Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên nước ngầm thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.91 MB, 106 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÝ THỊ HẰNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM
THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
--------------

LÝ THỊ HẰNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM
THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH

CHUYÊN NGÀNH

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

MÃ SỐ

: 60.44.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. HOÀNG THÁI ĐẠI

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi. Toàn bộ
những số liệu trong luận văn đều được điều tra trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình !

Hà Nội, ngày

tháng năm 2015

Tác giả luận văn

Lý Thị Hằng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy
trong chương trình Cao học Khoa học Môi trường tại Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích làm cơ sở cho tôi
thực hiện tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Thái Đại đã tận tình hướng dẫn

cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù trong quá trình thực hiện luận
văn có giai đoạn không được thuận lợi nhưng những gì Thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo
đã cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên
luận văn còn nhiều thiếu, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Thầy/Cô và các anh
chị học viên.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2015

Tác giả luận văn

Lý Thị Hằng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii


Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1 Tổng quan về nước ngầm

3

1.2 Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên Thế giới và Việt Nam

7

1.2.1 Tình hình khai thác, sử dụng nước ngầm trên Thế giới


7

1.2.2 Tình hình khai thác, sử dụng nước ngầm ở Việt Nam

12

1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu tài nguyên nước ngầm tại tỉnh Bắc Ninh.

21

CHUƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

23

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

23

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

23

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

23

2.2 Nội dung nghiên cứu


23

2.2.1 Điều kiện tự nhiên- xã hội thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

23

2.2.2 Hiện trạng khai thác, sử dụng và quản lý nước ngầm thành phố
Bắc Ninh

23

2.2.3 Hiện trạng chất lượng nước ngầm

23

2.2.4 Đề xuất một số giải pháp bảo vệ tài nguyên nước ngầm thành phố
Bắc Ninh
2.3 Phương pháp nghiên cứu

24
24

2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

24

2.3.2 Phương pháp lấy mẫu

24


2.3.3 Phương pháp bảo quản mẫu

27

2.3.4 Phương pháp phân tích mẫu

27

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


2.3.5 Phương pháp chuyên gia

28

2.3.6 Phương pháp so sánh

28

2.3.7 Phương pháp xử lý số liệu

28

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

29

3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế , xã hội tại thành phố Bắc Ninh- Bắc Ninh


29

3.1.1.Vị trí địa lý

29

3.1.2 Địa hình, địa mạo

30

3.1.3 Đặc điểm địa chất thủy văn

30

3.1.4 Đặc điểm khí tượng, khí hậu và mạng lưới sông ngòi.

33

3.1.5 Hiện trạng kinh tế- xã hội

38

3.2 Hiện trạng khai thác, sử dụng và quản lý nước ngầm thành phố Bắc
Ninh, tỉnh Bắc Ninh
3.2.1 Trữ lượng khai thác tiềm năng tài nguyên nước ngầm

42

3.2.2 Hiện trạng khai thác sử dụng nước cho sinh hoạt


43

3.2.3 Hiện trạng khai thác nước cho sản xuất

46

3.2.4 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước ngầm cho nông nghiệp

50

3.2.5 Hiện trạng khai thác, sử dụng nước ngầm cho cho dịch vụ, công cộng

50

3.2.6 Tổng hợp hiện trạng sử dụng nước ngầm

51

3.2.7 Đánh giá tình hình khai thác và sử dụng nước ngầm

51

3.3 Chất lượng nước ngầm

3.4

42

53


3.3.1 Chất lượng nước ngầm giai đoạn 2011-2015

53

3.3.2 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm

58

3.2.8 Hiện trạng quản lý nước ngầm thành phố Bắc Ninh

59

3.3.3 Các áp lực gây ô nhiễm nước ngầm thành phố Bắc Ninh

60

Đề xuất một số giải pháp bảo vệ tài nguyên nước ngầm

63

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

71

Kết luận

71

Kiến nghị


72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

73

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BQL

Ban Quản Lý

BTNMT

Bộ tài nguyên Môi Trường

CCN

Cụm Công nghiệp

COD

Nhu cầu Oxy hóa học


CP

Chính phủ

ĐCN

Điểm Công nghiệp

KCN

Khu công nghiệp



Nghị định

NN

Nước ngầm

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

TCN


Tầng chứa nước

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TT

Thủ tướng

UBND

Uỷ ban nhân dân

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC BẢNG

Số bảng


Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Danh sách các nước khai thác nước ngầm lớn nhất thế giới.

8

Bảng 1.2

Hiện trạng khai thác và nhu cầu sử dụng nước tại các đô thị ở Việt
Nam đến năm 2020

13

Bảng 2.1

Tọa độ các điểm quan trắc nước ngầm tại thành phố Bắc Ninh

26

Bảng 2.2

Chỉ tiêu phân tích và phương pháp thử mẫu nước ngầm

27


Bảng 3.1

Đặc trưng khí hậu Bắc Ninh

35

Bảng 3.2

Bảng dân số thành phố Bắc Ninh trong các năm

38

Bảng 3.3

Diện tích các loại cây trông thành phố Bắc Ninh qua các năm

39

Bảng 3.4

Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Bắc Ninh qua
các năm

39

Bảng 3.5

Diện tích nuôi trồng thủy sản biến động qua các năm

40


Bảng 3.6

Hoạt động các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố

41

Bảng 3.7 Dự báo dân số đến năm 2015 và năm 2020 của các khu dùng nước

42

Bảng 3.8

Lượng nước ngầm sử dụng cho sinh hoạt khu vực đô thị và nông
thôn tại thành phố Bắc Ninh

43

Bảng 3.9 Thông số kỹ thuật của công trình khai thác nước nhỏ tai khu vực
đô thị trên địa bàn thành phố Bắc Ninh

44

Bảng 3.10 Thông số kỹ thuật của giếng khoan nước tại nông thôn trên dịa
bàn thành phố Bắc Ninh

44

Bảng 3.11 Lượng nước ngầm sử dụng cho công nghiệp tại thành phố Bắc
Ninh


46

Bảng 3.12 Hiện trạng khai thác nước cho công nghiệp

46

Bảng 3.13 Lượng nước ngầm sử dụng cho nông nghiệp tại thành phố Bắc
Ninh
Bảng 3.14 Lượng nước ngầm sử dụng cho dịch vụ, công cộng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

50
51

Page vi


Bảng 3.15 Lượng nước ngầm sử dụng tại thành phố Bắc Ninh trong giai đoạn
2011- 2015

51

Bảng 3.16 Kết quả quan trắc nước ngầm tại Xí nghiệp giấy Phát Đạt - CCN
Phong Khê (NN1)

53

Bảng 3.17 Kết quả quan trắc nước ngầm tại Giếng đặt tại Công ty TNHH sản

xuất và thương mại Cường Thịnh- CCN Phong Khê- Thành Phố
Bắc Ninh ( NN2)

54

Bảng 3.18 Kết quả quan trắc nước ngầm tại Công Ty Cổ Phần Kính
Viglacera Đáp Cầu – xã Hòa Long- Thành phố Bắc Ninh (NN3).

55

Bảng 3.19 Kết quả quan trắc nước ngầm tại trạm cấp nước sạch thôn Hữu
Chấp- Xã Hòa Long- Thành phố Bắc Ninh( NN4).

57

Bảng 3.20 Kết quả quan trắc nước ngầm tại Giếng đặt tại Trạm cấp nước
sạch cụm Công nghiệp Hạp Lĩnh.

57

Bảng 3.21 Kết quả quan trắc nước ngầm tại trạm cấp nước sạch xã Vân
Dương – Thành phố Bắc Ninh.

58

Bảng 3.22 Tổng hợp kết quả quan trắc nước ngầm

59

Bảng 3.23 Một số nguồn xả thải công nghiệp


61

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

Hình 2.1

Vị trí các điểm lấy mẫu nước ngầm

26

Hình 3.1

Vị trí địa lý thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

29

Hình 3.2

Mặt cắt cấu trúc địa chất thuỷ văn thực tế tỉnh Bắc Ninh


31

Hình 3.3

Mạng lưới hệ thống sông ngòi thành phố Bắc Ninh

38

Hình 3.4

Hiện trạng sử dụng nước giai đoạn 2011- 2015

52

Hình 3.5

Đồ thị dao động mực nước tại điểm quan trắc Tân Chi- Tiên Du từ
tháng 1 năm 1998 đến tháng 9 năm 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

52

Page viii


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy nhiên nguồn nước ngọt và nước

sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt cung ở một vài
nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu sử
dụng nước càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ
nguồn nước chỉ mới được lên tiếng gần đây.
Việt Nam có nguồn nước ngầm chất lượng tốt với trữ lượng lớn nhưng ở
nhiều nơi, nước ngầm bị khai thác tập trung nên đang có mức sụt giảm nghiêm
trọng. Tại Hà Nội và nhiều khu vực ở Thành phố Hồ Chí Minh, mực nước ngầm đã
giảm 30m so với mực nước tự nhiên. Tình trạng khai thác quá mức cũng diễn ra ở
Tây Nguyên và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, một số tầng nước ngầm hiện nay chỉ
còn tồn tại được trong khoảng thời gian ngắn nữa.
Mực nước ngầm đang giảm dần ở cả hai Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Một
số chỉ tiêu nguyên tố vi lượng của hai vùng này cũng vượt mức cho phép.
Nguyên nhân là do những thay đổi mạnh về cơ cấu kinh tế, gia tăng phát triển
các ngành công nghiệp - dịch vụ, các đổi mới trong chính sách quản lý đất đai, sự
hình thành các trung tâm kinh tế, các khu, cụm công nghiệp và quá trình đô thị hóa
diễn ra nhanh chóng sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu trong nhu cầu khai thác, sử
dụng nước, kể cả về chất lượng và số lượng.
Do đó, hơn lúc nào hết, cần cung cấp các thông tin nhằm nâng cao nhận thức về
bảo vệ và gìn giữ nguồn tài nguyên nước quý giá này.
Nếu không có những giải pháp điều hòa, phân bổ và bảo vệ nguồn nước
ngầm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các đối tượng, các ngành sử dụng nước thì việc
khai thác, sử dụng nước ngầm sẽ không bảo đảm hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã
hội và môi trường.
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, nằm gọn trong vùng châu thổ sông
Hồng, có vị thế quan trọng trong phát triển kinh tế và an ninh xã hội của miền Bắc Việt
Nam. Mục tiêu qui hoạch và phát triển kinh tế - xã hội là bước đi quan trọng của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1



thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ của Bắc
Ninh là đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện, phát triển kinh tế nhiều
thành phần trên cơ sở định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lí của nhà nước, phấn
đấu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững có hiệu quả. Muốn xây dựng Bắc Ninh
thành tỉnh công nghiệp trước tiên là phải xây dựng cơ sở hạ tầng: điện, đường,
trường, trạm, nước…quy hoạch các vùng công nghiệp trọng điểm. Điều quan trọng
đầu tiên cần giải quyết là nước dùng cho ăn uống sinh hoạt và công nghiệp lấy ở
đâu, thuộc đối tượng nào? bao nhiêu?.
Với việc gia tăng nhu cầu khai thác nước ngầm phục vụ cho các ngành kinh
tế, trong khi điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, động thái, chất lượng nước ngầm
rất phức tạp và mức độ nghiên cứu về nước ngầm của tỉnh Bắc Ninh còn hạn chế sẽ
là một khó khăn lớn cho công tác quản lý tài nguyên nước ngầm của tỉnh.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất
giải pháp bảo vệ tài nguyên nước ngầm thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh”
đóng góp ý nghĩa thực tiễn đối với địa bàn nghiên cứu. Giúp nhìn nhận được áp lực tác
động lên chất lượng nước ngầm một cách thấu đáo, nắm bắt được thực trạng về việc
khai thác sử dụng nước trong thời gian vừa qua, đưa ra giải pháp bảo vệ nguồn tài
nguyên này.
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được hiện trạng khai thác sử dụng nước ngầm và đề xuất một số
giải pháp bảo vệ tài nguyên nước ngầm tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Yêu cầu của đề tài
- Chỉ rõ thực trạng khai thác, sử dụng và quản lý nước ngầm.
- Chỉ rõ được hiện trạng chất lượng nước ngầm.
- Chỉ rõ được các áp lực tới chất lượng nước ngầm.
- Đề xuất được một số giải pháp bảo vệ tài nguyên nước ngầm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về nước ngầm
Khái niệm cơ bản :
"Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm
tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái
đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người"( Bùi Công Quang và
Vũ Minh Cát, 2002).
Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm tầng mặt và
nước ngầm tầng sâu. Ðặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh
trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình. Nước ngầm tầng
mặt thường không có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt. Do vậy, thành phần và
mực nước biến đổi nhiều, phụ thuộc vào trạng thái của nước mặt. Loại nước ngầm
tầng mặt rất dễ bị ô nhiễm. Nước ngầm tầng sâu thường nằm trong lớp đất đá xốp
được ngăn cách bên trên và phía dưới bởi các lớp không thấm nước. Theo không
gian phân bố, một lớp nước ngầm tầng sâu thường có ba vùng chức năng:
Vùng thu nhận nước.
Vùng chuyển tải nước.
Vùng khai thác nước có áp.
Khoảng cách giữa vùng thu nhận và vùng khai thác nước thường khá xa, từ
vài chục đến vài trăm km. Các lỗ khoan nước ở vùng khai thác thường có áp lực.
Ðây là loại nước ngầm có chất lượng tốt và lưu lượng ổn định. Trong các khu vực
phát triển đá cacbonat thường tồn tại loại nước ngầm caxtơ di chuyển theo các khe
nứt caxtơ. Trong các dải cồn cát vùng ven biển thường có các thấu kính nước ngọt
nằm trên mực nước biển(Bùi Công Quang và Vũ Minh Cát, 2002).
Một số đặc điểm của nước ngầm

- Nước ngầm tiếp xúc trực tiếp và hoàn toàn với đất và nham thạch: nước
ngầm có thể là các màng mỏng bao phủ các phần tử nhỏ bé của đất, nham thạch; là
chất lỏng được chứa đầy trong các ống mao dẫn nhỏ bé giữa các hạt đất, đá; nước
ngầm có thể tạo ra các tia nước nhỏ trong các tầng ngấm nước; thậm chí nó có thể
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


tạo ra khối nước ngầm dày trong các tầng đất, nham thạch.
Thời gian tiếp xúc của nước ngầm với đất và nham thạch lại rất dài nên tạo
điều kiện cho các chất trong đất và nham thạch tan trong nước ngầm. Như vậy thành
phần hoá học của nước ngầm chủ yếu phụ thuộc vào thành phần hoá học của các
tầng đất, nham thạch chứa nó( Bùi Công Quang và Vũ Minh Cát, 2002).
- Các loại đất, nham thạch của vỏ trái đất chia thành các tầng lớp khác nhau.
Mỗi tầng, lớp đó có thành phần hoá học khác nhau. Giữa các tầng, lớp đất, nham
thạch thường có các lớp không thấm nước. Vì vậy nước ngầm cũng được chia thành
các tầng, lớp khác nhau và thành phần hoá học của các tầng lớp đó cũng khác nhau
(Bùi Công Quang và Vũ Minh Cát, 2002).
- Ảnh hưởng của khí hậu đối với nước ngầm không đồng đều.
Nước ngầm ở tầng trên cùng, sát mặt đất chịu ảnh hưởng của khí hậu. Các
khí hoà tan trong tầng nước ngầm này do nước mưa, nước sông, nước hồ… mang
đến. Thành phần hoá học của nước ngầm của tầng này chịu ảnh hưởng nhiều của
thành phần hoá học nước mặt do đó cũng chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu.
Trái lại, nước ngầm ở tầng sâu lại ít hoặc không chịu ảnh hưởng của khí hậu.
Thành phần hoá học của nước ngầm thuộc tầng này chịu ảnh hưởng trực tiếp của
thành phần hoá học tầng nham thạch chứa nó.
- Thành phần của nước ngầm không những chịu ảnh hưởng về thành phần
hoá học của tầng nham thạch chứa nó mà còn phụ thuộc vào tính chất vật lý của các
tầng nham thạch đó.

Ở các tầng sâu khác nhau, nham thạch có nhiệt độ và áp suất khác nhau nên
chứa trong các tầng nham thạch đó cũng có nhiệt độ và áp suất khác nhau.
Vì vậy nước ngầm ở các tầng rất sâu có thể có áp suất hàng ngàn N/m2 và
nhiệt độ có thể lớn hơn 3730K.
- Nước ngầm ít chịu ảnh hưởng của sinh vật nhưng chịu ảnh hưởng nhiều
của vi sinh vật.
Ở các tầng sâu do không có Oxy và ánh sáng nên vi sinh vật yếm khí hoạt
động mạnh, chi phối nhiều nên thành phần hóa học của nước ngầm. Vì vậy thành
phần hoá học của nước ngầm chứa nhiều chất có nguồn gốc vi sinh vật ( Bùi Công
Quang và Vũ Minh Cát, 2002).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


Cấu trúc của một tầng nước ngầm
Cấu trúc của một tầng nước ngầm được chia ra thành các tầng như sau:
- Bề mặt trên gọi là mực nước ngầm hay gương nước ngầm.
- Bề mặt dưới, nơi tiếp xúc với tầng đất đá cách thuỷ gọi là đáy nước ngầm.
Chiều dày tầng nước ngầm là khoảng cách thẳng đứng giữa mực nước ngầm và đáy
nước ngầm.
- Tầng thông khí hay nước tầng trên là tầng đất đá vụn bở không chứa nước
thường xuyên, nằm bên trên tầng nước ngầm.
- Viền mao dẫn: là lớp nước mao dẫn phát triển ngay trên mặt nước ngầm.
- Tầng không thấm: là tầng đất đá không thấm nước( Phạm Ngọc Hải, và
Phạm Việt Hòa, 2004).
Các yếu tố chi phối sự hình thành nước ngầm:
- Điều kiện khí hậu miền cấp và miền phân bố.
- Mức độ và khả năng lưu thông với nước mặt.

- Khả năng thẩm thấu nước, chứa nước, biến đổi chất lượng nước của tầng
đất đá( Phạm Ngọc Hải và Phạm Việt Hòa, 2004).
Các yếu tố chi phối sự suy giảm nước ngầm:
Nước ngầm trong điều kiện tự nhiên cũng có khả năng tự bảo vệ, đó chính là ưu
điểm lớn của nó so với nước mặt. Khả năng tự bảo vệ tự nhiên của các tầng chứa nước
có thể hiểu là trong điều kiện tự nhiên các tầng chứa nước có khả năng chống lại sự
xâm nhập của các chất gây bẩn từ trên mặt.
Khả năng này của nước ngầm phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm:
- Tầng ngăn cách giữa tầng chứa nước với các yếu tố bên ngoài, đây là yếu tố
quan trọng nhất vì nó giống như tấm áo giáp ngăn sự tấn công từ bên ngoài vào.
- Điều kiện địa chất thuỷ văn của tầng chứa nước nghĩa là phụ thuộc vào thành
phần, tính chất địa chất thuỷ văn, diện phân bố của tầng chứa nước.
- Bề dày của tầng chứa nước tức là khả năng che chắn của nó.
- Chiều sâu phân bố của tầng.
- Điều kiện địa hình và cách xâm nhập của các chất bẩn khác nhau vào tầng
chứa nước như thấm trực tiếp, thấm qua đới thông khí, thấm xuyên qua tầng thấm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


nước kém hay nhiễm bẩn trực tiếp( Phạm Ngọc Hải và Phạm Việt Hòa, 2004).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


1.2. Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên Thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình khai thác, sử dụng nước ngầm trên Thế giới

Hiện trạng khai thác, sử dụng:
So với nước mặt, nước ngầm có chất lượng tốt hơn, trong khai thác sử dụng
giảm được chi phí về xây dựng công trình tạo nguồn và dẫn từ xa tới nên từ xa xưa
ở mọi nơi trên thế giới đã khai thác để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Nước ngầm phân bố không đồng đều trong không gian, thời gian và các vùng
địa lý khác nhau. Nhiều nơi là các vùng sa mạc như Trung Đông, Tây Phi, Trung
Á… cả năm có khi không được một milimet nước mưa.
Theo tính toán của các nhà địa chất Mỹ toàn trái đất có khoảng 1357,5 triệu
3
km nước, thì chỉ có 3% là nước nhạt (ngọt), phần còn lại (97%) là nước mặn trong
các đại dương. Trong số 3% tổng nước ngọt trên Trái đất thì có tới 77% nằm ở vùng
đóng băng vĩnh cửu (các khối băng vùng Bắc cực, Nam cực), còn lại chỉ 1% nước
chứa trong sông, hồ trên khắp các châu lục và 11% nước ngầm ở độ sâu từ 800m trở
lại có thể khai thác sử dụng được, còn 11% nước ngầm ở độ sâu từ 800m trở xuống
không thể khai thác sử dụng trong điều kiện kỹ thuật hiện nay.
Các nước trên thế giới khai thác sử dụng nước ngầm không đồng đều. Toàn
3
3
thế giới, hàng năm khai thác khoảng 800 k m (2.191.781.000,0 m /ngày) từ nước
3
3
ngầm. Trong đó Châu Phi là 35 k m /năm (95.890.411 m /ngày); Bắc và Trung Mỹ:
150k m3 (410.959.000); Nam Mỹ: 25 k m3; Châu Á: 500 k m3; Châu Âu: 80 k m3;
3
Châu Úc và Châu Đại Dương: 10 k m /năm (Jean Margat, 2000).
Khu vực Trung Đông nơi nguồn nước mặt khan hiếm, người ta đã khai thác
tối đa nguồn nước ngầm để phục vụ cho các nhu cầu nên ở khu vực này tỷ lệ sử
dụng nước ngầm cao như: Kuwait tỷ lệ nước ngầm được khai thác chiếm tới 88%
lượng nước mặt được khai thác, Ả Rập Xê Út chiếm 85,3%, Tiểu Vương Quốc Ả
Rập chiếm 79%, Israel chiếm 70% (Jean Margat, 2000).

Nhiều nước Nam Á cũng chiếm tỷ lệ cao về khai thác nước ngầm so với
nước mặt như: Bangladesh chiếm trên 70%, Pakistan chiếm 36,5%, Ấn Độ chiếm
34,5%, ngay cả lĩnh vực tưới cho nông nghiệp là khu vực sử dụng nhiều nước
như Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan thì tỷ lệ diện tích tưới bằng nước ngầm cũng
chiếm trên 40% so với diện tích được tưới bằng nước mặt (Jean Margat, 2000).
Có 10 nước khai thác nước ngầm lớn nhất (chiếm 74% trữ lượng nước ngầm
khai thác trên toàn thế giới)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Bảng 1.1: Danh sách các nước khai thác nước ngầm lớn nhất thế giới.
Tên nước

Lượng khai thác nước ngầm (km3 / năm )

1

Ấn Độ

190

2

Mỹ

115

3


Trung Quốc

97

4

Pakistan

55

5

Iran

53

6

Mexico

25

7

Arabia Saudi

21

8


Nhật Bản

13,2

9

Indonesia

12,5

10

Nga

11,6

STT

(Nguồn : Jean Margat, 2000)

Nhìn chung trên thế giới việc phối hợp khai thác sử dụng nước mặt và nước
ngầm được thực hiện gắn bó theo quy luật kinh tế thị trường nên tỷ lệ khai thác nước
ngầm đạt cao.
3

Ở Nga, khai thác sử dụng nước ngầm gần 15 triệu m /ngày. Ở các thành phố
lớn (hơn 100 ngàn dân) tỷ trọng nước ngầm chỉ chiếm 29%, thậm chí các thành phố
lớn như Matxcova, San Peterburg, Roctop Na Đon, Vladivostok.. hoàn toàn sử dụng
nước mặt. Tỷ trọng sử dụng nước ngầm ở nông thôn chiếm tới 85%. Nếu lấy chỉ số là

tỷ số giữa tổng lượng khai thác so với trữ lượng nước ngầm có thể được tái sinh thì
theo bản đồ do các nhà địa chất thủy văn Hà Lan thuộc tổ chức IAH thành lập năm
2006 gây cho ta những ấn tượng sâu sắc về số liệu đó trên toàn thế giới . Chỉ số có giá
trị < 20% cho biết lãnh thổ đó còn dư dật nước ngầm và có thể khai thác bền vững.
Những nước có chỉ số 100% và lớn hơn nằm ở Trung cận Đông và Bắc Phi, nước
ngầm đang bị cạn kiệt dần. Những nước có chỉ số từ 20% đến 100% là những nước mà
ở đấy việc khai thác nước ngầm chỉ có thể bền vững nếu kiểm soát chặt chẽ việc khai
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


thác nước và có kế hoạch bổ sung nhân tạo nước ngầm (Jean Margat, 2000).
Trên toàn thế giới nước ngầm được khai thác để đáp ứng 50% nhu cầu nước
cho sinh hoạt của nhân loại. Ngoài mục đích khai thác cho sinh hoạt, nước ngầm
còn được khai thác phục vụ cho công nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi và các ngành
kinh tế khác. Diện tích canh tác được tưới bằng nước ngầm ở Brazin là 22.000 ha,
Angieri là 80.000 ha, Hy Lạp là 30.000 ha trong khi các nước Nga, Mỹ, Trung
Quốc có 15 % lượng nước tưới lấy từ nước ngầm ( Phạm Ngọc Hải và Phạm Việt
Hòa, 2004).
Nước ngầm cũng được khai thác để đáp ứng cho ngành công nghiệp và chăn
nuôi ở hầu hết các nước trên thế giới. Các nước lớn như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Ấn
Độ, Ai Cập, Nam Phi đều khai thác và sử dụng nước ngầm với quy mô lớn và còn
đang tiếp tục mở rộng trong tương lai để đáp ứng yêu cầu ngày một cao của kinh tế
dân sinh ( Phạm Ngọc Hải và Phạm Việt Hòa, 2004).
Hiện trạng chất lượng nước ngầm :
Ngày nay, tình trạng ô nhiễm và suy thoái nước ngầm đang phổ biến ở các
khu vực đô thị và các thành phố lớn trên thế giới. Dân số thế giới đang tiếp tục tăng,
công nghiệp hóa, đô thị hóa thâm canh nông nghiệp sử dụng nước ngày càng nhiều,
trong khi số lượng nước và chất lượng nước đang ngày càng giảm sút gây khó khăn

cho nhiều quốc gia, theo dự báo đến năm 2030 có khoảng 60 quốc gia thiếu nước
trầm trọng.
Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu ở nhiều quốc gia và
vùng dân cư trên thế giới. Do vậy, ô nhiễm nước ngầm có ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng môi trường sống của con người. Các tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái
nước ngầm bao gồm:
Các tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng Fe, Mn và một số
kim loại khác.
Các tác nhân nhân tạo như nồng độ kim loại nặng cao, hàm lượng NO-3,
NO-2, NH4+, PO4 v.v... vượt tiêu chuẩn cho phép, ô nhiễm bởi vi sinh vật.
Suy thoái trữ lượng nước ngầm biểu hiện bởi giảm công suất khai thác, hạ
thấp mực nước ngầm, lún đất
Theo một nghiên cứu của Cơ quan Địa lý Mỹ, hơn 20% mẫu nước chưa qua
xử lý từ 932 giếng nước công cộng trên toàn nước Mỹ có chứa ít nhất một tạp chất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


có khả năng gây nên vấn đề về sức khoẻ.
Khoảng 105 triệu người – tương đương với hơn 1/3 dân số nước này lấy
nước sinh hoạt từ 140.000 hệ thống nước công cộng trên toàn nước Mỹ. Nước từ
các hệ thống này được bơm lên từ nguồn nước ngầm tại các giếng công cộng.
Nghiên cứu này chỉ tập trung chủ yếu vào nước chưa qua xử lý thu thập tại
các giếng công cộng chứ không phải loại nước đã qua xử lý bằng các thiết bị xử lý
nước. Bằng hình thức này, nghiên cứu đã bổ sung thêm thông tin cho công tác giám
sát các hệ thống nước công cộng.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các tạp chất sản sinh trong tự nhiên như
rađon và asen chiếm khoảng 3/4 lượng tạp chất – con số này lớn hơn tiêu chuẩn cho
phép đối với nước chưa qua xử lý.

Các tạp chất do con người tạo ra cũng được tìm thấy trong các mẫu nước
chưa qua xử lý tại các giếng nước công cộng bao gồm thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,
nitrat và các hoá chất xăng dầu. Các tạp chất này chiếm khoảng 1/4 lượng tạp chất –
con số này cũng lớn hơn tiêu chuẩn cho phép. Các tạp chất này được phát hiện có
trong 64% mẫu thử.
Các nhà khoa học đã tiến hành kiểm tra các mẫu nước thử với các thí nghiệm
kiểm tra đối với 337 tạp chất hoá học. 279 loại tạp chất trong số này không được chấp
nhận có trong nước uống đã qua xử lý theo Luật về An toàn nước sach của Mỹ.
Thêm vào đó, nghiên cứu chỉ ra rằng các tạp chất có trong nước giếng công
cộng thường kết hợp với các tạp chất khác tạo thành hợp chất. Đây là điều đáng lo
ngại do độc tố của các hợp chất này trong nước có thể lớn hơn độc tố của bất kỳ đơn
chất nào. Hợp chất các chất nhiễm bẩn với mức độ gần đạt tới tiêu chuẩn cho phép
được tìm thấy ở 84% số giếng công cộng trong khi lượng hợp chất vượt quá tiêu
chuẩn cho phép tìm thấy ở 4% số giếng công cộng. Các giếng nước được thu thập
mẫu nước nằm tại 41 bang ở nước Mỹ ( Chemical và Engineering News,2015).
Tại Ấn Độ một số vùng đã không an toàn để sử dụng nguồn nước ngầm.
Mạch nước ngầm ở các quận phía Bắc, phía Tây và Tây Nam dọc theo các cống xả
nước Najafgarh đều chứa Chì. Các quận phía Tây Nam có chứa cadmium và phía
Tây Bắc, phía Nam và phía Đông Delhi có chứa Crôm làm cho nước không chỉ có
hại mà còn nguy hiểm khi uống phải.
Một thực tế nguy hiểm là chỉ có khoảng 65% dân số của thành phố (chủ yếu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


tập trung gần trung tâm) có hệ thống dịch vụ cấp nước thành phố. Bên cạnh đó các
kim loại nặng, florua cũng được tìm thấy trong mạch nước ngầm ở phía Đông,
Trung Tâm, phía Bắc, Tây Bắc, phía Nam, Tây Nam và phía Tây Delhi.
Bên cạnh đó, các khu vực ở phía Đông, Trung Tâm, phía Tây Bắc, phía

Nam, phía Tây Nam và phía Tây New Delhi có chứa nitrat.
Cuộc khủng hoảng sức khỏe âm thầm phát triển có thể tồi tệ hơn ở nông thôn
Ấn Độ, nơi mà thậm chí dễ dàng phát hiện ra các vấn đề sức khỏe mãn tính phát
sinh từ việc ô nhiễm nguồn nước. Gần 80% nước uống nông thôn Ấn Độ đến trực
tiếp từ các nguồn nước ngầm.
Uống nước nhiều fluoride vượt quá mức độ an toàn cho phép có thể dẫn đến
nhiễu fluor của răng và xương. Asen gây ra vấn đề trong hệ thống thần kinh, làm
giảm chỉ số IQ ở trẻ em và trong trường hợp nặng có thể gây ra ung thư. Crôm là
một chất gây ung thư. Nitrat trong nước uống có thể gây nên bệnh “màu xanh” ở trẻ
sơ sinh và dẫn đến các vấn đề hô hấp và hệ tiêu hóa.
Những hóa chất có trong nguồn nước là do hút nước quá sâu trong lòng đất
hoặc do ô nhiễm chất thải công nghiệp và chất thải hằng ngày của con người.
Asen và florua thường được tìm thấy trong nước là do nơi khai thác nước
ngầm là nền tảng của khai thác nguồn nước quá mức. kim loại nặng có thể chảy ra
từ các chất thải công nghiệp không được qua xử lý vào hệ thống nước ngầm. Natri
có trong nguồn nước có thể do lượng dư thừa khi sử dụng các loại phân bón hoặc
lặp đi lặp lại theo thời gian.
Báo cáo của chính phủ Ấn Độ cũng đã chỉ ra rằng, lượng nước khai thác sử
dụng từ nguồn nước ngầm cao hơn 15% lượng nước tự nhiên bù đắp cho nước
ngầm trên phạm vi toàn quốc. Số giếng đã tăng nhanh và độ sâu để lấy nước ngầm
trong đất ngày càng sâu thêm (Nguồn: The times of India).
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) lên
tiếng cảnh báo thế giới tình hình ô nhiễm và suy giảm nguồn nước ngầm. Hiện trạng
này đe dọa cuộc sống của ít nhất 2,5 tỷ người trên toàn cầu phụ thuộc hoàn toàn vào
nguồn nước ngầm và hàng trăm triệu nông dân phụ thuộc vào nguồn nước này để
sống và sản xuất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực (Jean Margat, 2000).
Hội nghị Tư vấn lần thứ 2 về quản lý nguồn nước ngầm tại Thủ đô Nairôbi
của Kênya những đã nhấn mạnh, quản lý yếu kém là một trong số ít nguyên nhân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 11


chủ yếu làm cạn kiệt nguồn nước ngầm, làm ô nhiễm các tầng ngậm nước và dẫn
đến cạnh tranh không bình đẳng về phân phối sử dụng nguồn nước ngần giữa các
cộng đồng và giữa các nước. Hầu hết nếu không muốn nói là tất cả các tầng ngậm
nước không được quản lý theo hướng bền vững hoặc bình đẳng để bảo tồn và bảo
vệ các nguồn nước sạch vô giá này của nhân loại. Tuy nhiên, các quyết định liên
quan đến quản lý và sử dụng nguồn nước ngầm trên thế giới thường được hoạch
định trên cơ sở thiếu thông tin khiến các mô hình quản lý và sử dụng đều không bền
vững. Quản lý và sử dụng nước ngầm thậm chí đặc biệt phức tạp khi nguồn nước
này được chia sẻ xuyên biên giới. Nguồn nước ngầm ở châu Phi xuyên biên giới tới
40 quốc gia (Jean Margat, 2000).
Alice Aureli, Chuyên gia cao cấp của UNESCO về nguồn nước cảnh báo, thế
giới đang phải đối phó với những thách thức gay gắt chưa từng thấy về môi trường
và tăng dân số toàn cầu, đòi hỏi phải tăng gấp đôi sản lượng lương thực trong ba
thập kỷ tới cũng như tìm kiếm các nguồn năng lượng đáp ứng các nhu cầu cơ bản.
Trong khi đó,các hiểm họa khác cũng đang tăng lên do biến đổi khí hậu, mất đa
dạng sinh học và sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên.Trong bối cảnh này, thúc đẩy
các chiến lược quản lý nguồn nước tốt hơn phải là nhân tố then chốt để đảm bảo sự
sống của nhân loại và sự tồn tại của hành tinh.
Theo dữ liệu của UNESCO, nước ngầm chiếm gần 50% nguồn nước sạch
trên hành tinh và chiếm 43% nguồn nước nông nghiệp toàn cầu. Để đảo ngược xu
thế quản lý hiện nay các nguồn nước ngầm, các chuyên gia UNESCO kêu gọi các
nước và các khu vực cùng nhau xác định các ưu tiên quốc gia và khu vực cũng
như nhu cầu sử dụng nguồn nước ngầm, theo đó nguồn nước ngầm cần được coi là
giải pháp lựa chọn sử dụng cuối cùng. UNESCO cũng kêu gọi các nước sử dụng
phương pháp mới được gọi là "Chẩn đoán quản lý nguồn nước ngầm toàn cầu " để
xác định nguồn nước ngầm. Phương pháp chẩn đoán này là cơ sở để xây dựng
Khuôn khổ hành động toàn cầu thúc đẩy các giải pháp thực tiễn quản lý tốt nguồn

nước ngầm (Jean Margat, 2000).
1.2.2. Tình hình khai thác, sử dụng nước ngầm ở Việt Nam
Mức độ nghiên cứu tài nguyên nước ngầm:
Nước tàng trữ trong lòng đất cũng là một bộ phận quan trọng của nguồn tài
nguyên nước ở Việt Nam. Mặc dù nước ngầm được khai thác để sử dụng cho sinh hoạt
đã có từ lâu đời nay; tuy nhiên việc điều tra nghiên cưú nguồn tài nguyên này một cách
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


toàn diện và có hệ thống chỉ mới được tiến hành trong chừng chục năm gần đây.
Ở Việt Nam, việc điều tra nghiên cứu nguồn tài nguyên nước ngầm vẫn còn
nhiều hạn chế. Hiện nay, công tác điều tra, lập bản đồ địa địa chất thủy văn ở nước
ta đã thực hiện được các công trình chủ yếu sau:
+ Đã lập xong và phát hành Bản đồ ĐCTV toàn quốc tỷ lệ 1/500.000.
+ Bản đồ ĐCTV tỷ lệ 1/200000 đã phủ hơn ½ diện tích lãnh thổ, trong đó
các vùng trọng điểm như vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam
Trung Bộ và một phần Trung Bộ đã được phủ kín.
+ Bản đồ ĐCTV tỷ lệ lớn (1/50000 đến 1/25000) đã phủ kín được 20 vùng
với tổng diện tích 24.239km2 bao gồm các đô thị, khu công nghiệp, nông trường,
vùng ven đô thị và một số vùng kinh tế trọng điểm.
Hiện nay việc đào giếng để khai thác nước ngầm được thực hiện ở nhiều nơi
nhất là ở vùng nông thôn bằng các phương tiện thủ công, còn việc khai thác bằng
các phương tiện hiện đại cũng đã được tiến hành nhưng còn rất hạn chế chỉ nhằm
phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt ở các trung tâm công nghiệp và khu dân cư lớn.
Hiện trạng cấp nước đô thị ( các hệ thống cấp nước tập trung ở đô thị phục
vụ cấp nước sinh hoạt , sản xuất công nghiệp, chế biến, …).
Hiện nay nước ngầm đóng khoảng 40% tổng lượng nước cấp cho các đô thị .
Lớn nhất là ở Hà Nội , khoảng 800.000 m3/ngày , Thành phố Hồ Chí Minh khoảng

500.000 m3/ngày.
Phần lớn các đô thị còn lại sử dụng cả nước mặt và nước ngầm.( Cục quản
lý tài nguyên nước, 2008)
Bảng 1.2: Hiện trạng khai thác và nhu cầu sử dụng nước tại các đô thị
ở Việt Nam đến năm 2020
Loại đô
thị

Hiện tại
Tên Đô thị

Hà Nội
Hồ Chí Minh

Nguồn nước

Nhu cầu đến
m3/ngày

2020(m3

/đêm

/ngày/đêm)

Nước ngầm

780000

1450000


Nước mặt + Nước ngầm

968000

3050000

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


Loại đô
thị

Hiện tại
Tên Đô thị

Nguồn nước

Nhu cầu đến
m3/ngày

2020(m3

/đêm

/ngày/đêm)

(560000)

I

Hải Phòng

Nước mặt

126000

564000

I

Huế

Nước mặt

90000

313000

I

Đà Nẵng

Nước mặt

75000

470000


II

Thái Nguyên

Nước mặt + Nước ngầm

23000
(16000)

141000

II

Việt Trì

Nước mặt

36000

98000

II

Bắc Giang

Nước mặt

20000

46000


II

Nam Định

Nước mặt

45000

89000

II

Thanh Hóa

Nước mặt + Nước ngầm

22000

72000

I

Vinh

Nước mặt

20000

107000


II

Quy Nhơn

Nước ngầm

54000

60700

II

Nha Trang

Nước mặt + Nước ngầm

38600

127600

II

Buôn Ma Thuật

Nước ngầm

30000

65000


II

Đà Lạt

Nước mặt

31000

51000

II

Biên Hòa

Nước mặt

51000

157600

II

Vũng Tàu

Nước mặt + Nước ngầm

30000
(80000)


185000

II

Mỹ Tho

Nước mặt + Nước ngầm

90000

II

Cần Thơ

Nước mặt + Nước ngầm

76000

136000

III

Tuyên Quang

Nước ngầm

10000

38500


III

Cao Bằng

Nước mặt

12000

25600

III

Lạng Sơn

Nước ngầm

18000

38000

IV

Lai Châu

Nước dưới đất tự chảy

3550

5000


III

Điện Biên

Nước mặt

8000

30000

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


Loại đô
thị

Hiện tại
Tên Đô thị

Nguồn nước

Nhu cầu đến
m3/ngày

2020(m3

/đêm


/ngày/đêm)

III

Yên Bái

Nước mặt

10000

30700

III

Lào Cai

Nước mặt

8500

30700

III

Sơn La

Nước mặt + Nước ngầm

10000
(5000)


11700

III

Bắc Kạn

Nước mặt

4000

10000

IV

Phú Thọ

Nước mặt

5000

8400

V

Sông Công

Nước mặt

3500


6000

III

Vĩnh Yên

Nước ngầm

16000

36000

III

Bắc Ninh

Nước ngầm

11000

35500

III

Hạ Long- Cẩm Nước mặt + Nước ngầm
Phả

97000
(14000)


V

Uông Bí

Nước mặt

III

Hà Đông

III
III

243000

5000

16000

Nước ngầm

36000

114000

Sơn Tây

Nước ngầm


11000

34500

Hòa Bình

Nước mặt + Nước ngầm

13500
(6000)

III

Thái Bình

Nước mặt

18000

III

Hải Dương

Nước mặt + Nước ngầm

30000
(10200)

22700
65000

46100

IV

Hưng Yên

Nước ngầm

10000

11900

III

Phủ Lý

Nước mặt

10000

40000

III

Ninh Bình

Nước mặt

10000


36000

IV

Tam Điệp

Nước ngầm

4000

16000

IV

Đồ Sơn

Nước mặt + Nước ngầm

5000

10000

IV

Hà Giang

Nước mặt + Nước ngầm

4800


23000

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


×