Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Xác Định Một Số Phương Pháp Chế Biến, Bảo Quản Phụ Phẩm Nông Nghiệp Làm Thức Ăn Nuôi Bò Thịt Tại Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.94 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN,
BẢO QUẢN PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP
LÀM THỨC ĂN NUÔI BÒ THỊT TẠI PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2011


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN,
BẢO QUẢN PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP
LÀM THỨC ĂN NUÔI BÒ THỊT TẠI PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. NGUYỄN HƯNG QUANG
2. PGS.TS. CAO VĂN



THÁI NGUYÊN - 2011


i

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Xác định một số phương pháp chế biến, bảo quản phụ phẩm nông
nghiệp làm thức ăn nuôi bò thịt tại Phú Thọ” được triển khai tại một số hộ chăn
nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Các số liệu công bố trong luận văn là trung thực, chính xác và có trích dẫn rõ
ràng. Tác giả chịu trách nhiệm về nội dung và các công bố trong luận văn.
Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Hạnh


ii

LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Sau
Đại học và thầy, cô hướng dẫn, tôi đã hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo
trong khoa Sau Đại học trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên đã quan
tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Hưng
Quang và thầy giáo PGS.TS Cao Văn đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong suốt
quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn. Tôi xin cảm ơn các sinh viên lớp K5
chăn nuôi thú y khoa Nông Lâm Ngư trường Đại học Hùng Vương đã cộng tác
trong quá trình tiến hành và theo dõi các thí nghiệm. Tôi rất cảm ơn các hộ gia đình

tại xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện để bố trí thí nghiệm,
tiến hành đề tài thuận lợi.
Nhân dịp này tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, động viên, khuyến khích tôi trong suốt
quá trình học tập, thực hiện để tôi hoàn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2011

Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Hạnh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................ viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4
1.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng thức ăn thô xanh và phụ phẩm nông

nghiệp cho trâu, bò ......................................................................................... 4
1.1.1. Vai trò của thức ăn thô xanh trong chăn nuôi trâu, bò .................................. 4
1.1.2. Đặc điểm cơ bản về cấu tạo cơ quan tiêu hóa của trâu, bò........................ 4
1.1.3. Đặc điểm cơ bản về tiêu hóa ở dạ cỏ của trâu, bò ..................................... 6
1.1.4. Quá trình tiêu hóa thức ăn và trao đổi chất trong dạ cỏ của trâu, bò....... 11
1.1.5. Nhu cầu dinh dưỡng của hệ vi sinh vật dạ cỏ .......................................... 14
1.1.6. Tác động tương hỗ của vi sinh vật trong dạ cỏ........................................ 15
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .................................................... 17
1.2.1. Tình hình nghiên cứu chế biến, bảo quản và sử dụng phụ phẩm thân, lá sắn..... 17
1.2.2. Tình hình nghiên cứu chế biến, bảo quản và sử dụng rơm lúa ủ urê ...... 18
1.2.3. Một số loại phụ phẩm nông nghiệp sử dụng trong chăn nuôi trâu, bò .... 20
1.2.3.1. Phụ phẩm rơm lúa .............................................................................. 20
1.2.3.2. Phụ phẩm từ cây ngô ......................................................................... 21
1.2.3.3. Phụ phẩm từ cây sắn .......................................................................... 22
1.2.4. Một số phương pháp chế biến, bảo quản và sử dụng phụ phẩm nông
nghiệp làm thức ăn cho trâu, bò ............................................................... 23
1.2.4.1. Phương pháp phơi, sấy khô................................................................ 24
1.2.4.2. Phương pháp ủ chua ........................................................................... 25
1.2.4.3. Phương pháp kiềm hóa bằng urê........................................................ 30


iv

1.2.5. Một số phương pháp làm giảm HCN trong sắn....................................... 32
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..... 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 34
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ...................................................................... 34
2.2.1. Địa điểm................................................................................................... 34
2.2.2. Thời gian .................................................................................................. 34
2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 35

2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 35
2.4.1. Điều tra, đánh giá về tiềm năng và tình hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp..... 35
2.4.2. Ủ chua thân, lá sắn và ủ rơm với urê trong phòng thí nghiệm ................ 35
2.4.3. Sử dụng thức ăn ủ chua và ủ urê nuôi bò................................................. 36
2.4.4. Phương pháp lấy mẫu .............................................................................. 38
2.4.5. Phương pháp phân tích mẫu .................................................................... 38
2.5. Các chỉ tiêu theo dõi....................................................................................... 38
2.6. Xử lý số liệu .................................................................................................. 38
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 39
3.1. Kết quả điều tra, đánh giá tiềm năng và tình hình sử dụng phụ phẩm
nông nghiệp trong chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ................. 39
3.1.1. Kết quả đánh giá về tiềm năng nguồn phụ phẩm nông nghiệp................ 39
3.1.2. Tình hình sử dụng phụ phẩm của các hộ chăn nuôi ................................ 40
3.2. Kết quả nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng của thức ăn ủ chua và ủ urê
trong phòng thí nghiệm.................................................................................. 41
3.2.1. Thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu thức ăn trước khi ủ........... 41
3.2.2. Hàm lượng vật chất khô của thức ủ chua và ủ urê................................... 42
3.2.3. Hàm lượng protein thô của thức ăn ủ chua và ủ urê................................ 44
3.2.4. Hàm lượng xơ thô của thức ăn ủ chua và ủ urê ....................................... 45
3.2.5. Giá trị pH của thức ăn ủ chua .................................................................. 46
3.2.6. Hàm lượng HCN trong thức ăn ủ chua .................................................... 47
3.3. Kết quả theo dõi trên bò thí nghiệm............................................................... 48


v

3.3.1. Sinh trưởng tích lũy của bò...................................................................... 48
3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của bò.................................................................... 50
3.3.3. Sinh trưởng tương đối của bò .................................................................. 52
3.3.4. Tiêu tốn thức ăn của bò thí nghiệm ......................................................... 53

3.3.5. Chi phí thức ăn của bò thí nghiệm........................................................... 54
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 56
1. Kết luận ............................................................................................................. 56
2. Tồn tại................................................................................................................ 57
3. Đề nghị .............................................................................................................. 57
CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ..................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 59
1. Tài liệu tiếng Việt.............................................................................................. 59
2. Tài liệu tiếng Anh.............................................................................................. 63
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 65


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AXBBH

Axit béo bay hơi

CF

Xơ thô (Crude fibre)

CP

Protein thô (Crude protein)

cs

cộng sự


CT

Công thức

ĐC

Đối chứng

g

Gram

HCN

Axit xianhydric

Kcal

Kilocalo

kg

Kilogram

KL

Khối lượng

KP


Khẩu phần

Mcal

Megacalo

NXB

Nhà xuất bản

TA

Thức ăn

TN

Thí nghiệm

tr.

Trang

VCK

Vật chất khô

VSV

Vi sinh vật



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thành phần hoá học của một số loại rơm ở Việt Nam............................. 20
Bảng 1.2: Thành phần hoá học của một số loại phụ phẩm từ ngô ............................ 22
Bảng 2.1: Các công thức ủ chua thân, lá sắn (Đơn vị %) ......................................... 36
Bảng 2.2: Các công thức ủ rơm với urê (%) ............................................................. 36
Bảng 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................................. 37
Bảng 3.1: Tỷ lệ phụ phẩm/chính phẩm của một số cây loại trồng............................ 39
Bảng 3.2: Diện tích, sản lượng một số loại cây lương thực chính tại Phú Thọ ........ 40
Bảng 3.3: Tình hình sử dụng phụ phẩm của hộ chăn nuôi tại Phú Thọ.................... 40
Bảng 3.4: Thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu trước khi ủ ........................ 41
Bảng 3.5: Tỷ lệ vật chất khô trung bình của thức ăn ủ chua và ủ urê....................... 43
Bảng 3.6: Hàm lượng Protein thô trung bình của thức ăn ủ chua và ủ urê ................... 44
Bảng 3.7: Hàm lượng xơ thô trung bình của thức ăn ủ chua và ủ urê ...................... 45
Bảng 3.8: Giá trị pH trung bình của thức ăn ủ chua ................................................. 46
Bảng 3.9: Hàm lượng HCN trung bình của thức ăn ủ chua ...................................... 47
Bảng 3.10: Khối lượng của bò thí nghiệm qua các thời điểm khảo sát (kg/con)...... 49
Bảng 3.11: Sinh trưởng tuyệt đối của bò thí nghiệm (g/con/ngày)........................... 50
Bảng 3.12: Sinh trưởng tương đối của bò thí nghiệm (%)........................................ 52
Bảng 3.13: Tiêu tốn thức ăn của bò trong thời gian thí nghiệm ............................... 53
Bảng 3.14: Sơ bộ tính toán chi phí thức ăn của bò thí nghiệm ................................. 54


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 1.1: Con đường tiêu hoá protein và carbohydrate trong dạ cỏ ....................... 12

Sơ đồ 1.2: Các chất dinh dưỡng cần thiết cho tổng hợp VSV dạ cỏ......................... 15
Hình 3.1: Biểu đồ giá trị pH của thức ăn ủ chua....................................................... 47
Hình 3.2: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của bò ........................................................... 49
Hình 3.3: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của bò ....................................................... 51
Hình 3.4: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của bò ...................................................... 52


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước nông nghiệp, dân số sống chủ yếu ở nông thôn. Chăn nuôi
trâu, bò đã và đang góp phần quan trọng làm tăng giá trị sản xuất ngành nông
nghiệp và cải thiện đời sống cho người nông dân. Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi,
năm 2010 [5] nước ta có 5,91 triệu con bò, 2,91 triệu con trâu; tổng sản lượng thịt
hơi xuất chuồng đạt 363,11 nghìn tấn. Cơ cấu giống bò chủ yếu là các giống địa
phương chiếm khoảng 70%, giống bò lai chiếm khoảng 30%, chủ yếu là bò lai zêbu
(lai Sind, lai Sahiwal và lai Brahman). Phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi
nhỏ, phân tán trong nông hộ (chiếm trên 90%) [7]. Cùng với sự phát triển kinh tế
của xã hội, đời sống của người dân ngày một nâng cao, nhu cầu của người dân về
thịt, sữa tăng là cơ hội thúc đẩy ngành chăn nuôi trâu, bò phát triển.
Trong chăn nuôi trâu, bò thức ăn thô xanh có vai trò quan trọng và quyết
định đến hiệu quả kinh tế. Ở nước ta hiện nay, nguồn cung cấp thức ăn thô xanh chủ
yếu dựa vào các bãi chăn thả tự nhiên và cỏ trồng. Trong khi đó, diện tích các bãi
chăn thả tự nhiên ngày càng bị, diện tích và sản lượng cỏ trồng, ngô gieo dày trên cả
nước còn rất thấp, mới chỉ đáp ứng được trên 10% nhu cầu [6]. Theo số liệu thống
kê của Cục Chăn nuôi (2007) [6], lượng phụ phẩm nông nghiệp ước tính hàng năm
ở nước ta có khoảng 60 triệu tấn, trong đó rơm, rạ khoảng 40 triệu tấn, dây khoai
lang 0,45 triệu tấn, thân lá lạc 0,55 triệu tấn, ngọn và lá ngô 0,7 triệu tấn, lá sắn 0,3
triệu tấn, ngọn lá mía 4,0 triệu tấn…. Các loại phụ phẩm này có thể sử dụng làm

nguồn thức ăn thô xanh cho đàn gia súc rất tốt, tuy nhiên nguồn phụ phẩm này vẫn
chưa được người chăn nuôi sử dụng hiệu quả, tỷ lệ sử dụng chỉ chiếm khoảng 50 60%. Bên cạnh đó, kỹ thuật chế biến, bảo quản nguồn thức ăn này còn nhiều hạn
chế, phương pháp phổ biến là phơi khô nên chưa làm tăng được giá trị dinh dưỡng
của thức ăn cũng như khả năng tiêu hóa của gia súc. Tác giả Nguyễn Xuân Trạch
(2005) [39] cho biết, nghiên cứu chế biến và sử dụng nguyên liệu là phụ phẩm nông
nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả
chuyển hoá thức ăn cũng như tận dụng các nguồn thức ăn rẻ tiền sẵn có ở địa


2
phương, đồng thời tăng khả năng lựa chọn các loại nguyên liệu thức ăn khác nhau
cho gia súc.
Phú Thọ là một tỉnh nằm trong tiểu vùng Trung tâm Bắc bộ, là khu vực
chuyển tiếp giữa vùng núi cao và đồng bằng. Diện tích đất chủ yếu là đồi núi, khá
màu mỡ, có độ dốc và độ cao tương đối thấp. Các loại cây trồng chủ yếu là cây lúa,
cây ngô, cây sắn, cây khoai lang…. Điều kiện tự nhiên nơi đây có tiềm năng lớn để
phát triển chăn nuôi gia súc. Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2010 - 2015 đã xác định phát triển chăn nuôi bò thịt là một trong những
chương trình trọng điểm của tỉnh. Tuy nhiên, để phát triển chăn nuôi bò thịt vấn đề
đảm bảo nguồn thức ăn thô xanh là rất quan trọng và cần có định hướng, giải pháp
phù hợp. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu đưa ra các phương pháp chế biến, bảo quản phù
hợp đối với nguồn thức ăn thô xanh và các loại phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại
các địa phương là rất cần thiết, sẽ góp phần giải quyết, đảm bảo và chủ động được
nguồn thức ăn thô xanh, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Xác định một
số phương pháp chế biến, bảo quản phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn nuôi bò
thịt tại Phú Thọ”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định tiềm năng nguồn phụ phẩm nông nghiệp sử dụng trong chăn nuôi
bò thịt tại Phú Thọ.

- Xác định được thành phần dinh dưỡng của thức ăn ủ chua là thân, lá sắn và
rơm ủ urê ở các thời gian bảo quản khác nhau.
- Xác định ảnh hưởng của việc thay thế một phần cỏ tươi của khẩu phần bằng
phụ phẩm nông nghiệp đã qua chế biến đến khả năng sinh trưởng của bò.
- Khuyến cáo cho nông hộ chăn nuôi bò thịt sử dụng các phương pháp chế
biến phụ phẩm khác nhau có hiệu quả.
3. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
Đề tài nghiên cứu sự biến động của các thành phần hóa học trong thức ăn là
thân, lá sắn ủ chua và rơm ủ urê là cơ sở để sử dụng làm thức ăn chăn nuôi bò, đồng


3
thời đánh giá hiệu quả của phương pháp chế biến, bảo quản thức ăn là nguồn phụ
phẩm nông nghiệp dùng trong chăn nuôi bò thịt tại các hộ chăn nuôi.
Ý nghĩa thực tiễn:
Sử dụng các biện pháp chế biến, bảo quản phụ phẩm nông nghiệp phù hợp
giúp chủ động và nâng cao giá trị nguồn thức ăn thô xanh, góp phần nâng cao hiệu
quả trong chăn nuôi bò.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng thức ăn thô xanh và phụ phẩm nông
nghiệp cho trâu, bò
1.1.1. Vai trò của thức ăn thô xanh trong chăn nuôi trâu, bò
Trong chăn nuôi gia súc nhai lại, thức ăn thô xanh luôn có tầm quan trọng đặc
biệt, không thể thay thế và là nguồn dinh dưỡng mà thức ăn công nghiệp không thể

đáp ứng (Đào Lệ Hằng, 2008 [14]). Nhờ cấu tạo đăc biệt của hệ tiêu hoá cùng với hệ
vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ cỏ, gia súc nhai lại có thể sử dụng được các loại
thức ăn thô, nhiều xơ là những loại thức ăn ít có giá trị đối với các loài gia súc khác.

Nguồn thức ăn thô xanh cung cấp cho đàn gia súc ở nước ta chủ yếu
dựa vào các bãi chăn thả tự nhiên và tận dụng một số loại phụ phẩm nông
nghiệp trong mùa thu hoạch. Tình trạng thiếu thức ăn thô xanh vẫn xảy ra,
nhất là trong vụ Đông – Xuân hay những thời điểm khô hạn kéo dài. Một số
giải pháp được đưa ra để giải quyết vấn đề thức ăn thô xanh như: Nghiên cứu
chọn tạo, nhập nội các giống cỏ trồng có năng suất và chất lượng cao, đẩy
mạnh kỹ thuật trồng cỏ thâm canh và bán thâm canh, trồng các loại cây cỏ bổ
sung vụ đông; tận dụng tối đa nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, phụ phẩm
nông nghiệp để dự trữ; toàn thiện và nâng cao kỹ thuật thu gom, chế biến, bảo
quản và làm tăng giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn thô xanh, đặc biệt là
đối với các loại phụ phẩm nông nghiệp. Trong đó, giải pháp tận dụng những
nguồn thức ăn thô xanh khác ngoài cỏ, trồng cỏ thâm canh, cùng với việc
nghiên cứu áp dụng các biện pháp chế biến, bảo quản thích hợp được xem là
một hướng đi đúng đắn trong giai đoạn hiện nay.
1.1.2. Đặc điểm cơ bản về cấu tạo cơ quan tiêu hóa của trâu, bò
Bộ máy tiêu hóa của động vật nhai lại bao gồm: Răng miệng, thực quản, dạ
dày 4 túi (dạ dày trước và dạ dày thực), ruột non, ruột già. Khả năng sử dụng được
nguồn thức ăn nhiều xơ của trâu, bò là nhờ cấu tạo đặc biệt của đường tiêu hóa tạo


5

cơ hội cho quá trình lên men của vi sinh vật diễn ra trước quá trình tiêu hóa của
đường ruột, đây là sự khác biệt cơ bản giữa hệ tiêu hóa của động vật nhai lại và
động vật dạ dày đơn.
- Dạ dày của động vật nhai lại gồm 4 túi: Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ

múi khế.
+ Dạ cỏ: Là một túi đặc biệt nhất, trong đó hàng loạt phản ứng sinh hóa học
được tiến hành liên tục, tiêu hóa ở dạ cỏ chiếm một vị trí rất quan trọng trong quá
trình tiêu hóa của gia súc nhai lại. Có đến 50% vật chất khô (VCK) của khẩu phần
được tiêu hóa ở dạ cỏ. Trong dạ cỏ, các chất hữu cơ của khẩu phần được biến đổi
không phải bằng sự tham gia của các enzym tiêu hóa của vật chủ mà nhờ vai trò phân
giải của các vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, động vật nguyên sinh) cộng sinh trong đó.
Dạ cỏ nằm bên trái xoang bụng, chiếm 2/3 dung tích của dạ dày. Dạ cỏ nối
với dạ tổ ong bằng một miệng lớn do vậy sự di chuyển thức ăn thô xanh được dễ
dàng hơn. Bên vách dạ cỏ có một lớp cơ bao bọc, giúp cho việc co bóp, nhào trộn
thức ăn được tốt. Màng phía trong có hệ mạch máu phát triển, nhung mao dạ cỏ rất
phát triển đã làm tăng bề mặt của dạ cỏ lên gấp 7 lần. Do vậy, phần lớn các axit béo
bay hơi (ABBH) tạo ra trong quá trình lên men đã được hấp thu qua niêm mạc dạ cỏ
(khoảng 85% ABBH được hấp thu qua niêm mạc dạ cỏ, dạ tổ ong).
+ Dạ tổ ong: Có cấu trúc giống như một chiếc tổ ong, làm tăng bề mặt tiếp
xúc với thức ăn. Chức năng của dạ tổ ong là tham gia vào quá trình lên men thức ăn,
đồng thời nó còn có chức năng đẩy phần thức ăn dạng lỏng chuyển xuống dạ lá
sách. Dạ tổ ong còn giúp đẩy các viên thức ăn lên miệng để nhai lại.
+ Dạ lá sách: Có hình cầu, mặt trong được phủ một lớp nhu mô ngắn, được
cấu trúc như một quyển sách nhờ có các tấm mỏng xếp lại với nhau. Trên bề mặt
của dạ lá sách có nhiều ngăn nhỏ đã làm tăng diện tích bề mặt lên 28%. Chức năng
chính của nó là lọc thức ăn và hấp thu các chất điện giải và khoảng 10% các ABBH.
+ Dạ múi khế (dạ dày thực): Có nhiều nếp gấp ở bên trong để tăng thêm diện
tích hấp thu và là phần dạ dày duy nhất có tuyến tiêu hóa. Rãnh thực quản kéo dài
từ vùng thượng vị tới dạ lá sách được hình thành do hai lớp cơ gấp, có thể đóng để


6
lượng thức ăn lỏng thông xuống thẳng dạ múi khế mà không qua dạ cỏ (trong thời
kỳ gia súc non). Dạ múi khế có chức năng như một dạ dày đơn. Tại đây sinh khối vi

sinh vật (VSV) được các enzym của dạ múi khế phân giải và tiếp tục được tiêu hóa,
hấp thu ở ruột non.
- Ruột non: Ruột non ở gia súc nhai lại có cấu tạo và chức năng tương tự
như gia súc dạ dày đơn. Trong ruột non có các enzym tiêu hoá tiết qua thành ruột và
tuyến tuỵ để tiêu hoá các loại tinh bột, đường, protein và lipid, những phần thức ăn
chưa được tiêu hoá ở dạ cỏ và sinh khối vi sinh vật được đưa xuống từ dạ cỏ. Ruột
non còn làm nhiệm vụ hấp thu nước, khoáng, vitamin và các sản phẩm tiêu hoá ở
ruột non (Nguyễn Xuân Trạch và cs, 2006) [38].
- Ruột già: Có chức năng lên men, hấp thu và tạo phân. Trong phần manh
tràng có hệ vi sinh vật tương tự như trong dạ cỏ có vai trò lên men các sản phẩm
đưa từ trên xuống. Đối với gia súc nhai lại lên men vi sinh vật ở manh tràng là lên
men thứ cấp, còn đối với một số động vật ăn cỏ dạ dày đơn (ngựa, thỏ) thì lên men
vi sinh vật ở manh tràng lại là hoạt động tiêu hoá chính. Các axit béo bay hơi sinh ra
trong ruột già được hấp thu tương tự như ở dạ cỏ, nhưng xác vi sinh vật không được
tiêu hoá tiếp mà thải ra ngoài quan phân. Trực tràng có tác dụng hấp thu nước, tạo
khuôn và tích trữ phân (Nguyễn Xuân Trạch và cs, 2006) [38].
1.1.3. Đặc điểm cơ bản về tiêu hóa ở dạ cỏ của trâu, bò
* Môi trường sinh thái dạ cỏ:
Động vật nhai lại được xem là xã hội cộng sinh giữa gia súc và vi sinh vật,
nhờ vậy mà nó có khả năng sống và phát triển dựa vào khẩu phần thức ăn giàu xơ
(Brockman, 1993) [53]. Các nguồn phụ phẩm nông nghiệp và các loại thức ăn giàu
xơ khác mà con người và động vật dạ dày đơn không thể sử dụng, vẫn có thể được
xem là nguồn thức ăn có giá trị cho gia súc nhai lại, chúng có khả năng tổng hợp
các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người từ các loại thức ăn có giá trị
thấp nhờ vậy, gia súc nhai lại có tiềm năng lớn để cải thiện cuộc sống con người.
Quá trình lên men và trao đổi chất trong dạ cỏ đóng vai trò quan trọng trong việc
cung cấp năng lượng, protein cho gia súc nhai lại, tham gia điều khiển lượng thức


7

ăn ăn vào và ảnh hưởng sâu sắc đến sức sản xuất của gia súc. Quá trình trao đổi chất
trong dạ cỏ bao gồm hai quá trình chính:
- Sự phân huỷ các thành phần thức ăn bởi VSV (chủ yếu là carbohydrates và
các hợp chất chứa nitơ).
- Quá trình tổng hợp các đại phân tử cho sinh khối VSV (chủ yếu là protein,
axít nucleic và lipid).
Cả hai quá trình trên đều chịu ảnh hưởng bởi cấu trúc khẩu phần, tốc độ
chuyển dời các tiểu phần thức ăn ở các túi dạ dày trước. Dạ cỏ gia súc nhai lại có
dung tích lớn và môi trường thuận lợi cho VSV yếm khí sống và phát triển. VSV dạ
cỏ đóng góp vai trò đặc biệt vào quá trình trao đổi chất dinh dưỡng của vật chủ.
Chất chứa dạ cỏ là một hỗn hợp gồm thức ăn ăn vào, vi sinh vật dạ cỏ, các
sản phẩm trao đổi trung gian, nước bọt và các chất chế tiết vào dạ cỏ. Đây là một hệ
sinh thái rất phức tạp trong đó liên tục có sự tương tác giữa thức ăn, hệ vi sinh vật
và động vật chủ.
Môi trường dạ cỏ với các đặc điểm thiết yếu cho sự lên men: Môi trường
yếm khí; Độ ẩm cao (85 - 90%); pH dao động khoảng 6,4 - 7,0 và luôn được đệm
bởi bicarbonate và phosphate của nước bọt; Nhiệt độ khá ổn định 38 - 42 0C; Các
chất chứa luôn luôn được nhào trộn bởi sự co bóp của dạ cỏ, sản phẩm cuối cùng
của quá trình lên men ra khỏi dạ cỏ và các cơ chất được nạp vào thông qua thức ăn,
nhờ vậy dòng dinh dưỡng được lưu thông liên tục; Có sự chế tiết vào dạ cỏ những
chất cần thiết cho vi sinh vật phát triển và khuyếch tán ra ngoài những sản phẩm tạo
ra trong dạ cỏ, làm cho áp suất thẩm thấu của dạ cỏ luôn ổn định; Nước bọt đổ vào
dạ cỏ liên tục và duy trì thức ăn ở dạng lỏng, tạo thuận tiện cho VSV tiêu hoá thức
ăn. Thời gian thức ăn tồn lưu trong dạ cỏ kéo dài tạo điều kiện cho vi sinh vật công
phá. Những điều kiện đó là lý tưởng cho sự phát triển của VSV trong dạ cỏ.
Các chất khí mà chủ yếu là khí CO2 và khí CH4 là sản phẩm trao đổi cuối
cùng của quá trình lên men dạ cỏ. Hầu hết các chất khí được thải ra ngoài thông qua
quá trình ợ hơi.
Sự vận chuyển sản phẩm cuối cùng ra khỏi dạ cỏ có ảnh hưởng to lớn đến sự
cân bằng sinh thái trong dạ cỏ, nó biến dạ cỏ thành môi trường lên men liên tục. Các



8
vật liệu đã được tiêu hóa và sinh khối VSV thường xuyên chuyển xuống phần dưới
của đường tiêu hóa, vì vậy số lượng VSV luôn luôn duy trì ở mức ổn định. Vận tốc
di chuyển chất chứa dạ cỏ xuống ruột là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá
trình tiêu hóa dạ cỏ và nó được xác định bởi một số yếu tố như: dung tích dạ cỏ,
nhu động dạ cỏ, lượng thức ăn ăn vào và quá trình lên men.
* Hệ vi sinh vật dạ cỏ:
Hệ vi sinh vật dạ cỏ rất phức tạp gồm có 3 nhóm chính: Vi khuẩn (Bacteria),
động vật nguyên sinh (Protozoa) và nấm (Fungi).
(a) Vi khuẩn (Bacteria):
Vi khuẩn chiếm số lượng lớn nhất trong hệ VSV dạ cỏ và chúng có vai trò
quan trọng trong việc tiêu hóa. Theo Preston và Leng (1991) [25] thì vi khuẩn có
thể bao gồm các dạng sau :
- Vi khuẩn sống tự do trong dịch dạ cỏ (khoảng 25 - 30%).
- Vi khuẩn bám vào các mẩu thức ăn (khoảng 70%).
- Vi khuẩn trú ngụ ở các nếp gấp biểu mô.
- Vi khuẩn bám vào protozoa.
Thức ăn liên tục chuyển qua dạ cỏ và phần lớn vi khuẩn bám sâu vào thức ăn
sẽ bị tiêu hóa đi. Bởi vậy, số lượng của chúng ở dạng tự do trong dịch dạ cỏ rất
quan trọng để xác định tốc độ công phá và lên men thức ăn. Sự phân loại vi khuẩn
dạ cỏ có thể được tiến hành dựa vào cơ chất mà vi khuẩn sử dụng hay sản phẩm lên
men cuối cùng của vi khuẩn. Một số nhóm vi khuẩn dạ cỏ chính bao gồm:
* Vi khuẩn phân giải cellulose
Nhóm vi khuẩn phân giải cellulose có phân bố địa lý rất rộng, được tìm thấy
trong đường tiêu hóa không những của động vật nhai lại mà ở các loài động vật khác
(Church, 1979) [54]. Những vi khuẩn nhóm này có khả năng sản sinh ra enzym
cellulaza có thể thủy phân cellulose tự nhiên. Ngoài ra, những vi khuẩn nhóm này còn
có thể sử dụng cellobiose và disaccharit. Những loài vi khuẩn phân giải cellulose

quan trọng nhất là : Bacteroides succinogenes, Butyrivibrio fibrisolves, Ruminococcus
flavefacciens, Ruminococus albus, Cillobacterium cellulosolvens.


9

* Nhóm vi khuẩn phân giải tinh bột
Trong dinh dưỡng gluxit của loài nhai lại, tinh bột đứng vị trí thứ 2 sau
cellulose và được phân giải nhờ sự hoạt động của VSV trong dạ cỏ. Những loài vi
khuẩn phân giải tinh bột quan trọng là: Bacteroiodes amylophylus, Succinimonas
amylolytica, Butyrivibiro fibrisolveus, Bacteroides ruminicola, Bacteroides
alactacidigens, Selenamonas ruminantium và streptococcusbovis.
* Nhóm vi khuẩn phân giải đường
Hầu hết các vi khuẩn sử dụng được đường polysaccharit thì cũng sử dụng được
đường disaccharit và monosaccharit. Cellobiose cũng có thể là nguồn năng lượng cung
cấp cho nhóm vi khuẩn này vì chúng có men β -glucosidaza có thể thuỷ phân
cellobiose (Baldwin và Allison, 1983) [52]. Các vi khuẩn thuộc loài Lachnospira
multiparus, Selenomonas ruminantium... đều có khă năng sử dụng tốt gluxit hoà tan.
* Nhóm vi khuẩn phân giải Hemicellulose
Hemicellulose khác cellulose là nó có chứa cả đường pentoza và hexoza và
cũng thường chứa axit uronic. Những vi khuẩn có khả năng thuỷ phân cellulose thì
cũng có khả năng sử dụng hemicellulose. Tuy nhiên, không phải tất cả các loài sử
dụng được hemicellulose đều có khả năng thuỷ phân cellulose. Một số loài sử dụng
hemicenlulose là Butyrivibrio fibrisolvens, Lach nospira multiparus và Bacteroides
ruminicola.
* Nhóm vi khuẩn có khả năng sử dụng các axit hữu cơ
Hầu hết các vi khuẩn đều có khả năng sử dụng axit lactic mặc dù lượng axit
này trong dạ cỏ thường thấp trừ trong những trường hợp đặc biệt. Một số có thể sử
dụng axit succinic, malic, fumaric, formic hay acetic. Những loài sử dụng axit lactic
bao gồm: Veillonella


gazogenes, Veillonella alacalescens, Peptostreptococcus

elsdenii, Propioni bacterium và Selenomonas lactilytic.
* Nhóm vi khuẩn phân giải protein
Khi nghiên cứu về nhu cầu nguồn nitơ của vi khuẩn dạ cỏ, các nhà khoa học
đã xác định rằng 74% quần đoàn sử dụng amoniac hay axit amin để tổng hợp protein
của cơ thể chúng, 26% quần đoàn chỉ sử dụng amoniac làm nguồn nitơ. VSV dạ cỏ


10

thuộc loài Enbacterium, Ruminococcus, Bacteroides succunogenes, Bacteroides
amylophilus, Buty rifibrio sử dụng amoniac để tổng hợp protein của cơ thể chúng.
* Nhóm vi khuẩn sinh mêtan
Nhóm vi khuẩn này rất khó nuôi cấy trong ống nghiệm, cho nên những
thông tin về những VSV này còn hạn chế. Các loài vi khuẩn của nhóm này là
Methano baccterium, Methano ruminantium và Methano forminicum. Nhóm vi
khuẩn này thường không có lợi vì chúng phân hủy hydratcacbon và tạo ra mêtan
làm mất mát năng lượng thức ăn.
* Vi khuẩn tổng hợp Vitamin: Nhiều loài vi khuẩn dạ cỏ có khả năng tổng
hợp các vitamin nhóm B và vitamin K.
Trong dạ cỏ, thức ăn sẽ liên tục được chuyển khỏi dạ cỏ nên phần lớn các vi
khuẩn bám vào thức ăn sẽ bị chuyển xuống phần dưới và bị tiêu hóa đi nhưng sự
sản sinh nhanh chóng của chúng sẽ bù vào số mất này. Giữa các loài vi khuẩn trong
dạ cỏ có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau và phụ thuộc vào sản phẩm phân giải
của mỗi loài.
(b) Nấm (Fungi)
Nấm là loại yếm khí, chu kỳ sống chia làm 2 pha: Pha bào tử (như zoospore)
và pha sinh trưởng hình thành bào tử (sporagium). Trong pha sau các sợi của nấm

gắn vào các mẩu thức ăn rồi chui vào vách của tế bào (Preston và Leng (1991) [25].
Nấm trong dạ cỏ bao gồm nấm men, nấm mốc. Nấm là VSV đầu tiên xâm
nhập vào trong mô bào thực vật và tiêu hóa vách tế bào. Trạng thái dinh dưỡng của
nấm bao gồm một túi bào tử mọc lên từ rễ giả xuyên vào tế bào thực vật. Túi bào tử
nhô ra khỏi bề mặt các mẩu thức ăn và giải phóng ra các bào tử nấm. Các bào tử
này di chuyển tới các mẩu thức ăn khác nhau và xâm nhập vào qua chỗ gãy nát hay
qua lỗ khí khổng của lá, sau đó chúng nảy mầm và phát triển các sợi khuẩn ty vào
mô thực vật. Chúng làm giảm độ bền vững của cấu trúc này nên góp phần làm tăng
sự phá vỡ các mảnh thức ăn khi nhai lại (Akin và cs (1991) [1]. Sự phá vỡ các mô
bào thực vật của nấm, tạo điều kiện cho bacteria bám vào cấu trúc tế bào và tiếp tục
tiêu hóa cellulose. Nhưng nấm chỉ phá vỡ được mối liên kết bền vững giữa
cellulose, hemicellulose và lignin chứ không phá hủy được lignin.


11
(c) Động vật nguyên sinh (protozoa)
Các nghiên cứu cho thấy protozoa xuất hiện khi gia súc bắt đầu ăn thức ăn
thô. Gia súc non khi mới sinh ra và trong thời gian bú sữa, dạ dày trước không có
protozoa, protozoa không thích ứng ở môi trường ngoài và chết nhanh. Trong dạ cỏ
của loài nhai lại có khoảng 120 loài protozoa khác nhau, số lượng protozoa ít hơn
bacteria rất nhiều. Thông thường có 105 - 106 protozoa/1ml dịch dạ cỏ. Theo
Hungate (1966) [57], tổng số protozoa trong dạ cỏ biến động trong phạm vi 2 x 105
đến 2 x 106/ml dịch dạ cỏ. Kích thước của chúng lớn hơn vi khuẩn nhiều (25 - 250
µm). Protozoa ở trong dạ cỏ thuộc lớp ciliate, có 2 lớp phụ là:
- Entodineomorphira: Có 17 bộ, các bộ có kích thước và hình thái khác nhau.
Các họ chủ yếu là: Entodinicum, Epidinium, Dipholinium…. Một số loài tham gia
vào việc phá vỡ cấu trúc vật lý của mô thực vật, chúng tiết ra enzym thúc đẩy việc
chia cắt tế bào, phân giải vách tế bào và những mẩu thức ăn thực vật. Tất cả các tế
bào của Entodiniphorpha đều sử dụng được tinh bột bằng cách nuốt nhanh những
hạt tinh bột rồi lên men trong tế bào và dự trữ dưới dạng amylopectin. Phần lớn

protozoa không phân hủy được cellulose nên lấy năng lượng hoàn toàn từ tinh bột.
Lớp này phát triển mạnh khi gia súc ăn khẩu phần tinh bột.
- Holotrich: Có 2 bộ là Isotricha và Dasytricha, chúng phát triển mạnh khi
khẩu phần có nhiều xơ nhưng cần được bổ sung rỉ mật.
Protozoa vận động mạnh nên chúng xâm nhập vào thức ăn nhanh hơn vi
khuẩn và chúng có thể dự trữ carbonhydrat ở dạng polyme không tan là
amylopectin. Nhưng protozoa không có khả năng tổng hợp axit amin từ các hợp
chất chứa nitơ nên chúng phải tiêu hóa vi khuẩn để lấy axit amin xây dựng lên tế
bào cơ thể (mỗi giờ chúng có thể tiêu hóa 200 x 105 vi khuẩn, như vậy cứ 1 phút có
1% vi khuẩn dạ cỏ bị protozoa tiêu hóa).
1.1.4. Quá trình tiêu hóa thức ăn và trao đổi chất trong dạ cỏ của trâu, bò
Quá trình tiêu hoá thức ăn và trao đổi chất trong dạ cỏ được (Preston và Leng
(1991) [25] đưa mô hình tổng quát như sau:


12
Tinh bột, đường, xơ

Protein

Peptides

Axit amin

Vi sinh vật
AXBBH + CO2 + CH4

NH3

Sơ đồ 1.1: Con đường tiêu hoá protein và carbohydrate trong dạ cỏ

Thức ăn vào dạ cỏ là nguồn cơ chất cho quá trình lên men bởi vi sinh vật,
phần không được lên men sẽ chuyển qua dạ tổ ong, múi khế, một phần thức ăn
không được lên men và thoát qua dạ cỏ. Lượng thoát qua tùy thuộc vào khẩu phần
nuôi dưỡng và tăng lên khi lượng thức ăn ăn vào tăng, kích thước thức ăn nhỏ và
tốc độ chuyển dời của thức ăn trong dạ cỏ. Vì sự vắng mặt ôxy trong các dạ trước,
nên vi sinh vật có thể giải phóng một lượng năng lượng nhỏ từ thức ăn, khoảng 4 5 phân tử ATP từ quá trình lên men 1 phân tử glucoza. Sự phát triển vi sinh vật
không chỉ cần năng lượng mà chúng còn cần nguồn nitơ, khoáng ... cho quá trình
tổng hợp sinh khối.
* Tiêu hoá carbonhydrates:
Carbonhydrates chiếm khoảng 70 - 80% vật chất khô trong khẩu phần gia súc
nhai lại và được phân chia thành gluxit cấu trúc và gluxit phi cấu trúc của vách tế bào
thực vật. Loại gluxit phi cấu trúc bao gồm: đường, tinh bột và pectin. Các loại đường
tự do hoặc là carbohydrates hòa tan là những đường đơn hay đường đa chứa 2 đến 6
phân tử glucoza. Pectin là phần liên kết với vách tế bào thực vật nhưng không liên kết
với phần đã lignin hóa ở vách tế bào. Carbohydrates cấu trúc bao gồm cellulose,
hemicellulose và phenolic lignin, những thành phần này nằm ở vách tế bào thực vật


13

và không hòa tan trong dung dịch trung tính, carbohydrates cấu trúc bao gồm phần
không hòa tan có thể tiêu hóa và phần không tiêu hóa được (phần này bị lignin hóa).
Quá trình lên men carbohydrates cấu trúc diễn ra nhờ hoạt động của các vi
khuẩn, chúng bám chặt vào các thành phần không hòa tan của thức ăn và tổng hợp
các men để tiêu hóa. Một lượng nhỏ carbohydrates hòa tan trong khẩu phần có vai
trò thúc đẩy quá trình phân giải carbohydrates không hòa tan bằng cách thúc đẩy sự
tăng sinh khối vi khuẩn. Carbohydrates phi cấu trúc được lên men với tốc độ nhanh,
diễn ra ngay sau khi ăn vào, đường tự do được xem như lên men ngay lập tức, một
số carbohydrates như tinh bột, fructose được thoát qua dạ cỏ. Nhìn chung khoảng
70 - 90% của tổng số cellulose, hemicellulose, pectin và đường tự do tiêu hoá được

phân giải ở dạ cỏ, phần còn lại được tiêu hóa ở manh tràng. Sản phẩm của quá trình
lên men được hấp thu ở dạ cỏ là các axít béo bay hơi, chủ yếu là axít acetic,
propionic và butyric. Tỷ lệ giữa các axít này tùy thuộc rất lớn vào cấu trúc khẩu
phần ăn. Ngoài ra quá trình lên men còn tạo ra các loại khí như cacbonic, metan....
Các axit béo bay hơi sản sinh trong quá trình lên men ở dạ cỏ được hấp thu
vào máu qua vách dạ cỏ, đó chính là nguồn năng lượng cho động vật nhai lại, nó
cung cấp khoảng 70 - 80% tổng số năng lượng được hấp thu. Sự sinh trưởng của
VSV dạ cỏ phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp năng lượng này.
* Chuyển hoá các hợp chất chứa nitơ:
Hợp chất chứa nitơ trong thức ăn của gia súc nhai lại bao gồm: protein thực
và nitơ phi protein. Protein thô có thể được phân thành loại hòa tan và loại không
hòa tan. Cũng giống như carbohydrates, protein loại hòa tan được phân giải hầu như
hoàn toàn và ngay lập tức sau khi ăn vào. Loại protein không hòa tan chứa cả phần
được phân giải và phần không được phân giải tại dạ cỏ. Theo NRC (2001) [58],
protein thô có thể phân chia thành 3 thành phần như sau: protein hòa tan, protein có
tiềm năng phân giải và protein không phân giải trong dạ cỏ. Protein hòa tan và
protein có tiềm năng phân giải trong dạ cỏ là khác nhau về đặc điểm phân giải
nhưng có thể được xếp vào một nhóm là protein phân giải dạ cỏ. Như vậy, sẽ có
loại protein phân giải nhanh, trung bình và chậm, tốc độ phân giải tùy thuộc vào đặc
điểm của thức ăn, hoạt động phân giải của VSV và môi trường dạ cỏ. Protein không


14
bị phân giải ở dạ cỏ là loại protein có nguồn gốc từ thức ăn không phân giải bởi
VSV dạ cỏ và được tiêu hoá ở ruột. Trong loại này có thành phần dễ bị phân giải
song do có tốc độ chuyển dời nhanh, không đủ thời gian cho VSV tấn công.
Cả vi khuẩn, protozoa, nấm trong dạ cỏ đều tham gia vào quá trình phân giải
các hợp chất chứa nitơ. Tuy vậy, vi khuẩn dạ cỏ là thành phần quan trọng nhất trong
quá trình tiêu hoá. Khoảng 30 - 50% loài vi khuẩn được phân lập từ dạ cỏ là có khả
năng phân giải protein và đóng góp hơn 50% hoạt động phân giải protein trong dạ

cỏ. Khả năng phân giải protein của protozoa cao hơn vi khuẩn song chỉ có khoảng
10 - 20% protozoa hoạt động phân giải protein.
* Quá trình chuyển hoá lipid trong dạ cỏ:
Lipid trong thức ăn của gia súc nhai lại thường có hàm lượng thấp. Trong các
loại cỏ và các loại hạt ngũ cốc hàm lượng lipid chỉ có khoảng 4 - 6%. Các dạng
lipid là triglycerid, galactolipid (thành phần chính lipid trong các loại thức ăn xơ) và
phospholipid. Quá trình trao đổi lipid diễn ra ở dạ cỏ là phản ứng phân giải lipid,
quá trình hydrogen hoá của các axít béo không no và quá trình tổng hợp lipid vi
sinh vật. Các axít béo không no nhanh chóng bị hydrogen hoá trước để tạo thành
phân tử monoenoic axít và cuối cùng tạo thành stearic axít. Quá trình này được thực
hiện chủ yếu bởi vi khuẩn.
Trong khẩu phần của gia súc nhai lại nếu hàm lượng lipid cao sẽ làm giảm
quá trình tiêu hoá vách tế bào thực vật vì nó tạo ra ảnh hưởng âm tính đến khu hệ vi
sinh vật dạ cỏ, ảnh hưởng đến quá trình thuỷ phân lipid và quá trình no hoá các axít
béo. Nhiều ý kiến cho rằng mức độ cao của lipid trong khẩu phần có thể gây độc
cho protozoa trong dạ cỏ.
1.1.5. Nhu cầu dinh dưỡng của hệ vi sinh vật dạ cỏ
Protein vi sinh vật dạ cỏ có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng gia súc nhai
lại, nó chứa khoảng 50 - 75% protein thực đựơc hấp thu ở ruột non, vì vậy cung cấp
một lượng lớn amino axít cho vật chủ (Preston và Leng (1991) [25]. Nuôi gia súc
nhai lại trước hết là nuôi vi sinh vật dạ cỏ và do đó điều quan tâm trước tiên là phải
biết cung cấp đầy đủ, đồng thời, đều đặn, liên tục và ổn định các chất dinh dưỡng
theo nhu cầu của chúng [38]. Nhu cầu các chất dinh dưỡng cần thiết cho tổng hợp vi
sinh vật ở dạ cỏ có thể được tóm tắt qua sơ đồ:


15

Chất
hữu cơ

Vi sinh vật

NH3

Sản phẩm

Khung
carbon

Các chất khoáng

lên men

ATP

(P, S, Mg... )

Vi sinh vật

Protein
vi sinh
vật

Sơ đồ 1.2: Các chất dinh dưỡng cần thiết cho tổng hợp VSV dạ cỏ
Như vậy, các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tổng hợp vi sinh vật dạ cỏ bao
gồm các yếu tố cơ bản là chất hữu cơ lên men, nitơ, khoáng và vitamin. Đó là các
yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình sinh tổng hợp vi sinh vật dạ cỏ và hoạt
động phân giải thức ăn của chúng.
1.1.6. Tác động tương hỗ của vi sinh vật trong dạ cỏ
Trong dạ cỏ, giữa các vi sinh vật có quan hệ cộng sinh và có sự phân chia

chức năng rõ rệt, chặt chẽ, sản phẩm phân giải các chất trong thức ăn của loài này
lại là chất dinh dưỡng của một loài khác. Do đó, nếu một nhóm sinh vật nào đó
trong dạ cỏ không có đủ điều kiện để sinh sôi nảy nở do khẩu phần ăn mất cân đối
về dinh dưỡng thì chúng sẽ bị chết dần đi. Từ đó ảnh hưởng tới sự thay đổi thành
phần của nhiều nhóm vi sinh vật khác, làm cho quá trình tiêu hóa bị rối loạn, ảnh
hưởng không nhỏ đến sức khỏe và năng suất của vật chủ.
- Tác động tương hỗ giữa vi khuẩn và vi khuẩn: Vi khuẩn có ở trong thức ăn
hay ở biểu mô dạ cỏ, chúng đều có sự kết hợp với vi sinh vật khác, loài VSV này
phát triển trên sản phẩm trao đổi chất cuối cùng của loài VSV khác. Thực vậy, quá


×