HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------------***---------------
LÊ THỊ THỦY
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG GIẾT MỔ
GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN MẬU DŨNG
HÀ NỘI, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn
Lê Thị Thủy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Tôi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo, các đồng chí cán bộ từ
UBND huyện Đông Anh, Trạm thú y huyện Đông Anh, UBND các xã, nhân dân
địa phương, gia đình và bạn bè.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo PGS-TS
Nguyễn Mậu Dũng đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tôi trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Đông Anh, Trạm thú y Đông
Anh, UBND các xã trên địa bàn huyện Đông Anh, các hộ dân, các hộ giết mổ gia
súc, gia cầm đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành kế hoạch
nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ quản lý thư viện khoa Kinh Tế &
PTNT, quản lý thư viện của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện
cho tôi sử dụng tài liệu tham khảo.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Khoa Kinh Tế &
PTNT, các thầy cô trong bộ môn Tài nguyên và môi trường, các thầy cô đã trực
tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, cùng
toàn thể gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn
thạc sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2015
Học viên
Lê Thị Thủy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................ i
Lời cảm ơn .......................................................................................................... ii
Mục lục .............................................................................................................. iii
Danh mục bảng .................................................................................................. vi
Danh mục hình .................................................................................................. vii
Danh mục hộp ................................................................................................... vii
PHẦN I MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1.1
Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2
Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 3
1.2.1
Mục tiêu chung ........................................................................................ 3
1.2.2
Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3
1.3.1
Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 3
1.3.2
Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................... 5
2.1
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động giết mổ gia súc,
gia cầm .................................................................................................... 5
2.1.1
Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 5
2.1.2
Mục tiêu và nội dung quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ gia súc, gia
cầm ........................................................................................................ 10
2.1.3
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về hoạt động giết
mổ ......................................................................................................... 15
2.2
Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ gia súc, gia
cầm ........................................................................................................ 19
2.2.1
Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm
của các nước trên thế giới ...................................................................... 19
2.2.2
Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm
ở một số địa phương .............................................................................. 21
2.2.3
Bài học kinh nghiệm đối với quản lý giết mổ gia súc, gia cầm ............... 28
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 30
3.1
Đặc điểm địa bàn huyện Đông Anh ....................................................... 30
3.1.1
Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 30
3.1.2
Điều kiện kinh tế-xã hội ......................................................................... 35
3.2
Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 41
3.2.1
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ...................................................... 41
3.2.2
Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 41
3.2.3
Thu thập số liệu sơ cấp .......................................................................... 42
3.2.4
Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 43
3.2.5
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................. 44
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 45
4.1
Khái quát về thực trạng giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện
Đông Anh .............................................................................................. 45
4.1.1
Thực trạng giết mổ gia súc, gia cầm ở Thành phố Hà Nội ...................... 45
4.1.2
Thực trạng về giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Đông Anh ... 47
4.2
Thực trạng công tác quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ gia súc,
gia cầm .................................................................................................. 56
4.2.1
Công tác ban hành văn bản chính sách quản lý hoạt động giết mổ gia
súc, gia cầm ........................................................................................... 56
4.2.2
Xây dựng hệ thống tổ chức và quy chế phối hợp quản lý giết mổ gia
súc, gia cầm ........................................................................................... 60
4.2.3
Công tác quy hoạch cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố Hà Nội và
huyện Đông Anh .................................................................................... 70
4.2.4
Công tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của các chủ cơ
sở giết mổ gia súc gia cầm ..................................................................... 73
4.2.5
Công tác kiểm tra, thanh tra ................................................................... 76
4.3
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giết
mổ ......................................................................................................... 78
4.3.1
Đội ngũ cán bộ chuyên môn................................................................... 78
4.3.2
Cơ sở vật chất, trang thiết bị .................................................................. 80
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv
4.3.3
Chính sách ............................................................................................. 81
4.3.4
Nhận thức của người dân về kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm .......... 82
4.4
Một số khó khăn, thuận lợi trong công tác quản lý Nhà nước đối với
kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm ...................................................... 84
4.4.1
Thuận lợi ............................................................................................... 84
4.4.2
Khó khăn ............................................................................................... 84
4.5
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước
về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Đông Anh ..... 87
4.5.1
Định hướng giải pháp ............................................................................ 88
4.5.2
Giải pháp ............................................................................................... 88
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 104
5.1
Kết luận ............................................................................................... 104
5.2
Kiến nghị ............................................................................................. 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 107
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v
DANH MỤC BẢNG
Số bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 3.1 Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất huyện Đông Anh năm 2014 ............ 35
Bảng 3.2 Dân số và lao động của huyện Đông Anh giai đoạn 2012-2014 .......... 38
Bảng 3.3 Cơ sở hạ tầng huyện Đông Anh trong giai đoạn 2012-2014 ................ 40
Bảng 3.4 Bảng thu thập số liệu có sẵn .............................................................. 42
Bảng 3.5 Bảng phân loại mẫu điều tra ............................................................... 43
Bảng 4.1 Số lượng điểm giết mổ ở thành phố Hà Nội và huyện Đông Anh ........ 47
Bảng 4.2 Tỷ lệ sản lượng lợn, trâu, bò của Đông Anh so với toàn thành phố
Hà nội các năm 2000 - 2010 .............................................................. 48
Bảng 4.3 Tổng đàn gia súc huyện Đông Anh qua các năm................................. 48
Bảng 4.4 Kết quả điều tra số lượng và sự phân bố cơ sở giết mổ gia súc, gia
cầm tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ..................................... 49
Bảng 4.5 Kết quả điều tra công suất các cơ sở giết mổ lợn (con/ngày) .............. 51
Bảng 4.6 Kết quả điều tra công suất các cơ sở giết mổ trâu bò (con/ngày) ......... 52
Bảng 4.7 Kết quả điều tra công suất các cơ sở giết mổ gia cầm ......................... 53
Bảng 4.8 Kết quả điều tra loại hình các cơ sở giết mổ gia súc ............................ 54
Bảng 4.9 Các văn bản chính sách liên quan đến hoạt động giết mổ GSGC ........ 58
Bảng 4.10 Quy hoạch mới các cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm thủ
công tập trung.................................................................................... 71
Bảng 4.11 Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp .................... 72
Bảng 4.12 Ý kiến đánh giá về công tác quy hoạch các điểm giết mổ GSGC ...... 73
Bảng 4.13 Kết quả công tác tuyên truyền vận động từ năm 2010 - 2014 ............ 74
Bảng 4.14 Ý kiến đánh giá về công tác tuyên truyền vận động ......................... 75
Bảng 4.15 Mức độ vi phạm về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với các
cơ sở giết mổ gia súc gia cầm ............................................................ 76
Bảng 4.16 Tình hình chấp hành quy định của các cơ sở điều tra ........................ 77
Bảng 4.17 Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý .......................................... 78
Bảng 4.18 Số năm công tác của cán bộ thanh tra ............................................... 80
Bảng 4.19 Nhận định về mức độ ảnh hưởng của độ trễ văn bản chính sách ....... 81
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
Hình 3.1. Bản đồ huyện Đông Anh .................................................................... 30
Hình 4.1 Giết mổ gia súc trên nền nhà cáu bẩn công nhân không sử dụng đồ
bảo hộ... .............................................................................................. 55
Hình 4.2 Nước sử dụng cho giết mổ đỏ ngầu, chưa được kiểm định .................. 56
Sơ đồ 4.1 Hệ thống tổ chức quản lý các cơ sở giết mổ GSGC Hà Nội ............... 67
DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1 Kinh nghiệm thanh tra.......................................................................... 79
Hộp 4.2 Công tác ban hành văn bản nhà nước ................................................... 81
Hộp 4.3 Công tác ban hành văn bản quản lý nhà nước ....................................... 82
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, cuộc sống của
người dân được cải thiện và nâng cao nên nhu cầu sử dụng thực phẩm tươi sống
có nguồn gốc động vật đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh và an toàn thực phẩm
là rất cao. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, ngoài
việc tuân thủ các quy trình chăn nuôi, tiêm phòng, chất lượng thức ăn thì giết
mổ đúng tiêu chuẩn vệ sinh thú y và được kiểm tra chặt chẽ từ khâu thu mua
nguyên liệu đến khâu giết mổ, chế biến, vận chuyển đặc biệt là khâu giết mổ
động vật là rất quan trọng. Thực tế cho thấy, nếu công tác giết mổ không theo
đúng quy trình kỹ thuật và vệ sinh thú y sẽ làm biến đổi chất lượng hoặc gây ô
nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức nông lương thế giới (FAO,1945) thì
trong số bệnh nhân bị ngộ độc có tới 90% là do thịt bị vấy nhiễm vi khuẩn trong
quá trình giết mổ, chỉ có 10% là do thịt gia súc bệnh (Andrew, 1992). Tổ chức Y
tế thế giới (WHO, 1990) cảnh báo một trong những nguyên nhân gây ỉa chảy ở
người là do sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, trong đó 70% số trường
hợp là do E.coli và Salmonella gây ra. Điều đó chứng tỏ nếu giết mổ không làm
tốt khâu vệ sinh thú y thì thực phẩm có nguồn gốc từ động vật có khả năng bị
nhiễm khuẩn rất cao.
Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo sẽ gây nên
các bệnh ngộ độc cấp tính, mãn tính, các bệnh lây truyền qua thực phẩm, các
bệnh thần kinh, các bệnh tim mạch, rối loạn chức năng cơ thể, hệ thống men,
phát triển thể lực. Nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con
người với các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, sốt, tiêu chảy, trường hợp nặng
có thể gây tử vong.
Hiện nay trên địa bàn huyện Đông Anh các hộ tư nhân tự do kinh doanh,
các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, phân tán, tự phát không theo quy hoạch nằm xen kẽ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1
trong các khu dân cư và các khu chợ gây khó khăn rất lớn cho vệ sinh thú y, vệ
sinh an toàn thực phẩm. Mặt khác việc giết mổ gia súc, gia cầm bừa bãi trong các
khu dân cư, đô thị đang là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
sống nghiêm trọng, mất mỹ quan đô thị và nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm là rất
cao. Đặc biệt khi dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở lợn xảy ra, những yếu kém
của hệ thống giết mổ hiện nay càng bộc lộ rõ, gây khó khăn cho công tác phòng
chống dịch, là một trong những nguyên nhân làm dịch lây lan rộng, gây nguy
hiểm đến sức khỏe và tính mạng cộng đồng.
Huyện Đông Anh nằm về phía Bắc thành phố Hà Nội, gồm 24 xã, thị trấn,
có nhiều di tích lịch sử và văn hóa, khu du lịch, danh lăng thắng cảnh và các khu
công nghiệp. Trên địa bàn huyện có hai tuyến đường sắt chạy qua: tuyến Hà Nội
- Thái Nguyên và tuyến Hà Nội - Yên Bái. Cảng hàng không quốc tế Nội Bài
được nối với nội thành Hà Nội bằng đường Quốc lộ 3 và đường cao tốc Thăng
Long - Nội Bài (Đường Võ Văn Kiệt), đoạn chạy qua huyện Đông Anh dài
7,5km. Có thể thấy, Đông Anh là huyện có lợi thế lớn về giao thông là nơi giao
lưu hàng hóa rất lớn với các tỉnh trong cả nước. Bên cạnh đó có rất nhiều người
lao động trong và ngoài huyện về ở, làm việc và thăm quan du lịch ngày càng
nhiều. Chính vì vậy, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm có nguồn gốc từ động vật trên
địa bàn thành phố ngày một tăng cao (Địa chí Đông Anh, 2015).
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của huyện Đông Anh phát
triển mạnh cả về số lượng và chất lượng đàn gia súc, gia cầm, có thể tạo điều
kiện thuận lợi cho thành lập các cơ sở giết mổ tập trung nhằm phục vụ nhu
cầu thực phẩm an toàn ngày càng cao của thị trường trong và ngoài thành phố.
Thực trạng hiện nay trên địa bàn huyện Đông Anh, việc giết mổ gia súc gia
cầm vẫn diễn ra ở các điểm giết mổ nhỏ lẻ, phân tán một cách tự phát với cách
thức thủ công, không qua kiểm dịch động vật giết mổ nên chưa đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm, nguy cơ lây nhiễm các dịch bệnh từ động vật sang
người là rất cao và gây ô nhiễm môi trường nhất là trong các khu dân cư tập
trung và thị trấn Đông Anh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2
Để nâng cao chất lượng thịt và sản phẩm từ động vật, ngăn ngừa dịch
bệnh lây lan góp phần bảo vệ cộng đồng và môi trường sống, việc tổ chức quản
lý và quy hoạch trong hoạt động kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm đang là vấn
đề cấp thiết đối với huyện Đông Anh. Từ những yêu cầu thực tế trên, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ gia súc,
gia cầm trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ gia
súc, gia cầm trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội,từ đó đề xuất một
số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ gia
súc, gia cầm trên địa bàn huyện Đông Anh trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước
đối với hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ gia
súc, gia cầm trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước về hoạt
động giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà
nước về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Đông Anh, thành
phố Hà Nội.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động giết mổ
gia súc, gia cầm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3
- Công tác quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên
địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
- Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Đông Anh, thành
phố Hà Nội.
- Các chủ cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình giết môt gia súc gia cầm và công tác
quản lý các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm
b. Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Một số nội dung chuyên sâu sẽ khảo sát đại diện một số xã có cơ sở giết mổ gia
súc, gia cầm hoạt động nhiều trên địa bàn. Các xã chọn: xã Hải Bối, xã Vĩnh
Ngọc, xã Đại Mạch, xã Tiên Dương, xã Xuân Nộn...
c. Phạm vi về thời gian
Các dữ liệu phục vụ đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý nhà
nước về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm được thu thập từ năm 2011-2014.
Các dữ liệu phục vụ cho khảo sát ở các xã đại diện sẽ thu thập trong
năm 2014.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về kinh tế
Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau tuỳ theo
góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Quản lý
là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Mỗi
lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó phát
triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.
Theo quan niệm của C. MÁC: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao
động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều
cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân
và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể
sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ
thể đó. Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc
trưởng” (Học viện hành chính Quốc gia, 1997).
Tức theo Mác quản lý là nhằm phối hợp các lao động đơn lẻ để đạt được
cái thống nhất của toàn bộ quá trình sản xuất. Ở đây, Mác đã tiếp cận khái niệm
quản lý từ góc độ mục đích của quản lý.
Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay:
Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã
đề ra và đúng với ý trí của người quản lý.
Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của
xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý. Theo cách tiếp cận này,
quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác động
theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực
khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.
Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sự tác
động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã
hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ
xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà
nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN” (Học viện
hành chính Quốc gia, 1997).
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà
nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản
lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý
xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt. Quản lý nhà nước được
hiểu theo hai nghĩa:
- Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ
máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động
tư pháp.
- Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà
nước theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban
hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt
động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần
thiết của Nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực
hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội,
đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền,
trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật (Học
viện hành chính Quốc gia, 1997).
Quản lý nhà nước về kinh tế: là sự tác động có tổ chức và bằng pháp
quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân sử dụng có hiệu quả nhất các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6
nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục
tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao
lưu quốc tế.
Theo nghĩa rộng: quản lý Nhà nước về kinh tế được thực hiện thông qua
cả ba loại cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của nhà nước.
Theo nghĩa hẹp: quản lý Nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động
quản lý có tính chất Nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế, được thực hiện bởi cơ
quan hành pháp (Học viện hành chính Quốc gia, 1997).
2.1.1.2 Khái niệm và vai trò chăn nuôi gia súc, gia cầm
a) Khái niệm
Gia cầm là tên gọi chỉ chung cho các loài động vật có hai chân, có lông
vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người nuôi giữ, nhân giống nhằm
mục đích sản xuất trứng, lấy thịt hay lông vũ. Những loài gia cầm điển hình
gồm gà, vịt, ngan, ngỗng. Các loài gia cầm có khả năng bơi, ưa thích sống trong
môi trường nước thường được gọi là thủy cầm. Gia cầm cũng bao gồm các loài
chim khác bị giết để lấy thịt, chẳng hạn như chim bồ câu, chim cút hoặc dùng là
vật cảnh, giải trí như gà lôi hay gà chọi.
Gia súc là tên dùng để chỉ một hoặc nhiều loài động vật có vú được thuần
hóa và nuôi vì mục đích để sản xuất hàng hóa như lấy thực phẩm, chất xơ hoặc
lao động. Việc chăn nuôi gia súc là một bộ phận quan trọng trong nền nông
nghiệp (Quốc Hội, 2004).
b) Vai trò của chăn nuôi gia súc, gia cầm
+ Chăn nuôi là nguồn cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao (thịt, trứng,
sữa) cho đời sống con người.
Khi kinh tế càng phát triển, mức độ sống con người cần được nâng cao.
Trong điều kiện lao động của nền kinh tế và trình độ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá cao đòi hỏi cường độ lao động và lao động trí óc ngày càng cao thì nhu cầu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7
thực phẩm từ sản phẩm động vật sẽ càng chiếm tỷ lệ cao trong bữa ăn hằng ngày
của người dân. Chăn nuôi sẽ đáp ứng được yêu cầu đó
Sản phẩm chăn nuôi đều là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm
lượng protein cao và giá trị sinh vật học của protein cao hơn các thức ăn có
nguồn gốc thực vật. Vì vậy, thực phẩm từ chăn nuôi luôn là các sản phẩm quý
trong dinh dưỡng con người.
+ Chăn nuôi là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
Các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp tiêu dùng đều sử dụng nguyên liệu
từ chăn nuôi. Thịt, sữa là sản phẩm đầu vào của các quý tình công nghiệp chế
biến thịt, sữa, da, lông là nguyên liệu cho quá trình chế biến, sản xuất da dày,
chăn đệm, sản phẩm thời trang. Các loại mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh, váccine
phòng nhiều loại bệnh đều có nguồn gốc từ sữa và trứng, nhung (từ hươu). Chăn
nuôi cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn cho gia súc...
+ Chăn nuôi là nguồn cung cấp sức kéo, là nguồn cung cấp phân bón cho
trồng trọt, thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản.
+ Chăn nuôi là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền
vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.
- Chăn nuôi gia súc gia cầm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc
phát triển đất nước, ổn định an sinh xã hội. Chăn nuôi đã gắn bó với đời sống loài
người từ rất sớm, loài người ngay từ thời nguyên thủy cũng đã biết bắt gà rừng
về nuôi như thú vui, sau đó dần dần nuôi dưỡng chúng để lấy trứng và thịt làm
thực phẩm. Hơn thế, từ chăn nuôi con người nguyên thủy mới bắt đầu bước vào
kỷ nguyên văn minh, hòa nhập với cuộc sống hiện đại như ngày nay. Với vai trò
cung cấp thực phẩm chủ yếu cho gần 90 triệu người và trở thành mặt hàng xuất
khẩu trọng tâm của nước ta, chăn nuôi gia súc gia cầm đang có nhiều cơ hội và
đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân
Chăn nuôi Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong thời kỳ tới, do:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8
- Xu thế của chăn nuôi thế giới sẽ phát triển mạnh về khu vực Châu á Thái
Bình Dương, theo đánh giá của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO, 1945) chăn
nuôi đang hướng tới năm 2020 như một cuộc cách mạng về thực phẩm trong mối
phát triển tương quan về mức thu nhập, môi trường, gia tăng dân số và y tế cộng
đồng...
- Sản xuất chăn nuôi đang có xu hướng chuyển dịch từ các nước phát triển
sang các nước đang phát triển, từ phương Tây sang các nước Châu á Thái Bình
Dương.
- Châu Á sẽ trở thành khu vực sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm chăn
nuôi lớn nhất, sự thay đổi về chăn nuôi ở khu vực này có ảnh hưởng quyết định
đến “cuộc cách mạng” về chăn nuôi trên toàn cầu.
- Thị trường và định hướng chăn nuôi khu vực Châu Á Thái Bình Dương
trùng hợp với chăn nuôi Việt Nam. Nhu cầu tiêu thụ thịt, sữa/người ngày càng
tăng nhanh ở các nước đang phát triển, chẳng hạn giai đoạn 2009-2014 tăng
trưởng về nhu thực phẩm ở khu vực này tăng khoảng 7-8%/năm.
Phát triển chăn nuôi giúp nhiều quốc gia đang phát triển thực hiện chính
sách xoá đói giảm nghèo. Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường và sức
khoẻ cộng đồng. Riêng đối với Việt Nam thị trường các sản phẩm chăn nuôi còn
rất nhiều tiềm năng, nhu cầu thực phẩm và nguyên liệu cho công nghệp chế biến
trong nước tăng mạnh, bình quân thời kỳ 2007-2020 tăng khoảng trên 8%/năm;
bên canh đó là nhu cầu về thực phẩm của các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc
tăng cao sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trường chăn nuôi Việt Nam.
Mặt khác trong tương lai không xa để cân bằng cán cân thương mại khi
Việt Nam phải nhập siêu nhiều sản phẩm công nghiệp thì thị trường xuất khẩu
nông sản, trong đó có sản phẩm chăn nuôi sẽ có nhiều cơ hội nếu chúng ta đáp
ứng đựơc các yêu cầu về hàng rào kỹ thuật...
Phát triển chăn nuôi là chủ trương được hầu hết các địa phương ưu tiên
đầu tư; chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ giảm dần, chăn nuôi trang trại và công
nghiệp có xu thế phát triển nhanh. Điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái của
Việt Nam không hoàn toàn thuận lợi nhưng không phải là yếu tố hạn chế đến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9
phát triên chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Tiềm năng về
lao động lớn và nguồn nguyên liệu trong nước thuộc nhóm các nước khá, nếu
biết tận dụng chúng ta hoàn toàn có thể tự túc được phần lớn nguyên liệu cho
công nghiệp hóa ngành chăn nuôi...(Vũ Trọng Bình và cộng sự, 2014).
2.1.1.3 Hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm
Theo Điều 3 Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT về quy định điều kiện
vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn, pháp luật về bảo vệ môi trường trong họat
động giết mổ gia súc - gia cầm thì việc giết mổ gia súc, gia cầm theo pháp luật
được thực hiện tại cơ sở giết mổ cố định, được cơ quan có thẩm quyền cấp phép
hoạt động và phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
Trong các cơ sở giết mổ phải phân chia thành từng khu riêng như khu nuôi nhốt
động vật trước khi giết mổ, khu giết mổ, khu bẩn, khu sạch. Khu sạch là nơi diễn
ra hoạt động rửa, kiểm tra thân thịt, đóng dấu kiểm soát giết mổ, làm lạnh, pha lóc,
đóng gói. Khu bẩn là nơi nuôi nhốt động vât chờ giết mổ, tắm, gây choáng, nhúng
nước nóng, cạo lông, lấy và làm sạch phủ tạng. Tất cả quy trình này đều phải tuân
thủ các tiêu chuẩn về giết mổ gia súc, gia cầm do pháp luật quy định (Bộ NN và
PTNT, 2010).
Hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm là một quy trình khép kín, trong quy
trình đó con người sử dụng những dụng cụ chuyên dùng cho hoạt động giết mổ
gia súc, gia cầm, tác động đến động vật được giết mổ. Kết quả của quy trình trên
tạo ra sản phẩm thịt gia súc, gia cầm an toàn phục vụ cho nhu cầu của con người.
Trong quá trình tạo ra sản phẩm thịt động vật, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật vê an toàn thực phẩm và vệ sinh
môi trường (Bộ NN và PTNT, 2010).
2.1.2 Mục tiêu và nội dung quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm
2.1.2.1 Mục tiêu trong quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm
Mục tiêu cơ bản trong quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ gia súc gia
cầm là nhằm kiểm soát hoạt động vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm, sản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10
phẩm gia cầm trên toàn quốc phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền để
đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và sản phẩm xuất
khẩu, góp phần ngăn ngừa lây lan dịch bệnh và bảo vệ môi trường sinh thái
(Quốc hội, 2004).
2.1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước
a) Xây dựng ban hành hệ thống chính sách văn bản
Xây dựng ban hành hệ thống chính sách là cơ sở pháp lý của các cơ quan
quản lý nhà nước thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước nhằm đảm bảo hoạt
động quản lý nhà nước đáp ứng được các yêu cầu của nhà nước, tạo được sự
thống suốt, nhất quán trong hệ thống hành pháp, giúp cho khách thể quản lý nắm
đúng, nắm vững và chính xác nội dung quản lý của cấp trên đối với cấp dưới, nhà
nước đối với nhân dân, đồng thời đảm bảo tính liên tục của quản lý và phải được
các đối tượng chấp hành nghiêm chỉnh trước pháp luật.
Trên cơ sở chỉ đạo, điều hành hệ thống quản lý nhà nước có sự điều
chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tiễn của quản lý nhà nước nhằm đáp
ứng mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội theo đúng hướng (Học viện hành chính
Quốc gia, 1997).
b) Thành lập hệ thống tổ chức quản lý giết mổ gia súc, gia cầm
Nhằm nâng cao năng lực quản lý của cơ quan nhà nước từ trung ương đến
các địa phương, đảm bảo yêu cầu quản lý, phù hợp với sự phát triển của ngành,
các địa phương và hội nhập trong thời gian tới.
Rà soát đánh giá lại hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đối với thực phẩm
có nguồn gốc động vật từ trung ương đến các địa phương. Xây dựng lộ trình chấm
dứt hoạt động giết mổ nhỏ lẻ, phân tán, không đảm bảo vệ sinh trên địa bàn; đồng
thời tổ chức hướng dẫn các cơ sở giết mổ chưa đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú
y, vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện cải tạo, nâng cấp để
đảm bảo các điều kiện theo quy định; thực hiện xây mới các cơ sở giết mổ theo
quy hoạch đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11
Kiện toàn việc thành lập phòng chức năng để củng cố hệ thống quản lý an
toàn thực phảm có nguồn gốc động vật ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương theo hướng quản lý thống nhất từ trang trạng, giết mổ, đến bàn ăn theo
chuỗi ngành hàng từ Cục Thú y cho tới các Chi cục thú y theo sự phân công,
phân cấp của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp & phát
triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài nguyên & Môi trường, Quy
hoạch & Kiến trúc, Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính đôn đốc các huyện, thị xã
trong việc triển khai thực hiện quy hoạch, thiết kế, xây dựng cơ sở giết mổ, chế
biến gia súc, gia cầm tập trung; kiểm tra, rà soát, đề xuất với Uỷ ban nhân dân
Thành phố điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, chính sách khuyến khích đầu tư xây
dựng các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố.
Thành lập đoàn liên ngành tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá
nhân vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không đúng
quy định.Chỉ đạo Chi cục Thú y bố trí đầy đủ lực lượng kiểm soát tại các cơ sở
giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật theo đúng quy định (Chính
phủ, 2005).
Xây dựng khung định biên nhân lực vị trí làm việc và để xuất bổ sung đủ
biên chế cho hệ thống kiểm soát giết mổ, kiểm tra điều kiện vệ sinh đảm bảo an
toàn thực phẩm trong vận chuyển và giết mổ (Quốc Hội, 2004).
c) Quy hoạch địa bàn giết mổ gia súc, gia cầm
- Quan điểm quy hoạch:
+ Nâng cao năng lực các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm trên cơ
sở đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. Các cơ sở giết mổ,
chế biến được quy hoạch nhất thiết phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải
phù hợp với công suất thiết kế.
+ Ưu tiên địa điểm gắn với vùng chăn nuôi tập trung của thành phố, của
huyện hoặc đón nguồn nguyên liệu gia súc, gia cầm từ các tỉnh khác. Với vị trí
địa lý thuận lợi, có thể vừa đón nguồn nguyên liệu dồi dào, vừa có thể tập trung
xuất vào thành phố hoặc vận chuyển ra các tỉnh ngoài, thậm chí là công tác xuất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12
khẩu, nhà nước tạo mọi điều kiện để phát triển cơ sở giết mổ với quy mô lớn
nhưng phải đáp ứng mọi yêu câu về an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.
+ Hệ thống cơ sở giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm được quy hoạch phải
phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch
phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển nông nghiệp, quy hoạch mạng lưới
bán buôn, bán lẻ và quy hoạch phát triển chăn nuôi của Thành phố, huyện Đông
Anh , đáp ứng cả nhu cầu tiêu thụ trước mắt và lâu dài.
+ Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ, ưu đãi, khuyến
khích đầu tư và sau đầu tư cho các dự án cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm
đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Khuyến khích, tạo điều kiện
thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực giết mổ, chế biến, kinh
doanh gia súc, gia cầm trên địa bàn (UBND thành phố Hà Nội, 2012).
- Mục tiêu quy hoạch
+ Xây dựng một hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm hoàn chỉnh trên
địa bàn huyện; tổ chức lại hoạt động giết mổ, chế biến và buôn bán sản phẩm gia
súc, gia cầm đảm bảo các quy định của pháp luật.
+ Đảm bảo phần lớn lượng thịt gia súc, gia cầm tiêu thụ trên địa bàn được
giết mổ, bảo quản, chế biến tại các cơ sở giết mổ, chế biến tập trung công nghiệp.
Tiến tới chấm dứt hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ phân tán trên địa bàn
các xã, thị trấn.
+ Đảm bảo kiểm soát cơ bản sản phẩm sau giết mổ gia súc, gia cầm, gắn
kết các vùng chăn nuôi tập trung với các cơ sở giết mổ và mạng lưới phân phối
thực phẩm trên địa bàn.
+ Nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và thay đổi tập quán
tiêu dùng của người dân (UBND thành phố Hà Nội, 2012).
d) Tuyên truyền, vận động về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý,
người kinh doanh giết mổ và người tiêu dùng về an toàn thực phẩm. Tuyên truyền,
vận động nhân dân sử dụng các sản phẩm động vật có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13
đã được kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y. Chỉ đạo Ban quản lý các chợ
sắp xếp khu vực kinh doanh sản phẩm động vật tươi sống riêng biệt; hướng dẫn
các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm động vật tươi sống thực hiện các quy
định về đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. Tuyên
truyền, hướng dẫn nhân dân cánh nhận diện các sản phẩm an toàn, sản phẩm động
vật có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đã được kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú
y; phối hợp với các quận, huyện, thị xã vận động nhân dân sử dụng các sản phẩm
động vật an toàn, đã được kiểm soát.
Thường xuyên phổ biến rộng rãi những quy định của Nhà nước về giết
mổ, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm. Tổ chức đào tạo,
tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thú y; hướng dẫn các cơ sở giết
mổ thực hiện tốt các quy định về vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường và an toàn
thực phẩm trong giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật.
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh
vực giết mổ, chế biến, kinh doanh gia súc, gia cầm trên địa bàn.
Giới thiệu và quảng bá các cơ sở thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm
trong lĩnh vực giết mổ, kinh doanh sản phẩm thịt gia súc, gia cầm.
Hỗ trợ các cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp trong việc tiếp thị và tiêu
thụ sản phẩm tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, công đồng
dân cư.
Các cơ quan truyền hình, báo chí của Thành phố: phối hợp với Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng các chương trình truyền thông và tổ
chức tuyên truyền về an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh
động vật, sản phẩm động vật; phòng, chống các bệnh nguy hiểm từ động vật lây
truyền sang người. Kịp thời đưa tin về tình hình hoạt động kiểm soát giết mổ, vận
chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố;
biểu dương các đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác quản lý giết mổ,
vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm (UBND
thành phố Hà Nội, 2015).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14
e) Công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động giết mổ gia súc gia cầm
Công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm là việc
làm của các ngành chức năng được nhà nước trao quyền nhằm mục đích kiểm tra
đối với đối với các hộ chăn nuôi tập trung quy mô lớn, các hộ giết mổ gia súc,
gia cầm thường xuyên để kinh doanh, các phương tiện vận chuyển gia súc, gia
cầm lưu thông qua huyện và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện.
Thông qua kiểm tra, kiểm soát thị trường để tuyên truyền, ngăn chặn, xử
lý các hành vi vi phạm trong quá trình chăn nuôi tập trung; vận chuyển, kinh
doanh, giết mổ gia súc, gia cầm của các thương nhân đảm bảo đúng quy định của
pháp luật hiện hành.
Tăng cường công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm trong quá
trình kinh doanh gia súc, gia cầm và các sản phẩm chế biến từ gia súc, gia cầm,
chống nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không kiểm dịch, không đảm bảo chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thu y, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ
quyền lợi cho người tiêu dùng và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Thông qua kiểm tra, thanh tra từ đó có các biện pháp đề xuất với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền có những hoạch định chính sách phù hợp trong việc
quản lý nhà nước nói chung, quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nói riêng
(Quốc Hội, 2004).
f) Hoạt động hỗ trợ xây dựng khu giết mổ tập trung
Hoạt động hỗ trợ xây dựng khu giết mổ tập trung là việc nhà nước ban
hành các chủ trương, chính sách nhằm hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị, cơ sở vật
chất để các địa phương triển khai thực hiện và khuyến khích các công ty, doanh
nghiệp, các hộ cá thể mạnh dạn đầu tư khu giết mổ tập trung theo quy trình của
nhà nước để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường và
phát sinh dịch bệnh trên địa bàn toàn quốc (Tô Xuân Dần và cộng sự 2013).
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ
a) Chính sách của nhà nước
Để tối đa hoá lợi nhuận, các doanh nghiệp, cá nhân có thể bất chấp những
lợi ích chung của toàn xã hội. Để hạn chế mặt tiêu cực đó, bên cạnh “bàn tay vô
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15
hình”- các quy luật của thị trường còn có “bàn tay hữu hình”-sự can thiệp của
nhà nước. Sự can thiệp của nhà nước thể hiện qua những chính sách quản lý vĩ
mô đối với nền kinh tế, qua hệ thống pháp luật...Các chính sách quản lý của nhà
nước vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tác động tới hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm
trên cả nước (Đỗ Kim Chung, 2014).
Sự tác động trực tiếp thể hiện qua những chính sách trực tiếp liên quan tới
hoạt động quản lý nhà nước về kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm. Đó là những
chính sách quy định về nội dung quản lý, phương pháp, điều kiện, tiêu
chuẩn...liên quan tới vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình giết mổ
gia súc, gia cầm. Các chính sách này được thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà
nước cũng như hệ thống các doanh nghiệp nhà nước. Một hệ thống chính sách
quản lý đúng đắn, đầy đủ sẽ đem lại hiệu quả quản lý cao và ngược lại, một hệ
thống chính sách quản lý chưa đầy đủ, không đồng bộ, còn thiếu sót sẽ làm giảm
hiệu quả của công tác quản lý.
Sự tác động gián tiếp của chính sách quản lý của nhà nước tới hoạt động
quản lý kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm thể hiện ở chỗ: các chính sách quản
lý của nhà nước có tạo ra được một môi trường thuận lợi cho công tác giết mổ
gia súc, gia cầm hay không, hay tạo khó khăn cho công tác quản lý? Ví dụ như:
chính sách về quy hoạch lò giết mổ tập trung có quy mô lớn, theo phương pháp
công nghiệp và bán công nghiệp... của nhà nước có tạo điều kiện cho công tác
quản lý của nhà nước hay không?...
Ở nước ta, tác động của yếu tố này tới hoạt động quản lý nhà nước về kinh
doanh, giết mổ gia súc, gia cầm thể hiện rất rõ. Cùng với việc không ngừng hoàn
thiện hệ thống văn bản chính sách về quản lý nhà nước (căn cứ để quản lý), việc
tổ chức thực hiện đã cho thấy những dấu hiệu tích cực rõ rệt. Tuy vậy vẫn còn
tồn tại nhiều hạn chế trong hệ thống chính sách đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện
để quản lý nhà nước về kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm tốt hơn.
b) Trình độ cán bộ quản lý
Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý trực tiếp tác động tới hoạt động
quản lý nhà nước về kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm . Bộ máy quản lý nhà
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 16
nước là cơ quan trực tiếp tiến hành hoạt động quản lý từ việc quy hoạch địa bàn,
cung cấp vốn, đổi mới các phương thức sản xuất, đề ra những điều kiện, tiêu
chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các chủ cơ sở cũng như người tiêu
dùng.... Không những thế ở nhiều nước đây còn là cơ quan trực tiếp hay gián tiếp
ban hành các chính sách, chế độ về quản lý tại các cơ sở giết mổ. Bởi vậy, sự am
hiểu của cán bộ quản lý về ngành nghề lĩnh vực mình quản lý sẽ ảnh hưởng trực
tiếp tới khả năng nắm bắt tình hình của họ với lĩnh vực đó, do đó sẽ ảnh hưởng
trực tiếp tới việc cán bộ quản lý đó có phân tích và đưa ra được những kết luận
đúng đắn hay không, có dự thảo ra được những chính sách quản lý đúng đắn hay
không? Thêm vào đó, phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý sẽ quyết định việc
họ có thực hiện quản lý đúng theo lương tâm trách nhiệm hay không? (UBND
Thành phố Hà Nội, 2015).
c) Quy mô giết mổ của các đơn vị
- Chăn nuôi trên địa bàn thành phố quy mô nhỏ, nuôi phân tán, sản phẩm
cung cấp không đồng đều chưa phát triển vùng chăn nuôi cung cấp nguồn vào
cho cơ sở giết mổ công nghiệp ổn định. Các cơ sở giết mổ công nghiệp hoạt động
khó khăn (5/7 cơ sở đã ngừng hoạt động).
- Các cơ sở, điểm giết mổ nhỏ lẻ, nguồn cung tới gần 80% thịt các loại,
quy mô nhỏ lẻ, số lượng lớn còn chưa được kiểm soát theo quy định là nguy cơ
rất lớn đối với đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh (UBND
thành phố Hà Nội, 2013).
d) Nhận thức của chủ cơ sở giết mổ
Nhận thức của chủ cơ sở giết mổ ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản
lý của nhà nước về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm. Khi chủ cơ sở giết
mổ tiếp thu và thực hiện đúng những ý kiến chỉ đạo của cấp trên (thông qua
văn bản, chính sách...) thì công tác quản lý hoạt động giết mổ sẽ vô cùng dễ
dàng. Nhà nước tổ chức quản lý thông qua hệ thống văn bản chính sách, đưa
đến tay các chủ cơ sở giết mổ, họ sẽ tiếp thu và những vấn đề còn thiếu xót,
tồn tại sẽ được giải quyết và xử lý ngay khi được nhắc nhở, chỉ đạo. Tất cả
các công đoạn đều được triển khai theo một hệ thống chặt chẽ từ trung ương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 17