Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

đánh giá chất lượng môi trường nước mặt huyện lương tài tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.68 MB, 116 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
===

===

PHẠM HỮU TẤN

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
===

===

PHẠM HỮU TẤN

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT
HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH

CHUYÊN NGÀNH


: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

MÃ SỐ

: 60.44.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. HOÀNG THÁI ĐẠI

HÀ NỘI, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Phạm Hữu Tấn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo Khoa Môi trường,
Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản

và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học cao học trong suốt hai
năm qua.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Hoàng Thái Đại
đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn thành
đề tài nghiên cứu này.
Tôi cũng xin cảm ơn Trung tâm Tư vấn và Công nghệ Môi Trường, Tổng
Cục Môi Trường, UBND huyện Lương Tài, Phòng Tài nguyên & Môi trường,
Công ty Cổ phần Môi trường Lương Tài đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
tiếp cận và thu thập những thông tin, lấy mẫu phân tích cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã
động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài này.

Hà Nội, ngày tháng năm 201...
Học viên

Phạm Hữu Tấn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ....................................................................................................... iii
Mục lục.............................................................................................................. iv
Danh mục bảng ................................................................................................vii
Danh mục hình .............................................................................................. viii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................... x

MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................. 3
1.1 Các khái niệm về ô nhiễm môi trường nước ................................................ 3
1.1.1 Vai trò và ý nghĩa của nước đối với con người ................................. 3
1.1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường nước ................................................ 4
1.1.3 Nguồn gốc ô nhiễm nước.................................................................. 4
1.2 Hiện trạng môi trường nước mặt trên thế giới và ở Việt Nam...................... 7
1.2.1 Hiện trạng môi trường nước mặt trên thế giới ................................... 7
1.2.2 Hiện trạng môi trường nước mặt ở Việt Nam.................................... 8
1.2.3 Chất lượng nước mặt Việt Nam ...................................................... 10
1.2.4 Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt ................................................... 12
1.2.5 Tổng quan tài nguyên nước mặt tỉnh Bắc Ninh ............................... 16
1.3 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng nước ........................................... 18
1.4 Một số giải pháp quản lý chất lượng môi trường nước mặt ........................ 21
1.4.1 Các nguyên tắc trong quản lý môi trường nước mặt ........................ 21
1.4.2 Các phương pháp quản lý ............................................................... 22
1.4.3 Các công cụ quản lý môi trướng nước mặt...................................... 24
1.4.4 Các giải pháp quản lý môi trường nước mặt ................................... 24
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 28
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 28
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 28
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 28
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


2.2 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 28
2.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 28
2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ............................................. 28

2.3.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ......................................... 28
2.3.3 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản ................................................. 29
2.3.4 Phương pháp phân tích các thông số ô nhiễm ................................. 34
2.3.5 Phương pháp đánh giá chất lượng nước dựa vào quy chuẩn Việt
Nam (QCVN 08: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng nước mặt) ............................................................... 35
2.3.6 Phương pháp đánh giá chất lượng nước dựa vào chỉ số chất
lượng nước (WQI) ........................................................................ 35
2.3.7 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu ............................................... 38
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 39
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Lương Tài ........................... 39
3.1.1 Điều kiện tự nhiên của Lương Tài .................................................. 39
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Lương Tài ............................. 43
3.1.3 Tác động của kinh tế- xã hội đến nước mặt ..................................... 47
3.2 Hiện trạng quản lý, khai thác, sử dụng và xả thải vào nguồn nước ............ 51
3.2.1 Hiện trạng công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn huyện
Lương Tài .................................................................................... 51
3.2.2 Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước ............................... 53
3.2.3 Tình hình xả thải vào nguồn nước .................................................. 55
3.3 Chất lượng nước mặt huyện Lương Tài trong giai đoạn từ T11/2014
đến T7/2015. ......................................................................................... 56
3.3.1 Nhận xét và đánh giá kết quả môi trường nước mặt ........................ 57
3.3.2 Đánh giá chung về kết quả quan trắc các điểm quan trắc nước
mặt tại huyện Lương Tài năm 2014-2015 ..................................... 77
3.3.3 Đánh giá chung về kết quả chất lượng nước mặt tại huyện
Lương Tài năm 2014-2015. .......................................................... 77

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v



3.4 Đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước nhằm giảm thiểu ô
nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường nước mặt tại khu vực
nghiên cứu. ........................................................................................... 79
3.4.1 Giải pháp giảm thiểu nguồn thải tại nguồn...................................... 80
3.4.2 Giải pháp về quản lý và xử lí nước thải .......................................... 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 87
Kết luận ............................................................................................................. 87
Kiến nghị........................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 90
DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................. 92

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC BẢNG

Số bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1 Nồng độ một số chất ô nhiễm trong một số con sông nội thành
ở Việt Nam ..................................................................................................................... 11
Bảng 1.2 Ước tính lưu lượng và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước
thải sinh hoạt đô thị qua các năm .................................................................... 16

Bảng 2.1 Vị trí các điểm lấy mẫu ...................................................................................................... 30
Bảng 2.2 Danh mục các tiêu chuẩn phân tích từng chỉ tiêu .............................................. 34
Bảng 2.3 So sánh giá trị WQI............................................................................................................... 37
Bảng 3.1 Phân bố dân số toàn địa bàn huyện Lương Tài ................................................... 43
Bảng 3.2 Diện tích các loại cây trồng huyện Lương Tài qua các năm ...................... 44
Bảng 3.3 Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện qua các năm ...................... 45
Bảng 3.4 Diện tích nuôi trồng thủy sản biến động qua các năm ................................... 45

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC HÌNH

Số hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1 Bản đồ ranh giới các LVS nước ta ................................................................................ 9
Hình 1.2 Tỷ lệ phân bố tài nguyên nước theo các LVS ...................................................... 10
Hình 1.3 Cơ cấu tổng lượng nước từ nước thải theo loại hình xả thải
của LVS Cầu và Nhuệ - Đáy .............................................................................. 13
Hình 1.4 Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ các
KCN thuộc các vùng KTTĐ năm 2010 ....................................................... 14
Hình 1.5 Tỉ lệ sử dụng nước của một số ngành........................................................................ 15
Hình 2.1 Bản đồ vị trí lấy mẫu nước mặt huyện Lương Tài ............................................ 33
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Lương Tài ........................................................................ 41

Hình 3.2 Giá trị DO quan trắc được trong nước mặt tại huyện Lương Tài
qua 3 đợt, năm 2014-2015 ................................................................................... 58
Hình 3.3 Giá trị COD quan trắc được trong nước mặt tại huyện Lương Tài
qua 3 đợt, năm 2014-2015 ................................................................................... 60
Hình 3.4 Giá trị BOD5 quan trắc được trong nước mặt tại huyện Lương
Tài qua 3 đợt, năm 2014-2015 .......................................................................... 62
Hình 3.5 Giá trị Cl- quan trắc được trong nước mặt tại huyện Lương Tài
qua 3 đợt, năm 2014-2015 ................................................................................... 64
Hình 3.6 Giá trị TSS quan trắc được trong nước mặt tại huyện Lương Tài
qua 3 đợt, năm 2014-2015 ................................................................................... 66
Hình 3.7 Giá trị N-NH4+ quan trắc được trong nước mặt tại huyện Lương
Tài qua 3 đợt, năm 2014-2015 .......................................................................... 68
Hình 3.8 Giá trị P-PO43- quan trắc được trong nước mặt tại huyện Lương
Tài qua 3 đợt, năm 2014-2015 .......................................................................... 70
Hình 3.9 Giá trị Coliform quan trắc được trong nước mặt tại huyện Lương
Tài qua 3 đợt, năm 2014-2015 .......................................................................... 72
Hình 3.10 Giá trị Fe quan trắc được trong nước mặt tại huyện Lương Tài
qua 3 đợt, năm 2014-2015 ................................................................................... 74

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


Hình 3.11 Giá trị Pb quan trắc được trong nước mặt tại huyện Lương Tài
qua 3 đợt, năm 2014-2015 ................................................................................... 76
Hình 3.14 Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp...................................................................... 83
Hình 3.15 Hệ thống xử lý nước thải khu dân cư ........................................................................ 84

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page ix


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD5

:

Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

:

Bộ Tài Nguyên và Môi trường

BVMT
BVTV

:
:

Bảo vệ môi trường
Bảo vệ thực vật

ClCN - TTCN

:
:


Clorua
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

COD
DO

:
:

Nhu cầu oxy hóa học
Oxy hòa tan

Fe
KCN

:
:

Sắt
Khu công nghiệp

KDC

:

Khu dân cư

KPH
LVS


:
:

Không phát hiện
Lưu vực sông

N-NH4+
N-NO3-

:
:

Amoni
Nitrat

NQ
Pb

:
:

Nghị quyết
Chì

P-PO43QCCP

:
:


Phosphat
Quy chuẩn cho phép

QCVN

:

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam

TCVN
TNMT

:
:

Tiêu chuẩn Việt Nam
Tài nguyên môi trường

TSS
UBND

:
:

Tổng chất rắn lơ lửng
Ủy ban nhân dân

WQI
XLNT


:
:

Chỉ số chất lượng môi trường nước
Xử lý nước thải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page x


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Với dân số gần 88 triệu người, Việt Nam có tổng lượng nước bình quân
theo đầu người đạt khoảng 9.560 m3/ người, thấp hơn chuẩn 10.000 m3 / người/
năm của quốc gia có tài nguyên nước ở mức trung bình theo quan điểm của Hiệp
hội Nước quốc tế ( IWRA). Tinh theo lượng nước nội sinh thì Việt Nam hiện mới
đạt khoảng 4.000 m3/ người/ năm, và đến năm 2025 có thể bị giảm xuống còn
3.100 m3. Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối mặt với nguy cơ khan hiếm nước, có
khả năng xảy ra khủng hoảng nước, đe dọa đến sự phát triển ổn định về kinh tế
xã hội và an ninh lương thực.
Theo con số thống kê của Dự án Đánh giá ngành nước năm 2008, tính
trung bình trên phạm vi toàn quốc, trên 80% lượng nước mặt được sử dụng cho
nông nghiệp, 11% được sử dụng cho thủy sản, 5% được sử dụng cho công nghiệp
và 3% cho cấp nước đô thị. Lượng nước cho công nghiệp chiếm 14% tổng lượng
nước sử dụng ở LVS Đồng Nai và 11% ở LVS Đông Nam Bộ (gồm Bà RịaVũng Tàu). Lượng nước sử dụng cho thủy sản chiếm 16% ở LVS Mê Công và
26% ở LVS Đông Nam Bộ
Ô nhiễm nguồn nước xuất phát từu nhiều nguyên nhân khác nhau. Do tiếp
nhận nhiều loại nguồn thải, môi trường nước mặt đang ở tình trạng ô nhiễm tại
nhiều nơi. Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,

nhiều ngành công nghiệp được mở rộng quy mô sản xuất cũng như phạm vi phân
bố. Cùng với đó là sự gia tăng lượng nước thải lớn, nhưng mức đầu tư cho hệ
thống xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu. Các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu từ
nước thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp, nước thải y tế và nước thải sinh
hoạt gây nên chất lượng nước mặt, nước ngầm bị giảm sút. Các thông số TSS,
COD, BOD5, NH4+, NO3-, NO2-, Fe, Mn, Coliforms đều vượt quá QCVN 08:
2008/BTNMT. Chất lượng nước sông Cấu, môi trường nước mặt của LVS Nhuệ
- Đáy thời gian qua đã bị suy giảm, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, chất
lượng nước của nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm đến mức báo động, vào mùa khô,
giá trị các thông số BOD5, COD, TSS… tại các điểm đo đều vượt QCVN 08:
2008/ BTNMT loại A1 nhiều lần, nhất là các đoạn sông chảy qua các khu đô thị,
KCN, làng nghề, thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


Đoạn sông Cầu chảy qua Bắc Ninh, Bắc Giang, phần lớn các điểm quan trắc đều
có cấc giá trị thông số vượt QCVN 08: 2008/ BTNMT loại A1, thậm chí vượt
hoặc xấp xỉ QCVN 08: 2008/BTNMT loại B1. Nước ô nhiễm gây ra các ảnh
hưởng đối với sức khỏe con người, gây thiệt hại kinh tế, thủy sản và nông
nghiệp, gây tổn thương môi trường nước, làm suy giảm nguồn cung cấp nguồn
nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và phát sinh các vấn đề xã hội. Vì vậy, việc
giám sát, đánh giá và đề xuất các biện pháp làm giảm thiểu các tác động do
nguồn nước bị ô nhiễm ngày càng cấp bách.
Huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh có một vị trí hết sức quan trọng trong
phát triển kinh tế của tỉnh, hơn nữa là nơi hội tụ của các sông lớn như sông Thái
Bình, sông Hồng, sông Đuống, với các nhánh sông hiện có dấu hiệu ô nhiễm từ
các nguồn thải như từ các nhà máy, xí nghiệp, từ sinh hoạt và từ phát triển sản

xuất nông nghiệp như sông Đồng Khởi, sông Bội, sông Mậu Duyệt… Vấn đề bảo
vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên nay đang là mối quan tâm lớn của tỉnh
Bắc Ninh. Câu hỏi đặt ra “ Làm thế nào để kết hợp việc khai thác tài nguyên
thiên nhiên với việc cải tạo, phục hồi các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi
trường nhằm phục vụ cho việc phát triển lâu dài của con người là vấn đề bức xúc
đang đặt ra cho các nhà quản lý cũng như các nhà khoa học để giải quyết?”.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện luận văn với đề tài:
"Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh"
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước và bảo vệ môi
trường, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh
Bắc Ninh.
Yêu cầu của đề tài
- Chỉ rõ được các tác động tới chất lượng môi trường nước mặt trên địa
bàn huyện Lương Tài.
- Chỉ rõ được hiện trạng và nhu cầu khai thác, sử dụng và bảo vệ nước mặt
trên địa bàn huyện Lương Tài.
- Đề xuất được một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng
nước mặt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm về ô nhiễm môi trường nước
1.1.1. Vai trò và ý nghĩa của nước đối với con người

Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự
sống trên Trái Đất. Ở đâu có nước ở đó có sự sống. Nước là thành phần cấu tạo
nên sinh quyển. Với vai trò đặc biệt quan trọng như vậy, nước được xem 8 như
huyết mạch là nhu cầu cơ bản của sự sống trên Trái đất. Người ta có thể nhịn ăn
được nhiều ngày, nhưng không thể nhịn uống được 1 ngày. Có thể nói sự sống
của con người và mọi sinh vật trên Trái đất đều phụ thuộc vào nước . Nước có ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với sự sống và sự phát triển của con người: Nước tái
sinh chất hữu cơ, trong quá trình trao đổi chất nước có vai trò trung tâm. Những
phản ứng lý, hóa học diễn ra với sự tham gia bắt buộc của nước. Nước là dung
môi của nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho nhiều muối đi vào cơ thể.
Nước đưa vào cơ thể những chất hòa tan như natriclorua, phosphat, những
nguyên tố vi lượng cần thiết như iốt (I), sắt (Fe), đồng (Cu), kẽm (Zn), mangan
(Mn),... một vài khí độc như CO, CH4 .
Nước đóng vai trò cực kì quan trọng trong sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp và sinh hoạt. Đối với cây trồng, nước là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn
có vai trò điều tiết các chế độ ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ
thoáng khí trong đất.
Nước chiếm 74% trọng lượng trẻ sơ sinh, 55 - 60% cơ thể nam trưởng
thành, 50% cơ thể nữ trưởng thành. Nước cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì
cơ thể bởi nó liên quan đến nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng. Muốn tiêu hóa,
hấp thu sử dụng tốt lương thực, thực phẩm... đều cần có nước . Nước là tài
nguyên, vật liệu quan trọng của con người và sinh vật trên Trái đất. Con người
mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động công
nghiệp và 2000 lít nước cho hoạt động nông nghiệp… Ngoài chức năng tham gia
vào chu trình sống trên, nước còn là chất mang năng lượng, chất mang vật liệu và
tác nhân điều hòa khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự
nhiên. (Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, 2005)
Ngày nay, với sự phát triển công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số đã
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 3


làm cho nguồn nước tự nhiên bị hao kiệt và ô nhiễm trầm trọng. Bên cạnh những
lợi ích mà nước mang lại thì nước còn là môi trường trung gian giúp cho việc lan
truyền các dịch bệnh như thương hàn, lị, tả, bại liệt, viêm gan, các ký sinh trùng
gây bệnh như giun, sán.
Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ nước. Tất cả sự sống trên Trái đất
đều phụ thuộc vào nước và vòng tuần hoàn nước. Do đó, cần phải có biện pháp
quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý để tránh làm cho
nguồn nước bị ô nhiễm. Phải xem nước, bảo vệ nước và cung cấp nước là một
chiến lược quốc gia. Bảo vệ nước chính là bảo vệ sự sống của con người
1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, có hại cho
hoạt động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một
hay nhiều hóa chất lạ vượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật. Hiến chương
Châu Âu về nước, định nghĩa về ô nhiễm nước: “Là sự biến đổi nói chung do con
người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con
người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, đối với hoạt
động vật nuôi và các loài hoang dại”. (Lưu Đức Hải, 2001)
1.1.3. Nguồn gốc ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo. Nguồn gốc tự nhiên
của ô nhiễm nước là do mưa, tuyết tan, gió, bão lụt. Các tác nhân trên đưa
vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại, kể cả
xác chết của chúng. Nguồn gốc nhân tạo là sự thải chất độc hại như các chất
thải sinh hoạt, công nghiệp,nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
(Lưu Đức Hải, 2001)
Phát triển công nghiệp và đô thị hóa đang được coi là một trong những
nguyên nhân chủ yếu và là thủ phạm gây suy giảm chất lượng môi trường nước
mặt. Hầu hết những dòng sông lớn trên toàn quốc đều bị ô nhiễm ở những mức

độ khác nhau và ngày càng trở nên trầm trọng, tăng nguy cơ các dòng sông chết.
Chất lượng nước sông phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm các điều kiện tự
nhiên như địa chất, sinh thái, chế độ khí hậu thủy văn và các tác động của con
người trong lưu vực sông. Các hoạt động như sử dụng quá nhiều phân bón, đốt
nhiên liệu và đô thị hóa đã làm tăng hàm lượng các chất ô nhiễm trong các dòng
sông (nitơ (N), photpho (P) và các kim loại nặng).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


a. Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên
Ô nhiễm môi trường nước gây ra bởi các hiện tượng tự nhiên như mưa, lũ,
lụt, gió, núi lửa… Trong mỗi cơn mưa, nước mưa rơi xuống bề mặt đất, mái nhà,
mặt đường,…kéo theo các chất bẩn làm cho hoạt động sống của động vật,
thực vật, vi sinh vật và xác chết của chúng xuống cống rãnh, sông suối, thủy
vực,… Do đó, làm gia tăng hàm lượng các chất bẩn trong nước. Mặt khác,
trong mỗi trận lũ, nước lũ sẽ chảy tràn qua các đô thị, khu dân cư, khu sản
xuất,… và nước sẽ làm hòa tan hoặc cuốn trôi một lượng lớn chất thải sinh
hoạt, chất thải sản xuất, phân bón và các tạp chất khác xuống thủy vực. Có
thể thấy ô nhiễm nước có nguồn gốc từ tự nhiên có diễn biến phức tạp và
khó kiểm soát, có thể tác động trên phạm vi lớn với mức độ nghiêm trọng. Vì
vậy, cần có các biện pháp quản lý và dự báo phù hợp để hạn chế các tác động
do tự nhiên gây ra. (Đặng Kim Chi, 2006)
b. Sự ô nhiễm nước từ các hoạt động của con người
Trong sinh hoạt, sản xuất con người thải ra một lượng lớn chất thải bao
gồm chất thải rắn, khí thải, nước thải từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải. Trong các hoạt động của con người, thì
hoạt động công nghiệp là một trong những hoạt động gây tác động đến môi

trường nước tương đối lớn. (Lê Văn Khoa, 2000)
Tùy vào các loại hình công nghiệp khác nhau mà thành phần, tính chất và
nồng độ của nước thải công nghiệp cũng khác nhau. Tuy nhiên, nước thải công
nghiệp thường chứa một lượng lớn các chất hòa tan và có tính chất nguy hiểm.
Vì vậy, nếu không có các biện pháp xử lý hiệu quả thì sẽ gây ô nhiễm môi trường
nước nghiêm trọng. (Lê Văn Khoa, 2000)
Ví dụ như hiện tượng “dòng sông chết” trên lưu vực sông Thị Vải là
một minh chứng điển hình. Công ty Vedan mỗi ngày xả thẳng ra sông Thị Vải
5000 m3 nước/ngày đêm mà không qua xử lý đã làm cho tính chất lý hóa của
môi trường nước bị thay đổi và kết quả là nước sông bị ô nhiễm trầm trọng,
thủy sinh vật không sống được, đồng thời còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và
hoạt động sản xuất của con người.
Mặt khác, hoạt động sinh hoạt của con người cũng là một trong những
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Theo đánh giá chung thì mỗi người
cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2000

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


lít nước cho hoạt động nông nghiệp… và cũng tương đương với lượng nước đó
sẽ thải ra môi trường, do đó gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước.
Nước thải sinh hoạt thường chứa một lượng lớn các chất khó bị phân hủy sinh
học như dầu, mỡ, các chất tẩy rửa tổng hợp và các chất hữu cơ như thức ăn
thừa,…vì vậy dễ gây ra mùi và làm biến đổi màu sắc của các nguồn nước. (Lê
Văn Khoa, 2000)
Các chất thải rắn hữu cơ cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ô nhiễm
nước. Chúng phân hủy trong môi trường và tạo nên nước rỉ rác làm ô nhiễm môi
trường nước mặt, nước ngầm ở các khu vực bải rác và các khu vực chứa rác.

(Nguyễn Xuân Cự và Nguyễn Thị Phương Loan, 2010)
Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước có nguồn gốc
từ con người tiếp theo đó là các hoạt động giao thông vận tải. Việc sử dụng
môi trường làm địa bàn vận chuyển đi lại của các phương tiện giao thông đã
gây tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường nước. Trong quá trình hoạt
động, các phương tiện giao thông đã xả ra môi trường nước một lượng lớn
các chất thải, các chất khó bị phân hủy như xăng, dầu, mỡ,… Ngoài ra, còn
phải kể 20 đến các vụ tai nạn của các tàu chở dầu, hóa chất,… đã gây ảnh
hưởng đến chất lượng môi trường nước trên phạm vi rộng lớn. (Nguyễn
Xuân Cự và Nguyễn Thị Phương Loan, 2010)
Hoạt động nông nghiệp cũng tác động đáng kể đến môi trường nước.
Trong quá trình canh tác con người đã sử dụng một lượng lớn các hóa chất
bảo vệ thực vật, các loại phân bón vô cơ, hữu cơ, cây trồng không hấp thụ
hết hoặc chưa kịp hấp thụ hết. Lượng hóa chất này thấm vào đất và tiếp xúc
với nguồn nước thì bị nước hòa tan, cuốn trôi và sẽ gây ảnh hưởng đến chất
lượng nguồn nước. Một hiện tượng thường thấy trong thời gian gần đây là
hiện tượng “nước nở hoa” ở các thủy vực có tiếp nhận nguồn nước thải từ
hoạt động nông nghiệp. Đây được xem là hiện tượng phú dưỡng nguồn nước
do trong nước có chứa một hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng như Nitơ,
Photpho, Cacbon. Đây là các thành phần có trong phân bón mà cây trồng
không hấp thụ được từ hoạt động bón phân của con người. Qua đó, chúng ta
thấy rằng môi trường nước bị ô nhiễm còn do hoạt động nông nghiệp của con
người. (Lâm Minh Triết và Huỳnh Thị Minh Hằng, 2008)
Như vậy, với các hoạt động của mình, con người đã trực tiếp hoặc gián
tiếp tác động đến môi trường nước, trong đó hoạt động công nghiệp là một trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6



những hoạt động gây ảnh hưởng đến nguồn nước lớn nhất. Chính vì vậy, cần có
các biện pháp quản lý và xử lý chặt chẽ các hoạt động của con người để hạn chế
những ảnh hưởng đến môi trường nước cũng như đề xuất các biện pháp xử lý
nước thải một cách hiệu quả hơn.
1.2. Hiện trạng môi trường nước mặt trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Hiện trạng môi trường nước mặt trên thế giới
Nước mặt phân bố chủ yếu trong các hệ thống sông, suối, hồ, ao, kênh,
rạch và các hệ thống tiêu thoát nước trong nội thành, đô thị.
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm nước mặt đang ngày càng trở nên nghiêm trọng,
đặc biệt tại các lưu vực sông và các sông nhỏ, kênh rạch trong nội thành, nội thị.
Trên thế giới có khoảng 1400 triệu km3 nước, trong đó nước mặn chiếm 97%,
nước ngọt 3% tuy nhiên chỉ có 10 triệu km3 nước ngọt có thể sử dụng được, phần
còn lại là nước đóng băng. (Lan Anh, 2011)
Thế giới hiện nay tỉ lệ sử dụng nước như sau:
+ 69% sử dụng cho nông nghiệp
+ 23% sử dụng cho công nghiệp
+ 8% sử dụng cho đời sống và đô thị. (Lan Anh, 2011)
Theo ước tính, những vùng đất hạn hán chiếm 31% tổng diện tích đất liền
trên thế giới, trong đó bao gồm 40% là sa mạc. Do đó hiện tượng không cân bằng
của sự phân bố nước trên địa cầu là không thể tránh khỏi, điều đáng báo động là
mức sử dụng nước bình quân cho mỗi đầu người vào khoảng 2000 m3, nhưng
hiện nay có đến 50 nước, nghĩa là 750 triệu dân được cung cấp nước dưới mức
1700 m3 (1 người/1 năm). Như vậy trong những thập kỷ tới, chúng ta phải tính
đến sự sa mạc hóa và tốc độ tăng dân số ở một số vùng trên thế giới. Người ta
nhận định rằng ở Châu Phi hơn 1 tỷ người sẽ lâm vào cảnh thiếu nước và tình
trạng này cũng là mối đe dọa của cả Trung Quốc và Ấn Độ. (Lan Anh, 2011)
Chúng ta biết rằng nước là môi trường thuận lợi cho mọi sự ô nhiễm, tất
cả mọi chất thải cũng như mọi chất hóa học khi thải ra nước đều hòa tan hoặc lưu
trữ một phần. Quy luật này là nguồn gốc sâu xa của sự phát sinh ô nhiễm nước.
Hiện nay thế giới nhiều sông, suối đã dần trở nên ô nhiễm nặng nề như:

+ Sông Rio Bogofa ở Colombia ô nhiễm đến mức không có sinh vật nào
sống nổi và không có khu dân cư nào sống ở gần đó. (Lan Anh, 2011)
+ Tại Nga, sông Vonga hàng năm vận chuyển đến 42 triệu tấn chất thải độc hại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


+ Ở Châu Âu - Bắc Mỹ, một nửa số sông hồ đã bị ô nhiễm rất trầm trọng.
(Lan Anh, 2011)
1.2.2. Hiện trạng môi trường nước mặt ở Việt Nam
Nước ta có mạng lưới sông ngòi khá dày, nếu chỉ tính các sông có chiều
dài từ 10 km trở lên và có dòng chảy thường xuyên thì có tới 2.372 con sông.
Trong đó, 13 hệ thống sông lớn có diện tích lưu vực trên 10.000 km2. Lưu vực
của 13 hệ thống sông trên là sông liên quốc gia. Lưu vực của 9 hệ thống sông
chính: Hồng, Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả - La, Thu Bồn, Ba,
Đồng Nai, Mê Công chiếm tới gần 93% tổng diện tích lưu vực sông toàn quốc và
xấp xỉ 80% diện tích toàn quốc.( Phạm Ngọc Hồ và cộng sự, 2009)
Các sông lớn của Việt Nam như Cửu Long (sông Tiền và sông Hậu),
Hồng, Cả - La đều bắt đầu từ nước ngoài. Một số nhánh của hệ thống sông Mê
Kông bắt nguồn từ lãnh thổ nước ta như sông Sê San, Srêpok chảy qua Lào,
Campuchia rồi nhập lại vào sông Mê Kông, cuối cùng lại chảy vào lãnh thổ Việt
Nam rồi đổ ra biển qua 9 cửa (Cửu Long). Trong khi đó, sông Kỳ Cùng - Bằng
Giang lại là một trong các nguồn chính ở Việt Nam của sông Châu Giang (Trung
Quốc). Còn lại, phần lớn các sông nhỏ và vừa đều bắt nguồn từ trong lãnh thổ.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mặc dù lượng mưa năm
trung bình nhiều năm trên toàn lãnh thổ vào khoảng 1.940 mm nhưng do ảnh
hưởng của địa hình đồi núi, lượng mưa phân bố không đều trên cả nước và biến
đổi mạnh theo thời gian đã và đang tác động lớn đến trữ lượng và phân phối tài

nguyên nước ở Việt Nam.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


Hình 1.1. Bản đồ ranh giới các LVS nước ta
(Báo cáo môi trường quốc gia, 2012).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Với vị trí địa lý và đặc điểm điều kiện tự nhiên đặc thù, do vậy, khoảng
60% lượng nước của cả nước tập trung ở LVS Cửu Long, 16% tập trung ở LVS
Hồng – Thái Bình, khoảng 4% ở LVS Đồng Nai, các LVS lớn khác, tổng lượng
nước chỉ chiếm phần nhỏ còn lại.

Hình 1.2. Tỷ lệ phân bố tài nguyên nước theo các LVS
(Báo cáo môi trường quốc gia, 2012).
Lượng mưa thay đổi theo mùa và thời điểm mùa mưa, mùa khô ở các vùng là
khác nhau. Ở miền Bắc, mùa khô bắt đầu vào tháng 11-12, ở miền Trung và miền
Nam mùa khô bắt đầu muộn hơn, vào tháng 1. Mùa khô ở Việt Nam kéo dài từ 6 đến
9 tháng và khắc nghiệt, lượng nước trong thời gian này chỉ bằng khoảng 20 - 30%
lượng nước của cả năm. Vào thời điểm này, khoảng một nửa trong số 15 LVS chính
bị thiếu nước - bất thường hoặc cục bộ. ( Báo cáo môi trường quốc gia, 2012)
1.2.3. Chất lượng nước mặt Việt Nam
Trong những năm gần đây do tốc độ phát triển kinh tế, công nghiệp hóa,

hiện đại hóa và chất lượng cuộc sống người dân ngày càng nâng cao cùng với sự
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.
Chất lượng môi trường nước Việt Nam bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng
nhanh chóng. Chất lượng ở các thượng lưu của hầu hết các con sông chính ở Việt
Nam còn khá tốt, trong khi đó mức độ ô nhiễm ở hạ lưu của các con sông này
ngày càng tăng do ảnh hưởng của các đô thị và các cơ sở công nghiệp. Đặc biệt,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


mức ô nhiễm tại các sông gia tăng cao vào mùa khô khi lưu lượng nước đổ về
các sông giảm. Nguyên nhân là do nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
nước thải sinh hoạt không được xử lý đã và đang xả thải trực tiếp ra các sông.
(Lý Thị Thu Hà, 2010)
Ô nhiễm nước mặt tại các khu vực nội thành của các thành phố lớn như
Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế rất nghiêm trọng. Trong đó, toàn bộ hệ
thống ao, hồ, kênh rạch và các sông nhỏ là nơi tiếp nhận và vận 14 chuyển nước
thải của các khu công nghiệp, khu dân cư, đang ở trong tình trạng ô nhiễm vượt
quá mức tiêu chuẩn cho phép 5 – 10 lần (đối với tiêu chuẩn nước mặt loại B theo
TCVN: 5942 – 1995). Các ao, hồ trong nội thành phần lớn bị phú dưỡng hoá đột
biến và tái nhiễm bẩn chất hữu cơ.
Bảng 1.1. Nồng độ một số chất ô nhiễm trong một số
con sông nội thành ở Việt Nam

TT

Tên các con sông


BOD5

NH4 + -

TSS

(mg/l)

N (mg/l)

(mg/l)

Coliform
(.10 12khuẩn
lạc/ngày)

1

Sông Hồng (Hà Nội)

10

0,22

290

9.000

2


Sống Cấm (Hải Phòng)

14

0,95

170

27.500

3

Sông Hương (Huế)

7

0,56

65

-

4

Sông Hàn (Đà Nẵng

4

0,21


65

-

5

Sông Sài Gòn (Hồ Chí Minh)

9

0,85

105

2.100

6

Sông Hậu (Cần Thơ)

3

0,31

50

2.600

7


Sông Lam (Bến Thuỷ)

8

0,25

45

2.500

8

TCVN: 5942-1995 loại A

6

0,50

50

2.000

(Báo cáo môi trường quốc gia, 2012).
Trên lưu vực sông Cầu, nước mặt tại vùng trung lưu và hạ lưu đang bị ô
nhiễm cục bộ bởi các hợp chất hữu cơ và dầu mỡ. Đoạn sông Cầu chảy qua Thái
Nguyờn nước đục, có màu đen, có mùi và giá trị thông số BOD5, COD vượt
TCVN: 5942 – 1995 loại A từ 2 – 3 lần. Môi trường nước mặt của lưu vực sông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 11


Nhuệ - Đáy đang chịu sự tác động mạnh của nước thải sinh hoạt, các hoạt động
công nghiệp, nông nghiệp và hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực. Hiện
nay, trên lưu vực sông này chất lượng nước của nhiều đoạn sông đó bị ô nhiễm
tới mức báo động. Nước sông bị ô nhiễm chủ yếu bởi các chất hữu cơ, dinh
dưỡng, lơ lửng, mùi hôi thối, độ màu và vi khuẩn, đặc biệt vào mùa khô. Xu
hướng ô nhiễm của nước sông trong lưu vực ngày càng tăng.
Còn tại hệ thống sông Đồng Nai chịu ảnh hưởng mạnh của nhiều nguồn
tác động trên toàn lưu vực, phần hạ lưu của sông bị ô nhiễm nghiêm trọng, có
đoạn đã trở thành đoạn sông chết. Nước sông bị ô nhiễm chất hữu cơ và chất
rắn lơ lửng, đáng chú ý là đã phát hiện hàm lượng chì vượt quá tiêu chuẩn
TCVN: 5942 – 1995 loại A. Giá trị COD vượt từ 1,8 – 2,8 lần, giá trị DO thấp
dưới giới hạn cho phép . Trong khi đó chất lượng nước sông tại vùng hạ lưu bị
ô nhiễm nặng nhất, giá trị DO giảm xuống thấp, vùng này cũng bị nhiễm mặn
nghiêm trọng . Hệ thống sông Sài Gòn bị ô nhiễm nghiêm trọng, chủ yếu là ô
nhiễm chất hữu cơ, vi sinh vật và một số nơi đã có dấu hiệu ô nhiễm kim loại
nặng. Kết quả quan trắc cho thấy giá trị DO rất thấp dao động từ 0,7 – 2,7
mg/l, N – NH4

+

vượt quá TCVN: 5942 – 1995 loại A, Coliform ở mức cao

vượt 3 – 168 lần tiêu chuẩn cho phép.
Trên toàn hệ thống sông ở lưu vực sông này thì ô nhiễm nghiêm trọng
nhất là trên sông Thị Vải. Nước bị ô nhiễm chất hữu cơ nghiêm trọng, có màu
nâu đen và bốc mùi hôi thối. Giá trị DO thường xuyên dưới 0,5 mg/l giá trị
thấp nhất là tại công ty Vedan 0,04 mg/l, giá trị DO gần bằng 0 thì các sinh

vật không còn có khả năng sinh sống. Thông số N – NH4 + cũng vượt TCVN:
5942 – 1995 loại B 3 – 15 lần, giá trị Coliform vượt quá trăm lần. Nhiều kênh
rạch trong thành phố đã trở thành kênh nước thải. Tại đây giá trị BOD5 vượt 5
– 16 lần TCVN: 5942 – 1995, trong khi đó giá trị DO rất thấp. (Báo cáo môi
trường quốc gia, 2012).
Như vậy hầu hết các lưu vực sông lớn ở nước ta đang rơi vào tình trạng bị
ô nhiễm một cách khá trầm trọng, mà nguyên nhân chủ yếu là do nước thải từ các
khu công nghiệp, sinh hoạt từ các đô thị và khu công nghiệp thải ra.
1.2.4. Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt
Tình trạng nhiều KCN, nhà máy, khu đô thị… xả nước thải chưa qua xử lý
xuống hệ thống sông, hồ đã gây ô nhiễm nguồn nước trên diện rộng dẫn đến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


nhiều vùng có nước nhưng không sử dụng được vì bị ô nhiễm.
Tại mỗi LVS, theo tình hình phát triển KT-XH trong khu vực, tỉ lệ đóng
góp lượng thải ô nhiễm nước của các ngành có khác nhau. Tuy nhiên, áp lực
nước thải chủ yếu từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.

Sinh hoạt
22,0%

Làng nghề
3,9%

Y tế
0,1%


Làng nghề
10,6%

Công nghiệp
74,0%

LVS Cầu

Du lịch
7,7%

Sinh hoạt
39,5%

Y tế
1,1%

Công nghiệp
41,1%

LVS Nhuệ - Đáy

(Báo cáo môi trường quốc gia, 2012).
Hình 1.3. Cơ cấu tổng lượng nước từ nước thải theo loại hình xả thải
của LVS Cầu và Nhuệ - Đáy
Thải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp
Nước thải từ hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp và KCN là
nguồn gây áp lực lớn nhất đến môi trường nước mặt lục địa.
Mỗi ngành sản xuất có đặc trưng nước thải khác nhau. Nước thải từ ngành

cơ khí, luyện kim chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ khoáng; nước thải ngành dệt
nhuộm, giấy chứa nhiều chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ khó phân hủy và chất tạo
màu; nước thải ngành thực phẩm chứa nhiều chất rắn lơ lửng và đặc biệt là chất
hữu cơ dễ phân hủy sinh học (BOD), chất dinh dưỡng như hợp chất Nitơ, phốt
pho….

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


Hình 1.4. Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ các KCN
thuộc các vùng KTTĐ năm 2010
(Báo cáo môi trường quốc gia, 2012).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


×