Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

giải pháp tăng cường quản lý chứng nhận chất lượng giống cây trồng tại trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 118 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ HỒNG VÂN

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG GIỐNG CÂY TRỒNG
TẠI TRUNG TÂM KHẢO KIỂM NGHIỆM GIỐNG,
SẢN PHẨM CÂY TRỒNG QUỐC GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ HỒNG VÂN

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG GIỐNG CÂY TRỒNG
TẠI TRUNG TÂM KHẢO KIỂM NGHIỆM GIỐNG,
SẢN PHẨM CÂY TRỒNG QUỐC GIA

Chuyên ngành

: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số

: 60.34.04.10


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN MẬU DŨNG

HÀ NỘI, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ
để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

.

Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2016
Tác giả luận văn

Trần Thị Hồng Vân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động
viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng

và biết ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn Mậu Dũng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều
công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ môn Kinh tế tài nguyên và môi trường, Khoa Kinh tế và phát triển nông
thôn- Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm
Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia và các tổ chức kinh doanh
sản xuất giống cây trồng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn./.
.

Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2016
Tác giả luận văn

Trần Thị Hồng Vân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

ii


Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục chữ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục sơ đồ

ix

Danh mục hộp

x

PHẦN I MỞ ĐẦU

1

1.1


Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1

Mục tiêu chung

2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể

2

1.3

Đối tượng phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1


Đối tượng nghiên cứu

3

1.3.2

Phạm vi nghiên cứu

3

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

4

2.1

Cơ sở lý luận

4

2.1.1

Một số khái niệm

4

2.1.2

Mối quan hệ giữa quản lý chứng nhận chất lượng và quản lý kinh tế


2.1.3

Vai trò của chất lượng và quản lý CNCL giống cây trồng đối với

10

phát triển kinh tế, hã hội

12

2.1.4

Nguyên tắc quản lý chất lượng

13

2.1.5

Nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá

16

2.1.6

Nội dung quản lý chứng nhận chất lượng giống cây trồng

17

2.1.7


Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chứng nhận chất lượng giống cây trồng

31

2.2

Cơ sở thực tiễn của đề tài

33

2.2.1

Một số kinh nghiệm quản lý chứng nhận chất lượng giống cây

2.2.2

trồng trên thế giới

33

Tình hình quản lý chứng nhận chất lượng giống cây trồng ở Việt Nam

36

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iv



2.2.3

Một số bài học kinh nghiệm trong quản lý chứng nhận chất lượng
giống cây trồng

38

PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

40

Khái quát về Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây
trồng quốc gia

40

3.1.1

Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm

40

3.1.2

Khái quát bộ máy tổ chức và tổ chức của Trung tâm khảo kiểm
nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia

3.1.3


42

Khái quát về nguồn lực của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống,
sản phẩm cây trồng quốc gia

43

3.2

Phương pháp nghiên cứu

44

3.2.1

Phương pháp thu thập số liệu

44

3.2.2

Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích thông tin

45

3.2.3

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

46


PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

47

4.1

Quản lý tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng

47

4.1.1

Cơ cấu tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng của Trung tâm
Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia

4.1.2

47

Cơ cấu nguồn nhân lực của hệ thống chứng nhận chất lượng giống
cây trồng

49

4.1.3

Trang thiết bị của hệ thống chứng nhận chất lượng giống cây trồng

50


4.1.4

Cơ chế thu chi và phân bổ ngân sách

51

4.1.5

Trình tự chứng nhận chất lượng giống cây trồng tại Trung tâm
Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia

4.2

52

Đánh giá các hoạt động quản lý chứng nhận chất lượng giống cây
trồng của Trung tâm

55

4.2.1

Đánh giá tình hình thực hiện yêu cầu của hệ thống chứng nhận chất lượng

55

4.2.2

Đánh giá công tác quản lý chứng nhận chất lượng giống cây trồng


72

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page v


4.3

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chứng nhận chất lượng
giống cây trồng, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm
cây trồng quốc gia

87

4.3.1

Ban lãnh đạo của tổ chức chứng nhận chất lượng

87

4.3.2

Nguồn lực

89

4.3.3


Văn bản pháp luật, chủ trương chính sách của nhà nước

89

4.3.4

Xu hướng phát triển:

92

4.4

Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý chứng
nhận chất lượng giống cây trồng tại Trung tâm

92

4.4.1

Định hướng tăng cường công tác quản lý

92

4.4.2

Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý chứng
nhận chất lượng giống cây trồng tại Trung tâm

93


PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

96

5.1

Kết luận

96

5.2

Đề nghị

98

TÀI LIỆU THAM KHẢO

100

PHỤ LỤC

104

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BKHCN&MT

:

Bộ khoa học công nghệ và Môi trường

BNNPTNT

:

Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

CNCL

:

Chứng nhận chất lượng

DANIDA

:

Danish International Development Agency

ISTA


:

International Seed Testing Association

KP-PN

Khắc phục, phòng ngừa

NSQCS

:

OECD

:

PKN-GCT

:

Phòng kiểm nghiệm-Giống cây trồng

TCCN-GCT

:

Tổ chức chứng nhận-Giống cây trồng

TCVN


:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TT KKN giống,
SP cây trồng QG
UNDP

:
:

Natonaal seed quality control services
Organisation for Ecomnomic Co-operation and
Developmetent

Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm
cây trồng quốc gia
United Nations Development Programme

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng


Trang

3.1

Mẫu điều tra tại các đơn vị tham gia chứng nhận chất lượng

44

4.1

Cơ cấu nguồn nhân lực của hệ thống chứng nhận chất lượng

49

4.2

Thực trạng trang thiết bị phòng kiểm nghiệm

50

4.3

Mức thu phí, lệ phí

52

4.4

Kết quả thực hiện các yêu cầu của tổ chức chứng nhận chất lượng


56

4.5

Nơi cất giữ hồ sơ của tổ chức chứng nhận chất lượng

59

4.6

Kết quả lấy ý kiến của cán bộ về công tác phổ biến văn bản

59

4.7

Kết quả thực hiện các mục tiêu của hệ thống

61

4.8

Lấy ý kiến về kết quả thực hiện các mục tiêu của hệ thống

62

4.9

Số lượng lỗi sai sót được phát hiện


63

4.10

Dạng lỗi sai sót phát hiện trong quá trình tìm hiểu hồ sơ

65

4.11

Ý kiến phàn nàn, khiếu nại của khách hàng

67

4.12

Kết quả lấy ý kiến về các cuộc đánh giá nội bộ

68

4.13

Kết quả thực hiện hành động khắc phục, phòng ngừa

71

4.14

Số lượng hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng


73

4.15

Quy định mã cho các loại cây trồng

75

4.16

Kết quả kiểm định ruộng giống cây trồng giai đoạn 2012-2014

78

4.17

Kết quả lấy ý kiến về công tác kiểm định

79

4.18

Kết quả kiểm nghiệm

84

4.19

Kết quả hậu kiểm


86

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

2.1

Sơ đồ tổ chức của hệ thống chứng nhận chất lượng theo yêu cầu

18

2.2

Quy trình kiểm soát sự không phù hợp

24

2.3

Thủ tục đánh giá chứng nhận sản phẩm


25

2.4

Trình tự chứng nhận hợp quy giống cây trồng

27

3.1

Tổ chức nội bộ của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản
phẩm cây trồng quốc gia

42

4.1

Sơ đồ tổ chức của hệ thống chứng nhận chất lượng giống cây trồng

47

4.3

Sơ đồ trình tự chứng nhận chất lượng giống cây trồng

54

4.4

Sơ đồ quy trình phân tích mẫu trong phòng kiểm nghiệm


82

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ix


DANH MỤC HỘP
Số hộp

Tên hộp

Trang

4.1

Ý kiến về “Quản lý hồ sơ”

60

4.2

Ý kiến về “Đánh giá nội bộ”

69

4.3

Ý kiến về thủ tục nhận đơn đăng ký chứng nhận chất lượng và làm

hợp đồng

74

4.4

Ý kiến về nội dung kiểm định

80

4.5

Ý kiến của cán bộ lấy mẫu về nội dung thực hiện:

81

4.6

Ý kiến khách hàng về kết quả kiểm nghiệm:

85

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page x


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của các nước trên thế giới.
Với các nước đang phát triển, những nước kinh tế còn nghèo mà đại bộ phận
sống bằng nghề nông thì nông nghiệp còn giữ vai trò to lớn trong việc phát triển
kinh tế. Thực tế đã chứng minh, nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của
Việt Nam, nó đảm bảo việc làm, kìm giữ lạm phát và giúp giảm nhập siêu, ba
yếu tố rất quan trọng cho kinh tế vĩ mô. Trong khi các ngành sản xuất công
nghiệp, thương mại, dịch vụ liên tục phải nhập siêu, thì nông nghiệp đã từng xuất
siêu đến hơn 10 tỷ USD. Đóng góp lớn và đáng kể nhất phải nói đến việc xuất
khẩu thủy sản, tổng kim ngạch mà mặt hàng này đã xuất khẩu cả năm ước đạt
hơn 6 tỷ USD. Tổng sản lượng xuất khẩu gạo năm 2012 đạt gần 8 triệu tấn, kim
ngạch gần 4 tỷ USD. Những mặt hàng xuất khẩu hàng tốp đầu được tính bằng
đơn vị tỷ USD còn có cao su với kim ngạch khoảng 3 tỷ USD, gỗ và các sản
phẩm gỗ 5 tỷ USD, sắn 1,3 tỷ USD, hạt điều 1,4 tỷ USD (Văn Nguyễn, 2012).
Kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp trong những năm gần đây có xu
hướng giảm, tuy nhiên vẫn là ngành duy nhất xuất siêu. Theo Bộ NN&PTNT,
trong 11 tháng năm 2015, ngành nông nghiệp đã xuất siêu 6,26 tỉ USD (Tạp chí
Vietnam Business Forum, 2015).
Để sản suất nông nghiệp đạt được hiệu quả cao và bền vững đáp ứng được
nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu khi mà các yếu tố “nước, phân,
cần” đã bão hòa, nông nghiệp đã quan tâm nhiều hơn đến vai trò của “giống”.
Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng đã trở thành một ngành mang lại lợi nhuận
cao trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Theo đó CNCL giống cây trồng đã
là khâu bắt buộc trong quy trình sản suất và kinh doanh giống cây trồng.
Chứng nhận chất lượng giống cây trồng được coi là rào cản kỹ thuật trong
thương mại để nâng cao chất lượng hàng hóa, bảo vệ quyền lợi chính đáng của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1



các bên tham gia, giải quyết mâu thuẫn khi xảy ra tranh chấp, tạo sự minh bạch
và cạnh tranh lành mạnh trong cơ chế thị trường.
TT KKN giống, SP cây trồng QG là tổ chức CNCL giống cây trồng được
chỉ định. Đây là tổ chức duy nhất được giao CNCL cấp giống siêu nguyên chủng
của lúa thường và các cấp chất lượng của bố mẹ lúa lai trong phạm vi cả nước.
Trên 30 năm hình thành và phát triển, trang thiết bị của TT KKN giống,
SP cây trồng QG được hỗ trợ từ các dự án VIE/86/002 (UNDP), dự án DANIDA
nay đã xuống cấp, hỏng hóc nhiều. Số lượng mẫu kiểm nghiệm tăng gấp hàng
chục lần so với trước tạo nên sự quá tải. Bộ máy tổ chức thường xuyên thay đổi
gây xáo trộn, bất cập trong công tác quản lý cũng đã làm ảnh hưởng đến kết quả
CNCL, ảnh hưởng đến kinh tế và uy tín của TT KKN giống, SP cây trồng QG.
Xuất phát từ bất cập trong thực tế và yêu cầu của công tác CNCL giống
cây trồng trong ngành nông nghiệp trong giai đoạn tới, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Giải pháp tăng cường quản lý chứng nhận chất lượng giống cây
trồng tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý chứng nhận chất lượng giống cây
trồng tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia, từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chứng nhận chất lượng
giống cây trồng của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng
quốc gia trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chứng nhận chất lượng
giống cây trồng.
- Đánh giá thực trạng quản lý chứng nhận chất lượng giống cây trồng tại
Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page 2


- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chứng nhận chất lượng
giống cây trồng tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng
quốc gia.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chứng nhận chất
lượng cây trồng của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng
quốc gia trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu, đánh giá các hoạt động quản lý và kết quả thực hiện của hệ thống
chứng nhận chất lượng giống cây trồng.
Đối tượng khảo sát là cán bộ của các bộ phận trong Trung tâm Khảo kiểm
nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia tham gia thực hiện công tác chứng nhận
chất lượng giống cây trồng và các khách hàng có đơn đăng ký chứng nhận chất lượng
tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
a/ Phạm vi nội dung:
- Các hoạt động quản lý hệ thống chứng nhận chất lượng.
- Các hoạt động quản lý chứng nhận chất lượng giống cây trồng.
b/ Phạm vi không gian:
Tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng Trung tâm Khảo kiểm
nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia, văn phòng phía Bắc, trụ sở tại số 6,
Nguyễn Công Trứ, Hà Nội. Mã số TCCN-GCT 10-05.
c/ Phạm vi thời gian:
Đề tài thu thập các số liệu thứ cấp trong 3 năm từ 2012 - 2014, số liệu điều
tra sơ cấp trong năm 2015 và các giải pháp được đề xuất với định hướng đến 2020.
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 8/2014 đến tháng 8/2015


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Quản lý
F.W Taylor (1856-1915) là một trong những người đầu tiên khai sinh ra
khoa học quản lý và là “ông tổ” của trường phái “quản lý theo khoa học”, tiếp
cận quản lý dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật đã cho rằng: “Quản lý là biết được
chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn
thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” (Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị
Ngọc Huyền, 2005).
Henry. Fayol (1841-1925) là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình
và là người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng quản lý từ thời kỳ
cận-hiện đại tới nay, quan niệm rằng: “Quản lý là sự dự đoán và lập kế hoạch, tổ
chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra. Đó chính là 5 chức năng cơ bản của nhà
quản lý” (Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2005).
Mary Parker Follet (1868-1933) tiếp cận quản lý dưới góc độ quan hệ con
người. Bà cho rằng trong quản lý cần chú trọng tới người lao động với toàn bộ
đời sống của họ bao gồm cả yếu tố kinh tế, tinh thần và tình cảm. Trong quan hệ
quản lý, bà đề cao sự hợp tác, thống nhất giữa người quản lý với người lao động,
giữa các nhà lãnh đạo và quản lý với nhau nhằm phát triển các mối quan hệ con
người tốt đẹp như là một nguồn lực để tăng năng suất lao động (Đoàn Thị Thu
Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2005).
Chester Barnard (1866-1961) tiếp cận quản lý từ góc độ của lý thuyết hệ

thống, là đại biểu xuất sắc của lý thuyết quản lý tổ chức ông định nghĩa tổ chức
như là một “hệ thống các hoạt động hay tác động có ý thức của hai hay nhiều
người”. Ông cho rằng quản lý không phải là công việc của tổ chức mà là công
việc chuyên môn để duy trì và phát triển tổ chức. Điều quyết định đối với sự tồn
tại và phát triển của một tổ chức đó là sự sẵn sàng hợp tác, sự thừa nhận mục tiêu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


chung và khả năng thông tin. H. Simon (1916) cho rằng ra quyết định là cốt lõi
của quản lý. Mọi công việc của tổ chức chỉ diễn ra sau khi có quyết định của chủ
thể quản lý. Ra quyết định quản lý là chức năng cơ bản của mọi cấp trong tổ chức
(Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2005).
Thừa kế những nhân tố hợp lý của các tiếp cận và quan niệm về quản lý
trong lịch sử tư tưởng quản lý, có thể tổng hợp và rút ra khái niệm về quản lý như
sau: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối
tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra” (Đặng Ngọc Lợi và Hồ Văn Tĩnh, 2007).
2.1.1.2 Quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm
soát một tổ chức về chất lượng. Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng nói
chung bao gồm lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định
chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng.
- Chính sách chất lượng: là ý đồ và định hướng chung của một tổ chức
có liên quan đến chất lượng và được lãnh đạo cao nhất của tổ chức chính thức
công bố.
- Mục tiêu chất lượng: là điều được tìm kiếm hay nhằm tới có liên quan
đến chất lượng.
- Hoạch định chất lượng: là một phần của quản lý chất lượng tập chung

vào việc lập mục tiêu chất lượng và quy định các quy trình tác nghiệp cần thiết
và các nguồn lực có liên quan để thực hiện mục tiêu chất lượng.
- Kiểm soát chất lượng: là một phần của quản lý chất lượng tập trung vào
việc thực hiện các yêu cầu chất lượng.
- Đảm bảo chất lượng: là một phần của quản lý chất lượng tập trung vào
việc cung cấp lòng tin rằng các yêu cầu sẽ được đảm bảo thực hiện.
- Cải tiến chất lượng: là một phần của quản lý chất lượng tập trung vào
khả năng thực hiện các yêu cầu chất lượng (Bộ KHCN&MT, 2007).
2.1.1.3 Hệ thống chứng nhận sản phẩm
Để tiến hành đánh giá, chứng nhận sản phẩm, tổ chức chứng nhận phải có
một cơ cấu thích hợp cho hoạt động chứng nhận; Có các chuyên gia đánh giá về
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


sản phẩm được chứng nhận và hệ thống đảm bảo chất lượng của cơ sở xin chứng
nhận; quy định về các phương thức đánh giá chứng nhận sản phẩm gồm các yếu
tố: lấy mẫu, thử nghiệm, đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng, giám sát chất
lượng trên thị trường …; xây dựng quy trình đánh giá và các quy định về kháng
nghị, tranh chấp …
Các tiêu chuẩn sử dụng để thiết lập hệ thống chứng nhận sản phẩm gồm:
Tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 67:2004, Đánh giá sự phù hợp–Các cơ sở của chứng
nhận sản phẩm; ISO/IEC Guide 28:2004, Đánh giá sự phù hợp–Hướng dẫn về
một phương thức chứng nhận sản phẩm của bên thứ ba; ISO/IEC Guide 53:2005,
Đánh giá sự phù hợp–Hướng dẫn sử dụng một hệ thống quản lý chất lượng của tổ
chức trong chứng nhận sản phẩm; ISO/IEC 17030:2003, Đánh giá sự phù hợp–
Yêu cầu chung về dấu sự phù hợp của bên thứ ba; ISO/IEC Guide 65:1996
(tương đương TCVN 7457:2004), Yêu cầu chung đối với các tổ chức điều hành
hệ thống chứng nhận sản phẩm (DAS Việt Nam, 2015).

2.1.1.4 Tiêu chuẩn TCVN 7457:2004 ISO/IEC (Guide 65:1996)
Là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối đối với tổ chức tiến hành đánh giá,
chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn, hợp quy. Tiêu chuẩn được các tổ chức chứng
nhận sử dụng để thiết lập hệ thống chứng nhận sản phẩm và xin công nhận có đủ
năng lực chứng nhận sản phẩm. Xây dựng hệ thống chứng nhận theo TCVN
7457:2004 ISO/IEC (Guide 65:1996) là điều kiệm bắt buộc để đăng ký hoạt động
chứng nhận sản phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giúp cho tổ chức
chứng nhận thiết lập hệ thống chứng nhận theo chuẩn mực quốc tế hướng tới
mục tiêu “Một tiêu chuẩn, một chứng nhận và được chấp nhận mọi nơi” (Bộ
KHCN&MT, 2009; Bộ NNPTNT, 2012).
Các bước triển khai áp dụng TCVN 7457:2004 ISO/IEC (Guide 65:1996):
Đào tạo về các yêu cầu của tiêu chuẩn và nhận thức về nó; Thiết lập cơ cấu tổ
chức cho hoạt động chứng nhận và hội đồng chứng nhận nhằm đảm bảo tính
khách quan; Xây dựng hệ thống tài liệu cho hoạt động chứng nhận; Xây dựng sổ
tay quản lý hoạt động chứng nhận; Thiết lập các quy trình kèm theo hướng dẫn
và các biểu mẫu để thực hiện hoạt động chứng nhận (tất cả các khâu đánh giá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


chứng nhận); Các tài liệu hỗ trợ khác như biểu tượng, mẫu chứng nhận…; Xây
dựng hướng dẫn đánh giá chứng nhận theo sản phẩm/nhóm sản phẩm theo phạm
vi cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm của tổ chức chứng nhận; Đào tạo kiến
thức về chứng nhận sản phẩm và kỹ năng đánh gía cho chuyên gia đánh giá;
Đăng ký chứng nhận (chuẩn bị và nộp hồ sơ theo quy định); Tiếp nhận đánh giá
công nhận của cơ quan công nhận (Bộ KHCN&MT, 2004).
Việc công nhận tổ chức chứng nhận theo ISO/IEC Guide 65:1996 sẽ hết
hiệu lực vào 15/09/2015 và được thay thế bởi tiêu chuẩn quốc gia TCVN
ISO/IEC 17065:2013 (ISO/IEC 17065:2012 “Đánh giá sự phù hợp – Yêu cầu đối

với tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ” do Bộ KH&CN ban hành
Ngày 13 tháng 12 năm 2013, theo quyết định số 3904/QĐ-BKHCN. (Nguyễn Thu
Hằng, 2014; Bộ KHCN&MT, 2013).
2.1.1.5 Đánh giá hệ thống chất lượng
Là một quá trình kiểm tra, đánh giá một hệ thống chất lượng để tìm ra các
điểm phù hợp hay không phù hợp của một hệ thống chất lượng trong một tổ
chức. Kết quả đánh giá là các thông tin, đầu vào quan trọng cho việc cải tiến chất
lượng. Việc đánh giá chất lượng của hệ thống có thể tiến hành bởi một đoàn đánh
giá nội bộ hoặc một đoàn đánh giá độc lập. Đây là một phần quan trọng của một
hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức và là yếu tố then chốt trong tiêu chuẩn
hệ thống quản lý ISO.
Có ba hình thức đánh giá được phân loại dựa trên quan hệ giữa bên đánh
giá và bên được đánh giá:
- Đánh giá của bên thứ nhất: Còn gọi là đánh giá nội bộ, được chính tổ chức
hoặc bên được tổ chức uỷ quyền tự tiến hành đánh giá với các mục đích nội bộ
và có thể tạo cơ sở cho việc tự công bố sự phù hợp.
- Đánh giá của bên thứ hai: Là loại hình đánh giá được tiến hành bởi các
bên quan tâm đến tổ chức như khách hàng, hay đại diện của khách hàng…
- Đánh giá của bên thứ ba: Do tổ chức độc lập bên ngoài tiến hành. Tổ chức
độc lập bên thứ ba được gọi là tổ chức chứng nhận. Tổ chức chứng nhận cấp giấy
chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý môi trường hay sản phẩm
của tổ chức phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng (Bộ KHCN&MT, 2003).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


2.1.1.6 Tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định
Tổ chức đánh giá được chỉ định là tổ chức đáp ứng các điều kiện theo quy
định của pháp luật và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét,

quyết định công bố danh sách để tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lựa chọn
sử dụng dịch vụ đánh giá sự phù hợp phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước.
Theo quy định tại thông tư số 08/2009/TT-BKHCN, hướng dẫn về yêu
cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp và tại điều
6, thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT, hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng
nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ NNPTNT thì
điều kiện để tổ chức chứng nhận được công nhận bao gồm:
- Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng hoạt động
trong lĩnh vực chứng nhận.
- Hệ thống quản lý và năng lực hoạt động của tổ chức chứng nhận phải
đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và
hướng dẫn quốc tế cho mỗi loại hình tương ứng: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN
7457:2004 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996 và các hướng dẫn
liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) đối với hoạt động chứng nhận
sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN
ISO/IEC 17021:2008 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17021:2006 và các hướng
dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) đối với hoạt động chứng
nhận hợp quy dịch vụ, quá trình, môi trường;
- Có ít nhất 05 chuyên gia đánh giá thuộc biên chế chính thức của tổ chức
(bao gồm: viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên
hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn) và đáp ứng các yêu cầu: Có
trình độ tốt nghiệp Đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp với sản phẩm, hàng
hóa đăng ký chứng nhận; Có kinh nghiệm liên quan trực tiếp đến sản phẩm, hàng
hóa đánh giá từ 05 năm liên tục trở lên; Có năng lực đánh giá đáp ứng quy định
trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2003 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO
19011:2002-Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và/hoặc hệ thống
quản lý môi trường; Đã được đào tạo về chứng nhận hệ thống quản lý.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8



- Có đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật bao gồm văn phòng, các tài
liệu kỹ thuật, các tiêu chuẩn cần thiết và quy trình chứng nhận phù hợp (Bộ
KHCN&MT, 2009; Bộ NNPTNT, 2012).
2.1.1.7 Chứng nhận hợp quy giống cây trồng
Chứng nhận hợp quy là việc tổ chức chứng nhận đánh giá và xác nhận
chất lượng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Theo đó, đây là hoạt động
kiểm nghiệm, đánh giá và xác nhận chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,
quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Việc công bố
hợp quy cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy
định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật địa phương là
hoạt động bắt buộc đối với các cá nhân hay tổ chức.
Khác với việc công bố hợp chuẩn cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,…của
doanh nghiệp là hoạt động tự nguyện, không có sự bắt buộc của Nhà nước thì
việc công bố hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình,…đặc thù lại là
một yêu cầu bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức.
Giống cây trồng lúa, ngô, lạc, đậu tương và khoai tây là loại sản phẩm
hàng hóa thuộc nhóm 2 nên bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp
quy. Đánh giá hợp quy giống cây trồng theo phương thức 7 (thí nghiệm, đánh giá
lô sản phẩm hàng hóa. Trình tự đánh giá hợp quy giống cây trồng được quy định
tại thông tư số 79/2011/NNPTNT gồm 5 bước đối với lô giống sản xuất trong
nước: Kiểm định ruộng giống, lấy mẫu lô giống, tiền kiểm lô giống (chỉ yêu cầu
trên một số trường hợp), kiểm nghiệm mẫu giống và cấp giấy chứng nhận hợp
quy. Đối với lô giống nhập khẩu chỉ thực hiện ba bước: Lấy mẫu lô giống, kiểm
nghiệm mẫu giống và cấp giấy phù hợp quy chuẩn (Bộ NNPTNT, 2011).
Giống cây trồng chỉ được đánh giá hợp quy khi đã qua khảo nghiệm, được
công nhận giống cây trồng mới và có tên trong danh mục giống cây trồng được
phép sản xuất kinh doanh của bộ NNPTNT. Phiếu chứng nhận hợp quy chỉ được
cấp cho lô giống có đầy đủ hồ sơ theo quy định, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và

sản xuất theo quy trình kỹ thuật được công nhận, có kết quả đánh giá phù hợp
quy chuẩn kỹ thuật.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


Điều 9, pháp lệnh giống cây trồng nghiêm cấm kinh doanh giống cây
trồng giả, giống cây trồng không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và sản xuất, kinh
doanh giống không có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh
doanh... (Quốc hội, 2004).
2.1.1.8 Mã hiệu lô giống
Là mã được đặt cho một lô giống theo quy định để nhận biết và truy
nguyên nguồn gốc. Mỗi lô giống phải có một mã hiệu riêng để theo dõi, thống
nhất quản lý, được duy trì trong suốt quá trình từ sản xuất, bảo quản, kinh doanh
và sử dụng lô giống đó. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống tự đặt mã
hiệu lô giống và sử dụng mã hiệu lô giống để quản lý nội bộ và đăng ký với tổ
chức chứng nhận chất lượng. Mã hiệu lô giống gồm 6 nội dung theo trình tự sau:
- Mã tỉnh, thành phố đặt theo mã vùng điện thoại theo mẫu Phụ lục 12 của
Thông tư số 79/2011/BNNPTNT.
- Mã tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh giống do Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân được cấp đăng ký kinh doanh quy định
- Mã loài cây trồng, mã cấp giống, mã vụ và năm sản xuất hoặc năm nhập
khẩu đặt theo mẫu Phụ lục 14 của Thông tư số 79/2011/BNNPTNT.
- Mã lô giống
Đối với lô giống sản xuất trong nước: mã lô giống là số thứ tự của lô
ruộng giống được tổ chức, cá nhân sản xuất giống đặt khi bắt đầu sản xuất giống
theo mẫu Phụ lục 14 của Thông tư số 79/2011/BNNPTNT.
Đối với lô giống nhập khẩu: mã lô giống là số thứ tự của lô giống được tổ
chức, cá nhân nhập khẩu giống đặt khi nhập khẩu theo mẫu Phụ lục 14 của Thông tư

số 79/2011/BNNPTNT.
Thông tư 79/2011 cũng quy định rõ: tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh giống cây trồng ngoài việc thực hiện ghi nhãn hàng hoá theo quy định phải
in mã lô giống hoặc mã hiệu lô giống trên bao bì (Bộ NNPTNT, 2011).
2.1.2 Mối quan hệ giữa quản lý chứng nhận chất lượng và quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế là sự tác động giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý.
Trong đó chủ thể quản lý là những tổ chức và cá nhân, những nhà quản lý cấp
trên. còn đối tượng quản lý hay còn gọi là khách thể quản lý là những tổ chức, cá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10


nhân, nhà quản lý cấp dưới, cũng như các tập thể, cá nhân người lao động. Sự tác
động trong mối quan hệ quản lý mang tính hai chiều và được thực hiện thông qua
các hoạt động tổ chức, lãnh đạo, lập kế hoạch, kiểm tra điều chỉnh…
Quản lý kinh tế là quá trình lựa chọn và thiết kế hệ thống chức năng,
nguyên tắc, phương pháp, cơ chế, công cụ, cơ cấu tổ chức quản lý kinh tế, đồng
thời xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và bảo đảm nguồn lực thông tin, vật chất
cho các quyết định quản lý được thực thi.
Mục tiêu của quản lý kinh tế là huy động tối đa các nguồn lực, mà trước
hết là nguồn lực lao động và sử dụng hiệu quả để phát triển kinh tế phục vụ lợi
ích con người.
Quản lý chứng nhận chất lượng thực chất là quản lý chất lượng của việc
cấp giấy chứng nhận. Có nghĩa là bằng việc quản lý con người, quản lý quy trình
hoạt động, quản lý khoa học kỹ thuật, tổ chức CNCL phải đảm bảo giấy chứng
nhận chất lượng được cấp ra phản ánh đúng số lượng, chất lượng của lô sản
phẩm, hàng hóa mà nó chứng nhận.
Mục tiêu của quản lý chứng nhận chất lượng là xây dựng hệ thống chứng
nhận chất lượng phù hợp với yêu cầu và sử dụng các nguồn lực hiệu quả để thực

hiện việc chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Giấy chứng nhận chất
lượng đảm bảo tạo lòng tin cho thị trường, cho tổ chức CNCL. Chất lượng sản
phẩm hàng hóa đảm bảo làm tăng hiệu quả kinh tế trong kinh doanh và tạo cơ hội
để doanh nghiệp hội nhập và phát triển.
Quản lý chứng nhận chất lượng giống cây trồng bắt buộc phải lựa chọn hệ
thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn Việt Nam, cụ thể tiêu
chuẩn TCVN ISO/IEC 7457:2004 (ISO/IEC GUIDE 65:1996), Yêu cầu chung
đối với các tổ chức điều hành hệ thống chứng nhận sản phẩm. Các yêu cầu kỹ
thuật về chứng nhận chất lượng giống cây trồng được quy định trong thông tư số
79/2011/BNNPTNT, Quy định về chứng nhận và công bố chất lượng giống cây
trồng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật (Bộ KHCN&MT, 2004; Bộ NNPTNT, 2011).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11


Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác CNCL giống cây trồng phải đáp ứng
yêu cầu chuyên môn và phải thực hiện việc đánh giá chất lượng dựa trên các
phương pháp và các chuẩn mực đươc công nhận.
Quản lý chứng nhận chất lượng là một mặt của quản lý kinh tế, nó cùng
có những yêu cầu cơ bản về quản lý như lập kế hoạch, triển khai, kiểm tra giám
sát và báo cáo để đạt mục tiêu cuối cùng là phát triển kinh tế.
2.1.3 Vai trò của chất lượng và quản lý CNCL giống cây trồng đối với phát
triển kinh tế, hã hội
Chất lượng là thuộc tính của hàng hóa, khách hàng cần giá trị sử dụng của
hàng hóa. Nếu khách hàng chấp nhận được hàng hóa thì đây là tiêu chí khởi
điểm của người bán và người mua. Tạo ra hàng hóa có chất lượng cao, thỏa
mãn khách hàng là chọn cách phát triển theo chiều sâu, là phương án tiết kiệm,
hiệu quả và thích hợp trong phát triển kinh tế. Khi hàng hóa chất lượng cao,

thỏa mãn khách hàng, giá bán hợp lý thì uy tín của nhà sản xuất được nâng cao,
ưu thế cạnh tranh mạnh hơn, mở rộng thị trường, thu hút các nhà đầu tư dẫn đến
hệ quả tất yếu là đổi mới công nghệ mới, kỹ thuật lao động và kỹ thuật quản lý.
Những thay đổi trên không những có lợi về kinh tế mà còn kéo sang các vấn đề
xã hội như nâng cao dân trí, nâng cao ý thức trách nhiệm và kỹ thuật, tác phong
làm việc, bảo vệ môi trường. Tất cả các yếu tố trên làm cho xã hội văn minh
hơn trong các hoạt động kinh tế và đời sống xã hội (Đoàn Thị Thu Hà và
Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2005).
CNCL giống cây trồng bao gồm chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu
chuẩn và chứng nhận chất lượng phù hợp quy chuẩn. Đây có tổ chức bao gồm
nhiều hoạt động cụ thể, độc lập nhưng liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ
nhau, kiểm soát nhau tạo thành tổ chức. Tổ chức CNCL giống cây trồng được
công nhận và hoạt động theo quy định của pháp luật, sản phẩm của tổ chức
CNCL là giấy CNCL phù hợp chuẩn/hoặc phiếu kết quả đạt tiêu chuẩn, có giá
trị xác nhận chất lượng lô giống/hoặc mẫu giống phù hợp với quy chuẩn/tiêu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12


chuẩn. CNCL giống cây trồng là yêu cầu bắt buộc trong quá trình sản xuất
kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Quản lý CNCL giống cây trồng là góp phần quản lý chất lượng giống cây
trồng, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Chứng nhận chất lượng giống cây trồng giúp cho sản xuất kinh doanh
giống cây trồng ngày càng chuyên nghiệp, thúc đẩy quá trình xã hội hóa và
thương mại hóa giống cây trồng, tiếp cận đến nông nghiệp hội nhập. Thoả mãn
nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng về chất lượng giống cây trồng.
Chứng nhận chất lượng giống cây trồng tạo cơ hội để vượt qua rào cản kỹ

thuật của nhiều thị trường trên thế giới với các thoả thuận thừa nhận song phương
và đa phương; Đồng thời đây cũng là công cụ để bảo vệ thị trường giống cây
trồng trong nước.
Chứng nhận hợp quy đảm bảo lô giống cây trồng đạt chất lượng tốt có thể
cho năng xuất cao. Chứng nhận hợp quy là điều kiện để các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh giống cây trồng công bố hợp quy, đây cũng là một trong những
yêu cầu để lô giống cây trồng được lưu thông và cạnh tranh trên thị trường (Bộ
NNPTNT, 2011).
2.1.4 Nguyên tắc quản lý chất lượng
Để thỏa mãn yêu cầu hệ thống và đồng bộ, hoạt động quản lý chất lượng
phải tuân thủ các nguyên tắc chung. Tùy theo yêu cầu quản lý chất lượng mà mỗi
loại sản phẩm, mỗi tổ chức lựa chọn mô hình quản lý chất lượng phù hợp. Mô hình
quản lý chất lượng theo ISO đưa ra tám nguyên tắc, đây cũng được coi là nguyên tắc
chung và phù hợp với nguyên tắc của các mô hình quản lý chất lượng khác.
Nguyên tắc 1: Định hướng bởi khách hàng
Chất lượng định hướng bởi khách hàng là một yếu tố chiến lược. Nó đòi hỏi
phải luôn nhạy cảm đối với khách hàng mới, những yêu cầu thị trường và đánh
giá những yếu tố dẫn tới sự thỏa mãn khách hàng.
Đối với khách hàng, tổ chức CNCL phải coi chất lượng là mức độ thoả
mãn những mong muốn của họ chứ không phải là việc cố gắng đạt được một số
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 13


tiêu chuẩn chất lượng nào đó đã đề ra từ trước. Vì thực tế thì mong muốn của
khách hàng luôn luôn thay đổi và không ngừng đòi hỏi cao hơn. Vì vậy, việc
không ngừng cải tiến và hoàn thiện tổ chức CNCL là một trong những hoạt động
cần thiết để đảm bảo chất lượng chứng nhận, đảm bảo uy tín của tổ chức, giảm
sai sót, lỗi khuyết tật và những khiếu nại của khách hàng.

Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo
Quản lý CNCL là tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chung,
xác định chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng và thực hiện chúng thông
qua việc lập kế hoạch chất lượng, điều khiển chất lượng, đảm bảo chất lượng và
cải tiến chất lượng trong phạm vi hệ thống chất lượng của tổ chức.
Như vậy để quản lý và duy trì hệ thống quản lý chất lượng một cách có
hiệu quả thì vai trò người lãnh đạo rất quan trọng. Lãnh đạo cao nhất phải đề ra
chính sách chất lượng với các yêu cầu cụ thể: Thể hiện mục tiêu và cam kết đối
với khách hàng; Phản ánh được nhu cầu của khách hàng; Được mọi thành viên
thấu hiểu và thực hiện. Lãnh đạo phải định kỳ xem xét lại hệ thống chất lượng để
đảm bảo hệ thống đó hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu.
Lãnh đạo cấp cao thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích đường lối
và môi trường nội bộ. Họ hoàn toàn lôi cuốn mọi người trong việc đạt được mục
tiêu của tổ chức. Họ đưa ra mục tiêu nhằm tăng chất lượng của công tác CNCL.
Lãnh đạo chỉ đạo, định hướng, thẩm định, phê duyệt, điều khiển, kiểm tra kiểm
soát. Vì vậy, kết quả của các hoạt động sẽ phụ thuộc vào những quyết định của
họ (Nhận thức, trách nhiệm, khả năng). Muốn thành công, mỗi tổ chức cần phải
có lãnh đạo cấp cao có trình độ, có trách nhiệm, gắn bó chặt chẽ với tổ chức, cam
kết thực hiện những chính sách, mục tiêu đề ra.
Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người
Con người là nguồn lực quý nhất của tổ chức CNCL và sự tham gia đầy
đủ với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ rất có ích cho tổ chức. Mỗi cương
vị công tác sẽ có hành vi công việc và ứng xử phù hợp với vị trí của mình; Lãnh
đạo cao nhất xác định vị trí các yếu tố chất lượng trong tổ chức, đảm bảo sự thấu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14



×