Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

đánh giá hiệu quả và tiềm năng phát triển mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm ủ biogas quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.66 MB, 119 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO THỊ HỒNG NHUNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
MƠ HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI BẰNG HẦM
Ủ BIOGAS QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TAM DƯƠNG TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------

-------

ĐÀO THỊ HỒNG NHUNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN MƠ
HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI BẰNG HẦM Ủ
BIOGAS QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
TAM DƯƠNG TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Mã số: 60.44.03.01
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS HOÀNG THÁI ĐẠI
TS. TRỊNH QUANG HUY



HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.
Các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Đào Thị Hồng Nhung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến tồn thể các thầy cô giáo Khoa Môi trường, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo
điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành chương trình học cao học trong suốt 2 năm qua.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hoàng Thái Đại

và TS. Trịnh Quang Huy đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình cho tơi hồn thành đề tài nghiên cứu này.
Tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và môi
trường – Sở Tài nguyên và Mơi trường Vĩnh Phúc, UBND huyệnTam Dương,
Phịng TN&MT huyện Tam Dương, Phịng Nơng nghiệp & phát triển nơng thơn
huyện Tam Dương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập
những thông tin, lấy mẫu phân tích cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã
động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Học viên

Đào Thị Hồng Nhung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan...................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ........................................................................................................ iii
Mục lục ............................................................................................................. iv
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ............................................................. vii

Danh mục bảng biểu ........................................................................................ viii
Danh mục sơ đồ hình vẽ ..................................................................................... x
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài....................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu của đề tài........................................................................................ 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................... 3
1.1. Thực trạng phát triển ngành chăn nuôi tại Việt Nam. ................................... 3
1.1.1. Tổng quan ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ................ 4
1.1.2. Tổng quan về chất thải chăn nuôi. ................................................... 7
1.1.3. Công tác quản lý và giảm thiểu chất thải chăn nuôi....................... 12
1.1.4. Một số phương pháp quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ............. 18
1.2. TỔNG QUAN VỀ HẦM Ủ BIOGAS ........................................................ 23
1.2.1. Lịch sử phát triển của công nghệ biogas ........................................ 23
1.2.2. Tổng quan Biogas ......................................................................... 27
1.2.3. Đặc tính biogas ............................................................................. 27
1.2.4. Cơ chế tạo biogas trong hệ thống biogas ....................................... 28
1.2.5. Các sản phẩm thu được ................................................................. 30
1.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh biogas ............................ 30
1.2.7. Ứng dụng của biogas trong đời sống và sản xuất........................... 32
1.2.8. Tình hình sử dụng biogas trên thế giới và ở Việt Nam .................. 33
1.2.9. Ưu điểm của hầm ủ biogas ............................................................ 34
1.2.10 Các dạng hầm ủ ở Việt Nam ........................................................ 35

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 38

2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 38
2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 38
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 38
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tam Dương ................. 38
2.3.2. Tình hình chăn ni của huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc ........ 38
2.3.3. So sánh hiệu quả xử lý bằng biogas và các hình khác trên địa
bàn huyện Tam Dương .................................................................. 38
2.3.4. Đề xuất các giải pháp phát triển mơ hình hầm ủ biogas trong
chăn ni hộ gia đình ..................................................................... 39
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 39
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................ 39
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ............................................. 39
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản ................................................ 40
2.4.4. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu ........................................ 41
2.4.5. Phương pháp phân tích .................................................................. 41
2.4.6. Phương pháp đánh giá................................................................... 42
2.4.7. Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích ........................................ 42
2.4.8. Phương pháp trình bày và xử lý số liệu.......................................... 42
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................. 43
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Tam Dương ................................ 43
3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình ..................................................................... 43
3.1.2. Đặc điểm khí tượng, thủy văn ....................................................... 45
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Tam Dương................................ 48
3.2. Tình hình phát triển chăn ni của huyện Tam Dương............................... 49
3.2.1. Tình hình phát triển chăn ni của huyện...................................... 49
3.2.2. Thực trạng môi trường khu vực chăn nuôi huyện Tam Dương ...... 52
3.3. So sánh hiệu quả xử lý chất thải chăn ni bằng Biogas với các hình
thức khác trên địa bàn huyện Tam Dương ................................................... 65
3.3.1. Chi phí đầu tư ............................................................................... 65


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


3.3.2. So sánh hiệu quả ........................................................................... 69
3.3.3. Đề xuất các giải pháp phát triển mơ hình hầm ủ biogas trong
chăn ni hộ gia đình. .................................................................... 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 78
Kết luận: ........................................................................................................... 78
Kiến nghị:......................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 81

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

COD

Nhu cầu oxy hóa học

FAO

Tổ chức Lương thực và Nơng nghiệp Liên Hiệp Quốc


KH&CN

Khoa học và cơng nghệ

KSH

Khí sinh học

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NQ-CP

Nghị quyết – Chính phủ

NT

Nước thải

TN&MT

Tài ngun và Mơi trường

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

UBND


Ủy ban nhân dân

UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc

USD

Đồng đô la Mỹ

VAC

Vườn ao chng

VACB

Vườn, ao, chuồng, khí sinh học)

VACVINA

Hội làm vườn

VSV

Vi sinh vật

WHO

Tổ chức y tế thế giới


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1. Tính chất nước thải chăn ni.............................................................. 8
Bảng 1.2. Ước tính tổng lượng nước thải do vật nuôi phát sinh trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc .................................................................................... 9
Bảng 1.3. Số lượng hầm biogas do Sở Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ
giai đoạn 2010 – 2014 ....................................................................... 13
Bảng 2.1 : Bảng thu thập số liệu sơ cấp bằng phiếu điều tra.............................. 39
Bảng 2.2. Vị trí lấy mẫu nước thải sau xử lý của bể Biogas ............................... 40
Bảng 2.3. Mẫu nước thải theo quy mơ và hình thức xử lý ................................. 41
Bảng 3.1. Giá trị trung bình qua nhiều năm các yếu tố khí tượng của khu
vực nghiên cứu năm 2014 .................................................................. 46
Bảng 3.2. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005– 2014......................................... 48
Bảng 3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tam Dương giai đoạn 2009-2014 ..... 49
Bảng 3.4. Quy mô chăn nuôi huyện Tam Dương ............................................... 51
Bảng 3.5. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn trong hoạt động chăn
nuôi tới người dân ............................................................................. 52
Bảng 3.6. Bảng Đánh giá mức độ ảnh hưởng của mùi trong hoạt động chăn
nuôi tới người dân ............................................................................. 53

Bảng 3.7. Lượng nước sử dụng cho việc rửa chuồng trong chăn ni gia súc
đối với các hộ có quy mơ chăn ni khác nhau .................................. 54
Bảng 3.8. Các hình thức xử lý nước thải tại các cơ sở chăn nuôi tập trung
trên địa bàn huyện Tam Dương ......................................................... 55
Bảng 3.9. Kết quả phân tích các chỉ tiêu nước thải tại các hộ chăn ni ............. 59
Bảng 3.10. Chi phí xây dựng hầm biogas vòm cầu nắp cố định bằng gạch 12 m3 .... 66
Bảng 3.11. Chi phí xây dựng hầm biogas vòm cầu nắp cố định bằng gạch 8m3 ..... 66
Bảng 3.12: Chi phí xây dựng hầm biogas vịm cầu nắp cố định bằng gạch 6m3 ....... 67
Bảng 3.13. Chi phí – lợi ích của hộ đầu tư xây dựng hầm biogas ....................... 69
Bảng 3.14. Chi phí – lợi ích của hộ đầu tư các dạng xử lý khác ......................... 69

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


Bảng 3.15. Bảng so sánh hiệu quả với quy mô ≤ 50 con .................................... 71
Bảng 3.16. Bảng so sánh hiệu quả với quy mô ≥ 50; ≤ 100 con ........................ 71
Bảng 3.17. Bảng so sánh hiệu quả với quy mô ≥ 100 con .................................. 72
Bảng 3.18. Khuyến cáo quy mô và kích thước hầm ủ Biogas phù hợp ............... 73
Bảng 3.19. Những sự cố thường gặp và cách khắc phục ở hầm ủ biogas nắp
cố định dạng vòm cầu ........................................................................ 75

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
STT


Tên bảng

Trang

Hình 1.1. Giá trị sản xuất ngành chăn ni qua các năm ...................................... 5
Hình 1.2. Diễn biến số lượng đàn gia súc, gia cầm qua các năm .......................... 6
Hình 1.3. Tổng lượng nước thải do vật nuôi phát sinh biến động qua các năm ... 10
Hình 1.4. Hầm Biogas sử dụng bạt chống thấm HDPE: ..................................... 35
Hình 1.5. Hầm biogas Composite ...................................................................... 36
Hình 1.6. Chi tiết hầm biogas Composite.......................................................... 36
Hình 1.7. Hầm Biogas làm bằng Betong ............................................................ 37
Hình 3.1: Sơ đồ hành chính huyện Tam Dương ................................................ 44
Hình 3.2. Tỷ lệ xử lý nước thải chăn nuôi của các hộ được điều tra .................. 56
Hình 3.3. Nước thải chăn ni chưa xử lý.......................................................... 57
Hình 3.4. Nước thải chăn nuôi sau xử lý bằng bể Biogas ................................... 58
Hình 3.5. Hàm lượng TSS của mẫu nước thải phân tích.................................... 60
Hình 3.6. Hàm lượng BOD5 của mẫu nước thải phân tích ................................. 60
Hình 3.7. Hàm lượng COD của mẫu nước thải phân tích ................................... 61
Hình 3.8. Hàm lượng tổng N của mẫu nước thải phân tích................................. 61
Hình 3.9. Hàm lượng tổng P trước và sau hầm biogas ....................................... 62
Hình 3.10. Tổng số coliform của nước thải trước và sau hầm biogas ................. 62
Hình 3.11: Đánh giá của người dân về mùi gas khi sử dụng hầm biogas ............ 64
Hình 3.12. Cơ cấu khoản tiền tiết kiệm được của các hộ sử dụng hầm biogas .... 68
Hình 3.13: Sơ đồ đề xuất hệ thống Dewats áp dụng cho hậu Biogas tại Vĩnh
Thịnh.................................................................................................. 76

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page x



MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi là ngành cung cấp lượng protein động vật chủ yếu trong bữa
ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Đó là ngành sản xuất đang được phát triển rộng
rãi nhất là ở các vùng nông thơn, khi mà người dân có thể tận dụng diện tích đất
trống quanh nhà cũng như nguồn thức ăn tự nhiên phong phú để tăng thêm thu
nhập cho gia đình. Hiện nay, hình thức chăn ni truyền thống như chuồng trại
nằm bên cạnh nhà ở, thậm chí ở một số nơi người ta nuôi súc vật trong nhà, hay
thải chất bẩn trực tiếp ra sông không những gây mùi hôi khó chịu, làm mất vẻ mỹ
quan mơi trường, làm ơ nhiễm những dịng sơng, kênh rạch. Phân và nước thải từ
các hộ chăn nuôi thải ra môi trường chưa qua xử lý trở thành mối đe dọa trực tiếp
tới sức khoẻ con người, vật nuôi và là môi trường lý tưởng cho ruồi nhặng, muỗi
và côn trùng phát triển. Mật độ sống cao của những loài này là nguyên nhân gây
ra những bất tiện trong sinh hoạt, chúng còn là những ký chủ trung gian truyền
nhiều bệnh truyền nhiễm hết sức nguy hiểm cho con người và vật nuôi. Bên cạnh
đó, mùi hơi thối của phân gia cầm, gia súc cũng là mối phiền tối đáng kể khơng
những cho chính hộ chăn ni mà cịn ảnh hưởng đến các hộ dân sống gần khu
vực chăn nuôi. Nhiều nhà khoa học cho biết, mùi hơi thối của phân có thể làm
ảnh hưởng sức khoẻ, tâm trạng hay căng thẳng, giận dữ, suy nhược, mệt mỏi,
nhầm lẫn và có liên quan tới nhiều triệu chứng bệnh ở người như chảy nước mắt,
đau xoang mũi, ngạt mũi, đau họng, khó thở, viêm da, ngứa, đau khớp...
Trước thực trạng đó, để ngành chăn ni phát triển hiệu quả và bền vững,
địi hỏi phải có các biện pháp xử lý hữu hiệu. Thực tế, có rất nhiều dự án nghiên
cứu của nhiều tổ chức, cá nhân về việc giải quyết chất thải từ hoạt động chăn
nuôi để giảm nguy cơ ô nhiễm cũng như tận dụng lại chất thải chăn nuôi làm
nguồn nguyên liệu phục vụ cho hoạt động nơng nghiệp khác. Trong đó, việc tận
dụng chất thải chăn ni để tạo ra khí sinh học đang là một giải pháp hiệu quả
nhất không những giảm được nguy cơ ô nhiễm, giải quyết được bài tốn năng

lượng phục vụ cho sinh hoạt, mà cịn là giải pháp kinh tế cho những người dân ở
nông thôn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Đánh giá hiệu quả và tiềm năng phát
triển mơ hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm ủ biogas quy mô hộ gia đình
trên địa bàn huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc” được thực hiện hướng đến
mục tiêu phát triển mơ hình hầm ủ biogas quy mơ hộ gia đình, nhằm góp phần
giải quyết vấn nạn ơ nhiễm đang đe dọa môi trường nông thôn, đáp ứng yêu cầu
phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá hiệu quả của mơ hình sử dụng hầm Biogas trong xử lý chất
thải chăn ni hộ gia đình, hạn chế ơ nhiễm mơi trường từ đó đưa ra hướng
phát triển và nhân rộng hầm biogas quy mộ hộ gia đình trên địa bàn huyện
Tam Dương.
1.3. Yêu cầu của đề tài
Nắm được thực trạng chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn
nghiên cứu.
Đánh giá được hiệu quả của q trình sử dụng hầm Biogas trong q trình
chăn ni hộ gia đình.
Các số liệu điều tra phải trung thực, phản ánh đúng thực trạng chăn nuôi và
quản lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn nghiên cứu.
Các giải pháp đề xuất về cải thiện chất lượng môi trường chăn ni phải có
cơ sở khoa học, có tính khả thi, có thể áp dụng cho địa bàn nghiên cứu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thực trạng phát triển ngành chăn nuôi tại Việt Nam.
Theo báo cáo dự án: “Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” cho thấy sản lượng lương thực
tăng nhanh trong thời gian gần đây đã đưa Việt Nam từ một quốc gia thiếu lương
thực trong thập kỷ 80 trở thành một quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 2 - 3 trên
thế giới. Trong 16 năm xuất khẩu gạo (1989 – 2004) Việt Nam đã cung cấp cho
thị trường lương thực thế giới hơn 45,14 triệu tấn gạo, thu về hơn 10,77 tỷ USD.
Sản lượng lương thực, thực phẩm cao đã tạo điều kiện tốt cho sự phát triển công
nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và đưa nghành chăn nuôi trở thành
nghành có tốc độ phát triển nhanh và ổn định.
Năm 2003, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đã có sự chuyển dịch tích
cực. Cơ cấu tổng thu từ nghành trồng trọt chiếm 68,5%, thu từ nghành chăn nuôi
chiếm 29,5% , thu từ hoạt động dịch vụ nông nghiệp chỉ 2%. Trong nghành trồng
trọt tỷ lệ thu từ cây hàng năm chiếm 77,8%, thu từ cây lâu năm chiếm 19,7%.
Phát triển chăn nuôi theo hướng tập chung và chuyên mơn hóa cao là một
trong những nội dung quan trọng trong q trình cơng nghiệp hóa sản xuất nơng
nghiệp của nước ta trong thời kỳ phát triển mới. Theo kết quả điều tra dân số, đến
ngày 01 tháng 4 năm 2009, Việt Nam có tổng số dân là 85.789.773 người, là một
trong 10 quốc gia có mật độ dân số cao nhất trên thế giới (khỏang 260
người/km2). Nhu cầu thực phẩm trong điều kiện dân số tăng và đời sống ngày
càng được nâng cao đã và đang đặt ra cho các nhà quản lý nơng nghiệp phải
nhanh chóng hiện đại hóa sản xuất nơng nghiệp. Trong khi diện tích dành cho
sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm do phát triển đơ thị, cơng nghiệp, giao
thơng và các cơng trình dịch vụ khác, phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung,
nâng cao quy mô là xu thế tất yếu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thịt,
trứng, sữa cung cấp cho nhân dân và cho xuất khẩu.

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới, nghành chăn
ni đã đạt được những thành tích đáng kể. Tốc độ tăng đàn gia súc, gia cầm
trong 10 năm gần đây dao động trung bình từ 3,0 – 6,0 %, trong đó đàn lợn tăng
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


6,77 %, bò tăng 4,1 %, gia cầm tăng 6 – 9 % năm, riêng đàn trâu không tăng mà
một số vùng có xu hướng giảm.
1.1.1. Tổng quan ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Trong những năm qua tỉnh Vĩnh Phúc đã dành nhiều chương trình và dự án
nghiên cứu về ngành chăn nuôi do ý nghĩa quan trọng của ngành, không chỉ nghiên
cứu về tiềm năng và thực trạng, định hướng phát triển của ngành mà tỉnh Vĩnh Phúc
đã và đang lưu tâm đến những ảnh hưởng do ngành chăn nuôi tác động.
Theo báo cáo: “Điều tra lượng thải và đánh giá mức độ ô nhiễm môi
trường tại các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - 2014” đánh giá
Vĩnh Phúc là một địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển chăn
ni một cách tồn diện; đó là nguồn ngun liệu tại chỗ để chế biến thức ăn gia
súc, gia cầm như: Gạo, ngô, sắn, đậu tương và bột cá. Đặc biệt, Vĩnh Phúc có vị
trí gần thủ đơ Hà Nội với nhu cầu tiêu thụ lương thực - thực phẩm rất lớn. Chăn
ni cơng nghiệp theo mơ hình trang trại đang phát triển nhanh, đạt năng suất và
hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng trọt; đó là động lực giúp cho
ngành chăn ni của tỉnh ngày càng phát triển.
Để khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh này, Vĩnh Phúc đã đưa ra các giải
pháp nhằm “tăng tốc” phát triển chăn nuôi đến năm 2020, đề ra mục tiêu phương
hướng đến năm 2030, mức tăng trưởng ngành chăn nuôi định hướng đạt 8,2%
đến năm 2020.
Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp đã
gây ra những ảnh hưởng đến tổng số lượng đàn trâu, bò do khả năng tái đàn

chậm. Xu hướng phát triển trong những năm tiếp theo là phát triển đàn bò lai lấy
thịt, lấy sữa để tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, giảm dần số lượng đàn trâu do
mục đích sử dụng làm sức kéo trong nơng nghiệp giảm thay vào đó là sử dụng
các loại máy móc hiện đại giải phóng sức người và gia súc. Mặc dù gặp nhiều
khó khăn như giá thức ăn gia súc, gia cầm tăng cao, nguy cơ dịch bệnh thường
xuyên đe dọa nhưng trong những năm gần đây ngành chăn ni của tỉnh vẫn có
sự tăng trưởng cao. Theo số liệu niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013,
giá trị sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh được thể hiện trong hình sau:

Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


Đơn vị: triệu đồng

Hình 1.1. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi qua các năm
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013)
Chất lượng đàn gia súc, gia cầm đã được nâng cao; nhiều giống gia súc,
gia cầm mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất trên địa bàn
tỉnh. Quy mô đàn trong nông hộ được mở rộng theo hướng sản xuất hàng hoá,
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, cung cấp cho thị trường trong nước và
nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu, từng bước đưa chăn
nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nơng nghiệp. Đến nay, tồn tỉnh có
hàng trăm trang trại chăn ni lợn với quy mơ trung bình từ 50 – 100 con, có
những trang trại nuôi lợn nái lên đến 600 con, trang trại ni lợn thịt hàng nghìn
con (tại huyện Tam Dương, huyện Vĩnh Tường). Có 8 trang trại chăn ni bị
thịt, bị sữa với quy mơ từ 30 – 60 con. Đối với đàn gia cầm: Các giống được đưa
vào chăn ni chủ yếu là gà Lương Phượng, gà Tam Hồng, gà Ross, do đó đã
nâng cao được trọng lượng xuất chuồng, các giống thuỷ cầm gồm ngan Pháp.

Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 100 trang trại gà với quy mô từ vài ngàn đến
vài chục ngàn con, tập trung ở các huyện Tam Dương, Lập Thạch, thành phố
Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên. Hiệu quả chăn nuôi theo hình thức này bước đầu
đạt khá, đã tạo được khối lượng hàng hoá lớn, tập trung, hiện đang được hộ nông
dân quan tâm đầu tư mở rộng sản xuất gắn với áp dụng kỹ thuật - công nghệ tiên
tiến như xây chuồng lồng, làm hệ thống mát, xây dựng hệ thống biogas vừa tạo
khí đốt, vừa làm sạch mơi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


Số lượng cụ thể của các loại gia súc, gia cầm khơng có sự tăng trưởng
đồng đều do gặp nhiều biến động trong q trình chăn ni. Trong đó chỉ có lợn
và gà vẫn giữ được sự tăng trưởng về đàn, cụ thể đến năm 2012 tổng số lợn trên
địa bàn tỉnh là 480.100 con; tổng số gà là 7.375.800 con. Trong đó chăn ni trâu
bị tập trung nhiều ở các huyện: Vĩnh Tường, Sơng Lơ, Lập Thạch nơi có thể
phát triển đồng cỏ chăn thả tự nhiên và kết hợp với trồng cỏ.
Đơn vị: con

Hình 1.2. Diễn biến số lượng đàn gia súc, gia cầm qua các năm
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013)
Tình hình dịch bệnh và giá cả các loại thực phẩm diễn ra hết sức phức tạp
gây ảnh hưởng lớn đến số lượng vật nuôi nhất là gia cầm. Tuy nhiên do gia cầm
là loại vật ni có khả năng sinh sản nhanh nhất và giá trị của nghành chăn nuôi
gia cầm lớn cho nên thời gian tái đàn ngắn. Quy mô chăn nuôi gia cầm chủ yếu
trên địa bàn tỉnh vẫn là chăn ni nơng hộ, mỗi gia gia đình ni số nhỏ từ vài
trục đến vài trăm con, hình thức chăn ni chủ yếu vẫn là thả vườn chưa mang
tính cơng nghiệp nên hiệu quả kinh tế thấp. Trong những năm trở lại đây trên địa
bàn các huyện như: Tam Dương, Tam Đảo đã hình thành nên các trang trại chăn

ni gia cầm tập trung mang lại hiệu quả cao vừa đảm bảo vệ sinh môi trường
trong khu dân cư vừa mang lại nguồn lợi kinh tế lớn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


1.1.2. Tổng quan về chất thải chăn nuôi.
1.1.2.1. Đặc điểm chất thải chăn nuôi phát sinh
Chất thải chăn nuôi chia ra thành 3 nhóm:
+) Chất thải rắn: Phân, thức ăn thừa, chất độn, lông, chất hữu cơ...
+) Chất thải lỏng: Nước tiểu, nước rửa chuồng, tắm rửa gia súc, vệ sinh lị
mổ, các dụng cụ…
+) Chất thải khí: CO2, NH3, CH4…
a. Chất thải rắn
Là những thành phần từ thức ăn nước uống mà cơ thể gia súc không hấp
thụ được và thải ra ngồi cơ thể, có độ ẩm từ 56 - 83%. Chất thải rắn bao gồm
những thành phần sau:
- Những dưỡng chất khơng tiêu hóa được của q trình tiêu hóa vi sinh:
men tiêu hóa, chất xơ, protein dư thừa, axit amin (trong nước tiểu). Các khoáng
chất dư thừa như P2O5, K2O, CaO, MgO… cũng xuất hiện trong phân.
- Các chất cặn bã của dịch tiêu hóa (trypsin, pepsin …), các mơ tróc ra từ
các niêm mạc của ống tiêu hóa và chất nhờn theo phân ra ngồi.
- Các loại vi sinh vật trong thức ăn, ruột bị thải ra ngoài theo phân.
Lượng phân thải ra trong một ngày đêm tùy thuộc vào giống, loài, tuổi và
khẩu phần ăn. Lượng phân lợn thải ra mỗi ngày có thể ước tính 6 - 8% trọng
lượng của vật ni.
b. Nước thải
Nước thải chăn nuôi là một loại nước thải rất đặc trưng và có khả năng
gây ơ nhiễm mơi trường cao do có chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, cặn lơ

lửng, N, P và VSV gây bệnh.
Nước thải chăn nuôi xử lý chưa hợp lý hay thải trực tiếp vào môi trường
nước sẽ làm suy giảm lượng oxy hòa tan do cơ chế tự làm sạch nhờ vi sinh vật
hiếu khí, các vi sinh vật này sử dụng oxy để phân hủy các hợp chất hữu cơ từ
phân và chất thải chăn ni. Thêm vào đó, trong chất thải chăn nuôi hàm lượng
chất dinh dưỡng nitơ, photpho cao gây hiện tượng phú dưỡng hóa ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống thủy sinh vật trong nguồn tiếp nhận.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Bảng 1.1. Tính chất nước thải chăn ni
Chỉ tiêu

Đơn vị

Nồng độ

Độ màu

Pt-Co

350 - 870

Độ đục

mg/l

420 - 550


BOD5

mg/l

3500 - 8900

COD

mg/l

5000 - 12000

SS

mg/l

680 - 1200

Tổng P

mg/l

36 - 72

Tổng N

mg/l

220 - 460

(Nguồn: Bùi Hữu Đồn - 2011)

Nước thải chăn ni với hàm lượng các chất ơ nhiễm cao, có các đặc tính sau:
+) Các chất hữu cơ: Hợp chất hữu cơ chiếm 70 – 80% bao gồm cellulose,
protit, acid amin, chất béo, hidrat carbon và các dẫn xuất của chúng, thức ăn thừa.
+) N và P: Khả năng hấp thụ N và P của các loài gia súc, gia cầm rất kém,
nên khi ăn thức ăn có chứa N và P thì chúng sẽ bài tiết ra ngoài theo phân và
nước tiểu. Trong nước thải chăn nuôi heo thường chứa hàm lượng N và P rất cao.
Hàm lượng N – tổng = 220 – 460 mg/l trong đó N-NH4 chiếm khoảng 80 - 90%;
P – tổng = 36 – 72 mg/l.
+) Sinh vật gây bệnh: Nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi trùng, virus
và trứng ấu trùng giun sán gây bệnh.
c. Khí thải
Chất thải khí: Chăn ni phát thải nhiều loại khí thải (CO2, NH3, CH4,
H2S, ... thuộc các loại khí nhà kính) do hoạt động hơ hấp, tiêu hóa của vật nuôi,
do ủ phân, chế biến thức ăn, ...
1.1.2.2.. Lượng phát sinh nước thải chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Cùng với q trình đơ thị hố diễn ra nhanh chóng, theo dự báo và quy hoạch
phát triển ngành chăn ni tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
số lượng các trang trại chăn nuôi tập trung tiếp tục gia tăng về số lượng và quy mơ.
Do đó tiềm ẩn trong tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi là các vấn đề về môi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


trường, đặc biệt nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm do chất thải chưa
được xử lý đạt Quy chuẩn cho phép để xả thải vào môi trường.
Trong q trình điều tra các trang trại chăn ni trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Phúc, tôi đã triển khai điều tra lượng phát sinh nước thải tính trên đầu vật ni
trong 01 ngày đêm, cụ thể lượng nước thải vật nuôi phát sinh là: Bị thải 22
lít/con/ngày đêm, lợn thải 41 lít/con/ngày đêm, gia cầm thải 0,58 lít/con/ngày
đêm. Qua đó dựa trên tổng đàn chăn nuôi biến động qua các năm ta sẽ tính tốn
và ước lượng được tổng lượng nước thải do vật nuôi phát sinh, cụ thể được thể
hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1.2. Ước tính tổng lượng nước thải do vật nuôi phát sinh
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Đơn vị: m3/năm
2011

Lượng

Vật
nuôi

nước thải

Số lượng

(l/con/ngày)

(con)

2012

Lượng
thải
3


(m /năm)

Số lượng Lượng thải

2020
Số lượng

(con)

(m3/năm)

(con)

Lượng
thải
3

(m /năm)



22

120.060

960.480

94.060

752.480


185.000

1.480.000

Lợn

41

498.100

7.272.260

480.100

7.009.460

820.000

11.972.000

Gia cầm

0,58

Tổng

8.463.600 1.777.356 8.566.600 1.798.986

12.500.000 2.625.000


9.081.760 10.010.096 9.140.760 9.560.926

13.505.000 16.077.000

(Nguồn: Báo cáo điều tra lượng thải và đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại
các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - 2014)
Qua bảng trên chúng ta cũng nhận thấy được các đối tượng vật ni khác
nhau cũng có định mức nước thải phát sinh khác nhau, trong đó lợn có định mức
nước thải phát sinh là cao nhất 41 lít/con/ngày đêm cịn gia cầm nếu như trong
q trình chăn ni các hộ làm lớp đệm lót tốt thì lượng phát sinh nước thải thấp.
Như vậy, tổng lượng nước thải chăn nuôi phát sinh không đồng đều qua
các năm, cụ thể trong năm 2012 lượng nước thải chăn ni phát sinh ít hơn so
với năm 2011 do tốc độ phát triển đàn chăn nuôi giảm. Theo dự kiến phát triển
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


đàn chăn ni đến năm 2020 ta có thể biết được lượng nước thải phát sinh là rất
lớn, cụ thể lượng nước thải chăn nuôi phát sinh trong năm là 16.077.000 m3/năm.

Hình 1.3. Tổng lượng nước thải do vật ni phát sinh biến động qua các năm
Chúng ta đặc biệt phải quan tâm đến chất thải lỏng phát sinh trong hoạt
động chăn ni, vì dạng chất thải này có mức độ ơ nhiễm cao và khó kiểm sốt
được lưu lượng, tải lượng ô nhiễm.
Nước thải chăn nuôi là một loại nước thải rất đặc trưng và có khả năng
gây ơ nhiễm môi trường cao nhưng chúng là loại nước thải giàu hữu cơ có nguồn
gốc từ sinh khối động vật; ngồi ra trong thành phần nước thải cịn đặc trưng bởi
các thông số như: cặn lơ lửng, N, P và VSV gây bệnh. Theo kết quả báo cáo:

“Điều tra lượng thải và đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chăn
nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ” của Sở Tài nguyên và môi trường Vĩnh Phúc
năm 2012 đã tiến hành lấy mẫu và phân tích trên địa bàn tỉnh (trong đó có 03
huyện có mật độ chăn ni lớn là: Bình Xun, Tam Dương và Vĩnh Tường).
1.1.2.3. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi phát sinh không được xử lý tới môi
trường và sức khỏe người dân
Trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu thực phẩm trước mắt và
lợi nhuận kinh tế, ngành chăn nuôi đã phát triển với tốc độ rất nhanh. Tuy vậy
cùng với đó thì sự nhận thức của người chăn nuôi trong việc áp dụng các tiêu
chuẩn kỹ thuật về chuồng trại và kỹ thuật chăn nuôi vẫn chưa được áp dụng phổ
biến. Với phương thức sử dụng phân chuồng và nước thải không qua xử lý xả
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


trực tiếp ra môi trường đã và đang gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Điều
này không những làm giảm năng suất chăn ni, đồng thời cịn ảnh hưởng rất lớn
đến sức khỏe con người và môi trường sống xung quanh.
Chất thải chăn nuôi tác động đến môi trường và sức khỏe con người trên
nhiều khía cạnh: gây ơ nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, mơi trường khí, mơi
trường đất và các sản phẩm nơng nghiệp. Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều
căn bệnh về hô hấp, tiêu hoá, do trong chất thải chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo: nếu khơng có biện pháp thu gom và
xử lý chất thải chăn nuôi một cách thỏa đáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt là các
virus biến thể từ các dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh ở lợn
có thể lây lan nhanh chóng và có thể cướp đi sinh mạng của rất nhiều người.
Cho đến nay số lượng một báo cáo đánh giá chi tiết và đầy đủ về ô nhiễm
mơi trường do ngành chăn ni gây ra cịn rất ít. Theo báo cáo tổng kết của viện

chăn nuôi, hầu hết các hộ chăn nuôi đều để nước thải chảy tự do ra môi trường
xung quanh gây mùi hôi thối nồng nặc, đặc biệt là vào những ngày oi bức. Nồng
độ khí H2S và NH3 cao hơn mức cho phép khoảng 30 - 40 lần. Trong điều kiện
kỵ khí cộng với sự có mặt của vi khuẩn trong phân và nước thải xảy ra quá trình
khử các ion sunphát (SO42-) thành sunphua (S2-). Trong điều kiện bình thường thì
H2S là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về màu và mùi. Nồng độ
S2- tại hố thu nước thải chăn ni lợn có thể lên đến 330 mg/l cao hơn rất nhiều
so với tiêu chuẩn. Tổng số vi sinh vật và bào tử nấm cũng cao hơn mức cho phép
rất nhiều lần. Ngồi ra nước thải chăn ni cịn có chứa Coliform, e.coli, ..., và
trứng giun sán cao hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Trong điều kiện
bình thường thì H2S là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về màu
và mùi, nồng độ S2- tại hố thu nước thải chăn nuôi lợn có thể lên đến 330 mg/l
cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn.
Việc kiểm sốt chất thải chăn ni là một nội dung cấp bách cần được các
cấp quản lý, các nhà sản xuất và cộng đồng dân cư cần có sự quan tâm nhằm hạn

Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe của con người, cảnh quan khu dân cư
cũng như khơng kìm hãm sự phát triển của ngành.
1.1.3. Công tác quản lý và giảm thiểu chất thải chăn nuôi
1.1.3.1. Thực trạng công tác quản lý môi trường chăn nuôi
Công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn của ngành nơng nghiệp nói chung và
ngành chăn ni nói riêng trong việc bảo vệ mơi trường chăn ni bước đầu cũng
đã có kết quả đáng ghi nhận. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành gần 30 văn
bản có nội dung liên quan chi tiết đến công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
từ khâu xuất nhập khẩu con giống, chỉ đạo sản xuất, phịng chống dịch bệnh, ... và

nhiều văn bản khác có yêu cầu chú ý đến môi trường trong sản xuất, kinh doanh
vật nuôi thông thường và vật nuôi quý hiếm. Chính quyền một số tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương đã ban hành quy định hoặc hướng dẫn bảo vệ mơi trường
trong chăn ni. Nhiều mơ hình khuyến nơng chăn ni (lợn, gà) được xây dựng
có tiêu chí an tồn sinh học và thân thiện với môi trường được áp dụng ở hầu hết
các tỉnh thành trong toàn quốc. Hiện cũng đã có những nghiên cứu về mơi trường
trong hoạt động sản xuất chăn nuôi và đề xuất các giải pháp thích ứng.
Cơng tác bảo vệ mơi trường trong chăn ni (thụ động đối phó) và giảm
thiểu rủi ro cho chăn nuôi do ô nhiễm và sự cố môi trường (chủ động ứng phó) là
cơng tác đã và đang được nhiều bộ, ngành, các cấp chính quyền, cơ quan nhà
nước liên quan và người chăn nuôi quan tâm.
Tuy nhiên, các hoạt động thiết thực như đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ban hành các
tiêu chuẩn, quy chuẩn, thông tư hướng dẫn xây dựng đánh giá tác động môi trường, bản cam kết
bảo vệ môi trường... công tác thanh tra, kiểm tra, công tác hỗ trợ kỹ thuật, thiết bị xử lý chất
thải, cải thiện môi trường cho các quy mô chăn ni, ... cịn chưa đáp ứng u cầu thực tế.
1.1.3.2. Cơng tác kiểm sốt và giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi tại Vĩnh Phúc.

Cùng với tốc độ phát triển kinh tế, số lượng trang trại tiếp tục gia tăng
nhanh, qua đó tổng lưu lượng nước thải phát sinh cũng gia tăng gây nên các áp
lực về mơi trường nói chung và mơi trường nước nói riêng tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi phát sinh,
trong những năm qua tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai các dự án hỗ trợ xử lý chất
thải chăn nuôi bằng hầm biogas. Cụ thể như dự án: Hỗ trợ và nhân rộng mô hình

Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


hầm biogas (Sở Tài nguyên và Môi trường), dự án Khí sinh học (Sở Nơng nghiệp

và Phát triển nơng thơn), dự án hỗ trợ sử dụng biogas chạy máy phát điện (Sở
Khoa học và Công nghệ). Trong năm 2012, Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh
Phúc đã triển khai dự án: “Điều tra lượng thải và đánh giá mức độ ô nhiễm môi
trường tại các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm có những
đánh giá tổng quát về ngành chăn nuôi, lượng phát sinh chất thải và cũng qua đó
đề xuất các biện pháp giảm thiểu.
Bảng 1.3. Số lượng hầm biogas do Sở Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ giai
đoạn 2010 – 2014
Đơn vị: Hầm biogas
Stt

Tên huyện

2009

2010

2011

2012

1

Bình Xun

363

274

264


192

2

Vĩnh Tường

829

219

613

3

n Lạc

447

322

256

4

Vĩnh n

84

45


15

5

Phúc n

124

96

78

6

Lập Thạch

355

108

257

7

Tam Dương

398

98


157

8

Tam Đảo

176

151

222

9

Sơng Lô

749

294

355

3525

1607

2217

Tổng


109

102
403

(Nguồn: Điều tra dự án nhân rộng và hỗ trợ mơ hình hầm biogas – Sở TNMT
Vĩnh Phúc, 2014)
Nước thải chăn ni nói chung có nồng độ các chất ơ nhiễm cao, là
nguyên liệu đầu vào của các hầm biogas trong phạm vi nghiên cứu. Theo lý
thuyết, nồng độ các chất ô nhiễm sau khi được xử lý qua hầm biogas sẽ giảm
đáng kể, nước thải cảm quan có màu nhạt đi và ít có mùi hơi thối hơn so với đầu
vào. Việc nhân rộng mơ hình các hầm biogas trong các hộ gia đình chăn ni
trên địa bàn đã góp phần đáng kể nhằm cải thiện chất lượng mơi trường tại khu
vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


1.1.3.3. Nguyên nhân của yếu kém trong công tác quản lý mơi trường hoạt động
chăn ni
a. Trình độ quản lý của cơ quan nhà nước và kỹ thuật chăn nuôi, tổ chức thực
hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của người chăn ni cịn yếu
Hiện nay việc xử lý chất thải, tiêu hủy gia súc, gia cầm của người chăn
ni hầu hết cịn chưa đúng kỹ thuật, gây ảnh hưởng lớn đến nguồn nước, chất
đất và chất lượng không khí khu vực có chăn ni.
Đa số các chủ khu chăn ni chưa có ý thức kỷ luật đầy đủ về việc cần
thiết xử lý chất thải và ngăn ngừa dịch bệnh trong quá trình sản xuất. Hầu hết cơ

sở chăn ni khơng có hệ thống nước thải hồn chỉnh.
Ngun nhân chủ yếu của những tồn tại về môi trường (vừa là môi trường
sống đồng thời cũng là môi trường lao động của người chăn nuôi) ở nông thôn
nêu trên do: Trình độ học vấn của người nơng dân cịn thấp cùng với tâm lý, thói
quen lao động tiểu nơng, giản đơn đã cản trở người lao động trong việc tiếp cận
những kiến thức lao động chuyên môn và kiến thức về an tồn vệ sinh lao động.
Chỉ có khoảng 8% người lao động nông nghiệp qua đào tạo nghề, trong đó khu
vực đồng bằng sơng Cửu Long số thanh niên lao động nơng thơn có trình độ
cơng nhân kỹ thuật chiếm 6,27%( Hồ Thị Kim Hoa, Lê Thanh Hiền, Trần Thị Dân
(2005),có trình độ sơ cấp nghề chiếm 2,64% và chưa có trình độ chun mơn kỹ

thuật là 87,16%(Hồ Thị Kim Hoa, Lê Thanh Hiền, Trần Thị Dân (2005),Vấn đề an
tồn lao động trong hoạt động chăn ni và an toàn sức khỏe cho những người
chịu ảnh hưởng từ hoạt động chăn nuôi ở nước ta là một mối quan tâm cấp thiết
trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.
Vì chăn ni là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, tăng
tỷ trọng chăn nuôi là giải pháp tất yếu để duy trì và nâng cao giá trị của sản xuất
nơng nghiệp, trong khi đó hiện nay tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp ở nước
ta đang chiếm trên 25% và tăng dần qua các năm, nhiều địa phương có tỷ trọng
chăn ni trong nơng nghiệp trên 30%, trong đó ở tỉnh Bắc Giang 46%, TP Hồ
Chí Minh 39,2% (Hồ Thị Kim Hoa, Lê Thanh Hiền, Trần Thị Dân (2005),... nhìn
chung nơng nghiệp càng phát triển thì tỷ trọng chăn ni càng lớn hơn so với
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


×