Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo Nhập Nội Tại Sa Pa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.04 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN ĐỨC LÂM

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC
VÀ SỬ DỤNG CHẾ PHẨM EM CHO GIỐNG TÁO
NHẬP NỘI TẠI SA PA

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60 62 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN PHÚ

THÁI NGUYÊN - 2010


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn
toàn trung thực và chưa hề bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn
thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn
đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày

tháng 11 năm 2010
Tác giả

Nguyễn Đức Lâm




ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Phú nguyên Trưởng bộ môn Sinh lý, Sinh hoá - khoa Nông học - Trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên (nay là Phó Trưởng bộ môn Sinh lý Thực vật - Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội), đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Đặng Văn Minh cùng toàn thể các thầy
cô giáo trong khoa Sau đại học, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
chương trình học tập và hoàn thành luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp.
Tôi xin được gửi tới các thầy cô giáo khoa Nông học cùng toàn thể các thầy
cô giáo trong nhà trường đã giảng dạy, khuyến khích tôi trong toàn khoá học và
nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lào Cai, Trung tâm
giống cây trồng Nông Lâm nghiệp Lào Cai, UBND huyện Sa Pa, Phòng Kinh tế
huyện Sa Pa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Nhân dịp này xin chân thành cảm ơn UBND và các hộ nông dân thuộc xã Tả
Phìn, huyện Sa Pa đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu đề tài này.
Hoàn thành luận văn này còn có sự động viên, khuyến khích của gia đình,
người thân, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn để hoàn
thành khoá học và công trình nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng 11 năm 2010

Tác giả


Nguyễn Đức Lâm


iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................iii
Danh mục các bảng ........................................................................................... v
Danh mục các biểu đồ và hình ảnh .................................................................. vi
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1
1.
Đặt vấn đề............................................................................................. 1
11.
Mục đích, yêu cầu: ............................................................................... 2
1.2.
Mục đích:.............................................................................................. 2
2.
Yêu cầu:................................................................................................ 3
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................4
1.1.
Giá trị kinh tế và dinh dưỡng của táo................................................... 4
1.2.
Sản xuất và tiêu dùng táo trên thế giới và ở Việt Nam ........................ 6
1.2.1. Sản xuất và tiêu dùng táo trên thế giới................................................. 6
1.2.2. Sản xuất và tiêu thụ táo ở Việt Nam .................................................... 8
1.3.
Mô tả đặc tính Nông sinh học của giống táo theo tài liệu mô tả của
vùng Aquitaine ..................................................................................... 9
1.4.

Yêu cầu sinh thái ................................................................................ 10
1.5.
Yêu cầu về chế độ dinh dưỡng........................................................... 11
1.6.
Chế phẩm EM và những ứng dụng đối với sản xuất nông nghiệp ở
Việt Nam và trên thế giới................................................................... 14
1.6.1. Khái niệm về chế phẩm EM............................................................... 14
1.6.2. Tác dụng của chế phẩm EM............................................................... 18
1.6.3. Nguyên lý của công nghệ EM............................................................ 26
1.6.4. Giá trị của EM trong sản xuất phân bón nông nghiệp ....................... 28
1.7.
Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Sa Pa .................... 29
1.7.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 29
1.7.2. Điều kiện kinh tế- xã hội .................................................................... 34
CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU36
2.1.
Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................... 36
2.1.1. Đối tượng............................................................................................ 36
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................... 36
2.2.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................... 36


iv

2.2.1. Nghiên cứu đặc tính nông sinh học giống táo Fuji Tape nhập nội từ
vùng Aquitaine - Cộng hòa Pháp trồng tại Sa Pa............................... 36
2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm EM đến chỉ tiêu sinh trưởng,
phát triển, năng suất và một số chỉ tiêu chất lượng ........................... 36
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................40

3.1.
Đặc tính nông sinh học của giống táo nhập nội từ vùng Aquitaine Cộng hòa Pháp trồng tại Tả Phìn - Sa Pa, Lào Cai ............................ 40
3.1.1. Đặc tính sinh trưởng........................................................................... 40
3.1.2. Đặc tính phát triển .............................................................................. 41
3.1.3. Yêu cầu về chế độ dinh dưỡng........................................................... 43
3.2.
Ảnh hưởng của liều lượng chế phẩm EM với phân khoáng đến một số
chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng quả ............ 45
3.2.1. Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến chỉ tiêu chất lượng cành cấp 1 ... 45
3.2.2. Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến chất lượng cành của giống táo
thí nghiệm........................................................................................... 47
3.2.3. Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến một số chỉ tiêu phát triển của
giống táo thí nghiệm........................................................................... 51
3.2.4. Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến một số chỉ tiêu chất lượng quả
của giống táo thí nghiệm .................................................................... 53
3.2.5. Tình hình sâu bệnh hại trên các công thức thí nghiệm ...................... 55
3.2.6. Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến một số chỉ tiêu hóa tính đất ........ 57
3.2.7. Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến hiệu quả kinh tế khi trồng cây
táo tây ................................................................................................. 58
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................................................60
1.
Kết luận .............................................................................................. 60
1.1. Đặc tính nông sinh học của giống táo nhập nội từ vùng Aquitaine - Cộng
hòa Pháp được trồng tại Tả Phìn- Sa Pa, Lào Cai.............................. 60
1.2.
Ảnh hưởng của liều lượng chế phẩm EM với phân khoáng đến một số
chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng quả ............ 60
2.
Đề nghị ............................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................63

PHỤ LỤC................................................................................................................................65


v

Bảng 1.1.
Bảng 1.2.
Bảng 1.3.
Bảng 1.4.
Bảng 1.5.
Bảng 1.6.
Bảng 1.7.
Bảng 1.8.
Bảng 1.9.
Bảng 1.10.
Bảng 1.11.
Bảng 1.12.
Bảng 1.13.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8:
Bảng 3.9.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam táo (phần ăn được) ...... 4

Giá trị dinh dưỡng trong táo, nước táo và rượu táo.................... 6
Top 10 nước có sản lượng táo lớn nhất trên thế giới năm 2008. 7
Top 10 nước có kim ngạch xuất khẩu táo cao nhất thế giới
năm 2004..................................................................................... 7
Top 10 nước có sản lượng nhập khẩu táo lớn nhất thế giới
năm 2004..................................................................................... 8
Lượng Ammonium sulfate khuyên dùng cho táo tây theo tuổi..... 12
Lượng phân bón phospho khuyên dùng .................................. 13
Lượng phân bón kali khuyên dùng .......................................... 13
Lượng phân hữu cơ khuyên dùng theo giai đoạn sinh trưởng.. 14
Thành phần cơ bản của hỗn hợp EM 5..................................... 21
Các nhóm đất chính của huyện Sa Pa....................................... 30
Các tiểu vùng sinh thái của huyện Sa Pa .................................. 31
Đặc điểm khí hậu huyện Sa Pa ................................................ 32
Điều kiện thời tiết khí hậu tại Sa Pa ......................................... 44
Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến chỉ tiêu chất lượng cành
cấp 1 .......................................................................................... 45
Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến chất lượng cành
của giống táo thí nghiệm........................................................... 47
Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến một số chỉ tiêu sinh trưởng
của cây....................................................................................... 49
Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến một số chỉ tiêu phát triển
của giống táo thí nghiệm........................................................... 51
Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến một số chỉ tiêu chất lượng
quả của giống táo thí nghiệm.................................................... 53
Ảnh hưởng của chế phẩm đến tình hình sâu bệnh hại.............. 56
Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến một số chỉ tiêu hóa
tính đất ...................................................................................... 57
Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến hiệu quả kinh tế khi trồng
cây táo tây ................................................................................. 59



vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1.

Vai trò của các vi sinh vật hữu ích trong nông nghiệp và bảo
vệ môi trường (theo Higa – 1991) ........................................... 17

Hình 1.2.

Bản đồ phân bố và tài nguyên đất của huyện Sa Pa ................. 33

Hình 3.1.

Dạng tán (tán thẳng) và lá (mép răng cưa sâu) của cây thí nghiệm .. 41

Hình 3.1.

Biểu đồ ảnh hưởng của chế phẩm EM đến chỉ tiêu chất lượng cành
cấp 1........................................................................................... 46

Hình 3.2.

Biểu đồ ảnh hưởng của chế phẩm EM đến chất lượng cành
của giống táo thí nghiệm........................................................... 48

Hình 3.3.


Biểu đồ ảnh hưởng của chế phẩm EM đến một số chỉ tiêu sinh trưởng
của cây........................................................................................ 50

Hình 3.4a.

Biểu đồ ảnh hưởng của chế phẩm EM đến số hoa /cành cấp 1. 52

Hình 3.4b.

Biểu đồ ảnh hưởng của chế phẩm EM đến số quả/cành cấp 1 . 52

Hình 3.4c.

Biểu đồ ảnh hưởng của chế phẩm EM đến số quả/cây ............. 52

Hình 3.5.

Biểu đồ ảnh hưởng của chế phẩm EM đến năng suất .............. 54


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Táo tây hay còn gọi là táo tàu (Malus domestica Borkh.) là một trong
số các loài cây ăn quả được trồng phổ biến nhất thế giới bởi vị ngon, giá trị
dinh dưỡng và những lợi ích đối với sức khỏe. Táo tây vốn đã được trồng ở
châu Âu từ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm trước đây, nhưng khởi nguồn
của chúng là từ một loài táo hoang (Malus sieversii) ở Tây Á, chính xác là
vùng núi thuộc các nước Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Trung Quốc
[7], điều này lý giải tại sao, cây táo tây lại thích hợp với điều kiện khí hậu ôn

đới đến cận nhiệt đới.
Ở Việt Nam, táo tây nhập ngoại, đặc biệt là từ Mĩ, Úc, New Zealand,…
là loại quả cao cấp và có nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao. Tuy nhiên, do thích
nghi với điều kiện khí hậu mát mẻ, nên táo tây chỉ có thể được trồng ở một số
ít khu vực của Việt Nam như Đà Lạt, Sa Pa và diện tích trồng loài cây này
còn rất hạn chế. Nhằm phát triển giống táo có nguồn gốc ôn đới ở Việt Nam,
năm 2004, Trung tâm giống cây trồng Nông lâm nghiệp Lào Cai đã kết hợp
với Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả ôn đới thuộc Viện Nghiên cứu Nông
lâm nghiệp miền núi phía bắc nhập nội giống táo từ Vùng Aquitaine (Cộng
hòa Pháp) – nơi có điều kiện tự nhiên khá tương đồng với vùng núi Sa Pa và
trồng thử nghiệm tại trại giống Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Để đánh giá khả năng du nhập thành công của việc phát triển giống táo
nhập nội nói trên thì việc nghiên cứu những đặc tính nông sinh học và áp
dụng các tiến bộ trong quá trình canh tác nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng là rất cần thiết, qua đó từng bước xây dựng quy trình trồng phù hợp với
điều kiện sinh thái của Sa Pa. Một trong số những ứng dụng đang nhận được
sự quan tâm rất lớn hiện nay đó là việc sử dụng chế phẩm EM (Effective
Microorganisms) hay còn gọi là hỗn hợp các vi sinh vật hữu ích trong sản


2
xuất nông nghiệp. Chế phẩm này do giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa Trường Đại
học tổng hợp Ryukyus, Okinawoa, Nhật Bản sáng tạo và áp dụng vào thực
tiễn vào đầu năm 1990. Chế phẩm này gồm có khoảng 80 loài vi sinh vật kỵ
khí và hiếu khí thuộc các nhóm: Vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm
men, nấm mốc, xạ khuẩn được lựa chọn từ hơn 2000 loài, được sử dụng phổ
biến trong công nghiệp thực phẩm và công nghệ lên men. EM được thử
nghiệm tại nhiều quốc gia trên thế giới và đã cho thấy những kết quả khả
quan cả trong trồng trọt và cải thiện môi trường.
Táo là cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, việc sử dụng

phân bón hợp lý vừa có khả năng tăng năng suất và nâng cao chất lượng quả.
Sapa là trung tâm du lịch của tỉnh Lào Cai và của cả nước thu hút rất nhiều
khách du lịch đến từ châu Âu. Đây cũng là một trong rất ít khu vực của Việt
Nam có khí hậu mát mẻ tương tự như khí hậu ôn đới vì vậy có thể phát triển
cây táo có nguồn gốc từ châu Âu với mong muốn xây dựng Sa pa thành trung
tâm du lịch - kinh tế đặc trưng thu hút ngày càng nhiều du khách nước ngoài.
Để đánh giá khả năng thích ứng của giống táo pháp nhập nội vào Sapa và
từng bước xây dựng quy trình canh tác thích hợp để phát triển cây táo đặc sản
vào Sapa chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc tính Nông sinh
học và sử dụng chế phẩm EM cho giống táo nhập nội tại Sa Pa”
2. Mục đích, yêu cầu:
2.1. Mục đích:
+ Tìm hiểu một số đặc tính nông sinh học của giống táo nhập nội từ
Vùng Aquitaine - Cộng hòa Pháp trồng tại Sa Pa.
+ Nghiên cứu liều lượng hỗn hợp của chế phẩm EM với nền phân
khoáng thấp nhằm giảm phân hóa học vẫn đảm bảo năng suất và nâng cao
chất lượng.


3
+ Tìm hiểu ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học EM đến một số chỉ
tiêu hóa tính đất.
2.2. Yêu cầu:
+ Mô tả một số đặc tính nông sinh học của giống táo:
- Đặc tính sinh trưởng (thân, cành, lá....);
- Đặc tính phát triển (đặc tính ra hoa, quả..)
+ Yêu cầu sinh thái (t0, ẩm độ, đất đai.....).
+ Yêu cầu về chế độ dinh dưỡng.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón hỗn hợp chế phẩm
EM đến 1 số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất và một số chỉ tiêu chất

lượng quả.


4
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giá trị kinh tế và dinh dưỡng của táo
Táo từ lâu đã được biết
đến như là loại quả có lợi cho

Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong
100 gam táo (phần ăn được)

sức khỏe và hiện nay vẫn

Năng lượng

218 kJ (52 kcal)

được xem như là một bí ẩn

Carbohydrates

13.81 g

cần được khám phá của nhiều

Đường

10.39 g


Chất xơ

2.4 g

Chất béo

0.17 g

Protein

0.26 g

Nước

85.56 g

Vitamin A

3 µg (0%)

điều trị một số bệnh, bởi vậy,

Thiamine (Vit. B1)

0.017 mg (1%)

ngạn ngữ Anh có câu: “Ăn

Riboflavin (Vit. B2)


0.026 mg (2%)

một quả táo mỗi ngày, bác sĩ

Niacin (Vit. B3)

0.091 mg (1%)

chẳng đến nhà” (An apple a

Pantothenic acid (B5)

0.061 mg (1%)

day keeps the doctor away).

Vitamin B6

0.041 mg (3%)

Căn cứ khoa học của câu

Folate (Vit. B9)

3 µg (1%)

ngạn ngữ này ngày càng

Vitamin C


4.6 mg (8%)

được nhiều nghiên cứu làm

Canxi

6 mg (1%)

Sắt

0.12 mg (1%)

Ma giê

5 mg (1%)

Phốt pho

11 mg (2%)

Kali

107 mg (2%)

Kẽm

0.04 mg (0%)

nhà khoa học. Thành phần

của táo chứa nhiều chất dinh
dưỡng có lợi cho sức khỏe,
đặc biệt là trong phòng và

sáng tỏ hơn.
Quả táo rất giàu pectin,
một loại chất xơ hòa tan đa tác
dụng. Pectin có khả năng làm
giảm lượng cholesterol không
có lợi cho cơ thể hay còn gọi

Nguồn: Dữ liệu dinh dưỡng của Bộ Nông nghiệp
Hoa Kỳ

là các lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) bằng cách kích thích quá trình sản sinh thụ


5
thể nhận biết LDL trên tế bào gan, qua đó giúp loại bỏ chúng ra khỏi máu.
Không những thế, pectin còn có thể làm giảm nguy cơ nhiễm ung thư ruột kết,
chống tiêu chảy, làm hạ huyết áp, ngăn cản hoặc giảm thiểu việc hình thành sỏi
mật [100].
So với nhiều loại rau củ khác, táo chứa ít vitamin C nhưng lại chứa
nhiều hợp chất chống ô xi hóa khác. Các flavonoid và axit phenolic hình
thành trong cây táo nhằm chống lại sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn và
nấm bệnh đồng thời cũng là những chất chống oxi hóa hiệu quả cao. Các chất
này ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do gây độc tế bào, qua đó, giúp cơ
thể chống lại các bệnh ung thư. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Cornell
Hoa Kỳ (2004) đã chỉ ra rằng Quercetin một loại flavonoid chính trong quả
táo có thể giúp bảo vệ não khỏi các tổn thương do một số bệnh suy giảm thần

kinh như Alzheimer và Parkinson gây ra. Khả năng bảo vệ các mô, cơ quan
và tế bào khỏi sự oxi hóa của Quercetin thậm chí còn tốt hơn cả vitamin C.
Theo kết quả nghiên cứu của Lee (2000), các hợp chất hóa thực vật chiết xuất
từ quả táo không những hiệu quả hơn vitamin C trong chống lại các tế bào
ung thư gan mà còn nhiều bệnh nhiễm khuẩn và virus khác. Trong một vài thí
nghiệm khác trên chuột, kết quả cho thấy kích thước khối u giảm từ 17, 39
đến 44% tương ứng với thực đơn tương đương với 1, 3 và 6 quả táo mỗi ngày
trong suốt 24 tuần [7, 9].
Ăn táo hàng ngày còn có thể hỗ trợ giảm cân và điều trị bệnh tiểu
đường, làm cho xương chắc khỏe hơn và cũng có thể phòng tránh bệnh tiêu
chảy và hen suyễn ở trẻ em [9].


6
Bảng 1.2. Giá trị dinh dưỡng trong táo, nước táo và rượu táo
Quả táo tươi

Nước ép táo

Rượu táo

Hàm lượng dinh dưỡng/ĐV

Hàm lượng dinh
dưỡng/ĐV

Hàm lượng dinh dưỡng/ĐV

ĐV: Quả trung bình: 154g


ĐV: Hộp/chai: 240ml

ĐV: Hộp/chai: 240ml

Năng lượng (Calo): 80
Năng lượng từ chất béo: 0

Năng lượng (Calo) 120

Năng lượng (Calo): 120
Năng lượng từ chất béo: 0

% nhu cầu hàng ngày (*)

% nhu cầu hàng ngày (*)

Chất béo tổng số: 0g
Chất béo no: 0g

Chất béo tổng số:
0%
0g
0%

Cholesterol: 0mg

% nhu cầu hàng ngày (*)

0% Chất béo tổng số: 0g
Chất béo no: 0g

Trans Fat: 0g

0%
0%

0% Na: 10mg

0% Cholesterol : 0ng

0%

Na: 0mg

0% K: 240mg

6% Na: 60mg

3%

K: 170mg

Hydratcacbontổngsố:
29g
5%
Đường : 28g

10%

Protein : 0g
Hydratcacbontổngsố:22g 7% Vitamin A : 0g

Sắt :
Chất xơ : 6g
20% 6%
Đường : 16g
Vitamin C : 20% Ca :
2%
Protein : 0g
Vitamin A : 2g Ca : 0%
Vitamin C : 8% Sắt : 2%

Các chất dinh dưỡng khác
không đáng kể

K:135mg
Hydratcacbon tổng số:
30g
Chất xơ : 0g
Đường : 30g

4%

10%
0%

Protein : 0g
Vitamin A : 0g Ca : 0%
Vitamin C : 6% Sắt : 2%

1.2. Sản xuất và tiêu dùng táo trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Sản xuất và tiêu dùng táo trên thế giới

Theo FAO đến tháng 6 năm 2008, tổng sản lượng táo sản xuất trên
thế giới là 64.255.520 tấn mỗi năm. Năm 2008, Trung Quốc, Hoa Kỳ và I
Ran là những nước đứng đầu thế giới về sản lượng táo xuất khẩu với sản
lượng tương ứng là 27.507.000; 4.237.730 và 2.660.000 tấn.


7
Bảng 1.3. Top 10 nước có sản lượng táo lớn nhất trên thế giới năm 2008
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên nước
Trung Quốc
Hoa Kỳ
I ran
Thổ Nhĩ Kỳ
Liên bang Nga
Ý
Ấn Độ
Pháp
Chi Lê

Agrentina
Toàn thế giới

Sản lượng (đơn vị: tấn)
27.507.000
4.237.730
2.660.000
2.266.437
2.211.000
2.072.500
2.001.400
1.800.000
1.390.000
1.300.000
64.255.520

Nguồn: FAO ( tháng 6 năm 2008)

Theo Bảng 1.4 nếu xét về kim ngạch xuất khẩu thì Pháp (574,7 triệu đô), Ý
(432,8 triệu đô) và Hoa Kỳ (383,7 triệu đô) lần lượt chiếm 3 vị trí cao nhất, Chi lê
đứng thứ 4 (338 triệu đô) còn Trung Quốc (274,4 triệu đô) chiếm vị trí thứ 7.
Bảng 1.4. Top 10 nước có kim ngạch xuất khẩu táo cao nhất thế giới
năm 2004
STT
1.
2.

Tên nước
Pháp
Ý


Tổng giá trị xuất khẩu
(đơn vị: triệu đô)
574,7
432,8

9.

Mỹ
Chile
Niu Di lân
Hà Lan
Trung Quốc
Bỉ
Nam Phi

383,7
338,0
314,0
297,0
274,4
258,6
181,0

10.

Phần Lan

100,8


3.
4.
5.
6.
7.
8.

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (2004)


8
Các nước nhập khẩu táo lớn nhất thế giới năm 2004 là Đức, Hoa Kỳ và
Hà Lan với tổng giá trị nhập khẩu tương ứng là 595,8; 553; 279,3 triệu đô la.
Tuy nhiên, xét về mặt tổng khối lượng nhập khẩu thì Nga (nhập 705.277 tấn)
là nước đứng thứ 2 sau Đức (736.256 tấn) [8].
Bảng 1.5. Top 10 nước có sản lượng nhập khẩu táo lớn nhất thế giới
năm 2004

STT

Tên nước

Tổng giá trị nhập khẩu
(đơn vị: triệu đô)

1.

Đức

595,8


2.

Anh

553,0

3.

Hà Lan

279,3

4.

Nga

237,4

5.

Bỉ

221,5

6.

Mỹ

215,9


7.

Tây Ban Nha

206,8

8.

Pháp

170,6

9.

Mexico

136,9

10.

Canada

124,7

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (2004)

1.2.2. Sản xuất và tiêu thụ táo ở Việt Nam
Táo tây là cây trồng đặc trưng của vùng ôn đới, trong quá trình sinh
trưởng, phát triển yêu cầu có thời kỳ nhiệt độ thấp nên chỉ một số ít vùng ở



9
Việt Nam có thể trồng được loại cây này, tuy nhiên, hiện còn quá ít số liệu
báo cáo về năng suất và hiệu quả canh tác. Đối với giống táo nhập nội từ
Cộng hòa Pháp, hiện mới có một vài mô hình trồng khảo nghiệm tại một số
tỉnh ở miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai...
Do sản xuất táo ở Việt Nam hầu như chưa đáng kể. Việc tiêu thụ táo
quả ở Việt Nam chủ yếu là từ nhập khẩu theo con đường tiểu ngạch từ Trung
Quốc là chủ yếu, vì thế không có những kết quả chính thức về số liệu. Tuy
nhiên theo ước tính của cơ quan hải quan riêng cửa khẩu Lào Cai hàng năm
thông qua con đường tiểu ngạch có hàng 1000 tấn táo được nhập khẩu. Nhìn
chung nhu cầu tiêu dùng với loại quả này là rất lớn và đang có nhu cầu tăng
lên rất mạnh.
Nhằm khai thác lợi thế điều kiện tự nhiên của Lào Cai, từ 2004 đến
nay, chính quyền vùng Aquitaine, Cộng hòa Pháp đã hợp tác, giúp đỡ thực
hiện chương trình khảo nghiệm tập đoàn cây ăn quả ôn đới nhập nội từ Cộng
hòa Pháp. Trong quá trình triển khai, vùng Aquitaine cung cấp một lượng lớn
cây giống rất phong phú về chủng loại, đặc biệt có sự giúp đỡ về kỹ thuật của
các chuyên gia nông nghiệp vùng Aquitaine nên bước đầu thu được kết quả
nhất định, tạo cơ sở và mở hướng cho quá trình nghiên cứu tiếp theo. Từ
2004, 2005 và 2006, từ Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả vùng Aquitaine
thuộc Cộng hòa Pháp đã đưa sang Lào Cai nhiều giống cây ăn quả. Tập đoàn
giống với tổng số 53 giống thuộc 7 chủng loại cây, trong đó có giống táo nhập
nội bước đầu theo dõi đang cho những kết quả rất khả quan có triển vọng
thích nghi được với điều kiện sinh thái ở Sa Pa.
1.3. Mô tả đặc tính Nông sinh học của giống táo theo tài liệu mô tả của
vùng Aquitaine
Táo tây còn được gọi là bôm (phiên âm từ tiếng Pháp: Pomme) có danh
pháp khoa học là Malus domestica Borkh.. Loài cây thân gỗ này thuộc họ chi



10
Táo (Malus), Hoa hồng (Rosaceae), bộ Hoa hồng (Rosales), Phân lớp Hoa
hồng, Lớp Hai lá mầm, Ngành Hạt kín.
Cây táo tây cao khoảng 3-12 m, tán rộng và rậm. Chúng có bộ rễ cọc, đến
mùa đông cây rụng lá. Lá táo hình bầu dục, rộng 3-6 cm, dài 5-12 cm; đầu lá
thắt nhọn với cuống lá dài khoảng 2-5 cm. Mép lá táo dạng răng cưa. Hoa táo
nở vào mùa xuân cùng lúc khi mầm lá nhú. Hoa sắc trắng, có khi pha chút
màu hồng rồi phai dần. Hoa có năm cánh, đường kính 2,5 - 3,5 cm. Quả chín
vào mùa thu và thường có đường kính cỡ 5-9 cm. Ruột táo bổ ra có năm
"múi" chia thành ngôi sao năm cánh. Mỗi múi thường có 1-3 hạt màu nâu.
Đặc điểm sinh trưởng: Có hai đợt ra lộc trong một năm vụ xuân và hè
tùy thuộc vào điều kiện thời tiết của từng nước, tùy thuộc vào giống, cành lộc
phải trải qua hai năm sẽ trở thành cành mang quả. Để trở thành cành mang
quả, cành lộc phải được phát triển đầy đủ và thuần thục, tỷ lệ cành thuần thục
phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, nước. Vào năm thứ ba hoa sẽ xuất hiện từ
cành quả và nếu thụ phấn thành công thì hoa sẽ phát triển thành quả táo
1.4. Yêu cầu sinh thái
Cây Táo có nguồn gốc ôn đới do đó yêu cầu lạnh cao (600 – 1000 giờ
nhiệt độ lạnh dưới 70C), nên táo tây chỉ được trồng ở những vùng núi cao.
Giống Fuji yêu cầu về lạnh thấp hơn (200 – 300 giờ nhiệt độ lạnh dưới 70C).
Táo tây thích hợp với điều kiện khí hậu lạnh và ẩm ướt. Chúng không đòi hỏi
cao về điều kiện môi trường đất nên có thể trồng ở nhiều nơi, tuy nhiên, yếu
tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây táo chính là
độ thoát nước nên loại đất phù hợp nhất là sét pha cát đến sét mùn pha cát, đất
đồi có khả năng thoát nước nhanh sau khi mưa. Độ pH để táo tây phát triển
được nằm trong khoảng 5,7 – 7,6; trong đó, khoảng tốt nhất là từ 5,8 đến 6,5.



11
1.5. Yêu cầu về chế độ dinh dưỡng
Nitơ: Là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình sinh trưởng của cây, đặc biệt là giai đoạn cây non. Nguyên tố này
cũng góp phần làm cân bằng các hoạt động sinh lý của cây. Trong điều kiện
đất tốt 80% tổng lượng nhu cầu ni tơ có thể được cung cấp từ đất, 20% còn lại
được cung cấp trực tiếp từ phân bón. Nitơ chủ yếu được tích trữ trong hệ
thống rễ, bởi vậy để kiểm tra nhu cầu nitơ của cây, người ta thường phân tích
hàm lượng nitơ tồn tại trong lá để có kết quả chính xác nhất. Khi cây bước
vào giai đoạn nở hoa, hầu như lượng nitơ tích trữ đã được sử dụng hết, bởi
vậy quá trình sinh trưởng của các chồi mới hầu như phụ thuộc vào lượng nitơ
cung cấp từ bên ngoài. Chính vì thế, cần phải bón nitơ 2 lần/vụ, lần 1 ngay
sau khi thu hoạch vụ trước và lần 2 ngay sau khi cây nở hoa.
Nhu cầu nitơ của cây có thể được kiểm tra và giám sát dựa trên 5 tiêu chí:
Màu sắc của quả: Quá trình hình thành màu sắc ở vỏ quả sẽ bị ngừng
trệ nếu hàm lượng nitơ quá cao, quả thường xanh mãi và không xuất hiện màu
sắc đặc trưng.
Kích thước và độ cứng của quả: Nếu hàm lượng nitơ cao, quả sẽ tăng
về kích thước nhưng lại giảm về độ cứng vì vậy rất khó cho vận chuyển và
bảo quản quả.
Nhu cầu nitơ của cây chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, ví dụ: tuổi cây,
giống, điều kiện canh tác và đặc biệt là năng suất quả thu hoạch. Nhìn chung,
khả năng hấp thụ nitơ bón thêm ở giai đoạn cây non tốt hơn cây đang cho quả,
dạng cây cao cần nhiều nitơ hơn dạng cây lùn, cách thức đốn tỉa cành cũng có
thể ảnh hưởng đến nhu cầu của cây.
Loại phân bón thông dụng nhất được dùng để bổ sung nitơ cho cây là
Ammonium sulfate với lượng tham khảo như trình bày trong bảng dưới đây.


12

Bảng 1.6. Lượng Ammonium sulfate khuyên dùng cho táo tây theo tuổi cây
STT

Tuổi cây

Lượng phân bón (gam/cây)

1.

1

0

2.

2

110 – 120

3.

3–5

115 – 150

4.

6–7

225 – 235


5.

>7

150 – 200 (kg/ha)

Nguồn: F. Sandor (2008) [14]
Phospho: Phospho rất cần thiết cho sự phát triển của cây, tuy nhiên,
do không thể tính toán chính xác lượng phospho có sẵn trong đất nên rất
khó để định lượng phân bón cần thiết cho cây. Bên cạnh đó, nếu hàm
lượng phosphor quá cao lại có thể dẫn tới những ảnh hưởng không tốt tới
quá trình sinh trưởng, bởi vậy, người ta thường không bón phospho khi
cây còn non. Phospho bón bổ xung chủ yếu khi cây đã cho thu quả và
trước giai đoạn ra hoa.
Khi cây thiếu phospho, trên chồi và lá thường xuất hiện các dấu hiệu sau:
Chồi còi và lá nhỏ, cuống lá và lá có xu hướng mọc thẳng, lá thường có
màu xanh đậm với gân chính và các gân bên màu đỏ nhạt hoặc tím nhạt. Phân
bón bổ sung phospho thường là superphosphate hoặc hỗn hợp NPK với lượng
khuyên dùng như sau (quy đổi theo hàm lượng P2O5)


13
Bảng 1.7. Lượng phân bón phospho khuyên dùng
(tính theo khối lượng P2O5)
Tình trạng đất
Tình trạng vườn
Đất nghèo

Đất trung bình


Đất giàu

Vườn mới

150 – 200 kg/ha

90 -110 kg/ha

50 – 60 kg/ha

Vườn lâu năm

80 – 100 kg/ha

50 – 60 kg/ha

30 – 40kg/ha

Nguồn: F. Sandor (2008) [14]
Kali: Kali là nguyên tố góp phần quyết định kích thước và mùi vị của
quả, hàm lượng kali trong cây thường được xác định dựa trên tỉ lệ nitơ: kali.
Tuy nhiên, tỉ lệ nitơ: kali phù hợp lại phụ thuộc vào giống, một số giống yêu
cầu tỉ lệ 1: 1; số khác đòi hỏi tỉ lệ 1,25:1 đến 1,5:1.
Dạng phân bón thường dùng để bổ sung kali cho đất là kali sulphate với
lượng khuyên dùng như sau (quy đổi theo K2O).
Bảng 1.8. Lượng phân bón kali khuyên dùng (tính theo khối lượng K2O)
Tình trạng đất
Tình trạng vườn
Đất nghèo


Đất trung bình

Đất giàu

Vườn mới

280 - 310 kg/ha

180 - 200 kg/ha

80 – 90 kg/ha

Vườn lâu năm

160 - 180 kg/ha

110 – 120 kg/ha

80 – 90kg/ha

Nguồn: F. Sandor (2008) [14]
Một số nguyên tố khác, chẳng hạn như: Lưu huỳnh, magie, sắt,
kẽm…cũng có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của
cây táo. Bởi vậy, cách tiết kiệm và hiệu quả nhất để đáp ứng nhu cầu sinh


14
trưởng của cây là sử dụng các loại phân hữu cơ như phân xanh hay phân
chuồng, chế phẩm sinh học EM với lượng khuyên dùng như sau:

Bảng 1.9. Lượng phân hữu cơ khuyên dùng theo giai đoạn sinh trưởng
Năm

Lượng phân

Thời gian bón

(kg/cây)

1

2,0 – 2,5

Hàng tháng, cho đến khi lá rụng

2

2,5 – 3,0

Hàng tháng, từ khi nở hoa đến khi rụng lá

3

3,0 – 4,0

Hàng tháng, từ khi nở hoa đến khi rụng lá

4 – 5 35 – 40

Bắt đầu nở hoa, 6 tuần sau khi hoa nở, sau khi thu hoạch


6 – 7 40 – 50

Bắt đầu nở hoa, 6 tuần sau khi hoa nở, sau khi thu hoạch

8 – 9 50 – 60

Bắt đầu nở hoa, 6 tuần sau khi hoa nở, sau khi thu hoạch

>10

Bắt đầu nở hoa, 6 tuần sau khi hoa nở, sau khi thu hoạch

55 – 65

Nguồn: F. Sandor (2008) [14]
1.6. Chế phẩm EM và những ứng dụng đối với sản xuất nông nghiệp ở
Việt Nam và trên thế giới
1.6.1. Khái niệm về chế phẩm EM
EM (Effective Microorganisms) có nghĩa là các vi sinh vật hữu hiệu.
Chế phẩm này do giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa Trường Đại học tổng hợp
Ryukyus Okinawoa Nhật Bản sáng tạo và áp dụng vào thực tiễn vào đầu năm
1990. Chế phẩm này gồm có khoảng 80 loài vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí,
được lựa chọn từ hơn 2000 loài phổ biến trong công nghiệp thực phẩm và
công nghệ lên men, thuộc các nhóm: Vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic,
nấm men, nấm mốc, xạ khuẩn. Mỗi nhóm sinh vật đều có vai trò đặc trưng


15
riêng, phối hợp lại thành một chỉnh thể thống nhất, mang lại nhiều lợi ích cho

môi trường và con người.
Các vi khuẩn quang hợp có khả năng tổng hợp các aminoaxit, axit
nucleic, đường và các hoạt chất sinh học khác nhằm thúc đẩy quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây từ nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời, các hợp
chất hữu cơ, chất tiết từ rễ và có khi từ cả các khí độc như sunfua hidro (H2S).
Các sản phẩm quang hợp trên có thể được cây hấp thụ một cách trực tiếp hoặc
hỗ trợ cho sự phát triển của các loài vi sinh vật khác. Bởi vậy việc tăng số
lượng vi khuẩn quang hợp trong đất cũng đồng nghĩa với sự tăng số lượng các
vi khuẩn có ích khác. Ví dụ, vi khuẩn quang hợp làm tăng lượng nitơ có mặt
trong đất, qua đó khiến số lượng các vi khuẩn cố định đạm tăng lên, các vi
khuẩn này tồn tại đồng thời với nấm mycorrhiza, một loại nấm cộng sinh có
khả năng tăng cường chuyển hóa phosphate, nguồn dinh dưỡng cung cấp cho
cây cũng nhờ đó mà trở nên dồi dào hơn.
Vi khuẩn lên men lactic: vi khuẩn lên men lactic sản sinh ra axit lactic
từ đường và các carbohydrat khác do vi khuẩn quang hợp và nấm mốc tổng
hợp nên. Axit lactic là một chất khử mạnh, do đó có thể kìm hãm sự phát triển
của các vi sinh vật có hại đồng thời thúc đẩy tốc độ phân giải chất hữu cơ.
Nấm mốc: có khả năng tổng hợp các chất chống khuẩn và các hợp chất
có ích khác cho quá trình sinh trưởng của cây từ các amino axit, đường (do vi
khuẩn quang hợp tổng hợp nên), chất hữu cơ và cả rễ của cây. Các hoạt chất
sinh học (các hormone và enzym) do nấm mốc tổng hợp có thể thúc đẩy hoạt
động của tế bào và sự phân chia ở rễ. Các chất tiết của nấm mốc lại trở thành
cơ chất cho các vi sinh vật hữu ích khác, chẳng hạn như vi khuẩn lên men
lactic và xạ khuẩn.
Xạ khuẩn: tiết các hợp chất chống khuẩn và nấm từ các amino axit do
vi khuẩn quang hợp tạo ra và các hợp chất hữu cơ. Mặt khác, xạ khuẩn và vi


16
khuẩn quang hợp lại có thể chung sống với nhau, cùng góp phần cải thiện môi

trường đất bởi các hoạt động của chúng.
Nấm men: các nấm men như Aspergillus và Penicillium có vai trò phân
giải các hợp chất hữu cơ, tạo ra rượu, este và các chất chống khuẩn khác. Các
chất này hạn chế sự xâm hại của côn trùng và sâu bọ.
Trong số năm nhóm vi sinh vật kể trên, vi khuẩn quang hợp đóng vai
trò quyết định hiệu quả của chế phẩm EM. Chúng không những sử dụng sản
phẩm trao đổi chất của các nhóm sinh vật khác mà còn hỗ trợ cho hoạt động
của các nhóm sinh vật đó.


17

Hình 1.1. Vai trò của các vi sinh vật hữu ích trong nông nghiệp và bảo vệ môi trường (theo Higa – 1991)


18

1.6.2. Tác dụng của chế phẩm EM
Tùy vào điều kiện sản xuất mà người ta sử dụng EM theo phương thức
khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, chế phẩm EM được áp dụng theo bốn cách
với tên gọi lần lượt là EM1, EM5, EM Bokashi và EM dịch chiết lên men
thực vật :
a. EM1:
Chế phẩm EM1 nguyên bản là dạng dung dịch bất hoạt màu vàng nâu,
có mùi thơm nhẹ và vị chua ngọt. EM1 phải được giữ ở độ pH nhỏ hơn 3,5.
Nếu pH lớn hơn 4, EM1 sẽ bị biến mùi (chuyển sang hôi thối) và biến tính,
không sử dụng được. Để hoạt hóa hoạt động của các vi sinh vật trong dung
dịch, người ta cần hòa loãng dung dịch và bổ sung thêm rỉ đường. Công thức
pha loãng phổ biến là: 1000 cc (1lit) nước + 1 cc EM1 + 1cc rỉ đường hoặc 1
gam đường bất kỳ. Dung dịch được ủ trong khoảng 2 – 24h rồi sau đó đem

tưới trực tiếp lên cây, vào đất hoặc lên các hợp chất hữu cơ khác.
b. EM Bokashi
Bokashi theo tiếng Nhật có nghĩa là “hợp chất hữu cơ lên men”, chất
này từ lâu đã được nông dân Nhật sử dụng để cải tạo đất, tăng số lượng vi
sinh vật có lợi trong đất và cung cấp thêm dưỡng chất cho cây trồng. Ban đầu,
Bokhashi được tạo ra bằng cách trộn rơm rạ đã ủ mục với đất mùn, còn sau
này người ta sử dụng dịch EM thay thế cho đất và tạo ra hỗn hợp EM Bokashi
với hiệu quả cao hơn. EM Bokashi có tác dụng tương tự như phân chuồng
(compost), có thể được sử dụng sau 3 – 14 ngày lên men và không cần đợi
đến khi các chất hữu cơ bị phân hủy hoàn toàn. Khi bón hỗn hợp EM
bokhashi vào trong đất, các chất hữu cơ sẽ trở thành nguồn thức ăn cho vi
sinh vật và cũng đồng thời là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Chế
phẩm này có dạng bột hoặc hạt nhỏ nên rất thuận tiện trong việc đóng gói và
vận chuyển.


×