Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Skkn phương pháp giảng dạy ca dao trong chương trình ngữ văn THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.26 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
STT

Nội dung

1

Mục lục

2

Đặt vấn đề

3

Giải quyết vấn đề

Trang
1
2 -> 3
3

-

Cơ sở lý luận của vấn đề

3-> 5

-

Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề



5-> 15

-

Thực trạng học sinh học tập bộ môn

15->16

-

Hiệu quả của SKKN

16

4

Thực hành soạn giảng

17-> 23

5

Kết quả áp dụng SKKN

24

6

Kết luận


25


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Văn học Việt Nam được hình thành từ hai bộ phận lớn đó là Văn học
dân gian và văn học viết. Trong chương trình Ngữ văn THPT bộ phận văn
học dân gian chiếm dung lượng khá lớn với nhiều thể loại phong phú.
Một trong những thể loại học sinh khá yêu thích nhưng cũng khó nắm bắt
đó là ca dao. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra đối với giáo viên Ngữ văn :
Giảng văn tác phẩm văn học dân gian có khác với giảng văn tác phẩm
văn học viết hay không? Trong những tác phẩm được gọi là văn học dân
gian có thực sự có phần “ văn” để giảng như văn học viết hay không?
Giảng văn ca dao ngoài phần lời có nên đề cập đến phần nhạc và các yếu
tố khác có liên quan hay không?
Ca dao là tiếng nói của tình cảm. Đến với ca dao ta như bắt gặp những
tâm trạng tình cảm , rung động sâu xa tinh tế của chính lòng mình. Đối
với người giáo viên Ngữ văn làm thế nào để giúp học sinh thâm nhập
được vào thế giới nội tâm phức tạp ấy của con người là việc làm hết sức
khó khăn.
Vì vậy việc đi tìm phương pháp giảng dạy giúp học sinh cảm hiểu giá
trị nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp thẩm mĩ của ca dao là điều cần thiết
Để giờ học có hiệu quả, người giáo viên cần có thiết kế bài học tốt
không chỉ chú trọng khâu kiến thức bài học mà còn chú ý đến cách tổ chức
cho học sinh học tập, sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp đối tượng
trong đó cần áp dụng các kĩ thuật dạy học mới phù hợp với từng kiểu bài để


phát huy khả năng tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong chiếm lĩnh
kiến thức. Đặc biệt chú trọng đến phương pháp giảng dạy phù hợp thể loại

nhằm đạt hiệu quả cao trong học tập là yếu tố không thể thiếu.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy ở trường trung học phổ thông vùng cao,
điều kiện học tập của học sinh còn nhiều khó khăn nhất là khă năng tiếp thu
kiến thức còn nhiều hạn chế. Điều mà mỗi giáo viên trăn trở là làm thế nào
để có thể truyền thụ kiến thức, kĩ năng cơ bản tới học sinh, sử dụng phương
pháp dạy học nào, áp dụng các kĩ thuật dạy học mới ra sao để có thể phát
huy tối đa tiềm năng sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp nhận, chiếm
lĩnh tác phẩm?
Từ lí do trên tôi lựa chọn đề tài “ Phương pháp giảng dạy ca dao trong
chương trình Ngữ văn THPT”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Như chúng ta đã biết, tác phẩm văn học dân gian khác rất nhiều và rất xa
những tác phẩm văn học viết. Nó không phải là nghệ thuật ngôn từ hoàn
toàn độc lập và thuần chất như văn học viết. Trong đời sống tinh thần của
nhân dân, văn học dân gian bao giờ cũng tồn tại ở dạng kết hợp nhiều yếu tố
nghệ thuật và phi nghệ thuật khác nhau với yếu tố động tác mang tính chất
vũ và cả những động tác lao động sinh hoạt thông thường, có yếu tố âm
thanh mang tính chất nhạc và những âm thanh thông thường không có nhạc
tính. Do sự kết hợp phức tạp như vậy nên sáng tác dân gian không mang tính
chất ổn định và bền vững và việc nắm bắt chúng để nghiên cứu, giảng dạy là
điều hết sức khó khăn.
Ở những tác phẩm mà từng đơn vị tác phẩm không có tên riêng như tục
ngữ, câu đố, ca dao thường quy mô của tác phẩm rất nhỏ do đó số lượng


trong mỗi tác phẩm rất nhiều. Vì vậy việc chú ý xem xét kĩ những tác phẩm
tiêu biểu mang tính chất điển hình là rất cần thiết và quan trọng trong quá
trình giảng dạy.
Trong lĩnh vực giảng dạy văn học dân gian có nhiều vấn đề đạt ra có thể

chỉ với một thể loại , tiểu loại thậm chí là tác phẩm cụ thể. Chẳng hạn vấn đề
phân tích khai thác nhân vật trữ tình chủ yếu chỉ đặt ra đối với ca dao và
phần nào đó đối với bộ phận về tâm tình , vấn đề phân tích những xung đột
gia đình mang ý nghĩa xã hội chủ yếu chỉ đặt ra đối với thể loại cổ tích. Vì
thế mỗi thể loại cần có phương pháp giảng dạy khác nhau. Việc giảng dạy
đối với từng tác phẩm văn học dân gian cụ thể đòi hỏi phải dựa vào những
cơ sở và điều kiện khác nhau, trong đó có hai vấn đề quan trọng:
1. Phải dựa vào lí luận tổng quát về phương pháp nghiên cứu, giảng dạy văn
học dân gian
2. Phải dựa vào kết quả thành tựu nghiên cứu cơ bản về tác phẩm hoặc lĩnh
vực văn học dân gian cụ thể đó.
Ca dao nói chung và ca dao cổ nói riêng đều có đặc điểm chung là
giản dị, dễ hiểu và đều khó giảng. Sự dễ hiểu của ca dao chẳng những không
phải là điều kiện thuận lợi mà trái lại , còn chính là nguyên nhân trực tiếp
dẫn tới sự khó khăn trong giảng dạy ca dao.
Khó khăn lớn nhất ở đây là làm thế nào để đem lại cho học sinh những
nhận thức mới, cảm thụ mới về những bài ca dao giản dị quen thuộc, dễ
hiểu.
Hiện tại ở các trường phổ thông có khá nhiều cách giảng dạy ca dao khác
nhau dẫn đến cách cảm hiểu về ca dao đôi khi thiếu thống nhất.
Phổ biến nhất có lẽ là cách diễn nôm ca dao. Người giảng nói lại nội dung
trực tiếp của các câu ca dao bằng lời lẽ thông thường nôm na để học sinh “ dễ
hiểu”.Cách giảng này thường làm cho người dạy và người học không hào


hứng vì nội dung học tập không có gì mới mẻ. Thực chất của cách dạy này là
đơn giản hóa ca dao nên không đem lại hiệu quả.
Có người lại phức tạp hóa sự giản dị dễ hiểu của ca dao, lôi cuốn học sinh
bằng những lời lẽ văn hoa bóng bẩy. Cách này thường làm cho người học và
người dạy cảm thấy giờ học hấp dẫn sinh động song thực ra cũng không đem

lại cho học sinh những cảm xúc thực sự.
Có người lấy bài ca dao phải giảng làm điểm xuất phát để từ đó liên hệ liên
tưởng đẫn dắt học sinh tới những câu thơ tứ thơ trong những tác phẩm văn
học khác theo sở trường và cảm hứng tự do của người giảng. Đó là cách
giảng lệch lạc cần khắc phục.
Có một số giáo viên chọn trong bài ca dao phải giảng một số điểm nào đó mà
họ thấy cần thiết cho học sinh và mình đủ sức giảng được, không đơn giản
hóa
hay phức tạp hóa bài ca dao một cách không cần thiết. Giáo viên có thể cho
học sinh tập đọc bài ca dao hoặc hướng dẫn học sinh thực hành, giải quyết
những câu hỏi đã cho, cung cấp thêm cho các em dị bản, những câu ca dao
hay có quan hệ mật thiết với bài ca dao đang học. Đây là cách làm của những
giáo viên có trình độ , có kinh nghiệm và tâm huyết với nghề đó cũng là cách
dạy có tính khả thi.
Trong quá trình giảng dạy ca dao việc cảm thụ, nhận thức còn nhiều khó
khăn. Đến nay chúng ta chưa rõ thời gian ra đời của từng bài , từng câu ca
dao mà ngay đến cả hoàn cảnh phát sinh phát triển chung của mỗi loại mỗi
hình thức ca dao truyền thống của nhân dân cũng chưa được xác định một
cách chắc chắn.Hơn nữa cả những bài ca dao được in trên sách giáo khoa văn
học dân gian trong nhà trường cũng chưa phản ánh đầy đủ. Với những khó
khăn đó, ca dao được sưu tầm và xuất bản bị tách khỏi thời gian và không
gian sinh thành tồn tại của nó khiến người học khó tìm hiểu và nhận thức.


Việc xác định tác giả ban đầu của mỗi bài ca dao và cái gọi là tác giả tập
thể vô danh cũng không được chỉ ra cụ thể. Ca dao có đặc điểm chung là
ngắn từ hai đến bốn câu là phổ biến lại bị tách ra như hiện tương riêng lẻ đơn
độc khiến người tìm hiểu, giảng dạy không có căn cứ, điểm tựa cho hoạt
động tư duy.
Muốn có cơ sở tối thiểu để hiểu bài ca dao, ngoài việc đặt nó vào trong cái

khung thời gian , không gian và thể loại nhất định nào đó. Mỗi bài ca dao
đều là tiếng nói là sản phẩm của nhân dân sinh thành trong hoàn cảnh nhất
định. Nhưng do quy luật sinh thành tồn tại riêng của chúng mỗi tác phẩm văn
học dân gian không nhất thành bất biến cho nên không thể gắn chúng vào
thời điểm lịch sử nhất định như đối với tác phẩm văn học viết . Việc đi tìm
cái khung chung về không gian , thời gian, một bối cảnh lịch sử sinh thành
của tác phẩm văn học dân gian là cần thiết
2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
a. Đối với khâu chuẩn bị:
* Về phía giáo viên:
Điều tra, quan sát, phân loại đối tượng học sinh chia thành các nhóm học
tập. Nắm chắc phương pháp giảng dạy ca dao với các bước cụ thể khi tiếp cận
và đọc - hiểu ca dao. Trang bị kiến thức về ca dao, sống với tác phẩm. Xem
xét bài ca dao ở nhiều góc độ để hiểu thấu đáo giá trị nội dung tư tưởng và
nghệ thuật của ca dao.
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực, áp dụng kĩ thuật mới vào giảng dạy.
Phân nhóm cho học sinh thảo luận, nêu câu hỏi phát vấn.
Những kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy
Những tài liệu liên quan đến phương pháp dạy học.
Đối chứng qua giờ dạy ở trường, có khảo sát chất lượng, đánh giá rút kinh
nghiệm giờ dạy.


* Về phía học sinh:
Học sinh chuẩn bị bài ( soạn văn) chu đáo tiếp cận tác phẩm văn học dân
gian ( ca dao) bằng việc đọc , đọc diễn cảm , học thuộc lòng bài ca dao.
Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa và sự hướng dẫn của
giáo viên
Phát hiện cái hay cái đẹp của ca dao về nội dung , nghệ thuật thông qua các
tín hiệu ngôn ngữ để tìm hiểu nội dung biểu đạt của ca dao

Sưu tầm các bài ca dao có chung đề tài , cách mở đầu theo mô típ quen thuộc
b. Đối với hoạt động dạy học trên lớp:
Để giờ học đạt được hiệu quả trước khi vào bài mới giáo viên chú ý khâu
khởi động để tạo không khí phù hợp với bài học: Có thể hát điệu cò lả mang
nội dung tương đồng với tác phẩm chuẩn bị học.
Đối với phần đọc văn bản cần đọc đúng giọng điệu , đọc sáng tạo , đọc
thuộc lòng bài ca dao giúp học sinh bước đầu tiếp cận văn bản.
Trong quá trình giảng dạy cần tuân thủ các bước tiếp cận đọc- hiểu phân
tích bài ca dao.
Trong quá trình nhận thức bài ca dao có ba loại công việc : xác định thời
gian, không gian và thể loại của tác phẩm đều quan trọng, có tác dụng bổ
sung hỗ trợ nhau không thể coi nhẹ hoặc bỏ qua công việc nào. Trong thực
tế rất nhiều bài ca dao chưa xác định được thời gian và địa bàn gốc của nó vì
vậy cần phải phân loại ca dao theo các quan điểm lịch đại và theo các tiêu
chí phương thức biểu diễn, phương thức sáng tác.
Khi xem xét thể loại của bài ca dao không thể không chú tới hình
thức biểu diễn ( diễn xướng) của nó. Ở đây cần thấy sự thống nhất và
độc lập tương đối của dân ca và ca dao.


Ví dụ: Ru con là loại dân ca phổ biến miền nào và dân tộc nào cũng có.
Trong nhân dân thành phần nào , lứa tuổi nòa cũng có thể sử dụng nhưng
nhiều nhất và thường xuyên là là tuổi nhỏ và tuổi già trong đó phụ nữ giữ
vai trò quan trong nhất. Dân ca ru con trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu ru
con của nhân dân. Tất cả các yếu tố nghệ thuật khác nhau của nó ( lời,
nhạc, động tác) đều trước hết nhằm tạo ra trạng thái êm ái, đều đều để đưa
trẻ vào giấc ngủ. Ngoài chức năng ban đầu ấy , dân ca ru con còn có thêm
chức năng giáo huấn, giải trí , phô diễn tâm tình. Vì thế nhạc điệu của dân
ca rất đơn giản ai cũng hát được nhưng phần lời của nó lại vô cùng phức
tạp và da dạng. Cho nên dân ca ru con và ca dao ru con( Phần lời của dân

ca ru con) vừa thống nhất vừa khác nhau điều đó phản ánh rõ tính chất độc
lập tương đối của thành phần nghệ thuật ngôn từ trong dân ca.
Như vậy khi xem xét thể loại của bài ca dao cần xem xét phương diện
“ ca” của nó tức là xem nó đã được sử dụng trong hình thức sinh hoạt dân
ca nào, trong đó loại dân ca gốc của nó là gì? Xem xét phương diện
“thơ” của nó tức là dựa vào phần lời của bài ca dao mà xem xét đặc điểm
nội dung, nghệ thuật.
Việc xác định tác giả, nhân vật trữ tình và đối tượng trữ tình cũng
là một mảng công việc quan trọng trong quá trình tìm hiểu , giảng dạy ca
dao. Trong ca dao tác giả và nhân vật trữ tình là thống nhất vì đó là tiếng
nói tâm tình trực tiếp của người lao động. Ở những bài ca dao mà nhân vật
trữ tình là người phụ nữ ( Người vợ lẽ, vợ lính, nàng dâu) chắc chắn tác
giả ban đầu của chúng cũng là những người phụ nữ có cảnh ngộ và tâm
trạng đúng như cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trữ tình mà bài ca dao
phản ánh.
-Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?


- Thân em như con hạc đầu đình
Muốn bay không cất nổi mình mà bay.
Những câu ca dao như vậy chắc chắn là sự tự bộc lộ của tác giả do đó tác
giả và nhân vật trữ tình chỉ là một.
Trong ca dao cổ nhất là bộ phận ca dao trữ tình việc xác định nhân vật
trữ tình gắn liền với xác định đối tượng trữ tình của nó. Nhân vật trữ tình
chính là chủ thể bộc lộ tình cảm còn đối tượng trữ tình chính là chủ thể
tiếp nhận tình cảm. Hai loại chủ thể này đồng thời là đối tượng trao đổi
tình cảm của nhau. Trong ca dao đối đáp nam nữ hai loại nhân vật này
thường xuyên đổi vị trí cho nhau. Khi bên này là chủ thể bộc lộ thì bên kia
là chủ thể tiếp nhận và ngược lại:

- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
- Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng ?
Ở câu trên nhân vật là chàng trai( Anh) đối tượng trữ tình là cô gái( Nàng).
Còn ở câu dưới thì ngược lại cô gái là chủ thể , chàng trai là đối tượng trữ
tình.
Trong trường hợp bài ca dao chỉ là một vế của sự đối hoặc đáp thì việc xác
định nhân vật trữ tình thuận lợi hơn xác định đối tượng trữ tình vì ở đây
đối tượng trữ tình lặng yên không nói. Trong trường hợp như vậy thì việc
xác định đối tượng trữ tình chỉ có thể làm một cách gián tiếp thông qua
nhân vật trữ tình căn cứ vào lời lẽ xưng hô, bộc lộ tình cảm của nhân vật
trữ tình mà đoán định
Bài ca dao “ Khăn thương nhớ ai” có thể xác định nhân vật trữ tình
chính là cô gái qua cách xưng hô” Em” và bộc lộ tâm trạng thương nhớ


người yêu với nỗi nhớ thương triền miên da diết khắc khoải trong mọi
không gian và thời gian.
Bài ca dao “ tát nước đầu đình” ta biết đối tượng trữ tình là cô gái , một
cô gái chưa chồng , người bạn cùng làng của chàng trai , căn cứ vào cách
xưng hô của chàng trai với các đại từ “em” “cô ấy” và câu :
Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho
Việc xác định đối tượng trữ tình là công việc quan trong có ý nghĩa
phương pháp luận đối với việc giảng dạy ca dao. Nếu hiểu không đúng đối
tượng trữ tình có thể dẫn đến sự hiểu sai bài ca dao.
Ví dụ bài ca dao: “ Cái bống đi chợ cầu Nôm” nếu không chú ý đến
đối tượng trữ tình của nó ( đứa trẻ đang rất ngây thơ bé bỏng) và chủ thể
trữ tình của nó ( Người mẹ , người bà, người chị) thì không thể nào hiểu
được bài ca dao ấy, thậm chí có thể rơi vào sự suy diễn thiếu căn cứ.

Trong mỗi bài ca dao đối tượng trữ tình có thể là một cũng có thể là một
số nhân vật khác nhau. Bài “ Tóc quăn chải lược đồi mồi” nhân vật trữ tình
là người con ở đang bất bình với chủ nhà cao độ và quyết định bỏ chủ ra
về. Đối tượng trữ tình gồm nhiều nhân vật thuộc những đối tượng khác
nhau ( Chúng bạn chăn trâu, cái rổ, cái rế, cái cọc cầu ao, con trâu và có
lúc là tất cả mọi người như là than thở với đời chứ không phải riêng ai)
Vì thế đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất trong bài ca rất phong phú và thay
đổi tùy từng đối tượng. Với chúng bạn, người con ở xưng mình là “ tớ”
một cách thân mật , tự nhiên:
Giã ơn chúng bạn chăn trâu
Tớ về Đồng Bãi hái dâu chăn tằm
Tớ ở chưa được nửa năm
Chúa nhà mắng tớ, tớ nằm không yên.


Với những công cụ lao động, những đồ dùng thân thuộc hàng ngày anh
xưng “ tao” và “ mày” coi chúng như người bạn đặc biệt của mình.
Giã ơn cái rổ cái sề
Tao chẳng ở nữa tao về nhà tao
Giã ơn cái cọc cầu ao
Nửa đêm gà gáy có tao có mày
Giã ơn con trâu kéo cày
Tao không ở nữa ai chăn mày trâu ơi!
Ca dao thường sử dụng biểu tượng nên khi tìm hiểu bài ca dao cần xem
xét biểu tượng trong bài. Bài ca dao “ Khăn thương nhớ ai” nỗi thương
nhớ được diễn tả cụ thể và gợi cảm. Đó là nhờ cách nói riêng mang tính
nghệ thuật của ca dao. Nỗi niềm thương nhớ của cô gái đối với người yêu
được biểu lộ cụ thể sinh động bằng các biểu tượng “ Khăn , đèn , mắt” đặc
biệt là hình ảnh Khăn. Khăn , đèn được nhân hóa, còn mắt là phép hoán
dụ để nói đến nhân vật trữ tình. Cô gái hỏi khăn, đèn , mắt chính là cô tự

hỏi lòng mình và hẳn là nhớ thương bồn chồn lắm cô mới hỏi dồn dập đến
vậy. Khăn , đèn , mắt là biểu tượng cho nỗi niềm thương nhớ của cô gái
đang yêu.
Câu ca dao:

Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

Hạt mưa chỉ thân phận của người con gái .
Ca dao còn sử dụng nhiều hình ảnh biểu tượng khác như: Bến sông chỉ
sự chờ đợi ngóng trông :
Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.


Mận, đào, trúc , mai, loan ,phượng chỉ sự gắn bó trong tình yêu . Mỗi biểu
tượng đều có một cơ sở lịch sử văn hóa xã hội và ngữ nghĩa nhất định ,
trong quá trình phân tích cần tìm được cái hay , cái đẹp mà biểu tượng ấy
thể hiện.
Khi phân tích một bài ca dao cần phối hợp giữa phân tích tổng thể tác
phẩm và từng chi tiết vừa phân tích sự kiện vừa phân tích lối dùng từ ngữ
hình ảnh.
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.
Đây là ước muốn của cô gái cũng là lời cô thầm nói với người yêu của
mình. Cô đã thổ lộ ước muốn đó trong một ý tưởng táo bạo bằng một hình
ảnh độc đáo: Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi
Trong ca dao tình yêu cái cầu là là chi tiết nghệ thuật quen thuộc và đặc
sắc , xuất hiện với tần số khá lớn trở thành biểu tượng để chỉ nơi hẹn hò ,
gặp gỡ của những đôi lứa đang yêu, là phương tiện để họ đến với nhau.

Cái cầu đó có khi là cành hồng, cành trầm , nhiều khi là ngọn mồng tơi .
Đó là những cái cầu không có thực được dệt nên bằng ước mơ táo bạo của
con người. Nhưng chính những cái cầu ảo đó lại đem đến một vẻ đẹp rất
dân gian , rất đồng quê mà chỉ ca dao mới có được.
Đặt trong hệ thống hình ảnh cái cầu nói trên càng thấy rõ vẻ đẹp của cái
cầu dải yếm. Ước muốn đã độc đáo tạo ra cái cầu để thực hiện ước muốn
đó lại càng độc đáo hơn.
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm đẻ chàng sang chơi
Ở đây con sông không thực mà cái cầu lại càng ảo. Có con sông ấy thì
mới có cái cầu ấy. Nó đích thực là cái cầu tình yêu trong ca dao mà lại là
cái cầu của người con gái chủ động bắc cho người mình yêu trong sự ràng


buộc của lễ giáo phong kiến . Nó táo bạo, mãnh liệt nhưng cũng rất trữ
tình ý nhị biết bao bởi nó là cái yếm vật mềm mại luôn quấn quýt bên
người con gái: Nó chính là người con gái Người con gái muốn dùng cái
vật thân thiết gần gũi nhất của mình để bắc cầu mời mọc người mình yêu.
Cái cầu dải yếm được tạo nên từ chính máu thịt, cuộc đời, trái tim rạo rực
yêu đương của những người con gái làng quê.Nó trở thành cái cầu tình yêu
đẹp nhất trong ca dao và chỉ có tư duy nghệ thuật dân gian thì mới sáng
tạo ra được một cái cầu như thế: Vừa gần gũi thân quen vừa táo bạo mà
trữ tình đằm thắm đầy nữ tính. Trong hệ thống hình ảnh cái cầu của ca
dao, nó là kết tinh đẹp đẽ nhất bởi từ cái cầu- dải yếm này không chỉ có
tâm hồn đẹp của người lao động trong tình yêu mà còn có cả cách nói đẹp
của họ trong việc biểu đạt tình yêu đó.
Mặt khác trong ca dao cũng có những mô típ , đó là sự lặp lại các hình
ảnh quen thuộc như: Con cò , bến nước, cây đa,hay lối lặp từ ngữ như:
Chiều chiều , thân em
Hiện tượng liên kết tác phẩm thành chuỗi diễn ra phổ biến ở ca dao. Vì

vậy khi giảng dạy tác phẩm văn học dân gian không thể bỏ qua đơn vị “
Chuỗi” đồng thời không thể phủ nhận tính chất độc lập tương đối của
những đơn vị nhỏ trong đó. Có những chuỗi ca dao gồm những bài trùng
nhau về đề tài , chủ đề nhưng hoàn toàn độc lập chứ không phải là dị bản
của nhau. Vì vậy trong quá trình giảng dạy ca dao cần lưu ý học sinh tìm
thêm những câu ca dao khác có chung chủ đề nằm trong hệ thống đơn vị “
chuỗi” với cách mở đầu đã thành mô típ quen thuộc:
- Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.


- Thân em như miếng cau khô
Người thanh chuộng mòng, người thô tham dày.
- Thân em như con cá rô thia
Ra sông mắc lưới, vào đìa mắc câu.
Ca dao được mở đầu bằng câu nói quen thuộc thương thay, con cò vv...
- Thương thay thân phận con rùa
Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia!
- Thương thay thân phận quả dừa
Non thì khoét mắt, già cưa mất đầu
- Con cò mỏng mảnh mỏng manh
Nó ngồi nó vá tấm xanh tấm vàng
- Con cò bắt tép bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non!
- Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về.
Khi bài ca dao đã xác định được thời kì xuất hiện, địa bàn lưu hành ,
thể loại, nhân vật trữ tình thì ta có cơ sở để phân tích chủ đề, nội dung

nghệ thuật và ý nghĩ hiện đại của nó. Cái khó là vấn đề vận dụng cụ thể ,
trong đó bao gồm vấn đề cảm thụ cái hay của bài ca dao và khả năng
truyền đạt thể hiện sự cảm thụ ấy. Ở đây người giảng ca dao phải biết kết
hợp chặt chẽ hai loại tư duy: Tư duy lô gic bằng khái niệm qua hệ thống
thuật ngữ nghiên cứu văn học dân gian và tư duy hình tượng với hệ thống
ngôn ngữ phong phú đa dạng giàu tính cụ thể và gợi cảm của đời sống. Sự
kết hợp này được thể hiện bằng việc phân tích chủ đề qua việc phân tích
nội dung nghệ thuật, đến việc tìm đến mối quan hệ của bài ca dao với đời
sống hiện nay hoặc qua phân tích đặc điểm nghệ thuật mà rút ra nội dung


ròi từ việc phân tích nội dung, chủ đề bài ca dao mà rút ra ý nghĩa hiện đại
của nó.
Chẳng hạn bài ca dao “ Con cò mà đi ăn đêm” là bài ca dao trữ tình có
tính chất ngụ ngôn độc đáo. Lí tưởng thẩm mĩ, triết lí sống cao đẹp được
tác giả trình bày dưới hình thức một câu chuyện ngụ ngôn về con cò gặp
tai nạn trong lúc kiếm ăn. Bài ca dao có hai nhân vật “ Con cò” và “ Ông”
đều do nhân dân sáng tác ra để bộc lộ tư tưởng thẩm mĩ và triết lý sống
cao đẹp của mình. Cần tập trung khai thác sâu vào hình tượng con cò. Con
cò rất yêu đời, han sống: “ Ông ơi ông vớt tôi nao” đó là lời khẩn cầu tha
thiết về sự yêu đời ham sống của nó. Ham sống nhưng không sợ chết. Vì
thế con cò trong cơn hoạn nạn “ Lộn cổ xuống ao” vẫn đủ tỉnh táo để
lường trước cái chết có thể đến với mình. Và nó yêu cầu điều thứ hai nếu
điều thứ nhất là cứu sống không được chấp nhận.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Con cò không muốn chết nhưng điều làm cho nó sợ hơn cả cái chết là
sự chết trong “ nước đục”. Nó chủ động chọn cái “chết trong” nếu phải
chết. Sự lựa chọn ở đây vừa đau xót vừa cao thượng. Cái cao thượng và
cái bi ở đây bắt nguồn từ triết lí sống “ Chết trong còn hơn sống đục”.

Khi tìm hiểu, giảng dạy về ca dao viết về thân phận con người ( Ca
dao than thân) đặc biệt là hình ảnh về người phụ nữ trong xã hội phong
kiến bất công, người giáo viên cần làm cho học sinh thấy được thân phận
bị phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, họ không tự quyết
định được số phận mình. Nội dung đó được diễn tả bằng những hình ảnh
so sánh và ẩn dụ khác nhau.
- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?


- Thân em như miếng cau khô
Người thanh chuộng mỏng, người thô tham dày.
Những sự vật: tấm lụa đào, miếng cau khô, giếng nước giữa đang được
dẫn ra chủ yếu với nội dung nói về “giá trị sử dụng” thì đây lại là so sánh
hay để nói về thân phận người phụ nữ xưa chỉ được chú ý ở mặt sử dụng.
Từ ý nghĩa về giá trị sử dụng đó các câu ca dao còn làm rõ thân phận bị
phụ thuộc của họ. Điều đó có nghĩa là ta có thể khai thác từ phân tích giá
trị nghệ thuật để rút ra nội dung.
Ngoài ra khi phân tích bình giảng ca dao cần làm rõ hai yếu tố “
Sự” và “ tình” Sự do tình mà nảy sinh, tình nhờ sự mà bộc lộ. Tình cảm
và sự việc trong ca dao gắn bó như hồn với xác. Không có tình cảm chân
thực thiết tha thì sự việc trong bài ca dao sẽ trở thành cái xác không hồn và
không có sự việc thì tình cảm giống như hồn không có xác không nơi
nương tựa và không thể tồn tại.
Hỡi cô cắt cỏ bên sông
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang
“ Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang” là cái “ Sự” hư cấu bịa đặt
nhưng cái “tình” ở đây thì hoàn toàn chân thực thiết tha. Chính sự chân
thực thiết tha cao độ của tình cảm là điều kiện thúc đẩy trí tưởng tượng
của tác giả ( chàng trai) giúp cho tác giả hư cấu và bịa đặt được cái “ Sự”

độc đáo và nên thơ đó. Sự gắn bó giữa sự và tình giữa hư và thực trong
câu ca dao này chính là ở chỗ đó. Sự trong ca dao bao gồm sự việc và cảnh
vật, nó có thể là có thực hoàn toàn hoặc hư cấu hoàn toàn hoặc vừa có
thực vừa hư cấu. Nhưng dù thé nào thì sự có mặt của nó trong bài ca dao
cũng là do yêu cầu của tình cảm và nhằm bộc lộ tình cảm


Vì vậy sự và tình trong ca dao có sự kết chặt như hòa nhập vào nhau
không thể tách rời. Dạy ca dao nếu sa vào sự việc, cảnh vật mà quên mất
tình cảm hoặc coi nhẹ tình cảm của tác giả thì không đạt hiệu quả.
Có thể thấy rằng quá trình lĩnh hội phân tích lí giải một bài ca dao bao
gồm nhiều khâu , nhiều bước cụ thể. Người giáo viên văn học khi dạy ca
dao cần làm cho học sinh hiểu : Bài ca dao ra đời trong hoàn cảnh và
trường hợp nào? Được lưu hành sớm nhất và nhiều nhất ở đâu? Thuộc thể
loại nào? Chủ thể nhân vật trữ tình của bài ca dao là gì? hay bài ca dao là
tiếng nói của ai? Người ấy như thế nào? Đối tượng trữ tình của bài ca là
gì? Xác định nội dung truyền đạt phô diễn của bài ca dao là gì? ( Vấn đề
chủ yếu mà tác giả bài ca dao muốn nói) Hình thức nghệ thuật bài ca dao
là gì? ( Sự phô diễn tâm tư tình cảm bằng phương pháp ,phương tiện nghệ
thuật như thế nào) Ngoài ra cần làm rõ bài ca dao có mối liên hệ gì với
cuộc sống hiện nay?
Thứ tự trước sau của các khâu các bước trên diễn ra linh hoạt thay đổi theo
từng đối tượng cụ thể bởi trong thực tế khi tìm hiểu ca dao có nhiều bài
khác nhau. Nhưng cho dù thế nào thì cũng không thể thay đổi nguyên tắc
chung và tinh thần nội dung cơ bản của chúng.
3. Thực trạng học sinh học tập bộ môn văn
Từ thực trạng học sinh nói chung và học sinh trường THPT số 1
Mường Khương còn ngại học văn, không yêu thích môn học bởi đây là môn
học khó cần ở học sinh khả năng cảm thụ văn chương tốt, trí tưởng tượng
phong phú, sự ham hiểu biết, vốn sống, vốn kinh nghiệm mà lứa tuổi học

sinh THPT chưa có kinh nghiệm sống, sự hiểu biết cuộc sống xã hội còn
nhiều hạn chế. Hơn nữa đối tượng học sinh của trường chủ yếu là học sinh
vùng dân tộc thiểu số trình độ nhận thức, khả năng tiếp thu kiến thức còn
nhiều hạn chế, năng lực cảm thụ văn chương còn yếu thì vấn đề đặt ra đối


với mỗi người giáo viên đứng lớp là phải lựa chọn phương pháp giảng dạy
tối ưu để nâng cao chất lượng giờ lên lớp cũng như hiệu quả học tập của học
sinh.
Trong chương trình Ngữ văn THPT có hai bộ phận văn học: văn học
dân gian và văn học viết. Văn học dân gian chiếm dung lượng khá lớn với
nhiều thể loại phong phú một trong những thể loại học sinh yêu thích đó là ca
dao. Tuy vậy đây cũng là thể loại khó đòi hỏi người giáo viên Ngữ văn phải
có hiểu biết về kiến thức văn học dân gian, có năng lực cảm thụ văn chương
và phương pháp thiết kế bài học , cách tổ chức hoạt động học tập đặc biệt
phải nắm được đặc trưng thể loại để có phương pháp giảng dạy phù hợp giúp
học sinh chủ động tiếp thu kiến thức nhằm đạt hiệu quả cao trong giảng dạy
Trước thực trạng đó đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải học tập nghiên
cứu tự bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy, áp dụng các kĩ thuật dạy học
phù hợp kiểu bài lên lớp và đối tượng học sinh.
4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm :
Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu về văn học dân gian nói chung và ca
dao nói riêng, ở mỗi thể loại người giáo viên ngữ văn cần xác định rõ về cách
thức tổ chức giờ học và sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với kiểu
bài, thể loại thực hiện theo nguyên tắc chung và tinh thần cơ bản của chúng.
Việc đi nghiên cứu về phương pháp giảng dạy ca dao trước hết giúp người
giáo viên có cái nhìn đúng đắn về một thể loại tiêu biểu trong bộ phận văn
học dân gian để từ đó có phương pháp tiếp cận khai thác các giá trị nội dung,
nghệ thuật của tác phẩm không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản
về tác phẩm mà còn làm cho tâm hồn người học thêm phong phú, yêu quý

văn học dân gian hiểu được vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân xưa qua ca
dao.


Đối với giáo viên việc tập trung vào tìm hiểu phương pháp giảng dạy theo
đặc trưng thể loại đã có hiệu quả nhất định trong giảng dạy, luôn có ý thức
đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thờì đại
mới. Với đề tài trên đã tạo được sự thống nhất về phương pháp tiếp cận,
giảng dạy ca dao, một thể loại văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn
THPT nhằm phát huy khả năng tích cực chủ động của học sinh trong quá
trình chiếm lĩnh kiến thức.

THỰC HÀNH SOẠN GIẢNG:
Ngày soạn :
Ngày giảng:

Tiết 26+ 27
CA DAO THAN THÂN YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA

A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm ca dao qua tác phẩm cụ thể.
- Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa
của người bình dân trong xã hội phong kiến qua nghệ thuật đậm màu sắc dân
gian của ca dao.


- Vận dụng kiến thức về đặc trưng thể loại để phân tích những tác
phẩm cụ thể.
*Kiến thức trọng tâm:

-Tiết 1: Cảm nhận tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa qua
bài ca dao số 1,2,3
-Tiết 2: Cảm nhận tiếng hát than thân và lời ca ythương tình nghĩa qua bài ca
dao số 4,5,6
Giáo viên tập trung vào dạy bài ca dao 1,4 6 còn lại các bài 2.3.5 học sinh tự
học theo sự hướng dẫn của giáo viên
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích thơ trữ tình dân gian.
3. Thái độ:
- Có thái độ đồng cảm, trân trọng đối với vẻ đẹp tâm hồn người lao
động và yêu quý những sáng tác của họ.
B.Tổ chức giờ học:
1.Kiểm ta bài cũ(3 phút): Y/n phê phán của 2 truyện cười đã học?
2.Khởi động : GV dẫn vào bài, HS lắng nghe.
3.Tổ chức các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

HĐ 1: Tìm hiểu chung
I.Tìm hiểu chung:
-Tgian: 7 phút
-Ptiện: SGK
-Ppháp: Giảng, vấn đáp.
Nhắc lại khái niệm ca dao.
1. Khái niệm : ( SGK)
Căn cứ vào nội dung người ta 2. Phân loại: - Ca dao than thân
chia ca dao ra làm mấy loại?
- Yêu thương tình nghĩa
- Ca dao hài hước

Các thể thơ thường được sử 3. Thể thơ: Lục bát, lục bát biến thể, thể
dụng trong các sáng tác ca dao? vãn…
Đặc trưng nghệ thuật của ca 4. Nghệ thuật: Nghệ thuật truyền thống,
dao?
mang đậm sắc thái dân gian.

Khái quát nội dung của ca dao?

- Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, dễ hiểu,
có lối diễn đạt mang tính công thức.
5. Nội dung: Diễn tả đ/s tâm hồn, tinh


HĐ 2: Đọc văn bản:
-Tgian: 8 phút
-Ptiện: SGK
-Ppháp: Giảng, vấn đáp, thảo
luận-sử dụng kĩ thuật Khăn trải
bàn
GV định hướng cách đọc, đọc
mẫu.
Gọi HS sinh.
Kết hợp phân tích với chú thích
chân trang để giải thích từ khó.
GV cho HS thảo luận nhóm 2
trong 2 phút theo câu hỏi: Chia
nhóm các bài ca dao theo chủ
đề?
GV nhận xét, chốt ý.


HĐ 3: Đọc hiểu văn bản:
-Tgian: 25 phút
-Ptiện: SGK
-Ppháp: Giảng, vấn đáp.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài
số 1,2
Hai bài ca dao có những điểm
chung nào?

Tìm những nét riêng của mỗi
bài?
Trong bài ca dao số 1tác giả dg
đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật
gì?
Câu thơ thứ 2 muốn thông báo
điều gì? dụng ý của việc xây

thần, t/c của nd trong các mqh gia đình,
XH, đất nước.
II. Đọc văn bản:

1.Đọc:
2.Giải thích từ khó:
3.Bố cục:
-Bài 1,2:Lời than thân của ng phụ nữ
trong XH cũ
-Bài 3:Duyên kiếp không thành nh nghĩa
tình vẫn bền vững, sắt son.
-Bài 4:Nỗi niềm nhớ thương người yêu da

diết, bồn chồn.
-Bài 5: Ước muốn mãnh liệt trong t/y
-Bài 6:Nghĩa tình gắn bó, thuỷ chung của
vc
II.Đọc hiểu văn bản:
1.Bài ca dao số 1,2:
*Điểm chung:
- Lời hát than thân của người phụ nữ.
- Sử dụng hình ảnh so sánh ẩn dụ"số
phận bất hạnh, nỗi đau tủi phận.
- Diễn đạt theo công thức:
“Thân em như…”"khiến cho lời than
thân càng thêm ngậm ngùi, chua xót.
*Nét riêng:
a. Bài ca dao số 1:
- So sánh: Thân em-lụa đào
"Tự ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân của
mình.
- “ Phất phơ giữa chợ…” phụ thuộc vào
người mua (quyết định giá trị sử
dụng)"số phận lệ thuộc của người phụ
nữ.


dựng hình ảnh này?

b. Bài ca dao số 2:
- Hình ảnh so sánh: Thân em- củ ấu gai.
- Đặc điểm: Ruột trong trắng> < vỏ ngoài
đen

"Khẳng định phẩm chất tốt đẹp của
người con gái
"Trong sự tự ý thức có sự mời mọc tha
thiết và ẩn chứa nỗi xót xa vì giá trị của
mình chưa được ai biết đến.
2. Bài ca dao số 3:

Gv hướng dẫn HS tìm hiểu bài
2,3
HS tự học
Tìm ra biện pháp nghệ thuật
được sử dụng trong bài ca dao
số 2? Dụng ý của biện pháp
nghệ thuật này?
Lời mời tha thiết ân cần của cô
gái gợi nhắc tâm trạng gì đang
ẩn chứa trong lòng?
- “ Trèo lên cây khế nửa ngày”
"Sự việc bất thường, khác thường sự
khác thường trong tâm trạng: đau đớn,
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài chua xót vì lỡ duyên."lối nói đưa đẩy
số 3.
gợi cảm hứng, một mô thức quen thuộc
Nhận xét gì về hành động mở của ca dao
đầu bài ca dao :“Trèo…….nửa - “Ai” đại từ phiếm chỉ nhưng bao hàm ý
ngày” của nhân vật trữ tình?
nghĩa xác định: Xã hội phong kiến ngăn
Cách mở đầu, lối nói đưa đẩy cách làm tan nát mối tình…
này từng gặp trong bài ca dao - Chàng trai hỏi “khế”"biểu lộ lòng mình
nào?

“khế chua- lòng chua xót”"Cách chơi
chữ tài tình, độc đáo
“Ai” đại từ phiếm chỉ, muốn nói - Hệ thống hình ảnh so sánh: Sao Mai,
tới điều gì? Muốn ám chỉ ai?
Sao Hôm, Sao Vượt, Mặt Trăng, Mặt
Trời. Hình ảnh của thiên nhiên vũ trụ
Tình cảm của chàng trai"cô gái rộng lớn vĩnh hằng "Tình cảm sâu sắc,
được ví von với những hình ảnh thuỷ chung, bền vững của chàng trai đối
nào? Có dụng ý gì ?
với cô gái.
Những hình ảnh so sánh trong - Câu cuối: “ sao vượt………trời”
câu 3,4 nhằm diễn tả điều gì ?
->mòn mỏi của sự chờ đợi, có cái cô đơn
của sự ngóng trông, có nỗi đau của con
người lỡ duyên thất tình, ánh lên vẻ đẹp
của mối tình son sắt.
Nhận xét như thế nào về câu thơ => Một tình yêu đích thực, đắm say,
cuối?
mãnh liệt..
HĐ 4(2 phút): Củng cố, dặn dò.

*Củng cố: Tiếng hát than thân và tiếng
hát yêu thương trong 3 bài ca dao đầu
*Dặn dò: Học bài, chuẩn bị tiết 2.


Tiết 27: Đọc văn.

CA DAO THAN THÂN YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA
( Tiếp theo)

Ngày soạn:
Ngày giảng:
B.Tổ chức giờ học:
1.Kiểm tra bài cũ( 3ph): Chỉ ra điểm giống và khác giữa bài ca dao số 1 và
số 2?
2.Khởi động: GV dẫn vào bài, HS lắng nghe.
3.Tổ chức các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT


HĐ 1: Đọc hiểu văn bản (tiếp)
-Tgian: 35 phút
-Ptiện: SGK
-Ppháp: Giảng, vấn đáp.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài 4
Tìm những câu ca dao có hình ảnh
chiếc khăn?
Trong sáu câu thơ đầu tác giả dân gian
đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để
miêu tả hình ảnh chiếc khăn? Tác dụng
nghệ thuật của nó?
Từ ngữ nào diễn tả rõ nhất nỗi nhớ
thương của cô gái ?
Người con gái hỏi khăn, hỏi liên tiếp,
hỏi dồn dập. Hỏi khăn nhưng thực chất
là hỏi ai? Người đọc cảm nhận được
điều gì qua những câu hỏi đó?
Ngoài những biện pháp nghệ thuật trên

đoạn thơ còn sử dụng biện pháp nghệ
thuật nào nữa? tác dụng của nó?

Tìm những câu thơ có nội dung tương
tự diễn tả nỗi nhớ của người con gái?
Em có nhận xét gì về cách sử dụng

III. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN ( Tiếp)
3. Bài ca dao số 4:
Nỗi thương nhớ người yêu da diết
được bộc lộ qua việc sử dụng các h/a
biểu tượng : Khăn , đèn , mắt
*Hình ảnh chiếc khăn:
Vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ,
quấn quýt bên người con gái cùng chia
sẻ buồn vui với họ.
- “Khăn thương nhớ ai”->lặp lại 3 lần
biện pháp nhân hoá->diễn tả nỗi nhớ
thương triền miên dồn lắng, tích tụ,
làm nổi bật tình trạng bồn chồn nhớ
mong da diết của người đang yêu.
H/a khăn được nhân hoá bộc lộ nỗi
nhớ được lặp lại 6 lần
- Hỏi khăn-> hỏi mình -> hình thức
câu hỏi tu từ: Hỏi để bộc lộ lòng mình.
- Biện pháp nghệ thuật liệt kê liên tiếp
+ nghệ thuật đảo thanh và sử dụng
hình ảnh trái chiều: rơi xuống đất ->
ai->Vắt lên vai ->chùi nước mắt thể
hiện nỗi nhớ thương trào dâng dồn dập

da diết
=>Diễn tả một cách cụ thể tinh tế, gợi
cảm, tâm trạng người con gái, tâm
trạng ngổn ngang trăm mối tơ vò ngẩn
ngơ thẫn thờ vì nỗi nhớ đến mức ko


thanh điệu trong sáu câu thơ đầu?
Sau hình ảnh chiếc khăn là hình ảnh
nào? được diễn tả bằng biện pháp nghệ
thuật gì?

Cô gái nhấn mạnh đến điều gì ở chiếc
đèn? nghĩa biểu tượng của nó?.

Hình ảnh đôi mắt hiện lên như thế
nào?
Hình ảnh đó diễn tả tâm trạng gì của
cô gái?

Em có nhận xét chung gì về 10 câu ca
dao đầu?

Tại sao cô gái lại lo âu như vậy?

Tâm trạng đó có phù hợp với h/c
không?
Thương anh cũng muốn nói ra

làm chủ được mình kể cả trong bước

đi, dáng đứng “Ra ngẩn vào
ngơ”"biến thành cảnh khóc thầm:
“Nhớ ai em những khóc thầm
Hai hàng nước mắt đầm đìa như mưa”
- Sáu câu 24 chữ: 16 thanh bằng ->Nỗi
nhớ bâng khuâng, da diết, đậm màu
sắc nữ tính, người con gái biết kìm nén
cảm xúc của mình, không bộc lộ một
cách dễ dãi.
* Hình ảnh ngọn đèn:
+ Từ hình ảnh khăn->đèn: nỗi nhớ trải
dài theo thời gian từ ngày sang đêm.
+ “Đèn thương nhớ ai”.-> ẩn dụ diễn tả
nỗi nhớ.
+ Đèn không tắt->gợi hình ảnh người
con gái trằn trọc thương nhớ khôn
nguôi
-> khẳng định tình cảm nồng cháy
* Hình ảnh đôi mắt:
+ Thương nhớ
+ Ngủ không yên-> Hình ảnh cô gái
trằn trọc trong giấc ngủ vì nhớ người
yêu. Nỗi nhớ thương được giãi bày
trực tiếp bằng cách tự hỏi mình, hỏi để
khẳng định tình cảm của mình.
Nỗi nhớ xâm chiếm cô gái cả trong
tiềm thức lẫn vô thức. Nỗi nhớ đi vào
chiều sâu trong tâm hồn
=> 10 câu đầu diễn tả nỗi nhớ thể hiện
sự vận động trong ko gian 3 chiều .

Nỗi nhớ trải dài theo thời gian , trải
rộng trong ko gian , đi sâu vào tiềm
thức con người.
- Hàng loạt câu hỏi tu từ không có lời
đáp diễn tả nỗi thương nhớ được nén
chặt trong lòng để rồi cuối cùng trào ra
bằng một niềm lo âu, mênh mông cho
hạnh phúc lứa đôi.
- “Đêm qua …”
+Lo lắng cho số phận của mình, cho


×