Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với cây hồng không hạt trồng tại huyện yên minh- tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 106 trang )


Số hóa bởi trung tâm học liệu


i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



GIANG ĐỨC HIỆP



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CÂY HỒNG KHÔNG HẠT TRỒNG
TẠI HUYỆN YÊN MINH - TỈNH HÀ GIANG


CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10






Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thế Huấn









Thái Nguyên, 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu


i
LỜI
CAM
ĐOAN



Tôi xin cam đoan rằng luận văn: “Nghiên cứu một số đặc điểm nông
sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với cây hồng không hạt trồng tại huyện Yên
Minh tỉnh Hà Giang” là do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học
của TS.Nguyễn Thế Huấn. Mọi số liệu trong luận văn là trung thực và chưa
được sử dụng bảo vệ bất cứ một công trình khoa học nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn
này đều đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.



Thái Nguyên, tháng 10 năm 2013
Tác giả








Giang Đức Hiệp



















Số hóa bởi trung tâm học liệu



ii


LỜI
CẢM ƠN


Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, Khoa Sau đại học, Khoa Nông học, các thầy cô giáo đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn TS. Nguyễn Thế
Huấn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Cục Thống kê tỉnh Hà Giang, Đài Khí
tượng thuỷ văn tỉnh Hà Giang, Trạm Khí tượng huyện Bắc Mê, UBND huyện
Yên Minh, Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm
Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật, UBND Thị trấn Yên Minh huyện Yên
Minh, gia đình ông Lục Tiến Văn và các hộ gia đình xóm Bục Bản thị trấn Yên
Minh đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình theo dõi thu thập
số liệu cho bản luận văn.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp và
gia đình đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Thái Nguyên,ngày 20 tháng 9 năm 2013

Tác giả







Giang Đức Hiệp





Số hóa bởi trung tâm học liệu


iii




Số hóa bởi trung tâm học liệu


iv
MỤC LỤC

LỜI
CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 3
1.2.1. Mục đích của đề tài 3
1.2.2. Yêu cầu của đề tài 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 4
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đặc điểm sinh học cây hồng 4
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chất điều hoà sinh trưởng 5
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 7
1.2.1. Nguồn gốc và phân bố 7
1.2.2. Phân loại hồng 7
1.2.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 11
1.2.4. Tình hình nghiên cứu trong nước 13
1.3. Đặc điểm sinh vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây hồng 22
1.3.1. Đặc điểm sinh vật học của cây hồng 22
1.3.1.1. Đặc điểm thân, cành hồng 22
1.3.1.2. Đặc điểm lá 24
1.3.1.3. Đặc điểm rụng hoa, rụng quả 24
1.3.1.4. Đặc điểm quả 26
1.3.1.5. Đặc điểm của rễ và hệ rễ 27
1.3.2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây hồng 28
1.3.2.1. Nhiệt độ 28
1.3.2.2. Mưa và ẩm độ 29
1.3.2.3. Ánh sáng 31
1.3.2.4. Đất đai 31
1.4. Những nghiên cứu về vai trò của chất điều hòa sinh trưởng 32
1.4.1. Vai trò sinh lý của chất điều hòa sinh trưởng 32
1.4.1.1. Phân loại các chất điều hòa sinh trưởng. 33

1.4.1.2. Vai trò sinh lý của gibberellin 33
1.4.2. Một
số
ứng dụng
của
g
i
bb
e
r
e
lli
n (GA
3
) đối với
cây
ăn quả 34
1.5. Hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất hồng tại
huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang 35
1.5.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội vùng nghiên cứu 35

Số hóa bởi trung tâm học liệu


v
1.5.1.1. Vị trí địa lý 35
1.5.1.2. Điều kiện khí hậu thời tiết 36
1.5.1.3. Điều kiện đất đai 40
1.5.1.4. Điều kiện xã hội 41
1.5.2. Tình hình sản xuất cây ăn quả và cây hồng tại huyện Yên Minh 42

1.5.2.1. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc 44
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 46
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 46
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 46
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 46
2.2. Nội dung nghiên cứu 46
2.3. Phương pháp nghiên cứu 46
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, tình hình sản xuất cây ăn quả và cây hồng
tại huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang. 46
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học 47
2.3.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất giống hồng
không hạt tại huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang 48
2.4. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 49
2.4.1.Theo dõi đặc điểm sinh học của giống hồng Yên Minh 49
2.4.2. Nghiên cứu các giai đoạn ra hoa, đậu quả, năng suất, chất lượng quả 50
2.4.3. Các chỉ tiêu về chất lượng quả 51
2.4.4. Các chỉ tiêu về sâu bệnh 51
2.5. Phương pháp xử lý số liệu và tính toán 52
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 53
3.1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học ở giống hồng Yên Minh 53
3.1.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái cây của giống hồng Yên Minh 53
3.1.2. Tỷ lệ các loại cành của giống hồng không hạt Yên Minh 54
3.1.4. Đặc điểm hình thái lá giống hồng không hạt Yên Minh 56
3.1.5. Đặc điểm ra hoa giống hồng không hạt Yên Minh 56
3.1.6. Đặc điểm hình thái quả hồng không hạt Yên Minh 57
3.1.7. Một số nhận xét rút ra từ nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của giống hồng
không hạt Yên Minh 57
3.1.8. Các chỉ tiêu về thành phần sâu, bệnh hại chính đối với cây hồng Yên Minh 58
3.1.8.1. Về sâu hại 58

3.1.8.2. Về bệnh hại chính 59
3.2. Ảnh hưởng của một số biện pháp kĩ thuật đến sự đậu hoa, đậu quả, năng suất,
chất lượng hồng Yên Minh 60
3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất, phẩm chất giống
hồng không hạt Yên Minh 60
3.2.1.1. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng ra hoa của giống hồng không
hạt Yên Minh 60

Số hóa bởi trung tâm học liệu


vi
3.2.1.2. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến tỷ lệ đậu quả của giống hồng không hạt
tại Yên Minh. 61
3.2.1.3. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến tỷ lệ rụng quả giống hồng không hạt tại
Yên Minh 62
3.2.1.4. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến chất lượng quả giống hồng không hạt
tại Yên Minh 63
3.2.1.5. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất giống hồng không hạt tại
Yên Minh 64
3.2.1.6. Hạch toán hiệu quả kinh tế khi áp dụng biện pháp cắt tỉa giống hồng không
hạt tại Yên Minh. 65
Để xác định được hiệu quả kinh tế khi áp dụng các biện pháp cắt tỉa đối với giống
hồng không hạt trồng tại huyện Yên Minh ta có kết quả sau: 65
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của GA
3
kết hợp với một số phân bón dinh dưỡng qua
lá đến năng suất, phẩm chất giống hồng không hạt Yên Minh 67
3.2.2.1. Ảnh hưởng của GA
3

kết hợp với một số phân bón dinh dưỡng qua lá đến
khả năng ra hoa của giống hồng không hạt Yên Minh 67
3.2.2.2. Ảnh hưởng của GA
3
kết hợp với một số phân bón dinh dưỡng qua lá đến tỷ
lệ đậu quả của giống hồng không hạt tại Yên Minh 68
3.2.2.3. Ảnh hưởng của GA
3
kết hợp với một số phân bón dinh dưỡng qua lá đến tỷ
lệ rụng quả giống hồng không hạt tại Yên Minh 69
3.2.2.4. Ảnh hưởng của GA
3
kết hợp với một số phân bón dinh dưỡng qua lá đến
chất lượng quả giống hồng không hạt tại Yên Minh . 70
3.2.2.5. Ảnh hưởng của GA
3
kết hợp với một số phân bón dinh dưỡng qua lá đến
năng suất giống hồng không hạt tại Yên Minh 71
3.2.2.6. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức phun GA
3
kết hợp với một số
phân bón dinh dưỡng qua lá 72
3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng chất điều hoà sinh trưởng và phân bón lá
đến năng suất, phẩm chất giống hồng không hạt Yên Minh 75
3.2.3.1. Ảnh hưởng của sử dụng chất điều hoà sinh trưởng và phân bón lá đến khả
năng ra hoa của giống hồng không hạt Yên Minh 75
3.2.3.2. Ảnh hưởng của sử dụng chất điều hoà sinh trưởng và phân bón lá đến tỷ lệ
đậu quả của giống hồng không hạt tại Yên Minh 76
3.2.3.3. Ảnh hưởng của sử dụng chất điều hoà sinh trưởng và phân bón lá đến tỷ lệ
rụng quả giống hồng không hạt tại Yên Minh 77

3.2.3.4. Ảnh hưởng của sử dụng chất điều hoà sinh trưởng và phân bón lá đến chất
lượng quả giống hồng không hạt tại Yên Minh 78
3.2.3.5. Ảnh hưởng của sử dụng chất điều hoà sinh trưởng và phân bón lá đến năng
suất giống hồng không hạt tại Yên Minh 79
3.2.3.6. Hiệu quả kinh tế của sử dụng chất điều hoà sinh trưởng và phân bón lá đối
với giống hồng không hạt tại Yên Minh. 81
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NG
H

85
1. Kết luận 85

Số hóa bởi trung tâm học liệu


vii
2. Đề nghị 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

Số hóa bởi trung tâm học liệu


viii
DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT

1. CT : Công thức.
2. CAQ : Cây ăn quả.
3. DT : Diện tích.
4. Số TT : Số thứ tự.
5. KT : Kĩ thuật.

6. TGXH : Thời gian xuất hiện.
7. MĐ : Mức độ.
8. TB : Trung bình.
9. TL : Tỷ lệ.
10. TS : Tổng số.
11. NS : Năng suất.
12. SL : Sản lượng

Số hóa bởi trung tâm học liệu


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Thực trạng sản xuất hồng trên thế giới năm 2002 12
Bảng 1.2: Sự phân bố và sử dụng các loài hồng thuộc chi Diospyros 12
Bảng 1.3: Diện tích, sản lượng hồng ở miền Bắc Việt Nam 14
Bảng 1.4: Diện tích hồng của một số tỉnh năm 2004 15
Bảng 1.5: Diện tích và vùng trồng phổ biến các giống hồng 15
Bảng 1.6: Một số yếu tố thời tiết, khí hậu vùng nghiên cứu 37
Bảng 1.7: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Minh 40
Bảng 1.8: Diễn biến DT, NS, SL một số cây ăn quả chính
năm 2010-2012 huyện Yên Minh 42
Bảng 1.9: Diện tích, cấp độ tuổi cây hồng tại Thị trấn Yên Minh
năm 2012 43
Bảng 1.10: Cơ cấu các giống hồng hiện đang được trồng tại huyện Yên Minh 44
Bảng 1.11: Kết quả điều tra số hộ, tỷ lệ hộ áp dụng các biện pháp kỹ thuật
chăm sóc hồng 44
Bảng 3.1: Một số yếu tố thời tiết, khí hậu vùng nghiên cứu 53
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Minh 54

Bảng 3.3: Diễn biến DT, NS, SL một số cây ăn quả chính
năm 2010-2012 55
Bảng 3.4: Diện tích, cấp độ tuổi cây hồng tại Thị trấn Yên Minh
năm 2012 56
Bảng 3.5: Cơ cấu các giống hồng hiện đang được trồng tại huyện Yên Minh 57
Bảng 3.6: Kết quả điều tra số hộ, tỷ lệ hộ áp dụng các biện pháp kỹ thuật
chăm sóc hồng 57
Bảng 3.7: Đặc điểm hình thái cây giống hồng Yên Minh 58
Bảng 3.8: Đặc điểm hình thái lá giống hồng Yên Minh ở tuổi 10 59
Bảng 3.9: Đặc điểm hình thái quả hồng Yên Minh 60

Số hóa bởi trung tâm học liệu


viii
Bảng 3.10: Khả năng sinh trưởng của các đợt lộc trong năm 61
Bảng 3.11: Tỷ lệ các loại cành của giống hồng không hạt Yên Minh 62
Bảng 3.12: Tỷ lệ các loại hoa của giống hồng không hạt Yên Minh 63
Bảng 3.13. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài sâu hại 64
Bảng 3.14: Thành phần và mức độ phổ biến của các loài bệnh hại 67
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng ra hoa 68
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến tỷ lệ đậu quả giống hồng
không hạt tại Yên Minh 69
Bảng 3.17 : Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến động thái rụng quả
giống hồng không hạt tại Yên Minh 70
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến chất lượng giống hồng
không hạt tại Yên Minh 71
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất giống hồng
không hạt tại Yên Minh 75
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của GA

3
kết hợp với một số phân bón dinh dưỡng
qua lá đến khả năng ra hoa 76
Bảng 3.21: Ảnh hưởng của GA
3
kết hợp với một số phân bón dinh dưỡng
qua lá đến tỷ lệ đậu quả giống hồng không hạt tại Yên Minh . 77
Bảng 3.22: Ảnh hưởng của GA
3
kết hợp với một số phân bón dinh dưỡng qua
lá đến động thái rụng quả giống hồng không hạt tại Yên Minh 78
Bảng 3.23: Ảnh hưởng của GA
3
kết hợp với một số phân bón dinh dưỡng
qua lá đến chất lượng giống hồng không hạt tại Yên Minh 80




Số hóa bởi trung tâm học liệu


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Hình 1.1: Đồ thị diễn biến khí hậu, thời tiết trung bình 10 năm vùng
Yên Minh 38
Hình 3.1: Đồ thị ảnh hưởng của kỹ thuật cắt tỉa đến năng suất
vườn hồng 65

Hình 3.2: Ảnh hưởng của GA3 và phân bón lá đến năng suất giống
hồng không hạt Yên Minh 72
Hình 3.3: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá đến
năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất giống hồng
không hạt tại Yên Minh 81




Số hóa bởi trung tâm học liệu


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây hồng (Diospyrotyyus Kaki L), thuộc họ thị (Ebenaceae) là một
trong những loại cây ăn quả quan trọng nhất của các nước Châu Á thuộc
miền ôn đới như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên… Người Mỹ gọi hồng
là mỹ phẩm phương Đông (Oriental delicacy) và đã nhập vào trồng từ năm
1852. Người châu Âu đánh giá quả hồng khá cao, chỉ sau đào, lê, táo tây, bơ,
ở châu Âu hồng được trồng nhiều ở vùng Địa Trung Hải [22].
Ở Việt Nam hồng được coi là một trong những loại quả quý vì có mã
quả đẹp, vị ngọt, không chua nên rất hợp với khẩu vị của người á đông. Cây
hồng được đánh giá rất cao vì một số lý do sau:
Hồng không chỉ nổi tiếng là loại quả chứa nhiều đường 12-16%,
trong đó chủ yếu là đường glucoza và fructo, vì thế hồng thuộc loại quả ăn
kiêng. Lượng axit 0,1% (ít khi tới 0,2%). Trong 100g thịt quả chín (phần ăn
được) chứa 16 mg vitamin C, 0,16 mg caroten; Ngoài ra còn Vitamin PP; B
1

,
B
2
,…các hợp chất hữu cơ, sắt và chất chát (tanin) có 0,25 - 0,4%. Quả ăn
ngon, lành, ngay cả người ốm, người già, người đau dạ dày đều ăn được.
Mặt khác, ăn hồng còn có tác dụng giảm đau ruột, hạ huyết áp [22].
Huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang có giống hồng không hạt (mà người
dân thường gọi là giống địa phương) được coi là đặc sản vùng. Đặc biệt với
những người đã qua địa danh các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang đều có cơ
hội thưởng thức giống hồng này. Còn các địa phương khác người dân biết
đến sản phẩm này không nhiều vì nó chưa được nghiên cứu và giới thiệu
như các giống hồng khác thậm chí các tài liệu viết về cây hồng này cũng rất
ít.

Số hóa bởi trung tâm học liệu


2
Mỗi một giống hồng đều có những hương vị và đặc tính riêng biệt,
đối với giống hồng không hạt Yên Minh, khi chín ăn có mùi thơm, vị ngọt,
thịt giòn , sản phẩm hồng không hạt Yên Minh không thua kém gì các sản
phẩm hồng khác có bán trên thị trường Việt Nam. Nhưng do vị trí địa lý,
kinh tế, xã hội, tập quán canh tác Đặc biệt là giao thông và thông tin thị
trường đã làm hạn chế rất nhiều đến sự phát triển của cây hồng. Các yếu tố
kể trên đã làm cho hồng không hạt Yên Minh còn ít người biết đến.
Giống hồng không hạt Yên Minh quả chín vào đúng dịp tết trung thu
hàng năm (đáp ứng nhu cầu thị trường ngày rằm tháng tám) và có thời gian
thu hoạch bảo quản tương đối dài, quả ăn giòn, ngọt dịu Mặc dù, hồng
không hạt được coi là cây đặc sản của địa phương nhưng hiện nay do người
dân chưa đầu tư thời gian, nhân lực, vật lực để phát triển mặc dù giống hồng

không hạt Yên Minh hiện nay đang được thị trường rất ưa chuộng.
Tại địa phương, tập quán của người dân trồng hồng chủ yếu là quảng
canh, tự phát nên cây hồng phát triển bị hạn chế dẫn đến chất lượng, sản
lượng đang có xu hướng giảm. Với mong muốn phát triển cây hồng thành
vùng sản xuất hàng hoá, đáp ứng thị trường người tiêu dùng và phát huy lợi
thế của vùng để tăng thu nhập cho người dân thì việc nghiên cứu và áp dụng
biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý để phát triển cây hồng Yên Minh trở
thành cây hàng hoá, góp phần vào nâng cao thu nhập của người dân địa
phương là rất cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề đặt ra ở trên chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài:
"Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật
đối với cây hồng không hạt trồng tại huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang".

Số hóa bởi trung tâm học liệu


3
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật
nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất hồng không hạt trồng tại huyện Yên
Minh tỉnh Hà Giang.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Điều tra hiện trạng sản xuất giống hồng không hạt trồng tại huyện
Yên Minh tỉnh Hà Giang.
- Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của giống hồng không
hạt trồng tại huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang.
- Thử nghiệm ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng đến sự
ra hoa, đậu quả, năng suất, chất lượng quả hồng không hạt trồng tại huyện
Yên Minh tỉnh Hà Giang.


Số hóa bởi trung tâm học liệu


4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đặc điểm sinh học cây hồng
Cây hồng là cây ăn quả quý không chỉ đem lại thu nhập cao mà còn
có giá trị tạo cảnh quan và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.
Phát triển cây hồng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, xuất khẩu và góp phần
trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hoá. Cây hồng không phải là cây thường xanh mà cần có một thời gian
ngừng sinh trưởng. Thời kỳ này cây rụng toàn bộ lá để chuẩn bị cho thời kỳ
phát lộc, ra hoa. Hồng ra lộc vào mùa xuân khi tiết trời đã có mưa và ấm
hơn. Lộc ra cùng với hoa…Chính vì vậy, khi hiểu biết rõ các đặc điểm sinh
học ở hồng sẽ có các biện pháp kỹ thuật hợp lý điều khiển quá trình ra lộc,
ra hoa, đậu quả, hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn hiện tượng ra quả cách năm,
bồi dưỡng cành mẹ của cành quả năm sau, điều chỉnh cân đối giữa bộ phận
dưới mặt đất và trên mặt đất, hạn chế sâu bệnh, góp phần nâng cao năng
suất và chất lượng hồng [22], [26], [13], [14], [15].
Thực tiễn cho thấy, năng suất quả hồng không ổn định do phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, trình độ thâm canh…
Do vậy, nghiên cứu các đặc điểm sinh học của cây hồng giúp ta hiểu biết
sâu sắc hơn, từ đó làm tiền đề xây dựng các biện pháp kỹ thuật thâm canh.
Để nâng cao năng suất và chất lượng quả hồng thì ngoài các yếu tố
nội tại và các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, đất đai, thời tiết,
giống tốt… thì việc nghiên cứu quy luật ra cành, ra hoa, đậu quả, mối liên

hệ giữa các đợt lộc, mối liên hệ giữa cành mẹ và cành quả… là rất cần thiết,
từ đó có các biện pháp kỹ thuật hợp lý để điều khiển quá trình ra lộc, bồi
dưỡng cành mẹ, cành quả… tạo điều kiện tốt nhất cho việc tăng năng suất,

Số hóa bởi trung tâm học liệu


5
chất lượng quả hồng. Đồng thời, góp thêm hiểu biết cơ bản trong việc xây
dựng hệ thống các biện pháp kỹ thuật thâm canh.
Mặt khác, chưa có những nghiên cứu đầy đủ về đặc điểm sinh học
cây hồng nói chung và hồng Yên Minh nói riêng, do đó đi sâu nghiên cứu
nội dung này là rất cần thiết.
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chất điều hoà sinh trưởng
Chất điều hoà sinh trưởng ngày nay đã và đang được sử dụng rộng rãi
trong trồng trọt như là một phương tiện điều chỉnh hoá học quan trọng đối
với sự sinh trưởng phát triển của cây. Chúng có nhiều ứng dụng như kích
thích nhanh sự sinh trưởng của cây, điều khiển sự ngủ nghỉ của hạt và củ,
điều khiển sự ra hoa và giới tính của hoa, tăng tỷ lệ đậu quả và tạo quả
không hạt, điều khiển sự chín của quả, ngăn chặn sự rụng lá, hoa, quả, tăng
khả năng chống chịu của cây trồng…(Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang
Thạch, Trần Văn Phẩm, 1994 [6]; Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch,
1996 [5]). Các chất điều hoà sinh trưởng có chức năng điều chỉnh sự hình
thành các cơ quan sinh sản và các cơ quan dự trữ hormon nên có tác dụng
quyết định sự hình thành năng suất thu hoạch. Bằng việc xử lý các chất điều
hoà sinh trưởng ngoại sinh cho các đối tượng cây trồng khác nhau, con
người có thể nâng cao năng suất và phẩm chất sản phẩm nông nghiệp [16],
[12], [4], [5], [6]. Quả được hình thành sau khi xảy ra quá trình thụ phấn,
thụ tinh. Hợp tử phát triển thành phôi. Phôi sinh trưởng là trung tâm sản
sinh ra các chất kích thích sinh trưởng có bản chất auxin và Gibberellin. Các

chất này khuếch tán vào bầu và kích thích sự lớn lên của bầu thành quả. Vì
vậy nếu không có quá trình thụ phấn, thụ tinh thì hầu hết hoa sẽ rụng [12],
[4], [5], [6], [8].
Trong những năm gần đây người ta thấy rằng một số chất điều hoà
sinh trưởng (auxin, gibberellin) có khả năng hạn chế sự rụng hoa, rụng quả,
tăng cường sự sinh trưởng làm tăng kích thước quả, tăng cường sự vận

Số hóa bởi trung tâm học liệu


6
chuyển vật chất về cơ quan có giá trị kinh tế nhờ vậy mà làm tăng hệ số
kinh tế, tăng năng suất kinh tế và phẩm chất cây trồng [4], [5]. Nếu chúng ta
sử dụng auxin và gibberellin ngoại sinh cho hoa trước thụ phấn, thụ tinh thì
chúng có thể thay thế được nguồn phytohormon nội sinh từ phôi và quả sẽ
được hình thành, nhưng không qua thụ tinh thì quả sẽ không có hạt. Việc sử
dụng chất điều hoà sinh trưởng làm tăng sự đậu quả và tạo quả không hạt
được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả cao trong sản xuất với các đối tượng:
Nho, bầu bí, cà chua, táo… [4], [5], [8], [9] [10]. Phạm Văn Côn (2004)
[16] cho rằng: Khi phun NAA nồng độ 10ppm và GA3 nồng độ 30ppm vào
thời kỳ sau hoa nở rộ có tác dụng làm giảm tỷ lệ rụng hoa, quả rõ rệt đặc
biệt là GA3. Theo Lưu Vinh Quang (1995) [11]: Ở cây hồng tỷ lệ đậu quả
khá cao nhưng tỷ lệ rụng quả cũng tương đối lớn. Chính vì vậy mà trong
thực tế sản xuất, sản lượng hồng thu hoạch được còn chưa cao, và không ổn
định. Điều này xảy ra còn do các yếu tố như: Giống, khí hậu, kỹ thuật canh
tác, mức đầu tư sản xuất… Tỷ lệ rụng quả cao nhất có thể tới 70%, trong đó
giống hồng vuông có tỷ lệ rụng cao nhất (Lưu Vinh Quang, 1995 [11]). Có
đến 97% tỷ lệ rụng quả là do rụng sinh lý. Rụng quả sinh lý bao gồm: Quả
không thụ tinh, hoa nở muộn, thiếu nắng, mất cân đối về dinh dưỡng, mất
cân đối về chất điều hoà sinh trưởng. Để khắc phục nguyên nhân này có thể

dùng một số chất điều hoà sinh trưởng phun lên cây trong những giai đoạn
nhất định nhằm giảm tỷ lệ rụng quả. Phun chất điều hoà sinh trưởng không
những thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, mà còn làm chậm
việc hình thành tầng rời, bảo đảm cho việc vận chuyển các chất dinh dưỡng
vào nuôi quả, do đó giảm được tỷ lệ rụng quả. Lê Văn Tri [8], [9], [10].
Như vậy, việc nghiên cứu phun chất điều hoà sinh trưởng cho cây
hồng làm tăng tỷ lệ đậu quả và tăng năng suất thu hoạch là rất cần thiết
trong điều kiện hiện nay.

Số hóa bởi trung tâm học liệu


7
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc
1.2.1. Nguồn gốc và phân bố
Cây hồng có nguồn gốc từ Trung Quốc (nguyên sản ở lưu vực sông
Trường Giang), phân bố tự nhiên từ 32
o
- 37
o
vĩ độ Bắc [23], [24], [1]. Loài
được trồng phổ biến nhất hiện nay là hồng Phương Đông (Diospyros kaki T),
có nơi gọi là “hồng Á nhiệt đới” hay “hồng Nhật Bản”, chi Diospyros bao
gồm gần 200 loài thân gỗ, ở Nhật Bản người ta gặp hơn 40 loài, ở Trung
Quốc 30 loài [22], [26], [13]. Theo một số tác giả: Khi nghiên cứu về nguồn
gốc cây hồng phương đông đều cho rằng một số nhóm hồng thuộc loài hồng
dại Diospyros kaki tồn tại trong những khu rừng của Trung Quốc. Tài liệu
về cây hồng xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ 5, 6 [29], [35],
[45]. Trên thế giới hồng được trồng nhiều nhất ở Trung Quốc, khắp lãnh thổ
đều trồng được hồng [23], [24], [25]. Từ Trung Quốc hồng được đưa đến

trồng quanh Địa Trung Hải và đưa sang trồng ở Mỹ từ năm 1852, được
nhập vào châu Âu năm 1789 [14], [15], [16], [23], [24]. Tại Việt Nam chưa
có công trình nghiên cứu nào xác định rõ nguồn gốc và xuất xứ của cây
hồng, nhưng cây hồng đã được trồng nhiều ở các tỉnh từ Bắc Trung Bộ trở
ra và nhiều nhất ở miền Bắc. Ở Nam Trung Bộ hồng được trồng ở Đà Lạt
do có khí hậu mát và lạnh về mùa đông giúp cây hồng có giai đoạn ngủ nghỉ
như ở các vùng á nhiệt đới khác. Miền Bắc hiện có rất nhiều giống hồng
quý và mang tên khác nhau theo từng địa phương. Như vậy, mặc dù có
nguồn gốc ở Trung Quốc nhưng cây hồng đã được di thực và trồng ở nhiều
nơi trên thế giới. Điều đó chứng tỏ, cây hồng có khả năng thích ứng khá tốt
với điều kiện khí hậu ở nhiều vùng khác nhau.
1.2.2. Phân loại hồng
Cây hồng (Diospyros) thuộc bộ thị (Ebenales), họ thị (Ebenaceae),
phân lớp sổ (Dilleniaceae), thuộc lớp hai lá mầm (Dicotyledoneae), ngành
thực vật hạt kín (Angiospermae) [22], [11]. Theo Yung Kyung Choi, Jung
Ho Kim (1972) [27] trích dẫn kết quả nghiên cứu của các nhà phân loại học

Số hóa bởi trung tâm học liệu


8
Nhật Bản cho biết: Hiện nay có 800 - 1000 loài hồng và chỉ có 4 loài được
trồng để lấy quả đó là: Diospyros Kaki Linn, Diospyros Lotus Linn,
Diospyros Oleifera Cheng, Diospyros Virginiana Linn. [2]. Chi Diospyros
gồm 400 loài, chủ yếu phân bố ở vùng á nhiệt đới châu Á, châu Âu và Nam
Mỹ, một số loài trong đó có hồng phương đông phân bố rộng trên các vùng
ôn đới [19], [39], [44]. Cây hồng (Diospyros kaki Linn) được trồng rộng rãi
ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số vùng khí hậu ôn hoà và cận
nhiệt đới như: California (Mỹ), Italia, Israen, Braxin, Niudilan, Úc… có hai
nhóm hồng chính là hồng chát và không chát. Nhóm hồng không chát có

khả năng thương mại lớn hơn (Kitagawa H., Glucina PG, 1984 [41]; Mowat
A. D và cộng sự, 1994 [45]). Theo (Facciolas, 1990, [33]; Sabuco Ito, 1971,
[48]) cho biết: Chi Diospyros phổ biến ở những vùng khí hậu ấm áp châu Á
và bắc Mỹ, gồm 190 loài, trong đó chỉ có 4 loài được trồng nhiều và có giá
trị kinh tế nhất là: Diospyros Kaki Linn, Diospyros Lotus Linn, Diospyros
Oleifera Cheng, Diospyros Virginiana Linn. Theo Phạm Văn Côn trích dẫn
tài liệu của Voronxov (1982), trên thế giới hiện nay đang trồng phổ biến 3
loại hồng sau [13]: Hồng dại (Diospyros lotus L), Hồng Virginiana
(Diospyros Virginiana L), Hồng Phương Đông (Diospyros kaki T) .
Trong đó hồng Phương Đông được trồng phổ biến nhất ở Trung
Quốc, Nhật Bản, Pháp, Angieri, Triều Tiên, Indonesia, Philippin… Theo
các nhà phân loại Nhật Bản, hồng có khoảng 190 loài thuộc họ thị
(Ebenaceae) nhưng chỉ có 4 loài được trồng để lấy quả [19], [13], đó là:
- Diospyros Kaki Thunb nguồn gốc ở Trung Quốc, quả dùng để ăn
tươi, sấy khô.
- Diospyros Lotus Linn nguồn gốc ở Afganistan, quả dùng để ăn tươi,
làm gốc ghép, làm thuốc nhuộm.
- Diospyros Oleifera Cheng nguồn gốc ở Trung Quốc, quả dùng để
làm thuốc nhuộm là chính.

Số hóa bởi trung tâm học liệu


9
- Diospyros Virginiana Linn nguồn gốc ở Bắc Mỹ, quả dùng làm
thuốc nhuộm. Trong 4 loại kể trên thì Diospyros Kaki là loài có hiệu quả
kinh tế nhất, được trồng nhiều ở vùng Á nhiệt đới như Nhật Bản, Triều Tiên,
Đông Nam Trung Quốc, Bắc Thái Lan, Lào và Bắc Việt Nam. Dựa vào sự
biến đổi chất lượng quả liên quan đến độ chát sau thụ phấn, Hum, H (1914)
[60] chia hồng thành 2 nhóm:

- Nhóm 1: Nhóm không biến đổi với sự thụ phấn: Màu thịt quả
không bị biến đổi dưới tác dụng của thụ phấn. Vị chát của chúng chỉ mất đi
sau khi đã chín hoàn toàn, khi đó tanin tự chuyển thành dạng tanin kết hợp.
Trong nhóm này cũng có những giống giữ nguyên màu sáng của quả không
phụ thuộc vào sự thụ phấn, chúng không chát trong bất cứ giai đoạn nào của
quả [9], [43], [47].
- Nhóm 2: Nhóm biến đổi với sự thụ phấn: Thịt quả bị sẫm màu dưới
tác động của thụ phấn. Ngay sau khi thụ phấn, màu thịt quả biến thành màu
nâu đen và không có vị chát ngay trong tình trạng chưa chín do tanin bị biến
đổi thành dạng kết tủa (không tan) [9], [43], [47].
Theo Yung Kyung Choi, Jung Ho Kim (1972) [27] trích dẫn kết quả
nghiên cứu cho biết: Mori (1953) chia hồng thành 4 nhóm là:
- Nhóm 1: Nhóm PCNA (Pollination Constant Non Astrigent):
Những giống không chát và không biến đổi với sự thụ phấn, gồm các giống:
Fuji, Jiro, Gosh, Sutuga, thịt quả thường có những đốm tanin sẫm.
- Nhóm 2: Nhóm PVNA (Pollination Variant Non Astrigent): Những
giống không chát và biến đổi với sự thụ phấn, gồm các giống: Zenjimaru,
Shogatsu, Mizushima, Anhya kime, thịt quả có những đốm tanin sẫm và khi
không hạt thì thịt quả có vị chát.
- Nhóm 3: Nhóm PCA (Pollination Constant Astrigent): Những giống
chát không biến đổi với sự thụ phấn, gồm các giống: Yokomo, Yotsumizo,

Số hóa bởi trung tâm học liệu


10
Shakokashi, Hagakushi, Hachiya, Ghionbo, thịt quả không có những đốm
tanin sẫm.
- Nhóm 4: Nhóm PVA (Pollination Variant Astrigent): Những giống
chát biến đổi với sự thụ phấn, gồm các giống: Azumi shirazu, Emon,

Koshuhya, Hiratanenashi, có thể chát khi được thụ phấn và có một vài đốm
sẫm xung quanh hạt.
Việc phân loại hồng cho đến nay chưa có những công trình nghiên
cứu đầy đủ, chi tiết. Từ năm 1990 ở Việt Nam đã có một số công trình điều
tra về cây hồng cho thấy có 3 loài sau:
- Hồng lông (hồng trâu) (Diospyros tonkinensis L): Lá to nhiều lông,
cây sinh trưởng rất khoẻ, phân tầng nhiều tán, quả to, tròn, dài hoặc hơi dẹt,
đáy vuông, khi còn xanh vỏ quả có nhiều lông tơ màu xanh, nhiều chất nhờn
và chấm đen. Khi chín, lông rụng đi, màu quả chuyển sang màu vàng bẩn,
ăn nhạt, hạt to và nhiều, thịt quả hôi, phẩm chất kém [22], [26], [13].
- Hồng cậy (Diospyros Lotus): Là giống quả nhỏ (10-15g), nhiều hạt,
thường là 6 hạt, mẩy chắc, chát. Nhân dân thường lấy quả để nhuộm vải,
lưới, giấy làm quạt… cây sinh trưởng rất khoẻ, sai quả song ít có giá trị kinh
tế [22], [26], [13].
- Hồng trơn (lá nhẵn) (Diospyros Kaki T): Được trồng nhiều ở các
tỉnh phía Bắc và vùng Đà Lạt (Lâm Đồng). Thân cây trung bình, có màu
nâu, góc phân cành hẹp. Tán cây hình tròn hoặc hình tháp. Lá bầu dục hoặc
hình elip, có màu xanh sẫm phía trên và màu xanh nhạt phía dưới lá. Trọng
lượng quả rất khác nhau phụ thuộc vào từng giống. Các giống hồng Thạch
Hà, Nhân Hậu có trọng lượng quả lớn hơn giống hồng Bắc Kạn, Lục Yên.
Khi chín quả có màu vàng hoặc đỏ son rất hấp dẫn [22], [26], [13].

Số hóa bởi trung tâm học liệu


11
1.2.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cây hồng (Diospyros kaki T) bao gồm gần 200 loài thân gỗ, ở Nhật
Bản người ta gặp hơn 40 loài, ở Trung Quốc 30 loài [22], [26], [13]. Trung
Quốc là nước trồng nhiều hồng nhất trên thế giới, ở đây có nhiều giống

hồng ngon, cây sinh trưởng phát triển rất thuận lợi. Từ Trung Quốc hồng
được đưa đến trồng quanh Địa Trung Hải và đưa sang trồng ở Mỹ từ năm
1852, được nhập vào châu Âu năm 1789 [22], [26], [13], [14], [15], [16].
Theo tác giả Morton (1987) [44]: Hồng được trồng đầu tiên ở Trung
Quốc, sau đó mới du nhập vào Nhật Bản, Triều Tiên… Tuy nhiên đến cuối
thế kỷ 19, hồng mới được du nhập vào Mỹ, Úc, Palestine, Ý, Pháp, Nga,
Braxin và Mexico. Trên thế giới hiện nay đang trồng phổ biến 3 loại hồng:
Hồng dại (Diospyros lotus L), hồng Virginiana (Diospyros Virginiana L),
hồng Phương Đông (Diospyros kaki T). Trong đó loại hồng Phương Đông
được trồng phổ biến nhất: Cây sinh trưởng nhanh, rụng lá vào mùa đông,
trong điều kiện khí hậu thuận lợi cây cao từ 12 - 15m, tán cây loà xoà,
thoáng, đôi khi hình tháp, lá to hình elip, nhọn về phía ngọn, mặt trên nhẵn
bóng. Hoa đơn tính hay lưỡng tính, hoa cái mọc đơn, màu vàng trắng có đài
xẻ 4, hoa đực và hoa lưỡng tính thường phân bố thành chùm 2 - 3 hoa trên
cành mảnh khảnh sinh trưởng trong năm đó. Cây có thể đơn tính cùng gốc
hay khác gốc, quả là loại quả mọng to [22], [26], [13]. Do có giá trị dinh
dưỡng và giá trị kinh tế cao so với một số loại cây ăn quả khác nên hồng
không chỉ được chú trọng trồng ở châu Á mà ở châu Âu nhất là vùng Địa
Trung Hải trồng khá nhiều hồng. Trong các nước trồng nhiều hồng trên thế
giới, Trung Quốc là nước có diện tích và sản lượng lớn nhất (74.000 ha và
655.000 tấn), sau đó là Nhật Bản, Italia…(bảng 1.1). Theo tác giả Đào
Thanh Vân (2002) [31]: Ở Hàn Quốc hồng là một trong những cây ăn quả
quan trọng đang được chú ý phát triển, chỉ sau 5 năm sản lượng hồng của
Hàn Quốc đã tăng gần gấp đôi (từ 167.671 tấn năm 1994 lên 273.846 tấn

Số hóa bởi trung tâm học liệu


12
năm 1999). Cây hồng cũng như các loại cây ăn quả khác, mỗi loài có khả

năng thích ứng với những vùng sinh thái khác nhau. Các loài trong chi
Diospyros được phân bố khá rộng rãi trên thế giới nhưng tập trung chủ yếu
ở châu Á và Bắc Mỹ. Tuỳ thuộc vào đặc tính của từng loài mà chúng được
sử dụng theo những hướng khác nhau
Bảng 1.1: Thực trạng sản xuất hồng trên thế giới năm 2011
Tên nƣớc
Diện tích thu hoạch
(ha)
Sản lƣợng (tấn)
Thế giới
810.042
4.317.572
Trung Quốc
725.000
3.200.000
Braxin
8.349
154.625
Israel
3.236
29.271
Italia
2.570
50.236
Nhật Bản
22.100
207.500
Hàn Quốc
31.339
390.820

New Zealand
151
2.526
Austraylia
87
642
Nguồn: FAO 2011 [34]
Bảng 1.2: Sự phân bố và sử dụng các loài hồng thuộc chi Diospyros
Loài
Phân bố
Sử dụng
Diospyros kaki Linn

Nhật Bản, Trung Quốc,
Hàn Quốc, Việt Nam
Ăn tươi và chế biến
Diospyros lotus Linn
Châu Á
Sản xuất tanin, làm gốc
ghép
Diospyros virginiana Linn
Bắc châu Mỹ
Ăn tươi, làm gốc ghép
Diospyros oleifera Cheng
Trung Quốc
Sản xuất tanin
Dẫn theo Đào Thanh Vân [31]
Quả hồng chủ yếu được dùng để ăn tươi và được tiêu thụ chủ yếu ở các
nước châu Á. Ở Trung Quốc và Nhật Bản quả hồng là một trong những món


Số hóa bởi trung tâm học liệu


13
tráng miệng chính trong khẩu phần ăn hàng ngày. Sản phẩm hồng khô chế biến
được sản xuất nhiều ở các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên… Ngoài ra
các sản phẩm chế biến từ hồng cũng được tiêu thụ mạnh ở thị trường châu Âu. Đã
có ý kiến cho rằng trồng hồng khó xuất khẩu và người phương Tây không thích
ăn hồng, nhưng thực ra người châu Âu ở vùng Địa Trung Hải đã quen với cây
hồng và cho rằng quả hồng chín rất ngọt, hương vị đậm đà và có tập quán dùng
thìa ăn hồng khi quả đã chín nhũn. Phạm Văn Côn [22], [26], [13], Vũ Công Hậu
[23], [24]. Người Mỹ chưa biết cách ăn hồng, do vậy ở thị trường này hồng không
phát triển được. Ông N.Childers đã đề nghị quảng cáo hồng như sau: “Hồng, một
mỹ phẩm của phương Đông. Để cho quả chín nhũn rồi ăn với kem, lúc đó quả sẽ
có hương vị tuyệt diệu” [23], [24]. Hiện tại ở châu Á, hồng được trồng nhiều ở
các quốc gia như: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Việt Nam…
1.2.4. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam chưa xác định được nguồn gốc và xuất xứ của cây hồng, tuy nhiên
hiện nay hồng được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc và vùng cao của miền Nam như Đà
Lạt. Theo Yung Kyung Choi, Jung Ho Kim (1972) [27] cây hồng được trồng từ rất lâu
đời ở Việt Nam. Đây là một trong những cây ăn quả quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp bởi khả năng thích ứng rộng với các vùng sinh thái, năng suất cao và ổn định,
chất lượng quả tốt, hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với khẩu vị của người phương đông.
Tổ chức FAO năm 2004 đã thống kê và cho thấy: Tính từ Thừa Thiên Huế trở ra, Việt
Nam có 4.125 ha hồng các loại và mỗi vùng có những giống đặc sản riêng, sản lượng
khoảng 8.978 tấn.

×