Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Điều tra tình hình sinh trưởng của cây trám đen ghép tại xã Hà Châu, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.91 KB, 47 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi,
các số liẹu và kết quả trình bày trong khóa luận là quá trình điều tra trên thực
địa hoàn toàn trung thực, khách quan.

Thái Nguyên, ngày
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

tháng

Người viết cam đoan

Xác nhận của giáo viên chấm phản biện
(Ký và ghi rõ họ tên)

năm 2016


.LỜI CẢM ƠN
Trong môi trường làm việc năng động như hiện nay, để đáp ứng được
những nhu cầu ngày càng cao của xã hội thì hành trang ra trường của mỗi
sinh viên không chỉ là nắm vững về mặt lý thuyết mà còn cần phải giỏi về
thực hành.
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng giúp cho mỗi sinh viên
có điều kiện củng cố những kiến thức đã học tập trong nhà trường và là cơ hội
để mỗi sinh viên tự trau dồi thêm kiến thức thực tế nhằm chuẩn bị hành trang
cho công việc sau này.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất chí của ban chủ
nhiệm khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em tiến
hành thực hiện khóa luận:
“Điều tra tình hình sinh trưởng của cây trám đen ghép tại xã Hà Châu,


huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”.
Sau một thời gian làm việc nghiêm túc đến nay, bài khóa luận của em đã
hoàn thành. Nhân dịp này, em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo
trong khoa Lâm Nghiệp – những người trang bị cho chúng em hành trang
kiến thức cơ bản về chuyên môn Lâm Nghiệp, đặc biệt là tới cô giáo hướng
dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Hoàn – người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em
hoàn thành bài khóa luận này. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ quý báu của chính quyền xã Hà Châu và các hộ nông dân trên địa bàn xã
đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành chuyên đề trong thời gian
nhà trường quy định.
Do trình độ chuyên môn còn hạn chế và thời gian có hạn nên khóa luận
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vậy em kính mong nhận được sự


đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong Khoa cùng toàn thể các bạn sinh
viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng

năm 2016

Sinh viên thực tập
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Phân loại phẩm chất của cây Trám đen ghép tại gia đình ông
Nguyễn Văn Tụ.
Bảng 4.2. Phân loại phẩm chất của cây Trám đen ghép tại gia đình cô Trương
Thị Thúy.
Bảng 4.3. Kết quả theo dõi và đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng tại vườn
nhà ông Nguyễn Văn Tụ.

Bảng 4.4. Kết quả theo dõi và đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng tại vườn
nhà cô Trương Thị Thúy.
Bảng 4.5. Kết quả theo dõi và đánh giá 1 số chỉ tiêu sinh trưởng của cây bổ
sung tại vườn gia đình ông Nguyễn Văn Tụ.
Bảng 4.6. Kết quả theo dõi đánh giá chỉ tiêu sinh trưởng cây Trám ghép tại
gốc tại vườn gia đình ông Nguyễn Văn Tụ năm 2015.


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
1.2. Mục đích.
1.3. Mục tiêu.
1.4. Ý nghĩa của đề tài.
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan cây Trám đen.
2.1.1. Tổng quan đối tượng nghiên cứu.
2.1.2. Đặc điểm phân bố.
2.1.3. Đặc điểm hình thái.
2.1.4. Đặc điểm sinh thái.
2.1.5. Giá trị kinh tế.
2.2. Cơ sở khoa học về sinh trưởng.
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.
2.3.1. Nghiên cứu cây Trám trên thế giới.
2.3.2 Nghiên cứu tại Việt Nam.
2.4. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, nhân lực.
2.4.1. Đặc điểm tự nhiên.
2.4.2. Diện tích tự nhiên.
2.4.3. Đặc điểm địa hình khí hậu.
2.5. Tài nguyên.

2.5.1. Đất đai.
2.5.2. Mặt nước.
2.5.3. Khoáng sản.


2.5.4. Đánh giá lợi thế phát triển dựa trên tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên
của xã.
2.6. Nhân lực.
2.7. Kinh tế - xã hội.
2.7.1. Giao thông.
2.7.2. Thủy lợi.
2.7.3. Điện.
2.7.4. Trường học.
2.7.5. Chợ nông thôn.
2.8. Về văn hóa – xã hội – môi trường.
2.8.1. Giáo dục.
2.8.1. Y tế.
2.8.3. Văn hóa.
2.9. Hệ thống tổ chức chính trị xã hội.
2.10. An ninh, trật tự, xã hội.
2.11. Đánh giá chung.
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1.1 Đối tượng.
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu.
3.3. Nội dung nghiên cứu.
3.4. Phương pháp nghiên cứu .
3.4.1. Phương pháp luận.

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu.
3.4.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu.


3.4.2.2. Thu thập số liệu.
3.4.2.3. Phương pháp xử lý số liệu .
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
4.1. Đánh giá tình hình sinh trưởng cây Trám đen ghép.
4.1.1. Đánh giá tỉ lệ sống/chết của cây Trám đen ghép.
4.1.2. Đánh giá, phân loại phẩm chất của cây.
4.1.3. Điều tra sinh trưởng cây, phát triển Trám đen ghép.
4.2. So sánh sự sinh trưởng của cây Trám ghép sau một năm trồng tại vườn
nhà ông Nguyễn Văn Tụ.
4.3. Đánh giá tính hình sâu bệnh hại trên cây Trám đen ghép.
4.4. Đề xuất một số giải pháp về kỹ thuật trồng , chăm sóc, cách phòng trừ
.sâu bệnh và thu hoạch chế biên cho cây Trám đen.
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận.
5.1.1. Về sinh trưởng, phát triển của cây Trám ghép.
5.1.2. Về tình hình sâu, bệnh hại và ảnh hưởng của thời tiết.
5.2. Kiến nghị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Phần 1
Mở đầu
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên vô cùng quý báu của mỗi quốc gia, là tài nguyên
có thể tái tạo được. Rừng đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của toàn
bộ con gnười cũng như sinh vật trên trái đất, rừng cung cấp oxi,duy trì sự

sống và là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái. Rừng cung cấ nhiều
lâm đặc sản quý hiếm, duy trì sự phát triển của nguồn gen động thực vật có
giá trị kinh tế cao, bảo tồn đa dạng sinh học. Rừng đóng vai trò lớn đối với an
ninh quốc phòng và phát triển nền kinh tế. Rừng là một hệ sinh thái mà quần
xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với
môi trường. Rừng là hơi thở của sự sống, là một nguồn tài nguyên vô cùng
quý giá, nó giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển và sinh
tồn của loài người. Rừng còn giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát
triển kinh tế như: cung cấp nguồn gỗ, tre, nứa, đặc sản rừng, các loại động,
thực vật có giá trị trong nước và xuất khẩu, ngoài ra nó còn mang ý nghĩa
quan trọng về cảnh quan thiên nhiên và an ninh quốc phòng. Rừng bảo vệ đất,
tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng cho đất. Bởi vậy, bảo vệ rừng và
nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một một yêu cầu, nhiệm vụ không thể
trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đó là
một thách thức vô cùng to lớn đòi hỏi mỗi cá nhân, tổ chức thuộc các cấp
trong một quốc gia và trên thế giới nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của
mình trong công tác phục hồi và phát triển rừng.
Trám đen (Canarium tramdenum Dai & Yakovl) là cây gỗ lớn bản địa, có
chiều cao từ 20-30m, đường kính ngang ngực đạt 50-70cm, thân tròn thẳng,


tán rộng và lá xanh quanh năm. Trám đen là cây đa mục đích được nhân dân
ta ưa chuộng.Trám đen được trồng và phân bố ở vùng Đông Nam châu Á gồm
phía nam Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây) Việt Nam, Lào,
Campuchia, Thái Lan. Ở Việt Nam Trám đen phân bố khá rộng rãi từ Cao
Bằng, Bắc cạn, Tuyên Quang, Phú thọ, Hòa Bình, Hà Tây,Thái Nguyên, Lạng
Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình,
Quảng Nam, Đắc Lắc, Khánh Hoà. Ngoài tác dụng phòng hộ, cung cấp gỗ
củi, các bộ phận của cây trám đen như quả, cành, lá, vỏ và rễ đều có giá trị
như một nguồn dược liệu. Trám đen là cây bản địa đa mục đích được trồng

trong nhiều chương trình và dự án trồng rừng khác nhau ở các tỉnh trung du
miền núi phía Bắc và miền Trung. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất các mô
hình trồng tập trung chưa thành công do nhiều nguyên nhân.
Ở mảnh đất Hà Châu, Phú Bình, Trám đen là một đặc sản nổi tiếng mang
lại hiệu quả gấp nhiều lần so với cây lúa và các cây ăn quả khác. Cách đây
nhiều năm về trước, cây trám đã có mặt trên đất đồi, đất bãi của xã Hà Châu.
Đó là những cây Trám bản địa mọc rải rác ở trong vườn đồi của các hộ gia
đình với chủng loại phong phú đặc biệt là cây Trám đen. Trám mọc thành
khu xen với các loại cây tự nhiên khác trên địa bàn xã Hà Châu, huyện Phú
Bình. Cây Trám có nhiều công dụng có thể dùng làm nến, hương, dầu thơm,
keo dán, dược liệu, quả chứa nhiều canxi, vitamin C, sắt và các chất hữu cơ
có tác dụng bổ tỳ vị, phòng ngừa tả, cảm cúm. Nói về hiệu quả của cây trám,
ông Đoàn Văn Kim cho biết gia đình ông hiện có gần 20 cây trám tự nhiên
và trám ghép, năm 2008, đã cho thu hoạch gần 2 tấn quả, trị giá hơn 12 triệu
đồng, cao gấp nhiều lần so với cây sắn, xoan, bạch đàn giống cũ trồng trên
cùng một diện tích. Và nhiều hộ nông dân khác ở trong xã. Ngoài quả trám
làm thực phẩm, người dân còn khai thác nhựa để bán cho các cơ sở làm
hương, nến, chế keo dán, sơn, dầu thơm. Ngoài ra tiềm năng để phát triển


cây Trám trên xã Hà Châu còn rất lớn, nhu cầu của nhiều hộ trong xã còn
mông muôn được sự quan tâm đâu tư, khoa học để phát triển cây Trám.
Được sự giúp đỡ của trường Đại học Nông Lâm và khoa Lâm Nghiệp, xã Hà
Châu đã xây dựng được mô hình trồng Trám ghép từ những cây Trám ưu việt
tại xã nhằm tăng lợi ích kinh tế, cải tạo vườn tạp. Sau một năm tiến hành
ghép trồng, chưa có đánh giá khả năng sinh trưởng của cây trồng.
Xuất phát từ thực tế và nhu cầu trên em xin đề xuất đề tài nghiên cứu
“Điều tra tình hình sinh trưởng của cây trám đen ghép tại xã Hà Châu,
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích

Đánh giá được khả năng sinh trưởng của mô hình tram đen ghép tại xã
Hà Châu, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên từ đó làm cơ sở khoa học để đề
suất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp nhất.
1.3. Mục tiêu
- Điều tra số lượng Trám đen ghép còn sống trong quá trình sinh trưởng.
- Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của các mầm ghép Trám đen.
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa học tập: Qua thực hiện chuyên đề sẽ giúp bản thân làm quen
với thực tiễn, có điều kiện so sánh, đối chứng và kiểm nghiệm giữa lý thuyết
và thực tiễn, củng cố kiến thức đã học được từ nhà trường và có điều kiện tích
lũy thêm kiến thức thực tế.
Ý nghĩa trong khoa học: Thấy dõ sự phát triển và sinh trưởng của cây
Trám đen, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển
của cây.
Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: Sau khi nghiên cứu sẽ đóng góp một
phần nhất định trong việc đề suất một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây


Trám đen. Đánh giá thực tế tình hình sinh trưởng của cây Trám đen làm tiền
đề cho việc đưa ra những biện pháp kỹ thuật lâm sinh cụ thể, hợp lý để làm tài
liệu cũng như truyền đạt thông tin đến cho người dân.


PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan cây Trám đen
2.1.1. Tổng quan đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cây Trám đen ghép thuộc chi Trám (Canarium),
họ Trám (Bureraceae), bộ Cam (Rutales).

Trám đen được giám định tên khoa học Pimela nigra Lour. từ năm 1790
(Loureiro); sau đó được chuyển tên khoa học là Canarium nigrum (Lour.)
Engl. (năm 1900) và C. pimela Leench (năm 1805). Năm 1985, hai nhà thực
vật Trần Định Đại và Yakolev đã giám định lại tên hợp pháp của loài trám
đen là C.tramdenum.
2.1.2. Đặc điểm phân bố
Cây Trám mọc tự nhiên trên thế giới chủ yếu ở Châu Á từ 18-270 vĩ độ
Bắc ở các nước như: Việt Nam, Ấn Độ, Lào, Trung Quốc (Vân Nam, Hải
Nam, Hồng Kông), Lào, Campuchia, Thái Lan…
Cây phân bố khá rộng ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Thường gặp trong
các rừng nhiệt đới thường xanh, ở độ cao từ khoảng 50 đến 800m; tập trung
nhiều ở độ cao 100-400 m trên mặt biển. Cây thường gặp nhiều ở sườn hoặc
chân núi đất, rất ít khi gặp trên đỉnh núi; thường cùng mọc với lim, trám
trắng, chẹo tía, gội nếp, gội trắng....Các ưu hợp lim + trám trắng + trám đen
khá phổ biến trong các kiểu rừng kín thường xanh ở các tỉnh phía Bắc và Bắc
Trung Bộ trước kia, nhưng hiện nay thường chỉ còn lại dấu vết ở các vùng núi
và trung du của nước ta.
2.1.3. Đặc điểm hình thái
Cây gỗ lớn, cao 25-30 m, đường kính 60-90 cm hay hơn. Thân thẳng, phân
cành cao khi mọc trong rừng, nhưng nếu mọc ngoài sáng, cây phân cành


sớm, tán toả rất rộng. Vỏ ngoài màu nâu nhạt, thịt hơi hồng, có nhựa mủ đen
với mùi thơm rất đặc biệt.
Lá kép lông chim 1 lần, lẻ; lá chét hình thuôn, trái xoan, dài 6-12 cm, rộng
3-6cm, chất lá cứng, ròn, mặt trên bóng, mặt dưới sẫm hơn, đầu và gốc lá
hơi lệch. Gân bên 8-10 đôi; không có lá kèm. Lá ở cây con khác với cây
trưởng thành, thường là lá đơn nguyên hay xẻ, sau mới chuyển dần sang dạng
lá kép.
Cụm hoa chùm hình viên chuỳ, thường dài hơn lá, hoàn toàn nhẵn. Hoa tạp

tính hay đơn tính, màu trắng vàng nhạt, cuống có lá bắc dạng vảy, cuống
hoa dài 1,5-2 cm.
Quả hạch hình trứng, dài 3,5-4,5 cm, rộng 2-2,5 cm, khi chín màu đen
sẫm, thịt hồng Hạt hoá gỗ rất cứng, 3 ô, mỗi ô có nhân hạt màu trắng và nhiều
dầu.
Hình dáng cây con thay đổi nhiều, từ lá xẻ thùy lên lá đơn, cuối cùng mới
sinh lá kép như cây trưởng thành.
2.1.4. Đặc điểm sinh thái
Cây Trám ưa đất sét hoặc sét pha, sâu ẩm và thoát nước, độ pH 4,5-5,5;
nhưng cũng gặp trám đen phát triển tốt trên đất cát có nhiều phù sa ven sông.
Cây Trám phù hợp với nhiệt độ trung bình năm từ 21-25oC, lượng mưa bình
quân năm từ 1500-2000mm.
Là loài cây ưa sáng khi trưởng thành, nhưng hơi ưa bóng nhẹ khi còn
non. Từ 1 tuổi trở lên cây có thể mọc nơi ánh sáng hoàn toàn, vì vậy ít gặp
cây con tái sinh ở dưới tán rừng có độ phủ trên 0,6. Ở chiều cao khoảng 1m,
nếu không được mở sáng mạnh cây trám con có thể bị chết. Trám đen tái sinh
mạnh ở nơi có độ tàn che 0,2-0,3, nơi bìa rừng, nơi rừng bị khai thác mạnh
hoặc rừng cây tiên phong định vị.


Cây trồng bằng hạt 5-6 năm bắt đầu ra hoa, nếu trồng bằng cây ghép thì
sau 2-3 năm sẽ cho hoa. Cây ra hoa vào tháng 2-3, quả chin vào tháng 7-9.
Thời gian ra quả kéo dài hàng trăm năm. Tuổi thọ của cây trám đen có thể
trên trăm năm. Do lá có mùi thơm, vị hơi chua nên các cây trám đen con mới
trồng dễ bị các loài thú đến ăn lá và ngọn non. Ở giai đoạn 1-3 tuổi trám đen
cũng dễ bị sâu đục ngọn làm chết cây.
2.1.5. Giá trị kinh tế
Quả trám đen đã được dùng làm thực phẩm rất lâu đời ở Việt Nam. Quả
trám “om” là món ăn quen thuộc trong các bữa cơm của các gia đình ở miền
Bắc trước kia. Từ quả trám có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như:

trám kho cá, trám nhồi thịt... Quả trám còn được dùng để làm ô mai mặn, ngọt
được nhiều người ưa thích. Nhân hạt trám chứa nhiều dầu béo, có vị bùi; có
thể ăn sống, ép dầu hoặc làm nhân bánh.
Sau 6 năm, nếu trồng trên đất tốt sẽ cho thu hoạch. Cây thành thục có thể
đạt 200-300kg quả/cây vàcho thu hoạch trong thời gian khoảng 50 năm.
Quả trám còn được dùng làm thuốc vì có tác dụng giải khát, sinh tân dịch,
thanh lọc, giải độc rượu. Lá có vị hơi đắng, hơi chát, tính mát, có tác dụng
thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chỉ thống. Vì vậy quả trám dùng giải độc
rượu, cá nóc hoặc chữa hóc xương cá. Dùng quả trám tươi giã nát, vắt lấy
nước uống hoặc sắc uống. Nếu dùng ngoài, dịch nước của quả chữa da nứt nẻ
do khô lạnh, lở ngứa, nhất là lở miệng không há mồm ra được, chữa sâu răng
bằng cách dùng quả và hạt trám đốt, tán nhỏ và bôi vào chân răng. Rễ cây
trám dùng chữa phong thấp, đau lưng, gối tê liệt cử động. Lá trị cảm mạo,
viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, phù thũng, ghẻ lở. Ở Trung Quốc (tỉnh
Vân Nam) dùng rễ trám trị đau dạ dày, bỏng lửa; lá dùng trị xuất huyết tử
cung, ban độc; quả trị nội thương xuất huyết, ho; vỏ rễ dùng trị nội thương thổ
huyết.


Nhựa trám đen có thể dùng thắp sáng hoặc dùng trong công nghệ véc ni
sơn. Nhưng nhựa trám đen thường ít và chóng khô đặc hơn trám trắng, nên ít
khi khai thác nhựa từ cây trám đen. Gỗ trám đen nhẹ, mềm, màu xám trắng,
giác lõi không phân biệt, có thể dùng làm nhà, đóng đồ, làm gỗ dán lạng, bút
chì, diêm, bột giấy.
Trám là cây đa mục đích được chọn làm cây trồng trong các vườn rừng, trại
rừng và các khu rừng phòng hộ đầu nguồn. Là cây trồng bóng mát, vườn
rừng, nông lâm kết hợp, làm giàu rừng và phục hồi rừng tự nhiên
2.2. Cơ sở khoa học về sinh trưởng
Sinh trưởng là sự tăng lên của môt đại lượng nào đó nhờ kết quả đồng hóa
của một vật sống (theo V.Bertalafly) hoặc sự biến đổi của nhân tố điều tra

theo thời gian (theo Vũ Tiến Hinh).
Do sinh trưởng gắn liền với thời gian nên được gọi là quá trình sinh
trưởng. Các đại lượng sinh trưởng được xác định trực tiếp hoặc gián tiếp qua
chỉ tiêu nào đó của cây. Ví dụ: Chiều cao (H), đường kính (D), thể tích (V).
Sự biến đổi theo thời gian của các đại lượng này đèu có quy luật.
Sinh trưởng của cây rừng và lâm phần là trọng tâm nghiên cứu của sản
lượng rừng và là vấn đề có tính chấy nền tảng để nghiên cứu các phương pháp
dự đoán sản lượng cũng như xác định hệ thống biện pháp tác động nhằm nâng
cao năng suất cây rừng.
Vào những năm cuối thế kỳ XX người ta đã sử dụng các phương pháp
thống kê toán học như phương sai, phân tích tương quan hồi quy Meyer
(1972) đã dung mô hình toán học thích hợp để nghiên cứu sinh trưởng và xây
dựng mô hình mật độ lâm phần.
Nghiên cứu sinh trưởng dựa trên những kiến thức về sinh thái rừng (sinh
thái quần xã). Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây rừng nói riêng và cả
quần xã rừng nói chung đều chịu tác động của điều kiện tự nhiên và ngược lại


nó cũng ảnh hưởng, gây biến đổi điều kiện tự nhiên trong quần xã rừng. Điều
kiện tự nhiên và quần xã rừng có quan hệ qua lại hưu cơ. Vì vậy nghiên cứu
sinh trưởng của cây rừng phải xen xét được sự thay đổi của địa hình, đất đai,
phương thức cây trồng, tiểu khí hậu….
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.3.1. Nghiên cứu cây Trám trên thế giới
Canarium là chi thực vật gồm 75 loài thuộc họ Burseraceae, có phân bố tự
nhiên ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới từ Châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á
đến Australia. Các loài trong chi Canarium phân bố từ phía nam Nigeria đế
phía đông Nadagasca, Martius, Ấn Độ, nam Trung Quốc, các nước Đông
Dương, Indonesia và Philippin. Chi này gồm những loài cây thân gỗ, có thể
cao đến 40 -50 m, lá kép lông chim mọc cách. Trám trắng (Canarium album

(Lour.) Raeusch còn tên Ô liu trung quốc (Chinese oliu), hoặc Ô liu trắng
trung quốc (Chinese white oliu), là loài cây có phân bố tự nhiên và được trồng
rộng rãi ở nam Trung Quốc, nhân hạt chứa hàm lượng dầu béo cao (52,8%)
và protein (29,5%). Theo Hầu Khoan Chiếu (1958) thì ở Trung Quốc có Trám
trắng và Trám đen. Trám trắng có tên khoa học là Canarium album Raeusch.
Trám đen có tên khoa học là C. pimela Koenig. Trám đã được người dân
trồng lấy quả từ rất lâu đời. Các tác giả Trung Quốc ở Hội thực vật chí (1976)
giới thiệu Trám đen cho trồng rừng. Theo các tác giả thì Trám đen cao 10 - 25
m, đường kính 20 - 120 cm, có phân bố chủ yếu ở các tỉnh Quảng Đông,
Quảng Tây, một phần của tỉnh Phúc Kiến và ở Đài Loan. Các nhà khoa học
Trung Quốc cũng đã có những nghiên cứu về phân bố, hình thái, đặc tính sinh
học, giá trị sử dụng, kỹ thuật trồng rừng và phòng trừ sâu bệnh (chủ yếu là
Sâu Anoplophora chinesis hại cây con). Họ đã tìm được cây nhiều quả có thể
đạt 200 kg quả, cá biệt có thể đạt 400 kg quả. Tuy vây, theo công bố mới nhất
thì ở Trung quốc có đến 7 loài trám, trong đó Trám trắng (Canarium album)


và Trám đen (C. pimela hoặc C. tramdenum) là những loài cây chủ yếu có giá
trị kinh tế. Trám trắng quả hình trứng, có phân bố và được trồng trên các sườn
núi và thung lũng, ở độ cao 100 - 1300 m, tại các tỉnh Phúc Kiến, Quảng
Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hải Nam, Tứ Xuyên, Đài Loan, Vân Nam và
Việt Nam. Trám đen quả hình trứng hẹp dài 3 - 4 cm, đường kính 1,7 11 - 2
cn, có phân bố ở độ cao 500 - 1300 m tại Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam,
Vân Nam và các nước khác như Việt Nam, Lào, Canpuchia (Flore of China,
2008). Trám trắng được nhiều nhà khoa học trên thế giới đặt vấn đề nghiên
cứu từ đầu thế kỷ 20. Các nhà khoa học người Pháp trong đó có Anfray
(1901), Pignet (1902) và Heim (1904) đã nghiên cứu khai thác và chế biến
nhựa Trám để phục vụ cho công nghệ chế biến xà phòng, dầu thơm, véc ni và
xi đánh dày (Tập san kinh tế Đông dương - 1994). Theo tài liệu này người ta
đã chưng cất được 18 - 20 kg dầu, 57 đến 60 kg côlôphan trong 100 kg nhựa

Trám. Các kết quả nghiên cứu này đã được ứng dụng để khai thác nhựa Trám
ở một số nước có trám phân bố tự nhiên. Nghiên cứu tính chất gỗ của các loài
cây nhiệt đới đã thấy các loài trám có tỷ trọng gỗ thay đổi trong khoảng 0,50 0,56 (Reyes al, 1992) Các nghiên cứu tiếp theo được tập trung vào việc khai
thác các nguồn lợi từ cây Trám trắng, cụ thể là Trisonthi người Pháp đã
nghiên cứu đặc điểm của một số loài cây có quả ăn được của rừng nhiệt đới
trong đó có loài Trám trắng, nghiên cứu giá trị kinh tế của quả và nhựa Trám
trắng của Griffith người Anh, nghiên cứu chế biến và bảo quản quả Trám của
Lin - Hetong người Trung Quốc, nghiên cứu thành phần dược phẩm trong quả
Trám trắng của Ito - M người Nhật Bản. Tuy nhiên cho đến nay vấn đề chọn
giống Trám trắng và Trám đen sai quả vẫn chưa được chú ý nhiều.
2.3.2 Nghiên cứu tại Việt Nam
Chi Canarium ở nước ta gồm 8 loài, trong đó 2 loài được trồng ăn quả là
Trám trắng và Trám đen, loài có thể ăn quả ít giá trị hơn là Trám ba cạnh hay


Trám hồng, bảy loài trong số đó đã được mô tả chi tiết về phân loại. Như vậy,
trong các loài trám hiện có ở nước ta và ở Trung Quốc thì Trám trắng và
Trám đen là hai loài cây ăn quả có giá trị kinh tế cao nhất và cũng là những
loài được trồng nhiều nhất đến nay.
Trám đen (Canarium tramdemum Dai & Yakovlev, hoặc C. nigrum (Lour)
Engler), hoặc Canarium pimaela Leenh). Trám đen là cây gỗ lớn, song kích
thước nhỏ hơn Trám trắng, cây có chiều cao 25 - 30 m, đường kính trên 90
cm, thân tròn thẳng, tán rộng và xanh quanh năm. Lá kép lông chim một lần
lẻ, lá chét hình thuôn trái xoan, dài 6 - 12 cm, rộng 3 - 6 cm. Cụm hoa chùm,
viên chùy. Hoa tạp tính hay đơn tính màu vàng nhạt. Quả hạch hình trứng, dài
3,5 - 4,5 cm, đường kính quả 2,0 - 2,5 cm (thực ra, mô tả về kích thước quả
của các tác giả Trung Quốc như phần trên là sát với thực tế hơn, vì Trám đen
có quả hình trứng hẹp, trong khi Trám trắng có quả hình trứng hơi bầu). Khi
chín quả Trám đen có màu đen sẫm (vì thế có tên là Trám đen), thịt quả mầu
hồng. Hạt hóa gỗ rất cứng, có 3 ô, mỗi ô có 1 nhân màu trắng. Trám đen có

phân bố tự nhiên từ Nam Trung Quốc đến Việt Nam. Ở Việt Nam cây mọc
trong rừng thứ sinh ở hầu hết các tỉnh miền Bắc và miền Trung: Phú Thọ, Bắc
Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng Bình....Tuy vậy, theo công
bố mới đây thì Trám đen có phân bố chủ yếu cũng ở một số tỉnh miền Bắc
Việt Nam như Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình (Vũ Văn Dũng et al, 2009). Trám đen trồng 5 - 6 năm bắt đầu ra hoa,
cây ra hoa vào tháng 4 - 5, thu hái quả tháng 9 - 11. Khi quả chín vỏ thường
có mầu tím đen. Số lượng quả Trám đen trong 1 kg là 200 - 300, số lượng hạt
là 350 - 400 hạt/kg. Trám đen là cây ưa sáng mọc nhanh, ưa đất thịt pha, tầng
đất dày, độ ẩm trung 14 bình, mọc nhiều ở những nơi độ dốc thấp, cá biệt có
thể sống trên cả đất sỏi và có thể trồng theo phương thức nông lâm kết hợp: 2
- 3 năm đầu có thể xen cây nông nghiệp như Lạc, Lúa, Đỗ, Sắn.... Đây là cây


đa tác dụng, quả sau khi ngâm (om qua nước nóng) ăn rất ngon. Quả tươi giã
lấy nước uống giải độc do ăn phải cá nóc hoặc cá thối, chữa hóc xương cá.
Quả khô tán bột, rắc chữa nứt nẻ da, lở miệng và trị sâu răng....Vì thế quả
Trám đen được tiêu thụ ở nhiều thị trường trong nước chủ yếu là ở dạng thực
phẩm ăn tươi. Nhu cầu thi tường về quả Trám đen rất lớn, trong khi lượng quả
bán ra chưa nhiều nên quả tươi Trám đen có giá cao hơn Trám trắng, khoảng
10.000 - 12.000 đ/kg quả tươi, trong khi giá quả tươi Trám trắng là 6.0008.000 đ/kg.
Tình hình nghiên cứu về Trám ghép và mô hình trồng Trám ghép
Có nhiều nghiên cứu liên quan đến kỹ thuật ghép Trám và trồng Trám
bằng cây ghép, các nghiên cứu này là cơ sở quan trọng cho các hoạt động sản
xuất thực tiễn, có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu của các tác giả sau:
Kết quả nghiên cứu trồng rừng trám trắng (Canarium album Raeusch)
làm nguyên liệu gỗ dán của Phạm Đình Tam (2004), đã xác định được cơ sở
khoa học để đề xuất các giải pháp lâm sinh phù hợp gây trồng và phát triển
cây trám trắng. Đề xuất biện pháp kỹ thuật để trồng rừng trám trắng phục vụ
mục tiêu cung cấp gỗ cho công nghiệp gỗ dán. Xây dựng cơ sở khoa học cho

việc xây dựng quy trình, quy phạm trồng rừng trám trắng.
Kết quả thí nghiệm ghép Trám của Phạm Đình Tam và cs, cho thấy
Phương pháp ghép nêm và ghép áp đều cho kết quả khả quan, tỷ lệ sống ở
thời vụ thuận lợi có thể đạt trên 70%, trong đó phương pháp ghép áp cho kết
quả tốt nhất; về thời vụ ghép chỉ nên ghép vào vụ xuân (tháng 3) và vụ thu
(tháng 10), ghép vào thời kỳ này tỷ lệ sống có thể đạt tới 65-70%.
Theo Phạm Đình Tam, khi xây dựng mô hình trồng rừng lấy gỗ trong 3
mô hình tại 3 địa điểm khác nhau thì Trám trắng ở Kỳ Sơn và Tân Lạc, Hoà
Bình tốt hơn ở Đại Lải- Vĩnh Phúc. Điều này một lần nữa khẳng định Trám
trắng không nên trồng ở nơi đất xấu, tầng đất mỏng, các chỉ tiêu hoá tính đất


ở mức dưới trung bình (Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 24-2001). Phương thức
trồng có cây cốt khí và keo phù trợ và trồng trong rạch đều cho thấy sinh
trưởng của Trám trắng khá tốt, trong đó công thức dùng cốt khí phù trợ vẫn
tốt nhất. Xây dựng mô hình trồng cây lấy quả: để tạo được rừng trám lấy quả
thì phương pháp trồng bằng cây ghép là phù hợp ở nơi đất tốt, điều kiện chăm
sóc đầy đủ cây trám ghép trồng sau 3 năm đã bắt đầu có quả.
Đỗ Duy Khôi đã nghiên cứu ghép cây Cây Trám ở vụ Đông và vụ Xuân
và đã thu được kết quả như sau: Cây Trám ghép vào vụ Xuân cho tỷ lệ sống
là 86,67% cao vụ Đông có tỷ lệ sống đạt 53,33% (Đỗ Duy Khôi, 2005).
Lâm trường Hữu Lũng I - Lạng Sơn đã đi tiến hành nghiên cứu ghép cây
Cây Trám ở các thời vụ khá nhau, kết quả bước đầu cho thấy đối với Cây
Trám thì ghép vào vụ Xuân sẽ cho tỷ lệ sống cao và sức sinh trưởng tốt hơn.
Trong thời gian này tỉnh Lạng Sơn đang phát triển dự án trồng cây Trám ghép
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bước đầu đã được người dân
chấp nhận. Ngoài ra các dự án trồng rừng của nước ngoài đang thực hiện tại
Việt Nam cũng chọn cây Trám làm đối tượng trồng chủ yếu, điển hình là dự
án trồng rừng của Đức hiện đang được thực hiện tại Thanh Hóa và Nghệ An
Ong Thế Quảng đã nghiên cứu ảnh hưởng cuả vị trí lấy cành ghép đến

sinh trưởng của cây Trám ghép đã rút ra kết luận: Cây Trám ghép bằng cành
ngọn có tỷ lệ sống đạt 84% cao hơn so với ghép cành sát ngọn chỉ đạt 80%
(Ong Thế Quảng, 2006)
Kết quả nghiên cứu của Trần Đức Mạnh (2004-2007) đã lựa chọn được
mười cây mẹ có năng suất quả vượt trội hơn cây trung bình từ 120%- 200% ở
các xuất xứ khác nhau như Hòa Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Thái Nguyên và
Bắc Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy trám đen là cây rừng có thể nhân
giống bằng phương pháp ghép. Tỷ lệ thành công đạt trung bình 50%, phương
pháp ghép áp bên thân và phương pháp ghép nêm là hai phương pháp đạt kết


quả cao nhất. Thời vụ ghép tốt nhất là vụ xuân (tháng 3,4) và vụ Thu (tháng
9,10). Kết quả nghiên cứu cho thấy phương thức trồng rừng bằng cây con
gieo từ hạt và trồng toàn diện có cây phù trợ giai đoạn đầu tỏ ra phù hợp với
sinh trưởng quần thể của cây trám đen đáp ứng mục tiêu trồng rừng lấy gỗ.
Trong giai đoạn rừng 1-4 tuổi trám đen cần có cây che phủ hỗ trợ cho cây
sinh trưởng và phát triển. Cây che phủ hỗ trợ phù hợp là cây Cốt khí và cây
Keo. Phương thức trồng rừng dùng cây phù trợ cần có biện pháp kỹ thuật tác
động như tỉa cành hoặc tỉa thưa keo từ năm thứ 3 trở đi, điều chỉnh độ tàn che
của cây phù trợ đối với cây tràm. Còn đối với phương thức trồng rừng bằng
cây ghép và trồng theo phương thức nông lâm kết hợp thì sẽ đáp ứng được
mục tiêu trồng rừng lấy quả. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã thực xây dựng
được 8,5ha mô hình rừng trồng trám đen phục vụ mục tiêu lấy gỗ và lấy quả.
Các mô hình sau khi trồng năm đầu tiên đều đạt trên 90%, sau đó 3 năm tỷ lệ
tồn tại trong các mô hình thí nghiệm còn tương đối cao 82% và 86% ở Nghệ
An và 90% ở Hòa Bình. Điều này cho thấy môi trường ở đây phù hợp cho cây
trám ghép phát triển. Đường kính và chiều cao của 2 mô hình ở Tân Lạc Hòa Bình và Yên Thành-Nghệ An sinh trưởng tương đối đồng đều. Công 17
trình nghiên cứu còn đưa ra hướng dẫn kỹ thuật ghép cây trám đen với 2 kỹ
thuật ghép là ghép áp và ghép nêm. Sau khi ghép thành công, cây ghép được
nuôi trong vườn từ 6-9 tháng sau đó đem trồng. Đoạn cành ghép ≥ 25cm, đã

có nhiều lá, khi lá ở dạng bánh tẻ mới đem đi trồng.
Ngoài ra, cũng đã có nhiều các nghiên cứu tiến hành trồng thử nghiệm
cây Trám ghép lấy quả như: Dự án khoa học công nghệ “ Trồng thử cây Trám
ghép lấy quả ở vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Thanh Hoá” (Phạm Đình
Tam, Trần Đức Mạnh, Phạm Đình Sâm - TT ứng dụng KHKT lâm nghiệp).
Dự án do chính phủ Hà Lan tài trợ và được thực hiện trong thời gian 5 năm
(2002 - 2007) tại 5 tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Bình,


Quảng Trị. Dự án đã chọn đối tượng là cây Trám ghép và cây Ba kích làm cây
trồng xóa đói giảm nghèo cho người dân. Sau hơn hai năm triển khai dự án đã
thu được những kết quả ban đầu.
Trong những năm gần đây một số huyện của tỉnh Thái Nguyên như: Võ
Nhai, Phú Lương, Đại Từ...đã và đang tiến hành trồng cây Trám ghép. Hiện
cây đang sinh trưởng tốt và một số hộ, cây bắt đầu cho thu hoạch quả với
năng suất cao hơn Trám trồng hạt, bước đầu đáp ứng được yêu cầu trồng
rừng. Huyện Lục Nam đã trồng được trên 20 ha Trám ghép tại hai xã Trường
Sơn và Lục Sơn và đang được trồng mở rộng trên diện tích rừng kinh tế, dần
thay thế những cây trồng kém hiệu quả (Bản tin, nông thôn đổi mới).
Ngoài ra, các nghiên cứu của Lương Thị Anh (2008) (2010) đã có các
nghiên cứu khá chi tiết phương pháp ghép và xây dựng quy trình ghép Trám
trắng tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hoàn (2005) (2006) (2007), đã có một
số nghiên cứu về thời vụ ghép Trám trắng, vị trí lấy cành ghép và thử nghiệm
xây dựng mô hình Trồng Trám phân tán theo quy mô hộ gia đình.
Tại Hà Châu, huyện Phú Bình (2005-2010)[21] đã có các đánh giá tiềm
năng và năng suất cây Trám đen phục vụ đề án xây dựng phát triển cây Trám
đen đạt hiệu quả kinh tế cao tại xã Hà Châu; đề án đã sử dụng phương pháp
điều tra thực tế về diện tích, phân bố cây Trám đen và kinh nghiệm bản địa
trong cách nhân giống, phân biệt cây cái và kỹ thuật sơ chế, bảo quản. Nội

dung nghiên cứu tập trung theo hướng nhân giống Trám bằng 2 cách gieo hạt
và ghép và thử nghiệm sơ chế một số sản phẩm hàng hóa từ Trám, tuy nhiên
nghiên cứu giai đoạn đó không thành công.
Qua đó ta thấy: Trước đây và hiện nay việc nghiên cứu và áp dụng các
phương pháp ghép đã được áp dụng từ lâu nhưng chủ yếu là đối với đối tượng
cây ăn quả, cây công nghiệp, đối tượng cây lâm nghiệp cũng đã và đang được


áp dụng nhưng chưa nhiều. Đối với cây lâm nghiệp thì phương pháp nhân
giống bằng hom, bằng hạt... đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau, song
nghiên cứu về Trám còn hạn chế, các nghiên cứu đã tập chung nhiều hơn vào
đối tượng cây Trám trắng, cây Trám đen nói chung và Trám đen tại xã Hà
Châu, huyện Phú Bình nói riêng các nghiên cứu còn ít ỏi và tản mạn, do vậy
chưa phát huy được thế mạnh của loài cây này tại khu vực nghiên cứu, vì vậy
đề tài được đề xuất thực hiện.
2.4. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, nhân lực
2.4.1. Đặc điểm tự nhiên:
- Vị trí địa lý:
Xã Hà Châu là 1 trong 21 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn huyện Phú
Bình, là một xã nhỏ nằm sát con sông Cầu thuộc vùng tung du Bắc bộ ở phía
tây nam của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Phía đông giáp Đông Tân huyện Hiệp Hòa của tỉnh Bắc Giang.
- Phía tây, phía nam giáp xã Tiền Phong huyện Phổ Yên.
- Phía bắc giáp xã Nga My huyện Phú Bình.
Xã Hà Châu có 15 xóm, nằm dọc theo đê Hà Châu cách trung tâm huyện
Phú Bình 10km, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 25km tương đối
thuận lợi giao lưu văn hóa và trao đổi hang hóa với các vùng khác.
2.4.2. Diện tích tự nhiên
Xã có 1.398 hộ và 6.090 nhân khẩu, trong đó 90% sống bằng nghề sản
xuất nông nghiệp; diện tích mặt bằng là 529,05 ha, đất nông nghiệp chiếm

khoảng 386,54 ha. Nhân dân chủ yêu bằng nghề nông là xã đất chật người
đông, năng suất cây trồng chưa cao, bình quân thu nhập đầu người còn thấp.
Đời sống của nhân dân còn gă[j nhiều khó khan, cơ sở hạ tầng còn chưa đầu
tư xây dựng.
2.4.3. Đặc điểm địa hình khí hậu


Xã Hà Châu thuộc nhóm cảnh quan sinh thái, địa hình đồng bằng trung du
ven sông Cầu xen lẫn một vài gò đồi thấp, đặc trưng cho địa hình xã trung du
của huyện Phú Bình, cảnh quan sơn thủy hữu tình, có nhiều gò đồi thấp, dạng
bát úp với gò đồi cao trung bình khoảng 20-30m phân bố ở phía bắc, tây và
phía nam của xã.
Nhìn chung khí hậu của khu vực xã có số giờ nắng khá cao, bức xạ dồi
dào, lượng mưa khá lớn phù hợp với nhiều loại cây trồng, có thể bố trí từ 2
đén 3 vụ cây trồng ngắn ngày trong năm để tăng hệ số sử dụng đất. Tuy nhiên
lượng mưa lớn tập trung theo mùa, cùng với các địa hình gò đồi hẹp và dốc
làm cho đất đai dễ bị rửa trôi sói mòn.
2.5. Tài nguyên
2.5.1. Đất đai
Đất nông nghiệp 386,5 ha trong đó đất 2 lúa 235 ha, đất phi nông nghiệp
132 ha trong đó: đất ở 30,76 ha; đất chuyên dùng 48,6ha; đất tôn giáo 1,44 ha;
đất nghĩa trang nghĩa địa 4,95 ha; đất sông suối 36,3 ha, đất chưa sử dụng
10,84 ha.
Phân các vùng sản xuất đặc trưng: Vùng trồng lúa
Vùng 1: thuộc địa phận xóm Chảy
Vùng 2: thuộc địa phận xóm Sau
Vùng 3: thuộc địa phận xóm Chùa
Vùng 4: thuộc địa phận xóm Núi
Vùng 5,6,7: thuộc địa phận các xóm Mới, Trầm Hương.
Vùng 8: Thuộc địa phận xóm Trầm Hương.

Vùng 9: Thuộc xóm Đắc Trung, Thùa Gia.
Vùng 10: Thuộc đơn vị xóm Đồng.
Vùng 11: Thuộc đơn vị xóm Củ.
2.5.2. Mặt nước


Với nguồn nước hệ thống thủy lợi, các hồ, ao trữ lượng khá lớn, chất
lương tốt là nguồn cung cấp chính cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên do sự
chênh lệch độ cao ảnh hưởng của địa hình nên thủy lợ vẫn là công tác đảm
bảo cho việc tưới tiêu ruộng đồng. Ngoài ra còn có nước ngầm, được hình
thành qua quá trình kiến tạo phân bố chủ yếu dọc theo các thung lung ven
sông, ở độ sâu trung bình từ 3 đến 6 mét, một số khu vực từ 7 đến 12 mét,
phân bố không đồng đều. Chất lượng nước chủ yếu là nước nhạt, không độc
hại, lưu lượng khá lớn cung cấp nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân.
2.5.3. Khoáng sản
Khoáng sản tuy chưa được khảo sát đánh giá cụ thể trên địa bàn, hiện có
các loại phiến sét, đất giàu sét có đọ kết von lớn (trên 30%) có trữ lượng khá
lớn có thể phục vụ khai thác làm vật liệu xây dựng hoặc vật liệu san nền, tuy
nhiên cần chống sạt lở đất khi mưa lũ.
2.5.4. Đánh giá lợi thế phát triển dựa trên tiềm năng, thế mạnh về tài
nguyên của xã
Xã Hà Châu là xã có địa hình, khí hậu và đất đai có thể phù hợp với việc
thành lập các các trang trại vườn đồi, nông lâm ngư nghiệp kết hợp. Thế mạnh
của xã Hà Châu chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, là then chốt để xây dựng
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã trong giai đoạn 2012 - 2015 và
những năm tiếp theo phù hợp với lợi thế của địa phương.
Song song với nền kinh tế nông nghiệp, kinh doanh, dịch vụ, tiểu thủ
công nghiệp là lợi thế rất lớn mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho địa
phương.
Xét về đất đai, xã Hà Châu còn nhiều tiềm năng để phát triển nông lâm

nghiệp kể cả việc thâm canh tang vụ, chuyển đổi cây trồng và khai hoang mở
rộng diện tích, trước tiên phải nói đến quy mô diện tích.


Về thâm canh tang vụ: trong số 322,54ha đất tròng câ hang năm thì diện
tích đất trồng lúa có 238,22ha (đất vụ lúa và 1 vụ mầu) và 84,32ha đất trồng
cay hàng năm khác còn khả năng thâm canh tăng vụ cao. Trong thời gian tới
số diện tích đất này còn giảm mạnh sang đấ phi nông nghiệp để xây dựng các
công trình hạ tang kỹ thuật phục vụ dân sinh.
Về khai hoang mở rộng diện tích: hiện tại Hà Châu còn 10,84ha đất chưa
sử dụng cần có kế hoạch đưa vào sử dụng trong thời gian tới.
2.6. Nhân lực
Toàn xã có 3.048 lao động, trong đó lao động nông nghiệp 2.100
người, chiếm 68,9% .Dịch vụ- thương mại 448 người, chiếm 14,7%, tiểu thủ
công nghiệp và ngành nghề khác 500 người, chiếm 16,40%.
Nguồn lao động của xã Hà Châu chủ yếu là lao động ngành nông
nghiệp. Đây là nguồn nhân lực chủ chốt, quyết đinh lớn đến việc thực hiện
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới. Là một số ngành nghề
chưa phát triển việc làm chính là trồng trọt và chăn nuôi, năng suất lao động
thấp, tiềm năng lao động lớn song việc khao thác, sử dụng lao động còn hạn
chế, nhất là sau khi thu hoạch mùa màng xong, việc giải quyết lao động trong
lúc nông nhàn là vẫn đề rất cần thiết hiện nay.
2.7. Kinh tế - xã hội
2.7.1. Giao thông
- Tổng số km đường giao thong trong xã là: 35,297 km.
- Số km đường trục của xã, đường trục thôn, xóm, đường ngõ xóm và
đường trục chính nội đồng là: 30,597 km.
- Xã Hà Châu có 1 cầu treo và 150 cống ngầm.
- Số km đường đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT cho từng loại
đường theo nội dung sau đây:



×