Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

CHUYÊN ĐỀ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU, KHÁNG VIÊM CỦA BÀI THUỐC THÂN THỐNG TRỤC Ứ THANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.05 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN
-----------------

CHUYÊN ĐỀ

TÁC DỤNG GIẢM ĐAU, KHÁNG VIÊM CỦA
BÀI THUỐC THÂN THỐNG TRỤC Ứ THANG

CHUYÊN ĐỀ TÁC DỤNG KHÁNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA BÀI
THUỐC THÂN THỐNG TRỤC Ứ THANG TRÊN THỰC NGHIỆM


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
I.TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC THÂN THỐNG TRỤC Ứ THANG
I.1. NGUỒN GỐC XUẤT XỨ
I.2. CẤU TẠO BÀI THUỐC
I.3. TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC
I.4. PHÂN TÍCH BÀI THUỐC
I.5. PHÂN TÍCH SƠ BỘ CÁC VỊ THUỐC
I.6. ỨNG DỤNG LÂM SÀNG CỦA BÀI THUỐC
II. TÁC DỤNG KHÁNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA BÀI THUỐC THÂN
THỐNG TRỤC Ứ THANG TRÊN THỰC NGHIỆM
II.1. TÁC DỤNG GIẢM ĐAU TRÊN THỰC NGHIỆM
II.2. TÁC DỤNG KHÁNG VIÊM TRÊN THỰC NGHIỆM
III. KẾT LUẬN


TÀI LIỆU THAM KHẢO

2

2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

3

BN

: Bệnh nhân

BL

: Bệnh lý

CSTL

: Cột sống thắt lưng

CXK

: Cơ xương khớp

KQ

: Kết quả


NC

: Nghiên cứu

TTTUT

: Thân thống trục ứ thang

THCSTL

: Thoái hóa cột sống thắt lưng

TVĐĐ

: Thoát vị đĩa đệm

YHCT

: Y học cổ truyền

YHHĐ

: Y học hiện đại

3


I.TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC THẦN THỐNG TRỤC Ứ THANG
I.1. NGUỒN GỐC XUẤT XỨ

Bài thuốc được trích từ sách “Y lâm cải thác” – Quyển hạ của tác giả
Vương Thanh Nhậm (1768 – 1831) – danh y đời nhà Thanh – Trung Quốc [11]
I.2. CẤU TẠO BÀI THUỐC [11], [13]
Tần giao

3g

Xuyên khung

6g

Đào nhân

9g

Hồng hoa

9g

Chích thảo

6g

Khương hoạt

3g

Một dược

6g


Đương quy

9g

Ngũ linh chi

6g

Ngưu tất

9g

Địa long

6g

Hương phụ chế

3g

I.3. TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC
Hành khí hoạt huyết, khử ứ thông lạc, thông tý chỉ thống [11]
I.4. PHÂN TÍCH BÀI THUỐC [11]
Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy hoạt huyết hóa ứ; Ngũ linh chi, Địa long
khử ứ thông lạc; Xuyên khung, Một dược hoạt huyết, giảm đau; Khương hoạt,
Tần giao trừ phong thấp toàn thân; Hương phụ lý khí, chỉ thống; Ngưu tất cường
tráng gân xương; Cam thảo điều hòa các vị thuốc. Các vị phối hợp có tác dụng
tuyên thông khí huyết đối với các chứng đau lâu ngày, tà vào lạc mạch.
I.5. PHÂN TÍCH SƠ BỘ CÁC VỊ THUỐC CÓ TRONG BÀI THUỐC

I.5.1. TẦN GIAO [5]
Tên khoa học: Radix gentinae
Bộ phận dùng: Rễ đã được phơi hay sấy khô của một số loài Tần giao
(Gentiana macrophyllya Pall., Gentinana straminea Maxim, Gentiana dahurica
Fisch.), họ Long đởm (Gentinaceae)
4

4


Tính vị, quy kinh: vị ngọt, cay, tính bình hơi hàn. Quy vào kinh Can,
Đởm , Vị
Tác dụng dược lý YHCT: thanh hư nhiệt, trừ phong thấp, hoạt lạc, thư
cân, chỉ thống
Ứng dụng lâm sàng:
-Chữa đau khớp, đau dây thần kinh
-Chữa nhức trong xương, sốt về chiều do âm hư sinh nội nhiệt. Dùng
cùng với thanh hao, tri mẫu, đại cốt bì, thục địa.
-Chữa hoàng đản nhiễm trùng: viêm gan siêu vi, viêm đường dẫn mật do
thấp nhiệt. Dùng với chi tử, khương hoàng.
-An thai vì động thai do sốt nhiễm trùng
Liều lượng: 5-10g/ngày
Thành phần chủ yếu: Gentiannine, Gentianidine, alkaloid: Gentanine
A, B, C…,glucose và ít dầu bay hơi.
Tác dụng dược lý YHHĐ: có tính kháng viêm rõ rệt; an thần, giảm đau,
giải nhiệt, kháng histamine, chống choáng do dị ứng; tác dụng nâng cao đường
huyết, hạ huyết áp và làm giảm nhịp tim trong thời gian ngắn; tác dụng lợi tiểu;
tác dụng ức chế một số loại vi khuẩn.
I.5.2. XUYÊN KHUNG [10]
Tên khoa học: Rhizoma Ligustici wallichii

Bộ phận dùng: Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Xuyên khung
(Ligusticum chuanxiong Hort.), Họ Hoa tán (Apiaceae).
Tính vị, quy kinh: vị đắng, tính ấm. Quy vào kinh Can, Đởm, Tâm bào
Tác dụng dược lý YHCT: hành khí, hoạt huyết, khu phong chỉ thống
Ứng dụng lâm sàng:
5

5


-Hoạt huyết điều kinh: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh,
rau thai không xuống.
-Chữa nhức đầu, đau mình, đau các khớp do phong thấp.
-Giải uất chữa chứng can khí uất kết, đau mạng sườn, tình chí uất kết.
-Tiêu viêm chữa mụn nhọt
-Bổ huyết: phối hợp với một số vị khác để bổ huyết dùng trong các trường
hợp huyết hư.
Liều lượng: 3-10g/1 ngày
Thành phần chủ yếu: alkaloid, phenol, lactone, ferulic acid.
Tác dụng dược lý YHHĐ:
-Nồng độ thấp có tác dụng hưng phấn tim, tim co bóp tăng, nhịp tim
chậm lại, ở nồng độ cao có tác dụng ức chế tim.
-Giãn mạch vành, tăng lưu lượng máu ở mạch vành, cải thiện tình trạng
thiếu oxy của cơ tim.
-Giãn mạch ngoại vi và hạ huyết áp
-Ức chế sự ngưng tập tiểu cầu và hình thành máu đông.
-Tăng lưu lượng máu não, giảm phù não.
-Tác dụng an thần rõ rệt.
-Tăng co bóp cơ trơn.
Chống phóng xạ, kháng khuẩn và chống nấm ngoài da.

I.5.3. ĐÀO NHÂN [8]
Tên khoa học: Semen Persicae

6

6


Bộ phận dùng: nhân của quả chín cây Đào Prunus persica (Linn)
Batsch, hoặc cây Sơn đào Prunus davidiana (Carr.) Franch, họ Hoa hồng
(Rosaceae).
Tính vị, quy kinh: tính bình, vị đắng, quy kinh Tâm, Can, Phế, Đại
tràng.
Tác dụng dược lý YHCT: hoạt huyết, khử ứ, nhuận tràng thông tiện.
Ứng dụng lâm sàng:
-Hoạt huyết khử ứ: chữa các chứng thống kinh, kinh nguyệt không đều
hoặc sau đẻ bị ứ huyết gây đau bụng, tụ máu do sang chấn.
-Chữa huyết táo không nhuận: dùng trong các trường hợp tân dịch khô
ráo mà dẫn đến đại tiện bí kết.
Liều lượng: 6-10g/1 ngày.
Thành phần chủ yếu: amygdalin, emulsion, oleic acid, glyceric acid,
linoleic acid.
Tác dụng dược lý YHHĐ:
- Tác dụng giãn mạch, ức chế máu đông.
- Tác dụng nhuận tràng.
- Tác dụng kháng viêm.
- Tác dụng giảm ho.
- Tác dụng ức chế tế bào ung thư có chọn lọc.
I.5.4. HỒNG HOA [9]
Tên khoa học: Flos Carthami


7

7


Bộ phận dùng: hoa phơi hay sấy khô của cây Hồng hoa (có hoa màu đỏ
Carthamus tinctorius L.. Khi hái phải đúng lúc hoa có màu hồng là lúc hoa đủ
tuổi, nhiều hoạt chất, phơi trong mát.
Tính vị, quy kinh: cay, ôn, quy kinh Can, Tâm.
Tác dụng dược lý YHCT: hoạt huyết thông kinh, tán ứ, chỉ thống.
Ứng dụng lâm sàng: Điều kinh chữa thống kinh, bế kinh, sau đẻ ứ
huyết gây đau bụng, chống xung huyết do chấn thương, chữa mụn nhọt.
Liều lượng: 4-12g/1 ngày.
Tác dụng dược lý YHHĐ:
- Liều nhỏ làm tăng sự co bóp của tử cung và co bóp có quy luật, liều lớn
làm cho tử cung bị hưng phấn cao độ, co bóp mạnh, sức co bóp tăng lên đột
ngột. Mặc dù động vật thí nghiệm có thai hay không có thai, đều có tác dụng
tăng co bóp tử cung.
- Nước sắc Hồng hoa có tác dụng hạ huyết áp.
I.5.5. CAM THẢO [2]
Tên khoa học: Radix et Rhizoma Glycyrrhizae
Bộ phận dùng: Rễ và thân rễ phơi hay sấy khô của cây Cam thảo
(Glycyrrhiza uralensis Fish.; hoặc G. inflata Bat.; hoặc G. glabra L.,) họ Đậu
(Fabaceae).
Tính vị, quy kinh: vị ngọt, tính bình. Quy vào 12 kinh.
Tác dụng dược lý YHCT: bổ trung khí, dưỡng huyết nhuận phế chỉ ho,
thanh nhiệt giải độc, hoà hoãn giảm đau.
Ứng dụng lâm sàng:
- Ích khí, dưỡng huyết, nhuận phế, chỉ ho.

- Tả hoả, giải độc: dùng trong bệnh mụn nhọt đinh độc sưng đau.

8

8


- Hoãn cấp, chỉ thống: trị đau dạ dày, loét đường tiêu hoá, đau bụng, gân
mạch co rút kết hợp với bạch thược.
- Điều vị, giảm tác dụng phụ và dẫn thuốc khi dùng phối hợp.
Liều lượng: 4-10g/1 ngày
I.5.6. KHƯƠNG HOẠT [2]
Tên khoa học: Rhizoma et Radix Notopterygii
Bộ phận dùng: Thân rễ và rễ đã phơi khô của cây Khương hoạt
(Notopterygium incisum Ting ex H. T. Chang) hoặc Khương hoạt lá rộng
(Notopterygium forbesii Boiss.), họ Hoa tán (Apiaceae).
Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm. Quy vào kinh bàng quang.
Tác dụng dược lý YHCT: phát tán phong hàn, phong thấp, chỉ thống.
Ứng dụng lâm sàng: Chữa viêm khớp mạn, đau dây thần kinh, đau các
cơ do lạnh, cảm lạnh gây đau nhức các khớp, sốt, đau đầu do phong hàn thấp
xâm phạm. Dùng kết hợp với phòng phong, xuyên khung, thương truật... để khu
phong, trừ hàn, chỉ thống.
Liều lượng: 4-10g/ngày
I.5.7. MỘT DƯỢC [10]
Tên khoa học: Myrrha.
Bộ phận dùng: Chất gôm nhựa của cây Một dược (Commiphora myrrha
(Nees) Engl.) và cây Balsamodendron chrenbergianum Berg., họ Trám
(Burseraceae).
Tính vị, quy kinh: vị đắng, tính bình. Quy vào kinh can.
Tác dụng dược lý YHCT: Hành khí hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống.


9

9


Ứng dụng lâm sàng: Dùng trong các trường hợp bế kinh, trưng hà,
sảnhậu máu hôi, không sạch, đau bụng, xung huyết do ngã sưng đau, đau nhức
xương khớp, mụn nhọt.
Liều lượng: 3g - 6g/ngày.
Tác dụng dược lý:
- Các hoạt chất có tác dụng chính được biết là: nhựa (acid một số lớn
nhựa là triterpen) và tinh dầu (terpen).
- Một dược có tác dụng hạ lipid máu, tác dụng dạng Thyroxin (nội tiết tố
tuyến giáp trạng), tác dụng thu liễm, chống viêm, giảm sưng đau và kháng
khuẩn.
I.5.8. ĐƯƠNG QUY [1]
Tên khoa học: Radix Angelicae sinensis
Bộ phận dùng: toàn rễ (toàn quy) đã phơi hay sấy khô của cây Đương
quy (Angelica sinensis (Oliv.) Diels.), họ Hoa tán (Apiaceae).
Tính vị, quy kinh: vị ngọt, cay, tính ấm. Quy vào kinh tâm, can, tỳ.
Tác dụng: bổ huyết, hành huyết.
Ứng dụng lâm sàng:
- Bổ huyết, bổ ngũ tạng: dùng trong trường hợp thiếu máu dẫn đến hoa
mắt, chóng mặt, da xanh, người gầy yếu (dùng bài Tứ vật).
- Hoạt huyết, giải uất kết: điều kinh, chữa phụ nữ huyết hư kinh nguyệt
không đều, thống kinh, bế kinh. Kết hợp với thục địa, hà thủ ô đỏ, bạch thược.
- Chữa xung huyết, tụ huyết do sang chấn. Kết hợp với xuyên khung, đào
nhân, hồng hoa...
- Chữa cơn đau dạ dày, đau các dây thần kinh, các cơ do lạnh. Đau đầu

nhiều dùng đương qui sao tẩm rượu.
- Nhuận tràng thông tiện do huyết hư gây táo bón.
- Giải độc tiêu viêm.
Liều lượng: 6g - 12g/ ngày.
I.5.9. NGŨ LINH CHI [2]
10

10


Tên khoa học: Faeces trogopterum.
Bộ phận dùng: Phân của một loài Sóc bay (Trogopeus xanthipes MilneEdwards.), họ Sóc bay (Petauristidae).
Tính vị quy kinh: vị ngọt, tính ôn; Quy kinh: Vào kinh can.
Tác dụng: thông lợi huyết mạch, hành ứ, giảm đau, dùng sống hành
huyết chỉ thống, sao đen chỉ huyết.
Ứng dụng lâm sàng: đau bụng kinh, băng huyết rong huyết các chứng
bệnh phụ nữ sau khi đẻ, các chứng bệnh cảm trẻ em, dùng trị rắn rết cắn; phụ nữ
băng huyết và chứng xích bạch đới không dứt thì dùng Ngũ linh chi sao để điều
trị.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g
I.5.10. HƯƠNG PHỤ CHẾ [1]
Tên khoa học: Rhizoma Cyperi
Bộ phận dùng: là thân rễ đã loại bỏ rễ con và lông, phơi hay sấy khô của
cây Hương phụ vườn (Cyperus rotundus L.,) hoặc cây Hương phụ biển (C.
stoloniferus Retz.) họ Cói (Cyperaceae)
Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm. Quy vào kinh tâm, can, tỳ.
Tác dụng: hành khí giải uất, điều kinh.
Ứng dụng lâm sàng:
- Chữa các cơn đau do khí trệ: đau dạ dày, co thắt các cơ, đau dây thần
kinh ngoại biên, viêm đại tràng co thắt; chữa tắc tia sữa, viêm tuyến vú và các

loại nhọt sưng đau khác.
- Giải uất, điều kinh giải uất.
- Kích thích tiêu hoá: ăn không tiêu, bụng đầy tức, buồn nôn.
- Tán hàn giải biểu chữa chứng cảm mạo do lạnh.
Liều lượng: 8g - 12g/ ngày
I.5.11. NGƯU TẤT [6]
Tên khoa học: Radix Achyranthis bidentatae
11

11


Bộ phận dùng: Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Ngưu tất (Achyranthes
bidentata Blume), họ Rau giền (Amaranthaceae).
Tính vị quy kinh: vị đắng chua, tính bình. Quy vào kinh can, thận.
Tác dụng: hoạt huyết (dùng sống), bổ can thận, mạnh gân cốt (dùng
chín).
Ứng dụng lâm sàng:
- Hoạt huyết thông kinh lạc: điều kinh, chữa bế kinh, thống kinh.
- Thư cân, mạnh gân cốt: dùng chữa đau chứng nhức xương khớp, đặc
biệt đối với khớp chân.
- Giải độc chống viêm: chữa các trường hợp họng sưng đau, loét miệng,
răng lợi đau.
- Hạ áp: dùng trong các trường hợp tăng huyết áp do có khả năng làm hạ
cholesterol.
- Lợi niệu thông lâm: Đái ra máu, đái ra sỏi, tiểu tiện rát, buốt.
Liều lượng: 6g-12g/1ngày
Tác dụng dược lý:
- Ngưu tất có tác dụng chống viêm giảm đau. Dịch chiết cồn, với liều
5g/kg chuột, uống 5 ngày liền, có tác dụng chống viêm khớp thực nghiệm.

Saponin chiết từ ngưu tất cũng có tác dụng đó. Nước sắc 20g/kg tiêm
phúc mạc, đối với chuột đã tiêm dung dịch acid acetic 3% hoặc 0,2ml dung dịch
0,05% kali tactrat để gây đau quặn, có tác dụng giảm cơn đau quặn nhất định.
- Ngưu tất có tác dụng hạ huyết áp, hạ đường huyết, giảm cholesterol, lợi
mật, tác dụng lợi niệu, kích thích tăng co bóp tử cung của chó và thỏ.
I.5.12. ĐỊA LONG [6]
Tên khoa học: Pheretima
Bộ phận dùng: toàn thân, rửa sạch phơi hay sấy khô các loài giun đất
gồm có khoang địa long (Pheretima aspergillum E. Perrier) hoặc 3 loài hậu địa
long (P. vulgaris Chen.) (P. pectinifera Michaelsen.)(P. guillelmi Michaelsen.),
họ Cự dẫn (Megascolecidae).
12

12


Tính vị, quy kinh: vị mặn, tính hàn; Quy kinh: vào 4 kinh vị, can, tỳ,
thận.
Ứng dụng lâm sàng:
- Bình suyễn, dùng trị hen suyễn có kết quả tốt.
- Trấn kinh: dùng khi sốt cao gây co giật, có thể phối hợp với câu đằng,
bạch cương tàm.
- Thông lạc, trị phong thấp tê đau, bán thân bất toại phối hợp với hoàng
kỳ, đương quy, xích thược, xuyên khung, đào nhân, hồng hoa.
- Lợi niệu: dùng với chứng thấp nhiệt, tiểu tiện khó khăn.
- Giải độc tiêu viêm, chữa mụn nhọt, lở loét.
- Bình can hạ áp chữa tăng huyết áp.
Liều dùng: 6 – 12g.
Tác dụng dược lý: Địa long có tác dụng kháng histamin và giải nhiệt,
làm giãn phế quản, hạ huyết áp, điều đó chứng tỏ nó có tác dụng ức chế trung

khu thần kinh.
II. TÁC DỤNG KHÁNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA BÀI THUỐC
THÂN THỐNG TRỤC Ứ THANG
II.1. TÁC DỤNG GIẢM ĐAU TRÊN THỰC NGHIỆM
II.1.1. TÁC DỤNG GIẢM ĐAU NGOẠI VI
Cao lỏng TTTUT với liều 28g/kg/ngày hoặc 80g/kg/ngày đều có
tác dụng giảm đau ở chuột nhắt trắng ở mọi thời điểm nghiên cứu có ý
nghĩa thống kê trong mô hình đau quặn theo phương pháp Koster. [15]
Theo phương pháp Koster tức là dùng tác nhân gây đau là hóa chất
(acid acetic), đây là phương pháp gây đau kinh điển dùng để đánh giá tác
dụng giảm đau tại chỗ, theo cơ chế tác dụng ngoại vi của các thuốc giảm
đau như nhóm hạ sốt – giảm đau – kháng viêm non – steroid [4],[17].
Thành phần của bài thuốc này gồm các vị Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên
khung, Ngũ linh chi, Ngưu tất, Một dược theo YHCT đều có tác dụng
13

13


hoạt huyết giảm đau chống viêm mạnh. Do bởi YHCt với quan niệm
“thống thì bất thông, thông thì bất thống”, đau là do khí huyết lưu chuyển
trong mạch lạc bị tắc trở gây đau nê các vị thuốc có tác dụng hoạt huyết
hóa ứ đã giải quyết sự ứ trệ này làm huyết mạch lưu thông nên giảm và
hết đau. Tần giao, Khương hoạt, Cam thảo được sử dụng nhiều trong điều
trị các bệnh lý cơ xương khớp với mục đích khu phong, trừ thấp, thông
kinh hoạt lạc, thông tý chỉ thống (giảm đau). Các kết quả nghiên cứu thực
nghiệm của nhiều tác giả cũng cho thấy: tinh dầu trong Xuyên khung có
tác dụng ức chế hoạt động não, giảm đau, Cam thảo có tác dụng giảm đau
và chống viêm mạnh, nước sắc Khương hoạt có tác dụng giảm đau mạnh
trên động vật thí nghiệm, tác dụng dược lý của nước sắc Ngưu tất với liều

20g/kg tiêm phúc mạc có tác dụng giảm đau với chuột đã bị gây đau theo
phương pháp Koster,…[2],[9],[19].
II.1.1. TÁC DỤNG GIẢM ĐAU TRUNG ƯƠNG
Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thái Hà (2012) đã cho thấy
cao lỏng TTTUT ở cả 2 liều 28g/kg/ngày và 80g/kg/ngày uống trong 4
ngày liên tục hoàn toàn không có tác dụng giảm đau trên mô hình mâm
nóng ở chuột nhắt trắng (p>0.05) [15].
Với phương pháp mâm nóng, dùng nhiệt độ là tác nhân gây đau
để đánh giá tác dụng giảm đau của các thuốc có cơ chế tác dụng trung
ương như nhóm opioid [16].Một số tác giả khác đã dùng phương pháp
mâm nóng để nghiên cứu tác dụng giảm đau của các thảo dược.
Năm 2005, Trần Quốc Bình nghiên cứu đánh giá tác dụng giảm
đau của cao Trục ứ - Hoạt huyết đan (thành phần cao có một số vị
thuốc giống bài thuốc TTTUT: Ngưu tất, Cam thảo, Xuyên khung,
Đương quy) trên thực nghiệm bằng phương pháp mâm nóng cho thấy,
với liều 15,3g/kg và 21,4g/kg có tác dụng giảm đau rõ rệt, làm cho

14

14


chuột kéo dài thời gian phản ứng với nhiệt độ so với nhóm chứng
(p<0,01) và tương đương với Aspirin 0,05g/kg (p>0,05) [3].
Năm 2011, Hoàng Thị Quế nghiên cứu tác dụng giảm đau của
bài thuốc VK2 (thành phần có một số vị thuốc giống bài TTTUT: Tần
giao, Xuyên khung, Ngưu tất, Cam thảo, Đương quy) trên thực
nghiệm: VK2 ở cả 2 liều 8,3g/kg và 24,9g/kg đều làm kéo dài thời gian
phản ứng với nhiệt độ của chuột nhưng kém hơn so với morphin liều
10mg/kg [12].

Tóm lại, kết quả nghiên cứu của Trần Thái Hà (2012) ở hai mô
hình cho thấy: cao lỏng TTTUT chỉ có tác dụng giảm đau trên mô hình
gây đau bằng acid acetic, nói cách khác thuốc chỉ có tác dụng giảm
đau theo cơ chế ngoại vi. Tác dụng giảm đau của Thân thống trục ứ
thang ở mức vừa phải, tương đương với aspirin liều 100mg/kg.
II.2. TÁC DỤNG KHÁNG VIÊM TRÊN THỰC NGHIỆM
II.2.1. TÁC DỤNG KHÁNG VIÊM CẤP
*Tác dụng kháng viêm cấp trên mô hình gây phù chân chuột
Trên mô hình gây phù chân chuột bằng carrageenan có bản chất
là polysacarid giống với cấu trúc vỏ vi khuẩn, vì vậy đáp ứng miễn
dịch của cơ thể chủ yếu là đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu với sự
tham gia chủ yếu của đại thực bào, bách cầu đa nhân trung tính [4],[7].
Biểu hiện của quá trình viêm này là giãn mạch, bạch cầu xuyên mạch,
tăng tiết các chất trung gian hóa học như prostaglandin, histamine,
leucotrien, biểu hiện quan sát thấy chủ yếu là triệu chứng phù. Kết quả
của Trần Thái Hà (2012) cho thấy cao lỏng TTTUT liều 16g/kg có tác
dụng ức chế phản ứng phù ở thời điểm sau 24 giờ sau gây viêm, thuốc
làm giảm đến 35% so với chứng. Liều 48g/kg có tác dụng ức chế
pah3n ứng phù rõ nhất ở thời điểm 6 giờ và 24 giờ sau gây viêm, thuốc
làm giảm viêm đến 32% và 37% so với chứng. Như vậy liều cao thể
15

15


hiện tác dụng chống viêm mạnh hơn, thuốc có tác dụng chống viêm tại
các thời điểm sau của quá trình nghiên cứu.[15]
Theo Seung R. (1997) đã chỉ ra đặc tính chống đông, hoạt huyết
mạnh của vị thuốc Địa long trên thực nghiệm, điều này góp phần lý
giải tác dụng hoạt huyết chỉ thống (giảm đau) trên lâm sàng theo

nguyên lý YHCT của vị thuốc Địa long [20].
Theo Kyoung Soo Kim (2008), vị thuốc Tần giao cũng là một
trong những vị thuốc có tác dụng chống viêm rõ rệt trên động vật thực
nghiệm [18].
Năm 2008, tác giả Vương Cẩm Ba và An Lợi Bình, Trung Quốc
đã chứng minh được TTTUT có tác dụng làm giảm viêm thông qua
các chỉ số fibrin, CRP, tốc độ máu lắng, chỉ số viêm khớp, cải thiện vi
tuần hoàn, làm giảm viêm trên chuột gây viêm khớp thực nghiệm [23].
Năm 2008, một tác giả khác là Tôn Chí Tân – Trung Quốc
nghiên cứu tác dụng giảm đau chống viêm của cao lỏng TTTUT trên
thực nghiệm đã chứng minh: Cao lỏng TTTUT làm tăng ngưỡng đau
của chuột trong mô hình mâm nóng, có tác dụng giảm viêm, giảm sung
khớp, khống chế sự tăng quá mức TNF-alpha, IL-1, PGE 2, làm cân
bằng nồng độ TXA2 và PGI2 trong máu của chuột [24].
*Tác dụng kháng viêm cấp trên mô hình gây viêm màng
bụng
Trên mô hình gây tràn dịch màn bụng ngoài việc dùng kháng
nguyên là carrageenan còn dùng thêm formaldehyde nồng độ thấp. Vì
vậy mô hình này sẽ khởi động các quá trình viêm cấp, bản chất của
quá trình này là sự đáp ứng của các tế bào miễn dich là các bạch cầu
đa nhân trung tính nhưng do có mặt formldehyd nên triệu chứng chủ
yếu là tăng tiết dịch vào vị trí gây viêm [21],[22].
16

16


Kết quả nghiên cứu của Trần Thái Hà (2012) cho thấy cao lỏng
TTTUT liều thấp 16g/kg không làm giảm lượng dịch rỉ viêm, số lượng
bạch cầu và hàm lượng protein trong dịch rỉ viêm. Tuy nhiên, ở liều

cao 48g/kg cao lỏng TTTUT có một phần tác dụng chống viêm thông
qua làm giảm dịch rỉ viêm. Điều này có thể lý giải được vì tất cả các vị
thuốc trong bài thuốc này đều có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, thông kinh
hoạt lạc và một số vị thuốc đã được chứng minh có tác dụng dược lý
giảm đau chống viêm mạnh…[5],[9],[14]. Các vị thuốc như Tần giao,
Khương hoạt, Một dược có tác dụng khu phong, trừ thấp, thông kinh
hoạt lạc được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh đau nhức xương
khớp.
II.2.2. TÁC DỤNG KHÁNG VIÊM MẠN
(Gây u hạt thực nghiệm theo phương pháp của Ducrot julon)
Mô hình u hạt thực nghiệm nhằm đánh giá tác dụng chống viêm
mạn của thuốc thông qua ức chế quá trình tăng sinh tổ chức tạo thành
u hạt. U hạt tạo thành là do có phản ứng viêm hình thành, vì có sự tồn
tại của vật lạ không tự tiêu là amiant gây ra. Các kháng nguyên phụ
thuộc tuyến ức sẽ khởi động quá trình đáp ứng miễn dịch qua trung
gian tế bào nhằm loại trừ kháng nguyên lạ, do các tế bào lympho T phụ
trách. Cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tập trung nhiều tế bào tạo ra mô
bào lưới, nguyên bào sợi bao quanh vật lạ, tạo nên mô hình viêm mạn
thực nghiệm.
Nghiên cứu của Trần Thái Hà (2012) cho thấy cao lỏng TTTUT
liều 28g/kg và 80g/kg có tác dụng chống viêm mạn tính rõ rệt thể hiện
qua tác dụng làm giảm trọng lượng khối u rõ rệt (giảm 28,14% đến
28,24% trọng lượng khối u) so với lô chứng (p<0,05 – 0,001). Tác
dụng này tương đương với hiệu quả khi dùng prednisolone liều

17

17



5mg/kg. Đây là tác dụng dược lý rất có ý nghĩa vì có thể dùng thuốc
trong điều trị các bệnh lý viêm mạn.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm này là cơ sở giải thích hiệu quả
cao lỏng TTTUT trong điều trị các bệnh lý viêm cấp và mạn tính, góp
phần chứng minh tác dụng của bài thuốc này trong điều trị đau thắt
lưng trên lâm sàng
III. KẾT LUẬN
-

Cao lỏng TTTUT liều 28g/kg và 80g/kg thể trọng có tác
dụng giảm đau ngoại vi trên chuột nhắt trắng trên mô hình

-

gây đau quặn bằng acid acetic.
Cao lỏng TTTUT liều 16g/kg và 48g/kg thể trọng có tác
dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù chân chuột cống

-

trắng ở thời điểm 24 giờ sau gây viêm.
Cao lỏng TTTUT liều 48g/kg thể trọng làm giảm thể tích

-

dịch rỉ viêm trên mô hình gây viêm màng bụng cấp.
Cao lỏng TTTUT liều 28g/kg và 80g/kg thể trọng có tác
dụng chống viêm mạn trên chuột nhắt trắng.

18


18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

TIẾNG VIỆT
Trần Quốc Bảo, Trần Quốc Bình (2011), Thuốc Y học cổ truyền và ứng

2.

dụng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung và CS (2006), Cây thuốc và động

3.

vật làm thuốc ở Việt nam Tập I, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
Trần Quốc Bình (2005), Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Hoạt huyết
đan trong điều trị bệnh viêm tắc động mạch chi, Luận án tiến sĩ y học,

4.

Trường Đại học Y Hà Nội
Bộ môn Dược lý, Trường Đại học Y Hà Nội (2005), Dược lý học lâm

5.
6.
7.
8.


sàng, Nhà xuất bản Y học.
Bộ y tế (2006), Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
Bộ y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
Hoàng Bảo Châu (1984), Châm cứu học, Nhà xuất bản Y học.
Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam (2010), Đông dược cổ truyền,

9.

Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
Trần Văn Kỳ (2005), Dược học cổ truyền toàn tập, Nhà xuất bản Y học

TP Hồ Chí Minh.
10. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản
Y học Hà Nội.
11. Lương Văn Nghĩa (Bản dịch, 2004), Y lâm cải thác, Nhà xuất bản Tổng
hợp, Hồ Chí Minh.
12. Hoàng Thị Quế (2011), Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Tam tý thang
gia giảm điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, Luận án tiến sĩ y học,
Trường Đại học Y Hà Nội.
13. Hoàng Duy Tân, Trần Văn Nhủ (2001), Từ điển Phương thang Đông y,
Nhà xuất bản Đồng Nai.
14. Viện Nghiên cứu và phổ biến kiến thức bách khoa (2007), Từ điển
bách khoa thư dược học, Nhà xuất bản tự điển bách khoa.
15. Trần Thái Hà (2012), Nghiên cứu bài thuốc Thân thống trục ứ thang
trên thực nghiệm và ứng dụng điều trị hội chứng thắt lưng hông do thoát
vị đĩa đệm, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
TIẾNG ANH

19


19


16.

Ankier S. J. (1974), New hot plate test to quantity anti nociceptive and

narcotic antagonist activities, Eur, J. Pharmacol,27:1-4.
17. Gerharn Vogel H. (2002), Drug discovery and

evaluation

Pharmacological assays, Chapter H: analgesic, anti-inflammatory, antipyretic activity, Springer, pp 669 – 774.
18. Kyoung Soo Kim, Hae In Rhee, Eun Kyung (2008), Anti-inflammatory
effects of Radix Gentianae Macrophyllae (Qinjiao), Rhizhoma Coptiis
(Huanglian) and Citri Unshiu Pericarpium (Wenzhou migan) in animal
models, Chinese Medicine 2008, 3:10 doi:10.1186/1749-8546-3-10.
19. Porchet F. C. et al (1999), Long term follow up of patients surgically
treated by the far-lateral approach for foranimal and exforanimal lumbar
disc herniation, J. Neurosurg (Spine 1)/Volume 90, pp 59-66.
20. Seung R, Paik, Jeong ImWoo, Gyung Mi Kim

(1997),

Deoxyribonucleic acid was responsible for the anticoagulatory effect of
an Earthworm, Lumbricus rubellus, J.Biochem. Mol. Biol. Vol 30 – No.1
pp 37-40.
21. Winter C. A., Risley E. A and Nuss G. W (1962), Carrageenan induced
edema in hind paw of the rat as an assay for anti-inflammatory drug,

Proc, exp. Biol. NJ, 111: 544-574.
22. World Health Organization (2000), Working group on the safety and
efficacy of herbal medicine, Report of regional office for the western
pacific of the World Health Organization.
23. Vương Cẩm Ba, Am Lợi Bình (2008), Ảnh hưởng của Thân thống trục
ứ thang trên nồng độ fibrinogen trên chuột gây viêm khớp thực nghiệm,
Trung y dược Tân Cương, tập 26, kỳ 2, tr.9-11.
24. Tôn Chí Tân (2008), Đánh giá tác dụng của Thân thống trục ứ thang và
phối ngũ trên chuột gây viêm khớp thực nghiệm, Luận văn Tiến sĩ, Trường
Đại học Trung y dược Hắc Long Giang, Trung Quốc.

20

20



×