Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

thủ tục tố tụng dân sự áp dụng khi đương sự vắng mặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.33 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.Một số vấn đề lí luận chung về thủ tụng tố tụng dân sự trong trường hợp
đương sự vắng mặt ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm......................................2
1.1 Khái niệm đương sự trong vụ việc dân sự...............................................2
1.2 Ý nghĩa của chế định thủ tục tố tụng dân sự áp dụng trong trường hợp
vắng mặt ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm..................................................2
2. Nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục tố tụng dân sự áp
dụng trong trường hợp phiên tòa vắng mặt ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm. 3
2.1. Trường hợp đương sự vắng mặt do việc triệu tập của Tòa án không hợp
lệ....................................................................................................................3
2.2Trường hợp đương sự được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt......3
2.2.2Đương sự vắng mặt ở Tòa án cấp phúc thẩm........................................6

LỜI MỞ ĐẦU
Sự tham gia của đương sự có vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết
vụ án dân sự, đương sự vắng mặt tại phiên tòa cấp sơ thẩm, phúc thẩm là một
trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “hủy án” hay “án quá hạn”. Bài
viết dưới đây sẽ tìm hiểu vấn đề “Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng trong trường
hợp đương sự vắng mặt ở Tòa án sơ thẩm, phúc thẩm khi giải quyết vụ án dân
sự”
NỘI DUNG

1


1.Một số vấn đề lí luận chung về thủ tụng tố tụng dân sự trong trường hợp
đương sự vắng mặt ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm
1.1 Khái niệm đương sự trong vụ việc dân sự
Đương sự trong vụ việc dân sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền


và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích công cộng, lợi ích
của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách1.
Theo quy định pháp luật hiện hành đương sự trong vụ án dân sự bao gồm:
- Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng khởi kiện vụ
án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc được người khác
khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ
- Bị đơn trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng để trả lời về việc kiện
do bị nguyên đơn hoặc bị người khác khởi kiển theo quy định của pháp luật.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tham
gia tố tụng vào vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo
quyền quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
1.2 Ý nghĩa của chế định thủ tục tố tụng dân sự áp dụng trong trường hợp
vắng mặt ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm.
Đương sự là một chủ thể không thể thiếu được trong quá trình Tòa án giải
quyết vụ án dân sự. Không có đương sự thì không có vụ án dân sự. Đương sự có
quyền tham gia vào các hoạt động tố tụng như chuẩn bị xét xử, hòa giải, phiên
tòa sơ thẩm, phúc thẩm giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên trên thực tế, xuất
phát từ nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan mà các đương không thể có
mặt trong phiên tòa cấp sơ thẩm, phúc thẩm, từ đó gây khó khăn cho quá trình
giải quyết vụ án dân sự. Các quy định về thủ tục tố tụng dân sự áp dụng trong
trường hợp này là cơ sở pháp lý cần thiết để:
Một là, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự.
Xuất phát từ nhiều lý do khách quan, chủ quan hay vì sự kiện bất khả kháng mà
đương sự trong vụ án dân sự có thể không có mặt tại phiên tòa, khi tình huống
này phát sinh thì đương sự cần có một cơ chế để đảm bảo rằng, nếu vắng mặt vì
lý do chính đáng thì các đương sự vẫn có quyền tham gia tố tụng.
Hai là, hướng dẫn cách xử sự hợp lý cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Rõ
ràng không phải mọi trường hợp khi Tòa án triệu tập hợp lệ thì đương sự đều
tham dự phiên tòa xét xử. Có những đương sự “cố tình” vắng mặt trong phiên
1


Giáo trình Luật Tố tụng dân sự, Đại học Luật Hà Nội, nxb Cand, năm 2006 (trang 104)

2


xét xử để có thể kéo dài thời gian vụ án, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án
vì vậy, các quy định về thủ tục tố tụng dân sự về vấn đề này sẽ giúp cho Tòa án
có xử sự cần thiết để đảm bảo được quyền lợi của người dân, và sự thực thi
pháp luật.
2. Nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục tố tụng dân sự
áp dụng trong trường hợp phiên tòa vắng mặt ở Tòa án cấp sơ thẩm,
phúc thẩm
2.1. Trường hợp đương sự vắng mặt do việc triệu tập của Tòa án không hợp
lệ
Theo quy định tại khoản 1 Điều 150 BLTTDS: “Việc cấp, tống đạt, thông
báo các văn bản tố tụng được thực hiện theo quy định của Bộ luật này thì được
coi là hợp lệ”. Chương X của BLTTDS quy định về việc cấp, tống đạt, thông
báo các văn bản tố tụng. Theo đó việc triệu tập đương sự có thể thực hiện qua
thủ tục tống đạt, thông báo trực tiếp, qua bưu điện hoặc người thứ ba được ủy
quyền, niêm yết công khai hoặc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Việc tiến hành các thủ tục triệu tập này phải thực hiện đúng thủ tục theo quy
định tại các Điều 151, 152, 153, 154,155, 156 của BLTTDS được xác định là
triệu tập hợp lệ. Vì vậy nếu Tòa án đã triệu tập đương sự nhưng việc triệu tập đó
được thực hiện không theo đúng thủ tục do BLTTDS quy định thì việc triệu tập
đó được xác định là không hợp lệ. Tòa án triệu tập không hợp lệ đương sự thì về
nguyên tắc việc triệu tập đó không có giá trị pháp lí. Do vậy, nếu đương sự vắng
mặt trong trường hợp này, Tòa án phải hoãn phiên tòa để triệu tập lần tiếp theo.
Nếu đương sự không được triệu tập hợp lệ nhưng Tòa án vấn tiến hành việc xét
xử vắng mặt đương sự thì việc xét xử đó được xác định là có sự vi phạm nghiêm

trọng về tố tụng vì đã không bảo đảm quyền tham giai tố tụng của đương sự.
2.2Trường hợp đương sự được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt
2.2.1 Đương sự vắng mặt ở phiên tòa sơ thẩm.
Ở giai đoạn xét xử sơ thẩm, Tòa án đã tiến hành việc triệu tập hợp lệ đương
sự để tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự nhưng đương sự vắng mặt thì tùy
từng trường hợp Tòa án cần xem xét đương sự vắng mặt là nguyên đơn hay bị
đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan? đương sự vắng mặt có lý do chính
đáng hay không? lần vắng mặt là lần thứ mấy để áp dụng biện pháp xử lý phù
hợp. Tùy trường hợp vắng mặt cụ thể, Tòa án sẽ áp dụng một trong các biện
pháp sau:
3



Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt
Theo quy định tại Điều 202 BLTTDS 2004, sửa đổi bổ sung năm 2010,
Tòa án vấn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau:
- Đương sự và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị
Tòa án xét xử vắng mặt.
- Đương sự vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên
tòa.
- Đương sự là bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu
cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa trong
trường hợp Tòa án triệu tập hợp lệ lần hai và vắng mặt không vì sự kiện bất khả
kháng.
Trong tố tụng dân sự, đương sự là người trực tiếp liên quan đến vụ án, họ
quyền tự định đoạt có hoặc không tham gia vào quá trình tố tụng, do vậy khi họ
vắng mặt nhưng có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã có người đại diện tham
gia thì tòa án tôn trọng ý chí của đương sự và tiến hành xét xử vắng mặt.


Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa
Căn cứ Điều 199 Bộ luật TTDS 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, Tòa án ra
quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp đương sự vắng mặt như sau:
- Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự vắng mặt và không có đơn
đề nghị xét xử vắng mặt. Đây là một điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của BLTTDS năm 2011, theo quy định tại Điều 199, 200, 201 BLTTDS
năm 2004 chỉ trong trường hợp đương sự vắng mặt lần thứ nhất vì lý do chính
đáng phải hoãn phiên tòa. Lý do chính đáng có thể được hiểu là do sự kiện bất
khả kháng hoặc do trở ngại khách quan như thiên tại, địch họa, tai nạn, ốm
đau… mà đương sự không thể có mặt theo giấy triệu tập của Tòa thì Tòa án phải
hoãn phiên tòa để triệu tập lần tiếp theo. BLTTDS 2004 không có quy định về
hậu quả pháp lý trong trường hợp đương sự vắng mặt lần thứ nhất mà không có
lý do chính đáng, và có thẩm phán đánh giá rằng: “Đây là một lỗ thủng của
BLTTDS”2. Trên thực tiễn khi đương sự được triệu tập hợp lệ vắng mặt lần thứ
nhất thì thông thường vào thời điểm vắng mặt Tòa án vẫn chưa có cơ sở để xác
định việc vắng mặt là có lý do hay không có lý do chính đáng, Mục 1.1 Phần III
Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP: “Khi nguyên đơn, bị đơn, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa lần thứ nhất theo quy địnhtại
khoản 1 Điều 199, khoản 1 Điều 200 và khoản 1 Điều 201 của BLTTDS dù có
2

Thẩm phán Bùi Huy Tiến, Tài liệu tập huấn BLTTDS, trường Cán bộ Tòa án, trang 108, năm 2004.

4


hay không có lý do chính đáng, Tòa án vẫn hoãn phiên tòa”, hướng dẫn này đã
“bất nhất” với BLTTDS 2004. Chính vì vậy, việc sửa đổi quy định này trong
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2011 là điều cần thiết để
khắc phục được lỗ hổng pháp lý và đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp

luật tố tụng dân sự.
- Đương sự được triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt có lý do. Vấn đề này
không được quy định tại BLTTDS nhưng theo hướng dẫn tại 1.2 Phần III của
Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP: “ Đối với trường hợp đương sự đã nhận
được quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều 195 của
BLTTDS, đã được Tòa án tống đạt hợp lệ giấy triệu tập phiên tòa theo quy định
tại các điều từ Điều 150 đến Điều 156 của BLTTDS và đương sự đã chuẩn bị
tham dự phiên tòa xét xử vụ án, nhưng do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại
khách quan xảy ra đối với họ ngay vào thời điểm trước ngày tòa án mở phiên
tòa hoặc ngay trong thời điểm họ đang trên đường đến Tòa án để tham dự phiên
tòa (do thiên tai, địch họa, bị tai nạn, ốm nặng phải đi bệnh viện cấp cứu, người
thân bị chết…) nên họ không thể có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của
Tòa án, thì Tòa án cũng hoãn phiên tòa”. Hướng dẫn của HĐTP không nêu rõ
việc triệu tập hợp lệ lần thứ mấy tòa án phải hoãn phiên tòa, tuy nhiên cần hiểu
rằng đây là hướng dẫn cho trường hợp đương sự được triệu tập lần thứ hai trở đi
mà vẫn vắng mặt tại phiên tòa khi có lí do chính đáng.
Khi Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa, thủ tục và thời hạn hoãn phiên tòa
được thực hiện theo quy định tại Điều 208 BLTTDS. Việc hoãn phiên tòa phải
được thực hiện bằng một quyết định, thời hạn hoãn phiên tòa không quá 30 ngày
kể từ ngày ra quyết định hoãn, thẩm quyền hoãn phiên tòa thuộc về Hội đồng
xét xử và thời điểm hoãn thường là trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa.

Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 2 Điều 199 BLTDS 2004 sửa đổi,
bổ sung năm 2011, trong trường hợp tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà
đương sự vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng Tòa án ra quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự:
- Nguyên đơn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết
định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó.


5


- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt thì bị
coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án quyết định đình chỉ việc giải
quyết đối với yêu cầu độc lập có người đó.
Như vậy, khác với đương sự là bị đơn vắng mặt lần thứ hai khi có triệu tập
hợp lệ, Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt, đương sự là nguyên đơn, người có
quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt lần hai khi có triệu tập
hợp lệ, Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án. Có sự khác nhau như vậy bởi lẽ
nguyên đơn là chính là người cho rằng quyền và nghĩa vụ của mình bị vi phạm
và họ đã khởi kiện hoặc được người khác khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích
đó, nếu họ không tham gia phiên tòa đến hai thì họ đã từ bỏ việc khởi kiện đó.
Trường hợp “Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa
tên vụ án đó trong số thụ lý và trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm
theo cho đương sự khi có yêu cầu”3
2.2.2Đương sự vắng mặt ở Tòa án cấp phúc thẩm
Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp thúc thẩm chỉ xem xét
những vấn đề mà Tòa án cấp sơ thẩm đã giải quyết, đồng thời Tòa án cấp phúc
thẩm chỉ xem xét lại những phần của bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo,
kháng nghị hoặc liên quan đến việc kháng cao, kháng nghị (Điều 263BLTTDS).
Do phạm vi xét xử phúc thẩm có sự khác biệt với phạm vi xét xử sơ thẩm vì vậy
không phải tất cả các đương sự đã tham gia ở phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự
đều phải tham gia ở phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự. Theo Điều 264
BLTTDS, đương sự phải tham gia ở phiên tòa phúc thẩm bao gồm: đương sự đã
kháng cáo và đương sự không kháng cáo nhưng quyền và nghĩa vụ của họ liên
quan đến việc xét kháng cáo, kháng nghị. Khi triệu tập các đương sự hợp lệ
tham gia phiên tòa phúc thẩm (đối với các dương sự phải tham gia ở phiên tòa
phúc thẩm) mà đương sự vắng mặt thì theo quy định tại Điều 266 BLTTDS (sửa
đổi, bổ sung năm 2011), Tòa án sẽ xử lý như sau:

- Nếu đương sự phải tham gia ở phiên tòa phúc thẩm mà vắng mặt nhưng
có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc có người đại diện hợp pháp tham
gia thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt.
- Nếu đương sự phải tham gia ở phiên tòa phúc thẩm được Tòa án triệu tập
hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa.
- Nếu đương sự phải tham gia ở phiên tòa phúc thẩm được Tòa án triệu tập
hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì việc hoãn phiên tòa, đình chỉ xét xử phúc
3

Khoản 2 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)

6


thẩm hay vẫn tiến hành xét xử phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại các
Điều 199, 202, của Bộ luật này.
Quy định tại Điều 266 BLTTDS cũng đã được sửa đổi cho phù hợp và
thống nhất với các quy định về thủ tục tố tụng dân sự áp dụng trong trường hợp
đương sự vắng mặt ở Tòa án cấp sơ thẩm, như điểm khác biệt duy nhất giữa thủ
tục áp dụng đối với trường hợp đương sự vắng mặt ở Tòa án cấp sơ thẩm và
phúc thẩm chính là việc xác định tư cách của các đương sự khi tham gia và
phiên tòa sơ thẩm hay phúc thẩm.
3. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật trong trường hợp
đương sự vắng mặt ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và một số giải pháp
hoàn thiện pháp luật.
3.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật
Trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự trên thực tế, trường hợp
đương sự vắng mặt tại phiên tòa cấp sơ thẩm, phúc thẩm khá phổ biến, phần lớn
trong số đó là các bị đơn. Nguyên nhân dẫn đương sự vắng mặt có thể bởi lí do
khách quan như sự kiện bất khả kháng nhưng cũng có thể do ý chí chủ quan của

đương sự, họ cố tình kéo dài thời gian không phải tham gia phiên tòa với nhiều
mục đích khác nhau. Một vụ án xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh: vụ đòi nợ
giữa bà K và ông C, ban đầu bà K cung cấp giấy vay nợ của ông C đồng thời có
nhiều nhân chứng khác xác nhận đúng như lời bà K trình bày, ông K biết vậy đã
trì hoãn bằng cách cố tình vắng mặt khi Tòa triệu tập đến làm việc, sau đó hai
bên ký biên bản hòa giải thành nhưng ông K lại đổi ý, ông K đã nộp cho Tòa
nhiều chứng cứ mới liên quan đến các cơ quan tổ chức khác, lúc này khi Tòa án
mời bà C đến thì bà C vắng mặt, vụ việc như vậy khiến cho việc giải quyết án
kéo dài đến ba năm4. Các bị đơn là cơ quan, tổ chức thường cố tình “tránh né”,
hoặc cử những người không phải là đại diện chính thức, không có tư cách đại
diện pháp lý ví dụ như trường hợp của Indochina Airline không đến tòa Kinh tế
tòa án Thành phố Hà Nội để giải quyết nợ5.
Bên cạnh nguyên nhân chủ quan từ phía đương sự thì một nguyên nhân
khác dẫn đến việc đương sự vắng mặt là do quá trình tống đạt giấy tờ không hợp
lệ của Tòa án. “ Cưới nhau một thời gian, ông TVT gửi đơn ra tòa xin ly hôn,
trong khi người vợ lại luôn mong muốn được đoàn tụ. TAND một quận ở
4

/> />5

7


TP.HCM đã kiên trì mời hai bên hòa giải nhưng không thành nên phải đưa vụ
án ra xử. Sau đó, thư ký tòa nhiều lần trực tiếp gửi giấy mời nhưng người vợ
không đến khiến phiên xử phải hoãn lên hoãn xuống. Giữa năm 2008, tòa quận
mở phiên xử vắng mặt người vợ, chấp nhận yêu cầu ly hôn của người chồng.
Người vợ kháng cáo, cho rằng việc tòa quận xử vắng mặt bà là vi phạm tố
tụng6” Việc đương sự vắng mặt tại phiên tòa cấp sơ thẩm, phúc thẩm là nguyên
nhân gia tăng hiện tượng “án quá hạn”, “hủy án do vi phạm thủ tục tố tụng”

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật
Có thể thẩy rằng các quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục tố tụng
dân sự áp dụng trong trường hợp đương sự vắng mặt ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc
thẩm đã khá đầy đủ và đạt được sự thống nhất pháp luật, tuy nhiên vẫn còn xuất
hiện một số vướng mắc cần hoàn thiện như sau:
Một là,theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, Tòa án có thể
xét xử mà không có sự tham gia của đương sự, vấn đề đặt ra là trong trường hợp
này thì thủ tục tiến hành phiên tòa sẽ được thực hiện như thế nào để bảo đảm
đúng thủ tục tố tụng. Nếu như đương sự không có mặt thì Hội đồng xét xử
không thể tiến hành thủ tục hỏi mà chỉ là việc cho công bố bản tự khai, biên bản
lấy lời khai của đương sự đã có trong hồ sơ vụ án, công bố các tài liệu khác có
trong hồ sơ… Ngoài ra, thủ tục tranh luận không thể tiến hành theo thủ tục
chung do BLTTDS quy định khi không có chủ thể nào tham gia vì chủ thể tranh
luận chủ yếu là đương sự. Vì vậy, trong trường hợp đương sự vắng mặt, cần có
những quy định về thủ tục tiến hành phiên tòa và những điều kiện cần thiết khác
để đảm bảo giải quyết nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật.
Hai là, theo quy định tại khoản 2 Điều 199 BLTTDS, Tòa án ra quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi nguyên đơn được triệu tập hợp lệ lần hai
vắng mặt. Tuy nhiên quy định này không đề cập đến trường hợp vụ án mà bị
đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và bị đơn có mặt khi được triệu tập
hợp lệ. Vấn đề cần có hướng dẫn cụ thể, theo hướng khi có yêu cầu phản tố của
bị đơn mà nguyên đơn vắng mặt thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết vụ án với
yêu cầu của nguyên đơn, Tòa án vẫn phải giải quyết yêu cầu của bị đơn và bị
đơn trở thành nguyên đơn, nguyên đơn sẽ trở thành bị đơn.7
6

/>7
Hậu quả pháp lý của việc đương sự vắng mặt tại phiên tòa, trường Đại học Luật Hà Nội, Ths Nguyễn Triều
Dương.


8


Ba là, mặc dù pháp luật đã quy định biện pháp được áp dụng khi mà đương
sự vắng mặt, tuy nhiên đó đều là những giải pháp về mặt tố tụng, pháp luật chưa
đưa ra các hình thức trách nhiệm pháp lí cụ thể đối với việc các đương sự vắng
mặt. Đây cũng là một trong lý do phát sinh hiện tượng “án quá hạn” nhiều trên
thực tế. Vì vậy cần đưa ra những quy định ràng buộc trách nhiệm của đương khi
không tham gia phiên tòa như bị phạt một khoản tiền, hay các hậu quả pháp lí
bất lợi khác, từ đó sẽ nâng cao được ý thức pháp luật của các đương sự khi giải
quyết vụ án dân sự.
Bốn là, theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu đương sự vắng mặt có
lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa. Quy định này trong thực tiễn sẽ tạo cơ
sở để đương sự cố tình kéo dài thời gian xét xử, khi mà pháp luật không giới hạn
số lần vắng mặt và không quy định trách nhiệm khi đương sự vắng mặt. Để giải
quyết vấn đề này, các Tòa án cần giới hạn thời gian cũng như số lần lần mà
đương sự được phép vắng mặt, sau thời gian đó thì có thể đình chỉ hoặc đưa ra
xét xử vắng mặt.
TỔNG KẾT VẤN ĐỀ
Tóm lại, Tòa án có thể ra quyết định hoãn phiên tòa, đình chỉ giải quyết vụ
án, hoặc xét xử vắng mặt theo từng trường hợp vắng mặt của đương sự. Mặc dù
Bộ luật tố tụng dân sự có có quy định khá cụ thể và thống nhất tuy nhiên những
quy định này vẫn còn một số vướng mắc, hạn chế cần phải hoàn thiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011
2. Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Đại học Luật Hà Nội, nxb Cand, năm
2010
3. Hậu quả pháp lý của việc đương sự vắng mặt tại phiên tòa, Ths Nguyễn
Triều Dương

(nguồn: hocvientuphap.edu.vn/desktops/news/download.aspx?id=275)
4. Thủ tục tố tụng dân sự trong trường hợp đương sự vắng mặt ở Tòa án
cấp phúc thẩm, TS Trần Anh Tuấn, Tạp chí luật học năm 1999
5. Hoãn và tạm ngừng phiên tòa sơ thẩm dân sự, Ths Bùi Thị Huyền, Tạp
chí luật học, Đặc san về BLTTDS, năm 2005
9


6. />7. />8. />option=com_content&view=article&id=157%3Ahuy-an-vi-tong-datkhong-hop-le-bai-1-moi-toa-mot-y&catid=1%3Anhadat&Itemid=46&lang=vi

10



×