Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

sự biến động và hiện trạng quản lý không gian xanh tp huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 53 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA MÔI TRƯỜNG

Khóa luận tốt nghiệp cử nhân khoa học môi trường

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG VÀ HIỆN TRẠNG
QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH THÀNH PHỐ HUẾ

Chuyên ngành: Quản lý Môi trường

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hiền
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Bắc Giang

BẢN CHỈNH SỬA SAU KHI CHẤM

Huế, 05/2016


Để có được thành quả như ngày hôm nay, em xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến quý thầy cô, những người đã hết lòng dạy dỗ, truyền đạt
kiến thức cho em trong thời gian ngồi học trên giảng đường.
Em xin chân thành cám ơn thầy giáo: Th.S. Nguyễn Bắc
Giang, giảng viên khoa Môi trường – Đại học Khoa Học Huế,
người đã hướng dẫn và góp ý để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các quý thầy cô trong khoa Môi trường
đã tận tình giảng dạy và trang bị kiến thức cho em và các bạn sinh viên
khác trong suốt thời gian học tập tại khoa.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè và gia đình đã ủng hộ rất lớn về
mặt tinh thần để em có thêm quyết tâm hoàn thành đề tài này.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành đè tài trong phạm vi cho phép,


nhưng do kiến thức và thời gian hạn chế nên đề tài chắc chắn sẽ còn
nhiều thiếu sót. Vì vậy kính mong các thầy cô và các bạn tận tình đóng
góp và chỉ bảo để em hoàn thiện đề tài hơn nữa.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và luôn mong nhận được
tình cảm chân thành của tất cả mọi người.
Huế, tháng 05 năm 2016

Lê Thị Hiền
i i


TÓM TẮT

Không gian xanh đóng vai trò quan trọng đối với đời sống con người và môi
trường đô thị. Khóa luận “Nghiên cứu sự biến động và hiện trạng quản lý không
gian xanh thành phố Huế” đã đề xuất hệ thống phân loại không gian xanh tại
thành phố Huế, phân tích biến động và hiện trạng quản lý các đối tượng không gian
xanh đã được phân loại.
Căn cứ vào đặc trưng khu vực, các tiêu chí “chức năng” và “diện tích” đã
tiến hành phân loại hệ thống không gian xanh tại thành phố Huế thành 7 loại: công
viên, hành lang xanh, nhà vườn, đất rừng, đất sản xuất nông nghiệp, mặt nước và
đất chưa sử dụng.
Từ năm 2005 đến 2014, diện tích không gian xanh trên địa bàn thành phố Huế
có nhiều biến động. Trong đó diện tích công viên, hành lang xanh, đất chưa sử
dụng, đất sản xuất nông nghiệp có sự gia tăng diện tích đáng kể. Tuy nhiên đất mặt
nước, đất rừng và nhà vườn thì có diện tích giảm xuống.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động không gian xanh là do tốc độ đô thị
hóa, thể hiện dưới nhiều góc độ như: dân số, phát triển các kinh tế xã hội, cơ sở hạ
tầng, mở rộng địa giới hành chính. Thành phố Huế cũng là đô thị có tốc độ đô thị
hóa tương đối nhanh. Thế nhưng hệ thống không gian xanh vẫn chưa được chú

trọng, quan tâm đúng mức, công tác quản lý còn nhiều bất cập và gặp nhiều khó
khăn. Đề tài này góp phần đưa ra các đề xuất cho công tác quản lý không gian xanh
trên địa bàn thành phố Huế.

ii


MỤC LỤC
Lời cám ơn ................................................................................................................. i
Tóm tắt ...................................................................................................................... ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục các bảng ...................................................................................................v
Danh mục các hình .................................................................................................. vi
Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................. vi
Chương 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
1.3. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................2
1.4. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
2.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu ........................................................................3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................3
2.1.2. Các nguồn tài nguyên .................................................................................5
2.1.3. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội .........................................................6
2.2. Tổng quan về không gian xanh .........................................................................6
2.2.1. Định nghĩa ..................................................................................................6
2.2.2. Lợi ích ........................................................................................................8
2.2.3. Phân loại ...................................................................................................12
2.2.4. Kích thước ................................................................................................16
Chương 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................21

3.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................21
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................21
3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ......................................................21
3.2.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia ........................................................21
3.2.3. Khảo sát thực địa ......................................................................................22
3.2.4. Phương pháp bản đồ .................................................................................22
3.2.5. Xử lý số liệu .............................................................................................22
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................23


4.1. Phân loại không gian xanh thành phố Huế .....................................................23
4.2. Sự biến động không gian xanh thành phố Huế giai đoạn 2005 - 2014 ..........25
4.2.1. Sự biến động các loại không gian xanh ....................................................25
4.2.2. Nguyên nhân biến động không gian xanh ................................................31
4.3. Hiện trạng quản lý không gian xanh ...............................................................34
4.3.1. Tổ chức quản lý nhà nước ........................................................................34
4.3.2. Văn bản pháp lý ........................................................................................36
4.3.3. Một số khó khăn trong công tác quản lý không gian xanh thành phố Huế.....37
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................40
5.1. Kết luận ...........................................................................................................40
5.2. Kiến nghị.........................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................42
PHỤ LỤC .................................................................................................................44


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Phân loại không gian xanh tại thành phố Aalborg – Đan Mạch ..............13
Bảng 2.2: Phân loại không gian xanh tại Trung Quốc .............................................15
Bảng 2.3: Tiêu chuẩn tối thiểu cho các không gian xanh đô thị tại Châu Âu ..........16

Bảng 2.4: Phân loại công viên ở Mỹ ........................................................................17
Bảng 2.5: Tiêu chuẩn đất cây xanh công viên ..........................................................18
Bảng 2.6: Diện tích tối thiểu của các loại đất công viên ..........................................18
Bảng 2.7: Tiêu chuẩn đất cây xanh đường phố ........................................................19
Bảng 2.8: Kích thước dải cây xanh đường phố ........................................................19
Bảng 4.1: Thống kê diện tích hành lang xanh thành phố Huế .................................26
Bảng 4.2: Thống kê diện tích nhà vườn thành phố Huế ...........................................27
Bảng 4.3: Thống kê dân số thành phố Huế ..............................................................31
Bảng 4.4: Thống kê diện tích đất xây dựng và giao thông thành phố Huế ..............32


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế. ..................................................3
Hình 4.1: Biểu đồ sự biến động diện tích công viên thành phố Huế. ......................26
Hình 4.2: Biểu đồ sự biến động diện tích đất rừng thành phố Huế..........................28
Hình 4.3: Biểu đồ sự biến động diện tích đất nông nghiệp thành phố Huế. ............28
Hình 4.4: Biểu đồ sự biến động diện tích mặt nước thành phố Huế. .......................29
Hình 4.5: Biểu đồ sự biến động diện tích đất chưa sử dụng thành phố Huế. ...........30
Hình 4.6: Sơ đồ tổ chức quản lý nhà nước về cây xanh công viên tỉnh TT-Huế. ....34


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CV:

Công viên

NV:


Nhà vườn

ĐX:

Điểm xanh

UBND:

Ủy ban nhân dân

TCXDVN:

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TT – Huế:

Thừa Thiên Huế

vi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Không gian xanh đô thị có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của
con người và thường được ví như là “lá phổi xanh” của đô thị. Chúng không những
làm đẹp thành phố và làm phong phú cuộc sống văn hóa dân cư đô thị mà còn có ý
nghĩa kinh tế, phòng hộ, điều tiết và cải thiện khí hậu.
Thành phố Huế là một trong những nơi thường có lũ lụt vào mùa mưa, nóng
bức vào mùa hè, thêm vào đó còn chịu ảnh hưởng của gió Lào. Do đó không gian

xanh đô thị góp phần tạo nên sự dịu mát cho thành phố, giảm sự oi bức vào mùa hè.
Đồng thời hệ thống cây xanh giúp giữ đất, giảm xói mòn nên chúng cũng đóng một
vai trò vô cùng quan trọng trong việc hạn chế lũ lụt vào mùa mưa. Mặt khác trong
kiến trúc đô thị Huế, sự kết hợp hài hòa giữa phong cảnh thiên nhiên và kiến trúc
xây dựng là nét đặc trưng tiêu biểu của thành phố được nhiều người biết đến.Trong
đó, không gian xanh là một bộ phận quan trọng cấu thành nên các kiến trúc đó.
Trong những năm gần đây, các đô thị nước ta đã phát triển nhanh chóng cả về
số lượng và chất lượng. Hiện nay dân số đô thị trên cả nước khoảng trên 45 triệu
người, chiếm khoảng 50% dân số cả nước. Thành phố Huế cũng là một trong những
vùng có tốc độ đô thị hóa tương đối nhanh. Tính đến hết năm 2014, dân số thành
phố Huế là 354.544 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình khoảng 1 –
1,2%/năm và GDP luôn tăng trên 10%/năm. Sự tăng trưởng kinh tế cùng với sự gia
tăng dân số trong những năm gần đây đã làm cho không gian xanh trên địa bàn có
sự biến động cả về chất lượng, quy mô và diện tích, gây ảnh hưởng trực tiếp và gián
tiếp đến con người. Do đó việc theo dõi, nghiên cứu, quản lý không gian xanh một
cách hiệu quả và hợp lý là một vấn đề đáng được quan tâm. Mặc dù không gian
xanh đóng một vai trò vô cùng quan trọng nhưng đến nay vẫn chưa có đề tài nào
nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về không gian xanh trên địa bàn thành phố
Huế. Đó là lý do mà em thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự biến động và hiện trạng
quản lý không gian xanh thành phố Huế”, nhằm tìm hiểu sâu hơn về hiện trạng
1


quản lý và sự biến động không gian xanh trên địa bàn thành phố Huế, từ đó làm cơ
sở để đưa ra các biện pháp bảo vệ, cải thiện và đề xuất phương án quản lý phù hợp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu tổng quát
Nhằm góp phần đánh giá sự biến động và hiện trạng quản lý không gian xanh
thành phố Huế, từ đó đề xuất giải pháp quản lý không gian xanh.
- Mục tiêu cụ thể

1) Có được thông tin về không gian xanh thành phố Huế từ năm 2005 – 2014 để
phân tích được sự biến động không gian xanh của thành phố qua các năm.
2) Biết được hiện trạng quản lý không gian xanh của thành phố Huế.
3) Đề xuất được các biện pháp bảo vệ, cải thiện và quản lý không gian xanh
thành phố Huế.
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1) Thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp về sự biến động không gian xanh của thành
phố Huế các năm 2005, 2010, 2014.
2) Làm rõ các nguyên nhân dẫn đến sự biến động không gian xanh
3) Tìm hiểu hiện trạng quản lý không gian xanh trên địa bàn thành phố
4) Đề xuất được các biện pháp cải thiện, bảo vệ và quản lý không gian xanh
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: Phạm vi mà đề tài thực hiện là địa bàn Thành phố Huế.
- Phạm vi thời gian: 15/02/2016 – 15/04/2016
- Phân loại, đánh giá sự biến động không gian xanh đô thị dựa vào diện tích loại
hình không gian xanh


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Huế là đô thị trung tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế, có toạ độ địa lý
từ 16o30’45’’ đến 16o24’00’’ vĩ độ Bắc và từ 107o31’45’’ đến 107o38’00’’ kinh độ
Ðông. Thành phố có tổng diện tích tự nhiên là 7.168,49 ha chiếm 1,42% diện tích
toàn tỉnh, được tổ chức thành 27 phường. Vị trí tiếp giáp với các đơn vị hành chính
khác như sau:
- Phía Tây Bắc đến Tây Nam giáp thị xã Hương Trà.
- Phía Đông Bắc giáp huyện Phú Vang.

- Phía Nam và Đông Nam giáp thị xã Hương Thủy

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế. (nguồn: UBND Thành phố Huế)


2.1.1.2. Địa hình địa mạo
Thành phố Huế thuộc vùng ven biển Miền Trung có dạng địa hình chuyển tiếp
từ thềm núi xuống đồng bằng ven biển bao gồm hai dạng địa hình chính:
+ Vùng đồi thấp: Bao gồm khu vực gò đồi phía Tây Nam thành phố, điểm cao
nhất là núi Ngự Bình (+130m), độ dốc trung bình tự nhiên khoảng 8% đến cao nhất
là 30% (sườn núi Ngự Bình).
+ Vùng đồng bằng: Dạng địa hình này chiếm hầu hết diện tích đất của thành
phố, bao gồm các khu vực phía Bắc, phía Đông và khu vực phía Đông Nam. Độ dốc
địa hình tự nhiên 0,2% đến 0,3% theo hướng từ Tây sang Đông.
2.1.1.3. Khí hậu
Thành phố Huế là vùng có khí hậu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và khí
hậu miền Nam, từ đồng bằng ven biển lên vùng núi cao. Chế độ khí hậu, thuỷ văn ở
đây có đặc tính biến động và hay xảy ra thiên tai bão lũ.
Nhiệt độ trung bình hàng năm thành phố Huế khoảng 25,2°C.
- Mùa nóng: Từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô
nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng là từ 27°C – 29°C. Vào
tháng 5,6 nhiệt độ có thể lên đến 38°C – 40°C.
-

Mùa lạnh: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng
là 20°C – 22°C.
Về chế độ mưa: Lượng mưa trung bình khoảng 2.500 mm/năm. Mùa mưa bắt

đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất, chiếm tới

30% lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình trong năm là 85% - 86%. Mưa ở Huế có
đặc điểm là không đều, dễ gây lũ lụt, xói lở vào mùa mưa.
Về chế độ gió: Thành phố Huế chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính là gió
mùa Tây Nam khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài (tháng 4 đến tháng 8)
và gió mùa Đông Bắc thường kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt
(tháng 9 đến tháng 3 năm sau). Từ tháng 8 đến tháng 9 – 10, thường có bão đổ bộ
và gây ảnh hưởng đến thành phố.


2.1.1.4. Thủy văn
Thành phố Huế chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thuỷ văn của hệ thống sông
Hương với đặc điểm chế độ thủy văn như sau:
-

Diện tích lưu vực: 1.480 km2

-

Lưu lượng dòng chảy: Qmax = 1.600 m3/s và Qmin = 5 - 6 m3/s

-

Mực nước: Hmax = +5,58 m và Hmin = +0,3 m; Hmax TB năm = +3,97m.

Ngoài sông Hương trên địa bàn thành phố còn có các con sông là Như Ý, Ngự
Hà, An Hòa và Đông Ba.
2.1.2. Các nguồn tài nguyên
2.1.2.1. Tài nguyên đất
Thành phố Huế có hai vùng địa lý thổ nhưỡng: Vùng đất phù sa và vùng
đất Feralit.

 Đất phù sa: Được bồi đắp nêntừ nguồn vật liệu bùn cát của sông Hương, được
chia thành hai loại: đất phù sa glây hoá được bồi và đất phù sa không được bồi đắp
hàng năm.
 Đất Feralit: Được hình thành từ sản phẩm phong hoá của nhiều loại đá mẹ khác
nhau. Đất có đặc điểm là chua, khả năng hấp phụ không cao; hàm lượng sắt, nhôm
tích luỹ tương đối cao; kim loại kiềm và kiềm thổ bị rửa trôi mạnh.
2.1.2.2. Tài nguyên nước
 Nguồn nước mặt: Nguồn nước ngọt trên địa bàn thành phố được cung cấp chủ
yếu từ nguồn nước sông Hương, đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trên
địa bàn. Tuy nhiên, lượng nước phân bố theo mùa, không đều trong năm. Mùa khô
mức nước thấp nhưng nhu cầu sử dụng lớn, mùa mưa lượng nước sông lớn có thể
gây ngập lụt, ảnh hưởng một phần đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
 Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm có độ sâu 5 - 10 m ở các khu vực gò
đồi. Các khu vực khác mực nước ngầm có độ sâu 1,5 - 2 m.


2.1.2.3. Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê diện tích đất Lâm nghiệp (2015) của thành phố là 334,16
ha, chiếm 5,41% tổng diện tích tự nhiên của thành phố, trong đó chủ yếu là đất trồng
rừng đặc dụng với diện tích 331,08 ha; đất rừng sản xuất 3,08 ha. Diện tích đất lâm
nghiệp chủ yếu tạo vành đai xanh phục vụ cho các công trình di tích, văn hóa, tạo
cảnh quan và góp phần cải thiện môi trường sinh thái khu vực.
2.1.3. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Dân số
Thành phố Huế là nơi tập trung đông dân cư nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Theo số liệu Niên giám thống kê thành phố năm 2014 thì dân số thành phố là
354.544 người, với mật độ dân số là 5.016 người/km2. Dân cư phân bố không đều,
có sự chênh lệch lớn giữa vùng trung tâm và vùng ven. Dân cư tập trung đông ở các
phường trung tâm như: An Cựu, Tây Lộc, An đông, Phước Vĩnh, Vỹ Dạ. Các
phường ở xa trung tâm có dân số ít hơn như: Phước Bình, Phú Thuận, Phú Hòa, Phú

cát, An Tây.
2.1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Trong thời gian gần đây, nền kinh tế thành phố phát triển nhanh chóng trên
nhiều mặt. Trong 9 tháng đầu năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng mạnh
so với cùng kỳ. Trong đó: giá trị sản xuất nông nghiệp ước tính đạt 158,75 tỷ
đồng, tăng 10%; doanh thu Du lịch, lưu trú ước tính đạt: 1.219,9 tỷ đồng, tăng
4,5%; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt:
13.502,9 tỷ đồng, tăng 11,4% [17].
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục tiếp tục có những bước phát
triển. Công tác an sinh xã hội, giảm nghèo được quan tâm đặc biệt. Tình hình an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, quốc phòng quân sự địa
phương được giữ vững…
2.2. TỔNG QUAN VỀ KHÔNG GIAN XANH
2.2.1. Định nghĩa


Không gian xanh đô thị được coi là một thuật ngữ tương đối mới gần đây, có
nguồn gốc từ các phong trào bảo tồn thiên nhiên đô thị và các ý tưởng quy hoạch
không gian xanh .
Định nghĩa về “không gian xanh đô thị” là một vấn đề luôn được tranh luận và
chưa có sự thống nhất. Trên thế giới đã có rất nhiều định nghĩa được đề xuất. Mỗi
chuyên ngành khác nhau đã đề xuất các định nghĩa khác nhau từ góc độ chuyên
môn của họ, chẳng hạn như: không gian xanh đô thị, không gian mở đô thị, hệ
thống vườn đô thị, hệ thống vườn sinh thái.
George Wu (1999) cho rằng không gian xanh ám chỉ những khu đất được bao
phủ bởi thảm thực vật tự nhiên hoặc nhân tạo trong khu vực xây dựng và các khu
vực quy hoạch [4, 7]. Bayram Cemil Bilgili and Ercan Gökyer (2012) đã định nghĩa
không gian xanh từ một gốc độ khác, có tính đến các tác động của con người vào tự
nhiên, không gian xanh được định nghĩa là những khu vực đô thị nơi xảy ra sự
chuyển đổi các hệ sinh thái tự nhiên hoặc bán tự nhiên thành không gian đô thị dưới

các hoạt động của con người [7]. Từ góc độ quy hoạch cảnh quan và thiết kế đô thị,
Ling Zhang (2001) đã định nghĩa không gian xanh gần như là tất cả các khu vực
trong thành phố và các khu vực xung quanh nó, cho phép mọi người hòa mình vào
với thiên nhiên [4, 7].
Theo tổ chức Greenspace Scotland: Không gian xanh là “lá phổi xanh” của
các thị trấn và thành phố. Về cơ bản “không gian xanh” là bất kỳ diện tích thảm
thực vật nào đó trong khu vực [13]. Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) định
nghĩa không gian xanh là đất đai mà một phần hoặc hoàn toàn bao phủ bởi cỏ, cây,
cây bụi, hoặc thảm thực vật khác. Chúng bao gồm các công viên, vườn cộng đồng,
và nghĩa trang [14].
Đề cập đến một số định nghĩa từ các nước khác như Anh, Mỹ, Nhật Bản thì
định nghĩa về không gian xanh được ưu tiên với ý nghĩa không gian [4, 8]. Anh
định nghĩa không gian xanh là đất ở các khu dân cư nơi mà các diện tích kiến trúc
hạ tầng thấp hơn 1/20 của toàn bộ khu vực (không bao gồm đất bỏ hoang) [4, 8].
Mỹ định nghĩa rằng không gian xanh là đất trong môi trường tự nhiên phục vụ cho
mục đích giải trí hay quy hoạch xây dựng đô thị [4, 8 - 9]. Nhật Bản đưa ra định


nghĩa về không gian xanh như sau: không gian xanh là đất không có các kiến trúc
hạ tầng như: Công viên, quảng trường, sân thể dục, vườn thú, khu vườn thực vật
(trừ đường và kênh) [4, 9].
Do đó trong phạm vi khóa luận, em đưa ra định nghĩa không gian xanh đô thị
bao gồm: đất mặt nước và đất đai mà một phần hoặc hoàn toàn được bao phủ bởi
cỏ, cây, cây bụi, hoặc thảm thực vật khác thuộc khu vực đô thị, không phân biệt
thành phần và quyển sở hữu.
2.2.2. Lợi ích
Hệ thống không gian xanh có tác dụng rất lớn đối với đô thị. Nó tác động và
ảnh hương trực tiếp đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống bao gồm cả lợi ích
sinh thái, lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế. Chúng là một cách để thúc đẩy phát triển
bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống.

2.2.2.1. Lợi ích sinh thái
 Làm sạch không khí : Không gian xanh làm sạch không khí thông qua các
quá trình:
- Cân bằng cacbon và oxy: Trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí CO2 và
nhả khí O2. Quá trình này đóng một vai trò quan trọng trong việc cân bằng
cacbon và oxy. Theo số liệu thống kê từ các nghiên cứu, 1 ha cây xanh có thể
tiêu thụ 1 tấn CO2 và giải phóng 0,75 tấn O2 hàng ngày trong mùa sinh trưởng
[4,13].
- Hấp thụ khí độc: Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp thì
ngày càng có nhiều khí độc hại phát sinh, trong đó chủ yếu bao gồm SO2, NOx,
Cl2, HF, NH3, Hg... Thảm thực vật có khả năng hấp thụ và chuyển đổi các khí
độc hại trong môi trường thông qua các cơ quan như lá, rễ... Như vậy, không gian
xanh góp phần làm giảm ô nhiễm không khí.
- Lọc bụi: Thảm thực vật có khả năng giữ, lọc và hấp thụ bụi. Nguyên nhân là do
lá cây được bao phủ bởi lông và chất bài tiết nên có thể giữ lại các hạt bụi, đồng
thời nhờ hệ thống mao mạch nên cây có khả năng hấp thụ bụi trong không khí.
Một ví dụ tại Bắc Kinh: khi tỷ lệ cây xanh che phủ là 10%, tổng số hạt bụi trong


môi trường khu vực đã giảm 15,7%. Tuy nhiên khi tỷ lệ che phủ là 40%, con số
này đã giảm 62,9% [4, 14].
 Cải thiện môi trường đô thị
Các hiệu ứng đảo nhiệt đô thị thường xảy ra tại các khu vực đô thị hoá, nơi mà
các tòa nhà, nhựa đường, bê tông hấp thụ bức xạ mặt trời và sau đó phản xạ lại, làm
cho nhiệt độ không khí của thành phố tăng lên. Cây xanh có khả năng làm giảm
hiệu ứng đảo nhiệt trong các đô thị, ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời trực tiếp bằng
cách hấp thụ nhiệt bề mặt, và gián tiếp thông qua việc làm chậm quá trình thoát hơi
nước. Đồng thời, cây có thể làm chậm tốc độ gió và che chắn để giảm nhiệt độ của
các tòa nhà.
Thảm thực vật còn có khả năng giữ độ ẩm đất và không khí. Một số nghiên

cứu đã chứng minh rằng mỗi năm 1 ha rừng có thể thoát ra 8000 tấn hơi nước và
hấp thụ 4 tỷ calo nhiệt mỗi năm [4, 15]. Vì vậy, không gian xanh có thể cải thiện độ
ẩm không khí 4% ~ 30%. Ngoài ra khả năng kiểm soát và lưu thông gió của chúng
cũng góp phần đáng kể trong việc cải thiện không khí. Những không gian xanh ở
ven sông và ven hồ có thể được sử dụng để dẫn luồng không khí tự nhiên từ ngoại ô
vào nội đô. Như vậy, đối lưu không khí được cải thiện.
 Ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro
- Ngăn chặn động đất và cháy rừng: Theo nhu cầu bảo vệ môi trường và ngăn chặn
các mối nguy hiểm, đô thị diện tích không gian xanh nên cao hơn 30% trong tổng
diện tích đô thị. Các vùng nước như ao, hồ, sông, suối... có tác dụng chữa cháy,
ngoài ra lá cây chứa nhiều nước và có thể làm chậm gió, vì vậy nó có thể đóng
một vai trò hiệu quả trong việc ngăn ngừa hỏa hoạn.
- Bảo tồn nước và đất: Thảm thực vật có tác dụng làm giảm các tác động trực tiếp
lên mặt đất. Ví dụ hệ thống lá cây làm giảm lực tác động của các hạt mưa xuống
mặt đất. Ngoài ra, hệ thống rễ có thể bám chặt trong đất, giữ lại cát, đá. Như vậy
không gian xanh có tác dụng tốt trong việc làm giảm lũ lụt và ngăn chặn đất bị
xói mòn. Vì vậy, không gian xanh đô thị có chức năng bảo tồn nước và đất thông
qua quá trình giữ lại nước mưa, làm giảm tốc độ gió và dùng hệ thống rễ của
chúng để giữ đất.


 Loại bỏ tiếng ồn
Tiếng ồn sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân khi nó có giá trị lớn hơn
70 decibel. Bề mặt của thân cây và lá cây là rất thô, nhiều lỗ nhỏ và lông dày đặc có
thể ngăn chặn làn sóng âm thanh truyền tới. Khoa học đã chứng minh rằng 4,4 m
chiều rộng vành đai xanh có thể loại bỏ 6 decibel tiếng ồn. Tiếng ồn sẽ được loại bỏ
tốt hơn nhiều nếu không gian xanh gần hơn với các nguồn gây ra tiếng ồn [6].
2.2.2.2. Lợi ích xã hội
 Giải trí
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, mức sống người dân không

ngừng được nâng cao, đặc biệt là các vùng đô thị. Kéo theo yêu cầu thỏa mãn các
nhu cầu vui chơi, giải trí tăng cao. Không gian xanh cung cấp không gian, dịch vụ
cùng các tiện nghi tự nhiên phục vụ cho hoạt động giải trí của con người. Chúng ta
có thể đi bộ, ngắm cảnh, chơi thể thao, gặp gỡ bạn bè... trong các không gian xanh.
Tại Quảng Châu – Trung quốc, không gian xanh là một nguồn lực quan trọng và cơ
bản cho du lịch, tỷ lệ không gian xanh có một ý nghĩa quyết định tới sự hấp dẫn đối
với khách du lịch, từ đó có thể thúc đẩy hiệu quả bán hàng và sản xuất các sản phẩm
du lịch đô thị.
 Thẩm mỹ cảnh quan
Không gian xanh không chỉ làm đẹp đô thị mà còn nâng cao hiệu quả thẩm
mỹ, làm cho môi trường đô thị đa dạng hơn. Không gian xanh đô thị là yếu tố
quan trọng để mọi người nhận biết và nắm bắt cấu trúc phong cảnh. Mặt khác,
không gian xanh đã trở thành một yếu tố quan trọng để thể hiện văn hóa đô thị
và tái tạo lại các tính năng đô thị. Mỗi không gian xanh có hình thức cụ thể của
nó, màu sắc và thành phần khác nhau. Tất cả những đặc điểm này là biểu hiện
của “tính địa phương”.
 Điều chỉnh tâm lý
Không gian xanh có sự tác động lên tâm lý của con người trong khu vực. Kurt
Lewin [4, 17], một nhà tâm lý học người Đức, mô tả mối quan hệ đó qua công thức
sau đây:


B = f (P, E)
Trong đó: B - hành vi; P - cá tính; E - môi trường
Ba thông số trên có thể chuyển tiếp với nhau. Nó có nghĩa là hành vi của con
người là kết quả của bản chất thực tế và môi trường xã hội.
Với các không gian xanh đẹp có tác dụng loại bỏ sự mệt mỏi về thể chất và áp
lực về tinh của con người. Ngoài ra, không gian xanh có vị trí, cơ sở tự nhiên tốt có
thể tạo ra một số không gian tương đối riêng tư và làm cho mọi người cảm thấy
thoải mái. Hơn nữa, không gian xanh có thể là nơi làm việc, học tập, và cung cấp

không gian để nghỉ ngơi và giao tiếp ngoài trời.
 Giáo dục
Không gian xanh là một phương tiện truyền thông mạnh mẽ có khả năng
truyền tải tất cả các loại thông tin đến mọi người dân trong đô thị và nó có ảnh
hưởng đến tính cách của người dân. Để phát huy giá trị giáo dục của không gian
xanh, cần cung cấp cho mọi người có nhiều cơ hội tiếp cận với thiên nhiên, đặc biệt
là đối với giới trẻ. Nó có lợi cho trẻ em để tìm hiểu thêm về bản chất, nâng cao ý
thức, sự sáng tạo, trí tưởng tượng, tinh thần yêu thương cuộc sống trong chúng. Vì
vậy, cần chú trọng nhiều hơn đến lợi ích xã hội của không gian xanh.
2.2.2.3. Lợi ích kinh tế
Mọi người thường quan tâm về lợi ích kinh tế của không gian xanh đô thị,
nhưng rất khó để xác định cụ thể giá trị của chúng. Giá trị kinh tế bao gồm ba phần.
Một là một số sản phẩm hữu hình có thể trực tiếp tạo ra giá thị trường, chẳng hạn
các sản phẩm như thuốc, vườn ươm, vườn trái cây… Một phần khác là một số sản
phẩm vô hình cũng có thể tạo ra giá thị trường, chẳng hạn như sự gia tăng của giá
đất, dịch vụ… Phần cuối cùng của giá cả thị trường cũng gắn liền với một số sản
phẩm vô hình, có thể tạo ra giá thị trường nhưng không được thực hiện bằng cách
trao đổi mua bán. Ví dụ quá trình nhả khí O2, hấp thụ khí CO2 có thể tiết kiệm năng
lượng. Những biện pháp can thiệp an toàn như phòng chống động đất, hỏa hoạn,
bảo tồn nước và đất có thể làm giảm một số mất mát. Người ta ước tính rằng, 100
triệu cây trưởng thành có thể tiết kiệm được 30 tỷ kilowat điện mỗi năm tại các
thành phố của Mỹ, tương đương với tiết kiệm năng lượng tiêu thụ 2 tỷ USD [4, 20].


2.2.3. Phân loại
Các tiêu chí phân loại không gian xanh trong hầu hết các tài liệu chuẩn về
không gian xanh trên thế giới gần như là đồng nhất với nhau [12]. Tuy nhiên, chưa
có một phương pháp thống nhất để phân loại không gian xanh trên thế giới cho đến
bây giờ. Các nước khác nhau đã đề xuất phân loại khác nhau dựa trên các chức
năng, kích thước và các đặc tính vật lý của hệ thống không gian xanh.

Theo Kong et al (2007), Saphores và Li (2012) thì việc phân loại không gian
xanh dựa vào việc mô tả các đặc tính của từng loại không gian xanh thông qua việc
đánh giá “khách quan” các đặc điểm như mật độ màu xanh lá cây, kích thước, đặc
điểm địa hình. Khi tính đến các yếu tố về địa hình, nó có thể được phân loại thành
núi, nước, rừng, đất nông nghiệp và đường. Hệ thống không gian xanh cũng có thể
được phân loại thành miếng vá, khu vực, đường và điểm. Tuy nhiên, các phương
pháp thiết thực và hiệu quả nhất để phân loại hệ thống không gian xanh được dựa
trên các chức năng của chúng. Trung Quốc, Đan Mạch và các nước khác áp dụng
phương pháp này để phân loại hệ thống không gian xanh quốc gia của họ [4,8].
2.2.3.1. Một số hệ thống phân loại không gian xanh trên thế giới
(1) Phân loại không gian xanh tại Châu Âu
Không gian xanh Châu Âu được phân loại trong nghiên cứu “Không gian
xanh đô thị và một cách tiếp cận kết hợp để Môi trường bền vững” của Shah Md.
Atiqul Haq năm 2011. Nghiên cứu trên 26 thành phố đến từ 15 nước Châu Âu đã
chỉ ra rằng không gian xanh đô thị như là một đóng góp quan trọng cho sự phát triển
bền vững. Định nghĩa của không gian xanh đô thị được thống nhất từ các nhà sinh
thái học, kinh tế, khoa học xã hội là không gian mở công cộng hoặc tư nhân tại các
khu vực đô thị, chủ yếu được bao phủ bởi thảm thực vật, mà có lợi ích trực tiếp
hoặc gián tiếp đến con người.
Dựa trên các nghiên cứu của các thành phố khác nhau, các nhà nghiên cứu
khác nhau cung cấp một số hướng để phân loại không gian xanh. Thứ nhất, một
trong những yếu tố chính trong việc xác định bản chất của không gian xanh là số
lượng của chúng ở thành phố. Thứ hai, cơ sở hiện có của không gian xanh cho phép


con người có thể tiếp cận và sử dụng các lợi ích mà chúng đem lại. Thứ ba, các
chức năng của những không gian xanh là như nhau đối với vị trí và phân bố trong
toàn thành phố, vai trò của chúng vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua đối với
sự phát triển bền vững. Cuối cùng, kích thước không gian xanh là tiêu chí được xem
xét để phân loại không gian xanh. Từ các tiêu chí đưa ra đã phân loại không gian

xanh thành 6 loại là: không gian xanh khu dân cư, vườn cộng đồng, khu phố xanh,
quận huyện xanh, thành phố xanh và rừng đô thị.
(2) Phân loại không gian xanh tại thành phố Aalborg – Đan Mạch
Trong nghiên cứu của Toke Emil Panduro và Kathrine Lausted Veie (2013) về
phân loại và xác định giá trị của không gian xanh đô thị. Không gian xanh tại thành
phố Aalborg được chia thành 8 loại.
Bảng 2.1: Phân loại không gian xanh tại thành phố Aalborg – Đan Mạch [5]
Cách tiếp cận

Công

Hồ

viên

Thiên

Nghĩa

nhiên

trang

Sân cỏ Khu vực
chung

Đất

Vùng


nông

đệm

nghiệp xanh
Bên ngoài

H

H

H

H

H

M

L

L

Nội bộ

H

M

M


M

H

M

L

L

Xã hội

H

H

H

M

H

M

L

L

Duy trì


H

M

L

H

M

H/M

M

L

R

R

R

R

R

R

(R)


I

Sử dụng đất
xung quanh
Chú thích:

H: mức độ cao; M: mức độ trung bình; L: mức độ thấp; R: buôn bán; I: công
nghiệp
Tiêu chí phân loại không gian xanh dựa trên số lượng và chất lượng của các
dịch vụ được cung cấp bởi chúng. Khả năng tiếp cận với không gian xanh đóng một
vai trò quan trọng trong việc xác định các dịch vụ tiềm năng của không gian xanh [5].


Trong nghiên cứu này, các cách tiếp cận không gian xanh được xem xét trên năm
hướng tiếp cận. Đầu tiên là “Tiếp cận từ bên ngoài”: những cách tiếp cập vào không
gian xanh đô thị như lối vào, các con đường mòn và đường vào không gian xanh đô
thị. “Tiếp cận nội bộ”: những cách tiếp cập trong nội bộ không gian xanh đô thị như
các đường mòn và con đường mở ra khu vực và cung cấp khả năng tiếp cận trên
toàn khu vực. “Tiếp cận xã hội”: tiếp cận với nhận thức xã hội và pháp lý của khu
vực. Một đặc điểm thứ tư của không gian xanh là mức độ của “bảo dưỡng”. Một
khu vực đòi hỏi một mức độ bảo dưỡng cao thường cung cấp nhiều các dịch vụ tốt
và thu hút hơn so với những khu vực có mức độ bảo trì thấp. Một xem xét cuối cùng
là việc sử dụng đất của cộng đồng xung quanh. Một số cách sử dụng đất xung quanh
các không gian xanh có thể làm giảm đáng kể sự hấp dẫn của chúng. Dựa trên các
tiếp cận đó để xác định các dịch vụ tiềm năng mỗi không gian xanh đem lại, từ đó
làm cơ sở để phân loại không gian xanh trong khu vực.
(3) Phân loại không gian xanh tại Trung Quốc
Hệ thống phân loại không gian xanh của Trung Quốc được phát triển từng
bước. Quy hoạch đô thị và nông thôn (1961) phân loại hệ thống không gian xanh

thành 4 loại: không gian xanh công cộng, không gian xanh khu vực đường phố,
không gian xanh cảnh quan và không gian xanh phục hồi sức khoẻ. Năm 1973, Ủy
ban xây dựng quốc gia phân loại hệ thống không gian xanh thành 5 loại: không gian
xanh công cộng, không gian xanh sân vườn, cây đường phố, không gian xanh đô thị
và không gian xanh phòng thủ. Quy hoạch không gian xanh vườn đô thị (1981)
phân không gian xanh thành 6 loại: không gian xanh công cộng, không gian xanh
khu dân cư, không gian xanh liên kết, không gian xanh giao thông, không gian
xanh khu vực cảnh quan và không gian xanh phòng thủ. Có 7 loại trong đô thị
Greening Byelaw (1992), trong đó bao gồm không gian xanh công cộng, không
gian xanh nhà ở, phòng ban trực thuộc không gian xanh, lâm nghiệp phòng thủ,
không gian xanh sản xuất, cảnh quan và không gian xanh đường chính. Đô thị
Landuse phân thành 2 loại: không gian xanh công cộng, sản xuất và không gian
xanh phòng thủ [4, 11 - 12].


Những năm gần đây, nhiều học giả đã phân loại hệ thống không gian xanh đô
thị thành nhiều loại khác nhau để đáp ứng nhu cầu của công trình xây dựng đô thị.
Năm 2001, Jia Jian Zhong đã phân loại không gian xanh thành 9 loại như sau:
Bảng 2.2: Phân loại không gian xanh tại Trung Quốc [4, 12]
STT
1
2
3

Định nghĩa

Phân loại
Công viên

Công viên toàn thành phố, công viên toàn quận, vườn

thú, công viên thiếu nhi…

Đường bộ

Vườn nhỏ, đại lộ, vành đai sân vườn…

Nhà ở

Không gian xanh trong khu dân cư, không gian xanh
trong khu vực đường phố…

Sở hữu

Không gian xanh liên kết trong các nhà máy, trường
học, bệnh viện, khách sạn, nhà kho, cơ sở công cộng

4

thành phố …
5

6
7
8

9

Hành lang

Cây bên đường, không gian xanh có liên quan đến hệ


xanh

thống đường sá.

Phòng hộ

Đất lâm nghiệp phòng hộ, nước và lâm nghiệp, bảo vệ
đất…

Sản xuất

Nhà trẻ, hoa, vườn vườn cỏ…

Cảnh quan

Hệ thống cảnh quan, khu vực lâm nghiệp, vùng lâm
nghiệp độc lập khác.

Sinh thái

Khu vực cảnh quan, sân vườn, bảo tồn thiên nhiên, bảo

ngoại ô

tồn nguồn nước, đất nông nghiệp, vườn cây ăn trái, và
đất lâm nghiệp khác.

2.2.3.2. Phân loại không gian xanh tại Việt Nam
Tại Việt Nam đến nay vẫn chưa có một hệ thống phân loại không gian xanh

được đưa ra. Đã có một số đề tài về không gian xanh được tiến hành tại Việt Nam,
tuy nhiên chỉ tìm thấy hệ thống phân loại không gian xanh trong nghiên cứu “Định


hướng xây dựng không gian xanh khu vực Ba Vì cho thành phố Hà Nội” của các tác
giả Lê Tiến Dũng, Nguyễn Thị Phượng, được đăng trên “tạp chí Khoa Học và Công
Nghệ” năm 2012. Theo các tác giả thì nếu nhìn nhận một cách toàn diện, ngoài cây
xanh đường phố, công viên, mặt nước, không gian xanh đô thị còn bao gồm các
hành lang xanh, vành đai xanh, thị trấn sinh thái, công viên sinh thái, khu sản xuất
nông nghiệp chất lượng cao, vùng trồng hoa, vùng bảo tồn cây xanh, trục xanh cảnh
quan. Tuy nhiên, hệ thống phân loại này chỉ dựa trên tiêu chí lợi ích mà không gian
xanh đem lại để phân loại.
2.2.4. Kích thước
2.2.4.1. Kích thước không gian xanh trên thế giới
Kích thước không gian xanh được tìm thấy trong hệ thống phân loại không
gian xanh tại Châu Âu. Tiêu chuẩn đó căn cứ vào diện tích bề mặt tối thiểu và
khoảng cách từ nhà tới các không gian xanh. Theo đó, diện tích bề mặt tối thiểu là 1
ha được áp dụng với vườn công cộng và khoảng cách tối đa từ nhà tới các không
gian xanh nhỏ nhất là 80 m được áp dụng với thành phố xanh. Bảng 2.3 thể hiện các
tiêu chuẩn về kích thước tối thiểu của các loại không gian xanh đô thị ở Châu Âu.
Bảng 2.3: Tiêu chuẩn tối thiểu cho các không gian xanh đô thị tại Châu Âu [5]
Mức độ chức năng

Khoảng cách tối đa từ nhà

Bề mặt tối thiểu (ha)

(m)
Không gian xanh khu dân



150

Vườn cộng đồng

400

1

Khu phố xanh

80

10 (công viên: 5)

Khu vực quận huyện xanh

1600

30 (công viên: 10)

Thành phố xanh

3200

60

Rừng đô thị

≥ 200 thị trấn nhỏ

5000

≥ 300 thành phố lớn


Ngoài ra, kích thước không gian xanh còn được tìm thấy trong hệ thống phân
loại công viên tại Mỹ. Diện tích và bán kính phục vụ của các loại công viên được
thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.4: Phân loại công viên ở Mỹ [4, 11]
Phân loại

Diện tích

Phục vụ (người)

Công viên

200 – 400 m2

500 – 2500

Vườn nhỏ

200 – 400 m2

500 – 2500

Xung quanh

Công viên


2 – 8 ha

2000 - 10000

400 – 800 m

8 – 40 ha

10000 - 50000

800 – 5000 m

≥ 40 ha

≥ 50000

Khoảng cách trong vòng nửa

Bán kính phục vụ
Xung quanh

thiếu nhi

cộng đồng
Công viên
huyện
Công viên
khu vực đô


giờ lái xe (xe ô tô)

thị lớn
Công viên

≥ 100 ha

vực lớn hơn

vùng
Cơ sở cụ thể

Phục vụ một khu Khoảng cách trong vòng nửa
giờ lái xe (xe ô tô)

Bao gồm đường, bờ biển, hình vuông, khu di tích lịch sử, ngập
nước, công viên nhỏ, bãi cỏ, đất lâm nghiệp…

2.2.4.2. Kích thước không gian xanh tại Việt Nam
Do chưa có hệ thống phân loại không gian xanh một cách rõ ràng tại Việt
Nam, nên chưa có tiêu chuẩn quy định riêng về kích thước của các loại không gian
xanh. Tuy nhiên, kích thước thước công viên và hành lang xanh đã được quy định
trong quyết định số 01/2006/QĐ – BXD của bộ xây dựng ngày 05 tháng 1 năm
2006 ban hành TCXDVN 362: 2005: Quy hoạch cây xanh sử dụng trong các đô thị
- tiêu chuẩn thiết kế.


×