Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Xác Định Vai Trò Gây Tiêu Chảy Của Vi Khuẩn Escherichia Coli Trên Ngan, Vịt Tại Tỉnh Bắc Giang Và Biện Pháp Điều Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ KHÁNH TÂM

XÁC ĐỊNH VAI TRÒ GÂY TIÊU CHẢY
CỦA VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI TRÊN NGAN, VỊT
TẠI TỈNH BẮC GIANG VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên, năm 2010


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ KHÁNH TÂM

XÁC ĐỊNH VAI TRÒ GÂY TIÊU CHẢY
CỦA VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI TRÊN NGAN, VỊT
TẠI TỈNH BẮC GIANG VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ

Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60.62.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Nguyễn Quang Tính


PGS-TS. Cù Hữu Phú

Thái Nguyên, năm 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi trực tiếp thực hiện
cùng với sự giúp đỡ của TS. Nguyễn Quang Tính, PGS.TS. Cù Hữu Phú. Các
số liệu, hình ảnh và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tôi xin đảm bảo rằng các thông
tin, trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Khánh Tâm


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã luôn
nhận được sự giúp đỡ quý báu, chỉ bảo tận tình của các thầy trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với
thầy: T.S. Nguyễn Quang Tính, PGS.TS. Cù Hữu Phú, những người đã trực
tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Sau đại học- Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, tập thể cán bộ nghiên cứu của Bộ môn Vi trùng- Viện Thú
y Quốc gia cùng gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi,
giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, ngày ….. tháng …. năm 2010

Nguyễn Thị Khánh Tâm



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Trang
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề ................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài. ..................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................... 3
1.1. Một số hiểu biết về hội chứng tiêu chảy .................................................. 3
1.1.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy ..................................................... 3
1.1.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở vật nuôi ................................... 3
1.1.2.1. Ảnh hưởng của môi trường, khí hậu ........................................... 3
1.1.2.2. Nguyên nhân do vi sinh vật ........................................................ 4
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.............................................. 6
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước....................................................... 6
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .................................................... 12
1.3. Một số đặc tính của vi khuẩn E. coli nói chung và các chủng gây
bệnh ở gia cầm nói riêng................................................................................ 13
1.3.1. Đặc điểm hình thái và sức đề kháng của vi khuẩn........................... 13
1.3.2. Đặc điểm nuôi cấy............................................................................ 14
1.3.3. Đặc tính sinh hoá học....................................................................... 15



1.3.4. Cấu trúc kháng nguyên .................................................................... 15
1.3.4.1. Kháng nguyên O ( Kháng nguyên thân O- Somatic antigen)... 16
1.3.4.2. Kháng nguyên H (Kháng nguyên lông- Flagella antigen)........ 16
1.3.4.3. Kháng nguyên K (Kháng nguyên vỏ bọc- Capsular antigen)... 17
1.3.4.4. Kháng nguyên F ( Kháng nguyên bám dính- Fimbriae)........... 18
1.3.5. Các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli ........................................ 18
1.3.5.1. Yếu tố bám dính (adhesion)...................................................... 19
1.3.5.2. Các yếu tố xâm nhập của vi khuẩn E. coli................................ 21
1.3.5.3. Độc tố ........................................................................................ 29
1.3.6. Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn E. coli.............................................. 30
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............... 34
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................ 34
2.1.1. Đối tượng ......................................................................................... 34
2.1.2. Thời gian và địa điểm ...................................................................... 34
2.2. Nội dung................................................................................................. 34
2.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở ngan,
vịt tại Bắc Giang......................................................................................... 34
2.2.1.1. Điều tra tình hình ngan, vịt bị tiêu chảy theo địa phương,
mùa vụ và lứa tuổi.................................................................................. 34
2.2.1.2. Xác định một số triệu chứng và bệnh tích khi ngan, vịt bị
tiêu chảy. ................................................................................................ 34
2.2.2. Kết quả xác định vai trò gây tiêu chảy của vi khuẩn E .coli đối
với ngan, vịt tại Bắc Giang......................................................................... 34
2.2.2.1. Phân lập và xác định tỷ lệ vi khuẩn E. coli ở ngan, vịt bị tiêu
chảy nuôi tại 4 huyện của tỉnh Bắc Giang. ............................................ 34
2.2.2.2. Xác định một số đặc tính sinh vật, hoá học của các chủng vi
khuẩn E. coli phân lập được................................................................... 34



2.2.2.3. Xác định khả năng sản sinh độc tố của một số chủng vi
khuẩn E. coli phân lập được................................................................... 34
2.2.2.4. Xác định serotype của một số chủng vi khuẩn E. coli phân
lập được.................................................................................................. 34
2.2.2.5. Xác định độc lực của một số chủng vi khuẩn E. coli phân
lập được trên động vật thí nghiệm. ........................................................ 35
2.2.2.6. Xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của một số
chủng vi khuẩn E. coli phân lập được.................................................... 35
2.2.3. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị tiêu chảy ở ngan, vịt. ............ 35
2.3. Nguyên liệu ............................................................................................ 35
2.3.1. Mẫu nghiên cứu................................................................................ 35
2.3.2. Động vật thí nghiệm......................................................................... 35
2.3.3. Môi trường, hoá chất........................................................................ 35
2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 36
2.4.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra....................................................... 36
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân lập vi khuẩn .................................... 36
2.4.3. Xác định khả năng sản sinh độc tố của một số chủng vi khuẩn
E. coli phân lập được bằng phản ứng PCR ................................................ 38
2.4.4. Phương pháp xác định serotype kháng nguyên O của một số
chủng vi khuẩn E. coli phân lập được......................................................... 40
2.4.5. Phương pháp xác định độc lực của một số chủng vi khuẩn E. coli
phân lập được ............................................................................................. 41
2.4.6. Phương pháp xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của
một số chủng vi khuẩn E. coli phân lập được. ........................................... 41
2.4.7. Xây dựng phác đồ điều trị tiêu chảy ở ngan, vịt .............................. 42
2.4.8. Phương pháp xử lý số liệu................................................................ 43
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................. 44
3.1. Một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở ngan, vịt tại Bắc Giang....... 44



3.1.1. Kết quả điều tra tình hình ngan, vịt mắc tiêu chảy theo địa phương .. 44
3.1.2. Kết quả điều tra tình hình ngan, vịt mắc tiêu chảy theo mùa vụ ........ 45
3.1.3. Kết quả điều tra tình hình ngan, vịt mắc tiêu chảy theo lứa tuổi........ 47
3.1.4. Triệu chứng của ngan, vịt khi bị tiêu chảy.......................................... 49
3.1.5. Kết quả biến đổi bệnh tích của ngan, vịt bị tiêu chảy......................... 52
3.2. Kết quả xác định vai trò gây tiêu chảy của vi khuẩn E. coli đối với
ngan, vịt......................................................................................................... 53
3.2.1 Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ các mẫu bệnh phẩm của
ngan, vịt mắc tiêu chảy............................................................................... 53
3.2.1.1. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli ............................................. 53
3.2.1.2. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ phủ tạng của ngan, vịt bệnh... 56
3.2.2. Kết quả giám định một số đặc tính sinh hoá của các chủng vi
khuẩn E. coli phân lập được....................................................................... 57
3.2.3. Kết quả xác định độc tố của một số chủng vi khuẩn E. coli phân lập
được ............................................................................................................ 59
3.2.4. Kết quả xác định serotype của một số chủng vi khuẩn E. coli
phân lập được ............................................................................................. 60
3.2.5. Kết quả xác định độc lực của một số chủng vi khuẩn E. coli phân
lập được trên chuột bạch ............................................................................ 63
3.2.6. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của một số
chủng vi khuẩn E. coli phân lập được........................................................ 65
3.3. Kết quả thử nghiệm phác đồ điều trị tiêu chảy cho ngan, vịt ................ 68
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 73
1. KẾT LUẬN............................................................................................... 73
2. ĐỀ NGHỊ .................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 76


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APEC


: Avian Pathogenic Escherichia coli

ATP

: Adenozin Triphosphat

ADN

: Acid Deoxyribonucleic

ARN

: Acid Ribonucleic

BHI

: Brain Heart Infusion

Bp

: Base pair

Cnf

: Cytotoxic necrotizing factor

ColV

: Colicin V


C. perfringens : Clostridium perfringen
Cs

: Cộng sự

E.M.B

: Eosin Methyl Blue

E. coli

: Escherichia coli

Hly

: Haemolysin

KXĐ

: Không xác định

Kg

: Kilogam

LD50

: Lethal Dose 50


LPS

: Lipo polysaccharide

LT

: Heat- Labile- toxin

L

: Lít

MHSA

: Mannose Resistance Haemagglutination

MRSA

: Mannose Sensitive Haemagglutination

MR

: Methyl Red

NCCLS

: National Committee of Clinical Laboratory Satndards

Nxb


: Nhà xuất bản

OMP

: Outer Membrane Proteins

PCR

: Polymerase Chain Reaction


PBS

: Phosphate Buffer Saline

RBC

: Red blood cell

Stx

: Shiga toxin

ST

: Heat- Stable- toxin

SIM

: Sulfide Indole Motility


TT

: Thể trọng

TSB

: Tryptone soy broth

Tr

: Trang

UV

: Ultraviolet

VT

: Verotoxin

VP

: Voges Proskauer


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Ký hiệu chuỗi ADN của các cặp mồi dùng để xác định khả năng
sản sinh độc tố của vi khuẩn APEC và kích cỡ của các sản phẩm

sau quá trình điện di .........................................................................39
Bảng 2.2. Bảng tiêu chuẩn đánh giá kháng sinh đồ theo NCCLS (1999) ........42
Bảng 3.1. Tỷ lệ ngan, vịt mắc tiêu chảy theo địa phương ................................44
Bảng 3.2. Tỷ lệ ngan, vịt bị tiêu chảy theo mùa vụ ..........................................45
Bảng 3.3. Tỷ lệ ngan, vịt mắc tiêu chảy theo lứa tuổi ......................................48
Bảng 3.4. Một số triệu chứng của ngan, vịt bị tiêu chảy ..................................50
Bảng 3.5. Bệnh tích của ngan, vịt bị tiêu chảy .................................................52
Bảng 3.6. Tỷ lệ phân lập vi khuẩn E. coli từ các mẫu phân .............................54
Bảng 3.7. Tỷ lệ phân lập vi khuẩn E. coli trên ngan, vịt ............................55
Bảng 3.8. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ phủ tạng .................................56
Bảng 3.9. Kết quả giám định đặc tính sinh hoá của các chủng vi khuẩn
E. coli phân lập được........................................................................58
Bảng 3.10. Kết quả xác định độc tố của một số chủng vi khuẩn E. coli phân
lập được...........................................................................................59
Bảng 3.11. Kết quả xác định serotype kháng nguyên O của một số chủng vi
khuẩn E. coli phân lập được ...........................................................61
Bảng 3.12. Kết quả kiểm tra độc lực của một số chủng vi khuẩn E. coli trên
chuột bạch .......................................................................................64
Bảng 3.13. Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm với kháng sinh của một số
chủng vi khuẩn E. coli phân lập được ............................................66
Bảng 3.14. Kết quả điều trị thử nghiệm ngan, vịt mắc tiêu chảy ....................70


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình phân lập, giám định vi khuẩn E. coli ....................37
Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ ngan, vịt mắc tiêu chảy theo địa phương....................44
Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ ngan, vịt mắc tiêu chảy theo mùa vụ..........................46
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ ngan, vịt mắc tiêu chảy theo lứa tuổi..........................48
Hình 3.4. Biểu đồ kết quả xác định serotype kháng nguyên O của một số

chủng vi khuẩn E. coli phân lập được.........................................63


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng phát triển của các
ngành, nghề khác, ngành chăn nuôi đã có những bước tiến không ngừng,
trong đó phải kể đến chăn nuôi vịt, ngan. Chăn nuôi vịt, ngan là một trong
những nghề truyền thống gắn bó với người nông dân Việt Nam. Hiện nay,
không chỉ dừng lại ở phương thức chăn nuôi tận dụng, nhỏ lẻ mà nó còn được
mở rộng ở những mô hình kinh tế trang trại với hình thức nuôi công nghiệp
và bán công nghiệp, mang lại một nguồn lợi đáng kể cho nền kinh tế quốc dân
nói chung và kinh tế gia đình nói riêng.
Đời sống con người ngày một nâng cao, đòi hỏi các sản phẩm chăn
nuôi không chỉ đáp ứng đủ, hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn phải đảm bảo
không nhiễm độc tố, không tồn dư kháng sinh và không nhiễm các vi sinh vật
gây bệnh. Để làm được điều này, bên cạnh công tác giống thì công tác thú y
phòng bệnh và quy trình chăn nuôi cần phải được đặc biệt quan tâm. Tuy
nhiên, không phải người chăn nuôi nào cũng hiểu biết đúng đắn về thú y
phòng bệnh.
Ngoài các bệnh Cúm gia cầm, Dịch tả vịt, Viêm gan vịt, Tụ huyết
trùng... có thể làm thành dịch bệnh gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cho người
chăn nuôi thì tiêu chảy cũng là một trong những bệnh thường gặp đối với
ngan, vịt. Bệnh xảy ra ở mọi nơi, mọi giống và mọi lứa tuổi. Ngan, vịt bị bệnh
thường kém ăn, tăng trưởng kém, ủ rũ, phân trắng xanh…
Tiêu chảy xảy ra do rất nhiều nguyên nhân: thức ăn, độc tố, virus, vi
khuẩn... Nguyên nhân tiêu chảy do vi khuẩn phải kể đến vai trò của vi khuẩn
Escherichia coli (E. coli). E. coli là vi khuẩn thường trực trong đường tiêu

hoá của vật nuôi, bình thường không gây bệnh nhưng khi gặp điều kiện ngoại
cảnh bất lợi, sức đề kháng của vật chủ giảm, vi khuẩn E. coli bội nhiễm và trở
thành nguyên nhân gây bệnh.


2
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về vi khuẩn
E. coli gây bệnh cho vật nuôi. Tuy nhiên, ở Việt Nam các công trình nghiên cứu
về vi khuẩn này gây bệnh cho gia cầm còn hạn chế. Theo Delicato et al (2003)
[47], các chủng E. coli gây bệnh cho gia cầm có đặc tính không hoàn toàn giống
với các chủng gây bệnh cho người và động vật có vú. Để hiểu rõ vai trò gây
bệnh của vi khuẩn E. coli cũng như có biện pháp điều trị hiệu quả, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: "Xác định vai trò gây tiêu chảy của vi khuẩn
Escherichia coli trên ngan, vịt tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp điều trị"
2. Mục tiêu của đề tài.
- Xác định được vai trò của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy
ở ngan, vịt.
- Xây dựng và đề xuất một số phác đồ điều trị tiêu chảy ở ngan, vịt.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Kết quả phân lập, giám định serotype, xác định độc tố, độc lực của vi
khuẩn E. coli là dẫn liệu khoa học cho phép khẳng định vai trò của nó trong
bệnh tiêu chảy ở ngan, vịt.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thêm tư liệu, đồng thời là cơ sở
để đưa ra phác đồ điều trị tiêu chảy ở ngan, vịt.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số hiểu biết về hội chứng tiêu chảy
1.1.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy
Tiêu chảy là triệu chứng chung, đặc trưng và thường xuất hiện trong
bệnh lý đường tiêu hoá.
Theo Blackwell T. E (1989) [39], tiêu chảy ở vật nuôi là một hiện
tượng bệnh lý phức tạp gây ra bởi sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Một
trong những nguyên nhân quan trọng là sự tác động bất lợi của ngoại cảnh,
gây ra các stress cho cơ thể. Mặt khác, chăm sóc nuôi dưỡng kém, chuồng trại
không vệ sinh sạch sẽ, thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn... cũng tạo điều
kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là các vi
sinh vật gây bệnh đường tiêu hoá. Từ đó dẫn tới sự nhiễm và gây loạn khuẩn
đường ruột. Đây là nguyên nhân đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu
chảy. Bệnh lý xuất hiện ở thể cấp tính hoặc mãn tính, phụ thuộc vào tính chất
và nguyên nhân gây bệnh tác động. Đặc điểm của sự rối loạn về tiêu hóa
thường là gây tiêu chảy nhiều lần trong ngày, trong phân có nhiều nước so với
bình thường do tăng tiết dịch ruột.
Với bất kể nguyên nhân gây bệnh nào thì triệu chứng tiêu chảy vẫn
luôn được coi là đặc điểm phổ biến nhất trong các dạng bệnh của đường tiêu
hoá, xảy ra ở mọi lúc mọi nơi đặc biệt với gia súc non (Griffin. J. F. T, 1985)
[59], (Radostits. O. M et al, 1994) [84], với cùng một hậu quả: tiêu chảy dẫn
đến mất nước, thiếu hụt các chất địên giải, suy kiệt cơ thể, nếu trầm trọng dễ
bị trụy tim mạch và chết (Kaufmann. J, 1996) [68]
1.1.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở vật nuôi
1.1.2.1. Ảnh hưởng của môi trường, khí hậu
Môi trường ngoại cảnh là yếu tố thường xuyên tác động và ảnh hưởng
rõ rệt đến sức đề kháng của cơ thể vật nuôi. Khi nhiệt độ, ẩm độ của tiểu khí


4
hậu chuồng nuôi thay đổi đều ảnh hưởng đến sức khoẻ của vật nuôi, đặc biệt

đối với vật nuôi còn non.
Mầm bệnh nhiễm vào thức ăn, nước uống và trực tiếp vào cơ thể vật
nuôi, khi gặp các điều kiện thuận lợi dễ tăng sinh số lượng và tăng độc lực để
gây bệnh (Purvis G.M et al, 1985) [83]
Theo Hồ Văn Nam (1997) [14], khẩu phần ăn cho vật nuôi không thích
hợp, trạng thái thức ăn không tốt, thức ăn kém chất lượng như mốc, thối,
nhiễm các tạp chất, các vi sinh vật có hại dễ dẫn đến rối loạn tiêu hoá kèm
theo viêm ruột, ỉa chảy.
1.1.2.2. Nguyên nhân do vi sinh vật
* Tiêu chảy do vi khuẩn
Theo Radostits O. M et al (1994) [84], rối loạn tiêu hoá dẫn tới tiêu
chảy ở động vật do các vi sinh vật gây ra thường có những đặc trưng về biểu
hiện bệnh lý riêng của từng loài. E. coli khi gây bệnh cho gia súc non trong
giai đoạn bú sữa thường là tăng tiết nước ở ruột non, đối với giai đoạn sau cai
sữa thường gây chứng viêm ruột thanh dịch hay xuất huyết. Bệnh lý do vi
khuẩn Salmonella sp thường gây rối loạn tiêu hoá và tiêu chảy, viêm hồi,
manh và kết tràng có màng giả khi ở thể cấp tính và mãn tính. C. perfringens
gây bệnh lý chủ yếu là viêm ruột cấp tính và kèm theo xuất huyết.
Trong đường tiêu hoá của vật nuôi có hệ vi khuẩn đường ruột, bao gồm
các vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Vi khuẩn có lợi có tác dụng lên men,
phân giải các chất dinh dưỡng giúp cho quá trình tiêu hóa được thuận lợi; vi
khuẩn có hại khi có điều kiện thì gây bệnh.
Họ vi khuẩn đường ruột là họ vi khuẩn cộng sinh thường trực trong
đường ruột. Họ vi khuẩn này muốn từ vi khuẩn cộng sinh trở thành gây bệnh
phải có đủ các điều kiện sau (Jones, 1980, dẫn theo Lê Văn Tạo, 1997) [22]:
- Trên cơ thể vật chủ có cấu trúc giúp cho vi khuẩn thực hiện được
chức năng bám dính.


5

- Vi khuẩn phải có khả năng sản sinh các yếu tố gây bệnh, đặc biệt là
sản sinh độc tố, trong đó quan trọng là độc tố đường ruột Enterotoxin.
- Có khả năng xâm nhập vào lớp tế bào biểu mô của niêm mạc ruột, từ
đó phát triển nhân lên.
Một số vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột là E. coli, Salmonella sp,
Shigella, Klebsiella, C. perfingens... Đây là những vi khuẩn quan trọng, gây rối
loạn tiêu hoá, viêm ruột tiêu chảy ở người và nhiều loài động vật khác.
* Tiêu chảy do virut
Có hơn 10 loại virut có tác động làm tổn thương đường tiêu hoá gây viêm
ruột ỉa chảy như: Enterovirus, Rotavirus, Coronavirus, Adenovirus type IV.
Nhiều virut gây bệnh đường tiêu hoá làm tổn thương các niêm mạc
ruột, phá huỷ quá trình hấp thu và điều tiết dịch dẫn đến tiêu chảy nặng như:
Coronavirus 1, Coronavirus 2, Rotavirus...Bệnh lý xuất hiện chủ yếu là viêm
ruột, viêm kết tràng, manh tràng, tiêu chảy cấp hoặc mãn tính, phân lỏng, màu
vàng, đôi khi lẫn máu, tỷ lệ mắc bệnh và chết trong đàn cao. Nguyên nhân rối
loạn tiêu hoá và tiêu chảy do Coronavirus 2 gây ra bệnh TGE (Transmissible
Gastro Enteritis) với triệu chứng nôn mửa kèm theo tiêu chảy có nhiều nước,
phân màu vàng hoặc hơi xanh, mùi hôi thối (Radostits O. M et al, 1994) [84]
* Tiêu chảy do ký sinh trùng
Các ký sinh trùng ký sinh trong đường tiêu hoá, ngoài tác động chiếm
đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ còn có một tác hại lớn khác là gây tổn
thương niêm mạc ruột, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây bệnh làm
rối loạn quá trình phân tiết, viêm ruột và tiêu chảy cấp hoặc mãn tính.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006) [12], cầu trùng và một số loại
giun tròn (giun đũa, giun tóc, giun lươn) là một trong những nguyên nhân gây
tiêu chảy ở lợn sau cai sữa nuôi trong các hộ gia đình tại Thái Nguyên.


6
* Tiêu chảy do nấm mốc

Trong tự nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra khoảng 240 loài nấm mốc
có khả năng sản sinh ra độc tố, trong đó có trên 20 loài có khả năng gây bệnh
có tính chất nghiêm trọng cho người và vật nuôi (Dakashinamurthy A. and
Shukla B. D., 1991) [46]
Theo Đậu Ngọc Hào và cs (1995) [4], thức ăn khi chế biến hoặc bảo
quản không đúng kỹ thuật dễ bị nhiễm nấm mốc. Độc tố của nấm mốc rất
nguy hại cho cơ thể động vật, là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm
như huỷ hoại gan, thận và ung thư tổ chức. Một trong những loài nấm được
quan tâm nhiều là Aspergillus và Penicillium do mức độ phân bố rộng rãi
trong tự nhiên cùng với khả năng xâm nhập và phát triển mạnh trong thức ăn.
Độc tố Aflatoxin gây độc cho người và gia súc, gây bệnh nguy hiểm
nhất cho người là ung thư gan, huỷ hoại gan, độc cho thận, sinh dục và thần
kinh. Aflatoxin gây độc cho nhiều loài gia súc, gia cầm, mẫn cảm nhất là vịt,
gà, lợn (Lê Thị Tài, 1997) [20]
Tất cả các loài gia cầm đều mẫn cảm với Aflatoxin, nhưng gia cầm non
mẫn cảm hơn gia cầm trưởng thành, bị bệnh nặng hơn và chết với tỷ lệ cao.
Trong gia cầm, mẫn cảm nhất với Aflatoxin là gà tây con, vịt con, ngỗng con
rồi đến ngan con. Liều gây chết 50% cho vịt con 2 tuần tuổi (LD50) là 18,2
µg/kg thể trọng. Trong thức ăn có chứa 0,75 ppm độc tố đã gây ngộ độc cho
vịt (Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam, 2007) [6]
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vi khuẩn E. coli gây
bệnh cho vật nuôi ở Việt Nam.
Tô Minh Châu và cs (2002) [2] đã phân lập và định type vi khuẩn
E. coli trên gà, trứng gà tại một số cơ sở chăn nuôi ở Thủ Đức và vùng lân


7
cận. Qua xét nghiệm 103 mẫu bệnh phẩm đã phân lập được 47 chủng E.

coli (45,63%) trong đó có 38 chủng phân lập từ gà và 9 chủng phân lập từ
trứng gà. 3 type E. coli đã xác định là O1: K1 (8,51%); O2: K1 (8,51%);
O78: K80 (12,76%).
Tác giả Nguyễn Thiên Thu và cs (2004) [28] nghiên cứu bệnh do E. coli
gây ra trên vịt nuôi tại một số tỉnh miền Trung. Trong tổng số 159.970 con vịt
điều tra thì có 17.056 con (10,11%) vịt chết nghi do E. coli. Vịt nuôi tại các tỉnh
Ninh Thuận, Phú Yên, Khánh Hoà, Quảng Ngãi có tỷ lệ chết ở độ tuổi dưới 1
tháng tuổi trung bình là 10,96% và từ 1- 2 tháng tuổi trung bình là 10,27%
Vũ Khắc Hùng và cs (2005) [7] bằng phản ứng PCR đã tiến hành xác
định các loại kháng nguyên bám dính ở vi khuẩn E. coli phân lập từ lợn con bị
tiêu chảy, cho kết quả như sau: trong số 220 chủng E. coli phân lập từ lợn con
theo mẹ bị tiêu chảy có 56,80% (125/220) chủng mang kháng nguyên bám dính
và Intimin. Tỷ lệ các chủng mang F4, F18, F5+ F41, F6, F17, F4+ F18 và Intimin
tương ứng là 37,70%; 8,60%; 3,20%; 2,70%; 1,40%; 0,40% và 3,20%.
Trong 218 chủng E. coli phân lập từ lợn con sau cai sữa bị tiêu chảy thì
có 59,00% số chủng mang kháng nguyên bám dính và Intimin; tỷ lệ các
chủng mang F4, F18, F6, F17, F5+ F41, F4+ F18 và Intimin tương ứng là 18,80%;
33,00%; 3,20%; 1,80%; 0,40% và 1,40%. Từ những kết quả này, tác giả đã
khẳng định kháng nguyên bám dính F4 đóng vai trò quan trọng trong bệnh
tiêu chảy ở lợn con theo mẹ.
Tác giả Trương Quang (2005) [17] khi nghiên cứu về vai trò gây bệnh
của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn từ 1- 60 ngày tuổi tại Hà
Nội và vùng phụ cận đã khẳng định tỷ lệ chủng E. coli có độc lực mạnh và
các yếu tố gây bệnh của lợn bị tiêu chảy cao hơn rất nhiều so với lợn không bị
tiêu chảy. Yếu tố bám dính, khả năng dung huyết, độc tố chịu nhiệt, độc tố
không chịu nhiệt, độc lực mạnh của các chủng phân lập từ lợn bị tiêu chảy và


8
không bị tiêu chảy là: 93,33%- 33,33%; 53,33%- 25,92%; 90,00%- 14,81%;

90,00%- 11,11%; 90,00%- 0%.
Trương Quang và cs (2006) [18] xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn
E. coli trong bệnh tiêu chảy của bê, nghé. Kiểm tra 168 mẫu phân bê, nghé
không bị tiêu chảy đã cho tỷ lệ dương tính với vi khuẩn E. coli lần lượt là
80,99%; 85,11%. Khi kiểm tra 172 mẫu phân nghé, bê bị tiêu chảy có
94,12%; 96,88% mẫu dương tính với vi khuẩn E. coli.
Kháng nguyên bám dính, khả năng dung huyết, độc tố chịu nhiệt, độc
tố không chịu nhiệt, cả hai loại độc tố chịu nhiệt và không chịu nhiệt của các
chủng phân lập từ bê không bị tiêu chảy và bê bị tiêu chảy là: 26,92% và
90,00%; 26,92% và 56,66%; 19,23% và 83,33%; 11,54% và 63,33%; 7,69%
Kháng nguyên bám dính, khả năng dung huyết, độc tố chịu nhiệt, độc
tố không chịu nhiệt, cả hai loại độc tố chịu nhiệt và không chịu nhiệt của các
chủng phân lập từ nghé không bị tiêu chảy và nghé bị tiêu chảy là:29,17% và
84,61%; 20,83% và 57,69%; 20,83% và 73,07%; 20,83% và 57,69%; 12,50%
và 46,15%.
Nguyễn Thị Nga và cs (2006) [15] nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh
gây ra trên ngan Pháp. Qua theo dõi 38.000 con ngan trong các năm từ 20002002 cho thấy ngan nhiễm bệnh do Salmonella và E. coli với tỷ lệ nhiễm hàng
năm là 5,0- 6,6%, gây chết từ 2,1- 2,62% tổng đàn. Ngoài ra, các tác giả cũng
xác định được các chủng E. coli gây bệnh thuộc O78.
Vũ Khắc Hùng và cs (2007) [8] đã tiến hành xác định tỷ lệ nhiễm và
phân tích các yếu tố độc lực của vi khuẩn E. coli phân lập từ trâu, bò khoẻ
mạnh ở các tỉnh miền Trung. Từ 237 mẫu phân trâu và 126 mẫu phân bò khoẻ
mạnh đã xác định được tỷ lệ nhiễm E. coli thuộc nhóm STEC là 27% ở trâu
và 23% ở bò. Trong số 93 chủng STEC phân lập được có 17 chủng mang gen


9
STx1, 55 chủng mang cả STx1 và STx2, 21 chủng mang gen STx2. Cũng
trong 93 chủng trên có 68 chủng mang gen ehxA và 65 chủng mang gen Saa.
Khi nghiên cứu về đặc tính của vi khuẩn E. coli gây bệnh cho lợn con

tiêu chảy tại trại giống lợn Văn Giang- Hưng Yên và trại giống lợn Trâu QuỳHà Nội, Phạm Thế Sơn và cs (2008) [19] đã kết luận: biến động tổng số vi
khuẩn /1g phân ở lợn khoẻ trung bình là 132,64 ×106, khi mắc tiêu chảy là
235,51×106. Bằng phương pháp PCR đã xác định được trong tổng số 25
chủng E. coli kiểm tra có tới 100% số chủng sinh độc tố STb; 62,56% số
chủng sinh STa; 44,15% số chủng sinh độc tố LT và 68,53% số chủng sinh cả
3 loại độc tố (STa +STb +LT). Ngoài ra, các tác giả cũng xác định được tỷ lệ
các gen sản sinh các kháng nguyên bám dính K88 và K99 từ các chủng E. coli
tại Hà Nội và Hưng Yên là 76%, 24% và 80%, 20%.
Võ Thành Thìn và cs (2008a) [25] đã ứng dụng phương pháp multiplex
PCR để phát hiện khả năng tranh giành sắt của vi khuẩn E. coli gây bệnh ở gà
tại Khánh Hoà và Phú Yên. Nghiên cứu đã thiết lập bốn phản ứng multiplex
PCR (fhuA/ iutA/ iron; fyuA/ fepA; chuA/ ireA/ fecA; fhuE/ cir) để phát hiện
gen quy định sinh tổng hợp cho iron receptor của các chủng vi khuẩn E. coli
gây bệnh ở gà. Mặt khác, nghiên cứu cũng cho biết về tỷ lệ các chủng vi
khuẩn mang gen fhuA, iutA, iron, fyuA, fepA, fhuE, cir, ireA, fecA và chuA
lần lượt là 50%, 90%, 75%, 25%, 100%, 95%, 95%, 55%, 45% và 45%.
Võ Thành Thìn và cs (2008b) [26] nghiên cứu một số yếu tố độc lực
của các chủng vi khuẩn E. coli gây bệnh ở gà. Từ 96 chủng E. coli phân lập
được bằng phản ứng ngưng kết với 25 kháng huyết thanh chuẩn, các chủng vi
khuẩn được xác định là thuộc 15 serotypes khác nhau. Trong đó O8 chiếm tỷ
lệ cao nhất là 10,42%, tiếp theo là O15 chiếm tỷ lệ 8,33%, O115 là 4,17%; O2,
O5, O17, O83 là 3,13%; O6, O20, O103 là 2,08%; O8, O9, O88, O102, O132 là
1,04%. Không có chủng E. coli nào thuộc O1, O78 và có tới 53,13% chủng vi


10
khuẩn không xác định được. Bằng phương pháp ức chế bổ thể đã xác định
được 85,90% chủng có khả năng đề kháng mạnh với huyết thanh gà, đây là
yếu tố độc lực quan trọng giúp các chủng APEC có thể tồn tại và nhân lên
trong máu. Từ đây vi khuẩn theo máu đến các khí quan trong cơ thể và gây

nên những tổn thương bệnh lý. Ngoài ra, các tác giả cũng đi xác định các gen
quy định yếu tố độc lực bằng phương pháp PCR với các cặp mồi đặc hiệu, kết
quả cho thấy có 93,75% (90/96 chủng) mang kháng nguyên bám dính typ1;
10,42% (10/96 chủng) mang kháng nguyên bám dính P và 15,63% (15/96
chủng) mang gen Tsh.
Đỗ Ngọc Thuý và cs (2009) [31] nghiên cứu một số đặc tính của các
chủng vi khuẩn E. coli phân lập từ ngan mắc bệnh Colibacillosis. Toàn bộ 58
chủng vi khuẩn E. coli phân lập đều mang đầy đủ các đặc tính sinh vật, hoá
học điển hình. Bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu, các tác giả cho biết có
8,60%- 12,10% số chủng có mang F1 fimbriae; tất cả các chủng vi khuẩn
được kiểm tra đều có khả năng đề kháng với huyết thanh gà. Xác định gen
quy định khả năng thu nhận sắt cho thấy có 31,00% (18/58 chủng) mang gen
iucA và 48,30% chủng mang gen iutA. Từ 58 chủng vi khuẩn phân lập được
với 9 nhóm huyết thanh O đa giá (gồm 50 loại huyết thanh O đơn giá) bằng
phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính đã thu được kết quả như sau: có 50
chủng có thể xác định được serotype và thuộc về 21 loại kháng nguyên O,
trong đó số chủng thuộc O8 chiếm tỷ lệ cao nhất là 15,50%; tiếp đến O169 là
13,80%; O115 là 10,30%; O143 là 6,90%; O1, O15, O63, O136, O152 là 3,40%; O20,
O27, O44, O119, O125,O151, O157, O167 là 1,70% và có 13,80% không thể xác định
được serotype với 9 nhóm huyết thanh đã sử dụng.
Nguyễn Thị Liên Hương và cs (2009) [9] phân lập các loại vi khuẩn từ
ngan mắc bệnh do E. coli. Từ các mẫu bệnh phẩm trong tổng số 103 ngan có
biểu hiện triệu chứng bệnh đường tiêu hóa, bệnh đường hô hấp hoặc ngan


11
sinh sản có tỷ lệ đẻ giảm, trứng non, mỏng vỏ, méo mó cho kết quả về tỷ lệ
phân lập được vi khuẩn E. coli là 77,67%, Salmonella sp là 1,18% và Clostridium
perfringens là 2,53%.
Tác giả Trương Hà Thái và cs (2009) [23] nghiên cứu về bệnh trực

khuẩn coli ở một số giống gà hướng thịt tại Bắc Ninh. Theo dõi 10 đàn gà
giống ISA màu và Ross 308 thì thấy có 11,21% gà chết do trực khuẩn E. coli.
Khi mắc bệnh do E. coli thì 100% gà có biểu hiện ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn và ỉa
chảy; 85,39% biểu hiện chảy nước mắt, nước mũi; 78,76% biểu hiện khó thở
và 59,07% bị xệ bụng; hiện tượng sưng khớp, sưng đầu ít xuất hiện. Khi mổ
khám, có biểu hiện bệnh tích như sau: 100% gà bị viêm xoang bụng; 85,49%
bị viêm màng tim, gan sưng to, gan bị hoại tử, bao phủ lớp fibrin màu trắng
đục; 73,06% gà có lách sưng to; 68,39% gà bị viêm túi khí; hiện tượng hoại
tử da và viêm khớp ít khi xuất hiện. Gà mắc bệnh có biểu hiện đặc trưng ở
giai đoạn từ tuần tuổi thứ 3 đến thứ 5, ở các lứa tuổi khác những biểu hiện của
bệnh vẫn điển hình nhưng tần suất xuất hiện giảm đi.
Nguyễn Thị Liên Hương và cs (2010a) [10] đã gây nhiễm thử nghiệm
một số chủng vi khuẩn E. coli gây bệnh cho ngan trên phôi trứng. Để kiểm tra
độc lực và đặc tính gây bệnh của 10 chủng vi khuẩn E. coli, tiêm liều 0,2ml
canh trùng pha loãng ở nồng độ 10-6 phôi (~400- 450 vi khuẩn/ phôi) vào
xoang niệu mô của các trứng thì thấy cả 10 chủng đều gây chết phôi ngan, vịt
trong vòng 1- 5 ngày sau khi tiêm và gây chết phôi gà từ 1- 10 ngày sau khi
tiêm. Các phôi chết được mổ khám đều có hiện tượng: bề mặt ngoài da xuất
huyết nặng, các cơ quan phủ tạng (tim, phổi, gan, dạ dày, ruột) cũng bị xuất
huyết thành từng đám.
Nguyễn Thị Liên Hương và cs (2010b) [11], khi ngan mắc bệnh trực
khuẩn coli thì thấy có biểu hiện: tiêu chảy phân xanh, nhày lẫn máu chiếm tỷ
lệ 65,62%; khó thở chiếm tỷ lệ 51,11%; bỏ ăn, ủ rũ chiếm tỷ lệ 47,66% và các


12
triệu chứng khác như thần kinh, viêm mắt chiếm tỷ lệ 8,44%. Khi mổ khám,
bệnh tích điển hình là viêm túi khí (52,67%), viêm ruột, mật sưng, gan sưng,
tích nước xoang bụng chiếm từ 40,41- 49,49%.
Tác giả Đỗ Ngọc Thuý và cs (2010) [32], bằng phản ứng PCR đã xác định

được sự có mặt của 13 loại gen đại diện, quy định khả năng sản sinh 4 nhóm yếu
tố độc lực cơ bản (yếu tố bám dính, hệ thống thu nhận sắt, khả năng kháng huyết
thanh và độc tố) có trong 122 chủng vi khuẩn E. coli phân lập từ ngan bệnh và
12 chủng từ ngan khoẻ. Kết quả cho thấy: có 6 loại gen (FimA, IutA, IucA,
CvaC, Tsh, và Iss) được xác định trong cả 2 nhóm vi khuẩn E. coli với các tần
suất xuất hiện khác nhau nhưng sự khác nhau chỉ quan sát thấy đối với 3 loại gen
(CvaC, Tsh và Iss) (P< 0,05); 5 loại gen (FimH, PapC, eae, Cnf2 và Stx1) chỉ
thấy có trong số các chủng phân lập từ ngan bệnh, không thấy trong các chủng từ
ngan khoẻ; 2 loại gen (Cnf1 và Stx2) không quan sát thấy trong cả 2 nhóm vi
khuẩn. Có 29 loại tổ hợp gen (mang từ 2- 9 gen trên cùng 1 chủng) đã được xác
định trong số 122 chủng vi khuẩn E. coli từ ngan bệnh, trong đó 3 loại tổ hợp
gen: FimA/PapC/IutA/IucA/CvaC/Tsh/Iss; FimA/PapC/IutA/IucA/Tsh và
FimA/IutA/IucA/CvaC/Iss có tỷ lệ cao nhất (6,6%).
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Bệnh truyền nhiễm ở gia cầm gây ra bởi vi khuẩn E. coli lần đầu tiên
được David báo cáo năm 1938 và Twisselman năm 1939 (Gross, 1994) [60],
là một trong những bệnh thường gặp nhất và gây nên những thiệt hại đáng kể
về kinh tế trong chăn nuôi gia cầm nói chung (Kikuyasu Nakamura, 2000)
[70]. Bệnh ở gia cầm chủ yếu do các chủng vi khuẩn E. coli thuộc nhóm gây
bệnh cho gia cầm gây ra (Avian pathogenic Escherichia coli- APEC) (Gross,
1994) [60]. Theo Dho-Moulin and Fairbrother (1999) [50], bệnh thường quan
sát thấy ở gia cầm 4- 9 tuần tuổi, tỷ lệ chết có thể lên tới 20%, giảm khả năng
tăng trưởng và thu nhận thức ăn, đồng thời tăng sự lây nhiễm khi giết mổ.


13
Khi nghiên cứu về khả năng sản sinh ColicinV, tác giả Blanco et al
(1998) [40] đã xác định được 22% các chủng E. coli gây bại huyết ở gà có
khả năng sản sinh ra ColV so với 7% các chủng có nguồn gốc từ phân gia
cầm khoẻ. Để mô tả đặc điểm độc lực của các dòng E. coli gây bệnh đường

ruột của gà ở Bắc Algenria, Mellata et al (2001) [77] đã xác định được tỷ lệ
các chủng có khả năng kháng bổ thể trong huyết thanh là 46%, sản sinh
aerobactin là 12% và 38% các chủng có khả năng sản sinh ColV.
Còn theo nghiên cứu của McPeake et al (2005) [76] thì lại có tới
99,10% các chủng từ gia cầm bệnh và 82,20% từ gia cầm khoẻ có mang gen
CvaC mã hoá cho sự tổng hợp ColV.
1.3. Một số đặc tính của vi khuẩn E. coli nói chung và các chủng gây bệnh
ở gia cầm nói riêng
Trực khuẩn ruột già Escherichia coli có tên khoa học là Bacterium coli
commune hay Bacillus coli communis do Theodor Escherich phân lập được
lần đầu tiên vào năm 1885 từ phân trẻ em, năm 1986 gọi là Bacterium coli,
năm 1991 thống nhất toàn cầu gọi là Escherichia coli.
1.3.1. Đặc điểm hình thái và sức đề kháng của vi khuẩn
E. coli là một trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thước 2-3 × 0,6µ. Trong
cơ thể có hình cầu, đứng riêng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn. Có khi trong
môi trường nuôi cấy thấy có những trực khuẩn dài 4- 8µ, những loại này
thường gặp trong canh khuẩn già. Phần lớn E. coli di động do có lông ở xung
quanh thân, nhưng một số không thấy di động. Vi khuẩn không sinh nha bào,
có thể có giáp mô. Vi khuẩn bắt màu Gram âm, có thể bắt màu đều hoặc sẫm
ở hai đầu, khoảng giữa nhạt hơn.
Nếu lấy vi khuẩn từ khuẩn lạc nhầy để nhuộm có thể thấy giáp mô,
còn khi soi tươi thì không nhìn thấy giáp mô. Nếu cố định bằng axit osmic
rồi quan sát dưới kính hiển vi điện tử thì thấy tế bào E. coli có nhân, đó là


×