Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

công tác quy hoạch đô thị ở hà nội hiện nay tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.55 KB, 27 trang )

MỞ ĐẦU
1.Mục đích,ý nghĩa của đề tài.
Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đặt ra cho đất
nước chúng ta rất nhiều vấn đề cần giải quyết.Thành phố Hà Nội cũng là một
trong nhũng thành phố lớn đất nước cũng đặt ra cho mình một trong những vấn
đề cần giải quyết hiện nay là việc quy hoạch đô thị.
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu chúng tôi đã thấy rõ mục đích và ý
nghĩa của đề tài và thiết thực của quá trình đô thị Hà Nội hiện nay qua đó hiểu
rõ thêm quá trình đô thị hóa ở Hà Nội là tổ chức không gian sống cho các đô thị
và các khu vực đô thị. Nó là nghệ thuật sắp xếp tổ chức các không gian chức
năng, khống chế hình thái kiến trúc trong đô thị trên cơ sở các điều tra, dự báo,
tính toán sự phát triển, đặc điểm, vai trò, nhu cầu và nguồn lực của đô thị, nhằm
cụ thể hóa chính sách phát triển, giảm thiểu các tác động có hại phát sinh trong
quá trình đô thị hóa, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, và hướng tới sự phát triển
bền vững. Các không gian đô thị, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng
xã hội đô thị cần được quy hoạch phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế - xã
hội- môi trường.
2.Nhiệm vụ nghiên cứu.
Qua việc nghiên cứu ta phải thấy rõ nhiệm vụ cần làm là công tác quy
hoạch nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia, trước
tiên là cụ thể hóa chiến lược phát triển của đô thị đối với nền kinh tế quốc dân.
Tất cả các đô thị đều phải có quy hoạch: quy hoạch cải tạo và quy hoạch xây
dựng phát triển đô thị. Các đồ án quy hoạch được duyệt là cơ sở pháp lý để quản
lý xây dựng đô thị, tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ bản. Ở Việt
Nam, theo quy định của bộ xây dựng thực thi đồ án quy hoạch xây dựng đô thị
bao gồm các giai đoạn sau: quy hoạch vùng lãnh thổ , quy hoạch chi tiết đô thị,
quy hoạch chi tiết cụm công trình ,thiết kế xây dựng công trình.

1



Nhiệm vụ đặt ra là tổ chức sản xuấtquy hoạch đô thị phải đảm bảo hợp lý
các khu vực sản xuất, trước tiên là các khu công nghiệp tập trung, các nhà máy
vừa và nhỏ, các cơ sở thủ công nghiệp và các loại hình đặc trưng khác. Phải giải
quyết mối quan hệ giữa các khu công nghiệp với khu dân cư cũng như với các
khu hoạt động khác.
Tổ chức đời sống: quy hoạch đô thị có nhiệm vụ tổ chức tốt đời sống và
mọi hoạt động khác của người dân đô thị, tạo cơ cấu hợp lý trong việc phân bố
dân cư và sử dụng đất đai đô thị nhất là trong việc tổ chức các khu ở, các khu
công cộng, phúc lợi xã hội, các khu cây xanh, khu vui chơi giải trí…
Tổ chức không gian kiến trúc và cảnh quan, môi trường đô thị:Đây là
nhiệm vụ rất quan trọng của công tác quy hoạch đô thị nhằm cụ thể hóa công tác
xây dựng đô thị, tạo cho mỗi đô thị có một đặc trưng riêng về bộ mặt kiến trúc,
hài hòa với khung cảnh thiên nhiên và địa hình. Cho nên quy hoạch đô thị cần
xác định được hướng bố cục không gian kiến trúc, xác định vị trí và hình khối
của các công trình mang tính chủ đạo của đô thị.
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Quá trình đô thị hóa diễn ra ở Hà Nội
4.Phương pháp nghiên cứu.
Sưu tầm các tài liệu khác nhau có liên quan tới đề tài.
Phân tích và hệ thống tài liệu.
Tổng hợp đánh giá tầm quan trọng của quá trình đô thị hóa hiện nay từ đó
có những hướng giải pháp mới cho quá trình đô thị hóa ở thành phố Hà Nội.
5.Cấu trúc tiểu luận.
Mở đầu.
Nội dung:
Chương 1: Một số cơ sở lý luận về quy hoạch đô thị ở Hà Nội hiện nay.
Chương 2: Thực trạng quy hoạch đô thị ở hà Nội hiện nay .
Chương 3:Giải pháp cho vấn đề đô thị hiện nay.
Kết luận.
2



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ Ở
HÀ NỘI HIỆN NAY.
1.1 Định nghĩa đô thị.
Đô thị là một khu vực có mật độ gia tăng các công trình kiến trúc do con
người xây dựng so với các khu vực xung quanh nó. Các đô thị có thể là thành
phố, thị xã, trung tâm dân cư đông đúc nhưng phạm vi này thông thường không
mở rộng đến các khu định cư nông thôn như làng,xã,ấp.
Các đô thị được thành lập và phát triển thêm qua quá trình đô thị hóa. Đo
đạt tầm rộng của một đô thị sẽ giúp ích cho việc phân tích mật độ dân số, sự mở
rộng đô thị, và biết được các số liệu về dân số nông thôn và thành thị.
Không như một đô thị, một vùng đô thị không chỉ bao gồm đô thị mà còn
bao gồm các thành phố vệ tinh cộng vùng đất nông thôn nằm xung quanh có liên
hệ về kinh tế xã hội với thành phố đô thị cốt lỏi, tiêu biểu là mối quan hệ từ công
ăn việc làm đến việc di chuyển hàng ngày ra vào mà trong đó thành phố đô thị
cốt lõi là thị trường lao động chính. Thật vậy, các đô thị thường kết hợp và phát
triển như trung tâm hoạt động kinh tế dân số trong một vùng đô thị lớn hơn.
Các vùng đô thị thường thường được định nghĩa bằng việc sử dụng
các quận (như ở Hoa Kỳ) hoặc các đơn vị chính trị cấp quận làm đơn vị nền
tảng. Quận có chiều hướng hình thành các ranh giới chính trị bất di bất dịch..
Các đô thị được dùng để thống kê thích hợp hơn trong việc tính toán việc sử
dụng tỉ lệ đất quân bình trên đầu người và mật độ dân cư .
1.2 Định nghĩa quy hoạch đô thị.
Quy hoạch đô thị, còn gọi là quy hoạch không gian đô thị là việc nghiên
cứu có hệ thống các phương pháp để bố trí hợp lý các thành phần của đô thị, phù
hợp với nhu cầu của con người và điều kiện tự nhiên, đồng thời đề ra những giải
pháp kĩ thuật để thực hiện các phương pháp bố trí đó.
Quy hoạch đô thị là môn khoa học tổng hợp liên quan đến nhiều ngành

nghề, nhiều vấn đề: đời sống, văn hóa, xã hội, khoa học kĩ thuật, nghệ thuật và
cấu tạo môi trường sống…
3


Quy hoạch xây dựng đô thị là bộ môn khoa học kỹ thuật, xã hội, nhân
văn, là nghệ thuật về tổ chức không gian sống cho các đô thị và các khu vực đô
thị. Nó là nghệ thuật sắp xếp tổ chức các không gian chức năng, khống chế hình
thái kiến trúc trong đô thị trên cơ sở các điều tra, dự báo, tính toán sự phát triển,
đặc điểm, vai trò, nhu cầu và nguồn lực của đô thị, nhằm cụ thể hóa chính sách
phát triển, giảm thiểu các tác động có hại phát sinh trong quá trình đô thị hóa,
tận dụng tối đa mọi nguồn lực, và hướng tới sự phát triển bền vững. Các không
gian đô thị, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội đô thị cần
được quy hoạch phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế - xã hội- môi trường.
1.3 Sự cần thiết phải quy hoạch đô thị trong thời kỳ CNH – HĐH hiện
nay.
Tạo lập tối ưu các điều kiện không gian cho quá trình sản xuất và mở
rộng của xã hội.
Phát triển tổng hợp toàn diện những điều kiện sống, điều kiện lao động
và tiền đề phát triển nhân cách, quan hệ cộng đồng của con người.
Tạo lập tối ưu quá trình trao đổi chất giữa con người và thiên nhiên, khai
thác tài nguyên môi trường.
Công tác quy hoạch đô thị nhằm cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế,
xã hội của quốc gia, trước tiên là cụ thể hoá chiến lược phát triển của đô thị đối
với nền kinh tế quốc dân.
Tất cả các đô thị đều phải có quy hoạch: quy hoạch cải tạo và quy hoạch
xây dựng phát triển đô thị. Các đồ án quy hoạch được duyệt là cơ sở pháp lý để
quản lý xây dựng đô thị, tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ bản. Ở
Việt Nam theo quy định của Bộ xây dựng thì đồ án quy hoạch xây dựng đô thị
Hà Nội bao gồm các giai đoạn sau:

 Quy hoạch vùng lãnh thổ.
 Quy hoạch chi tiết đô thị.
 Quy hoạch chi tiết cụm công trình.
 Thiết kế xây dựng công trình.

4


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY HOẠCH ĐÔ THỊ Ở HÀ NỘI
HIỆN NAY.
2.1.Quy hoạch đất ở Hà Nội.
Quản lý sử dụng đất hiệu quả là điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo điều
kiện sống tốt nhất cho người dân ,cơ sở cho các hoạt động kinh tế cạnh tranh và
tính bền vững về môi trường.Khi phân bổ cho các mục đích khác nhau cần cân
nhắc tới mục tiêu kinh tế - xã hội như: dân số và việc làm, điều kiện thổ
nhưỡng,những vấn đề về môi trường,cấu trúc không gian của thành phố,các chỉ
tiêu về sử dụng đất.Quản lý và phát triển sử dụng đất là cơ sở để phát triển đô thị
hiệu quả.Việc cấp đất đô thị công bằng và thông suốt là yếu tố quan trọng để
thành phố phát triển mạnh mẽ và bền vững.
2.1.1. Đất ở đô thị Hà Nội.
Đất ở đô thị Hà Nội là đất xây dựng các công trình nhà ở các loại. Việc tổ
chức hợp lý khu đất ở đô thị có ý nghĩa quyết định đến đời sống nhân dân đô
thị , đến môi trường và khung cảnh sống đô thị. Trước đây đất ở đô thị được coi
là những đơn vị ở tiểu khu được tổ chức theo một nguyên lí cứng nhắc và đồng
đều trong một cuộc sống đô thị. Quan niệm bình quân và đồng đều trong việc
phân chia, quản lí đất đai xây dựng nhà ở đã dẫn đến tình trạng ổn định trong
cấu trúc đô thị và hình thức tổ chức không gian kiến trúc các khu ở. Đất ở đô thị
Hà Nội là phạm vi đất đai xây dựng các công trình nhà ở, các công trình phục vụ
công cộng thiết yếu hàng ngày, các cửa hàng dịch vụ tư nhân, tập thể hoặc nhà
nước gắn liền với công trình nhà ở có quy mô nhỏ dọc theo các đường phố nội

bộ, các khu cây xanh vườn hoa nhỏ cho trẻ em trên các khu đất trống giữa các
công trình. Đất ở đô thị Hà Nội được giới hạn bởi hệ thống đường nội bộ, phân
thành các lô đất có quy mô vừa đủ để đảm bảo cuộc sống an toàn thoải mái và
bền vững. Việc tổ chức hợp lý khu ở đô thị Hà Nội có ý nghĩa quyết định đến
đời sống nhân dân đô thị , đến môi trường và khung cảnh sống đô thị. Trước đây
5


đất ở đô thị được coi là những đơn vị ở tiểu khu được tổ chức theo một nguyên lí
cứng nhắc và đồng đều trong một cuộc sống đô thị. Quan niệm bình quân và
đồng đều trong việc phân chia, quản lí đất đai xây dựng nhà ở đã dẫn đến tình
trạng mô nô tôn trong cấu trúc đô thị và hình thức tổ chức không gian kiến trúc
các khu ở. Đất ở đô thị là phạm vi đất đai xây dựng các công trình nhà ở, các
công trình phục vụ công cộng thiết yếu hàng ngày, các cửa hàng dịch vụ tư
nhân, tập thể hoặc nhà nước gắn liền với công trình nhà ở có quy mô nhỏ dọc
theo các đường phố nội bộ, các khu cây xanh vườn hoa nhỏ cho trẻ em trên các
khu đất trống giữa các công trình. Đất ở đô thị được giới hạn bởi hệ thống
đường nội bộ, phân thành các lô đất có quy mô vừa đủ để đảm bảo cuộc sống an
toàn thoải mái và bền vững.
2.1.2. Đất xây dựng các công trình công cộng Hà Nội.
Đất xây dựng các công trình công cộng Hà Nội là những lô đất dành
riêng cho cac công trình dịch vụ công cộng cấp thành phố, cấp quận và khu nhà
ở về các mặt văn hóa, chính trị hành chính, xã hội...Các công trình này trực tiếp
phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày ở đô thị, xây dựng tập trung hoặc phân tán
trong khu dân dụng tùy theo yêu cầu và chức năng dịch vụ
- Để phục vụ tốt cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, trong khu đô thị cần
xây dựng một hệ thống các trung tâm công cộng từ thành phố đến các đơn vị ở
nhỏ nhặt, kể cả trong khu vực sản xuất công nghiệp bao gồm:
+ các công trình xây dựng ở trung tâm thành phố là những cửa hàng lớn
xây dựng tập trung và phân tán trong khu trung tâm khác của toàn đô thị

+ Các công trình dịch vụ công cộng xây dựng ở các khu trung tâm thành
phố, quận. khu nhà ở lớn, các khu vực nghỉ ngơi, các trung tâm chuyên ngành
khác ( y tế, giáo dục, khoa học...)
Đất xây dựng các công trình công cộng trong khu dân dụng Hà Nội là
những khu đất dành riêng cho các công trình dịch vụ công cộng cấp thành phố,
cấp quận và khu nhà ở về các mặt văn hóa, chính trị, hành chính, xã hội…

6


Các công trình này trực tiếp phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày ở đô thị,
xây dựng tập trung hoặc phân tán trong khu dân dụng tùy theo yêu cầu và chức
năng dịch vụ. Các công trình xây dựng ở trung tâm TP là những cửa hàng lớn,
xây dựng tập trung hoặc phân tán trong khu trung tâm cùng với các công trình
trung tâm khác của toàn đô thị. Các công trình dịch vụ công cộng xây dựng ở
các khu trung tâm TP, quận, khu nhà ở lớn, các khu nghỉ ngơi, các trung tâm
chuyên ngành khác (y tế, giáo dục, khoa học….)
2.1.3. Đất đường và quảng trường Hà Nội.
Đất đường và quảng trường Hà Nội chúng ta phải quy hoạch mạng lưới
giao thông nối liền các bộ phận chức năng với nhau thành một thể thống nhất.
Không gian đường bao gồm các tuyến đường cho xe chạy, các lối đi và trang
thiết bị dọc đường như vỉa hè, cây xanh, quảng trường. Đây là những không gian
công cộng do thành phố quản lí và xây dựng.
Quy hoạch đất đường và quảng trường Hà Nội trong khu dân dụng tạo
mạng lưới giao thông nối liền các bộ phận chức năng với nhau thành một thể
thống nhất. Đường trong khu dân dụng cũng là ranh giới cụ thể phân chia các
khu đất trong khu dân dụng thành các đơn vị ở, các khu ở và các khu công cộng.
Không gian đường bao gồm các tuyến đường cho xe chạy, các lối đặc điểm và
trang thiết bị dọc đường như vỉa hè, cây xanh quảng trường. Đây là những
không gian công cộng đô thị thành phố quản lý và xây dựng .Tạo không gian

hợp lý quy hoạch tổng thể hai khu vực này trong hệ thống quy hoạch tổng thể
thành phố Hà Nội.
2.1.4. Đất cây xanh và thể dục thể thao Hà Nội.
Đất cây xanh và thể dục thể thao Hà Nội có hệ thống cây xanh nhằm
phục vụ cho vấn đề vui chơi giải trí ,thể thao của trẻ em và người lớn .Khu cây
xanh này thường được tổ chức gắn liền với hệ thống trường học và câu lạc bộ
trong các đơn vị ở đất cây xanh trong khu dân dụng không tính đến các công
viên văn hóa nghỉ ngơi, cây xanh trong vườn phục vụ cho chức năng riêng như

7


vườn bách thú, vườn bách thảo, các dãy phòng hộ, các công viên rừng... ở phía
ngoài thành phố.
Trong khu dân dụng có hệ thống cây xanh vườn hoa công viên nhằm
phục vụ cho vấn đề vui chơi giải trí thể thao thể dục của trẻ em và người lớn
chúng được bố trí trong các khu nhà ở, các đơn vị ở. Khu cây xanh này thường
được tổ chức gắn liền với hệ thống trường học và câu lạc bộ trong các đơn vị ở
Hà Nội.
Đất cây xanh khu dân dụng không tính đến các công viên văn hóa nghỉ
ngơi, cây xanh trong các khu vườn, đặc biệt phục vụ cho chức năng riêng như
vườn thú,vườn bách thảo, các dãy cây phòng hộ, các công viên rừng…. ở phía
ngoài thành phố.
Quy hoạch sẽ xác định vành đai xanh bao quanh Thành phố Trung tâm để
đảm bảo cân bằng, ổn định phát triển bền vững. Tránh phát triển không gian
Thành phố Trung tâm theo dạng hình sao kéo dài theo các trục hướng tâm,
không kiểm soát được. Hạn chế tối đa việc tập trung dân số, cơ sở kinh tế, tránh
hình thành siêu đô thị. Hạn chế di dân cơ học về Thành phố Trung tâm bằng
việc phát triển các đô thị trung gian vừa và nhỏ trên địa bàn các tỉnh, tạo công ăn
việc làm tại địa phương. Xác định quy mô dân số, đất đai hợp lý cho Thành phố

Trung tâm để phát triển ổn định lâu dài. Cần dựa vào hệ thống các đô thị vệ tinh
và đối trọng trong Vùng để giảm sức ép lên Thành phố Trung tâm...
Sông Hồng là một thắng cảnh đẹp của Thủ đô, cần phải được nghiên cứu
bài bản, đồng bộ và toàn diện, gắn với tổng thể chung của Thủ đô. Khai thác yếu
tố cây xanh - mặt nước - văn hoá làm bật lên trục không gian chính của Thủ đô
gắn với trục Cổ Loa - Hồ Tây tạo thành trọng tâm bố cục không gian cho mặt
bằng thành phố. Hình thành hệ thống trung tâm công cộng lớn cả phía Bắc và
phía Nam sông Hồng trong một tổng thể chung thống nhất. Xác định các khu
vực đặc thù của Thủ đô như: phố cổ, phố cũ, Hồ Tây - Hồ Gươm - Thành Cổ Sông Hồng - Cổ Loa, các làng nghề truyền thống… để khoanh vùng kiểm soát
phát triển và giữ được nét đặc trưng văn hoá riêng của Hà Nội. Hệ thống cây
8


xanh công viên cũng cần được hình thành và xác định rõ trên cơ sở các công
viên nội đô, công viên ven đô, kết hợp với vành đai xanh tạo thành các nêm cây
xanh đưa sâu vào Thành phố Trung tâm.
2.2.Quy hoạch kiến trúc Hà Nội.
Lịch sử lâu đời cùng nền văn hóa phong phú đã giúp Hà Nội có được
kiến trúc đa dạng và mang dấu ấn riêng. Nhưng sau một thời gian phát triển
thiếu quy hoạch, thành phố hiện nay tràn ngập những ngôi nhà ống trên các con
phố lắt léo, những công trình tôn giáo nằm sâu trong các khu dân cư, những cao
ốc bên các khu phố cũ, những cột điện chăng kín dây... nhưng thiếu vắng không
gian công cộng. Năm 2010, Hà Nội lập Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ
đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 cho một thành phố 9,1 triệu
dân vào năm 2030 và trên 10 triệu người vào năm 2050. Về mặt kiến trúc, có thể
chia Hà Nội ngày nay thành bốn khu vực: khu phố cũ, khu thành cổ, khu phố
Pháp và các khu mới quy hoạch.
Hình ảnh Hà Nội

2.2.1.Khu phố cổ Hà Nội

Khu phố cổ Hà Nội, trung tâm lịch sử của thành phố, hiện nay vẫn là khu
vực đông đúc nhất. Địa giới không gian khu phố cổ có thể coi là một hình tam
giác cân với đỉnh là phố Hàng Than, cạnh phía Đông là đê sông Hồng, cạnh phía
Tây là Hàng Cót, Hàng Điếu, Hàng Da, còn đáy là trục Hàng Bông–Hàng Gai–
Cầu Gỗ. Qua nhiều năm, những cư dân sinh sống nhờ các nghề thủ công, buôn
9


bán tiểu thương đã hình thành những con phố nghề đặc trưng mang những cái
tên như Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Đường, Hàng Thùng...
Tất cả các ngôi nhà hai bên đường khu phố cổ đều theo kiểu nhà ống,
mang nét đặc trưng: bề ngang hẹp, chiều dài sâu, đôi khi thông sang phố khác.
Bên trong các ngôi nhà này cũng có cách bố trí gần như nhau: gian ngoài là nơi
bán hoặc làm hàng, tiếp đó là khoảng sân lộ thiên để lấy ánh sáng, trên sân có bể
cạn trang trí, quanh sân là cây cảnh, giàn hoa, gian nhà trong mới là nơi ăn ở và
nối tiếp là khu phụ. Những năm gần đây, mật độ dân số cao khiến phố cổ Hà
Nội xuống cấp khá nghiêm trọng. Một phần cư dân ở đây phải sống trong điều
kiện thiếu tiện nghi, thậm chí bất tiện, nguy hiểm. Một vài trường hợp đặc biệt
được ghi nhận như ba người sống trong một diện tích 1,5 m² hay bốn người sống
trong một căn phòng 10 m² nhưng trên nóc một nhà vệ sinh chung. Trong khu
36 phố phường thuộc dự án bảo tồn, hiện chỉ còn một vài nhà cổ có giá trị, còn
lại hầu hết đã được xây mới hoặc cải tạo tùy tiện. Việt Nam chưa lựa chọn được
giải pháp phù hợp để trùng tu phố cổ Hà Nội bởi chưa thể xác định được cụ thể
cái gì là quý nhất, dù đã có khoảng hơn 20 nước trên thế giới tham gia nghiên
cứu, và đưa ra nhiều phương án trùng tu.
Trong khu phố cổ Hà Nội hiện nay có 112 di tích lịch sử và văn hóa,
trong đó có 90 di tích lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng; 22 di tích mang dấu ấn cách
mạng; chưa kể hàng trăm ngôi nhà được xác định có giá trị kiến trúc tiêu biểu
chẳng hạn như nhà số 38 phố Hàng Đào -.trước kia là đình Đồng Lạc (đình của
chợ bán tơ lụa) được xây dựng vào thế kỷ thứ XVII, triều vua Lê', còn lưu giữ

một số tấm bia đá có từ năm 1856; hoặc ngôi nhà số 87 phố Mã Mây có kiến
trúc đẹp với những bày trí vật dụng mang phong cách Á Đông...
Việc trùng tu và bảo tồn khu phố cổ Hà Nội hiện đang khiến các nhà
chức năng băn khoăn bởi trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, đã có nhiều ngôi nhà,
công trình xuống cấp cần phải sửa sang, trùng tu lại. Tuy nhiên, theo ông
Nghiêm, vẫn chưa thấy phương án trùng tu phổ cổ nào phù hợp, mặc dù Hà Nội

10


đã mời rất nhiều nước tham gia, hoặc là tự nguyện hoặc là hợp tác, như
Australia, Nhật, Pháp, Thụy Điển…
Theo số liệu của Ban Quản lý khu phố cổ Hà Nội, hiện thành phố có gần
1.100 ngôi nhà có giá trị cần phải trùng tu, sửa chữa với khoảng 15.000 hộ gia
đình sinh sống. Trong số các công trình nhà ở phố cổ có trên 20% nhà mới;
63,1% nhà xuống cấp; 11,7% nhà hư hỏng; 5,1% nhà không đủ điều kiện sinh
sống.
Hiện nay, một trong những khó khăn lớn của Hà Nội là phải nâng cấp,
trùng tu các ngôi nhà này như thế nào trong khi tổng thể các ngôi nhà mọc san
sát, liền kề nhau. Mặt khác, vấn đề sửa chữa, nâng cấp khu phố cổ Hà Nội phải
tính đến việc bảo vệ các di tích văn hoá, lịch sử, cách mạng nằm liền kề với các
ngôi nhà cổ bởi khi sửa chữa ngôi nhà này sẽ ảnh hưởng tới kiến trúc và kết cấu
của các di tích lịch sử kề cận.
Để giữ gìn khu phố cổ, vấn đề đáng quan tâm là phải đảm bảo điều kiện
dân sinh, đảm bảo điều kiện sống cho người dân. Một vấn đề đặt ra hiện nay,
nhiều người dân đã ở đây 30 - 40 năm, phải sống trong cảnh chật hẹp nhưng vẫn
không chịu chuyển đi nơi khác vì cuộc sống của họ còn gắn liền với việc buôn
bán, kinh doanh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân giải thích vì sao mà
thành phố Hà Nội có chủ trương di dân đến nơi khác để trùng tu, nâng cấp phố
cổ nhưng tiến độ thực hiện còn chậm và chưa đồng bộ.

Việc lập hồ sơ thống kê, đánh giá về giá trị kiến trúc tại phố cổ Hà Nội
cũng luôn thay đổi với tốc độ chóng mặt. Năm 1995, bản quy hoạch phố cổ đưa
ra danh sách 24 di tích cần bảo vệ trong khu phố cổ. Con số đó được nâng lên
thành 104 di tích vào năm 1998 và 121 di tích vào năm 2004. Tương tự, năm
1995, danh sách các kiến trúc nhà cổ có giá trị tại đây là 800 nhà, sau đó lại tụt
xuống 300 di tích vào năm 2008.
Chìa khóa cho việc trùng tu thành công khu phố cổ nằm ở hai thao tác:
khảo sát phân loại và lên kế hoạch trùng tu thật chuẩn, đồng thời tích cực đi tìm
sự ủng hộ từ phía người dân
Đầu tiên phải có quy chế, được thể chế hóa bằng những văn bản pháp
luật, trong đó chỉ rõ người dân làm gì, chính quyền làm gì và phối hợp với nhau
11


như thế nào… Tiếp đó là nhận diện trong khu phố cổ cái gì quý nhất, dựa vào đó
xác định chỉ tiêu để có thể lựa chọn một vài ngồi nhà để thực hiện bảo tồn thí
điểm thay vì chọn lựa quá nhiều.
2.2.2.Khu thành cổ
Khu thành cổ, tức hoàng thành Thăng Long, nằm ở khoảng giữa hồ
Tây và hồ Hoàn Kiếm, xuất hiện cùng với kinh đô Thăng Long. Trải qua nhiều
lần phá hủy, xây dựng lại rồi tiếp tục bị tàn phá, hoàng thành Thăng Long hiện
chỉ lưu lại ở một vài dấu vết. Trên phố Phan Ðình Phùng hiện nay còn cửa Bắc
của thành được xây bằng đá và gạch rất kiên cố. Cột cờ Hà Nội xây năm 1812
hiện nằm trên đường Ðiện Biên Phủ. Công trình cao 40 mét này gồm ba nền
thềm rộng và tháp cổ hình lăng trụ, bên trong có cầu thang xoắn ốc dẫn lên kỳ
đài. Phía Nam thành cổ còn lưu lại được một quần thể di tích đa dạng là Văn
Miếu-Quốc Tử Giám, được xây từ đầu thế kỷ 11. Văn Miếu –Quốc Tử Giám
gồm hai di tích chính, Văn Miếu – nơi thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho
giáo và Chu Văn An – và Quốc Tử Giám – trường quốc học cao cấp đầu tiên của
Việt Nam – công trình không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nơi tổ chức

nhiều hoạt động văn hóa.
Ngày 31 tháng 7 năm 2010, tại kỳ họp lần thứ 34 tại Brasilia, thủ đô
của Brasil, Ủy ban di sản thế giới của UNESCO đã công nhận khu Trung tâm
Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới dựa trên 3 tiêu chí:
Chiều dài lịch sử văn hóa, tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm
quyền lực, và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú. Sáng 1 tháng 10 năm
2010, trong buổi khai mạc Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Tổng Giám
đốc UNESCO Irina Bokova đã trao bằng Di sản văn hóa thế giới khu Trung tâm
Hoàng thành Thăng Long cho lãnh đạo Thành phố Hà Nội.

12


2.2.3 Khu phố Pháp
Năm 1883, người Pháp bắt đầu lên kế hoạch xây dựng lại thành phố. Dựa
trên các khu phố Hà Nội vốn có, những kiến trúc sư người Pháp vạch thêm các
con đường mới, xây dựng các công trình theo hướng thích nghi với môi trường
sở tại, tạo nên một phong cách ngày nay được gọi là kiến trúc thuộc địa. Khu
vực đô thị do người Pháp quy hoạch và xây dựng gồm ba khu: nhượng địa,
thành cũ và nam hồ Hoàn Kiếm, ngày nay mang tên chung là khu phố cũ, hay
khu phố Pháp.
Khu nhượng địa mang hình chữ nhật được giới hạn bởi các con phố Bạch
Đằng, Tràng Tiền, Lê Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Nguyễn Huy Tự hiện
nay. Vốn là đồn thủy quân của Hà Nội cổ, đến năm 1875, khu vực này được
nhượng lại cho quân đội Pháp xây doanh trại, dinh thự và bệnh viện. Những
công trình kiến trúc ở đây có mái lợp ngói đá đen, hành lang xung quanh, nhà
cuốn hình cung. Dinh thự Tổng tham mưu trưởng quân Pháp, ngày nay là Nhà
khách Bộ Quốc phòng xây dựng trong khoảng thời gian 1874 đến 1877. Bệnh
viện Lanessan, hiện là Quân y viện 108 và Bệnh viện Hữu Nghị, khánh thành
năm 1893. Khu thành cũ gồm các phố Phan Đình Phùng, Hùng Vương, Hoàng

Diệu, Điện Biên Phủ, Lê Hồng Phong, Chu Văn An, Trần Phú. Những con
đường ở đây rộng, dài và được trồng nhiều cây xanh. Các biệt thự mang kiến
trúc miền Bắc nước Pháp với trang trí cầu kỳ, tỷ mỉ. Một công trình kiến trúc
tiêu biểu và quan trọng của khu thành cũ là Phủ Toàn quyền, ngày nay là Phủ
Chủ tịch, được xây dựng trong khoảng 1900 đến 1902. Khu nam hồ Hoàn Kiếm
cũng là một hình chữ nhật với hai cạnh dài là phố Tràng Thi – Tràng Tiền và
phố Trần Hưng Đạo, hai cạnh ngang là phố Phan Bội Châu và phố Phan Chu
Trinh. Khu vực này được xây dựng đồng thời với khu thành cũ song quy trình
quy hoạch có chậm hơn do phải giải tỏa nhiều làng xóm. Một công trình quan
trọng của thành phố là Nhà hát Lớn nằm ở đầu phố Tràng Tiền, được xây
từ 1902 tới 1911, theo mẫu Opéra Garnier của Paris.

13


Kiến trúc Pháp thường được xem như một di sản của Hà Nội, nhưng
ngày nay đã phải chịu nhiều biến đổi. Những công trình cao tầng và các ngôi
nhà giả phong cách Pháp làm khu phố cũ trở nên khó nhận diện. Bên cạnh đó,
nhiều thửa đất được sát nhập để xây dựng các cao ốc khiến cảnh quan bị phá vỡ.
Những hàng rào thấp dọc các con phố, những màu sắc tiêu biểu – tường vàng và
cửa gỗ màu xanh – cũng bị thay đổi và che lấp bởi các biểu hiệu quảng cáo.
Hiện Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội với sự giúp đỡ của vùng Île-deFrance đang triển khai dự án bảo tồn và phát triển khu phố này.
2.2.4. Kiến trúc hiện đại
Vào những năm 1960 và 1970, hàng loạt các khu nhà tập thể theo kiểu
lắp ghép xuất hiện ở những khu phố Kim Liên, Trung Tự, Giảng Võ, Thành
Công, Thanh Xuân Bắc... Do sử dụng các cấu kiện bê tông cốt thép sản xuất
theo quy trình thủ công, những công trình này hiện rơi vào tình trạng xuống cấp
nghiệm trọng. Không chỉ vậy, do thiếu diện tích sinh hoạt, các cư dân những
khu nhà tập thế lắp ghép còn xây dựng thêm những lồng sắt gắn ngoài trời xung
quanh các căn hộ – thường được gọi là chuồng cọp – gây mất mỹ quan đô thị.

Hiện những nhà tập thể lắp ghép đang dần được thay thể bởi các chung cư mới.
Cuối thập niên 1990 và thập niên 2000, nhiều con đường giao thông
chính của Hà Nội, như Giải Phóng, Nguyễn Văn Cừ, Láng Hạ, Ngọc Khánh,
Thái Hà, được mở rộng. Các khách sạn, cao ốc văn phòng mọc lên, những khu
đô thị mới như Khu đô thị mới Nam Thăng Long, bắc Thăng Long, Du lịch Hồ
Tây, Định Công, Bắc Linh Đàm... cũng dần xuất hiện. Khoảng thời gian gần
đây, khu vực Mỹ Đình được đô thị hóa nhanh chóng với hàng loạt những ngôi
nhà cao tầng mọc lên. Tuy vậy, các khu đô thị mới này cũng gặp nhiều vấn đề,
như công năng không hợp lý, thiếu quy hoạch đồng bộ, không đủ không gian
công cộng. Trong trận mưa kỷ lục cuối năm 2008, Mỹ Đình là một trong những
khu vực chịu thiệt hại nặng nề vì nước ngập.

14


2.3.Quy hoạch giao thông Hà Nội.
Trong qui hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội qua các thời kỳ đã xác
định rõ hệ thống giao thông .Thủ đô phát triển theo sơ đồ mạng bao gồm các
tuyến vành đai và các trục hướng tâm với hai chức năng chủ đạo: giao thông đô
thị và giao thông đối ngoại. Tuy nhiên, để việc quy hoạch giao thông Hà Nội đạt
được kết quả như mong đợi cũng còn nhiều khó khăn và những vấn đề cần bàn
luận.
Hệ thống giao thông đô thị Hà Nội mặc dù đã được quan tâm đầu tư xây
dựng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, đang bị quá tải nặng nề trước tốc độ
phát triển kinh tế - xã hội và sự tăng nhanh dân số.
Đất cho giao thông quá ít,thủ đô Hà Nội hiện nay đang đứng trước một
thực trạng là áp lực của sự gia tăng dân số cơ học. Đây là một thách thức lớn với
toàn bộ kết cấu hạ tầng của thành phố trong đó có hệ thống GT đô thị.
Quy hoạch giao thông Hà Nội là đảm bảo kết nối với hệ thống giao thông
khu vực lân cận.Có xe bus chạy qua khu đô thị, có đường xung quanh.Đường

phải đảm bảo đủ rộng. Có đường giao thông nối liền các khu chức năng trong đô
thị. Đường trong đô thị thuận lợi trong sử dụng. Đường ô tô vòng sâu vào các
công trình ít nhất là đầu hồi nhà.Ngoài ra còn có các bãi đỗ xe con (gara) cho
những người không bố trí để xe con trong nhà.Hệ thống đường đi bộ được dặt
trong công viên cách biệt với đường ô tô. Trong quá trình quy hoạch giao thông
Hà Nội phải tạo ra hệ thống đường trục vuông vắn nối liền các khu biệt thự,
trường học, công viên.
Hiện nay một số hệ thống đường giao thông Hà Nội nối với nhau các khu
vực chưa được cắm biển báo và làm vạch giảm tốc. Đây là nguyên nhân chính
gây nên tình trạng mất an toàn giao thông.Đường vào khu đô thị nhỏ mật độ
giao thông cao nên thường xuyên xảy ra tắc đường .Dân cư đông, đường qua các
nhà cao tầng nhiều khúc ngoặt nguy hiểm, ô tô, xe máy phóng nhanh, không có
biển báo, biển hạn chế tốc độ để cảnh báo, nhắc nhở người điều khiển phương
tiện nên nhiều tai nạn xảy ra, đã có người bị thương nặng phải đưa đi cấp cứu.

15


Cũng vì thiếu biển báo nên giao thông rất lộn xộn, người dân đi trên đường theo
thói quen, tình trạng đi ngược chiều, đi không đúng làn đường diễn ra phổ biến.
Tăng cường quản lý trật tự đô thị, quản lý quy hoach xây dựng. Trước hết
là quản lý hành lang giao thông, các vỉa hè. Quy hoạch nơi trông giữ ô tô nếu sử
dụng tạm lòng đường không được gây khó khăn cho sinh hoạt của cư dân vì nhu
cầu vỉa hè và lòng đường còn phục vụ nhân dân đi thể dục, các khu vui chơi…
Quy hoạch xây dựng Hà Nội, hiện tại trên địa bàn thành phố có khoảng
583 tuyến đường (từ đường hướng tâm, vành đai, các tuyến chính đô thị, đường
khu vực và một số đường bên ngoài đô thị) được Sở giao thông dô thị quản lý,
với tổng chiều dài khoảng 1.178km, số lượng này là thấp hơn so với yêu cầu.
Một vấn đề đáng quan tâm hiện nay là tốc độ gia tăng nhanh chóng của
các loại phương tiện giao thông cá nhân trong khi hệ thống đường giao thông

chưa đáp ứng nhu cầu. Trong giai đoạn 1990 - 2010, mức sở hữu xe máy ở Hà
Nội tăng từ 100 lên 600 xe máy/1.000 dân. Đây là mức tăng siêu nhanh trong
điều kiện thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Hà Nội hiện có khoảng 3,7
triệu xe máy và hơn 400 ngàn ôtô, tốc độ tăng bình quân là 12 – 15%/năm. Tuy
nhiên hiện thành phố chỉ có khoảng 272.370m2 đất dành cho bãi, bến đỗ xe, đạt
khoảng 1 - 1,5% diện tích đất đô thị (trong khi theo yêu cầu phải có từ 4 - 6%
diện tích đất đô thị).
Hệ thống vận tải hành khách công cộng của Hà Nội hiện nay mới chỉ có
xe buýt. Nhưng hệ thống vận tải này đang trong tình trạng quá tải và mới đảm
nhiệm khoảng 8% nhu cầu đi lại của người dân. Theo ông Nguyễn Thủy Trưởng Trung tâm điều hành xe buýt, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội: Năm 2001,
bình quân một xe buýt chỉ vận chuyển 119 hành khách /ngày, năm 2005 là 1.095
HK, hiện tại là 1.152 HK đã chạm ngưỡng tối đa. Hệ số sử dụng sức chứa đạt
bình quân toàn mạng là 80%. Đây là mức rất cao (Xinhgapo cũng chỉ đạt 5055%). Giờ cao điểm hệ số sử dụng sức chứa của xe buýt càng cao hơn (bình
quân là 140%), đặc biệt ở các tuyến trục hành lang lên gần 200%.
Các tuyến giao thông đối ngoại cũng chạy qua thành phố làm tập trung
thêm lưu lượng gaio thông gây ùn tắc và mất an toàn giao thông đô thị. Nguyên
16


nhân của những vấn đề này có nhiều, trong đó có công tác quy hoạch và kiểm
soát thực hiện quy hoạch tại các đô thị, kiểm soát vấn đề di dân, quản lí quỹ đất
giao thông đô thị, quản lí phương tiện tham gia giao thông. Chúng ta phải tăng
cường phát triển hệ thống giao thông vận tải hành khách công cộng khối lượng
lớn, tốc độ cao, tổ chức giao thông hợp lí tại các nút giao thông, các tuyến
đường, bảo đảm lưu thông nội đô và tại các cửa ngõ đô thị góp phần giải quyết
tình trạng ách tắc và tai nạn.
Thiếu trầm trọng bến bãi đỗ xe ,trước việc gia tăng phương tiện nhanh
chóng, hiện nay, Hà Nội đang phải đối mặt với tình trạng thiếu trầm trọng bến
bãi đỗ xe. Theo kết quả thống kê, hiện nay có 150 bãi trông giữ xe công cộng
với 27,24ha, chiếm 1,2% diện tích đất đô thị, có công suất phục vụ 9,5 triệu lượt

xe/năm và 352 điểm đỗ xe đạp, xe máy với diện tích 1,82ha. Hầu hết các điểm
này có diện tích hẹp, quy mô nhỏ và tận dụng vỉa hè. Như vậy, so với mức hợp
lý thì hiện tại diện tích bến bãi đỗ xe chỉ đạt khoảng hơn 30%. Đây là nhiệm vụ
khó đặt ra cho quy hoạch giao thông đô thị thời gian tới. Làm sao phải cân đối
được lượng phương tiện cá nhân và cung cấp hệ thống bến bãi hợp lý.

17


Thiếu các chế tài cần thiết để kiểm soát sự gia tăng phương tiện giao
thông Hiện tại mạng lưới đường nói riêng và cơ sở hạ tầng giao thông nói chung
chưa thể đáp ứng được nhu cầu. Các chỉ số quy hoạch như: Tỷ trọng giao thông
(đường và bãi đỗ xe), mật độ mạng lưới đường, chỉ tiêu kilômét đường/người,
mật độ mạng lưới xe buýt… đều thiếu và không đáp ứng yêu cầu. Cùng với đó,
thiếu các chế tài về hành chính, kinh tế, kỹ thuật… kiểm soát sự gia tăng phương
tiện giao thông nói chung và phương tiện cá nhân nói riêng, dẫn đến tỷ lệ các
loại phương tiện giao thông cá nhân quá cao dẫn đến tổ chức giao thông khó
khăn. Ngoài ra, sự chậm sửa đổi, bổ sung hành lang pháp lý liên quan như các
qui định về giao thông, quy định cư trú và lao động… cũng ảnh hưởng đến việc
qui hoạch giao thông Hà Nội nói chung.
Đầu tư không đồng bộ,việc quy hoạch và đầu tư các công trình giao
thông không đồng bộ dẫn đến những khó khăn cũng như bất hợp lý trong việc
quy hoạch giao thông Hà Nội hiện tại và tương lai.
Thời gian qua đã có sự tranh luận sôi nổi trên báo chí về việc Hà Nội dự
kiến xây dựng tuyến đường vành đai 2 trên cao. Nếu theo phương án này, sẽ có
thể phải dỡ bỏ hai cầu vượt Ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở. Đây là những cầu xây
dựng chưa lâu và tốn kém khá nhiều kinh phí, công sức do giải phóng mặt bằng.
Điều này cho thấy tính định hướng trong sự kết nối giữa các dự án giao thông
chưa được xem xét toàn diện
Việc quy hoạch thiếu đồng bộ và chậm chạp còn dẫn đến tình trạng “biến

hóa” một số mục đích sử dụng của những khu qui hoạch, thành phố Hà Nội chưa
có đề cập quy hoạch và lâu dài.
2.4.Quản lý đô thị Hà Nội.
Trong quá trình quản lý đô thị, các cấp chính quyền ở đô thị phải luôn
đương đầu giải quyết những khó khăn như: tình trạng xây dựng hỗn loạn không
tuân thủ qui hoạch, vấn đề cấp thoát nước, thiếu cây xanh, tình trạng thiếu nhà ở
(nhà ổ chuột), nạn ùn tắc giao thông, đường sá xuống cấp, mạng lưới điện quá

18


tải, ô nhiễm môi trường, thiếu công ăn việc làm, thất nghiệp, nghèo đói, tệ nạn
xã hội, gia tăng dân số, trật tự giao thông…
Thực trạng đó bắt nguồn từ các nguyên nhân sau đây: hệ thống pháp luật
chưa đủ để vận hành nền kinh tế thị trường nên nảy sinh nhiều tiêu cực (đô thị là
nơi giáp mặt giữa cung và cầu, nó là hàn thử biểu về tình hình kinh tế, nó rất
nhạy cảm với các chính sách kinh tế vĩ mô). Luật pháp về đô thị chưa đủ, chưa
đồng bộ, pháp chế chưa nghiêm.
Cơ sở hạ tầng của đô thị lạc hậu, không đồng bộ, xuống cấp nghiêm
trọng làm phát sinh những hậu quả xấu. Công tác tổ chức và quản lý đô thị chưa
khoa học, chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác qui hoạch đô thị tiến hành
chậm, chưa đồng bộ. Chưa phân biệt được quản lý đô thị và quản lý nông thôn
(điều này thể hiện trong công tác tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, trình độ
cán bộ…).
Trước thực trạng như vậy, công tác quản lý đô thị đòi hỏi phải có những
nét đặc thù riêng: tổ chức quản lý đô thị theo nguyên tắc tập trung thống nhất
cao, tránh tình trạng “cắt khúc”, quản lý đô thị nhất thiết phải theo quy hoạch...
Những người quản lý đô thị kể cả hoạch định các chính sách vĩ mô hay
các viên chức hành chính trong bộ máy chính quyền các cấp của đô thị phải nắm
vững những đặc thù của đô thị để từ đó có những chính sách và những hành

động quản lý phù hợp và hữu hiệu. Nếu không ta sẽ đứng trên tầm nhìn của tiểu
nông thay cho tầm nhìn của thị dân để thực hiện quản lý đô thị.
Vấn đề của thành phố sắp đến là tổ chức thực hiện nhận thức đúng về
quản lý đô thị. Từ nhận thức đến tổ chức thực hiện đòi hỏi nhiều quyết tâm, biện
pháp quyết liệt.
Quá trình phát triển Hà Nội với nhiều bước chuyển qua các giai đoạn
kinh tế - xã hội, lại ở khu vực giao lưu giữa nhiều nền văn hoá đã tạo cho quy
hoạch đô thị Hà Nội có những đặc thù từ lý luận đến thực tiễn. Cấu trúc đô thị
Hà Nội là sự hài hoà trong đa dạng, kế thừa có chọn lọc nhiều hình thái đô thị.
Hà Nội phát triển bền vững phải nhận diện và có giải pháp bảo tồn cho các di
19


sản đô thị, trong đó cần tập trung vào các khu vực nội đô Hà Nội cũ; khu thành
cổ, khu phố cổ, khu phố Pháp; thành Cổ Loa, thành cổ Sơn Tây; các làng nghề
truyền thống, làng cổ; hệ thống các di tích phân bổ trong cả địa giới Hà Nội;
cảnh quan thiên nhiên, sông, hồ, cây xanh; các giá trị văn hoá phi vật thể, lễ hội;
các khu trung tâm đặc trưng như trung tâm hành chính, chính trị Ba Đình, trung
tâm hồ Gươm… Giải quyết được đồng bộ các vấn đề trên là xu hướng tất yếu, là
sự phát triển hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, là hướng phát triển Hà Nội
bền vững.
Theo các nhà khoa học, thủ đô đang đứng trước những khó khăn và thách
thức mới. Có thể kể đến như: dân số thành phố trung tâm tăng nhanh, vượt quá
so với dự báo quy hoạch được phê duyệt; chưa hình thành được các trung tâm
hành chính, thương mại, ngân hàng và dịch vụ quốc tế để làm thay đổi căn bản
bộ mặt kiến trúc đô thị; quy mô đất đai vượt nhiều so với dự báo năm 1998; tổ
chức đầu mối giao thông Hà Nội còn chậm, nhất là hình thành vành đai đầu mối
của đường bộ và đường sắt; phân bố cơ sở sản xuất còn chưa hợp lý; phát triển
đô thị còn nặng về số lượng, chất lượng chưa cao và chưa đồng bộ hạ tầng xã
hội và hạ tầng kỹ thuật trong tổ chức thực hiện quy hoạch. Bên cạnh đó còn tồn

tại nhiều vấn đề bức xúc về rác thải, nước thải, nghĩa trang, cung cấp nước sạch
và vệ sinh môi trường; ...
Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý đô thị của thủ đô Hà Nội, theo
ý kiến của đông đảo các đại biểu tham dự Hội thảo, vấn đề cốt lõi là đổi mới
việc tổ chức bộ máy và xây dựng chức năng, nhiệm vụ của bộ máy chính quyền
đô thị các cấp trên; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, bằng việc đổi
mới công tác cán bộ; quản lý đô thị bằng pháp luật và cơ chế, chính sách; công
tác cải cách hành chính phải tiến hành đồng bộ, thống nhất; công tác phân cấp
quản lý cần được tăng cường đẩy mạnh và thực hiện công tác quản lý của chính
quyền đô thị hiện đại. Thêm vào đó, trong quá trình quy hoạch thành phố Hà
Nội cần phải có sự tham gia của cộng đồng và có những đánh giá tác động xã
hội, môi trường; cần có chiến lược lâu dài, có công nghệ để tiến hành quy hoạch,
20


có chất vấn giữa cơ quan lập quy hoạch Hà Nội và tổ chức chính trị - xã hội và
minh bạch trong việc lựa chọn cơ quan lập quy hoạch và thẩm định quy hoạch.

21


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ Ở
HÀ NỘI HIỆN NAY.
3.1. Vấn đề quy hoạch sử dụng đất.
Chia nhỏ đất ra để quản lý:
- Khó khăn gặp phải: đó là vần đề thu hồi đất, thúc đẩy tái định cư. Ý
tưởng là người dân cùng hưởng lợi ích và cùng chia sẻ chi phí liệu có thể thực
được không? Theo tôi vấn đề này sẽ rất khó thực hiện vì: nhà đất là vấn đề khá
nhạy cảm, các nhà quy hoạch đã tính toán hết được lợi ích “được hưởng” và chi
phí “chia sẻ” của người dân hay chưa?...Điều này chưa được làm sáng tỏ trong

bản quy hoạch. Vì vậy, vấn đề này cần làm sáng tỏ thêm.
- Có đề ra giải pháp là nâng cấp, cải tạo các khu vực đô thị. Đây là
phương pháp hay, thích hợp với tình hình phát triển của Hà Nội hiện nay.
- Vấn đề giải phóng mặt bằng đô thị trong quá trình thực hiện thì sao?
3.2. Vấn đề nhà ở
Quy hoạch đề cập tới vấn đề nhà ở là khá tốt. Chú ý tới nguồn cung về
nhà ở cho người có thu nhập thấp…Theo tôi ngoài cơ chế tạo nguồn cung,
những chính sách ưu đãi cho người có thu nhập thấp thì chúng ta nên lưu ý tới
một vấn đề đó là: “tăng khả năng tiếp cận về nhà ở cho người có thu nhập thấp”.
Đó là làm sao tạo công ăn việc làm để họ có thu nhập cao hơn. Nếu giá nhà có
thấp mà thu nhập của người dân quá thấp thị họ cũng không có đủ khả năng tiếp
cận với nhà ở.
3.3. Vấn đề phát triển kinh tế
Định hướng phát triển kinh tế là ngày càng phát triển công nghiệp - dịch
vụ, tập trung phát triển dịch vụ trên cở sở phát huy hiệu quả các yếu tố: “mặt
nước - cây xanh - văn hóa”, tập trung vào các nghành có hàm lượng khoa học kĩ
thuật cao…Phù hợp với xu thế phát triển của thế giới - khu vực, và phù hợp với
điều kiện của Hà Nội.

22


3.4. Môi trường và cảnh quan đô thị
Vấn đề môi trường đô thị rất được chú ý:
- Hệ thống thoát nước mưa được chú ý nâng cấp xây dựng. Đây là vấn đề
bức xúc của Hà Nội. Mỗi khi trời mưa là đường lại bị ngập úng → Vì vậy quy
hoạch sao cho khắc phục được tình trạng này. Bản quy hoạch có đưa ra xây
dựng hệ thống chống úng với lượng mưa 310 mm trong 2 ngày. Tôi thấy: chưa
thực sự triệt để. Vì mưa nước ta là theo mùa, khi bước vào mùa mưa thì lượng
nước mưa của chúng ta có thể sẽ lớn hơn con số 310 mm.

Cho lên có thể vẫn xảy ra ngập úng. Bản quy hoạch chưa đề cập tới vấn
đề đề xử lý ô nhiễm mỗi khi có mưa xảy ra, ví dụ: xăng dầu do phương tiện giao
thông rơi ra, mòn lốp xe …sẽ theo nước mưa chảy ra các cửa sông, nó chứa rất
nhiều chất gây ô nhiễm.
- Hệ thống thoát nước thải: được đầu tư khá lớn. Quy hoạch đã chú ý
được lượng nước ngầm.
- Môi trường: theo tôi bản quy hoạch nên nói rõ hơn về đánh giá tác động
môi trường. Quy hoạch đã chú ý tới sự phát triển của tương lai→ đây là một
điểm mạnh của dự án. Xây dựng các vành đai xanh, xây dựng môi trường đô thị:
xanh, sạch, đẹp. Có sự kết hợp quy hoạch môi trường với quy hoạch sử dụng
đất, quy môi trường với cac vùng lân cận. Đây là một nội dung của phát triển
bền vững.
- Quản lý chất thải rắn: bản quy hoạch có đưa ra một biện pháp: “chương
trình 3R” đây là một cách rất hay để quản lý chất thải rắn. Cần phải nhân rộng
mô hình này trong cả nước.
Cảnh quan đô thị: mở rộng không gian sông hồ, công viên…tích cực mở
rộng diện tích mặt nước, cây xanh → rất tốt. Nhưng bản quy hoạch cần nên chi
tiết và cụ thể hóa hơn. Và những khu nhà lụp sụp thì sẽ được quy hoạch ra sao?
Thực tế thì cảnh quan của chúng ta vẫn còn bất cập: tồn tại những khu nhà xây
cao quá quy định, xây dựng trái phép…

23


3.5.Một số ý kiến riêng cho quy hoạch đô thị Hà Nội hiện nay.
 Ai cũng biết, hiện nay, hầu hết các kế hoạch, quy hoạch đô thị của ta
chỉ mang tính ngắn hạn, đến đâu hay đến đó. Nên dẫn đến nhiều quy hoạch
chồng chéo, dự án này chưa thực hiện xong đã bị "chồng" một dự án khác, mâu
thuẫn và thiếu thống nhất.
 Các biện pháp xử lý vi phạm về xây dựng, về trật tự đô thị còn chậm

chạp và hiệu quả thấp, tính cưỡng chế chưa cao, nên hiệu quả răn đe còn thấp.
Vì vậy, cần có những biện pháp cưỡng chế mạnh hơn , đối với xây dựng không
phép, sai phép chính quyền địa phương phải xử lý dứt điểm, nghiêm minh như
đình chỉ xây dựng .Như thế thì chẳng có ai dám vi phạm nữa.
 Hay việc không cho buôn bán ở các khu vực hai bên đường phố cũng
vậy. Vi phạm thì lại xử phạt bằng tiền, nộp tiền xong lại vi phạm như thường.
Nhưng nếu thị sát liên tục và kiểm soát chặt chẽ cùng với việc xây dựng các khu
thương mại tập trung ngắn hạn và dài hạn, người dân không phải đầu tư kinh phí
nhiều thì chắc chắn họ sẽ không tụ tập, không đi lại lộn xộn làm cho giao thông
không tắc nghẽn, nghẹt thở.
 Một vấn đề nữa cũng cần lưu tâm là, cả thành phố có biết bao nhiêu dự
án xây dựng thì bấy nhiêu lần giải phóng mặt bằng có vấn đề kiện tụng, kiến
nghị của dân. Giải pháp duy nhất ở đây là cần phải mang tính công bằng trong
công tác giải phóng mặt bằng.
 Hiện nay Nhà nước đang thả nổi cho người dân bằng cách ban hành

khung giá đất chung nhưng thường để cho người dân tự thoả thuận mức giá đền
bù. Làm như vậy sẽ sinh ra mỗi nơi một giá khác nhau trong cùng một vùng và
khi đó sẽ làm cho các đối tượng được đền bù so sánh nhau, dẫn đến phải mất
nhiều thời gian giải quyết mâu thuẫn này. Việc đền bù cũng làm mất công bằng
xã hội và nảy sinh mâu thuẫn bất bình đẳng trong xã hội.
 Để giải quyết vấn đề này, đã có nhiều giải pháp được đặt ra trước khi
quy hoạch. Vậy nên chăng Nhà nước phải giải toả thêm các phần hành lang để

24


đấu thầu làm các công trình phục vụ cho kinh tế và xã hội, vừa làm cho bộ mặt
đô thị được đẹp hơn.
 Một nghịch lý xã hội nữa nằm ở các khu nhà chung cư: Người dân vừa

phải mua nhà với một số tiền "cắt cổ", thế mà lại phải chịu những dịch vụ rất đắt
đỏ do Nhà nước không quản lý được. Các công ty kinh doanh nhà đất luôn
không thực hiện các cam kết của mình khi giá cả thay đổi. Vừa phải ở chung cư
đắt đỏ, lại phải chịu nhiều tốn kém, không tự do, độc lập và thoải mái, thì làm
sao người dân thích vào ở các khu chung cư mới để xoá đi các làng mạc lộn xộn
với mức độ tiêu chuẩn sinh hoạt ở mức thấp như hiện nay, đặc biệt là khu tái
định cư. Và như thế, vấn đề đặt ra là Nhà nước cần quản lý mức thu phí cho phù
hợp với mặt bằng chung, đặt ra một mức giá chung để áp dụng chung
Có lẽ chỉ cần làm được những công việc ấy trong thời gian này đã làm
cho đô thị của chúng ta có bộ mặt mới mẻ và tiến bộ hơn rất nhiều rồi.

25


×