Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí tại khu vực đặt trạm quan trắc không khí tự động cố định tại 556 nguyễn văn cừ, long biên, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.28 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

CAO VŨ ANH

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MƠI TRƯỜNG
KHƠNG KHÍ TẠI KHU VỰC ĐẶT TRẠM QUAN TRẮC
KHƠNG KHÍ TỰ ĐỘNG CỐ ĐỊNH TẠI
556 NGUYỄN VĂN CỪ, LONG BIÊN, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

CAO VŨ ANH

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MƠI TRƯỜNG
KHƠNG KHÍ TẠI KHU VỰC ĐẶT TRẠM QUAN TRẮC
KHƠNG KHÍ TỰ ĐỘNG CỐ ĐỊNH TẠI
556 NGUYỄN VĂN CỪ, LONG BIÊN, HÀ NỘI


CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.44.03.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS CAO VIỆT HÀ

HÀ NỘI, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tơi. Số liệu và kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã
được cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Học viên

Cao Vũ Anh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp cao học,

ngoài sự cố gắng của bản thân, tơi cịn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cá
nhân trong và ngoài trường Học viện Nơng Nghiệp Việt Nam.
Qua đây tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới tồn thể các thầy cơ giáo
trong khoa Môi trường cùng các thầy cô giáo trong Học viện Nơng nghiệp Việt
Nam đã dìu dắt, dạy dỗ tơi trong q trình học tập tại trường.
Tơi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Cao Việt
Hà, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ thuộc Trung tâm Quan
trắc môi trường – Tổng Cục Môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi
hồn thành tốt nội dung đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên, giúp
đỡ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Học viên

Cao Vũ Anh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN


ii

LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC

iii
iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG

vi
vii

DANH MỤC HÌNH

viii

MỞ ĐẦU
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1
3

1.1. Tổng quan về chất lượng không khí
1.1.1. Thành phần khơng khí

3
3


1.1.2. Vai trị của khơng khí đối với sức khỏe con người
1.1.3. Chất lượng môi trường khơng khí đơ thị tại Việt Nam

6
10

1.1.4. Các yếu tố gây ảnh hưởng tới chất lượng khơng khí
1.1.5. Các chỉ số được áp dụng trong đánh giá chất lượng không khí

11
14

1.2. Tổng quan về mạng lưới quan trắc chất lượng khơng khí tại Việt Nam
1.2.1. Mạng lưới quan trắc khơng khí tại Việt Nam
1.2.2. Chất lượng mơi trường khơng khí đô thị tại thành phố Hà Nội

21
21
25

1.3. Trạm quan trắc tự động, cố định đặt tại 556 Nguyễn Văn Cừ
1.3.1 Giới thiệu chung về Trạm Nguyễn Văn Cừ

28
28

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU


32

2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Phạm vi nghiên cứu

32
32

2.3. Nội dung nghiên cứu

32

2.3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu vực đặt trạm quan trắc
tự động

32

2.3.2 Giới thiệu khái qt về Trạm quan trắc khơng khí tự động, cố định.
2.3.3 diễn biến chất lượng mơi trường khơng khí tại khu vực 556

32

Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội.
2.3.4 Cảnh báo nguy cơ ơ nhiễm khơng khí tại khu vực

32
32

2.3.5 Các giải pháp nâng cao hoạt động của trạm và giảm thiểu ô nhiễm


32

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thu thập và xử lý số liệu thứ cấp
2.4.2. Phương pháp đo/phân tích, lưu trữ số liệu

32
32
33

2.4.3. Phương pháp so sánh
2.4.4. Phương pháp minh họa số liệu
2.4.5. Phương pháp xác định mức độ ô nhiễm
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

35
35
35
36

3.1 Đặc điểm của khu vực nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

36
36


3.1.2. Khí hậu, thủy văn

37

3.1.3. Đặc điểm phân bố dân cư
3.1.4. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội tại khu vực Quận Long Biên

41
41

3.2. Diễn biến kết quả quan trắc môi trường khơng khí tại khu vực đặt
Trạm từ năm 2010 đến năm 2014

42

3.2.1. Thông số ô nhiễm SO2
3.2.2.Thông số ô nhiễm NOx- NO2-NO

44
46

3.2.3. Thông số ô nhiễm CO
3.2.4. Thông số ô nhiễm O3

49
52

3.2.5. Bụi PM10, PM2.5, PM1
3.3. Cảnh báo nguy cơ ô nhiễm và đề xuất giải pháp

3.3.1 Đánh giá AQI theo ngày tại Trạm Nguyễn Văn Cừ
3.3.2 Đánh giá AQI theo giờ tại Trạm Nguyễn Văn Cừ
3.5 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của trạm quan trắc và các
giải pháp giảm thiểu ơ nhiễm khơng khí ở khu vực
3.5.1 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của trạm
quan trắc
3.5.2 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm cho khu vực nghiên cứu

56
59
61
63
66
66
67

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

70
72

PHỤ LỤC

74

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa của các từ viết tắt

AQI

Air Quality Index (Chỉ số chất lượng khơng khí)

API

Air Pollution Index (chỉ số ơ nhiễm khơng khí)

APCI

Air Pollulion Cost Index (chỉ số thiệt hại ơ nhiễm khơng khí)

BVMT

Bảo vệ mơi trường

CLKK

Chất lượng khơng khí

CLMT

Chất lượng Mơi trường


EPA

Environmental Protection Agency

PSI

Pollutant Standard Index (Chỉ số ô nhiễm)

PM

Particulate Matter (chất dạng hạt)

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCMT

Tổng cục Môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT


Tài nguyên và Môi trường

TSP

Total Suspended Particulate (bụi lơ lửng tổng số )

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

1.1.

Các thông số ảnh hưởng đến ô nhiễm khơng khí

5

1.2.

Mối liên quan giữa nồng độ CO và triệu chứng nhiễm độc ở người

8


1.3

Phân loại các nhóm chất lượng của AQI

1.4.

Mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người của chất lượng

16

khơng khí ở các mức API khác nhau

17

1.5.

Ảnh hưởng của API ven đường đối với sức khỏe

18

1.6.

Thang chất lượng khơng khí theo Quyết định 878/QĐ-TCMT

21

2.1.

Thang phân loại mức độ AQI


35

3.1

Thống kê số ngày có giá trị NO2 vượt QCVN 05:2013/BTNMT
trong giai đoạn 2010-2014

3.2.

49

Số lượng ngày có giá trị AQI vượt mức 100 trong các tháng
giai đoạn từ năm 2010-2014.

3.3.

62

Tỷ lệ mức độ ơ nhiễm khí trong ngày trong giai đoạn từ năm
2010-2014.

63

3.4.

Tỷ lệ % chất lượng AQI theo giờ từ 2010-2014

64

3.5


Tỷ lệ % AQI theo từng múi giờ tại Trạm Nguyễn Văn Cừ

65

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC HÌNH
STT
1.1.

Tên hình

Trang

Diễn biến chỉ số chất lượng khơng khí AQI tại ở 3 trạm quan
trắc tự động, liên tục giai đoạn 2010 - 2013

11

1.2.

Sơ đồ modul trong Trạm Nguyễn Văn Cừ.

30

1.3.


Sơ đồ truyền nhận dữ liệu

31

1.4.

Hình ảnh biểu diễn chất lượng AQI trên trang wed
www.quantracmoitruong.gov.vn.

31

2.1.

Sơ đồ lấy mẫu bụi

34

3.1.

Sơ đồ hành chính Quận Long Biên

36

3.2.

Tốc độ và hướng gió chủ đạo tại Trạm Nguyễn Văn Cừ giai
đoạn từ năm 2010 - 2014

38


3.3.

Hoa gió trong tháng 4 các năm 2011; 2012; 2013 và 2014

39

3.4.

Hoa gió trong tháng 8 các năm 2011và năm 2013

39

3.5.

Biến thiên nhiệt độ các giờ trong ngày tại Trạm Nguyễn Văn
Cừ giai đoạn từ năm 2010 - 2014

3.6.

40

Biến thiên độ ẩm các giờ trong ngày tại Trạm Nguyễn Văn Cừ
giai đoạn từ năm 2010 - 2014

3.7.

Biến thiên cường độ bức xạ các giờ trong ngày

40

tại Trạm

Nguyễn Văn Cừ giai đoạn từ năm 2010 - 2014

41

3.8.

Vị trí sensor lấy mẫu Trạm Nguyễn Văn Cừ.

43

3.9.

Phân bố kết quả quan trắc thu được của thông số SO2 từ năm
2010 – 2014

3.10.

44

Diễn biến nồng độ thông số SO2theo các giờ trong ngày giai
đoạn 2010 - 2014

3.11.
3.12.

45

Diễn biến trung bình theo từng tháng của thông số SO2 từ năm

2010 - 2014

45

Giá trị trung bình năm của thơng số SO2 từ năm 2010 - 2014

46

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


3.13.

Sự phân bố kết quả quan trắc được của thông số NO2 từ năm
2010 - 2014

3.14.

47

Diễn biến nồng độ thông số NO-NO2-NOx theo các giờ trong
ngày giai đoạn 2010 - 2014

3.15.

47

Diễn biến trung bình theo từng tháng của thơng số NO – NO2-NOx

từ năm 2010 - 2014

3.16.

48

Giá trị trung bình năm của thông số NO – NO2-NOx từ năm
2010 - 2014.

3.17.

49

Sự phân bố kết quả quan trắc được của thông số CO từ năm
2010 - 2014

3.18.

50

Diễn biến nồng độ thông số CO theo các giờ trong ngày giai
đoạn 2010 - 2014

3.19.

51

Diễn biến trung bình theo từng tháng của thơng số CO từ năm
2010– 2014


51

3.20.

Giá trị trung bình năm của thơng số CO từ năm 2010 - 2014.

52

3.21.

Sự phân bố kết quả quan trắc được của thông số O3 từ năm 2010
- 2014

3.22.

52

Diễn biến nồng độ thông số O3 theo các giờ trong ngày giai
đoạn 2010 - 2014

3.23.

53

Diễn biến trung bình theo từng tháng của thông số O3 từ năm
2010 - 2014

53

3.24.


Số ngày vượt QCVN 05:2013 của thông số O3 trong các năm.

54

3.25.

Giá trị trung bình năm của thơng số O3 từ năm 2010 - 2014

55

3.26.

Số ngày có giá trị cao về đêm của thông số O3 tại 3 trạm quan trắc
(Hà nội, Đà Nẵng, Nha Trang)

3.27.

55

Sự phân bố kết quả quan trắc được của thông số PM10, PM2,5,
PM1 từ năm 2010 - 2014

3.28.

56

Diễn biến nồng độ thông số PM10, PM2,5, PM1 theo các giờ
trong ngày giai đoạn 2010 - 2014


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

57

Page ix


3.29.

Diễn biến trung bình theo từng tháng của thơng số PM10, PM2,5,
PM1 từ năm 2010 - 2014

3.30.

57

Giá trị trung bình năm của các thông số PM10, PM2,5, PM1 từ
năm 2010 - 2014.

58

3.31.

Số ngày vượt chuẩn trung bình 24h của thơng số PM10

59

3.32.

Tính tốn AQI theo ngày


60

3.33.

Thống kê và tính tốn AQI theo ngày trong năm 2014

60

3.34.

Số ngày ô nhiễm trong các năm tương ứng các mức AQI

61

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page x


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập và phát triển chung của thế giới, Việt Nam cũng
đang từng bước chuyển mình với những chính sách, định hướng phát triển cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhiều cải cách được đưa ra, nhiều khu đô thị
mới được hình thành, các khu cơng nghiệp ngày càng được mở rộng và phát triển
mạnh mẽ, kinh tế nước nhà dần thốt khỏi tình trạng khủng hoảng, đời sống
người dân phần nào được cải thiện hơn. Có thể nói đây là những thành tựu to lớn
mà nước ta đã đạt được sau nhiều năm nỗ lực không ngừng. Song, bên cạnh sự

phát triển nhanh chóng đó là những vấn đề đáng lo ngại về mơi trường. Một bài
tốn nan giải đặt ra cho hầu hết các đô thị phát triển ở nước ta hiện nay đó là vấn
đề về ô nhiễm môi trường.
Ở Việt Nam trong những năm qua, do quá tải về mật độ dân số và số lượng
phương tiện giao thơng chất lượng khơng khí khu vực đô thị, đặc biệt là ở các đô
thị lớn đang bị giảm sút nghiêm trọng gây nhiều bức xúc trong nhân dân và dư
luận xã hội. Để có những giải pháp cụ thể giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường khơng
khí trong nội đơ cần có bộ số liệu quan trắc mơi trường khí đầy đủ và định kỳ.
Hà Nội là một trong những thành phố luôn đi đầu trong những cải cách
phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiều cơ sở vật chất hạ tầng trong
thành phố như giao thông, nước cấp, điện lực, thông tin liên lạc, đường xá, nhà
hát, sân thi đấu thể thao, nhà ở, cơ quan, trường học... liên tục được nâng cấp, cải
tạo, và xây mới nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế và nhu cầu ngày
một gia tăng của người dân. Kéo theo đó là hàng loạt các loại hình dịch vụ phát
triển mạnh mẽ và mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho thành phố. Tuy nhiên, cũng
không nằm ngồi tình trạng chung của cả nước, sự phát triển của các ngành công
nghiệp, dịch vụ đang là nguyên nhân làm cho môi trường Thành phố ngày càng
xuống cấp một cách nghiêm trọng. Có thể ví Hà Nội hiện nay như một đại công
trường, hàng ngày thải ra môi trường một lượng lớn bụi bẩn, khí độc, rác thải và
nước thải, ... làm suy giảm chất lượng môi trường đơ thị, đặc biệt là mơi trường
khơng khí đối với người dân sinh sống xung quanh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


Các hoạt động vì mơi trường ngày càng được sự quan tâm đầu tư nhiều
hơn từ các cơ quan, tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Trên Thế giới các trạm
quan trắc mơi trường khơng khí tự động được lắp đặt từ rất lâu nhất đối ở những
nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật, Đức... với mạng lưới dày đặc nhằm xác định

và đánh giá được chính xác mức độ ơ nhiễm của từng khu vực. Trong khi đó, ở
nước ta hiện nay mới chỉ có khoảng trên 35 trạm quan trắc khí tự động và liên tục
do Tổng cục Mơi trường, Tổng cục Khí tượng Thủy văn và một số địa phương
quản lý nhưng những số liệu hàng năm thu thập được hiện chưa được sử dụng
nhiều cho mục đích đánh giá được mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối
với con người và hệ sinh thái. Vì vậy, cần có những nghiên cứu, đánh giá, phân
tích một cách cụ thể, chính xác hơn về hiện trạng môi trường ô nhiễm thông qua
số liệu tự các trạm quan trắc tự động, liên tục từ đó có những đề xuất giải pháp
phù hợp nhằm cải tạo môi trường bảo vệ sức khỏe người dân.
Xuất phát từ thực tiễn nói trên, đề tài “Đánh giá diễn biến chất lượng mơi
trường khơng khí tại khu vực của trạm quan trắc khơng khí tự động, cố định tại
556 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội” đã được lựa chọn và thực hiện.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá chất lượng khơng khí thơng qua số liệu của trạm quan trắc
khơng khí tự động, liên tục.
- Đề xuất giải pháp hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại khu vực
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Trạm tự động.
3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm được điều kiện kinh tế xã hội ở khu vực
- Đánh giá, đưa ra được diễn biến môi trường không khí, chất lượng khơng
khí tại khu vực đặt Trạm quan trắc tự động

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về chất lượng khơng khí

1.1.1. Thành phần khơng khí
Khơng khí là một hỗn hợp khí gồm có khí nitơ chiếm 78,9%, oxi chiếm
19,5%, acgong chiếm 0,93%, đioxit cacbon chiếm 0,32% và một số hiếm khí
khác như nêơn, hêli, mêtan, kripton. Trong điều kiện bình thường của độ ẩm
tuyệt đối, hơi nước chiếm gần 1-3% thể tích khơng khí. (Phạm Ngọc Đăng, 2003)
Mơi trường khơng khí: là hỗn hợp các khí bao bọc quanh trái đất, có nhiệm
vụ duy trì và bảo vệ sự sống trên trái đất - đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong sự
sinh tồn. Khơng khí là rất cần thiết cho sự sống của con người. Chỉ ở trong mơi
trường khơng khí trong lành con người mới có thể tồn tại và phát triển được, cịn
khi đã khi tiếp xúc với khơng khí ơ nhiễm thì dù chỉ trong một thời gian rất ngắn
con người vẫn có thể bị mắc một số bệnh nghiêm trọng, đơi khi có thể dẫn đến tử
vong. Mơi trường khơng khí là môi trường rất nhạy cảm, rất dễ biến đổi và lan
truyền. Nó khơng dừng lại ở biên giới lãnh thổ quốc gia nào và nó tuân theo những
quy luật về mơi trường khí hậu riêng của nó. (Phạm Ngọc Đăng, 2003)
Ơ nhiễm khơng khí: chính là sự thay đổi các tính chất vật lý, hóa học của
mơi trường khơng khí, có khả năng gây tác động xấu đến đời sống động - thực
vật và con người, đến các quá trình cơng nghệ trong sản xuất và các trạng thái tài
nguyên thiên nhiên một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, tức thời hay lâu dài.
Vấn đề ơ nhiễm khơng khí gắn liền với hoạt động của con người. Mỗi
người vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm gây ra ô nhiễm mơi trường khơng khí. Xã
hội ngày càng phát triển tất yếu dẫn đến mơi trường ngày càng thối hố, khơng
khí ngày càng bị ơ nhiễm trầm trọng hơn.
Ơ nhiễm khơng khí là một vấn đề có quy mơ tồn cầu vì các chất gây ơ
nhiễm khơng khí dù từ nguồn nào và ở đâu cuối cùng cũng được phân tán khắp
mọi nơi trong tồn bộ khí quyển trên trái đất. Ơ nhiễm khơng khí là sự có mặt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3



một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần khơng khí, làm cho
khơng khí khơng sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa
(do bụi). Có rất nhiều nguồn gây ơ nhiễm khơng khí. Có thể chia ra thành nguồn
tự nhiên và nguồn nhân tạo. Chất lượng khơng khí là một thuật ngữ tập trung , nó
phản ánh về nồng độ và thành phần trong khơng khí tại thời gian, khơng gian
nhất định. Chất lượng của khơng khí được hiểu bằng các nồng độ của một hay
nhiều chất ô nhiễm trong khơng khí gần mặt đất, nơi mà con người, động – thực
vật có thể chịu thiệt hại do chất lượng khơng khí khơng tốt gây ra.
Tác nhân gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí chủ yếu bao gồm: bụi lơ lửng
tổng số (TSP), bụi PM10 (bụi ≤ 10µm), chì (Pb), ôzôn (O3 ); các chất vô cơ như
cacbon monoxit (CO), lưu huỳnh đioxit (SO2 ), oxit nitơ (NOx ), hydroclorua
(HCl), hydroflorua (HF)…; các chất hữu cơ như hydrocacbon (CnHm), benzen
(C6H6 )…; các chất gây mùi khó chịu như amoniac (NH3), hydrosunfua (H2S)…;
nhiệt độ, tiếng ồn…
Theo Tổng cục Môi trường (2013), đặc trưng của một số thông số dùng
trong đánh giá ơ nhiễm mơi trường khơng khí là các chỉ số được thể hiện trong
bảng 1.1.
Bên cạnh đó, yếu tố gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng khơng khí cịn phải
kể đến lượng khí thải nhà kính, lượng phát thải khí nhà kính (CO2, CH4, N2O,..)
tồn cầu khơng ngừng tăng nhanh kể từ sau thời kỳ cách mạng công nghiệp do
các hoạt động của con người, đặc biệt là do sử dụng nhiên liệu hóa thạch phục vụ
cơng nghiệp, giao thơng vận tải, nơng nghiệp... Khí nhà kính được tích lũy trong
thời gian dài gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ của Trái đất.
Chính vì vậy mà chúng ta cần đến quan trắc môi trường nhằm kiểm tra, kiểm sốt
mức độ ơ nhiễm gây ra trong mơi trường.
Bên cạnh đó, yếu tố gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng khơng khí cịn phải
kể đến lượng khí thải nhà kính, lượng phát thải khí nhà kính (CO2, CH4, N2O,..)
tồn cầu khơng ngừng tăng nhanh kể từ sau thời kỳ cách mạng công nghiệp do
các hoạt động của con người, đặc biệt là do sử dụng nhiên liệu hóa thạch phục vụ
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 4


cơng nghiệp, giao thơng vận tải, nơng nghiệp... Khí nhà kính được tích lũy trong
thời gian dài gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ của Trái đất.
Chính vì vậy mà chúng ta cần đến quan trắc mơi trường nhằm kiểm tra, kiểm sốt
mức độ ơ nhiễm gây ra trong môi trường.
Bảng 1.1. Các thông số ảnh hưởng đến ơ nhiễm khơng khí
tt

Thơng số

1

SO2

Ảnh hưởng đến ơ nhiễm khơng khí
Đây cũng là chất góp phần gây lắng đọng axit. Thời gian tồn
tại trong môi trường từ 20 phút đến 7 ngày.

2

CO

Gây giảm khả năng hấp thu ơ xy. Thời gian lưu trong khí
quyển có thể dao động từ 1 tháng đến 2,7 năm.

3


NOx

Đây cũng là một trong những nhân tố gây ra lắng đọng axit,
thường có thời gian tồn tại từ 3 – 5 ngày trong khí quyển

4

O3

ozơn tầng mặt (tầng đối lưu) là loại khí ô nhiễm thứ sinh, được
hình thành từ phản ứng quang hóa giữa các hợp chất NOx ,
VOCs, các hydrocarbon trong khơng khí. Thời gian tồn tại
trong mơi trường từ 2 giờ - 3 ngày.

5

Bụi

Gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
Gồm: Bụi lơ lửng tổng số (TSP: là các hạt bụi có đường kính
động học ≤100µm); Bụi PM10 (các hạt bụi có đường kính động
học ≤10µ m); Bụi PM2,5 (các hạt bụi có đường kính động học
≤2,5µm); Bụi PM1 (các hạt bụi có đường kính động học
≤1µm). Trong các loại bụi này thì bụi PM2,5 có khả năng đi sâu
vào các phế nang phổi, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp.

6

Pb


Thẩm thấu qua da, phế nang phổi gây độc cho cơ thể. Thời
gian lưu trong khí quyển thường dao động từ 7,5 đến 11,5
ngày.

Luật Bảo vệ môi trường 2014 tại điều 3 ghi rõ: Quan trắc môi trường là q
trình theo dõi có hệ thống về mơi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm
cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường
và các tác động xấu đối với môi trường. Mục tiêu của quan trắc môi trường nhằm:
Xác định mức độ ơ nhiễm khơng khí ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng theo các
tiêu chuẩn cho phép hiện hành; Xác định ảnh hưởng của các nguồn thải riêng biệt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


hay nhóm các nguồn thải tới chất lượng mơi trường khơng khí địa phương; Cung
cấp thơng tin giúp cho việc lập kế hoạch kiểm sốt ơ nhiễm và quy hoạch phát
triển công nghiệp; Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường khơng khí theo thời
gian và khơng gian; Cảnh báo về ơ nhiễm mơi trường khơng khí; Đáp ứng các yêu
cầu của công tác quản lý môi trường của Trung ương và địa phương (Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam, 2014).
1.1.2. Vai trị của khơng khí đối với sức khỏe con người
Mơi trường khơng khí bao quanh trực tiếp con người, các biến động ơ
nhiễm mơi trường khơng khí đều ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người.
Ô nhiễm khơng khí có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là đường
hô hấp. Các kết quả nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, khi môi trường không khí
bị ơ nhiễm, q trình lão hóa trong cơ thể diễn ra nhanh, các chức năng hô hấp
của cơ thể bị suy giảm gây nên các bệnh như hen suyễn, các bệnh về đường hô
hấp, tim mạch... dẫn tới giảm tuổi thọ con người. Mức độ ảnh hưởng từng người
sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ ơ nhiễm khơng khí và thời gian

tiếp xúc, làm việc trong mơi trường đó.
Theo số liệu của Bộ Y Tế, trên cả nước tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp là
cao nhất, thực tế cho thấy nhiều bệnh đường hô hấp có ngun nhân trực tiếp bởi
mơi trường khơng khí bị ô nhiễm bởi các thông số bụi, SO2, NO2, CO ....
• Ảnh hưởng của bụi
Thành phần hóa học của bụi, thời gian tiếp xúc là các yếu tố ảnh hưởng
đến các cơ quan nội tạng của người. Mức độ bụi trong bộ máy hơ hấp phụ thuộc
vào kích thước, hình dạng, mật độ hạt bụi và cá nhân từng người. Bụi vào phổi
gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hơ hấp như khó thở, ho
và khạc đờm, ho ra máu, đau ngực … TCVN 2005 qui định bụi tổng cộng
trong khơng khí xung quanh 0,5 mg/m3.
Trong các loại bụi thì bụi đất đá khơng gây ra các phản ứng phụ do có
tính trơ, khơng gây độc. Các hạt bụi thơ, nặng, ít có khả năng đi vào phế nang
phổi, ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Bụi than có thành phần chủ yếu là
hydrocacbon đa vịng (VD: 3,4 - benzenpyrene), có độc tính cao, có khả năng
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


gây ung thư. Phần lớn bụi than có kích thước lớn hơn 5 µm bị các dịch nhầy ở
các tuyến phế quản và các lơng giữ lại. Chỉ có các hạt bụi có kích thước nhỏ
hơn 5 µm vào được phế nang.
• Ảnh hưởng của SO2 và NOx
SO2, NOX là chất kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo
thành axít (HNO3, H2SO3, H2SO4). Các chất khí trên vào cơ thể qua đường hơ
hấp hoặc hịa tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hố, sau đó phân tán vào máu
tuần hồn. SO2 có thể nhiễm độc qua da làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào
thải amoniac ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt. Độc tính chung của SO2 thể hiện
ở rối loạn chuyển hóa protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzym

oxydaza.
Giới hạn phát hiện thấy SO2 bằng mũi từ 8 – 13 mg/m3; Giới hạn gây độc
của SO2 là 20 – 30 mg/m3, giới hạn gây kích thích hơ hấp, ho là 50mg/m3. Giới
hạn gây nguy hiểm sau khi hít thở 30 – 60 phút là từ 130 đến 260mg/m3. Giới
hạn gây tử vong nhanh (30’ – 1h) là 1.000-1.300mg/m3. Tiêu chuẩn cho phép của
Bộ Y Tế Việt Nam đối với SO2, SO3, NO2 tương ứng là 0,5; 0,3 và 0,085 mg/m3
(nồng độ tối đa 1 lần nhiễm).
• Ảnh hưởng của HF
HF sinh ra do q trình sản xuất hóa chất (HF) và là một tác nhân ô
nhiễm quan trọng khi nung gạch ngói, gốm sứ. Khơng khí bị ơ nhiễm bởi HF và
các hợp chất fluorua gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật và sức khoẻ
của người. Các hợp chất fluorua gây ra bệnh fluorosis trên hệ xương và răng.
• Ảnh hưởng của khí CO
Ơxít cacbon (CO) kết hợp với hemoglobin (Hb) trong máu thành hợp
chất bền vững là cacboxy hemoglobin (HbCO) làm cho máu giảm khả năng vận
chuyển ôxy dẫn đến thiếu ôxy trong máu rồi thiếu ơxy ở các tổ chức. Nếu người
bị hít phải khí oxyt cacbon sẽ bị nhiễm độc ở các mức độ khác nhau tùy theo thời
gian và nồng độ khí. Mối liên quan giữa nồng độ CO và triệu chứng nhiễm độc ở
người được thể hiện trong bảng 1.2.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Bảng 1.2 Mối liên quan giữa nồng độ CO và triệu chứng nhiễm độc ở người
Nồng độ CO (ppm)

Triệu chứng tác hại


50

Nhiễm độc nhẹ

100

Nhiễm độc vừa phải, chóng mặt

250

Nhiễm độc nặng, chóng mặt

500

Buồn nơn, trụy cơ thể

1.000

Hơn mê

10.000

Chết

• Ảnh hưởng khí NH3
Khí NH3 tan trong nước, gây ăn mịn kim loại màu như kẽm, đồng và các
hợp kim của đồng. Nếu nồng độ của NH3 trong khơng khí dao động trong khoảng
từ 16 đến 25% thể tích sẽ gây nổ.
NH3 là có khả năng kích thích mạnh lên mũi, miệng và hệ thống hô hấp.
Ngưỡng chịu đựng của người đối với NH3 là 20 – 40 mg/m3. Tiếp xúc với NH3

với nồng độ 100 mg/m3 trong khoảng thời gian ngắn sẽ không để lại hậu quả lâu
dài nhưng tiếp xúc với NH3 ở nồng độ 1.500 – 2.000 mg/ m3 trong thời gian 30’
sẽ nguy hiểm đối với tính mạng.
• Ảnh hưởng khí H2S (Hydro sunfua)
Loại khí này có thể phát hiện dễ dàng nhờ vào mùi đặc trưng. Xâm nhập
vào cơ thể qua phổi, H2S bị oxy hoá trở thành các hợp chất sunfat có độc tính thấp
và khơng tích lũy trong cơ thể. Khoảng 6% lượng khí hấp thụ sẽ được thải ra ngồi
qua khí thở ra, phần cịn lại sau khi chuyển hóa được bài tiết qua nước tiểu.
Ở nồng độ thấp, H2S có kích thích lên mắt và đường hơ hấp. Hít thở lượng
lớn hỗn hợp khí H2S, mercaptan, ammoniac… có thể gây thiếu oxy đột ngột và
dẫn đến tử vong do ngạt. Dấu hiệu nhiễm độc cấp tính: buồn nơn, rối loạn tiêu
hóa, tiêu chảy, mũi họng khơ và có mùi hơi, mắt có biểu hiện phù mi, viêm kết
mạc nhãn cầu, tiết dịch mủ và giảm thị lực.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


Sunfua được tạo thành xâm nhập hệ tuần hoàn tác động đến các vùng
cảm giác – mạch, vùng sinh phản xạ của các thần kinh động mạch cảnh.
- Thường xuyên tiếp xúc với H2S ở nồng độ dưới mức gây độc cấp tính có thể
gây nhiễm độc mãn tính. Các triệu chứng có thể là: suy nhược, rối loạn hệ thần
kinh, hệ tiêu hóa, tính khí thất thường, khó tập trung, mất ngủ, viêm phế quản
mãn tính…
• Ảnh hưởng của Hydrocacbon
Hơi dầu có chứa các chất hydrocacbon nhẹ như metan, propan, butan,
sunfua hydro. Giới hạn nhiễm độc của các khí như sau:
+ Metan 60-95 %
+ Propan 10 %
+ Butan 30 %

+ Sulfua hydro 10 ppm
- Tiêu chuẩn của Bộ Y Tế Việt Nam năm 1977 qui định tại nơi lao động:
dầu xăng nhiên liệu là 100mg/ m3, dầu hỏa là 300mg/ m3. TCVN 5938-2005 qui
định nồng độ xăng dầu trong khơng khí xung quanh tối đa trong 1 giờ là 5mg/ m3.
Nồng độ hơi xăng, dầu từ 45% (thể tích) trở lên sẽ gây ngạt thở do thiếu
ôxy. Triệu chứng nhiễm độc như say, co giật, ngạt, viêm phổi, áp xe phổi.
Dầu xăng ở nồng độ trên 40.000 mg/m3 có thể bị tai biến cấp tính với
các triệu chứng như tức ngực, chóng mặt, rối loạn giác quan, tâm thần, nhức
đầu, buồn nôn, ở nồng độ trên 60.000 mg/ m3 sẽ xuất hiện các cơn co giật, rối
loạn tim và hơ hấp, thậm chí gây tử vong.
Người nhạy cảm xăng dầu: tác động trực tiếp lên da (ghẻ, ban đỏ,
eczema, bệnh nốt dầu, ung thư da).
Các hydrocacbon mạch thẳng như dung mơi naphta; các hydrocacbon
mạch vịng như cyclohexan; các hydrocacbon mạch vòng thơm như benzen,
toluen, xylen; các dẫn xuất của hydrocacbon như cyclohexanol, butanol, axeton,
etyl acetat, butyl acetat, metyletyl xeton (MEK) và các dẫn xuất halogen.
Các hợp chất hữu cơ bay hơi (THC): Dưới ánh sáng mặt trời, các THC
với NOx tạo thành ozon hoặc những chất oxy hóa mạnh khác. Các chất này có
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


hại tới sức khỏe (rối loạn hô hấp, đau đầu, nhức mắt), gây hại cho cây cối và
vật liệu.
• Ảnh hưởng của Formaldehyde
Formaldehyde với nồng độ thấp kích thích da, mắt, đường hơ hấp, ở liều
cao có tác động tồn thân, gây ngủ. Người bị nhiễm độc mãn tính có tổn thương rất
đặc trưng ở móng tay: móng tay màu nâu, mềm ra, dễ gẫy, viêm nhiễm ở xung
quanh móng rồi mưng mủ.

Nồng độ tối đa cho phép của hơi formaldehyde trong khơng khí là
0,012mg/ m3 (TCVN 5938-1995), trong khí thải là 6 mg/ m3. Tổ chức Y tế Thế
giới: nồng độ giới hạn formandehyde là 100 mg/ m3 trong khơng khí với thời
gian trung bình 30 phút. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010- Hướng dẫn

chung Môi trường - Sức khỏe - An tồn (EHS))
1.1.3. Chất lượng mơi trường khơng khí đơ thị tại Việt Nam
Các thơng tin và đánh giá hiện trạng chất lượng mơi trường khơng khí
trong báo cáo được xây dựng dựa trên số liệu quan trắc từ các chương trình quan
trắc mơi trường do Tổng cục Môi trường, các đơn vị trong mạng lưới quan trắc
môi trường quốc gia và các địa phương thực hiện.
Hiện nay hoạt động quan trắc môi trường ở Việt Nam chủ yếu là quan trắc
thủ công, lấy mẫu tại hiện trường và vận chuyển về ph.ng thí nghiệm để phân tích.
Các chương trình quan trắc thủ cơng của quốc gia và địa phương được
thực hiện với tần suất từ 2 - 6 lần/năm. Bên cạnh đó, mạng lưới các trạm quan
trắc tự động đã và đang được lắp đặt và vận hành trong toàn quốc ở cả cấp Trung
ương và địa phương để giám sát liên tục diễn biến chất lượng mơi trường khơng
khí xung quanh. Các thơng số được sử dụng để đánh giá ơ nhiễm khơng khí bao
gồm bụi lơ lửng tổng số (TSP), bụi PM10, bụi mịn (PM2,5 và PM1), SO2, NO NO2- NOx, CO, O3, bụi chì, một số chất độc hại trong khơng khí và tiếng ồn.
Mơi trường khơng khí tại các đơ thị chịu ảnh hưởng tổng hợp từ nhiều
nguồn thải. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, chất lượng khơng khí đơ thị chưa có
nhiều cải thiện. Chỉ số chất lượng khơng khí AQI vẫn duy trì ở mức tương đối
cao, điển hình như ở Hà Nội số ngày có AQI ở mức kém (AQI = 101 ÷ 200) giai
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


đoạn từ 2010 - 2013 chiếm tới 40 - 60% tổng số ngày quan trắc trong năm và có
những ngày chất lượng khơng khí suy giảm đến ngưỡng xấu (AQI = 201 ÷ 300)

và nguy hại (AQI>300).
Một điều đáng lưu ý là dựa trên số liệu quan trắc liên tục tự động từ một
số trạm ven đường có thể thấy nồng độ khí O3 ở Việt Nam đang có xu hướng
tăng đáng kể và rõ rệt từ năm 2013. Các thơng số khác như CO, SO2,…vẫn duy
trì ở ngưỡng cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT. Riêng mức độ ơ nhiễm khí
SO2 có xu hướng giảm so với thời gian trước đây. (Tổng cục Mơi trường, 2013)

Hình 1.1. Diễn biến chỉ số chất lượng khơng khí AQI tại ở 3 trạm quan trắc
tự động, liên tục giai đoạn 2010 - 2013
1.1.4. Các yếu tố gây ảnh hưởng tới chất lượng khơng khí
Mơi trường khơng khí bao bọc xung quanh ta rất dễ bị ảnh hưởng bới các
yếu tố tự nhiên và nhân tạo. Các yếu tố ảnh hưởng chính đến mơi trường khơng
khí bao gồm các yếu tố: yếu tố khí hậu, yếu tố gây ô nhiễm từ nguồn tự nhiên và
yếu tố gây ô nhiễm từ nguồn nhân tạo:
- Các yếu tố khí hậu :
+ Ảnh hưởng của gió:
Gió gây ra các dịng chảy rối khơng khí ở lớp sát mặt đất. Nhờ có gió chất
ơ nhiễm được khuếch tán rộng ra làm cho nồng độ chất ô nhiễm giảm xuống rất
nhiều so với ban đầu. Gió là nhân tố đặc biệt quan trọng trong việc khuếch tán
bụi và hơi hóa chất nặng hơn khơng khí.

Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


Gió có thể khuếch tán chất ơ nhiễm, làm giảm nồng độ ban đầu vì nó
thường gây các dịng chảy rối của khơng khí sát mặt đất. Khác với các dịng chảy
tầng xuất hiện khi gió yếu, dịng chảy rối của khơng khí được đặc trưng bằng
việc xáo trộn các phần tử khí ở các lớp sát cạnh nhau. Do các xáo trộn này, các

phần tử chất ô nhiễm cũng được nhanh chóng di chuyển sang các lớp khơng khí
lân cận. Kết quả là sự khuếch tán chất ô nhiễm mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn.
Phải ghi nhận rằng gió ln ln có xu hướng thay đổi chiều thổi tới và
tốc độ thổi. Mặc dù có những thống kê theo dõi chặt chẽ cho phép xác định các
giá trị và phương hướng tức thời cũng như tần suất ở mỗi cấp gió và hướng
gió.Việc xem xét hướng gió nhằm phục vụ cho mục đích quy hoạch vị trí nguồn
thải, cố tránh cho nguồn thải chất ô nhiễm đứng đầu hướng gió chủ đạo các khu
dân cư, các cơng trình quan trọng.
+ Độ ẩm và mưa:
Trong điều kiện có độ ẩm lớn, các hạt bụi sẽ dính kết vào nhau thành hạt
lớn và rơi nhanh xuống đất. Tuy vậy, các vi sinh vật trong khơng khí phát triển
nhanh chóng, bám theo các hạt bụi khuếch tán rộng xuống chiều dưới gió.
Mưa có tác dụng rửa sạch mơi trường khí. Hạt mưa kéo theo hạt bụi, hấp
thu một số chất ô nhiễm và rơi xuống đất. Do đó, ở các vùng khơng khí có chứa
chất ơ nhiễm nhiều, nước mưa cũng mang theo chất ô nhiễm làm ảnh hưởng tới
môi trường đất và nước phía dưới.
Trong cơn mưa, lớp khơng khí trên cao trút các hạt nước xuống thành mưa
nên có xu hướng nóng lên, ngược lại nước mưa rơi xuống mặt đất sẽ bốc hơi, thu
nhiệt của mặt đất và lớp khơng khí sát mặt đất nên có thể xảy ra hiện tượng
nghịch nhiệt, khơng có lợi cho việc khuếch tán chất ơ nhiễm vào khơng khí.
- Nguồn ơ nhiễm tự nhiên do: hoạt động của núi lửa, cháy rừng, bão cát,
đại dương, thực vật, vi khuẩn, vi sinh vật, phóng xạ và các chất có nguồn gốc từ
vũ trụ.
- Nguồn ô nhiễm nhân tạo: Từ các hoạt động sản xuất cơng nghiệp là
chính (do đốt nhiên liệu, khí thải trong công nghiệp gang thép, trong công nghiệp
luyện kim màu, trong công nghiệp sản xuất xi măng, trong công nghiệp sản xuất
hóa chất...).
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12



+ Ơ nhiễm bụi và bụi mịn:
Trong ơ nhiễm khơng khí, khơng thể khơng kể đến ơ nhiễm bụi, kích
thước hạt ≤10 µm và bụi mịn ≤2,5 µm ở dạng phân tử hoặc các sol khí của các
chất ơ nhiễm. Các hạt này có khả năng đi sâu vào cơ thể người đặc biệt là đối với
hệ hô hấp và có khả năng gây ra các bệnh lý về hơ hấp và tim mạch.
Các hạt bụi mịn có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người và
làm giảm tuổi thọ, đặc biệt là ở những người nhạy cảm như: trẻ em, người già và
những người có tiền sử bệnh tim và bệnh phổi. Các nghiên cứu y học thực hiện
trên toàn thế giới đã xác định được một thống kê liên kết giữa các nồng độ PM10
trong khơng khí xung quanh và tác động có hại đến sức khỏe con người. Chúng
bao gồm việc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh tim và phổi, và trong một số trường
hợp, khiến cho tỷ lệ tử vong tăng lên. Các ảnh hưởng đối với sức khỏe thường
được cảnh báo là tăng lên liên quan đến bệnh hen suyễn ở trẻ em. Cho đến nay,
chưa thực sự chứng minh được mối tương quan nguyên nhân - hệ quả giữa các
thành phần phân tử hạt hoặc các đặc tính của các hạt vật chất đối với các ảnh
hưởng về sức khỏe. Mặc dù vậy, nhiều thống kê đã chỉ ra được sự ảnh hưởng của
các hạt vật chất đối với sức khỏe con người, và được đưa vào kiểm soát trong các
văn bản pháp luật về mơi trường khơng khí xung quanh cho bụi PM10 và PM2.5 ở
Canada, Châu Âu và Mỹ.
Nguồn gốc của các hạt bụi mịn trong khơng khí xung quanh: hạt vật chất
hiện diện trong khơng khí xung quanh là một sự kết hợp của vật liệu sơ cấp và
thứ cấp. Hạt vật chất chính phát sinh từ các ống khói ở dạng hạt, như tro, bụi
hoặc các sol khí mang động năng. Dạng hạt vật chất thứ cấp từ sol khí và chất khí
trong khơng khí xung quanh, và hạ lưu của nguồn thải. Có rất nhiều hình thái thứ
cấp của các hạt thứ cấp, trong đó bao gồm các phản ứng hóa học, phản ứng hạt
nhân, quá trình ngưng tụ và sự bay hơi của sương mù (nhiều nước châu Âu và
châu Mỹ đã xảy ra các hiện tượng sương mù quang hóa là do sự kết hợp giữa các
phân tử hạt sơ cấp và thứ cấp của các hóa chất tồn tại ở dạng sol khí) và cụm mây

trong đó các loại khí đã giải phóng và xảy ra phản ứng.

Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


Nguồn gốc của PM10 và PM2.5: đốt than, dầu, xăng, dầu diesel, gỗ, và các
sinh khối; Các sản phẩm biến đổi khí quyển của SO2, NOx, NH3 và hợp chất hữu
cơ; Q trình sản xuất cơng nghiệp phát sinh nhiệt độ cao, chẳng hạn như nhà
máy luyện cán thép; Nguồn tự nhiên bao gồm cả bào tử, vi rút và bụi từ các khu
vực tự nhiên khô; Các hạt bụi bị cuốn theo thông qua các hoạt động nông nghiệp
và giao thông; Các thành phần của hạt vật chất rất đa dạng và có thể bao gồm các
chất như SO2, NO3-, H+, NH4+, cacbon nguyên tố, silica, alumina, bụi kim loại
hay hợp chất hữu cơ, các nguyên tố vi lượng, kim loại hàm lượng vết, phân tử
nước và gen sinh học hữu cơ loài. Hỗn hợp này sẽ thay đổi theo loại nguồn, vị trí
và điều kiện thời tiết, chẳng hạn như nhiệt độ và hướng gió.
1.1.5. Các chỉ số được áp dụng trong đánh giá chất lượng khơng khí
Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA), chỉ số chất lượng khơng
khí (Air Quality Index - AQI), chỉ số ơ nhiễm khơng khí (Air Pollution Index API), chỉ số tiêu chuẩn ô nhiễm (Pollutant Standard Index - PSI), chỉ số thiệt hại
ơ nhiễm khơng khí (Air Pollulion Cost Index - APCI) là các chỉ số được các cơ
quan của chính phủ sử dụng để cho biết đặc điểm chất lượng khơng khí tại một vị trí
nào đó.
Chỉ số chất lượng khơng khí (AQI)
Chỉ số chất lượng khơng khí (AQI) là chỉ số đại diện cho nồng độ của một
nhóm các chất ơ nhiễm khơng khí gồm: CO, NO2, SO2,O3 và bụi nhằm cho biết
tình trạng chất lượng khơng khí trong mơi trường sống của chúng ta, ảnh hưởng
đến sức khoẻ người dân.
a) Mục đích của việc sử dụng chỉ số chất lượng khơng khí
- Đánh giá nhanh chất lượng khơng khí một cách tổng qt

- Có thể được sử dụng như một nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân
vùng chất lượng khơng khí
- Cung cấp thơng tin môi trường cho cộng đồng một cách đơn giản, dễ
hiểu, trực quan
- Nâng cao nhận thức về môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


×