Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

ứng dụng hệ thống thông tin địa lý xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai xã bố hạ, huyện yên thế, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.26 MB, 94 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

----------

ĐẶNG TUẤN VŨ

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ XÂY DỰNG
CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI XÃ BỐ HẠ, HUYỆN YÊN THẾ,
TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

----------

ĐẶNG TUẤN VŨ

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ XÂY DỰNG
CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI XÃ BỐ HẠ, HUYỆN YÊN THẾ,
TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số: 60.85.01.03
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY BÌNH


HÀ NỘI – 2015

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu kết quả nêu trong luận án là trung thực, khách quan và chưa
từng ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

Hà Nội, tháng năm 2015
Tác giả luận văn

Đặng Tuấn Vũ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của các thầy giáo, cô giáo Khoa
Quản lý đất đai, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản
thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của TS. Nguyễn Duy
Bình là người hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và
viết luận văn.
Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Phòng Tài nguyên và
Môi trường huyện Yên Thế, UBND xã Bố Hạ, Công ty cổ phần Hưng Quốc, các

anh chị em và bạn bè đồng nghiệp, sự động viên, tạo mọi điều kiện của gia đình
và người thân.
Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn tất
cả những sự giúp đỡ chân tình, quý báu đó!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2015

Học viên

Đặng Tuấn Vũ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ iii
MỤC LỤC .............................................................................................................. iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ viii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................1

2.


Mục đích nghiên cứu ...................................................................................3

3.

Yêu cầu của đề tài .......................................................................................3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1.

Tổng quan về quản lý đất đai. .....................................................................4

1.2.

Tổng quan về cơ sở dữ liệu đất đai .............................................................6

1.2.1. Khái niệm về cơ sở dữ liệu. ........................................................................6
1.2.2

Phân loại cơ sở dữ liệu ................................................................................7

1.2.3

Nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. ................................................8

1.2.4

Nội dung, cấu trúc cơ sở dữ liệu đất đai. ....................................................8

1.3.


Cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin và GIS trong công
tác quản lý dữ liệu đất đai. ..........................................................................9

1.3.1. Tổng quan về công tác quản lý dữ liệu đất đai. .........................................9
1.3.2. Các thành phần của hệ thống. ...................................................................10
1.3.3. Khả năng xử lý dữ liệu của GIS. ...............................................................12
1.3.4. Các ứng dụng của Hệ thông tin địa lý .......................................................13
1.3.5. Giới thiệu về phần mềm hệ thống thông tin địa lý ArcGIS. .....................15
1.3.6. Công nghệ Web - Arcgis Online ...............................................................17
1.4.

Tình hình ứng dụng hệ thống thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu đất
đai trên thê giới và Việt Nam ....................................................................27

1.4.1

Tình hình ứng dụng hệ thống thông tin địa lý xây dựng cơ sở dữ
liệu đất trên thế giới ..................................................................................27

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


1.4.2. Tình hình ứng dụng ở Việt Nam ...............................................................28
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................31
2.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................31


2.2.1

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................31

2.2

Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................31

2.3.

Nội dung nghiên cứu .................................................................................31

2.3.1

Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của Xã Bố Hạ- huyện Yên Thếtỉnh Bắc Giang. ..........................................................................................31

2.3.2

Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn xã ...............................31

2.3.3

Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai
trên địa bàn xã Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. ..........................31

2.3.4

Sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ cho công tác quản lý đất đai. .......32


2.3.5

Sử dụng WebGis - Arcgis online để cung cấp thông tin thửa đất .............32

2.4

Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................32

2.4.1

Điều tra, thu thập và xử lý số liệu thứ cấp ................................................32

2.4.2

Phân tích, tổ chức và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu ..........................................32

2.4.3. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu ........................................................32
2.4.4. Phương pháp xây dựng WebGis - Arcgis Online .....................................33
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................34
3.1

Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của Xã Bố Hạ- huyện Yên Thếtỉnh Bắc Giang. ..........................................................................................34

3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................34
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội .......................................................35
3.2.

Tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Bố Hạ - huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang:..........................................................................................39

3.2.1. Tình hình quản lý đất đai ..........................................................................39

3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2014 xã Bố Hạ: ......................................39
3.3.

Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai .................................................................41

3.3.1. Thu thập tài liệu.........................................................................................42
3.3.2

Thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu..................................................................42

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


3.3.3

Chuẩn hóa và chuyển đổi dữ liệu ..............................................................44

3.3.4

Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian ..........................................................47

3.3.5. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính ............................................................50
3.4

Sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ cho công tác quản lý đất đai. .......63

3.4.1. Thống Kê. ..................................................................................................64
3.4.2. Tra cứu thông tin từ CSDL đất..................................................................66

3.4.3

Tách, gộp thửa đất, chỉnh lý biến động .....................................................69

3.4.4

Tạo bản đồ chuyên đề các loại đất ............................................................72

3.5.

Sử dụng WebGis - Arcgis online để cung cấp thông tin thửa đất. ............73

3.6.

Nhận xét chung..........................................................................................78

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................79
Kết luận ..................................................................................................................79
Kiến nghị ................................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................81

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT


Chữ viết tắt

Chữ viết đấy đủ

1

KT-XH

Kinh tế xã hội

2

GIS

Geographic Information System

3

UBND

Ủy ban nhân dân

4

TN & MT

Tài nguyên và môi trường

5


CNTT

Công nghệ thông tin

6

NXB

Nhà xuất bản

7

CSDL

Cơ sở dữ liệu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Bố Hạ năm 2014 ................................. 40
Bảng 3.2. Cấu trúc cơ sở dữ liệu của lớp thửa đất ............................................... 51

Bảng 3.3. Cấu trúc cơ sở dữ liệu của lớp chủ sử dụng đất................................... 52
Bảng 3.4. Cấu trúc cơ sở dữ liệu của lớp giao thông ........................................... 53
Bảng 3.5. Cấu trúc cơ sở dữ liệu của lớp thủy hệ ................................................ 54
Bảng 3.6. Cấu trúc cơ sở dữ liệu của lớp giáo dục .............................................. 55
Bảng 3.7. Cấu trúc cơ sở dữ liệu của lớp đất văn hóa.......................................... 56
Bảng 3.8. Cấu trúc cơ sở dữ liệu của lớp đất y tế ................................................ 57

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

Hình 1.1: Sơ đồ khái niệm về một hệ thống thông tin địa lý ................................ 10
Hình 1.2: Các thành phần của GIS ........................................................................ 10
Hình 1.3. Quan hệ giữa các chức năng GIS .......................................................... 13
Hình 1.4 Ba ứng dụng chính của ArcGIS Desktop ............................................... 16
Hình 1.5. Internet .................................................................................................. 17
Hình 1.6. Mô hình Client-Server........................................................................... 18
Hình 1.7. Arcgis online ......................................................................................... 19
Hình 1.8. Sơ đồ hoạt động của WebGIS - ArcGis Online .................................... 20
Hình 1.9. Kiến trúc của hệ thống WebGIS ........................................................... 21
Hình 1.10. Kiến trúc Thin Client .......................................................................... 22
Hình 1.11. Kiến trúc Thick-Client ........................................................................ 23

Hình 1.12. WebServer ........................................................................................... 24
Hình 3.1: Vị trí địa lý xã Bố Hạ ............................................................................ 34
Hình 3.2: Mô hình, cấu trúc cơ sở địa chính xã Bố Hạ......................................... 43
Hình 3.3: Sử dụng Arccatalog để xây dựng CSDL đất đai từ bản đồ địa chính .........46
Hình 3.4: Bản đồ toàn xã Bố Hạ sau khi chuyển sang Arcgis .............................. 46
Hình 3.5: Lớp thửa đất xã Bố Hạ .......................................................................... 47
Hình 3.6: Lớp Chủ sử dụng đất của xã Bố Hạ ...................................................... 48
Hình 3.7: Lớp đất giao thông của xã Bố Hạ ......................................................... 48
Hình 3.8: Lớp thủy hệ của xã Bố Hạ .................................................................... 49
Hình 3.9: Lớp đối tượng văn hóa xã hội xã Bố Hạ ............................................... 49
Hình 3.10 Chuyển đổi dữ liệu về dạng điểm ........................................................ 58
Hình 3.11 Chuyển đổi dữ liệu từ tâm X,Y ............................................................ 58
Hình 3.12 Kết nối dữ liệu chuyển đổi ................................................................... 59
Hình 3.13 Dữ liệu đã được kết nối ........................................................................ 59
Hình 3.14 CSDL chủ sử dụng đất sau khi liên kết CSDL .................................... 60
Hình 3.15 CSDL thửa đất sau khi liên kết CSDL ................................................. 61
Hình 3.16 : Đất ở nông thôn tại tờ địa chính số 33 ............................................... 65
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


Hình 3.17: Kết quả thống kê đất ở tại nông thôn .................................................. 65
Hình 3.18 Phương pháp tìm kiếm theo yêu cầu: số thửa ...................................... 66
Hình 3.19: Tìm kiếm thông tin loại dất giao thông tại tờ số 39 ............................ 68
Hình 3.20: công cụ "Create leyer from selected features" .................................... 68
Hình 3.21 : Đường giao thông tại tờ bản đồ số 39 ................................................ 69
Hình 3.22 : Thửa đất trước khi biến động ............................................................. 70
Hình 3.23 : Thông tin thửa đất Sau biến động ...................................................... 70
Hình 3.24 : Thông tin thửa đất trước biến động.................................................... 71

Hình 3.25: Thông tin thửa đất sau biến động ........................................................ 71
Hình 3.26 : Bản đồ chuyên đề về đất ở nông thôn xã Bố Hạ ................................ 73
Hình 3.27 : Biểu đồ quản lý tin tức ....................................................................... 74
Hình 3.28: Biểu đồ quản lý người dùng ................................................................ 74
Hình 3.29 : giao diện chính của WebGis- Arcgis Online ..................................... 75
Hình 3.30: Trang chủ của Luanvanthacsi.maps.arcgis.com ................................. 76
Hình 3.31 . Giao diện của trang Home, thay đổi giao diện, tin tức ...................... 76
Hình 3.32 : Thanh công cụ chính và cần thiết ...................................................... 77
Hình 3.33 : Thông tin thửa đất khi được tìm kiếm ............................................... 77

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page x


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Mỗi một quốc gia đều có những nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
khác nhau góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc
gia trong đó đất đai là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tài sản hàng đầu
của đất nước, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố
các khu dân cư, xây dựng các công trình văn hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng.
Trong sản xuất nông – lâm nghiệp thì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không
thể thay thế được. Như vậy có thể thấy đất đai đóng vai trò quan trọng đến sự
phát triển kinh tế - xã hội và an ninh – quốc phòng của mỗi quốc gia.
Tại điều 21 Luật đất đai 2013 quy định: “Nhà nước thực hiện quyền đại
diện chủ sở hữu về đất đai”. Do vậy mà công tác quản lý Nhà nước về đất đai
được đặt ra và thực hiện một cách nghiêm túc từ Trung ương đến địa phương.
Điều này sẽ giúp Nhà nước và người sử dụng đất đều thực hiện đúng quyền lợi

và nghĩa vụ của mình. Nước ta có diện tích vào loài trung bình, dân số đông nên
bình quân diện tích trên đầu người thấp. Ngày nay, cùng với tốc độ phát triển
kinh tế xã hội và quá trình đô thị hoá nhanh đã gây sức ép lớn đến tài nguyên đất.
trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta hiện nay việc quản lý
và sử dụng đất trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Làm thế nào đây khi dân số
ngày một tăng cùng với nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích phục vụ cho đời
sống con người mà diện tích đất thì có hạn. Vấn đề đặt ra đó là quản lý ra sao để
sử dụng đất đảm bảo được tính hiệu quả và bền vững. Và cũng vì thế trong
những năm gần đây hàng loạt những văn bản pháp luật đã ra đời nhằm quy định
và hướng dẫn viêc quản lý và sử dụng đất góp phần to lớn vào sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước (Luật đất đai,2013).
Do ảnh hưởng của lịch sử, quản lý đất đai của nước ta hiện nay gặp rất
nhiều trở ngại. Với đặc điểm sản xuất nông nghiệp là hoạt động chủ yếu chiếm
80% dân số tham gia, các hình thức sản xuất còn nhiều lạc hậu, ruộng đất bị chia
cắt manh mún, điều kiện đất nước có nhiều hạn chế...đã làm cho công tác quản lý
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


đất đai gặp rất nhiều khó khăn và gây ra sự tác động tiêu cực đến sự phát triển
kinh tế xã hội đất nước.
Vì vậy, việc quản lý và sử dụng đất và nước một cách chặt chẽ, rõ ràng và
cẩn thận đã trở thành một vấn đề lớn mang tính toàn cầu chứ không còn là vấn đề
của riêng quốc gia nào nữa. Song nếu chúng ta vẫn quản lý các thông tin đất, các
thông tin nước với các dữ liệu không gian dưới dạng cơ sở dữ liệu bằng các
phương pháp thủ công trên các tài liệu và bản đồ giấy là hết sức khó khăn. Theo
Bernard Binns thì: “Sự hiểu biết chính xác về các nguồn tài nguyên, sự mô tả, thể
hiện và lưu trữ chúng là yếu tố cần thiết trước hết là để sử dụng và bảo vệ các tài
nguyên đó một cách hợp lý”.

Cơ sở dữ liệu (CSDL – Database) là một khái niệm đa nghĩa. Nếu hiểu
theo cách định nghĩa mang tính kỹ thuật thì CSDL là một tập hợp thông tin có
cấu trúc. Nó thường thể hiện dưới dạng một tập hợp liên kết các dữ liệu và
được lưu trữ trên thiết bị lưu trữ như băng hay đĩa. Dữ liệu được duy trì dưới
dạng một tập hợp các tập tin trong hệ điều hành hay được lưu trữ trong các hệ
quản trị CSDL.
Trong một vài năm vừa qua, nước ta có dự án “xây dựng CSDL quốc gia
về tài nguyên đất đai” với mục tiêu là xây dựng các khối thông tin về nguồn tài
nguyên này. CSDL tài nguyên đất khi hoàn thành sẽ phục vụ đắc lực cho công
tác quản lý nhà nước đối với đất đai, trợ giúp hoạch định chính sách, quy hoạch
tổng thể, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất.
Hiện nay, việc xây dựng CSDL phục vụ công tác quản lý đất đai đang sử
dụng rất nhiều phần mềm phong phú như ArcView, ArcGIS, Mapinfo,
Microstation, Vilis, … Mỗi phần mềm đều có những ưu nhược điểm riêng.
Chúng ta có thể kết hợp các phần mềm với nhau trong quá trình sử dụng để tổng
hợp các ưu điểm và khắc phục những hạn chế của chúng nhằm mang lại hiệu quả
sử dụng cao nhất.
Xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn của địa phương, được sự nhất trí của
Khoa quản lý đất đai - Học Viện Nông nghiệp Việt Nam cùng với mong muốn
được tìm hiểu thêm ứng dụng của công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


đai, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý xây
dựng cơ sở dữ liệu đất đai xã Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang” với sự
hướng dẫn của thầy giáo TS. Nguyễn Duy Bình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính nhằm hỗ trợ công tác Quản lý nhà

nước về đất đai trên địa bàn xã Bố Hạ.
- Đưa cơ sở dữ liêu địa chính lên WebGIS - ArcGis Online nhằm dễ dàng
tìm kiếm thông tin thửa đất qua mạng Internet tại khu vực nghiên cứu.
3. Yêu cầu của đề tài
- Các số liệu liên quan đến nội dung đề tài phải được thu thập đầy đủ, xây
dựng cơ sở dữ liệu đất đai đúng quy phạm theo quy đinh.
- Nắm vững các văn bản do Nhà nước và địa phương ban hành có liên
quan tới công tác quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
- Xây dựng ứng dụng mẫu về CSDL thông qua công nghệ thông tin và
GIS (ArcGIS, Web,…) phục vụ việc quản lý đất đai trên CSDL đã xây dựng.
- Đối với hỗ trợ công tác Quản lý đất đai cần : Cấu trúc cơ sở dữ liệu của
hệ thống thông tin phải thống nhất, có tổ chức và thích hợp với yêu cầu quản lý
nhà nước về đất đai.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về quản lý đất đai.
Quản lý là một thuật ngữ có nhiều nghĩa khác nhau nó là đối tượng
nghiên cứu của nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội vì vậy mỗi ngành khoa
học đều có định nghĩa riêng về thuật ngữ “Quản lý”, nhưng xét về quan niệm
chung nhất thì: “Quản lý chính là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ
thống nào đó nhằm trật tự hoá và hướng nó phát triển phù hợp với những quy
luật nhất định” (Luật đất đai,2013).
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng thể các hoạt động có tổ chức bằng
quyền lực nhà nước thông qua các phương pháp và công cụ thích hợp để tác động
đến quá trình khai thác sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm

phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua các thời kỳ. Quản lý
đất đai bằng quyền lực của nhà nước được thực hiện thông qua các phương pháp
và công cụ quản lý: Phương pháp hành chính; phương pháp kinh tế; thông qua
quy hoạch, kế hoạch trên cơ sở luật pháp.
- Luật đất đai 2013:
Luật Đất đai được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày
09/12/2013. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014.
So với Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 sửa đổi, bổ sung nhiều
quy định mới cụ thể hơn và phù hợp hơn với yêu cầu của công tác quản lý, dụng
đất đai hiện nay, khắc phục được những bất cập cũng như thiếu sót của Luật Đất
đai cũ. Trong đó, nhiều nội dung được sửa đổi đáng chú ý như: Quyền và trách
nhiệm của Nhà nước đối với đất đai; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Giao đất,
cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư; Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Tài chính về đất đai, giá
đất và đấu giá quyền sử dụng đất; Hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất
đai; Chế độ sử dụng các loại đất; Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


Các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai
Tại điều 22 chương II - Luật đất đai 2013 được Quốc hội Nước cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua đã nêu các nội dung quản lý nhà nước về
đất đai như sau:
1. Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai
2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ

chức thực hiện văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây
dựng giá đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
8. Thống kê, kiểm kê đất đai.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy
định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản
lý và sử dụng đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


3. Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà
nước về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực, đảm

bảo quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả (Luật đất đai, 2013).
1.2. Tổng quan về cơ sở dữ liệu đất đai
1.2.1. Khái niệm về cơ sở dữ liệu.
Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia là một trong các thành phần nền tảng của
kết cấu hạ tầng về thông tin nó bao gồm các cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành
để tạo thành một hệ thống cơ sở thống nhất bao gồm các thành phần: cơ sở dữ liệu
về chính trị (chính sách, pháp luật, tổ chức cán bộ); cơ sở dữ liệu về kinh tế (nguồn
lực - tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động, vốn, quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế, kết quả hoạt động của các ngành kinh tế - nông nghiệp, công nghiệp, dịch
vụ); cơ sở dữ liệu xã hội (dân số, lao động văn hoá, giáo dục, y tế, thể thao); cơ sở
dữ liệu về tài nguyên đất (CSDL) là một thành phần không thể thiếu được của cơ
sở dữ liệu quốc gia.
Cơ sở dữ liệu đất đai: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địa
chính, dữ liệu quy hoạch sử dụng đất, dữ liệu giá đất, dữ liệu thống kê, kiểm kê
đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường
xuyên bằng phương tiện điện tử.
Với cách nhìn bản đồ như một hệ cơ sở dữ liệu, ta thấy rằng bản đồ là tập
hợp các dữ liệu địa lý, các dữ liệu này mô tả các đối tượng trong thế giới thực
bằng vị trí toạ độ duới một hệ toạ độ xác định, ngoài ra dữ liệu địa lý còn chứa
đựng các thông tin về thuộc tính của đối tượng. Việc xác định và ước đoán tài
nguyên tự nhiên, môi trường và đất đai sẽ cung cấp nhiều đối tượng phản ánh
mới cho bản đồ.
Cấu trúc CSDL: Về nguyên tắc một hệ thống thông tin của ngành hợp lý
nhất là có tổ chức dựa trên cơ cấu tổ chức của ngành chủ quản, cơ cấu tổ chức
được phân thành các cấp trung ương và địa phương. Thông thường các địa
phương đóng vai trò là nơi thu thập, cập nhật các thông tin chi tiết, cung cấp
thông tin đầu vào cho toàn bộ hệ thống và cũng sẽ là nơi quản lý và sử dụng chủ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 6


yếu các thông tin chi tiết, còn cấp trung ương nhu cầu chủ yếu lại là các thông tin
tổng hợp từ các thông tin chi tiết. Có 4 phương án lưu trữ và quản lý dữ liệu bao
gồm: Quản lý tập trung; Phân tán bản sao; Phân tán dữ liệu; Phân tán dữ liệu chi
tiết; Tập trung số liệu tổng hợp. Căn cứ vào trình độ quản lý, mức độ ổn định của
quy trình quản lý, phân bố tần xuất sử dụng thông tin giữa các đơn vị để xác định
phương án thích hợp.
Chuẩn hoá CSDL: cơ sở dữ liệu khi đưa vào sử dụng phải được chuẩn hoá
dữ liệu, đảm bảo tính thống nhất của cơ sở dữ liệu khi chia sẻ cho nhiều đối
tượng sử dụng hoặc hiệu chỉnh từ nhiều nguồn khác nhau. Việc chuẩn hoá cơ sở
dữ liệu phải đáp ứng được các nhu cầu: Xác định thống nhất cho từng thể dữ liệu,
xác định quy trình thống nhất để chuyển các dữ liệu cũ về dạng chuẩn. Nội dung
chuẩn hoá bao gồm: chuẩn hoá thiết bị tin học (hệ điều hành, mạng, thiết bị phần
cứng, chuẩn phần mềm ứng dụng, bảng mã ký tự và tổ chức dữ liệu, chuẩn hoá
hệ quy chiếu, toạ độ, địa giới, địa danh); chuẩn hóa hệ thống bản đồ, …
1.2.2 Phân loại cơ sở dữ liệu
- Các văn bản pháp luật, pháp quy của Nhà nước về quản lý và sử dụng
đất đai.
- Bản sao bản đồ địa chính gốc (bản đồ giải thửa), bản sao hồ sơ kỹ thuật
nhà đất, bản đồ địa giới hành chính, biên bản xác định ranh giới, mốc giới sử
dụng theo hiện trạng sử dụng đất, bản đồ chuyên đề của huyện và các xã, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất.
- Hồ sơ xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xử lý vi
phạm chính sách đất đai theo thẩm quyền.
- Hồ sơ thanh tra, kiểm tra sử dụng đất và giải quyết tranh chấp, khiếu nại
về đất đai.
- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của xã
- Hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đai của xã.

- Hồ sơ đánh giá phân hạng đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


1.2.3 Nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
Cơ sở dữ liệu đất đai được xây dựng tập trung thống nhất từ Trung ương
đến các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và
các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là cấp huyện).
Đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là
đơn vị cơ bản để thành lập cơ sở dữ liệu đất đai.
Cơ sở dữ liệu đất đai của cấp huyện là tập hợp dữ liệu đất đai của các xã
thuộc huyện; đối với các huyện không có đơn vị hành chính xã trực thuộc thì cấp
huyện là đơn vị cơ bản để thành lập cơ sở dữ liệu đất đai.
Cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh được tập hợp từ cơ sở dữ liệu đất đai của tất
cả các huyện thuộc tỉnh.
Cơ sở dữ liệu đất đai cấp Trung ương được tổng hợp từ cơ sở dữ liệu đất
đai của tất cả các tỉnh trên phạm vi cả nước.
Việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật sử dụng dữ liệu đất
đai phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, kịp thời và thực hiện
theo quy định hiện hành về thành lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất
ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) (Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường, 2011).
1.2.4 Nội dung, cấu trúc cơ sở dữ liệu đất đai.
Cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm các cơ sở dữ liệu thành phần sau:
a) Cơ sở dữ liệu địa chính;

b) Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất;
c) Cơ sở dữ liệu giá đất;
d) Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


Cơ sở dữ liệu địa chính là thành phần cơ bản của cơ sở dữ liệu đất đai, làm
cơ sở để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phần khác.
Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin cơ sở dữ liệu địa chính được thực
hiện theo quy định tại Điều 4 của Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04
tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về chuẩn
dữ liệu địa chính (Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT).
Nội dung, cấu trúc, kiểu thông tin của cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng
đất, cơ sở dữ liệu giá đất và cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai thực hiện
theo quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu quy hoạch sử dụng đất, quy định kỹ thuật
về chuẩn dữ liệu giá đất và quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu thống kê, kiểm kê
đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định (Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường, 2010).
1.3. Cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin và GIS trong công tác
quản lý dữ liệu đất đai.
1.3.1. Tổng quan về công tác quản lý dữ liệu đất đai.
Có nhiều cách định nghĩa về Hệ thống thông tin địa lý:
Định nghĩa theo chức năng: GIS là một hệ thống bao gồm 4 hệ con: Dữ
liệu vào, quản trị dữ liệu, phân tích dữ liệu và dữ liệu ra.
Định nghĩa theo khối công cụ: GIS là tập hợp phức tạp của các thuật toán.
Định nghĩa theo mô hình dữ liệu: GIS gồm các cấu trúc dữ liệu được sử
dụng trong các hệ thống khác nhau (cấu trúc dạng Raster và Vecter).

Định nghĩa về mặt công nghệ: GIS là công nghệ thông tin để lưu trữ, phân
tích và trình bày các thông tin không gian và thông tin phi không gian, công nghệ
GIS có thể nói là tập hợp hoàn chỉnh các phương pháp và các phương tiện nhằm
sử dụng và lưu trữ các đối tượng.
Định nghĩa theo sự trợ giúp và ra quyết định: GIS có thể coi là một hệ
thống trợ giúp việc ra quyết định, tích hợp các số liệu không gian trong một cơ
chế thống nhất.
Nói tóm lại theo BURROUGHT : “GIS như là một tập hợp các công cụ cho
việc thu nhập, lưu trữ, thể hiện và chuyển đổi các dữ liệu mang tính chất không
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


gian từ thế giới thực để giải quyết các bài toán ứng dụng phục vụ các mục đích
cụ thể”.
GIS
Người sử dụng

Thế giới thực

Phần mềm + cơ sở dữ
liệu

Hình 1.1: Sơ đồ khái niệm về một hệ thống thông tin địa lý
1.3.2. Các thành phần của hệ thống.
Một hệ thống thông tin địa lý bao gồm những thành phần cơ bản sau:
Phần mềm

Phần cứng


GIS

Con Người

CSDL

Phương pháp

Hình 1.2: Các thành phần của GIS
- Phần cứng: bao gồm máy tính điều khiển mọi hoạt động của hệ thống và
các thiết bị ngoại vi.
- Phần mềm: cung cấp công cụ và thực hiện các chức năng:
+ Thu thập dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ các nguồn thông tin
khác nhau
+ Lưu trữ, cập nhật, điều chỉnh và tổ chức các cơ sở dữ liệu nói trên
+ Phân tích biến đổi, điều chỉnh và tổ chức các cơ sở dữ liệu nhằm giải
quyết các bài toán tối ưu và mô hình mô phỏng không gian và thời gian
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


+ Đưa ra các thông tin theo yêu cầu dưới dạng khác nhau.
Ngoài ra phần mềm cần phải có khả năng phát triển và nâng cấp theo các
yêu cầu đặt ra của hệ thống.
- Dữ liệu: đây là thành phần quan trọng nhất của GIS. Các dữ liệu không
gian (Spatial data) và các dữ liệu thuộc tính (No spatial data) được tổ chức theo
một mục tiêu xác định bởi một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DataBase Management
System).

+ Cấu trúc dữ liệu mang tính chất không gian được thể hiện ở dạng Raster
và Vector.
Dữ liệu Raster: các thực thể không gian được thể hiện qua các ô (cell)
hoặc các ô ảnh (pixel) của một lưới các ô vuông. Trong máy tính lưới các ô
được được lưu trữ ở dạng ma trận, mà trong đó mỗi ô là giao điểm của một
hàng một cột trong ma trận. Đối với dữ liệu Raster 1 điểm được thể hiện bằng
1 pixel, 1 đường được thể hiện bằng 1 chuỗi các pixel liền nhau, 1 vùng được
thể hiện bằng 1 nhóm các pixel liền nhau. Trong dữ liệu này độ phân giải phụ
thuộc vào độ lớn của các ô. Từ đó chúng ta có thể tính toán được diện tích,
chiều dài của các đối tượng.
Dữ liệu Vector: các thực thể không gian được biểu diễn thông qua các phần
tử là Điểm, Đường, Vùng và các quan hệ Topo (khoảng cách, tính liên tục, tính
kề nhau). Vị trí không gian của các đối tượng được thể hiện và xác định bằng hệ
toạ độ thống nhất.
+ Dữ liệu mang tính chất thuộc tính: đây là thành phần chứa đựng các số
liệu, thông tin thuộc tính của các thực thể. Các thuộc tính này có thể mang tính
định lượng hoặc định tính. Trong dữ liệu thuộc tính có thể có các kiểu dữ liệu
sau: ghi danh, chỉ số, khoảng, tỷ lệ...
- Con người: yếu tố con người có ảnh hưởng rất lớn đối với các hệ GIS,
đặc biệt trong việc điều khiển hệ thống và phát triển các ứng dụng.
- Phương pháp: phương pháp phụ thuộc vào ý tưởng của các xây dựng hệ
thống, sự thành công của một hệ GIS phụ thuộc vào phương pháp được sử dụng
để thiết kế hệ thống (Trần Thị Băng Tâm, 2006).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


1.3.3. Khả năng xử lý dữ liệu của GIS.
Chức năng thuộc tính: chế biến thao tác, tạo hoặc thay đổi dữ liệu thuộc

tính mà không làm thay đổi vị trí không gian hoặc tạo ra các phần tử không gian
mới.
Chức năng đo đạc: cho phép tính những tính chất đơn giản như chiều dài,
chu vi, diện tích của vùng, hình dạng của vùng, trung tâm của vùng, khoảng cách
hẹp nhất và rộng nhất của vùng.
Chức năng chồng xếp: là thao tác chồng các lớp chuyên đề lên nhau và tạo
ra một lớp chuyên đề mới, chứa đựng những thông tin mới. Chồng ghép các lớp
dữ liệu khác nhau là quá trình bậc thang. Trong quá trình chồng ghép chúng tạo
ra các lóp dữ liệu trung gian. Đối với các loại dữ liệu khác nhau thì mức độ phức
tạp của việc chồng xếp cũng khác nhau.
+ Chồng ghép số học: bao gồm các thao tác cộng, trừ, nhân, chia. Chúng
được thiết lập trên mỗi giá trị của lớp dữ liệu này và vị trí tương ứng trên lớp dữ
liệu kia.
+ Chồng ghép logic: bao gồm các toán tử mà kết quả đưa ra là lớp dữ liệu
mới thoả mãn một tập hợp các điều kiện.
Chức năng nội suy: Đây là chức năng mà một quá trình sẽ được xây dựng
trên những phần tử lân cận hoặc trong các vùng lân cận. Chất lượng nội suy phụ
thuộc vào số lượng phân bố của các điểm đã biết. Chức năng này bao gồm các
phương pháp nội suy sau đây:
+ Nội suy cục bộ: đây là phương pháp nội suy đơn giản với các kiểu như
nội suy theo vùng, nội suy tuyến tính, nội suy theo hàm Spline, nội suy theo
trọng số trung bình
+ Nội suy toàn cực (phân tích bề mặt Trend): đó là từ một tập hợp các điểm
được dùng để tìm ra một biểu thức toán học diễn tả, dự đoán các giá trị chưa biết
của một bề mặt.
+ Nội suy Krigking: đây là phương pháp nội suy dựa trên phương pháp
phân tích bề mặt và trọng số trung bình.
Trong trường hợp lựa chọn một tính chất thì phép tính đại số (các thao tác
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 12


bằng, lớn hơn, nhỏ hơn và tổ hợp của cả ba được áp dụng.
Trong trường hợp lựa chọn phức tạp thì các thao tác logic (toán tử Bool
dùng thao tác logic NOT, AND, OR, XOR) để thiết lập.
Các phép tính số học và phép tính thống kê cũng được sử dụng trong hệ
thống thông tin địa lý.
Một hệ GIS phải đảm bảo được 6 chức năng cơ bản sau:


Capture: Thu thập dữ liệu. Dữ liệu có thể lấy từ rất nhiều nguồn, có thể

là bản đồ giấy, ảnh chụp, bản đồ số…


Store: Lưu trữ. Dữ liệu có thể được lưu dưới dạng vector hay raster.



Query: Truy vấn (tìm kiếm). Người dùng có thể truy vấn thông tin đồ

hoạ hiển thị trên bản đồ.


Analyze: Phân tích. Đây là chức năng hộ trợ việc ra quyết định của

người dùng. Xác định những tình huống có thể xảy ra khi bản đồ có sự thay đổi.



Display: Hiển thị. Hiển thị bản đồ.



Output: Xuất dữ liệu. Hỗ trợ việc kết xuất dữ liệu bản đồ dưới nhiều

định dạng: giấy in, Web, ảnh, file (Trần Thị Băng Tâm, 2006).

Hình 1.3. Quan hệ giữa các chức năng GIS
1.3.4. Các ứng dụng của Hệ thông tin địa lý
Môi trường: Nhiều tổ chức môi trường trên thế giới cũng như nhiều
quốc gia đã áp dụng GIS vào lĩnh vực môi trường. Với mức đơn giản của GIS

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


được sử dụng để đánh giá hiện trạng môi trường các khu vực trên trái đất; phức
tạp hơn, GIS dùng để mô hình hoá các tiến trình xói mòn đất, cảnh báo sự lan
truyền ô nhiễm trong môi trường. Quản lý giám sát tài nguyên, thiên nhiên, môi
trường bao gồm các chức năng: quản lý gió và thuỷ hệ, các nguồn nhân tạo, bình
đồ lũ, vùng ngập úng, đất nông nghiệp, tầng ngập nước, rừng, vùng tự nhiên, phân
tích tác động môi trường… Xác định ví trí chất thải độc hại.
Khí tượng thuỷ văn: Trong lĩnh vực này GIS được dùng như hệ thống
đáp ứng nhanh phục vụ phòng chống thiên tai lũ lụt, xác định tâm bão, dự đoán
luồng chảy, xác định mức độ ngập lụt.
Nông nghiệp: Được sử dụng vào việc giám sát thu hoạch, quản lý sử
dụng đất, dự báo về hàng hoá, nghiên cứu đất trồng, kiểm tra tướng tiêu, kiểm
soát nguôn nước.

Dịch vụ tài chính: Các ứng dụng đặc trưng cho lĩnh vực này là: đánh
giá và phân tích vị trí chi nhánh mới, quản lý tài sản, định hình nhân khẩu, tiếp
thị, chính sách bảo hiểm, mô hình hoá và phân tích rủi ro cho các khu vực tài
chính.
Y tế: GIS được ứng dụng nhằm vạch ra lộ trình nhanh nhất giữa vị trí
hiện tại của xe cấp cứu, dựa trên cơ sở dữ liệu giao thông. Nó cũng được sử dụng
như một công cụ nghiên cứu dịch bệnh, phân tích nguyên nhân bộc phát và lây
lan bệnh tật trong cộng đồng.
Quản lý địa phương: Các lãnh đạo chính quyền địa phương đua GIS
vào quản lý quy hoạch công trình, tìm kiếm thửa đất, điều chỉnh ranh giới, bảo
dưỡng các công trình công cộng, phân tích tội phạm, chỉ huy và quản lý lực
lượng công an, cứu hoả.
Giao thông: GIS được dùng trong việc lập kế hoạch và duy trì cơ sở hạ
tầng. Tiếp nữa, GIS còn được ứng dụng để định vận tải hàng hoá, và hải đồ điện
tử. Quản lý hệ thống đường phố, bao gồm các chức năng: tìm kiếm địa chỉ khi
xác định được vị trí cho địa chỉ phố hoặc tìm vị trí khi biết trước địa chỉ phố.
Đường giao thông và sơ đồ; điều khiển đường đi, lập kế hoạch lưu thông xe cộ.
Phân tích vị trí, chọn khu vực xây dựng các tiện ích như bãi đỗ xe, ga tàu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


×