Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

CHẤT BẢO QUẢN TRONG CÔNG NGHỆ MỸ PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 37 trang )

MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Trang bìa

i

Mục lục

ii

1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT BẢO QUẢN

1

1.1. Định nghĩa

1

1.2. Vai trò của chất bảo quản trong sản phẩm mỹ phẩm

1

1.3. Phân loại chất bảo quản trong mỹ phẩm

1

1.4. Cơ chế tác động đến vi sinh vật của chất bảo quản


3

2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VI KHUẨN TRONG SẢN PHẨM

4

2.1. Nguồn gây ô nhiễm

4

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật

4

3. LỰA CHỌN CHẤT BẢO QUẢN

8

3.1. Các yêu cầu của chất bảo quản

8

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của chất bảo quản

8

3.3. Quy trình lựa chọn chất bảo quản

10


4. CÁC CHẤT BẢO QUẢN THÔNG DỤNG

11

4.1. Các chất bảo quản cổ điển

11

4.2. Các chất bảo quản mới

19

PHỤ LỤC 1 : ANNEX VI List of preservatives allowed for use in cosmetic products 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO

36

ii


Báo cáo Thuyết trình

Chất bảo quản trong Công nghệ mỹ phẩm

1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT BẢO QUẢN
1.1. Định nghĩa
Chất bảo quản (preservatives) là chất từ tự nhiên hoặc tổng hợp được thêm vào các sản
phẩm mỹ phẩm để ngăn chặn sự hư hỏng (sự phát triển của vi sinh vật hay thay đổi hóa
học, hóa lý không mong muốn) và bảo vệ người tiêu dùng.
Lưu ý rằng việc sử dụng các chất sát trùng trong sản phẩm khác với việc sử dụng các

chất bảo quản. Chất sát trùng có khả năng chống lại các vi sinh vật trên các đối tượng mỹ
phẩm như da, đầu hay trong miệng… còn chất bảo quản là để duy trì sản phẩm luôn ở điều
kiện tốt.
1.2. Vai trò của chất bảo quản trong sản phẩm mỹ phẩm
Sản phẩm mỹ phẩm thường chứa nước, đây là môi trường rất tốt cho sự phát triển của
vi khuẩn và nấm. Tất cả những yếu tố đó khiến cho các sản phẩm mỹ phẩm cần chất bảo
quản để ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật và luôn như mới.
Việc sử dụng chất bảo quản là điều cần thiết trong hầu hết các sản phẩm để ngăn chặn
những hư tổn của sản phẩm và đối tượng sử dụng gây ra bởi các vi sinh vật và bảo vệ sản
phẩm khỏi bị nhiễm độc vô ý của người tiêu dùng khi sử dụng.Nếu không có chất bảo quản,
các sản phẩm mỹ phẩm có thể trở nên bị ô nhiễm, dẫn đến hư hỏng sản phẩm và có thể gây
kích ứng hoặc nhiễm trùng đặc biệt là những người sử dụng xung quanh mắt và trên da, có
thể gây ra vấn đề nghiêm trọng. Chất bảo quản giúp ngăn chặn các vấn đề như vậy.
1.3. Phân loại chất bảo quản trong mỹ phẩm
Các chất bảo quản có thể được phân loại theo nhiều cách, một số tài liệu phân chia chất
bảo quản thành 2 nhóm chính : nhóm cho formaldehyde (formaldehyde donors) và nhóm
không sinh formaldehyde. Ở đây phân loại chất bảo quản theo nguồn gốc và theo nhóm
những chất được sử dụng phổ biến nhất.

Trang 1


Báo cáo Thuyết trình

Chất bảo quản trong Công nghệ mỹ phẩm

1.3.1. Acid hữu cơ
Acid Benzoic thường được dùng làm chất bảo quản trong mỹ phẩm. Acid salicylic là
một chất bảo quản yếu khi dùng với nồng độ 0.1 đến 0.5% tuy nhiên người ta thường sử
dụng chất khác vì ít độc và dễ tổng hợp hơn. Monocloroacetic acid, propionic acid cùng

muối Na, K của chúng và các acid béo (đặc biệt các acid chứa 9, 10, 11 Carbon) có khả
năng chống nấm. Acid citric cũng có tác dụng kháng khuẩn nhưng cần có sự hiện diện của
một lượng nhỏ acid benzoic. Acid sorbic được đánh giá là chất có khả năng bảo quản, là
tác nhân kìm hãm nấm Aspergillus và Penicillium.
Những acid dùng làm chất bảo quản có hoạt tính phụ thuộc vào hằng số phân ly và pH
của hệ
1.3.2. Alcohols
Ethyl alcohol thể hiện tính bảo quản trong môi trường acid ở nồng độ 15% hoặc thấp
hơn, còn trong môi trường trung tính hay bazo nhẹ cần ít nhất 17.5%. Isoproryl alcohol
cũng thể hiện đặc tính kháng khuẩn giúp bảo quản sản phẩm. Phenylethyl alcohol diệt gram
dương tốt hơn gram âm.
Các loại alcohol kém hiệu quả khi dùng tiêu diệt nhiều loại vi sinh vật, có mùi, đắt.
1.3.3. Aldehydes
Formaldehyde được dùng làm chất bảo quản vì giá thành rẻ, sử dụng hiệu quả nhưng
không thích hợp cho các sản phẩm mỹ phẩm. Benzaldehyde không có hiệu quả cao.
1.3.4. Tinh dầu
Từ xưa tinh dầu đã được dùng như một chất bảo quản. Tuy nhiên nó không được dùng
nhiều trong bảo quản mỹ phẩm vì người ta ưu tiên dùng các loại chất khác rẻ và có nhiều
tính chất mong muốn.
1.3.5. Phenolic compounds
Những dẫn xuất từ phenol được dùng làm chất bảo quản phổ biến ngày nay, chúng hiệu
quả đối với gram dương hơn là gram âm.
Trang 2


Báo cáo Thuyết trình

Chất bảo quản trong Công nghệ mỹ phẩm

Nhũng chlorinated phenol được dùng rộng rãi làm chất bảo quản trong mỹ phẩm, tất cả

những chất này không tan trong nước nhưng tan trong alcohols, ether và dầu. Được biết đến
nhiều nhất trong họ các chất này là hexachlorophene, nó có hiệu quả cao trong việc diệt vi
khuẩn gram dương, được dùng trong các sản phẩm cho da, trong lotion, thuốc mỡ,
Các ester của p-hydroxybenzoic acid có khả năng kháng khuẩn, nấm ở nồng độ thấp đối
với nhiều loại vi sinh vật. Những chất này trung tính, không độc, không bay hơi, bền hóa
học, hoạt động được trong dung dịch acid, alkaline, trung tính đồng thời không màu, không
mùi, không vị nên nó thích hợp để bảo quản mỹ phẩm. Khả năng chống lại vi sinh vật gram
dương tốt hơn gram âm.
1.3.6. Các hợp chất thủy ngân
Trước đây các hợp chất thủy ngân được dùng trong bảo quản mỹ phẩm nhưng hiện tại
không được dùng vì độc tính của nó.
1.3.7. Chất hoạt động bề mặt
Các hợp chất ammonium bậc 4 không màu, không mùi, không độc, bền do đó được
dùng làm chất bảo quản, chúng có hiệu quả với cả gram dương và gram âm. Các chất hoạt
động bề mặt anion chủ yếu chống lại các vi khuẩn gram dương trong khi chất hoạt động bề
mặt không ion không có khả năng kháng khuẩn.
1.4. Cơ chế tác động đến vi sinh vật của chất bảo quản
 Acid sorbic hoạt động bằng cách can thiệp vào quá trình chuyển hóa acid béo của các
vi sinh vật.
 Phenols liên kết với vách tế bào của vi khuẩn, gây rối loạn các chức năng sinh học của
tế bào, ngăn chặn sự phân chia tế bào. Ở nồng độ cao, phenol gây ra sự hủy hoại làm
mất một phần tế bào vi sinh vật đến mức không thể sửa chữa được dẫn đến vi sinh vật
chết.
 p-Chloro-m-xylenol cũng như các hợp chất cresol hoạt động theo cơ chế làm mất đi một
phần tế bào vi sinh vật.

Trang 3


Báo cáo Thuyết trình


Chất bảo quản trong Công nghệ mỹ phẩm

 Thủy ngân clorua, ethanol gây ra sự mất mát vật chất từ trong thành tế bào vi sinh vật
ra ngoài và tiêu diệt chúng.
 Formaldehyde có thể tạo nên những cầu nối methylene giữa nhóm amino và hydroxyl
trên các protein do đó gây ra
 Chất hoạt động bề mặt cation tích điện dương trong khi vi sinh vật tích điện âm trên
thành tế bào, do đó chúng hút nhau sau đó diễn ra sự phá hủy thành tế bào.
 Chất hoạt động bề mặt anion được tăng cường khả năng kháng khuẩn khi có mặt lượng
nhỏ cation hóa trị 2. Các cations làm giảm điện tích âm trên bề mặt tế bào và tăng sự
hấp phụ của bề mặt anion dẫn tới sự phá hủy màng và tiêu diệt tế bào.

2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VI KHUẨN TRONG SẢN PHẨM
2.1. Nguồn gây ô nhiễm
Một số nguyên nhân gây nhiễm khuẩn :
 Từ nguyên liệu thô.
 Môi trường.
 Thiết bị.
 Vật liệu bao gói.
 Do người sản xuất : có thể đây là nguồn nhiễm Hình 1. Nấm mốc sinh trưởng trong kem
giữ ẩm không sử dụng chất bảo quản

khuẩn cao nhất.

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật
2.2.1. Hàm lượng nước
Các vi sinh vật phụ thuộc vào nước để tổng hợp các thành phần của tế bào nên tính chất
hóa lý của pha nước trong nhũ tương là yếu tố quan trong nhất có ảnh hưởng đến sự phát
triển của vi sinh vật. Đối với các sản phẩm không nhũ tương, các yếu tố chủ yếu là pH, áp

suất thẩm thấu, sức căng bề mặt và sức căng oxy của hệ thống.

Trang 4


Báo cáo Thuyết trình

Chất bảo quản trong Công nghệ mỹ phẩm

Bảng 1. Một số vi khuẩn và vi nấm thường lây nhiễm các sản phẩm mỹ phẩm

Thông thường, nhũ tương với pha liên tục là nước dễ bị vi khuẩn tấn công hơn nhũ
tương với pha liên tục là dầu. Một số vi sinh vật có thể phá hủy các triglyceride trong các
nhũ tương, quá trình này được tạo điều kiện thuận lợi bởi sự hấp phụ của vi sinh vật ở bề
mặt dầu – nước.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ dầu/nước có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển
của vi khuẩn.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong pha nước như carbohydrate, protein, phospholipid
của bất kỳ sản phẩm nào cũng sẽ góp phần vào sự phát triển của vi khuẩn và làm cho yêu
cầu bảo quản sản phẩm cao hơn. Sorbitol, glycerol và ngay cả các chất hoạt động về mặt,
Trang 5


Báo cáo Thuyết trình

Chất bảo quản trong Công nghệ mỹ phẩm

đặc biệt là các chất không ion và một số ít các hợp chất anion khi có mặt ở nồng độ thấp có
thể bị phân hủy bởi vi khuẩn. Alkyl sulfate, dẫn xuất polyethylene glycol có trọng lượng
phân tử thấp bị phá hủy nhanh chóng, trong khi các chất alkyl sulfonate, alkylphenoxy

polyoxyethanol và dẫn xuất polyethylene glycol cao phân tử bị tấn công chậm hơn.
2.2.2. pH
Vì các loại vi khuẩn có các khoảng pH hoạt động khác nhau nên pH của sản phẩm không
được xem là yếu tố diệt khuẩn.
2.2.3. Áp suất thẩm thấu
Các màng bán thấm bao quanh cơ thể vi sinh vật có thể bị vỡ do sự thay đổi về áp suất
thẩm thấu, sau đó có thể dẫn đến sự co màng và lấy nước của vi sinh vật. Do vậy glycerin
và sorbitol ở nồng độ 40  50% hay các chất điện phân ở nồng độ cao có tác dụng ức chế
vi sinh vật. Vì vậy khi ở nồng độ đậm đặc, sản phẩm có khả năng tự bảo quản, tuy nhiên
khi sử dụng chúng có thể bị pha loãng dẫn đến việc bị hư nhanh chóng.
2.2.4. Sức căng bề mặt và sức căng oxy
Sức căng bề mặt do chất hoạt động bề mặt tạo ra là một nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển của vi sinh vật. Nhiều vi khuẩn gram− phát triển tốt trong môi trường có nhiều chất
hoạt động bề mặt, trong khi phần lớn vi khuẩn gram+ không phát triển tốt ở giá trị sức căng
bề mặt nhỏ hơn 0,05 N/m. Các vi khuẩn gram− phát triển trong dầu gội đầu và cũng là yếu
tố gây nhiễm khuẩn cho pha nước của nhũ tương. Chất hoạt động bề mặt cation độc đối với
nhiều vi sinh vật, chất hoạt động bề mặt anion độc đối với một vài vi sinh vật và các chất
hoạt động bề mặt không ion gần như không độc đối với bất kỳ vi khuẩn nào.
Phần lớn các vi sinh vật, vi khuẩn và nấm gây hỏng sản phẩm là hiếu khí và sự phát
triển của vi sinh vật phụ thuộc vào khả năng cung cấp khí oxy cho quá trình trao đổi chất.
2.2.5. Nhiệt độ
Vi khuẩn thường hoạt động ở nhiệt độ 30  37 oC. Ở nhiệt độ thấp, hoạt động của vi
sinh vật bị giảm.

Trang 6


Báo cáo Thuyết trình

Chất bảo quản trong Công nghệ mỹ phẩm


Bảng 2. Các hệ chất bảo quản thường dùng phân theo dạng sản phẩm

Trang 7


Báo cáo Thuyết trình

Chất bảo quản trong Công nghệ mỹ phẩm

3. LỰA CHỌN CHẤT BẢO QUẢN
3.1. Các yêu cầu của chất bảo quản
 Không độc, gây kích thích hay nhạy cảm ở nồng độ sử dụng trên da.
 Bền với nhiệt và chứa được lâu dài.
 Có khả năng tương hợp được với các cấu tử khác trong công thức và vật liệu bao gói.
 Nên có hoạt tính ở nồng độ thấp.
 Giữ được hiệu quả trong phạm vi pH rộng.
 Có hiệu quả với nhiều vi sinh vật.
 Dễ tan ở nồng độ hiệu quả.
 Không mùi và không màu.
 Không bị bay hơi, giữ được hoạt tính khi có các muối kim loại như Zn, Al, Fe…
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của chất bảo quản
3.2.1. pH môi trường
Vi sinh vật thường có khả năng phát triển trong khoảng pH 2-11, do đó một chất bảo
quản lý tưởng nên có hiệu quả trong khoảng này. Tuy nhiên thực tế, nhiều chất bảo quản
hoạt động trong môi trường acid. Một số chất bảo quản có phạm vi pH hoạt động rộng
nhưng là các hợp chất có hóa tính cao (như formaldehyde và các chất cho formaldehyde),
chúng sẽ phản ứng với các chất khác trong công thức. Đối với các acid yếu được dùng làm
chất bảo quản thì hoạt tính của chúng phụ thuộc hằng số phân ly và pH của hệ. Các chất
bảo quản khác, ví dụ như các cationic, chỉ hoạt động ở dạng bị ion hóa. Các hợp chất

ammonium bậc 4 hoạt động ở pH kiềm, nhưng hoạt tính giảm nhanh theo pH.
3.2.2. Nồng độ
Nồng độ hiệu quả của các chất bảo quản thay đổi từ 0.001% ở các hợp chất thủy ngân
hữu cơ cho đến 0.5-1% đối với các acid yếu do phụ thuộc pH sản phẩm.

Trang 8


Báo cáo Thuyết trình

Chất bảo quản trong Công nghệ mỹ phẩm

Khi sử dụng kết hợp các chất bảo quản, người ta nhận thấy có các ưu điểm sau :
 Việc sử dụng ở nồng độ thấp hơn của mỗi chất bảo quản tránh được vấn đề gây ngộ độc
và hỗ trợ việc hòa tan nó trong sản phẩm.
 Khả năng sống sót của vi sinh vật giảm đi khi phải tiếp xúc với nhiều chất bảo quản.
 Tính hiệu quả khi dùng kết hợp có thể lớn hơn tổng các hiệu quả riêng biệt của từng
chất bảo quản.
Một số tác dụng hiệp đồng như methyl ester trong pha nước của một nhũ tương và
propyl ester trong pha dầu, các parabens với phenoxyethanol, benzalkonium chloride hay
chlorhexidine với một số alcohol thơm, p-chloro-m-cresol và benzalkonium chloride, mcresol và phenyl mercuric acetate, benzalkonium chloride và phenyl mercuric acetate.
3.2.3. Hệ số phân bố
Do vi sinh vật chỉ phát triển trong pha nước nên một chất bảo quản lý tưởng nên có độ
tan trong nước cao và trong dầu thấp, tức là hệ số phân bố dầu − nước thấp.
3.2.4. Tương tác giữa các cấu tử và chất bảo quản
Các nhân tố vật lý như sự làm tan, sự hấp thụ hay việc liên kết với vị trí hoạt động có
thể làm chất bảo quản mất đi hoạt tính.
3.2.5. Chất hoạt động bề mặt
Xà phòng và chất hoạt động bề mặt anion làm giảm hoạt tính của nhiều chất bảo quản
và đây là kết quả của sự làm tan các chất bảo quản trong các micelle. Dưới nồng độ micelle

tới hạn CMC của một dung dịch xà phòng hay chất tẩy rửa anion, chất bảo quản có hoạt
tính mạnh trong khi nồng độ lớn hơn CMC hoạt tính bị giảm đi. Các chất hoạt động bề mặt
không ion làm mất hoạt tính các chất bảo quản mạnh hơn nhiều so với xà phòng và chất
hoạt động bề mặt cation hay anion.
3.2.6. Ảnh hưởng của các hạt rắn

Trang 9


Báo cáo Thuyết trình

Chất bảo quản trong Công nghệ mỹ phẩm

Một số các chất rắn không tan có trong mỹ phẩm như cao lanh, oxid titan, acid tartric,
oxit kẽm và CaCO3 cũng như các chất rắn không tan nhuộm màu kem và các pigment tự
nhiên và tổng hợp đều có thể hấp phụ chất bảo quản trên bề mặt, làm ảnh hưởng hoạt tính
của chất bảo quản.
Do đó cần phải lựa chọn chất bảo quản phù hợp, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của sản
phẩm, bảo quản sản phẩm luôn ở trạng thái tốt và bảo vệ người tiêu dùng sản phẩm.
3.3. Quy trình lựa chọn chất bảo quản

Kiểm tra
cấu tử
gây
nhiễm

Xem xét
vật liệu
cung cấp
năng

lượng

Xác định
pH pha
nước

Xác định
tỷ lệ
dầu/nước

Đánh giá
tỷ lệ tổng
cộng chất
bảo quản
tự do

Chọn
chất ít
độc nhất

 Kiểm tra các cấu tử có thể gây nhiễm (ví dụ như nước, vật liệu sản xuất tự nhiên, bao
gói…).
 Xem xét các vật liệu cung cấp nguồn năng lượng cho sự phát triển của vi sinh vật (ví dụ
như glycerin, sorbitol… ở nồng độ nhỏ hơn 5%, chất hoạt động bề mặt không ion ở hầu
như tất cả nồng độ sử dụng, xà phòng và chất hoạt động bề mặt anion ở nồng độ dưới
15%, protein, carbohydrate, dẫn xuất cellulose và các nhựa tự nhiên).
 Xác định pH trong pha nước của sản phẩm trước khi sử dụng bất kỳ chất bảo quản nào
phụ thuộc mạnh vào dạng không bị phân ly cho hoạt động của nó. Xem xét việc thay
đổi pH để làm tăng hoạt động diệt khuẩn.
 Xác định tỷ lệ nước và dầu trong công thức, đánh giá sự phân bố chất bảo quản giữa hai

pha, xem xét khả năng thêm vào các cấu tử thay đổi hệ số phân bố hay CMC.
 Đánh giá tỷ lệ tổng cộng chất bảo quản tự do khi có các chất cao phân tử trong công
thức, và nhân nồng độ hiệu quả thông thường với một thừa số thích hợp (Bảng 3).

Trang 10


Báo cáo Thuyết trình

Chất bảo quản trong Công nghệ mỹ phẩm

Bảng 3. Thừa số mà nồng độ chất bảo quản nên được nhân lên khi có mặt các chất
cao phân tử.
Chất bảo quản

2%
tween
80

5%
tween
80

2%
myrj
52

5%
myrj
52


2%
PEG
4000

5%
PEG
4000

2%
methyl
cellulose

5%
methyl
cellulose

Methyl paraben
Ethyl paraben
Propyl paraben
Butyl paraben
Phenol
Sorbic acid
Cetyl pyridinium chloride
Benzalkonium chloride

2,5
5,0
12,5
30,0

1,6
1,8
38,0
3,0

4,5
11,0
27,0
63,0
2,5
2,9
60,0
5,5

2,0
3,0
6,0
18,0

1,7



3,0
5,0
13,5
40,0

2,7




1,2
1,3
1,4

1,2
1,1



1,5
1,6
1,7

1,25
1,2



1,05








1,25









 Chọn chất ít độc nhất trong các chất bảo quản.

4. CÁC CHẤT BẢO QUẢN THÔNG DỤNG
4.1. Các chất bảo quản cổ điển
Chất bảo quản đã được sử dụng từ rất lâu trong lịch sử loài người. Ví dụ : smoked meat
có những gốc phenols là các chất bảo quản. Mãi đến đầu thế kỷ XX thì việc ứng dụng chất
bảo quản vào thức ăn, mỹ phẩm mới được rộng rãi và tùy vào mức độ phát triển của từng
quốc gia.
Có những chất bảo quản trong tự nhiên như tinh dầu lá trà, vitamin C , vitamin E và một
vài hợp chất Tocopherol liên quan. Tuy nhiên các hợp chất thiên nhiên này thì lại có thời
gian hiệu quả thấp hơn nhiều so với các chất bảo quản hóa học. Tuy nhiên, nếu tổng thời
gian sản xuất, giữ lạnh và sử dụng chỉ trong vài tháng thì ta có thể dùng chất bảo quản thiên
nhiên. Tuy nhiên, đa số các trường hợp an toàn nhất vẫn là dùng chất bảo quản hóa học.
Và, đi đôi với sự phát triển về khoa học là sự ra đời của những chất bảo quản hóa học.
4.1.1. BHT và BHA
BHT (butylated hydroxyl toluene) hay BHA (butylated hydroxyl anisole).
Đây là 2 loại chất bảo quản hóa học rất phổ biến được xem như là chất chống oxy hóa,
chủ yếu trong son môi và các sản phẩm dưỡng ẩm.

Trang 11



Báo cáo Thuyết trình

Chất bảo quản trong Công nghệ mỹ phẩm

Tuy nhiên, BHA và BHT có thể gây dị ứng trên da. The International Agency for
Research on Cancer đã đặt BHA vào những chất “possible human carcinogen”. The
European Commission on Endocrine Disruption cũng xếp BHA vào Category 1, do những
chứng cứ về việc nó ảnh hưởng đến hoạt động của hormone.
Ở Canada không có lệnh cấm đối với BHT và BHA. Tuy nhiên, Health Canada cũng
xếp BHA là “high human health priority" on the basis of carcinogenicity and BHT as a
"moderate human health priority".
4.1.2. Parabens
Paraben là chất bảo quản thông dụng nhất trong 100 năm nay được sử
dụng trong cả mỹ phẩm lẫn thực phẩm. Paraben là esters của parahydroxybenzoic acid (PHBA). Paraben cũng được sinh ra trong tự nhiên từ
trái cây hay rau củ.
Theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý
mỹ phẩm và Quyết định của Hội đồng mỹ phẩm ASEAN thì Isopropylparaben,
Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben được liệt vào danh mục
các chất không dùng trong mỹ phẩm (Phụ lục II − Hiệp định hòa hợp mỹ phẩm ASEAN)
và quyết định thu hồi các sản phẩm trên thị trường có sử dụng 5 chất bảo quản này.
Tuy nhiên, để kiểm tra mức độ an toàn của Paraben thì hằng năm, The Scientific
Committee on Consumer Safety đều thống kê các số liệu về mức độ ảnh hưởng đến sức
khỏe của Paraben. Những thí nghiệm trên động vật cho thấy rẳng Paraben có độ độc thấp
và không gây ung thư.

Trang 12


Báo cáo Thuyết trình


Chất bảo quản trong Công nghệ mỹ phẩm

Điều đáng lo ngại ở Paraben chính là khả năng hoạt động giống một hormone
(Hormone-like activity) cụ thể là hormone nữ, estrogen. Khả năng hoạt động của paraben
khi thấm vào cơ thể kém 1 ngàn lần so với hormone tự nhiên, nhưng khả năng này tăng
theo chiều dài mạch Carbon của paraben. Paraben trong thực thấp thì sau khi được trao đổi
chất (metabolism) sẽ giảm mức độ ảnh hưởng nhưng khi trong mỹ phẩm, bôi trực tiếp trên
da thì paraben sẽ vào thẳng mạch máu và các tế bào. Trung bình, một người phụ nữ tiếp
xúc với 50mg Paraben mỗi ngày từ mỹ phẩm. Trong khi nồng độ paraben mà EU cho phép
trong sản phẩm mỹ phẩm mỹ phẩm là: 8g Paraben/1kg mỹ phẩm và nồng độ mỗi loại không
được hơn 4g/1kg mỹ phẩm. Theo cơ quan SCCS, thì giới hạn này là an toàn là methyl và
ethyl paraben. Nhưng với propyl hay butyl thì chỉ được 1.9g paraben/1kg sản phẩm. Còn
các loại Paraben khác như isopropyl hay phenyl là gần như cấm hoặc sử dụng với hàm
lượng cực kì thấp.

Có những nghi ngờ xung quan paraben như : gây vô sinh ở nam, ung thư ở nữ… nên
khiến người tiêu dùng nghi ngờ về Paraben. Đa phần các công ty mỹ phẩm ít đưa tên
paraben lên thành phần sản phẩm vì vấn đề tâm lý tiêu dùng, hoặc như các sản phẩm về
mùi hương được quyền giấu chất bảo quản vì vấn đề an toàn công thức.
BREAST CANCER :
Đã có những báo cáo khoa học chứng minh rằng Paraben kích thích quá trình hình thành
tế bào ung thư vú MCF-7. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng khả năng hoạt động như
hormone nữ của paraben quá yếu không thể gây ung thư được. => Sự thống nhất chung cho

Trang 13


Báo cáo Thuyết trình

Chất bảo quản trong Công nghệ mỹ phẩm


đến hiện tại là mọi người sẽ không xem đến tính chất này của paraben là lý do dẫn đến ung
thư. Một giả thuyết khác là do paraben đã ngăn chặn quá trình chuyển hóa sulfo của bào
tương, làm cho hàm lượng estrogen trong cơ thể tăng cao, và nếu vấn đề này xảy ra trong
các tế bào tuyến vú dẫn đến ung thư vú.
Còn khi xem xét về khả năng duy trì nòi giống của nam giới, không có những kết luận
cụ thể trên người nhưng khi làm thí nghiệm với chuột thì đã có những số liệu đầy quan
ngại. Hàm lượng Paraben tăng : sinh khối giảm, lượng tinh trùng và testosterone giảm.

Trang 14


Báo cáo Thuyết trình

Chất bảo quản trong Công nghệ mỹ phẩm

Xét về vấn đề môi trường : do mỗi năm, lượng chất thải có chứa paraben là khá cao và
kết hợp vơi nguồn nước chứa clo sẽ tạo ra những hợp nhất clorin hóa của paraben. Hiện
nay, chưa có nghiên cứu nào khẳng định được tác hại thật sự của paraben đến sinh vật trong
nước nhưng người ta đã đo được hàm lượng độc tố của các chất này trong nguồn nước thải
sinh hoạt.
4.1.3. Phenonip® (Clariant)
Là hỗn hợp các parabens : Phenoxyethanol, Methylparaben, Ethylparaben,
Butylparaben, Propylparaben, Isobutylparaben ; được cung cấp dưới dạng dung dịch trong
suốt, không tan trong nước. Hiện nay việc sử dụng Phenopip® bị hạn chế do chứa thành
phần chất cấm isobutylparaben.
Thường dùng làm kem dưỡng da, sữa dưỡng da, dầu xả, lăn khử mùi, nước hoa hồng,
không dùng làm son. Sử dụng từ 0,5% đến 1% tổng trọng lượng của thành phẩm, tùy vào
nguy cơ mốc của sản phẩm. Sản phẩm không có nước nhưng có nguy cơ tiếp xúc với nước
hoặc hơi nước cần 0,5% (ví dụ : lăn khử mùi). Những sản phẩm có nhiều nước cần lên đến

1% (ví dụ : sữa dưỡng da). Không vượt quá 1%.
Tỉ lệ % của phenonip không nằm trong 100% sản phẩm. Ví dụ tỉ lệ phenonip 1% tức là
sử dụng 1 gram phenonip để bảo quản 100 gram kem dưỡng. Cần sử dụng cân theo gram
để tính chính xác phenonip để cho vào thành phẩm. Nếu không có cân, có thể ước lượng
3ml = 2 gram phenonip nhưng hết sức cẩn thận khi dùng phương pháp ước lượng này và
không nên dùng ở tỉ lệ tối đa của phenonip là 1%. Lưu ý : làm mỹ phẩm với phenonip cần
găng tay và không để hóa chất tiếp xúc với da.

4.1.4. Triclosan
Là một chất chống vi sinh, vi khuẩn trong các sản phẩm như sữa tắm, xà phòng, kem
dánh rang và một số mỹ phẩm trị liệu khác. Triclosan đã được sử dụng từ những năm 1970s.

Trang 15


Báo cáo Thuyết trình

Chất bảo quản trong Công nghệ mỹ phẩm

Theo ANNEX, Triclosan được dùng với hàm lượng tối đa 0.2% (0.03% theo tiêu chuẩn
của Canada) trong các sản phẩm mouthwashes với khuyến cáo không được nuốt và không
dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Với các sản phẩm mỹ phẩm khác triclosan được dùng với hàm lượng tối đa 0.3%.
Tất cả sản phẩm đường miệng phải đảm bảo : Nhà sản xuất phải đảm bảo
polychlorinated dibenzo‐p‐dioxin (PCDD) và polychlorinated dibenzofuran (PCDF) không
được tồn tại với lượng lớn hơn : (i) 0,1 g/g 2,3,7,8‐tetra‐chlorodibenzo‐p‐dioxin và
2,3,7,8‐tetra‐chlorodibenzofuran ; (ii) 10 µg/g tổng PCDD/PCDF, không có chất nào lượng
riêng lẻ vượt quá 5 µg/g.
4.1.5. Methylisothiazolinone và Methylchlorothiazolinone


Là một chất chống vi sinh và chất bảo quản được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm
chăm sóc cá nhân kể từ năm 1980s.
Theo công văn số 6577/QLD-MP của Cục Quản lý Dược, hoạt chất
Methylisothiazolinone (MIT) được dùng với nồng độ tối đa 0,01% trong các sản phẩm mỹ
phẩm (không thay đổi so với trước đây), không bị cấm sử dụng.
Hỗn hợp Methylchlorothiazolinone và Methylisothiazolinone (MCT + MIT) theo tỷ lệ
3:1 được dùng trong các sản phẩm rửa sạch (rinse-off product) với nồng độ tối đa 0,0015%
(không được dùng trong sản phẩm lưu lại (leave-on product)).
Hỗn hợp Methylchlorothiazolinone và Methylisothiazolinone (MCT + MIT) theo tỷ lệ
3:1 không được phép dùng chung với (có thêm) Methylisothiazolinone (MIT) trong cùng
một sản phẩm.

Trang 16


Báo cáo Thuyết trình

Chất bảo quản trong Công nghệ mỹ phẩm

4.1.6. Benzoic acid and salts (sodium benzoat)
Sodium Benzoate là chất bảo quản đáp ứng tiêu chuẩn an toàn quốc tế (GRAS). Nó là
muối bất hoạt của acid benzoic, khi tan vào nước nó chuyển thành acid benzoic, dạng hoạt
động của nó ở pH thấp. Acid benzoic rất phụ thuộc vào độ pH. Hoạt động nhẹ ở pH 6
(khoảng 1.55% ), hoạt động mạnh nhất ở pH 3 ( 94%).
Acid benzoic có khả năng kháng nấm, kháng khuẩn nhẹ nhưng không thể chống lại vi
khuẩn pseudomonads. Acid benzoic không hoạt động trong môi trường không phân cực
hay có độ pH cao.
Sodium Benzoate không phải là chất bảo quản phổ rộng khi dùng trong mỹ phẩm, do
đó phải được kết hợp với chất bảo quản khác. Nếu dùng Sodium Benzoate như một chất
bảo quản thì phải điều chỉnh pH của sản phẩm hoàn thiện cho phù hợp vớp môi trường hoạt

động của Sodium Benzoate để giải phóng acid benzoic.
Sodium Benzoate thường được kết hợp với Potassium Sorbate trong các sản phẩm có
độ pH thấp để tạo ra hệ chất bảo quản có hiệu quả chống lại nấm men và nấm mốc.
Dưới đây là mức độ hoạt động của Sodium Benzoate tùy thuộc vào mội trường pH.
pH
% Active benzoic acid

3
94

4
61

5
13.7

6
1.55

7
0

Không dùng Sodium Benzoate với L-Ascorbic Acid, Acid Citric trong cùng một sản
phẩm vì sẽ tạo ra Benzene, một chất gây ung thư ở người.
Tỉ lệ sử dụng trong sản phẩm : Rinse off products, except oral care products : 2.5 %
(acid) ; Oral care products : 1.7 % (acid) ; Leave-on products : 0.5 % (acid). Độ tan của
sodium benzoat trong nước là đến 55%. Bảo quản ở nơi khô mát, tránh ánh sáng và nhiệt
độ cao.

Trang 17



Báo cáo Thuyết trình

Chất bảo quản trong Công nghệ mỹ phẩm

4.1.7. Sorbic acid and salts (potassium and calcium sorbate)
Potassium sorbate là chất bảo quản đáp ứng tiêu chuẩn an toàn quốc tế (GRAS). Nó là
muối bất hoạt của acid sorbic, khi tan vào nước nó chuyển thành acid sorbic, dạng hoạt
động của nó ở pH thấp. Acid sorbic rất phụ thuộc vào độ pH. Hoạt động nhẹ ở pH 6 (khoảng
6%), hoạt động mạnh nhất ở pH 4.4 (70%) và hoạt động 37% ở môi trường pH 5.0. Khi
chuyển hóa thành acid sorbic, nó có thể chống lại nấm mốc, nấm men nhưng chống vi khuẩn
yếu. Acid sorbic là acid béo không bão hòa do đó sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình oxy hóa
(nên sử dụng kèm với chất chống oxy hóa như Tocopherols T50). Nó cũng rất nhạy cảm
với ánh sáng và có thể làm dung dịch chuyển sang màu vàng. Có thể sử dụng
Gluconolactone để ổn định Potassium sorbate tránh sự biến đổi màu và ổn định acid sorbic
trong pha nước của sản phẩm.
Acid sorbic xuất hiện tự nhiên trong một số loại trái cây nhưng acid sorbic lại được sản
xuất tổng hợp và là hợp chất được xem là gần với tự nhiên do có cấu trúc phân tử giống với
acid sorbic tự nhiên về mặt hóa học. Acid sorbic có thể gây viêm da tiếp xúc ở nồng độ trên
dưới 0.5%, và ở nồng độ 0.2% thì được xem là tương đối an toàn.
Potassium Sorbate không phải là chất bảo quản phổ rộng khi dùng trong mỹ phẩm, do
đó phải được kết hợp với chất bảo quản khác. Nếu dùng Potassium sorbate như một chất
bảo quản thì phải điều chỉnh pH của sản phẩm hoàn thiện cho phù hợp vớp môi trường hoạt
động của Potassium Sorbate để giải phóng acid sorbic. Dưới đây là mức độ hoạt động của
Acid sorbic tùy thuộc vào môi trường pH :
pH
% Active sorbic acid

3

98

4
85

5
37

6
5.5

7
0

Ở nhiệt độ trên 60°C, Potassium Sorbate có thể bay hơi. Cho vào pha nước ở nhiệt độ
dưới 60°C. Nếu muốn cho Potassium Sorbate vào sau khi đã kết hợp pha dầu và nước thì
phải hòa tan trước với một phần pha nước để có thể kết hợp dễ hơn vào nhũ tương. Độ tan
của Potassium Sorbate trong nước lên đến 58%. Bảo quản ở nơi khô mát, tránh ánh sáng và
nhiệt độ cao. Tỉ lệ sử dụng khuyến cáo : 0.1% đến 0.5%, tối đa 0.6% (acid).
Trang 18


Báo cáo Thuyết trình

Chất bảo quản trong Công nghệ mỹ phẩm

4.2. Các chất bảo quản mới
Trước đây các chất bảo quản như triclosan được dùng rất nhiều trong sản phẩm chăm
sóc răng miệng, benzoic acid và các muối của nó được dùng trong đa số sản phẩm, hơn
85% số sản phẩm mỹ phẩm trên thế giới có sử dụng các chất parabens do tính chất ưu việt

của chúng. Tuy nhiên hiện nay do mối e ngại về vấn đề an toàn đối với sức khỏe, nhiều chất
bảo quản đã bị cấm hay hạn chế sử dụng, do đó đặt ra vấn đề cần phải sử dụng các hệ chất
bảo quản mới, thể hiện hoạt tính tốt trong sản phẩm đồng thời phải an toàn đối với người
sử dụng, dưới đây trình bày một số loại chất bảo quản mới đang được các công ty bán
nguyên liệu mỹ phẩm cung cấp hiện nay.
Xu hướng chung của các hệ chất bảo quản này là thường không sử dụng đơn lẻ một loại
chất bảo quản mà sử dụng hỗn hợp nhiều chất bảo quản khác nhau để hỗ trợ hoạt tính cho
nhau đồng thời giảm liều lượng sử dụng của từng chất bảo quản riêng lẻ xuống, đảm bảo
sử dụng ở nồng độ thấp nhưng vẫn đạt được hiệu quả cao. Hệ các chất bảo quản này được
thương mại hóa với nhiều trade names khác nhau.
Ví dụ các chất bảo quản của hãng Clariant.
Category

Name

Clariant single active

Clariant Blends

Parabens

Methylparaben

Nipagin® M

Also available
as sodium salts

Ethylparaben


Nipagin® A

Propylparaben
Butylparaben

Nipasol® M
Nipabutyl®

Nipasept®, Nipastat®,
Nipacide®,
Nipacombin®,
Nipacombin® SK,
Phenonip®, Phenonip® ME,
Phenonip® XB

Formaldehyde
donors

DMDM Hydantoin

Nipaguard™ DMDMH

Imidazolidinyl Urea

Nipa Biopure® 100

Diazolidinyl Urea

Nipa Biopure® 200


Sodium Hydroxymethylglycinate

Nipaguard® SMG

Halogenated

Bronopol

Nipaguard® BPX, TBK,
PBI

Methylchloro isothiazolinone &
Methyliso-thiazolinone

Nipaguard® CMB

Trang 19


Báo cáo Thuyết trình

Alcohols

Chất bảo quản trong Công nghệ mỹ phẩm

Methyldibromo Glutaronitrile

Nipaguard® DCB and TBK

Iodopropynyl Butylcarbamate


Nipaguard® IPF, IPP2, PBI
Phenoxetol®

Phenoxyethanol

Nipaguard® MPA and CMB

Benzyl Alcohol
Organic acids

Benzoic acid

Other
preservatives

Piroctone Olamine

Phenonip®, Nipaguard®
TBK,
DCB, IPP2, BPX, PBI

Benzoic acid

Nipaguard® PO 5,POM,
POB

4.2.1. NeoDefend ™ (Lotioncrafter LLC)
INCI : Glucono delta-lacton và Sodium Benzoate.
Ingredients : Glucono Delta Lactone (CAS No. 90-80-2) (approx. 74.25%) ; Sodium

Benzoate (CAS No. 532-32-1) (approx. 24.75%) ; Calcium Gluconate (CAS No. 299-285) (approx. 1.0%).
NeoDefend bảo quản sản phẩm bằng cách tạo ra môi trường khiến cho vi khuẩn nấm
mốc không thể phát triển được. NeoDefend là một chất bảo quản được GRAS (tổ chức quốc
tế về phụ gia thực phẩm) cho phép sử dụng trong mỹ phẩm chăm sóc tóc như dầu gội đầu,
nước súc miệng, kem dưỡng da, lotion, kem chống nắng…
NeoDefend sử dụng tốt trong môi trường pH 3 − 6, được cho vào sản phẩm ở giai đoạn
nước. Là chất bột màu trắng, tan tốt trong water, propylene glycol, glycerin và mineral oils.
Tỉ lệ sử dụng : 0.75 – 1.5%, tối đa 2.0%.
4.2.2. Geogard™ Ultra™ (Lonza)
INCI Name : Gluconolactone (and) Sodium Benzoate.
Là một chất bảo quản không chứa paraben và formal dehyde rất được ưa chuộng sử
dụng trong các công thức làm sản phẩm chăm sóc da và tóc hiện nay trên thế giới.

Trang 20


Báo cáo Thuyết trình

Chất bảo quản trong Công nghệ mỹ phẩm

Các thành phần của Geogard ® Ultra đã được chấp nhận bởi ECOCERT là chất bảo
quản dùng trong các loại mỹ phẩm organic gồm : gluconolactone, sodium benzoat và
calcium gluconat.
Gluconolactone là sản phẩm lên men có nguồn gốc từ bắp không biến đổi gen thông
qua một quá trình lên men vi sinh và được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm và
mỹ phẩm như kem dưỡng ẩm, chất chống oxy hóa. Được coi là một thế hệ tiếp theo AHA,
gluconolactone là một polyhydroxyl acid (PHA) cũng được tìm thấy trong mật ong,
Gluconolactone thích hợp cho mọi loại da, kể cả da nhạy cảm. Trong một số điều kiện nhất
định, công thức sản phẩm có chứa gluconolactone thậm chí có thể làm mịn da và giảm nếp
nhăn. Natri benzoat là một chất bảo quản có đặc tính kháng khuẩn và hạn chế sự xuất hiện

của nấm mốc trong môi trường có tính acid (pH thấp hơn 6).
Sử dụng Geogard ® Ultra trong các sản phẩm dầu gội, dầu xả, dưỡng tóc, lotion, cream...
Không dùng trong công thức có chứa Vitamin C.
Công dụng của Geogard ® Ultra : Cải thiện độ ẩm da ; Khả năng tương thích rộng rãi
với các thành phần mỹ phẩm ; Không gây nhờn rít và kích ứng ; An toàn cho da nhạy cảm
Hiệu quả trong độ pH 3 −6. Thêm vào pha nước khi khuấy trộn.
Tỷ lệ sử dụng : 0.75% - 1.5%, không cao hơn 2%.
Độ hòa tan : Dạng bột mịn màu trắng, hòa tan trong nước, propylene glycol, glycerin và
dầu khoáng.
4.2.3. Liquid Germall® Plus (Lotioncrafter LLC)
INCI : Propylene Glycol (và) Diazolidinyl Urea (và) Iodopropynyl Butylcarbamate.
Thành phần (Appro. % Weight) : 60% Propylene Glycol 39.6% Diazolidinyl Urea 0.4%
Iodopropynyl Butylcarbamate.
Tương thích với hầu như tất cả các thành phần mỹ phẩm, dùng tốt cho các công thức
pha nước. Đây là một chất bảo quản có khả năng ngăn chặn vi khuẩn, nấm mốc và phát

Trang 21


Báo cáo Thuyết trình

Chất bảo quản trong Công nghệ mỹ phẩm

triển của nấm trong sản phẩm. Sử dụng trong các sản phẩm : xà phòng, thuốc nước, sản
phẩm chăm sóc da. Không dùng cho sản phẩm môi.
Nhiệt độ sản xuất : Không cao hơn 50oC. pH sử dụng : từ 3 đến 8.
Hướng dẫn: Từ từ khuấy tan ở nhiệt độ dưới 122°F (50°C). Sử dụng phổ biến cho sản
phẩm dạng gel trong 0,1 - 0,5%, xà phòng 0,1 - 0,5%, chất làm mềm vải 0,1 - 0,5%, nước
rửa chén 0,1 - 0,5%, sữa dưỡng và kem 0,1 - 0,5% và các công thức pha nước 0,1 - 0,5%.
Sản phẩm này là sản phẩm nhiệt nhạy cảm và cần được bổ sung ở nhiệt độ 122oF (50°C)

hoặc thấp hơn. Không dùng cho các sản phẩm môi. Không được sử dụng trong thuốc xịt và
aerosol. Chỉ sử dụng ngoài.
4.2.4. Optiphen™ (Lotioncrafter LLC)
INCI : Phenoxyethanol (và) Caprylyl Glycol
Chất bảo quản đã được thông qua đầu tiên của ISP trong gia đình Optiphen, được phát
triển như là một chất bảo quản thay thế các chất bảo quản ngày trước (như paraben hoặc
formaldehyde đã bị cấm sử dụng vì được chứng minh liên quan đến việc gây ung thư).
Optiphen gồm Phenoxyethanol với chất làm nền là Caprylyl Glycol. Sự kết hợp của những
thành phần này giúp sản phẩm chống lại sự phát triển của các vi sinh vật.
Optiphen có thể được sử dụng trong một loạt các mỹ phẩm chăm sóc cơ thể bao gồm
các sản phẩm như cream, lotion hoặc cả các sản phẩm dạng khô. Nó có thể được thêm trực
tiếp vào công đoạn làm mỹ phẩm sau nhũ hóa và nhiệt độ cần thiết thấp hơn 60°C (140°F).
Một điểm đặc biệt mà optiphen ưu việt hơn các sản phẩm bảo quản khác là nó có thể hoạt
động tốt với nồng độ pH 4,0 đến 8,0. Và sản phẩm này tương thích với hầu hết các nguyên
vật liệu. Tỷ lệ sử dụng ở mức: 0,5 – 1,5%. Màu sắc : Lỏng trong suốt.
4.2.5. Optiphen™ Plus™ (Lotioncrafter LLC)
INCI : Phenoxyethanol (và) Caprylyl Glycol (và) Sorbic Acid.
Đây là chất bảo quản đã được cho phép sử dụng trên toàn cầu thứ hai của ISP phát triển
trong các sản phẩm Optiphen. Đây là một thay thế cho các công thức mỹ phẩm chăm sóc

Trang 22


Báo cáo Thuyết trình

Chất bảo quản trong Công nghệ mỹ phẩm

cần chất bảo quản mà không có chứa paraben và formaldehyde (vì hai chất bảo quản cổ
điển này đã bị cấm sử dụng vì có liên quan đến khả năng gây ung thư cho cơ thể khi sử
dụng thời gian dài). Ngoài ra Optiphen có điểm đặc biệt là có thể hoạt động tốt trong điều

kiện pH thấp. Không những thế, Optiphen Plus còn được chứng minh có hiệu quả ở các
mức pH trên 6.0.
Phù hợp để thêm vào các loại mỹ phẩm như như cream, lotion, balm, các loại sữa, dầu
dưỡng, dầu gội, phấn rôm…
Khuyến khích sử dụng các mức : 0,5 – 1,5%. Dạng : chất lỏng màu vàng (lưu ý có thể
ảnh hưởng đến màu sản phẩm). Cho Optiphen plus vào giai đoạn cuối của công thức khi
sản phẩm nguội dưới 60oC. Hiện nay Optiphen và Optiphen Plus là nguyên liệu bảo quản
mỹ phẩm hàng đầu đang được ưa chuộng trên toàn thế giới.
4.2.6. COSVAT (Clariant)

INCI : Chlorphenesin (3-(4-Chlorphenoxy)-1,2-propanediol
Appearance : White to Off-white crystalline aggregates. Slight Phenolic odor.
Solubility : Soluble in 200 parts of water & 5 parts of alcohol (95%), Soluble in solvent
ether, Slightly soluble in fixed oils.
Dùng tối đa với hàm lượng 0.3%.
4.2.7. VIVISEPT GC (Vivimed)
INCI : Glyceryl Caprylate (and) Glyceryl Undecylenate.
Appearance : yellow, oily liquid ; Oil Soluble ; Suitable PH Range : 4 – 9.
Vivisept GC (Glyceryl Caprylate (and) Glyceryl Undecylenate) is a naturally derived
alternative for preservation of skin care, hair care and body wash formulations.
Glyceryl Undecylenate is an ester derived from renewable and sustainably sourced
castor bean oil reacted with vegetable glycerine. Blended with glyceryl caprylate, is proven

Trang 23


Báo cáo Thuyết trình

Chất bảo quản trong Công nghệ mỹ phẩm


to be effective against gram positive, gram negative bacteria, yeast, mould and fungus
through repeated dose challenge testing. In addition to broad spectrum preservation,
Vivisept GC provides emolliency properties to cosmetic formulations.
Vivisept GC is a highly effective alternative to commonly used synthetic preservatives
such as parabens, phenoxyethanol, formaldehyde and isothiazolinone based systems.
In liquid form for ease of use and stable at a wide pH range, it is the natural and effective
way to preserve your cosmetic formulations.
Vivisept GC
S.aureus
E.coli
P.aeruginosa
C.albicans
A.brasiliensis

Parabens













PE*








MIT**







*Phenoxyethanol (PE)
*Methylisothiazolinone (MIT)

4.2.8. SEPICIDE™ LD (Seppic)

INCI Name : Phenoxyethanol.
Được dùng trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm hiện nay. Chống vi khuẩn gram− tốt, đặc
biệt là Pseudomonas aeruginosa ở nồng độ 0.5%. Ở nồng độ cao hơn (1%) phenoxyethanol
có hoạt tính chống vi khuẩn gram+ và nấm mốc. Hoạt động tốt ở pH từ 4 đến 9. Độc tính
thấp, là dung môi tốt, tan tốt trong pha nước và mineral oil. Hàm lượng sử dụng tối đa 1.0%.
4.2.9. euxyl® K 900 (Schülke Inc.)
INCI Name: Benzyl Alcohol (and) Ethylhexylglycerin (and) Tocopherol.
Euxyl® K 900 is equally effective against bacteria, yeasts and mould fungi. It is a
typically biostatic product with the biocidal properties necessary for practical use.

Trang 24



×