu hình trứng nhẵn, vòi dài bằng bầu, núm lớn. Quả hình trứng, khi non có
màu xanh, lúc chín chuyển màu xanh đen, thịt quả màu tím nhạt, mỗi quả có 1
hạt, vỏ hạt màu nâu nhạt.
Kết quả nghiên cứu của Võ Văn Chi, Trần Hợp (2002) [11] cho thấy Re
gừng là loài cây gỗ thường xanh; thân thẳng, cao 20 - 30 mét, đường kính 50 cm
hay hơn; vỏ ngoài màu nâu xám hay nâu sẫm, nhẵn, có mùi thơm của quế; cành
nhỏ màu nâu, lúc non 4 cạnh sau hình trụ, nhẵn. Lá mọc so le hay gần đối; phiến
dai, dạng gần bầu dục tròn dài hay trái xoan thuôn, dài 9 - 13 cm, đỉnh có mũi
nhọn dài hay tù, góc hình nêm, mép nguyên, hai mặt nhẵn bóng, gân hình cung,
3 gân gốc, 2 gân bên kéo dài tới đỉnh, gân nhỏ hình mạng lưới; cuống lá dài 10 20 mm. Cụm hoa chuỳ ở nách lá gồm nhiều xim, dài 15 - 20 cm. Hoa lưỡng tính
có hai dạng, những hoa ở giữa lớn và có cuống dài hơn các hoa ở bên; bao hoa 6
mảnh, thuôn, có lông ở hai mặt; nhị hữu thụ 9, xếp thành 3 vòng, nhị lép 3; nhuỵ
có bầu hình trứng, nhẵn, vòi dài bằng bầu, núm khá lớn. Quả mọng hình trứng,
dài 1,5 cm, gốc có mang bao hoa tồn tại, có thuỳ tròn. Khi chín quả có màu đen.
Phạm Hoàng Hộ (2003) [16], mô tả về cây Re gừng cho rằng đại mộc cao
10 mét, nhánh không lông. Lá có phiến bầu dục, tròn dài, hẹp, dài 13 - 18cm,
rộng 3,5 - 5 cm, tà hai đầu, mặt trên láng, màu nâu vàng, gân phụ không rõ, mặt

7


dưới màu nâu hơi hồng, gân chỉ gồm cặp gân đi từ đáy chạy đến chót, cuống vào

1cm. Chùm tụ tán dài, có lá; nhánh ngắn. Trái to, bầu dục, dài 15 mm; đầu còn
lại nhỏ, có thuỳ tròn tròn.
Theo Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật (2003) [32], Re gừng là cây gỗ
cao 10 - 30 mét. Mọc rải rác trong rừng thường xanh núi đất hoặc núi đá, ở độ
cao 500 - 800 mét. Ra hoa tháng 3 - 4, có quả tháng 6 - 9.
Nhìn chung, mô tả của các tác giả là khá giống nhau, tuy có khác nhau đôi
chút về kích thước, màu sắc lá, thân... là do các tác giả nghiên cứu mô tả ở các
vùng sinh thái khác nhau và ở những thời điểm khác nhau, nhưng những đặc
điểm đã nêu đều thuộc về đặc điểm hình thái của loài Re gừng.
1.2.3. Đặc điểm phân bố, sinh thái và vật hậu
Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000) [5] đã chỉ ra họ Long não là một họ
lớn phân bố rộng khắp thế giới, chủ yếu trong các khu vực nhiệt đới, đặc biệt là
ở khu vực Đông Nam Á và Brazil thuộc Nam Mỹ. Đối với cây Re gừng, nhiều
tác giả cho biết đây là loài có phân bố tự nhiên ở nhiều nơi trên thế giới như: Ấn
Độ, Nêpan, Mianma, Trung Quốc, Lào. và Việt Nam (Võ Văn Chi, 1999, 2002,
2003) [10], [11], [12]; (Phạm Hoàng Hộ, 2003) [16].
Ở Việt Nam, Re gừng phân bố rộng trên nhiều vùng sinh thái, thường gặp
Re gừng trong các rừng thứ sinh ở các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hòa
Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Kon
Tum, Đắk Lắk. (Nguyễn Bá Chất, 1994, 2002) [6], [7]. Theo Viện sinh thái và
tài nguyên sinh vật (2003) [32] thì Re gừng có phân bố ở Vị Xuyên - Hà Giang,
Hữu Lũng - Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Thủ Dầu Một - Bình Dương. Vụ
KHCN&CLSP - Bộ NN&PTNT (2000) [32] cũng khẳng định Re gừng có phân
bố tại các vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ ở Việt Nam. Ngoài
ra, một số tác giả còn phát hiện ra Re gừng phân bố ở các tỉnh Nam bộ như Đồng
Nai (Võ Văn Chi, 2003) [12].
8


Về độ cao phân bố, một số tác giả cho rằng Re gừng thường phân bố ở độ

cao 500 - 800 mét so với mực nước biển (Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật,
2003) [32]. Theo Võ Văn Chi (2003) [12] Re gừng có phân bố ở độ cao dưới 800
mét. Tuy nhiên, đa số các tài liệu nghiên cứu gần đây khẳng định Re gừng có
phân bố ở độ cao từ 200 mét trở lên (Nguyễn Bá Chất, 2002) [7], (Phạm Quang
Thu, 2003) [24]. Như vậy, về độ cao phân bố, loài Re gừng có phân bố rất rộng,
gặp ở rất nhiều vùng sinh thái và ở nhiều độ cao khác nhau, đặc biệt là ở độ cao
từ 200 - 800 mét.
Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của loài Re gừng, nhiều tác giả cho rằng
đây là loài thường mọc trong các rừng nhiệt đới thường xanh. Ở Việt Nam
thường gặp Re gừng trong các rừng thứ sinh (Ban quản lý Dự án trồng rừng Việt
Đức KFW, 2001) [1]; (Nguyễn Bá Chất, 2002) [7]; (Võ Văn Chi, Trần Hợp,
2002) [11]; (Phạm Quang Thu, 2003) [24].
Theo Đào Thế Trung (2009) [25] khi nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề
xuất giải pháp phục hồi tính đa dạng thực vật tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh
- Vĩnh Phúc đã kết luận rằng Re gừng là một trong những loài cây gỗ tiên phong,
cây có sức sinh trưởng mạnh và có giá trị kinh tế, thường có mặt ở tầng cây gỗ
tại khu vực Trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc.
Đỗ Đình Sâm và cộng tác viên (2001) [22] khi xây dựng cơ sở khoa học
bổ sung những vấn đề kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao năng suất rừng tự nhiên
sau khai thác và rừng trồng công nghiệp cũng chỉ ra bằng chứng tại Cầu Hai Phú Thọ là một số băng chừa ở rừng nghèo kiệt dường như không phát hiện cây
tái sinh có giá trị kinh tế, nhưng sau 10 năm một số cây có giá trị kinh tế đã xuất
hiện như Lim xanh, Ràng ràng, Re gừng.
Theo Nguyễn Bá Chất (2002) [7], Re gừng thích hợp với khí hậu nhiệt đới
ẩm mưa mùa, phân bố rộng trên nhiều vùng sinh thái. Ở Việt Nam Re gừng có
phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên, nhiệt độ trung bình năm từ

9


21oC - 24oC, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 32oC - 34oC, tháng lạnh nhất

11oC - 16oC, lượng mưa trung bình 1800 - 2900 mm, độ cao từ 50 - 1500m so
với mực nước biển. Khi cây còn nhỏ ưa bóng nhẹ, lớn lên ưa sáng, tốc độ tăng
trưởng đường kính bình quân đạt 1cm/năm và tăng trưởng chiều cao bình quân là
0,8 - 1m/năm. Re gừng sống được trên nhiều loại đất, sinh trưởng tốt trên đất nâu
đỏ bazan, đất nâu vàng trên bazan, đất đỏ vàng trên đá sét biến chất; đất vàng đỏ
trên đá mác ma axít. Chúng có thể chịu được ở nơi có tầng đất nông mỏng, đất
xấu, ngay cả những vùng có tầng kết cứng. Re gừng sống hỗn loại với nhiều loại
cây khác: Giổi (Michelia mediocris), Kháo (Cinnadenia paniculata), Gội (Aglaia
perviridis), Ngát (Gironniera subaequalis), Táu (Hopea mollissima)... có khi
mọc thành từng đám 5-7 cây trong rừng thứ sinh. Re gừng tái sinh tự nhiên khá
mạnh dưới tán rừng có cây mẹ gieo giống, mật độ cây con tái sinh trung bình từ
1500-2300 cây/ha. Chúng thường có tỷ lệ tổ thành cao trong một vài loại rừng.
Re gừng thường chiếm tầng cao của rừng.
Về đặc điểm vật hậu, một số tác giả cũng đã xác định Re gừng ra hoa từ
tháng 11 - 12, có quả tháng 3 - 5 hàng năm (Võ Văn Chi, 1999, 2002) [10], [12];
(Võ Văn Chi, Trần Hợp, 2002) [11]. Theo Nguyễn Bá Chất (2002) [7], Re gừng
ra hoa tháng 3 - 5 năm trước và quả chín tháng 2 - 3 năm sau. Theo Ban quản lý
Dự án trồng rừng Việt Đức KFW (2001) [1] và Viện sinh thái và tài nguyên sinh
vật (2003) [32] thì Re gừng ra hoa tháng 3 - 5 và quả chín tháng 6 - 9. Như vậy,
có thể thấy các quan điểm về vật hậu của Re gừng là chưa đồng nhất. Điều này
cho thấy có thể do các tác giả nghiên cứu ở các vùng sinh thái khác nhau nên có
sự lệch pha nhau.
1.2.4. Giá trị sử dụng
Re gừng là loài cây gỗ lớn, gỗ mềm, màu sáng hồng nhạt, hoặc xám sẫm,
vân thẳng, thớ mịn, hơi mềm, tỷ trọng 0,42- 0,47, ít bị cong vênh, nứt nẻ, mối
mọt, dễ gia công chế biến. Gỗ dùng để xẻ ván đóng đồ, làm nhà, làm nông cụ rất

10



được nhân dân ưa chuộng. Cây mọc được trên đất xấu, tán lá xanh quanh năm,
bộ rễ cọc phát triển, có thể trồng rừng phòng hộ, là nguồn cung cấp gỗ tốt cho
vùng trung du (Ban quản lý Dự án trồng rừng Việt Đức KFW, 2001) [1];
(Nguyễn Bá Chất, 2002) [7]; (Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, 2003) [32].
Vỏ thân, lá và rễ đều chứa tinh dầu thơm có thể chưng cất được, làm gia
vị, làm thuốc có vị ngọt, cay, tính ấm, tác dụng ôn trung, tán hàn, lý khí, chỉ
thống, chỉ huyết sinh cơ, cầm máu, nối xương, tiêu thũng, làm thuốc chữa
chướng bụng, đau gan, trị tê đau, hư hàn, ỉa chảy, đau bụng bế kinh, đau lưng
mỏi cơ, liệt dương, dùng ngoài trị xuất huyết, gãy xương, rắn cắn. (Võ Văn Chi,
Trần Hợp, 2002) [11]; (Vụ KHCN&CLSP-Bộ NN&PTNT, 2000) [32].
1.2.5. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Re gừng
1.2.5.1. Nhân giống Re gừng
Việc sản xuất cây con cung cấp giống có ảnh hưởng lớn đến năng suất và
chất lượng rừng trồng sau này. Trong sản xuất cây giống lâm nghiệp hiện nay đã
có rất nhiều các công trình nghiên cứu về kỹ thuật sản xuất cây giống tiên tiến
được ứng dụng trong thực tiễn đạt năng suất và chất lượng rất cao như công nghệ
nhân giống bằng mô, hom… Nhưng đối với Re gừng việc sản xuất cây giống
hiện nay vẫn chủ yếu là nhân giống hữu tính (bằng hạt) với quy mô nhỏ.
Trong một số ít tài liệu cũng đã mô tả khái quát về sản xuất cây giống Re
gừng bằng phương pháp nhân giống hữu tính. Điển hình là công trình nghiên cứu
của Nguyễn Bá Chất (2002) [8], Re gừng trồng được 9-10 tuổi đã bắt đầu có hoa
quả, khi thu hái hạt giống nên lựa chọn thu hái ở những cây đã ra quả được 3
năm trở đi. Khi quả Re gừng chín, vỏ có màu xanh đen, thu hái về ủ 1-2 ngày,
làm sạch lớp thịt quả, rải đều hạt thành một lớp mỏng 5-10 cm cho róc nước, sau
đó ủ vào cát ẩm. Khi hạt nảy mầm, đem cấy vào bầu. Hạt Re gừng tương đối khó
bảo quản, sau khi thu hái nên xử lý và đem gieo ngay vào cát ẩm, 1kg hạt có
3.200-3.500 hạt và có thể tạo được khoảng 1.500-2.000 cây con với tỷ lệ nảy

11



mầm đạt 70-85%. Hạt ủ từ 5-7 ngày thì nứt nanh, đem cấy vào bầu hoặc đem
gieo ra luống. Bầu bằng PE, có kích thước 8x12 cm, ruột bầu là đất vườn ươm,
hoặc lớp đất mặt trong rừng, có thành phần cơ giới nhẹ, trộn 10-15% phân
chuồng hoai. Bầu xếp theo luống nổi, có chiều rộng 70-80 cm, mỗi bầu chỉ cấy 1
hạt đã nứt nanh. Cắm tế guột hoặc làm dàn che có độ che sáng khoảng 40-50%,
sau 10-20 ngày cây mầm ra lá thật. Khi cây con được 3-4 tháng tuổi điều chỉnh
bớt độ che sáng bằng cách giảm bớt tế guột, nâng dàn che lên cao hay điều
chỉnh dàn che đảm bảo độ che sáng còn khoảng 25%. Chú ý tưới nước phải đủ
ẩm và phòng ngừa nấm bệnh cho cây con như các bệnh do nấm rỉ sắt, nấm thối
cổ rễ gây ra. Cây con 6-7 tháng tuổi chiều cao đạt từ 30-35 cm, cây con 12 tháng
tháng tuổi chiều cao đạt 50-65 cm.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu và
đề xuất các phương pháp nhân giống vô tính cây Re gừng như ghép, giâm hom,
nuôi cấy mô...
1.2.5.2. Gây trồng Re gừng
Ở nước ta hiện nay, sử dụng các loài cây bản địa để trồng rừng đã và đang
được quan tâm. Đối với loài Re gừng được nghiên cứu và trồng thử nghiệm ở
một số nơi.
Tại Lâm trường Trạm Lập, huyện Kbang - tỉnh Gia Lai, Re gừng được
trồng theo rạch ở rừng nghèo, có chiều cao trung bình 15 mét, độ rộng của rạch
trồng là 5 mét, băng chừa 10 mét, trên rạch trồng phát sạch dây leo cây bụi, trồng
với khoảng cách là cây cách cây 2 mét. Sau 5 năm tuổi , tỷ lệ sống đạt 85%, cây
có đường kính bình quân 3,86 cm, chiều cao bình quân 4,38 m, sự phân hóa
đường kính và chiều cao chưa rõ. Đến 12 năm tuổi, tỷ lệ sống chỉ còn 65%, cây
phân hóa mạnh, 30% cây tốt có đường kính bình quân 12 cm, cao 9m, cây lớn
nhất có D1,3 =17 cm, chiều cao 14,3 m, số cây còn lại bị cây băng chừa lấn át do
không được chăm sóc, phát dọn thực bì (Nguyễn Bá Chất, 2002) [8].

12



Tại Trung tâm lâm sinh Cầu Hai - Phú Thọ. Đề tài KN0302B trồng theo
phương thức làm giàu trong rạch: khu thí nghiệm là rừng nghèo, cây lớn đã bị
chặt hết, chỉ còn cây bụi và dây leo có chiều cao 3 - 4 mét, mở rạch rộng 2 mét,
chừa 3 mét, trồng cây cách cây 3 mét. Một loại rạch chỉ trồng Re gừng với công
thức sau 3 cây Re gừng trồng tiếp 3 cây Xoan đào. Sau 7 năm tuổi, Re gừng
trồng trong rạch và trồng ngoài đất trống có tỷ lệ sống đều đạt trên 90%, cây sinh
trưởng phát triển tốt, đối với cây trồng nơi đất trống có D1,3 trung bình là 7,2cm,
Hvn trung bình là 6,2m, cây trồng trong rạch có D1,3 trung bình từ 8,3 - 8,4cm,
Hvn trung bình 7,2 - 7,3m. Như vậy, khả năng sinh trưởng về đường kính và
chiều cao cây trong rạch tốt hơn so với trồng nơi đất trống.
Năm 1993, Dự án 327 đã trồng Re gừng nơi đất trống, cây bụi tại Trung
tâm Cầu Hai - Phú Thọ, phương thức trồng thuần loài theo hàng trên dạng đất đã
khai thác Mỡ, Bồ đề với cự ly 3 x 2 mét, có trồng cốt khí để che phủ ban đầu. Ở
Đoan Hùng - Phú Thọ trồng hỗn loài Re gừng với Trám trắng và Keo tai tượng.
Theo đánh giá của Nguyễn Bá Chất (2002) [8] về mô hình này ở tuổi 3 thì chưa
thấy rõ sự phân hoá về tăng trưởng của Re gừng và Trám trắng, nhưng tốc độ
sinh trưởng chiều cao và đường kính của Keo tai tượng, đặc biệt tốc độ tăng
trưởng của tán Keo tai tượng rất mạnh, tuổi 3 đường kính tán của Keo từ 2,6 2,8 m, tán khép gần kín với nhau che trùm hết cả Re gừng và Trám trắng. Do đó,
theo tác giả khi trồng Re gừng trong mô hình hỗn loài như đã mô tả, tuy chưa
đến lúc biểu lộ rõ sự cạnh tranh giữa các loài, nhưng chiều hướng phát triển tán
của Keo tai tượng cần được chú ý để xử lý kịp thời, có thể xem xét bố trí cự ly
hàng hợp lý hơn hoặc sớm tỉa thưa Keo tai tượng để không ảnh hưởng đến sinh
trưởng của loài chính.
Trong một số nghiên cứu điều tra khảo sát, thu thập hạt giống phục vụ bảo
tồn và xây dựng phương án bảo tồn cho các loài cây gỗ rừng tự nhiên bị đe dọa,
diện tích rừng trồng bảo tồn tại Cầu Hai - Phú Thọ là 29,5ha, gồm nhiều loài cây

13



cần được bảo tồn trong đó có loài Re gừng. Số liệu báo cáo về rừng trồng Re
gừng của Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Lâm sinh Cầu Hai - Phú Thọ cũng
cho thấy diện tích rừng trồng Re gừng bao gồm 35,5ha. Trong đó, rừng trồng
thuần loài là 5,5ha (4ha-1995; 1,5ha-2001), rừng trồng hỗn giao với các loài cây
bản địa khác là 30ha (1997), tỷ lệ sống của Re gừng đều đạt trên 90%, cây sinh
trưởng và phát triển tốt. (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2006) [19].
Hoàng Văn Thắng (2007) [23] khi nghiên cứu sinh trưởng các mô hình
trồng rừng hỗn loài có Re gừng đã kết luận: Đối với mô hình trồng các loài cây
bản địa 5 tuổi trong mô hình rừng trồng hỗn loài ở Cát Bà - Hải Phòng và các mô
hình trồng rừng hỗn loài trong Chương trình 327 ở một số tỉnh phía Bắc, loài Re
gừng có mức tăng trưởng bình quân chung về đường kính (∆D = 0,9 cm/năm) và
mức tăng trưởng bình quân chung về chiều cao (∆H = 0,9 m/năm). Mô hình
trồng rừng hỗn loài Re gừng, Lim xanh, Lim xẹt, Trám trắng, Dẻ đỏ và cây phù
trợ là Keo tai tượng ở Cầu Hai - Phú Thọ được đánh giá là mô hình có triển
vọng. Đối với mô hình tạo rừng hỗn loài dưới tán rừng Thông đuôi ngựa và Keo
lá tràm ở Núi Luốt - Trường đại Học Lâm nghiệp tăng trưởng về đường kính và
chiều cao của Re gừng được đánh giá là tương đối tốt (ZD = 0,6 cm/năm, ZH =
0,5 m/năm). Mô hình trồng các loài cây bản địa 6 tuổi trồng trên đất rừng sau
khai thác Bạch đàn ở Đền Hùng - Phú Thọ kết quả cho thấy ở tuổi 6 Re gừng có
D1,3 = 6,7 cm, Hvn = 6,5 m, Dt = 3,0 m. Tỷ lệ sống sau 6 năm của Re gừng trong
các mô hình thí nghiệm trồng rừng hỗn loài có cây phù trợ đều đạt trên 90%.
Trong các mô hình trồng rừng hỗn loài các loài cây lá rộng bản địa ở Ngọc Lặc
và Cầu Hai, tăng trưởng hàng năm về đường kính và chiều cao của các loài đều ở
mức tương đối cao. Trong đó, Re gừng là loài có khả năng sinh trưởng tốt nhất.
Các mô hình trồng Re gừng tuổi 6 với mật độ 850 cây/ha cho năng xuất gỗ là
12,6258 m3/ha.

14



Ngoài ra, Re gừng còn được một số chủ rừng gây trồng để lấy gỗ trong
các vườn rừng với quy mô nhỏ ở Phú Thọ, Hà Giang, Hoà Bình, Tuyên Quang.
Nguyễn Anh Dũng (2001) [15] khi xác định cơ cấu cây trồng để xây dựng
mô hình rừng phòng hộ đầu nguồn tại Hoà Bình và Hà Giang đã đề xuất 3 loài
cây trồng tầng cao cho rừng phòng hộ nhiều tầng tại Hoà Bình là Re gừng, Lát
hoa và Dẻ đỏ với mật độ trồng là 1.000 cây/ha, còn tại Hà Giang gồm 4 loài cây
trồng tầng cao cho rừng phòng hộ nhiều tầng là Re gừng, Đinh, Lát hoa và Dẻ đỏ
với mật độ trồng 1.250 cây/ha.
Nguyễn Bá Chất (2002) [8] cũng đã đưa ra một số kỹ thuật gây trồng Re
gừng như sau: Re gừng có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất rừng
nghèo, rừng thứ sinh, khu vực trảng cỏ cây bụi, đất sau nương rẫy, đất vườn rừng
có tầng đất dày 30cm trở lên. Phương thức trồng theo rạch, rạch mở rộng 22,5m, rạch cách rạch 6m, cây cách cây 3m. Xử lý thực bì luôn đảm bảo cho cây
con trong giai đoạn đầu không bị phơi trống độ tàn che vào khoảng 25%. Kích
thước hố là 30 x30 x30 cm. Re gừng có thể sử dụng để trồng thuần loài, trồng
hỗn giao với các loài cây lá rộng khác như Lát, Trám, Giổi, Dẻ, Lim xanh... hoặc
làm giàu rừng theo đám, theo rạch, trồng tại các khoảng trống trong rừng sẽ rất
có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng rừng. Tùy theo điều kiện thực tế và
mục đích trồng rừng có thể lựa chọn các cấp mật độ: 250 cây/ha, 500 cây/ha,
1.100 cây/ha. Thời vụ trồng: vụ Xuân trồng tháng 2 - 4, vụ Thu trồng tháng 7 - 9.
Tiến hành chăm sóc trong 3 năm liền và 2 lần/năm (lần đầu vào tháng 3 - 4, lần 2
vào tháng 10 - 11). Nội dung chăm sóc chủ yếu là phát dọn dây leo, bụi rậm,
không để dây leo, cây bụi chèn lấn Re gừng, xới xáo vun gốc lần 2 trước và sau
mùa mưa. Cây 20 - 25 tuổi đường kính ngang ngực đạt 30 - 35cm, chiều cao 20 25m có thể khai thác, sử dụng.
Ban quản lý Dự án trồng rừng Việt Đức KFW (2001) [1] khi mô tả những
đặc trưng nhận biết và giá trị sử dụng của 15 loài cây rừng phân bố trong vùng

15



×