Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nhiễm virus hanta và một số yếu tố liên quan tại cảng hải phòng trong năm 2003 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.08 KB, 28 trang )

1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. VI RÚT HANTA
1.1.1. Phân loại vi rút Hanta
Vi rút Hanta thuộc họ Bunyaviridae. Họ Bunyaviridae được chia làm 5 chi (genus): vi rút Bunya,
vi rút Hanta, vi rút Nairo, vi rút Phlebo và vi rút Tospo. Ngoại trừ vi rút Hanta, còn lại tất cả các vi rút
trong họ Bunyaviridae đều thuộc nhóm vi rút Arbo [157].
1.1.2. Hình thái và cấu trúc của vi rút Hanta
Quan sát dưới kính hiển vi điện tử cho thấy vi rút Hanta có dạng hình cầu hoặc hình ovan, đường
kính trung bình khoảng 100 nm, có thể dao động từ 78 nm đến 280 nm [67].
Giống như các vi rút khác trong họ Bunyaviridae, vật liệu di truyền là một sợi ARN âm, thông qua
thông tin với đầu 3’ gồm 3 đoạn ARN: đoạn dài L (long) (6530 - 6550 nucleotid), đoạn trung bình M
(3613-3707) và đoạn ngắn S (short) (1696-2083 nucleotid).
1.1.3. Sức đề kháng đối với các tác nhân sinh, lý và hoá học của vi rút Hanta
Hanta vi rút dễ dàng bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ 37 0C vi rút Hanta có thể sống trong tế
bào 8 ngày. Vi rút Hanta vẫn sống trong vòng 5 đến 11 ngày ở nhiệt độ phòng. Vi rút bị bất hoạt ở nhiệt độ
560C một giờ vi rút vẫn gây nhiễm bệnh.
Trong môi trường cồn ethanol khoảng 40% thì chỉ sau 2 phút vi rút Hanta sẽ bị bất hoạt.
1.1.4. Sự nhân lên của vi rút Hanta
Khi Vi rút Hanta chui vào tế bào vật chủ nhân lên, quá trình xâm nhập vào trong tế bào vật chủ mô tả
trong Hình 1.4.

Hình 1.4. Sự nhân lên của vi rút Hanta trong tế bào [156 ]
1.2. BỆNH SINH
Ở bệnh nhân sốt xuất huyết hội chứng thận (HFRS) do nhiễm vi rút Hanta thấy có sự giãn nở mao
mạch gây thoát huyết tương, cô đặc máu gây sốc do giảm thể tích máu và dẫn đến tử vong. Kháng nguyên
vi rút Hanta đã quan sát thấy trong tế bào nhu mô của não, tim, phổi, lách, thận và gan, trong mao mạch tế
bào nội mạc của nhiều bộ phận trong cơ thể, trong hạch lympho và trong tế bào Kupfer của gan [69].



2

Quan sát bệnh nhân tử vong HFRS người ta đã ghi nhân được các dấu hiệu sau [101]: Thương tổn
vỏ não, phù và viêm thành phế nang, xuất huyết nhỏ trên nhiều bộ phận cơ thể và ngoài da, xung huyết và
xuất huyết bên trong thận
Khi bệnh nhân ở thể cấp tính mạch máu bị tắc trong các ống thận, làm cho các ống thận bị thương
tổn và bị phù nề.
Đối với bệnh nhân hội chứng viêm phổi (HPS) do vi rút Sin Nombre thấy sự có mặt của vi rút này
trên cả phổi và cuống phổi. Bệnh nhân HPS ở thể nặng có hiện tượng tràn dịch màng phổi và phù phổi
nặng.
1.3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG BỆNH DO NHIỄM VI RÚT HANTA
1.3.1. Triệu chứng lâm sàng
Sốt xuất huyết với hội chứng thận (HFRS) có triệu chứng rất giống với sốt xuất huyết Dengue và
sốt mò. Tại Ấn Độ trong số bệnh nhân mắc do nhiễm vi rút Seoul có tới 12 % có triệu chứng giống với
bệnh gây ra bởi xoắn khuẩn Leptospira [46]. Các nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân nhiễm hội chứng
viêm phổi HPS và nhiễm vi rút Dengue ở giai đoạn cấp tính triệu chứng rất giống nhau như vỡ thành mạch
do sốt xuất huyết, nồng độ vi rút tăng cao ở giai đoạn cấp tính [171], nhưng khác với bệnh nhân sốt xuất
huyết Dengue vì trong HFRS có xuất huyết tổn thương thận, bạch cầu tăng, hạ tiểu cầu còn bệnh nhân
Dengue không có triệu chứng này [106].
1.3.2. Điều trị và phòng bệnh
1.3.2.1. Điều trị
Hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị sốt xuất huyết với hội chứng thận (HFRS) và hội
chứng viêm phổi (HPS).
Bệnh nhân mắc hội chứng viêm phổi cần nằm tại phòng chăm sóc đặc biệt, theo dõi sát các triệu
chứng, dùng máy thở để cung cấp ôxy, đặt ống nội khí quản trong trường hợp suy hô hấp nặng, cần dùng
phổi nhân tạo trong thời gian ngắn để đợi phổi phục hồi.
Ribavirin (1-β-D-ribofuranosyl-1,2,4-triazole-3-carboxamide) có khả năng giảm lượng vi rút, làm
giảm nguy cơ tử vong bệnh nhân mắc HFRS. Nghiên cứu cho thấy khi dùng Ribavirin đã tác động làm đột
biến cấu trúc ARN (9,5/1000 nucleotid) ảnh hưởng đến quá trình dịch mã, nhân lên của vi rút, dựa vào

nghiên cứu này các nhà khoa học có hướng để nghiên cứu tìm thuốc chữa trị bệnh HFRS [74].
Việc điều trị bệnh nhân tùy thuộc vào mỗi giai đoạn của bệnh, nhưng vẫn phải tuân thủ các điểm
chung sau:
1.3.2.1. Dự phòng
Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc phòng chống rất cần thiết và thực hiện như sau [29],
[47]: giảm mật độ chuột và chất thải của chúng ra môi trường; Khi làm việc ở ngoài thực địa phải bắt buộc
mặc đồ BHLĐ.
Dự phòng bằng chủng vắc xin ngừa vi rút Hanta đã được một số nước áp dụng như Hàn Quốc,
Trung Quốc…
1.4. DỊCH TỄ HỌC
1.4.1. Nguồn bệnh và cách lây truyền
Vi rút Hanta không phải là vi rút mới mà đã xuất hiện nhiều năm trước đây, vi rút sống trong ổ
chứa là chuột. Ngoài ra mèo, chó, nai, dơi, hươu sừng có đốm (sinh sống ở Bắc Mỹ), bò… cũng là ổ chứa vi rút
Hanta[87].
Theo báo cáo dịch tễ học của Hàn Quốc thì nguồn bệnh vi rút Hanta là giống chuột Apodemus agrarius
corea. Tại Phần Lan và phía Tây dãy núi Uran quan sát thấy vi rút Puumala lại nằm trong chuột đồng và giống
chuột Clethrionomys glareolus. Vi rút Sin Nombre ở giống chuột Peromyscus maniculatus. Thường thì một loài
chuột chỉ mang một loài vi rút Hanta riêng biệt, tuy nhiên một vài trường hợp đặc biệt như vi rút Sin Nombre


3

gây hội chứng viêm phổi (HPS) có thể xuất hiện trên một vài loài chuột và sống cùng trong vùng sinh thái
[152].
Một số nước ở châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc thì giống chuột Rattus norvegicus là ổ
chứa vi rút Seoul. Kháng nguyên vi rút Hanta đã được phát hiện thấy ở 16 giống chuột khác nhau trong đó có 4 loài
ở nước Nga và Trung Quốc [154]. Chuột cống là nguồn bệnh rất nguy hiểm vì nó mang cả vi rút Hanta lẫn vi rút
Seoul. Hầu hết các trường hợp gây nên hội chứng viêm phổi tại Hoa Kỳ là do vi rút Sin Nombre, nằm trên ổ chứa
là chuột Sigmontadie [124].
Người bị nhiễm bệnh HFRS và HPS theo con đường lây truyền từ chuột sang người thông qua các

chất bài tiết của chuột và được người hít vào, hay do chuột cắn, hay do tiếp xúc với các vết thương, hay do tiếp
xúc với các chất thải của chuột, hay có thể do ăn phải đồ ăn có nhiễm chất thải của chuột hoặc do nguồn nước có
chất thải của chuột [158]. Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra con đường lây truyền trực tiếp giữa người với
người trên thế giới. Tuy nhiên, nghiên cứu sơ bộ ban đầu về bệnh HPS tại tỉnh Patagonia ở Argentina đã gợi ý có
thể có con đường lan truyền bệnh trực tiếp giữa người và người như khi y tá tiếp xúc với máu bệnh nhân hoặc giữa
người lành với người bệnh qua hít thở [57].
1.4.2. Tính mẫn cảm
Hanta vi rút thường gây bệnh cho người lớn, nhóm tuổi 20 đến 50, hiếm khi thấy ở trẻ em dưới 10
tuổi và những người già. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới thường cao hơn nữ giới. Nhóm đối tượng có nguy cơ
cao là: người làm công tác phòng thí nghiệm, công nhân nuôi động vật thí nghiệm, công nhân chăn nuôi,
lâm nghiệp, quân nhân, nông dân…
1.4.3. Tình hình nhiễm vi rút Hanta
1.4.3.1. Sốt xuất huyết với hội chứng thận và thể phổi trên thế giới
 Sốt xuất huyết thể thận
Sốt xuất huyết với hội chứng thận hay từng được gọi là bệnh thận [106] đã xuất hiện vào những
thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20 ở châu Âu dịch bệnh xảy ra lẻ tẻ, cục bộ mang tính chất địa phương, quan sát
thấy có những vụ dịch lớn HFRS đã xảy ra trong các đội quân đồn trú như lính Nga hoàng, lính Nhật Bản,
lính Đức, lính trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai [77]. Trên thế giới hàng năm có từ
60.000 tới 200.000 người mắc bệnh, trong đó đa số là ở Châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Viễn Đông Nga và Đông Nam Á. Tại Trung Quốc cho thấy có tới 1,1 triệu ca bệnh HFRS trong khoảng từ
năm 1931 đến 1995, chiếm tới 90% ca bệnh nhiễm trên thế giới trong thời gian này.
 Hội chứng viêm phổi do vi rút Hanta (HPS)
Lần đầu tiên phân lập vi rút Hanta (HPS) gây nên hội chứng viêm phổi vào mùa hè năm 1993 ở Nam
Mỹ khi điều tra những người khỏe mạnh tử vong với triệu chứng khó thở [52]. Vi rút thuộc nhóm Hanta có
tên vi rút Sin Nombre (SN) được xác định là nguyên nhân của dịch bệnh [125]. Chuột sừng hươu
Peromyscus maniculatus được xác định là ổ chứa của vi rút Sin Nombre. Hàng năm tại Bắc Mỹ và Nam
Mỹ có khoảng 300 bệnh nhân mắc hội chứng viêm phổi với tỷ lệ tử vong tới 50%.
1.4.3.5. Sốt xuất huyết với hội chứng thận (HFRS)và thể phổi tại Việt Nam
Sốt xuất huyết với hội chứng thận (HFRS) tại Việt Nam, Rollin và cộng sự trong năm 1979 với kỹ
thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp đã tìm thấy 5,4% (8/146) kháng thể kháng vi rút Hanta trên nhóm

bệnh nhân nghi ngờ nhiễm vi rút Arbo của Hà Nội [170]. Theo Trương Uyên Ninh và cộng sự, trong năm
1998-1999, bằng kỹ thuật ngưng kết hạt (Hantadia) đã thấy 4,03% (5/124) mẫu huyết thanh người và
3,07% (1/27) các mẫu huyết thanh chuột có kháng thể kháng với vi rút Hanta. Năm 2000, kỹ thuật ELISA
đã phát hiện 10,24% (21/225) các mẫu huyết thanh người có kháng thể kháng vi rút Hanta [3], [4]. Tại khu
vực phía Nam, nghiên cứu của Đỗ Quang Hà và cộng sự với kỹ thuật ELISA đã phát hiện công nhân cao su
có tỷ lệ huyết thanh dương tính là 3,67%


4

Bằng kỹ thuật miễn dịch sắc ký phát hiện kháng thể IgM và IgG đã tìm thấy một bệnh nhân trong năm
2004 tại tỉnh Hải Dương [8]. Năm 2007, đã tìm thấy và xác định trình tự nucleotid, lập phả hệ được vi rút
Hanta mới tại Cao Bằng đặt tên CBNV [162].
1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN VÀ XÁC ĐỊNH NHIỄM VI RÚT HANTA
1.5.1. Phân lập vi rút Hanta
Phải thực hiện trong phòng thí nghiệm An toàn sinh học cấp 3 (BSL3).
- Thu thập mẫu xét nghiệm từ bệnh nhân và từ ổ chứa vi rút như: từ phổi và lách của
Clethrionomys glareolus, Rattus norvegicus
- Tiến hành phân lập trên động vật
+ Nhận định kết quả: Để có kết quả phân lập thì phải mất từ 20 đến 30 ngày hoặc trên 60 ngày.
Hiệu giá kháng thể thường đạt tới 512 hoặc hình ảnh huỳnh quang dương tính rất rõ ràng.
- Phân lập trên tế bào nuôi (Qua nước nổi nuôi tế bào):
+ Nhận định kết quả: Sau khi đã nuôi cấy virus trên các dòng tế bào nhạy cảm hoặc trên động vật
thí nghiệm (khoảng 12-14 ngày), quan sát các biểu hiện bệnh lý trên tế bào hoặc trên động vật để thu lượm
các mẫu virus nghi ngờ và tiếp tục định loại bằng các kỹ thuật thích hợp.
1.5.2. Phương pháp chẩn đoán nhanh việc nhiễm virus
- Phát hiện nhanh bằng kính hiển vi
- Phát hiện nhanh bằng kính hiển vi điện tử
- Phát hiện kháng nguyên bằng huyết thanh chuẩn
+Phương pháp nhuộm miễn dịch

+Phương pháp miễn dịch pha rắn:
- Phát hiện vật liệu di truyền (nucleic acid)
+ Lai ghép (Hybridization)
+ Kỹ thuật phản ứng chuỗi polymerase (Polymerase chain reaction - PCR)
1.5.3. Phát hiện vi rút Hanta bằng huyết thanh học
- Kỹ thuật hấp phụ miễn dịch gắn enzym (ELISA)
- Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp IFA
- Kỹ thuật Western Blot (WB)
- Kỹ thuật ngăn ngưng kết hồng cầu
- Kỹ thuật trung hoà và kỹ thuật trung hoà giảm đám hoại tử
- Kỹ thuật ngưng kết hạt (HantaDia)


5

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Chuột các loại bắt được tại địa điểm nghiên cứu
Tất cả chuột bẫy được ở các địa điểm nghiên cứu thời gian 2003 – 2005 tại Cảng Hải Phòng và khu
vực xung quanh.
2.1.2. Công nhân đang làm việc tại cảng Hải Phòng
Đối tượng này được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm công nhân cảng khỏe mạnh (người lành): bao gồm những người hoàn toàn khỏe mạnh, không
có các bệnh cấp tính và mạn tính vào thời điểm nghiên cứu.
- Nhóm bệnh nhân: bao gồm những công nhân cảng trong thời gian từ 2003-2005 bị sốt cấp tính với
các biểu hiện lâm sàng của sốt xuất huyết (xuất huyết dưới da hay niêm mạc). Các bệnh nhân này đã được
Trung tâm Y tế cảng Hải Phòng chẩn đoán và điều trị theo hướng sốt xuất huyết trong vòng 7 đến 10 ngày
và ra viện. Các đối tượng này sau đó được mời đến lấy máu xét nghiệm huyết thanh không phát hiện được

kháng thể IgG kháng vi rút Dengue sẽ được tiếp tục xét nghiệm chẩn đoán nhiễm vi rút Hanta.
Các đối tượng này sau khi lấy máu làm xét nghiệm sẽ được phỏng vấn theo mẫu phiếu được thiết kế sẵn
với các nội dung nhằm thu thập các thông tin liên quan đến sự lây nhiễm của vi rút Hanta tại cảng Hải Phòng.
2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
Các vật tư hóa chất mua của hãng Sigma và Biorad, Hoa Kỳ; các chứng dương, âm chuẩn cho
huyết thanh người và chuột được cung cấp từ phòng thí nghiệm trường Y, Hokkaido, Nhật Bản.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp dịch tễ học mô tả cắt ngang kết hợp phân tích định lượng.
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu và cách tính mẫu
 Địa điểm nghiên cứu
- Khu vực nghiên cứu chính là cảng Hải Phòng
- Hai khu vực để đối chiếu là: khu vực tiếp giáp với cảng (Bao gồm quận Ngô Quyền, quận Hồng
Bàng) và khu vực cách xa cảng (Quận Lê Chân).
 Cách tính cỡ mẫu
Dùng công thức tính cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu mô tả [11], [103].
Số mẫu bệnh phẩm ngườicần lấy: n = 1,962 x 0,0403 x (1-0,0403) : 0,022 = 371
Số mẫu chuột cần thu thập = 1,962 x 0,037 x (1-0,037) : 0,032 = 132

2.4. PHƯƠNG PHÁP HUYẾT THANH HỌC
2.4.1. Phương pháp thu thập mẫu xét nghiệm
- Thu thập huyết thanh chuột: Lấy máu tim chuột được từ 1 ml – 2 ml, lấy huyết thanh cho vào
các tuýp vô trùng bảo quản lạnh ở - 200C tới Viện VSDTTƯ, cất giữ ở - 80 0C cho đến khi tiến hành các xét
nghiệm chẩn đoán.
- Thu thập nội tạng chuột: Các mẫu nội tạng chuột được vận chuyển và bảo quản ở - 20 0C tới Viện
VSDTTƯ, cất giữ ở - 80 0C cho đến khi tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán.
- Thu thập và xử lý huyết thanh người


6


+ Lấy máu tĩnh mạch ngoại vi, chắt huyết thanh cho vào các tuýp vô trùng được vận chuyển và bảo
quản ở - 200C tới Viện VSDTTƯ, giữ ở - 800C cho đến khi tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán.
+ Tất cá các mẫu huyết thanh người lành đều không có kháng thể IgG kháng vi rút Dengue kiểm tra
bằng kỹ thuật HI (Hemaglutinin Inhibition).
2.4.2. Phương pháp tiến hành
- Các mẫu huyết thanh chuột và huyết thanh người thu thập được sẽ sử dụng kỹ thuật ELISA để phát
hiện sàng lọcbước 1 để phát hiện kháng thể IgG kháng vi rút Hanta, các mẫu dương tính với kỹ thuật
ELISA được sàng lọc bước 2 bằng kỹ thuật IFA và sử dụng kỹ thuật WB nhằm khẳng định chính
xác kết quả chẩn đoán.
Các vật tư hóa chất phục vụ cho các xét nghiệm huyết thanh học đều do của hãng Sigma và Biorad,
Hoa Kỳ cung cấp; các chứng dương, âm chuẩn cho huyết thanh người và chuột được cung cấp từ phòng thí
nghiệm trường Y, Hokkaido, Nhật Bản.
Tất cả các kỹ thuật huyết thanh học đều được thực hiện tại phòng xét nghiệm chuẩn thức của Viện
VSDTTƯ.
2.4.2.4. Kỹ thuật khuyếch đại gen PCR, xác định trình tự nucleotid (Sequencing) và phân tích phả hệ
Kỹ thuật này dùng để khuyếch đại gen vi rút Hanta và lập cây phả hệ so sánh gen với các týp gen khác
cùng loại [16]. Sinh phẩm và thiết bị máy móc cần dùng cho kỹ thuật này đều do các hãng có uy tín của Mỹ
và CHLB Đức cung cấp
Để khẳng định kết quả dương tính RT-PCR trên mẫu phổi của chuột rattus novergicus thực sự thuộc
nhóm virut Seoul, sản phẩm dương tính RT-PCR được tiếp tục tiến hành phân tích trình tự chuỗi bằng
phương pháp sequencing. Kết quả thu được sau đó được đem so sánh với các dữ liệu đã có trên
GENBANK và được xây dựng cây gia hệ dựa trên các dữ liệu đó.
Các trình tự chuỗi tham chiếu trên Genbank:
Tên
Mã số
Nhóm
Nguồn gốc
Nơi phân lập
THAIV

L08756
HTNV
Apodemus agrarius
Thái lan
DOBV
AJ009744
HTNV
Apodemus flacollis
Hylap
HTN
M12626
HTNV
Niviventer confuciasus
Trung Quốc
Seoul 80-39
S47716
SEOV
Chuột Rattus rattus
Hàn quốc
L99
AF288298
SEOV
Chuột Rattus rattus
Hàn quốc
J12
AB027082
SEOV
Chuột Rattus rattus
Trung Quốc
Guang199

AB027086
SEOV
Chuột Rattus rattus
Trung Quốc
Gou3
AF145977
SEOV
Chuột Rattus rattus
Trung Quốc
Beijing-Rn
AB027087
SEOV
Chuột Rattus rattus
Trung Quốc
HN71-L
AB027084
SEOV
Chuột Rattus rattus
Trung Quốc
HB55
AF035832
SEOV
Chuột Rattus rattus
Trung Quốc
NM39
AB0207080
SEOV
Chuột Rattus rattus
Trung Quốc
Wan

AB027081
SEOV
Chuột Rattus rattus
Trung Quốc
Shanxi
AB027085
SEOV
Chuột Rattus rattus
Trung Quốc
SD10
AB027092
SEOV
Chuột Rattus rattus
Trung Quốc
SD227
AB027091
SEOV
Chuột Rattus rattus
Trung Quốc
C3
AB027088
SEOV
Chuột Rattus rattus
Trung Quốc
Heibei4
AB027089
SEOV
Chuột Rattus rattus
Trung Quốc
Heibei1

S72343
SEOV
Chuột Rattus rattus
Trung Quốc
K183
D17592
SEOV
Rattus norvegicus
Nhật bản
SR11
M34882
SEOV
Rattus norvegicus
Nhật bản
B1
U00467
SEOV
Clethrionomys glareolus
Nhật bản


7

Jakarta
AJ620583
SEOV
Rattus norvegicus
Indonesia
U00464
Girard point

SEOV
Rattus norvegicus
Mỹ
Tchoupitoulas
U00473
SEOV
Rattus norvegicus
Mỹ
Sản phẩm PCR (300 bp) được tiếp tục tinh sạch, tiến hành chạy phân tích trình tự chuỗi nucleotide
( sequencing), đánh dấu bằng sinh phẩm Bigdye 3.1 được thực hiện theo quy trình của sinh phẩm. Sản
phẩm sequencing sau đó tiến hành phân tích thông qua máy phân tích DNA – ABI 3100 ( Mỹ). Kết quả
thu được được được tập hợp bằng phần mềm MEGA phiên bản 3.1, sau đó được sắp xếp theo chương trình
CLUSTAL-W theo mã hóa vùng nghiên cứu với độ dài 256 bp tại gen M. Cây gia hệ được cấu tạo dựa trên
thuật toán neighbor-joining với hệ số tương đồng cao ( boostrap n=1000) và so sánh với 22 trình tự virut
Seoul và 3 các trình tự virut Hantaan đã biết thu thập trên GENBANK ( bảng trên).
2.4.3. Phương pháp xác định một số yếu tố liên quan đến sự lây nhiễm của vi rút Hanta tại cảng Hải
Phòng
Công nhân làm việc tại cảng Hải Phòng đã lấy máu làm xét nghiệm, được phỏng vấn theo mẫu phiếu
đã thiết kế sẵn với các nội dụng thông tin về đặc điểm đối tượng, vệ sinh môi trường lao động, điều kiện
lao động, trang thiết bị bảo hộ lao động và nhà ở, điều kiện sinh hoạt có liên quan đến việc lây nhiễm vi rút
Hanta tại cảng Hải Phòng như: tuổi, giới, điều kiện vệ sinh môi trường nơi làm việc tại cảng và nơi ở; thời
gian làm việc (ban ngày, ban đêm), có bị chuột cắn hay không, phương tiện bảo hộ lao động (ủng, găng tay,
khẩu trang) và ý thức sử dụng trang bị bảo hộ lao động.
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU
Các số liệu nghiên cứu được xử lý trên phần mềm SPSS 13.0; dùng tets χ2 để đánh giá các tỷ lệ, đánh
giá sự khác biệt của các biến số.
Sử dụng bảng 2 x 2 để tính tỷ suất chênh OR và khoảng tin cậy 95% CI.
2.6. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
- Nội dung và mục đích nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu của Viện Y học biển
Việt Nam cho phép; có sự đồng thuận của bản thân đối tượng, hoặc người đại diện đủ tư cách.

- Bảo đảm kết quả nghiên cứu chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và bảo vệ sức khỏe nhân
dân Thành phố chứ không vì bất cứ mục đích nào khác.


8

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Xác định một số đặc điểm nhiễm vi rút Hanta qua giám sát huyết thanh học quần thể chuột ở
khu vực cảng Hải Phòng và khu vực quanh
3.1.1. Phân loại chuột bắt được tại cảng và một số khu vực xung quanh cảng giai đoạn 2003 –
2005
Bảng 3.1. Phân loại chuột bắt được tại địa điểm nghiên cứu
Địa
Kết quả nghiên cứu
điểm
Tổng
Rattus flavipectus
Rattus novergicus
Suncus
NC
murimus
Số
chuột
34

Đực

Cái


Số
chuột
59

Đực

Cái

Số
chuột
16

Đực

Cái

Cảng
16
18
27
32
8
8
109
Ngoài
75
37
38
106
51

55
29
15
14
210
cảng
Tổng
109
53
56
165
78
87
45
23
22
319
P
P>0,05
P>0,05
P>0,05
Nhận xét: Qua Bảng 3.1 cho thấy 3 loài chuột chủ yếu sống ở cảng Hải Phòng và khu vực
tiếp giáp Cảng là Rattus flavipectus (109 con), Rattus novergicus(165 con) và Suncus murimus(45
con).,
3.1.2. Kết quả phát hiện kháng thể IgG kháng vi rút Hanta trên chuột tại các khu vực
nghiêncứu
Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả xét nghiệm huyết thanh chuột tại Hải Phòng bằng ba kỹ thuật:
ELISA, IFA, WB
Địa điểm NC
Số

Kết quả nghiên cứu
chuột
WB (+)
ELISA (+)
IFA (+)
n
Tỷ lệ %
n
Tỷ lệ %
n
Tỷ lệ %
Cảng HP (1)
59
38
23,03
24
14,54
7
4,24
Khu vực tiếp giáp
80
48
29,09
22
13,33
6
3,63
cảng (2)
Khu vực xa cảng
26

13
7,88
5
3,03
1
0,6
(3)
Cộng
165
99
60,00
51
30,90
14
8,47
Nhận xét: Kết quả trong bảng 3.7 thấy:
Phương pháp ELISA có độ nhạy cao nhất (Tỷ lệ phát hiện chuột có kháng thể IgG kháng
vi rút Hanta ở kỹ thuật ELISA là 60,0 %), tiếp đến là kỹ thuật IFA (Tỷ lệ chuột có kháng thể IgG
kháng vi rút Hanta là 30,91 %), phương pháp WB có độ nhạy thấp hơn hai kỹ thuật trên (Tỷ lệ
chuột có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta là 8,48 %), nhưng lại là kỹ thuật có độ đặc hiệu cao
nhất.
3.1.3. Kết quả bước đầu phát hiện vi rút Hanta (nhóm Seoul) trên chuột tại khu vực cảng Hải
Phòng


9

Sử dụng 14 mẫu chuột Rattus novergicus dương tính với kỹ thuật WB tại Hải Phòng vào năm 2005 được
tiến hành tách chiết ARN từ phổi chuột và tiến hành kỹ thuật RT-PCR với cặp mồi đặc hiệu tại vùng gen M của virut
Seoul từ nucleotide 2001 đến 2301 (300bp).


Hình 3.7. Kết quả RT-PCR phát hiện virut Seoul ( gen M)
giếng 1 là thang chuẩn DNA, giếng 2 và 3 mẫu phổi của 2 cá thể chuột
Bảng
Loài chuột

Số mẫu xét nghiệm
Số mẫu RT-PCR
RT-PCR
dương tính
Rattus novergicus
14
4
Kết quả thu được như sau: Kết quả phân tích trình tự chuỗi cho thấy 4 sản phẩm PCR thu được từ mẫu
phổi của chuột novergicus tại Hải phòng được khẳng định thuộc nhóm virut Seoul (100%).
Kết quả trên cho thấy chuột Rattus novergicus có khả năng mang vi rút Hanta (nhóm Seoul).
3.1.4. Kết quả xác định trình tự chuỗi nucleotide, xây dựng cây gia hệ của virut hanta (nhóm Seoul)
lưu hành tại cảng Hải phòng.


10

Hình 3.8. Cây phả hệ vi rút Hanta tại Hải Phòng
Phân tích cây phả hệ cho thấy vi rút SEO lưu hành tại Hải phòng ( 4 vi rút) có độ tương đồng cao (94%)
và được tách ra từ nhóm vi rút SEO lưu hành tại Hà nội (Hanoi/Haibatrung # 25 và Hanoi/Haibatrung # 9). Các vi
rút SEO lưu hành tại Việt nam có độ tương đồng thấp với các nhóm vi rút SEO và dường như tập hợp thành một
nhánh riêng trong nhóm phụ (subgroup) 4 cùng với các vi rút Jakarta (Indonesia) và B1( Nhật bản), C3 ,Heibei4,
SD 10, và SD7( Trung quốc).
3.2. Kết quả phát hiện kháng thể IgG kháng vi rút Hanta trên quần thể người tại cảng Hải
Phòng và khu vực xung quanh

Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả xét nghiệm kháng thể IgG kháng vi rút Hantan trong huyết thanh người
tại các địa điểm nghiên cứu bằng ba kỹ thuật ELISA, IFA và WB
Địa điểm nghiên cứu

Cảng
(1)
KV tiếp giáp cảng

(Ngô

n
Điều
tra
131
184

Kết quả nghiên cứu
ELISA +
IFA +
n
Tỷ lệ %
n
Tỷ lệ %
34
25,95
24
18,32
39
21,19
19

10,32

WB +
n
Tỷ lệ %
13
9,92
09
4,89


11

Quyền, Hồng Bàng) (2)
Khu vực xa cảng
Chân)
(3)
Tổng

(Lê

48

09

18,75

02

4,16


0

0

363

82

22,58

45

12,39

22

6,06

Nhận xét: Quan sát Bảng 3.12 và hình 3.13 cho thấy với kỹ thuật ELISA tổng tỷ lệ huyết thanh
người có kháng thể IgG IgG kháng vi rút Hanta tại các điểm nghiên cứu là 22,58%.
Với kỹ thuật IFA tổng tỷ lệ huyết thanh có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta tại các điểm nghiên
cứu là 12,39%.
Và với kỹ thuật WB tổng tỷ lệ huyết thanh có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta tại các điểm
nghiên cứu là 6,06%.

Hình 3.14. Sự phân bố người mang kháng thể IgG kháng vi rút Hanta
theo nhóm tuổi tại các điểm nghiên cứu

Nhận xét: Quan sát Hình 3.14. cho thấy mối liên quan giữa nhóm tuổi với sự đáp ứng kháng thể

kháng IgG kháng vi rút Hanta tại các điểm nghiên cứu của Hải Phòng từ năm 2003 đến năm 2005 như sau:
Lứa tuổi mắc cao nhất là lứa tuổi từ 30 đến 39: 31 trường hợp; tiếp đến là lứa tuổi 20- 29 là 24
trường hợp; lứa tuổi mắc thấp nhất là lứa tuổi từ 10 đến 19: 5 trường hợp và lứa tuổi trên 50 tuổi: 5 trường
hợp có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta.

Hình 3.15. Sự phân người mang kháng thể IgG kháng vi rút Hanta
theo giới tính tại các địa điểm nghiên cứu của Hải Phòng
Nhận xét: Tỷ lệ giữa nam và nữ có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta ở 3 điểm nghiên cứu của Hải
Phòng trong thời gian 2003-2005 cũng có sự khác biệt rõ ràng, số nam giới luôn lớn hơn nữ giới.


12

3.3. Các yếu tố liên quan đến sự lây nhiễm
3.3.1. Điều kiện địa lý, khí hậu
 Địa lý Hải Phòng
Hải Phòng là một thành phố cảng biển và công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam.
Hải Phòng là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương và là một trong 6 đô thị loại 1 của Việt
Nam. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất
phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Hải
Phòng lấy phát triển kinh tế biển là chính; có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ,
du lịch, thủy sản, giáo dục và y tế của vùng duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng có diện tích là 1.476, 45 km 2 ;
Dân số là 1.769.357 người.
 Điều kiện khí hậu
Hải Phòng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 23ºC – 24ºC, lượng mưa
hàng năm từ 1.600 đến 1.800mm, với khí hậu nóng, ẩm và có 4 mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông) nên đây
cũng là một điều kiên tiên quyết và thuận lợi cho loài gậm nhấm sinh sôi phát triển.
3.3.2. Điều kiện lao động và vệ sinh môi trường của đối tượng nghiên cứu có liên quan đến việc lây truyền bệnh do
nhiễm vi rút Hanta
Bảng 3.16. Tình trạng nhiễm vi rút Hanta theo nhóm nghề nghiệp

CTNC

Kết quả nghiên cứu
n (+)

Tỷ lệ (%)

Nhân viên văn phòng có KT kháng vi
rút Hanta
Công nhân lao động trực tiếp

34

6

17,64

97

28

82,36

Tổng

131

34

< 0,01


Nhận xét: Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.16 cho thấy:
Trong số 34 nhân viên văn phòng được phỏng vấn có 6 nhân viên có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta
(17,64 %) và 28 người (82,36 %) không có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta.
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thời gian lao động trong ngày với tình trạng nhiễm vi rút Hanta của công nhân
cảng Hải Phòng
CTNC

Làm ca đêm

KQNC
n (+)

Tỷ lệ (%)



20

71,42

Không

8

28,58

Tổng

28


< 0,01

6,25;
(2,35-24,15)
χ2 =14,25

Nhận xét: Từ kết quả nghiên cứu trong bảng 3.18 cho thấy:
Trong số 28 người được phỏng vấn có kết quả huyết thanh dương tính với vi rút Hanta bằng kỹ
thuật ELISA có 20 người làm ca đêm (71,42 %) và 8 người làm ca ngày (28,58 %). Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (P < 0,01).
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tình trạng trang bị bảo hộ lao động với t ỷ lệ nhiễm vi rút Hanta của công nhân
cảng Hải Phòng
CTNC

Kết quả nghiên cứu


13

Trang bị bảo hộ
lao động

n (+)

Tỷ lệ (%)



7


25,00

Không

21

75,00

Tổng

< 0,01

28

9,00;
(3,02-35,96)
χ2 =18,36

Nhận xét: Từ kết quả nghiên cứu trong bảng 3.19 cho thấy:
Trong số 28 người được phỏng vấn có kết quả huyết thanh dương tính với vi rút Hanta bằng kỹ thuật
ELISA thì có 7 người mang trang bị bảo hộ lao động (25,00 %) và 21 người không mang trang bị bảo hộ
lao động (75,00 %) có ý nghĩa thống kê (P<0,01).
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tình trạng bị chuột cắn với tỷ lệ nhiễm vi rút Hanta của công nhân cảng
Hải Phòng
Kết quả nghiên cứu
CTNC
p
OR, 95% CI
n (+)

Tỷ lệ (%)
Chuột cắn



22

78,58

Không

6

21,42

Tổng

< 0,001

13,44;
(4,0156,17)
χ2 = 22,43

28

Nhận xét: Từ kết quả nghiên cứu trong bảng 3.20 cho thấy:
Trong số 28 người được phỏng vấn có kết quả huyết thanh dương tính với vi rút Hanta thì có 22
người đã từng bị chuột cắn (78,58 %) và 6 người chưa bị chuột cắn bao giờ (21,42 %). Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với P<0,001.
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tình trạng nơi làm việc có chuột với tỷ lệ nhiễm vi rút Hanta của

công nhân cảng Hải Phòng
CTNC
Kết quả nghiên cứu

Nơi làm việc
có chuột


Không

n (+)

Tỷ lệ (%)

21

75,00

< 0,001

9.00; (3,05-37,90)
χ2 = 17,09

7
25,00
Tổng
28
Nhận xét: Từ kết quả nghiên cứu trong bảng 3.21 cho thấy:
Trong số 28 người được phỏng vấn có kết quả huyết thanh dương tính với vi rút Hanta thì có 21
người làm việc trong điều kiện môi trường có truột (75,00 %) và 7 người làm việc trong điều kiên môi

trường không có chuột (21,42 %). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P<0,001.
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa tình trạng có chất thải tại nơi làm việc với tỷ lệ nhiễm vi rút Hanta của
công nhân cảng Hải Phòng
Kết quả nghiên cứu
CTNC
p
OR, 95% CI
n (+)
Tỷ lệ (%
Nơi làm có chất thải
< 0,001
21,16;
(5,46Có
23
82,15
của chuột
91,18)
Không
5
17,85
χ2 = 27,67
Tổng
28


14

Nhận xét: Từ kết quả nghiên cứu trong bảng 3.22 cho thấy:
Trong số 28 người được phỏng vấn có kết quả huyết thanh dương tính với vi rút Hanta thì có 23
người làm việc trong điều kiện môi trường có nhiều chất thải của chuột (75,00 %) và 7 người làm việc

trong điều kiên môi trường không có chất thải của chuột (21,42 %). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
P<0,001.


15

CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Xác định một số đặc điểm nhiễm vi rút Hanta trong quần thể chuột ở khu vực cảng Hải Phòng
giai đoạn 2003 - 2005
4.1.1. Đặc điểm chuột bắt được tại các điểm nghiên cứu trong thời năm 2003 – 2005 tại khu
vực cảng và khu vực xung quanh c ảng
Kết quả phân loại các loài chuột bắt được tại các khu vực nghiên cứu cho thấy chuột bắt
được tại cảng Hải Phòng và khu vực xung quanh gồm ba loài chủ yếu là Rattus flavipectus: 109
con, Rattus novergicus:165 con và Suncus murimus: 45 con (bảng 3.1). Đây là những loài chuột
sống chủ yếu tại các thành phố ở miền Bắc Việt Nam nói riêng và nhiều thành phố lớn trên thế
giới nói chung. Loài chuột này thường sống chung trong các khu dân cư ở thành thị và sự phát
triển của đàn chuột cũng như của từng loài phụ thuộc vào điều kiện địa lý, khí hậu của địa phương
nơi đàn chuột cư trú. Theo Trương Thừa Thắng và CS [9] thì các loài chuột này cũng chiếm tỷ lệ
lớn tại Hà Nội, Hà Nam và Thanh Hóa. Nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh các
loài chuột khác nhau chính là ổ chứa vi rút Hanta. Thông thường thì mỗi loài chuột mang một ổ chứa vi rút
Hanta khác nhau [16], [97]. Cũng theo Trương Thừa Thắng và cộng sự, trong những nghiên cứu được tiến
hành tại các địa phương như Hà Nội, Hà Nam, Lào Cai, Hòa Bình và Thanh Hóa các tác giả đã bắt được
258 chuột, bao gồm 180 chuột Rattus novergicus, 39 chuột Rattus flavipectus và 39 chuột Suncus murimus.
Trong 180 chuột Rattus novergicus, tác giả và CS. đã phát hiện thấy 3,7% số chuột bắt được có kháng thể
kháng vi rút Hanta [4]. Điều này một lần nữa khẳng định rằng chuột Rattus novergicus chính là ổ chứa vi
rút Hanta.
4.1.2. Kết quả phát hiện kháng thể IgG kháng vi rút Hanta trên chuột tại các khu vực nghiên
cứu
 Kết quả xét nghiệm sàng lọc bằng kỹ thuật ELISA cho thấy:

Xét nghiệm 319 mẫu huyết thanh chuột bắt được tại cảng Hải Phòng bằng kỹ thuật ELISA,
kết quả bước đầu cho thấy trong 3 loại chuột đã được xét nghiệm chỉ có duy nhất loại chuột
Rattus novergicus là có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta. Trong đó có 99 trên tổng số 165 chuột
Rattus novergicus có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta chiếm tỷ lệ 60%. Nếu tính theo từng khu vực
thì tỷ lệ chuột có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta cao nhất là cảng Hải Phòng (64,41%); tiếp đến là khu
vực tiếp giáp với cảng là 60,00%; khu vực cách xa cảng thì tỷ lệ này thấp hơn một cách rõ rệt
(50,00%)(bảng 3.2). Điều này chứng tỏ chuột ở khu vực cảng Hải Phòng chính là ổ chứa vi rút
Hanta và rất có thể chúng đã lan truyền vi rút Hanta ra đàn chuột sinh sống tại khu vực quanh
cảng. Điều này có thể được chứng minh rõ hơn khi số chuột bắt được tại khu vực xa cảng có tỷ lệ
kháng thể IgG kháng vi rút Hanta thấp hơn hẳn khu vực cảng và vùng tiếp giáp cảng.
Trong nghiên cứu của mình, Trương Uyên Ninh và CS đã tìm thấy kháng thể IgG có trên chuột
Rattus novergicus với tỷ lệ cao nhất là ở Hà Nam 17,2%; Thanh Hóa 3,3%; Lào Cai 2,2%; Hòa Bình 1,6%
và cuối cùng là Hà Nội 1,1%. Trong một nghiên cứu khác của Trương Thừa Thắng và cộng sự tìm thấy tỷ
lệ kháng thể kháng IgG kháng virut Hanta trên chuột Rattus novergicus tại Hà Nam là 53,4% [6], tại Thanh
Hóa là 14,75% trong năm 2003 [7].
Về tỷ lệ nhiễm vi rút Hanta theo giới tính của chuột:
Trong nghiên cứu của Trương Uyên Ninh và CS thấy rằng tỷ lệ chuột có kháng thể IgG kháng
virut Hanta thường chiếm đa phần ở chuột đực Rattus novergicus tại các tỉnh trên. Trái lại trong kết quả
nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ mang kháng thể IgG kháng vi rút Hanta là tương đương nhau (Bảng


16

3.3): chuột cái mang kháng thể IgG kháng vi rút Hanta là 48,48%/ 51,51% chuột đực. Ngược lại,
một số nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy tỷ lệ nhiễm vi rút Hanta trên chuột đực Rattus novergicus luôn
luôn cao hơn so với chuột cái với lập luận cho rằng do bản tính sinh học, do đấu tranh sinh tồn chuột đực
thường hay đánh lộn, cắn lẫn nhau nhiều hơn so với chuột cái, do vậy khi chuột đực bị thương dễ trở thành
nguyên nhân để lan truyền vi rút Hanta trong cộng đồng chuột [67], [151].
 Kết quả xét nghiệm kháng thể IgG kháng vi rút Hanta bằng kỹ thuật IFA
Như đã trình bày trong phần tổng quan và phương pháp nghiên cứu thì kỹ thuật ELISA có độ nhạy

rất cao, tuy nhiên độ đặc hiệu lại hạn chế, giá thành tương đối rẻ, trang thiết bị và kỹ thuật không quá cầu
kỳ, do đó rất thích hợp sử dụng cho các nghiên cứu sàng lọc cộng đồng. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử
dụng thêm kỹ thuật IFA là phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu tương đối cao để sàng lọc lần hai và kết
quả đã phát hiện được 30,39% (51/165) chuột Rattus novergicus có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta,
trong đó: tại cảng Hải Phòng: 24/59 con chiếm tỷ lệ 40,67 %, khu vực tiếp giáp cảng (quận Hồng Bàng và
Ngô Quyền) 22/80 con chiếm tỷ lệ 27,50 %; còn tại khu vực xa cảng (Lê Chân): 05/26 con chiếm tỷ lệ
19,23 % (Bảng 3.4).
Tại Indonesia, các nhà khoa học cũng đã tìm thấy vi rút Hanta trên chuột Rattus novergicus với tỷ
lệ 10,8% (24/238 chuột) [70], [76]. Theo nghiên cứu của Plyusnina và cộng sự thấy kháng thể IgG kháng
vi rút Hanta cao nhất trên chuột Rattus novergicus, sau đấy mới đến chuột Rattus rattus và Rattus exulans
[146].
Với kỹ thuật IFA xét nghiệm chuột bẫy tại tỉnh Kinmen thuộc Đài Loan thấy tỷ lệ kháng thể IgG
trên chuột Rattus novergicus chiếm tới 50% (4/8), chuột Rattus flavipectus là 2% (7/348). Nghiên cứu khác
ở Đài Loan trên chuột Rattus novergicus là 8,3%, Rattus rattus là 20%, Rattus losea là 4,2%, Apodemus
agarius là 1,6%, không có kháng thể kháng vi rút Hanta trên chuột Suncus murinus [38], [80]. Chin C và
cộng sự đã phát hiện thấy tỷ lệ chuột Suncus murinus và Rattus rattus có kháng thể kháng vi rút Hanta rất
thấp [35]. Tại các điểm nghiên cứu của Hải Phòng vào giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2005 không phát
hiện thấy kháng thể IgG kháng vi rút Hanta trên chuột Rattus flavipectus, Suncus murinus.
Điều tra huyết thanh học trên chuột tại Campuchia cho thấy kháng thể kháng IgG trên chuột phân
bố như sau Rattus rattus chiếm 6,3%, Rattus novergicus chiếm 20,9%, không thấy có kháng thể IgG trên
chuột Rattus exulans [149]
Nitatpattana N và cộng sự nghiên cứu trong năm 2000 tại 2 tỉnh Nakhon Pathom và Nakhon
Ratchasima thấy: tại tỉnh Nakhon Pathon tỷ lệ chuột có kháng thể kháng vi rút Hanta trung bình là 2,3%,
với Rattus Novergicus là 3,8%, Bandicota Indica là 2,6%. Ở tỉnh Nakhon Ratchasima tỷ lệ trung bình là
4,0% và Bandicota indica chiếm 19,1% và Rattus exulans là 3,5% [130]. Một nghiên cứu khác ở một số
tỉnh miền Bắc Thái Lan cho thấy tỷ lệ có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta là 2,1% trong đó tỷ lệ trên
chuột Bandicota Indica là 4,3%, Rattus exulans là 2,1%, Rattus rattus là 0,9% [132]. Những nghiên cứu
đầu tiên tại Thái Lan năm 1998 cho thấy tỷ lệ kháng thể kháng IgG trên chuột là 13,3%, trong đó chuột
Bandicota savilei là 35,7% và Rattus norvegicus là 31,5% [131]. Tại Cowet với kỹ thuật IFA cũng đã tìm
thấy 3,6% có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta trên chuột Rattus novergicus [134].

Sugyiama K và cộng sự giám sát chuột Rattus novergicus tại vịnh Tokyo trong 9 năm, đã bắt được
413 chuột, tại 8 điểm nghiên cứu bằng kỹ thuật IFA thấy tỷ lệ chuột có kháng thể kháng vi rút Hanta như
sau: cảng biển Tokyo là 34,8% năm 1983; 25,9% năm 1984; 22% năm 1985; 15,6% năm 1986. Tại công
viên Kasai năm 1989 là 3,2 % và 1990 là 4,2 %. Tại cảng biển Chiba năm 1990 là 6,7 % [165].
 Kết quả xét nghiệm kháng thể IgG kháng vi rút Hanta bằng kỹ thuật Western Blot
Để khẳng định một cách chính xác huyết thanh chuột Rattus novergicus tại Hải Phòng có bị nhiễm
vi rút Hanta hay không, chúng tôi tiếp tục tiến hành xét nghiệm tìm kháng thể IgG kháng vi rút Hanta bằng
kỹ thuật WB, kết quả nghiên cứu cho thấy (Bảng 3.5) 14/165 chuột được phát hiện có mang kháng thể IgG
kháng vi rút Hanta chiếm tỷ lệ 8,48 %. Trong đó, chuột có kháng thể kháng vi rút Hanta bắt được ở cảng


17

chiếm tỷ lệ cao nhất (11,68 %), tiếp đến là khu vực tiếp giáp với cảng chiếm tỷ lệ 7,5 % và khu vực cách xa
cảng chỉ là 3,84 %.
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho phép khẳng định rằng tỷ lệ nhiễm vi rút Hanta trong quần thể
chuột bắt ở khu vực cảng Hải Phòng là 8,48 %.
4.1.3. Về khả năng phát hiện kháng thể IgG kháng vi rút Hanta trong huyết thanh chuột bằng ba loại
kỹ thuật ELISA, IFA và WB
Để đánh giá mức độ phát hiện kháng thể IgG kháng vi rút Hanta của các kỹ thuật được sử
dụng trong nghiên cứu, trước tiên tiến hành xét nghiệm sàng lọc bước 1 bằng kỹ thuật ELISA, đây
là kỹ thuật có độ nhạy cao, tuy nhiên, độ đặc hiệu có những hạn chế nhất định. Nhưng vì kỹ thuật
này đòi hỏi trang thiết bị kỹ thuật không quá phức tạp, thao tác kỹ thuật tương đối đơn giản, nên
hầu hết các phòng xét nghiệm địa phương đều có thể làm được, giá thành thích hợp. Vì lẽ đó, kỹ
thuật này nên được dùng để sàng lọc nhiễm vi rút Hanta tại cộng đồng là tốt nhất.
Tiếp đó số mẫu xét nghiệm dương tính sẽ được sàng lọc tiếp bước 2 bằng kỹ thuật IFA và
sau cùng số mẫu dương tính với IFA sẽ được xét nghiệm lần cuối bằng kỹ thuật WB là phương
pháp có độ đặc hiệu cao nhất để khẳng chính xác tình trạng nhiễm vi rút Hanta. Kết quả nghiên
cứu cho thấy tỷ lệ phát hiện kháng thể IgG kháng vi rút Hanta của kỹ thuật ELISA là 60 % (99/165
mẫu), đến kỹ thuật IFA 30,90 % (51/165 mẫu) và cuối cùng với kỹ thuật WB số mẫu dương tính là

8,47 % (14/165 mẫu) (xem bảng 3.7). Chính vì lẽ đó nếu khi mẫu xét nghiệm dương tính với ELISA, cần
phải làm thêm kỹ thuật WB để khẳng định chẩn đoán.
Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với nhận định của Arikawa Jiro [17]. Một lần nữa cả 3
kỹ thuật này bổ sung cho nhau, và giúp khẳng định vi rút Hanta lưu hành trên chuột Rattus novergicus tại
các điểm nghiên cứu của Hải Phòng từ năm 2003 đến năm 2005. Theo khuyến cáo TCYTTG nên dùng kỹ
thuật ELISA để phát hiện kháng thể IgG kháng virut Hanta trên chuột trong các điều tra dịch tễ học [106],
kỹ thuật IFA được gợi ý dùng trong xét nghiệm huyết thanh chuột và cần thiết dùng kỹ thuật WB để khẳng
định. Việc tìm thấy kháng thể IgG kháng vi rút Hanta trên chuột có ý nghĩa quan trọng khi nghiên cứu về ổ
chứa vi rút Hanta và nghiên cứu về sinh thái vi rút [106], [138]. Malaysia cũng giống như các nước ở vùng
Đông Nam Á không nhận thức được sự nguy hiểm của vi rút Hanta và xếp chúng vào danh sách bệnh
không nguy hiểm, mặc dù có những điều tra sớm từ những năm ở thập kỷ 80 của thế kỷ 20 và gần đây Lam
S.K. và cộng sự đã phát hiện thấy có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta trên chuột Rattus novergicus [94].
Ở Singapo năm 1989, Wong TW đã tìm thấy 32% trên tổng số 113 chuột Rattus novergicus có
kháng thể IgG kháng vi rút Hanta bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp. Một nghiên cứu gần đây
tại Singapo bằng kỹ thuật ELISA đã phát hiện ra 50% chuột Rattus novergicus có kháng thể kháng vi rút
Seoul. Tại Nhật Bản từ 2000 đến 2003, giám sát chuột tại 4 quần đảo của Nhật Bản là Hokkaido, Honsu,
Shikoku và Kyushu, các nhà khoa học đã tìm thấy kháng thể kháng vi rút Hanta trên chuột Rattus
novergicus là 1,1% bằng cả 2 phương pháp miễn dịch huỳnh quang gián tiếp và kỹ thuật Western Blot. Kết
quả cho thấy chuột Rattus novergicus bẫy tại cảng và sân bay Chitose-Hokkaido, Nhật Bản có kháng thể
IgG kháng vi rút Hanta cho nên có thể đây là nguồn truyền nhiễm nguy hiểm đe dọa những người làm việc
tại môi trường cảng [113]. Năm 1989 với kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp, tác giả Korch GW và
cộng sự đã tìm thấy 4% kháng thể IgG kháng vi rút Hanta trên chuột Rattus novergicus tại Baltimore,
Maryland [92]. Morita C và cộng sự cuối những năm 1960 với kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp đã
phát hiện ra tỷ lệ có kháng thể kháng vi rút Hanta trên chuột Rattus novergicus tại khu vực cảng là 16,8%
và khu vưc ngoại ô thành phố Tokyo là 10,2% [122].
4.1.4. Đặc điểm vi rút Hanta phát hiện được ở đàn chuột tại khu vực Hải Phòng
Thông qua kết quả xét nghiệm RT-PCR và Sequencing trên các mẫu mô phổi của chuột Rattus
nevergicus và chuột Rattus ratttus thu thập tại cảng Hải phòng cho thấy chỉ phát hiện virut Hatan nhóm
Seoul (vi rút SEO) trên chuột Rattus nevergicus là chuột được ghi nhận mang vi rút SEO trên thế giới. Cây



18

phả hệ vi rút SEO lưu hành tại cảng Hải phòng cho thấy sự tương đồng cao trong nhóm (94%) và dường
như có liện quan đến nhánh vi rút SEO đã phát hiện tại Hà nội trong cùng thời điểm( Hình 3.8). Sự tách
nhánh này gợi ý cần thiết có sự nghiên cứu về việc di chuyển của chuột liên quan đến sự lan truyền vi rút
SEO trong quần thể loài. Theo quan điểm của chúng tôi có lẽ trước tiên đàn chuột chứa vi rút Hanta từ các
nước trong khu vực di chuyển theo tàu buôn đường biển vào cảng Hải Phòng rồi từ đó di chuyển lên Hà
Nội theo hàng hóa vận tải đường bộ.
Trong nghiên cứu của tác giả J.Arikawa – Đại học Hokkaido, Nhật bản (2001), các SEO virut được chia
thành 5 nhóm phụ theo cấu trúc di truyền tại gen M. Kết quả phân tích trình tự nucleotide của vi rút SEO
từ các mẫu tạng phổi chuột tại Việt nam được nhóm vào nhóm phụ 4( SEO-4) trong quần thể các virut
SEO. So với các vi rút khác trong cùng nhóm phụ SEO-4 : Jakarta (Indonesia) và B1( Nhật bản), C3
,Heibei4, SD 10, và SD7( Trung quốc) [18], các virut SEO lưu hành tại Việt nam nói chung (Hải phòng nói
riêng) đã phân tách thành 1 nhánh riêng biệt. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chỉ phân tích trên 300 bp, vì
vậy việc phân lập được vi rút Hanta trên chuột cần phải được tiến hành để có khả năng cung cấp chính xác
các thông tin về sự lưu hành của vi rút cũng như đặc điểm phân tử, cơ chế lây truyền bệnh tại Việt nam…
Trong nghiên cứu của J.W. Song và cs, 2008 đã phát hiện trên chuột chù (Chinese Mole Shrew) tại
Cao Bằng – tỉnh biên giới giữa Việt nam- Trung quốc lưu hành một vi rút thuộc nhóm Hanta và vi rút này
(CBNV) được xác định là hoàn toàn mới và có độ tương đồng thấp với các vi rút Hanta đã biết [162].
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các vi rút SEO tại Hải phòng liên quan nhiều với các vi rút lưu
hành tại Trung quốc (Heibei4, SD10, và SD7). Do đó, có nhiều khả năng có sự trao đổi vi rút SEO giữa các
cảng của Trung quốc với Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung.
14 mẫu chuột Rattus nevergicus dương tính với kỹ thuật WB tại Hải Phòng vào năm 2005, được tiến
hành tách chiết RNA từ mô phổi rồi cho làm kỹ thuật khuyếch đại gen RT-PCR nhằm phát hiện băng 300
bp thuộc đoạn M của vi rút Seoul kết quả xét nghiệm phát hiện thấy có 5 mẫu dương tính. Tiến hành phân
tích phả hệ vi rút Hanta cho thấy (Hình 3.8) vi rút Seoul phát hiện được tại Hải Phòng giống với vi rút
Seoul phát hiện được tại Nhật Bản và Indonesia. Điều này chứng tỏ khả năng lan truyền của vi rút Seoul là
rất lớn và nguy hiểm.
4.2. Xác định một số đặc điểm lưu hành kháng thể kháng vi rút Hanta trên quần thể dân cư tại khu vực

cảng Hải Phòng giai đoạn 2003-2005
4.2.1. Kết quả xét nghiệm huyết thanh nhóm người lành và nhóm người bệnh tại Hải Phòng, 2003 –
2005
Kết quả xét nghiệm huyết thanh người tại các khu vực nghiên cứu bằng kỹ thuật ELISA (Bảng 3.8)
cho thấy tỷ lệ các mẫu có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta ở hai nhóm người lành và bệnh nhân là khác
nhau: người lành chiếm tỷ lệ 16,83 % (41/291), trong khi người bệnh là 45,83 % (33/72), sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê với P > 0,05.
Trong vòng 3 năm, tiến hành thu thập được 291 mẫu huyết thanh người lành và 72 mẫu huyết
thanh bệnh nhân sốt cấp tính (trong thời gian 7-10 ngày), với các biểu hiện lâm sàng của nhiễm vi rút và có
xuất huyết dưới da và niêm mạc nhưng không rõ nguyên nhân tại các địa điểm: cảng Hải Phòng, khu vực
tiếp giáp cảng (là quận Hồng Bàng và Ngô Quyền) và một khu vực xa cảng là quận Lê Chân. Với kỹ thuật
ELISA xét nghiệm kháng thể IgG kháng vi rút Hanta trên nhóm người lành, kết quả thu được như sau: tại
Cảng phát hiện được 18/ 97 mẫu có kết quả dương tính (chiếm tỷ lệ 18,55 %); khu vực tiếp giáp cảng có:
26/158 (chiếm tỷ lệ 16,45 %); khu vực xa cảng có: 5/36 (chiếm tỷ lệ 13,88%).
Như vậy, kết quả nghiên cứu sàng lọc lần 1 bằng kỹ thuật ELISA đã phát hiện được 49 mẫu huyết
thanh có kháng thể IgG trên tổng số 291 mẫu huyết thanh người lành. Tỷ lệ dương tính trong số mẫu huyết
thanh người lành là 16,83 %.
Trong khi đó trên nhóm bệnh nhân, bằng kỹ thuật ELISA cũng đã phát hiện được các mẫu có
kháng thể IgG kháng vi rút Hanta tại các địa điểm nghiên cứu như sau: khu vực cảng là 16/34 ca dương


19

tính (chiếm tỷ lệ 47,05 %), khu vực tiếp giáp cảng là 13/26 ca dương tính (chiếm tỷ lệ 50 %), khu vực xa
cảng là 4/12 ca dương tính (chiếm tỷ lệ 33,30%). Như vậy, taonf bộ kết quả nghiên cứu thu được: 33 mẫu
huyết thanh bệnh nhân có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta trên tổng số 72 mẫu huyết thanh bệnh nhân
(chiếm tỷ lệ 45,83 %).
Tỷ lệ huyết thanh có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta ở nhóm người lành khá cao (16,83%). Tuy
nhiên, tỷ lệ huyết thanh có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta trên nhóm bệnh nhân còn cao hơn nhiều
(45,83 %) sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P<0,01.

Theo Trương Thừa Thắng và CS, trong giai đoạn 2001 đến 2004 đã nghiên cứu 648 huyết thanh bệnh
nhân sốt cấp tính trong vòng 7 đến 10 ngày, có các biểu hiện lâm sàng của nhiễm vi rút và có xuất huyết
dưới da hay niêm mạc, chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh tại các điểm nghiên cứu, nhưng khi kiểm
tra bằng huyết thanh học không phát hiện được kháng thể kháng vi rút Dengue [9]. Do triệu chứng bệnh sốt
do nhiễm vi rút Hanta gần giống với sốt xuất huyết Dengue, sốt do căn nguyên Ricketsiae hay sốt do
Leptospira nên khó xác định cụ thể căn nguyên gây bệnh thực sự. Tác giả và CS đã tiến hành xét nghiệm
tìm kháng thể IgG kháng vi rút Hanta tại các tỉnh trên, kết quả đã tìm thấy kháng thể IgM kháng vi rút
Hanta là 8,2% so với tổng số mẫu nghiên cứu. Bằng kỹ thuật IFA, tác giả cũng đã phát hiện thấy 3,1% số
mẫu dương tính so với mẫu dương tính bằng kỹ thuật ELISA.. Với kỹ thuật WB, Trương Thừa Thắng và
CS. đã tìm thấy 1,9 % bệnh nhân dương tính. Tại Hàn Quốc, từ năm 1994 đến năm 1995, bằng kỹ thuật
IFA các nhà khoa học của Trường Đại học Korea đã phát hiện 12,2 % (trong tổng số 5330 bệnh nhân có
triệu chứng sốt cao đột ngột) có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta [161]. Kariwa H và cộng sự đã điều tra
trên 105 bệnh nhân tại thành phố Tokyo - Nhật Bản có triệu chứng mang bệnh gan âm tính với vi rút viêm
gan A, B, C với phương pháp ELISA, IFA và WB đã tìm thấy 3 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 2,95%) có kháng
thể kháng vi rút Hanta.
Trong số 60 bệnh nhân nghi ngờ viêm gan B và C tại Hokkaido - Nhật Bản, nhóm nghiên cứu cũng
tìm thấy 1 bệnh nhân (1,6%) có kháng thể kháng vi rút Hanta bằng kỹ thuật ELISA và WB. Kết quả này có
thể gợi ý rằng không có mối liên quan giữa bệnh nhân viêm gan cấp tính với vi rút Hanta [83]. Trong thời
gian từ tháng 5/1999 đến tháng 11/2000, bằng việc sử dụng kỹ thuật ELISA để xét nghiệm cho 115 bệnh
nhân sốt không rõ nguyên nhân đã phát hiện ra 5 bệnh nhân có kháng thể IgG và 8 bệnh nhân có kháng thể
IgM, nhưng chỉ có 1 bệnh nhân duy nhất là có cả kháng thể IgM và IgG.
Bệnh nhân đầu tiên mắc bệnh do nhiễm vi rút Hanta của Thái Lan được phát hiện vào năm 2000,
cũng là bệnh nhân đầu tiên trong vùng Đông Nam Á được ghi vào y văn thế giới [166]. Năm 2004, Trương
Thừa Thắng và CS. đã tìm thấy một bệnh nhân tại tỉnh Hải Dương [8].
Tại Vương Quốc Anh trong thời gian 1985-1989 từ số bệnh nhân âm tính với các chẩn đoán của
Leptopspira, sốt mò và nhóm vi rút Arbo, các nhà khoa học đã tìm thấy 5-10% bệnh nhân có kháng thể IgG
kháng vi rút Hanta bằng kỹ thuật ELISA. Các bệnh nhân này đều có triệu chứng đau cổ họng, sưng hạch
lympho, xuất hiện các bất thường ở gan chiếm tới 62% và gan sưng to chiếm tới 24%. Tất cả các bệnh nhân
này đều làm việc ở ngoài trời, yêu thích cuộc sống ở thiên nhiên. Các triệu chứng khi mắc bệnh hoàn toàn
khác với y văn thế giới, đặc biệt không có dấu hiệu tổn thương thận, không thấy xuất hiện hạch lympho và

đau khớp trong số bệnh nhân trên. Do triệu chứng rất khó phân biệt giữa bệnh sốt xuất huyết hội chứng
thận (HFRS) với bệnh khác, Mc. Caughey cho rằng tất cả những bệnh nhân âm tính với xét nghiệm huyết
thanh Leptospira nhất thiết phải được sàng lọc với vi rút Hanta [119].
Rollin PE và cộng sự lần đầu tiên với kỹ thuật IFA đã tìm thấy 5,4 % bệnh nhân có kháng thể IgG từ
nhóm bệnh nhân nghi ngờ nhiễm vi rút nhóm Arbo tại Hà Nội năm 1979 [150]. Trong năm 1984, Richard
Yanagihara và cộng sự đã tìm thấy kháng thể kháng vi rút Hanta trên 7 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 0,67%) tổng
số 1035 bệnh nhân sốt không rõ căn nguyên bằng kỹ thuật IFA [183].
Giám sát huyết thanh học trên 420 bệnh nhân sốt không rõ nguyên nhân tại cộng hòa Guiana, các
nhà khoa học đã tìm thấy 1,42% có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta bằng kỹ thuật ELISA [116].


20

Nghiên cứu năm 2000 tại Đài Loan ở tỉnh Kimen trên 85 bệnh nhân nghi ngờ nhiễm bệnh Scrub
typhus-sốt mò nhưng kết quả huyết thanh học âm tính, bằng kỹ thuật ELISA phát hiện thấy 7 bệnh nhân
(chiếm tỷ lệ 8,23%) có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta. Với kỹ thuật IFA đã phát hiện dương tính ở cả 7
bệnh nhân trên [38].
Nghiên cứu huyết thanh học tại Tây Ban Nha trên đối tượng bệnh nhân sốt không rõ nguyên nhân,
bằng kỹ thuật IFA đã phát hiện, tỷ lệ 1,62% trên 492 bệnh nhân có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta [110].
Pacsa và cộng sự đó phát hiện thấy 11% có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta bằng kỹ thuật IFA và
kỹ thuật ELISA tại Cowet từ nhóm bệnh nhân có triệu chứng sốt nhiễm vi rút Arbo [125].
Điều tra các bệnh nhân thận không rõ căn nguyên tại cộng hòa Israel, George J. và cộng sự thấy
3,7% có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta trên tổng số 88 bệnh nhân bằng kỹ thuật ELISA. Kết quả cho
thấy khi chưa phát hiện thấy bệnh nhân và cũng không tìm thấy chuột mang vi rút, nhưng cần chú ý sàng
lọc trên các bệnh nhân sốt có tổn thương thận không rõ căn nguyên [66]. Pacsa AS và nhóm nghiên cứu
điều tra trên nhóm bệnh nhân nghi ngờ nhiễm bệnh sốt vi rút Dengue, sốt vi rút do ruồi Sandyfly truyền và
vi rút Hanta bằng kỹ thuật IFA kết quả đã phát hiện thấy có tới 11,00 % bệnh nhân có kháng thể IgG kháng
vi rút Hanta trong số 46 bệnh nhân nguy cơ cao có kháng thể kháng vi rút Hanta. Như vậy, tại Cowet đã có
sự truyền bệnh do vi rút Hanta [135]. Bệnh nhân nhiễm vi rút Hanta ở giai đoạn cấp tính, chẩn đoán huyết
thanh học thường phát hiện sớm được kháng thể IgM [128], [166].

Cohen MS nghiên cứu trên 71 bệnh nhân nhập viện tại Trung tâm Y tế Hubei - Trung Quốc với triệu
chứng lâm sàng giống với hội chứng HFRS, tỷ lệ tử vong tới 11,2%, xét nghiệm huyết thanh học có thấy
kháng thể và kháng nguyên có mối liên hệ với vi rút Hanta. Do vậy, có thể kết luận bệnh nhân tại tỉnh
Hubei nhiễm hội chứng HFRS [48].
Ở Singapo(1989), Wong TW thấy 32% trên tổng số 113 chuột Rattus novergicus có kháng thể IgG kháng
vi rút Hanta bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp. Một nghiên cứu gần đây tại Singapo bằng kỹ thuật
ELISA phát hiện 50% chuột Rattus novergicus có kháng thể kháng vi rút Seoul. Tại Nhật Bản từ năm 2000 đến
2003, trong khi giám sát chuột tại 4 quần đảo của Nhật Bản là Hokkaido, Honsu, Shikoku và Kyushu, các nhà khoa
học tìm thấy 1,1% chuột Rattus novergicus có kháng thể kháng vi rút Hanta bằng 2 phương pháp IFA và WB. Kết
quả cho thấy chuột Rattus novergicus bẫy tại cảng và sân bay Chitose-Hokkaido của Nhật Bản có kháng thể IgG
kháng vi rút Hanta, cho nên có thể đây là nguồn truyền nhiễm nguy hiểm đe dọa những người làm việc tại môi
trường cảng [113]. Năm 1989 với kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp, tác giả Korch GW và cộng sự đã tìm
thấy 4% chuột Rattus novergicus có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta trên tại Baltimore, Maryland [92]. Morita C
và cộng sự cuối những năm 1960 với kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp đã phát hiện thấy có kháng thể
kháng vi rút Hanta trên chuột Rattus novergicus tại khu vực cảng là 16,8% và khu vưc ngoại ô thành phố Tokyo là
10,2% [122].
4.2.2. Kết quả nghiên cứu huyết thanh người lành và bệnh nhân bằng các kỹ thuật ELISA, IFA, WB tại
các điểm nghiên cứu tại Hải Phòng
Từ kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.9, hình 3.9 cho thấy với kỹ thuật ELISA, tỷ lệ
huyết thanh có kháng thể IgG trên người (cả người lành và người bệnh) tại các điểm nghiên cứu là 22,58 %
(82/363), trong đó khu vực cảng Hải Phòng là cao nhất 25,95 % (34/131), tiếp đến khu vực tiếp giáp cảng:
21,19 % (39/184) và cuối cùng khu vực xa cảng: 18,75% (9/48).
Kết quả thu được với kỹ thuật IFA (bảng 3.10) tỷ lệ huyết thanh có kháng thể IgG kháng vi rút
Hanta tại các điểm nghiên cứu có tỷ lệ chung là 12,39% (45/363), trong đó cảng Hải Phòng là cao nhất:
18,32 % (19/184); tiếp đến khu vực tiếp giáp cảng: 10,32 % (39/184) và cuối cùng khu vực xa cảng: 4,16%
(2/48).
Kết quả thu được với kỹ thuật WB (bảng 3.11) cho thấy tỷ lệ huyết thanh có kháng thể IgG kháng
vi rút Hanta tại các điểm nghiên cứu: khu vực cảng Hải Phòng là 9,92 % (13/131), khu vực tiếp giáp cảng:



21

4,89 % (9/184), khu vực xa cảng: 0,00 % (0/48), tỷ lệ chung cho tất cả các khu vực nghiên cứu là: 6,06%.
(22/365).
Điều này có thể lý giải là do đặc điểm địa lý, khoảng cách giữa các khu vực trong thành phố Hải
Phòng khác nhau như ở cảng nơi có môi trường và điều kiện thuận lợi nhất cho sự cư trú và phát triển của
đàn chuột nên tỷ lệ người có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta là cao nhất; khu vực tiếp giáp với cảng
(quận Hồng Bàng và Ngô Quyền) có tỷ lệ cao thứ nhì có lẽ do có sự giao lưu giữa đàn chuột trong cảng với
đàn chuột ở khu vựng quanh cảng, hoặc cũng có thể là do sự di chuyển của đàn chuột trong cảng ra các
vùng xung quanh. Còn lại khu vực cách xa cảng là quận Lê Chân tỷ lệ mắc thấp nhất (với 2 kỹ thuật ELISA
và IFA) và với kỹ thuật WB thì tỷ lệ này là 0,0%. Sự khác biệt này có lẽ do đàn chuột nơi đây ít có điều
kiện tiếp xúc với đàn chuột trong cảng.
Kết quả trình bày trong bảng 3.12 và hình 3.13 về tỷ lệ huyết thanh người có kháng thể
IgG kháng vi rút Hanta bằng các kỹ thuật ELISA, IFA và WB cho thấy tỷ lệ dương tính của huyết
thanh có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta có sự khác biệt rõ rệt, cụ thể tỷ lệ này ở công nhân
Cảng Hải Phòng là:25,95 % (ELISA)/18,32 % (IFA)/ 9,92 % (WB); khu vực tiếp giáp cảng
là:21,19 % (ELISA)/10,32 % (IFA)/4,89 % (WB) và khu vực xa cảng là: 18,75% (ELISA)/4,16%
(IFA)/0,00 %(WB).
Trong nghiên cứu của mình, nhóm Trương Thừa Thắng và CS cũng đã phát hiện thấy tỷ lệ kháng
thể IgG kháng vi rút Hanta bằng kỹ thuật ELISA trên người lành: 8,4% tại Hà Nội; 7,8% tại Hà Nam; 8,9%
tại Lào Cai; Hòa Bình là 7,2%; Thanh Hóa là 9,9%; tính tỷ lệ người lành dương tính ở các tỉnh thấy tại các
điểm nghiên cứu ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 2001 – 2004, tỷ lệ có kháng thể kháng vi rút Hanta trên
người lành là 8,6% (99/1151). Khi so sánh với một vài nước ở châu Âu thì thấy không khác biệt nhiều như
ở Phần Lan là 6,0%, 8,0% ở Thụy Điển [127]. Ngay tại Thái Lan qua giám sát huyết thanh học trên người
lành các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy tùy theo vùng địa lý khác nhau, môi trường khác nhau mà tỷ lệ
người có kháng thể kháng vi rút Hanta cũng thay đổi từ 1,2% đến 31,4% bằng kỹ thuật ELISA [56], [154].
Một nghiên cứu tại phía Bắc Ireland bằng kỹ thuật ELISA cũng phát hiện thấy: 4,0% có kháng thể kháng vi
rút Seoul trong tổng số 320 người lành [118]. Đỗ Quang Hà và cộng sự với kỹ thuật ELISA tìm thấy kháng
thể IgG kháng vi rút Hanta trên công nhân cao su Phú Riềng – Đồng Nai là 3,67% và công nhân vệ sinh ở
thành phố Biên Hòa là 7,45% [1].

Năm 1990 tại miền Bắc Thụy Điển, Ahlm C. và cộng sự dùng kỹ thuật IFA phát hiện thấy 5,4% có
kháng thể IgG kháng vi rút Puumala [13].
Một nhóm tác giả Hàn quốc đã tiến hành giám sát huyết thanh học tìm kháng thể IgG kháng vi rút
Hanta bằng kỹ thuật IFA tại Châu Phi vào những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20 bước đầu cho thấy
người lành mang kháng thể kháng vi rút Hanta là 1,3% ở cộng đồng [105]. Một nghiên cứu khác tại Thái
Lan bằng kỹ thuật IFA các nhà khoa học cũng đã tìm thấy 33,0% dân số sống khu nhà ổ chuột, có kháng
thể kháng vi rút Hanta [130]. Trong một điều tra 1212 người lành tại thành phố Baltimore vào năm 1999,
Diglisic G và các nhà khoa học Hoa Kỳ đã dùng kỹ thuật ELISA và kỹ thuật WB phát hiện được 9 người
lành có kháng thể kháng vi rút Hanta, chiếm tỷ lệ 0,74% trong cộng đồng [50]. Trong nghiên cứu trên
nhóm đối tượng có nguy cơ cao là các nhà sinh vật học và cảnh sát tại Tây Ban Nha bằng kỹ thuật IFA và
kỹ thuật WB đã phát hiện 4,54% số nhà sinh vật học có kháng thể kháng vi rút Seoul. Điều này chứng tỏ vi
rút Seoul đang lưu hành trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao tại đây [111]. Với kỹ thuật ELISA và kỹ
thuật IFA nhóm nghiên cứu tại Cô Oet cũng tìm thấy 7,0% người lành có kháng thể IgG kháng vi rút
Hanta, nhưng vẫn chưa tìm thấy bằng chứng có bệnh nhân ở đây [134]. Các nhà khoa học Nhật Bản dùng
kỹ thuật ELISA điều tra 1550 người lành sống tại Hokkaido và Honsu nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy
kháng thể IgG kháng vi rút Hanta [83]. Tại Cộng hoà Áo, tỷ lệ người lành có kháng thể IgG kháng vi rút
Hanta là 1,2%, tỷ lệ này thay đổi ở từng tỉnh như Villach: 0,2%, Korneuburg: 0,8%, Wolfsberg: 1,8% (bằng
kỹ thuật ELISA) [11]. Lukac V. điều tra trên quân đội trong gần 40 năm, thấy phần lớn lính bị nhiễm bệnh


22

khi đi dã ngoại, các ca bệnh nhiễm rải rác trong năm, 57,2% ca bệnh tập trung vào tháng 6, tháng 7, và tử
vong với tỷ lệ 2,4%. Các nghiên cứu này đều được thực hiện bằng kỹ thuật ELISA và kỹ thuật IFA và với
kháng nguyên Hanta, Puumala và Seoul [114]. Nuti M và cộng sự nghiên cứu tập trung vào nhóm đối
tượng nguy cơ cao như nhà động vật học, cảnh sát đường thủy, nông dân, thợ săn, công nhân lâm nghiệp
bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp nghiên cứu tại miền Bắc Italia, thấy tỷ lệ có kháng thể
kháng vi rút Hanta thay đổi từ 3,3% đến 8,8% tùy theo nhóm nghề nghiệp. Tỷ lệ này cùng với việc phát
hiện một bệnh nhân tại Italia trước đó chứng tỏ rằng đã có sự lưu hành vi rút Hanta tại Italia [133].
Theo Jiro Arikawa khi điều tra tình hình nhiễm vi rút Hanta trên cộng đồng nhất thiết phải dùng kỹ

thuật ELISA, kỹ thuật IFA, kỹ thuật WB các kỹ thuật này có tính chất bổ sung cho nhau, giúp khẳng định
sự lưu hành vi rút Hanta tại các điểm nghiên cứu. Kỹ thuật ELISA và kỹ thuật IFA để sàng lọc kháng thể
IgG từ huyết thanh, với kỹ thuật ELISA có thể sàng lọc nhiều mẫu bệnh phẩm cùng một lúc và làm giảm
thời gian hơn so làm bằng kỹ thuật IFA. Kỹ thuật ELISA và kỹ thuật IFA có độ nhạy cao dễ sử dụng ở các
phòng thí nghiệm hiện nay, nhưng độ đặchiệu của nó lại không cao bằng phương pháp WB [17], [106]. Kỹ
thuật WB có tính đặc hiệu cao. Theo Richard Yanagihara, Đại Học Hawaii (Tháng 7 năm 2005) và Jin Woo
Song tại Đại Học Korea (Tháng 1 năm 2006), đều đồng ý với việc dùng kỹ thuật ELISA, IFA, WB cho
chẩn đoán huyết thanh học bệnh do nhiễm vi rút Hanta, và khuyến cáo dùng kỹ thuật WB để khẳng định
các chẩn đoán huyết thanh học. Kỹ thuật ELISA nhạy hơn so kỹ thuật ngăn ngưng kết hồng cầu hay kỹ
thuật kết hợp bổ thể và phù hợp khi xét nghiệm số lượng huyết thanh lớn [175]. Kỹ thuật IFA yêu cầu bắt
buộc khi chuẩn bị kháng nguyên phải làm tại phòng an toàn sinh học BSL3, và không phù hợp khi làm với
số lượng huyết thanh lớn, đồng thời thiết bị kỹ thuật phức tạp hơn và giá thành cũng cao hơn phương pháp
ELISA [168]. Yoshimatsu đã nghiên cứu thấy kỹ thuật WB đặc hiệu hơn so với kỹ thuật IFA tới 10 lần khi
phát hiện kháng thể IgG, khi pha loãng huyết thanh xét nghiệm ở tỷ lệ 1:10 sẽ không quan sát thấy nền như
trong kỹ thuật ELISA và kỹ thuật IFA sau khi nhuộm. Khi thực hiện các kỹ thuật đều pha loãng huyết
thanh ở tỉ lệ 1:200 và nhận thấy chỉ số OD ở kỹ thuật ELISA thấp khi đọc kết quả bằng máy, qua kỹ thuật
IFA gần như không có màng nền quan sát dưói kính hiển vi huỳnh quang, đến kỹ thuật WB đọc kết quả
thấy băng đặc trưng 51 kDa không có màng nền. Kháng nguyên nucleocapsid protein (NP) tái tổ hợp bền
và khi chuyển qua màng PDVF vẫn ổn định. Chính vì vậy, khi xét nghiệm huyết thanh sàng lọc thì dùng kỹ
thuật ELISA và kỹ thuật IFA rồi sau đó kiểm tra lại bằng kỹ thuật WB là kỹ thuật rất đặc hiệu trong chẩn
đoán huyết thanh học. Kỹ thuật WB có khả năng phát hiện IgG sau 3 ngày nhiễm bệnh, trong khi kỹ thuật
IFA chỉ phát hiện sau 5 ngày nhiễm bệnh, khuyến cáo dùng kỹ thuật WB cho khẳng định nhiễm hay không
nhiễm vi rút Hanta. Giải thích cho sự khác nhau giữa ba loại phản ứng huyết thanh học như sau: kỹ thuật
ELISA dùng kháng nguyên tái tổ hợp do vậy có thể phát hiện các loại vi rút Hanta trong khi IFA và WB
dùng kháng nguyên Hanta HTN 76-118 hay kháng nguyên vi rút Seoul nên chỉ phát hiện được nhóm vi rút
Hanta cụ thể như vi rút Hanta và vi rút Seoul [17], [106]. Tuy nhiên, việc dùng mù đơn khi chẩn đoán đôi
khi bị dương tính giả, cho nên để cho chắc chắn, người ta thường dùng mù kép nhằm đảm bảo cho kết quả
chẩn đoán. Tiến tới xác định bằng kỹ thuật phát hiện gien RT-PCR khi bệnh nhân ở giai đoạn cấp tính. Tuy
nhiên, điều này thực hiện khó vì cần lấy mẫu bệnh phẩm đúng giai đoạn, như trường hợp bệnh nhân nhi ở
Chi Lê cho đến lúc tử vong vẫn chưa phát hiện được kháng thể [34], [65]. Phân lập vi rút Hanta từ người

bệnh rất khó khăn, gần đây ở Chi Lê mới phân lập được một bệnh nhân nhi 10 tuổi, huyết thanh lấy 2 ngày
trước khi có dấu hiệu của Hội chứng viêm phổi do vi rút Hanta (HPS) và 6 ngày trước khi chết trong thời
gian này kháng thể IgG và IgM vẫn âm tính với vi rút Sin Nombre. Theo dõi ca bệnh đó gợi ý, việc phân
lập vi rút Hanta trên bệnh nhân phải lấy mẫu bệnh phẩm sớm, trước giai đoạn cấp tính vì khi bệnh nhân
nhập viện lượng vi rút giảm đi nhanh chóng do kháng thể trung hòa xuất hiện [45], [137].
Kháng nguyên tốt nhất để phát hiện các loại vi rút Hanta là kháng nguyên tái tổ hợp –
Nucleocapsid Protein, kháng nguyên này dùng tốt cho kỹ thuật ELISA, kỹ thuật IFA, kỹ thuật WB theo
khuyến cáo Arikawa Jiro và cộng sự [16], [18].


23

Sử dụng kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể IgG kháng vi rút Hanta rất có ích trong việc điều tra
miễn dịch và dịch tễ học nhiễm vi rút Hanta tại các địa phương nghiên cứu [53], [128]. Padula PJ. và cộng
sự thấy kháng thể IgG thường xuất hiện ở bệnh nhân đang trong giai đoạn cấp tính, kháng thể IgG tăng dần
ở tuần đầu tiên và có thể duy trì trong thời gian dài [137]. Nghiên cứu trên bệnh nhân nhiễm vi rút
Puumala, vi rút Andes từ năm 1984 đến 1995 thấy kháng thể IgG tồn tại lâu dài đến 15 năm và có thể hơn
[63], [128]. Tại Paragoay trong một điều tra trên cộng đồng đã phát hiện tới 40,0% người lành có kháng thể
IgG nhưng điều tra dịch tễ học không có mối liên quan với hội chứng viêm phổi do vi rút Hanta điều này
có thể lý giải: trong cộng đồng có sự nhiễm nhiều vi rút Hanta và ít nhất một loại vi rút trong số đó là tác
nhân gây nên bệnh hoặc có thể nhiễm một loại vi rút Hanta và biểu hiện bệnh sinh nhẹ hơn vi rút Sin
Nombre [145]. Điều tra tình hình nhiễm vi rút Puumala tại cộng hòa Phần Lan cho thấy tỷ lệ có kháng thể
IgG trong cộng đồng là 5,0% trên tổng số dân số, và tại các vùng hay xảy ra dịch tỷ lệ người bệnh có thể
lên tới 20,0%. Một điều tra khác trên cộng đồng người Ireland cho thấy có 2,1% có kháng thể kháng vi rút
Seoul bằng kỹ thuật IFA bao gồm 627 người bệnh có triệu chứng giống vi rút Hanta và 100 người lành
[118]. Nghiên cứu huyết thanh học tại Tây Ban Nha trên người lành và bệnh nhân bằng kỹ thuật miễn dịch
huỳnh quang gián tiếp phát hiện trên người lành có kháng thể kháng vi rút Hanta với tỷ lệ thấp: 0,6% trên
10.418 mẫu [110].
Kháng thể IgG có thể tồn tại tới 15 năm thậm chí tới 30 năm tại vùng Khabarob-viễn đông Nga.
Niklasson B. và cộng sự phát hiện thấy kháng thể IgG xuất hiện chậm hơn kháng thể IgM nhưng có thể tồn

tại tới 10 năm, thậm chí 20 năm. Mặt khác kháng thể IgG xuất hiện sau 7 - 10 ngày ở giai đoạn cấp tính rất
đặc hiệu cho việc chẩn đoán huyết thanh học [128], [176]. Meng XS. và cộng sự phát hiện thấy kháng
nguyên tái tổ hợp Nucleocapsid Protein dùng trong kỹ thuật ELISA có tính ổn định, bền vững phát hiện
nhanh và sớm kháng thể IgG, tiếp theo đó IgM và IgA. Tại miền Nam nước Pháp đã có một bệnh nhân
nhập viện, có triệu chứng điển hình hội chứng sốt xuất huyết thể thận, kết quả huyết thanh học cho thấy
kháng thể IgG rồi kháng thể IgA, nhưng không tìm thấy kháng thể IgM trong 20 ngày liền và có kết quả
dương tính với vi rút Puumla bằng kỹ thuật RT-PCR [73].
Fan S. và cộng sự nghiên cứu trên bệnh nhân tại vùng Antai Trung Quốc bằng kỹ thuật ELISA
phát hiện kháng thể IgM và IgG [58]. Tại Nhật Bản điều tra 207 người làm việc tại khu vực bốc xếp tại
cảng biển, bằng kỹ thuật ELISA, IFA, WB đã phát hiện một người có kháng thể IgG [113].
Trong nghiên cứu tại Thụy Điển với 1533 mẫu huyết thanh, sử dụng kháng nguyên tái tổ hợp dùng
cho kỹ thuật ELISA phát hiện 8,9% có kháng thể IgG kháng vi rút Puumala, với kỹ thuật IFA chỉ còn có
5,4%. Cũng với số huyết thanh này, thấy có phản ứng chéo trong nhóm với vi rút Sin Nombre. Với kết quả
ELISA như vậy gợi ý có thể có nhóm vi rút Hanta khác trong số huyết thanh trên [14].
Do triệu chứng của bệnh nhiễm vi rút Hanta dễ nhầm với bệnh do căn nguyên khác như sốt mò, sốt
Leptospira bởi vậy trong số bệnh nhân xét nghiệm có thể vẫn còn lẫn những vi rút khác chưa được sàng
lọc. Tuy nhiên, với số huyết thanh bệnh nhân và người lành dương tính - có kháng thể IgG kháng vi rút
Hanta được phát hiện qua nghiên cứu đã khẳng định sự có mặt vi rút Hanta tại thành phố Hải Phòng. Theo
Ksiazek TG, Nicholt ST (CDC, Atlanta năm 2005) thì chỉ cần kết quả của ELISA cũng đã khẳng định sự có
mặt vi rút Hanta hay dấu ấn vi rút Hanta tại các địa điểm nghiên cứu. Kỹ thuật IFA dùng kháng nguyên đặc
hiệu HTN 76-118 đã xác nhận sự có mặt vi rút Hanta tại các điểm nghiên cứu ở Hải Phòng. Bằng kỹ thuật
WB chúng tôi đã phát hiện thấy băng đặc hiệu 51 kDa ở bệnh nhân và người lành tại khu vực cảng, khu
vực tiếp giáp cảng (quận Ngô Quyền, Hồng Bàng) và khu vực xa cảng (quận Lê Chân). Bên cạnh đấy kết
quả việc phát hiện kháng thể IgG kháng vi rút Hanta trên huyết thanh của người tại các điểm nghiên cứu,
chứng tỏ rằng trong quá khứ những người này đã từng nhiễm vi rút Hanta. Điều này cũng phù hợp với
nghiên cứu của Padula PJ. và cộng sự [138].
4.2.3. Mối liên quan giữa lứa tuổi và giới tính với sự đáp ứng kháng thể IgG kháng vi rút Hanta tại các
địa điểm nghiên cứu tại Hải Phòng giai đoạn 2003 – 2005



24

Quan sát hình 3.14. cho thấy mối liên quan giữa lứa tuổi với sự đáp ứng kháng thể kháng IgG
kháng vi rút Hanta tại các điểm nghiên cứu của Hải Phòng từ năm 2003 đến năm 2005 như sau:
Số người bị nhiễm vi rút Hanta gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi từ 20 đến 49: 72 trường hợp. Nhóm
tuổi mắc thấp nhất là từ 11 đến 20 tuổi có 5 trường hợp và trên 50 tuổi: 5 trường hợp. Như vậy, lứa tuổi
mắc bệnh do nhiễm virut Hanta cao nhất tập trung ở lứa tuổi lao động, khoẻ mạnh và nhiều thời gian đi
bươn trải, để mưu sinh... Đặc biệt là nhóm lao động tại cảng, do phải tiếp xúc nhiều với khu vực có đàn
chuột mang mầm bệnh sinh sống nên lứa tuổi này có tỷ lệ nhiễm vi rút Hanta cao hơn lứa tuổi dưới 20 và
trên 50 do những đối tượng hàng ngày ít phải tiếp xúc với mầm bệnh chứa trong đàn chuột hơn. Điều này
cũng phù hợp với nhận định của Jiro Arikawa. Theo Arikawa Jiro và cộng sự điều tra sự lan truyền vi rút
Hanta trong cộng đồng chỉ cần sử dụng kỹ thuật ELISA để phát hiện kháng thể IgG kháng vi rút Hanta là
đủ [18]. Nghiên cứu của Chen HX và cộng sự cũng khẳng định việc dùng kỹ thuật ELISA để phát hiện
kháng thể IgG với việc phát hiện các địa phương có lưu hành vi rút Hanta [32]. Nhận xét này của chúng tôi
cũng tương tự như nhật xét của Trương Thừa Thắng và CS về tỷ lệ phát hiện kháng thể IgG kháng vi rút
Hanta tập trung chủ yếu ở độ tuổi lao động là nhóm tuổi 21-25 đến 40-45, có 119 huyết thanh dương t ính
trên tổng số 1799 mẫu huyết thanh nghiên cứu.
Tỷ lệ có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta giữa nam và nữ ở các điểm nghiên cứu tại Hải Phòng
trong thời gian 2003-2005 có sự khác biệt rõ ràng, số nam giới lớn hơn nữ giới (P<0,05). Quan sát hình
3.15 thấy số người có kháng thể IgG kháng vi rút Hanta ở Cảng là 34 thì có 27 nam/7 nữ; khu vực tiếp
giáp với cảng có 30 nam/9 nữ; khu vực cách xa cảng có 7 nam/2 nữ. Như vậy, người mang kháng thể IgG
kháng vi rút Hanta tại các điểm nghiên cứu chiếm đa phần là nam giới. Trong một công trình nghiên cứu tại
khu vực phía Nam, tác giả Đỗ Quang Hà cũng có nhận xét tương tự như nghiên cứu của chúng tôi là lứa
tuổi có người bị nhiễm vi rút Hanta tập trung lớn nhất vào độ tuổi 20-50 [2].
Tại Đài Loan các nhà khoa học đó phát hiện 7 bệnh nhân nhiễm vi rút Hanta, đều là nam giới và có
độ tuổi từ 20 đến 28, cả 7 bệnh nhân này đều tham gia quân đội và đóng quân tại tỉnh Kinmen [38]. Tại
Thụy Điển các nhà khoa học nhận thấy tình hình nhiễm vi rút Hanta ở độ tuổi lao động chiếm ưu thế và
cũng cho rằng do họ phải bươn chải lo công ăn, việc làm nên thường xuyên có tiếp xúc với các yếu tố nguy
cơ cao. Các tác giả cũng nhận thấy số người ở nhóm công nhân lâm nghiệp và người làm rụông có tỷ lệ
mang kháng thể IgG kháng vi rút Hanta cao là do hay phải làm việc ở môi trường tự nhiên, nên khả năng

tiếp xúc với chất thải ra từ chuột nhiều. Tỷ lệ kháng thể IgG kháng vi rút Hanta ở nhóm người sống tại
nông thôn cao hơn nhóm người sống ở thành thị, sự khác biệt này là có lẽ do môi trường sống ở thành phố
sạch sẽ hơn vùng nông thôn nên những người ở phố ít phải tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với các chất thải
của chuột hơn [13]. Tại Phần Lan bệnh thường bùng nổ vào tháng 11 tới tháng 1, tỷ lệ nhiễm bệnh ở đàn
ông luôn luôn gấp đôi phụ nữ, quan sát thấy tỷ lệ nhiễm vi rút Puumala ở người sống tại nông thôn luôn
nhiều hơn người ở thành thị và lứa tuổi có tỷ lệ mắc nhiều nhất là từ 30 đến 39 tuổi. Điều tra huyết thanh
học tại Hàn Quốc trong năm 1994 và 1995 thấy đa phần bệnh nhân là đàn ông và đều ở lứa tuổi lao động
[161]. Tại Anh trong thời gian 1985 – 1989 bệnh nhân nhiễm vi rút Hanta được phát hiện cũng chiếm đa
phần là đàn ông [119].
Tại cộng hoà Lithuani các nhà khoa học đã phát hiện kháng thể kháng vi rút Hanta trên người lành
là 0,7% và trên bệnh nhân ung thư là 8,2%, ở bệnh nhân ung thư phát hiện thấy đối tượng ở lứa tuổi từ 6069 chiếm nhiều nhất. Trong khi tại Tây Ban Nha, Áo và cộng hòa Estonia lứa tuổi thường từ 45 đến 60 và
tỷ lệ nam, nữ bị nhiễm vi rút Hanta gần tương đương nhau (1/1). Nhưng một nghiên cứu tại cộng hòa
Latvia lại cho thấy tỷ lệ ngược lại (nam/nữ là 1/2,5). Các nước Tây Ban Nha, Đức, Estonia tỷ lệ nam, nữ
mắc bệnh cũng gần như tương đương trong khi ở Áo tỷ lệ nam cao hơn nữ giới [11], [153]. Tại Đức năm
2005 đã có vụ dịch xảy ra với 485 bệnh nhân, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao so với nữ giới ứng
2,1/1, độ tuổi mắc bệnh trung bình là 42 tuổi [12]. Strady C và cộng sự đã nhấn mạnh nhóm tuổi có nguy


25

cơ cao nhiễm sốt xuất huyết với hội chứng thận từ 29 đến 50 tuổi và tập trung ở nhóm nghề nghiệp như
nông dân, công nhân lâm nghiệp, bộ đội [163].
4.3. Các yếu tố liên quan đến sự lây nhiễm vi rút Hanta tại cộng đồng
4.3.1.Điều kiện địa lý
Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển của các tỉnh phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên
vận tải biển rất phát triển, đồng thời Hải Phòng cũng là một trong những động lực tăng trưởng của vùng
kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4 của Ban chấp hành Trung
ương đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X về “Chiến lược biển Việt Nam đến 2020”, Hải Phòng lấy phát
triển kinh tế biển là chính. Toàn Thành phố đã phát triển nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung
tâm dịch vụ, du lịch, thủy sản, giáo dục và y tế, trong đó dịch vụ từ hệ thống cảng biển đóng vai trò hết sức

quan trọng. Hài Phòng đang từng bước trở thành trung tâm trọng điểm của vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ.
Với những đặc điểm hệ thống cảng quốc tế và nội đia phát triển mạnh mẽ, lưu lượng tàu thuyền
qua lại cảng lớn chính là điều kiện nguy hiểm để các dịch bệnh nói chung và bệnh do vi rút Hanta nói riêng
phát triển.
4.3.2.Điều kiện khí hậu
Hải Phòng là khu vực thời tiết, khí hậu nóng, ẩm và có 4 mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông) nên
đây cũng là một điều kiên thuận lợi cho loài gậm nhấm sinh sôi phát triển.
Nhiều nghiên cứu cho thấy dịch hay xảy ra vào tháng 11 và tháng 6 với vi rút Hanta trùng với thời
gian thu hoạch mùa màng, khi mật độ chuột Apodemus agragius tăng cao. Trong khi vi rút Seoul trên chuột
Rattus novergicus lại chỉ gây dịch vào tháng 12 đến tháng 5, lúc mà mật độ chuột cư trú trong nhà chiếm
ưu thế. Kết quả phân tích cho thấy tại quận Jiande đã có vụ dịch sốt xuất huyết với hội chứng thận, với vi
rút Hanta chiếm ưu thế hơn vi rút Seoul [109]. Theo nghiên cứu của Bi Peng và cộng sự [25] cho thấy mối
liên quan giữa mật độ chuột, khí hậu (mùa mưa), nghề nghiệp (nông dân) đều đóng vai trò quan trọng ở trong
việc truyền bệnh hội chứng sốt xuất huyết thận. Với 90% ca bệnh ở Trung Quốc đều nằm ở vùng địa lý ẩm ướt.
Nhiệt độ môi trường thấp (lạnh) liên quan đến mật độ chuột sống, và ảnh hưởng đến hành vi hoạt động của
chuột cũng như người sống quanh đấy.
4.3.3. Đặc điểm cơ sở vật chất cảng Hải Phòng
Cảng Hải Phòng là một cảng lớn nhưng hệ thống nhà kho và cống rãnh lạc hậu. Trình độ quản lý, sắp
xếp kho hàng còn kém...Nhìn vào hình 4.1. Cảng vật tư Hải Phòng năm 2004...Chúng ta thấy, đây là kho
sắt thép với nhiều ống nước được bốc dỡ từ tàu viễn dương, kho này cách kho lương thực 200 m....Và cũng
chính là nơi trú ngụ của quần thể chuột từ các nước có mầm dịch bệnh mang đến.

Ảnh 4.1. Cảng vật tư Hải Phòng, 2004


×