Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc thái trên địa bàn huyện con cuông, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

----------

LÔ VĂN ỐC

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG GẮN VỚI BẢO TỒN
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC THÁI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

----------

LÔ VĂN ỐC



PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG GẮN VỚI BẢO TỒN
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC THÁI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH

: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

MÃ SỐ

: 60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. QUYỀN ĐÌNH HÀ

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương
tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2015
Học viên

Lô Văn Ốc


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ii


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi
đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình về nhiều mặt của các tổ chức và các
cá nhân trong và ngoài trường
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu
trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
khoa Kinh tế và PTNT, bộ môn Phát triển nông thôn và các Thầy, Cô giáo đã tạo
mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS. Quyền
Đình Hà, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo UBND huyện Con Cuông,
ban quản lý vườn quốc gia Pù Mát, phòng văn hóa – dân tộc, phòng Nông nghiệp,
phòng Lao động thương binh và Xã hội, Trạm khuyến nông, Hội nông dân, Hội phụ
nữ, Đoàn thanh niên, UBND các xã Yên Khê, Môn Sơn, Lục Dạ... và những hộ
dân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi cung cấp số liệu, tư liệu khách quan và nói lên
những suy nghĩ của mình để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡ
tôi nhiệt tình trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Lô Văn Ốc


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục các từ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục sơ đồ

x


Danh mục biểu đồ

x

Danh mục hộp

x

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1 Mục tiêu chung

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể


2

1.3

Câu hỏi nghiên cứu

3

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

3

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

4

2.1

Cơ sở lý luận của đề tài


2.1.1 Các khái niệm

4
4

2.1.2 Sự cần thiết phải phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa
truyền thống

10

2.1.3 Vai trò của phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền
thống của dân tộc Thái

11

2.1.4 Đặc điểm của phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa
truyền dân tộc Thái

13

2.1.5 Nguyên tắc của phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa
truyền thống dân tộc Thái

14

2.1.6 Nội dung của phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền
thống dân tộc Thái

15


2.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn
văn hóa truyền thống của dân tộc Thái

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

17

Page iv


2.2

Cơ sở thực tiễn của đề tài

19

2.2.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền
thống trên thế giới

19

2.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền
thống ở Việt Nam

22

2.2.3 Những bài học kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng

25


PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU

27

3.1

Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

27

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

27

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

28

3.1.3 Đánh giá thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội cho
phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống của dân
3.2

tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

34

Phương pháp nghiên cứu

36


3.2.1 Phương pháp tiếp cận

36

3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

36

3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

36

3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu

38

3.2.5 Phương pháp phân tích, số liệu

38

3.2.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

40

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

41

4.1


Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn VHTT của dân
tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

41

4.1.1 Quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền
thống của dân tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông

41

4.1.2 Đầu tư và huy động vốn đầu tư cho DLCĐ gắn với bảo tồn VHTT của dân
tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

45

4.1.3 Quản lý tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất phục vụ DLCĐ gắn với bảo tồn
VHTT của dân tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông

46

4.1.4 Các sản phẩm DLCĐ gắn với bảo tồn VHTT của dân tộc Thái trên địa bàn
huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

58

4.1.5 Lực lượng lao động hoạt động DLCĐ gắn với bảo tồn VHTT của dân tộc
Thái trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


59

Page v


4.1.6 Chính sách phát triển DLCĐ gắn với bảo tồn VHTT của dân tộc Thái

60

4.1.7 Hoạt động liên kết phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa
truyền thống của dân tộc Thái

61

4.1.8 Kết quả hoạt động du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền
thống của dân tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

61

4.1.9 Sự tham gia của người dân vào hoạt động DLCĐ gắn với bảo tồn VHTT
của dân tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông
4.2

66

Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLCĐ gắn với bảo tồn VHTT của dân
tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

76


4.2.1 Vốn

76

4.2.2 Điều kiện cơ sở vật chất

77

4.2.3 Thông tin

78

4.2.4 Trình độ học vấn

78

4.2.5 Các tổ chức, đoàn thể

79

4.2.6 Nhân lực

81

4.2.7 Một số yếu tố khác

82

4.2.8 Đánh giá khả năng phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn VHTT
của dân tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

4.3

82

Những giải pháp phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền
thống của dân tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

88

4.3.1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo
tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông

88

4.3.2 Những giải pháp phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền
thống của dân tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

91

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

103

5.1

Kết luận

103

5.2


Kiến nghị

105

5.2.1 Đối với Nhà nước

105

5.2.2 Đối với chính quyền địa phương

105

5.2.3 Đối với người dân ở các xã Môn Sơn, Yên Khê, Lục Dạ

106

TÀI LIỆU THAM KHẢO

107

PHỤ LỤC

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DLCĐ


: Du lịch cộng đồng

CLB

: Câu lạc bộ

UBND

: Ủy ban nhân dân

DLST

: Du lịch sinh thái

DLLS

: Du lịch lịch sử

BCH

: Ban chấp hành

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HTX

: Hợp tác xã


VHTT

: Văn hóa truyền thống

VQG

: Vườn quốc gia

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Tình hình sử dụng đất đai của huyện Con Cuông qua 3 năm (2011 - 2013)

29

3.2

Tình hình dân số, lao động trên địa bàn huyện (2011 – 2013)


31

3.3

Tình hình phát triển kinh tế của huyện Con Cuông trong 3 năm
(2011 – 2013)

33

3.4

Số lượng mẫu điều tra

37

4.1

Nguồn vốn cho phát triển DLCĐ

46

4.2

Sự thay đổi một số loại hình văn học nghệ thuật dân gian trước và
sau khi có DLCĐ gắn với bảo tồn VHTT của dân tộc Thái

4.3

52


Tỷ lệ hộ làm DLCĐ gắn với bảo tồn VHTT của dân tộc Thái biết
chữ viết của dân tộc Thái trước và sau khi tham gia DLCĐ

4.4

53

Sử dụng trang phục truyền thống của các hộ làm DLCĐ gắn với
bảo tồn VHTT của dân tộc Thái

4.5

54

Sử dụng món ăn truyền thống của dân tộc Thái trước và sau khi có
DLCĐ gắn với bảo tồn VHTT của dân tộc Thái

4.6

56

Số lượng lao động DLCĐ gắn với bảo tồn VHTT của dân tộc Thái
trên địa bàn huyện Con Cuông

59

4.7

Lượng khách du lịch đến Con Cuông giai đoạn 2011 – 2013


62

4.8

Thời gian lưu trú của du khách du lịch cộng đồng trên địa bàn
huyện Con Cuông giai đoan 2011 - 2013

4.9

64

Doanh thu từ hoạt động du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa
truyền thống của dân tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông

4.10

65

Một số thông tin của các hộ tham gia làm DLCĐ gắn với bảo tồn
VHTT của dân tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông

4.11

66

Lý do các hộ không tham gia vào hoạt động phát triển du lịch cộng
đồng gắn với bảo tồn VHTT của dân tộc Thái

67


4.12

Một số thông tin của các hộ tham gia CLB dân ca Thái Con Cuông

69

4.13

Hiện trạng kinh doanh của các hộ dân ở Con Cuông

70

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page viii


4.14

Mức độ phản ánh của du khách về các sản phẩm DLCĐ gắn với bảo
tồn VHTT của dân tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông

4.15

71

Mức độ thu nhập của các hộ dân ở các khu du lịch cộng đồng gắn
với bảo tồn VHTT của dân tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông


72

4.16

Tỷ lệ hộ nghèo ở các xã có DLCĐ

74

4.17

Xếp loại các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển DLCĐ gắn với bảo tồn
VHTT của dân tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông

76

4.18

Nguồn vốn cho phát triển DLCĐ

77

4.19

Các hình thức quảng cáo phát triển hình ảnh ở DLCĐ trên địa bàn
huyện Con Cuông

4.20

78


Phân tích ma trận SWOT cho phát triển du lịch cộng đồng gắn với
bảo tồn VHTT của dân tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

83

Page ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số sơ đồ
4.1

Tên sơ đồ

Trang

Sơ đồ Venn về quan hệ giữa cộng đồng và các tổ chức, đoàn thể trên địa
bàn huyện Con Cuông

79

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang


4.1

Số lượng khách du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Con Cuông

63

4.2

Biểu đồ thay đổi kinh tế

73

DANH MỤC HỘP
Số hộp

Tên hộp

Trang

4.1

Ý kiến về số lượng và thu nhập của việc dệt thổ cẩm

57

4.2

Ý kiến về khối lượng, mẫu mã các sản phẩm dệt

57


4.3

Một số khó khăn nhất định ảnh hưởng đến lượng khách du lịch

63

4.4

Mong muốn tham gia CLB dân ca Thái

69

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page x


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, ngành du lịch nói chung và du lịch cộng đồng
nói riềng ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ, đóng góp cho nền kinh tế quốc dân
ngày một tăng, thu về nguồn ngoại tệ đáng kể, tạo ra nhiều việc làm cho người
dân tại các địa phương có hoạt động du lịch, cũng là nguồn động lực cho các
ngành kinh tế khác phát triển, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá
đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo
vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng.
Du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống càng có ý nghĩa
hết sức quan trọng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. xu thế mở cửa, giao lưu,

hội nhập văn hóa ngày càng trở nên sâu rộng, bản lĩnh văn hóa Việt Nam đang
phải đối mặt trực tiếp với những thách thức lớn, liên quan đến sự sống còn của dân
tộc. Trong việc xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển hệ giá trị văn hóa
truyền thống dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong bối cảnh toàn
cầu hóa và hội nhập quốc tế có ý nghĩa to lớn.
Là một huyện miền núi của tỉnh Nghệ An. Con cuông có tới 88% dân số
là người dân tộc thiểu số trong đó 74% là cộng đồng dân tộc Thái với những giá
trị văn hoá phong phú, độc đáo và chứa đựng tính nhân văn cao cả. Con Cuông
có vị trí đặc thù và tài nguyên du lịch đa dạng phong phú, được xác định là một
trong những trung tâm du lịch của Nghê An. Con Cuông nằm trên địa hình nhiều
núi đá vôi kết nối nhau có đỉnh cao trên 2700m. Do vậy đã tạo ra nhiều hang
động, thác nước đẹp, những cánh rừng nguyên sinh tạo nên VQG Pù Mát nằm
trong khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận với diện tích
94,804ha, có hệ thực động vật phong phú.
Từ tháng 6/2011, VQG Pù Mát đã ký Thỏa thuận đối tác thực hiện giữa
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) Việt
Nam và Ban quản lý Vườn quốc gia Pù Mát về vai trò và nhiệm vụ của đối tác
thực hiện dự án “Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tuyến Yên Khê - Lục Dạ -

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1


Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An” với mục tiêu bảo tồn bản sắc văn
hóa của cộng đồng các dân tộc đồng thời tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người
dân địa phương.
Trong nhưng năm qua du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền
thống ở Con Cuông đã đạt được nhiều thành quả tích cực.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau mà

du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Thái trên địa
bàn huyện Con Cuông vẫn còn chứa đựng nhiều tồn tại, thiếu sót, đẩy những giá
trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở đây đứng trước những
thách thức,những nguy cơ không nhỏ.
Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Phát triển du lịch cộng đồng gắn
với bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Thái trên địa bàn huyện Con
Cuông, tỉnh Nghệ An”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng để đề
xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa
truyền thống của dân tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng
gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống;
- Đánh giá thực trạng phát triển DLCĐ gắn với bảo tồn văn hóa truyền
thống của dân tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An;
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng gắn
với bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Thái trên địa bàn huyện Con
Cuông, tỉnh Nghệ An;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo
tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh
Nghệ An;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2


1.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Vấn đề phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền
thống trên thế giới và Việt Nam hiện nay như thế nào?
- Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền
thống của dân tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An trong
những năm qua ra sao?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển DLCĐ gắn với bảo tồn
VHTT của dân tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An?
- Những giải pháp nào nhằm phát triển DLCĐ gắn với bảo tồn VHTT của
dân tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn
văn hóa truyền thống của dân tộc Thái, chủ thể là các hộ hoạt động du lịch cộng
đồng trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung
+ Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền
thống của dân tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An;
+ Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn
VHTT của dân tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An;
+ Những giải pháp nhằm phát triển DLCĐ gắn với bảo tồn VHTT của dân
tộc Thái trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An;
- Phạm vị về không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An
- Phạm vi về thời gian.
+ Thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài từ tháng 3/2014 đến tháng 5/2015.
+ Thời gian lấy số liệu sử dụng làm tài liệu nghiên cứu trong đề tài từ năm
2010 đến 2013.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page 3


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Các khái niệm
* Khái niệm du lịch cộng đồng
Từ lâu, khái niệm “du lịch cộng đồng” (DLCĐ) đã được đề cập rộng rãi
tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cụ thể:
Ở Thái Lan khái niệm Community-Based Tourism - Du lịch dựa vào cộng
đồng được định nghĩa: “DLCĐ là loại hình du lịch được quản lý và có bởi chính
cộng đồng địa phương, hướng đến mục tiêu bền vững về mặt môi trường, văn
hóa và xã hội. Thông qua DLCĐ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận
thức về lối sống của cộng đồng địa phương” (REST, 1997).
Khái niệm này cũng được nhắc đến trong chương trình nghiên cứu của
nhiều tổ chức xã hội trên thế giới. Pachamama (Tổ chức hướng đến việc giới
thiệu và bảo tồn văn hóa bản địa khu vực Châu Mỹ) đã đưa ra quan điểm của
mình về Community-Based Tourism như sau: “DLCĐ là loại hình du lịch mà du
khách từ bên ngoài đến với cộng đồng địa phương để tìm hiểu về phong tục, lối
sống, niềm tin và được thưởng thức ẩm thực địa phương. Cộng đồng địa phương
kiểm soát cả những tác động và những lợi ích thông qua quá trình tham gia vào
hình thức du lịch này, từ đó tăng cường khả năng tự quản, tăng cường phương
thức sinh kế và phát huy giá trị truyền thống của địa phương”.
Khái niệm du lịch cộng đồng của nhà nghiên cứu Nicole Hause và
Wolffgang Strasdas: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch trong đó chủ yếu là
người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ
du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương”.
Tại Việt Nam, hàng loạt khái niệm về DLCĐ đã được đề cập. Tác giả

Trần Thị Mai (2005) đã xây dựng nội dung cho khái niệm này như sau: “DLCĐ
là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh
tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường và mang đến cho

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


du khách kinh nghiệm mới, góp phần thựchiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương có dự án.”. Cùng có quan điểm nhấn mạnh vai trò của
phương thức phát triển DLCĐ trong công tác bảo tồn môi trường tự nhiên và
nhân văn, tác giả Võ Quế (2006) đã nhìn nhận: “Du lịch dựa vào cộng đồng là
phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các
dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh
thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên.” Bên cạnh nội dung xem xét phát
triển DLCĐ là phương thức góp phần đẩy mạnh tính hiệu quả trong công tác bảo
tồn, tác giả Bùi Thị Hải Yến (2012) còn đề cập đến việc tham gia của cộng đồng
địa phương, với cách nhìn về DLCĐ: “DLCĐ có thể hiểu là phương thức phát
triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ
yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch. Cộng đồng nhận
được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; của chính
quyền địa phương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được
từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn khai thác tài nguyên môi
trường du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng
cao và hợp lý của du khách.”
Tựu chung lại, khái niệm DLCĐ chứa đựng các nội dung chủ yếu như sau:
- Du khách là tác nhân bên ngoài, là tiền đề mang lại lợi ích kinh tế và sẽ
có những tác động nhất định kèm theo việc thụ hưởng các giá trị về môi trường

sinh thái tự nhiên và nhân văn khi đến với một cộng đồng địa phương cụ thể.
- Cộng đồng địa phương là người kiểm soát các giá trị về mặt tài nguyên
du lịch để hỗ trợ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức của mình khi
có cơ hội tiếp cận hệ thống tài nguyên du lịch tại không gian sinh sống của cộng
đồng địa phương.
- Cộng đồng địa phương sẽ nhận được lợi ích về mặt kinh tế, mở rộng tầm
hiểu biết về đặc điểm tính cách của du khách cũng như có cơ hội nắm bắt các
thông tin bên ngoài từ du khách.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


- Cộng đồng địa phương ngày càng được tăng cường về khả năng tổ chức,
vận hành và thực hiện các hoạt động, xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ
cho du khách. Từ đó, cộng đồng ngày càng phát huy vai trò làm chủ của mình.
Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân
phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được
môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của
địa phương (phong cảnh, văn hóa…)
Du lịch cộng đồng dựa trên sự tò mò, mong muốn của khách du lịch để
tìm hiểu thêm về cuộc sống hang ngày của người dân từ các nền văn hóa khác
nhau. Du lịch cộng đồng thường liên kết với người dân thành thị đến các vùng
nông thôn để thưởng thức cuộc sống tại đó trong một khoảng thời gian nhất định
(Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng, 2012, Viện Nghiên cứu và Phát
triển Ngành nghề Nông thôn Việt Nam)
* Khái niệm văn hóa truyền thống
Theo nghĩa rộng, văn hóa được hiểu là toàn bộ những giá trị, những hoạt
động tinh thần của con người. Taylor cho rằng “Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng

nhất của nó là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo
đức, luật pháp, phong tục và những khả năng và tập quán khác mà con người có
được với tư cách là một thành viên của xã hội”. Tiêu biểu cho cách hiểu này là
A.K Vlêđốp: “Việc coi văn hóa tinh thần chỉ là tổng hợp những giá trị tinh thần
là phiến diện. Văn hóa tinh thần như là sự hoạt động sáng tạo tích cực của con
người, như là sự sản xuất cất giữ và sử dụng những giá trị tinh thần”.
Theo nghĩa hẹp, các tác giả cho rằng văn hóa tinh thần là những dấu ấn tinh
thần, những giá trị tinh thần đặc thù của một quốc gia dân tộc nhằm phân biệt dân
tộc này với dân tộc khác. Tiêu biểu cho cách hiểu này là khái niệm văn hóa của
UNESCO được thừa nhận rộng rãi: Văn hóa là “tổng thể sống động các hoạt động
sáng tạo của con người đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện
tại. Qua hàng thế kỷ các hoạt động sáng tạo ấy đã cấu thành nên một hệ thống các
giá trị, truyền thống thị hiếu thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc
khẳng định bản sắc riêng của mình” (2, tr.5).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


Văn hóa là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con
người, loài người sáng tạo, tích lũy thông qua hoạt động thực tiễn trong suốt quá
trình lịch sử của mình. Con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên và văn hóa là
sản phẩm đặc sắc nhất của con người. Có thể nói văn hóa là sự hóa thân của đời sống,
nó thấm vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người, nó xuyên suốt cơ thể xã hội, nó
biểu hiện trình độ người, trình độ xã hội, văn minh quốc gia, văn minh nhân loại.
Theo Trần Văn Giàu (2013): “Giá trị truyền thống được hiểu là những cái
tốt, bởi vì những cái tốt mới được gọi là giá trị. Thậm chí không phải bất cứ cái
gì tốt đều được gọi là giá trị; mà phải là cái tốt cơ bản, phổ biến, có nhiều tác
dụng tích cực cho đạo đức, cho sự hướng dẫn nhận định, đánh giá và dẫn dắt

hành động của một dân tộc thì mới mang đầy đủ ý nghĩa của khái niệm “giá trị
truyền thống”.
Theo Trần Ngọc Thêm (2013): “Truyền thống văn hóa là những giá trị
tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới những khuôn mẫu xã
hội được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và được cố định
hóa dưới dạng những phong tục tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận...” (3, tr.26).
Theo Tần Nguyên Việt (2008): “Theo đó, có thể coi truyền thống là một
bộ phận tương đối ổn định của ý thức xã hội, được lặp đi lặp lại trong suốt tiến
trình hình thành và phát triển của các nền văn hóa tinh thần và vật chất, là một
giá trị nhất định đối với từng nhóm người, từng giai cấp, cộng đồng và xã hội nói
chung” (4, tr.113).
Như vậy, có thể khái quát văn hóa truyền thống có những tính chất cơ
bản sau đây:
Thứ nhất, tính giá trị. Văn hóa truyền thống mang tính giá trị bởi vì nó là
chuẩn mực, là thước đo cho hành vi đạo đức, cho những quan hệ ứng xử giữa
người và người trong một cộng đồng, một giai cấp, một quốc gia, một dân tộc
nhất định. Giá trị văn hóa truyền thống để phân biệt phải trái, đúng, sai để định
hướng cho các hoạt động vì mục đích xây dựng cuộc sống tự do và tiến bộ của
dân tộc đó.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


Thứ hai, tính lưu truyền. Văn hóa ra đời, phát triển trong suốt chiều dài
lịch sử của dân tộc. Những giá trị của nó được chuyển giao tiếp nối, qua nhiều
thế hệ và giá trị văn hóa truyền thống đó được giữ gìn phát huy lên một tầm cao
mới. Qua hàng nghìn năm lịch sử, các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam như
chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, ý thức cộng đồng được lưu truyền phát

triển tạo thành một hệ giá trị mới của dân tộc Việt Nam.
Thứ ba, tính ổn định. Những giá trị của văn hóa truyền thống được gạn
lọc, khẳng định qua nhiều thế hệ, nó trở thành cái chân, cái thiện, cái mỹ được
lịch sử thừa nhận. Nó là một trong những hệ giá trị của văn hóa dân tộc, một thành
tố ổn định của ý thức xã hội.
* Các loại hình văn hóa
Văn hóa được phân loại thành hai phạm trù lớn là văn hóa vật thể và văn hóa
phi vật thể. Văn hóa vật thể bao gồm những sản phẩm văn hóa chứa đựng trong vật
chất mà sự tồn tại của chúng gắn liền với sự hiện diện của khối vật chất cụ thể. Văn
hóa phi vật thể gồm những sản phẩm văn hóa có giá trị tinh thần thuần túy, sự tồn tại
của chúng có tính độc lập tương đối.

VĂN HÓA

Văn hóa vật thể
- Các công trình kiến trúc:
đền, đài…
- Nhà cửa, đường sá, cầu
cống…
- Di tích lịch sử, danh lam
thắng cảnh…
- Công viên, tượng đài…

Văn hóa phi vật thể
- Các hệ thống tư tưởng, tôn
giáo, triết học…
- Các sáng tác văn học nghệ
thuật…
- Những chuẩn mực đạo đức,
phong tục tập quán, lối sống…

- Những phẩm chất tinh thần,
tâm hồn…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


Tất nhiên, sự phân chia trên chỉ là tương đối, để dễ phân biệt, không nên
cứng nhắc trong quan niệm, bởi lẽ trong những cái gọi là “văn hóa vật thể” có giá
trị của “văn hóa phi vật thể” thì ít nhiều cũng cần nhân tố vật chất nhất định để
thể hiện chúng.
* Bảo tồn văn hóa truyền thống
Bảo tồn văn hóa không phải là hoạt động cản trở sự phát triển văn hóa, mà
trong một chừng mực nào đó còn là cơ sở cho sự phát triển văn hóa theo đúng
hướng. Bản thân quá trình phát triển văn hóa có sự đào thải yếu tố văn hóa lỗi
thời, lạc hậu, không phù hợp với hiện thực khách quan. Sẽ là sai lầm khi coi bảo
tồn văn hóa triệt tiêu sự phát triển văn hóa và ngược lại phát triển văn hóa sẽ triệt
tiêu bảo tồn văn hóa. Bảo tồn và phát triển văn hóa có thể được coi là thúc đẩy
nhau; bảo tồn văn hóa giữ vai trò là cơ sở góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa.
Bên cạnh đó, thông qua phát triển văn hóa, con người nhận thức và thực hiện
hoạt động bảo tồn văn hóa nhằm thể hiện bản sắc riêng của mình. Cũng bởi tầm
quan trọng của việc bảo tồn văn hóa mà trong quá trình phát triển chứa đựng sự
đánh giá, xác lập vị thế của yếu tố văn hóa mới dựa trên nền tảng giá trị đã được
bảo tồn.
Hiện tại có các phương pháp bảo tồn văn hóa truyền thống sau đây:
Đối với văn hóa vật thể: Thực hiện công tác trùng tu, tôn tạo, bảo quản
các di tích lịch sử và các văn hóa vật thể. Tu bổ di tích không chỉ đơn giản là
khôi phục lại như mới một công trình kiến trúc cổ truyền, mà là sự tổng hợp của
nhiều mặt hoạt động phức tạp có quan hệ qua lại rất chặt chẽ như: Nghiên cứu

sáng tạo nghệ thuật và quá trình thi công, sản xuất…Công tác tu bổ di tích phải
đáp ứng được các như cầu: Giải phóng, loại bỏ khỏi di tích tất cả các lớp bổ sung
xa lạ, gây ảnh hưởng xấu tới các mặt giá trị của di tích; giữ lại tối đa những yếu
tố nguyên gốc của di tích; trên cơ sở khoa học đáng tin cậy khôi phục lại một
cách chính xác những yếu tố đã bị thiếu hụt, mất mát trong quá trình tồn tại của
di tích; trả lại cho di tích hình dáng vốn có của nó; làm cho di tích có độ bền
vững về mặt kết cấu để tồn tại lâu dài trước tác động của điều kiện khí hậu và
thời tiết khắc nghiệt, cũng như thử thách của thời gian.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


Đối với văn hóa phi vật thể có hai phương pháp: Một là, phương pháp bảo
tồn tĩnh: Quay phim, chụp ảnh, ghi chép để tư liệu hóa thật chi tiết (khi có nhu
cầu, thì căn cứ vào đó để phục dựng). Hai là, bảo tồn động: Đưa nó về với cộng
đồng. Vì cộng đồng chính là chủ thể của di sản, không ai có thể thay thế họ. Tất
nhiên, khi bảo tồn trong cộng đồng thì nó sẽ biến đổi, nhưng “cái hồn” của di sản
vẫn sẽ được người dân lưu giữ. Có thể, qua quá trình phát triển, nó sẽ gắn với
một tâm thức khác. Vấn đề là ta phải chủ động tạo điều kiện cho nó kế thừa, và
nhập vào xã hội mới.
2.1.2 Sự cần thiết phải phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa
truyền thống
Tại sao phải phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền
thống? Câu hỏi này được các nhà hoạch định chính sách, các nhà chỉ đạo thực
hiện chính sách, các tổ chức nghiên cứu và phát triển ở hầu hết các nước trên thế
giới đặt ra. Câu trả lời là những nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Những địa phương, những vùng trước khi phát triển du lịch
cộng đồng, hoặc những nơi có tiềm năng phát triển du lịch công đồng thì hầu hết

là những địa phương, những vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu – vùng xa, đời
sống người dân gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao.
Thứ hai: người nghèo không thể tự vươn lên nếu thiếu sự hỗ trợ của từ
Chính phủ, xã hội và cộng đồng. Cần nhận thức rõ đặc điểm cơ bản của người
nghèo, hộ nghèo. Người nghèo thường được biểu hiện ở sự nghèo về nguồn lực,
kiến thức kỹ năng, ốm đau bệnh tật. Người nghèo thường khó tự đứng lên nếu
không có sự hỗ trợ. Họ tiếp tục đi vào vòng luẩn quẩn: thiếu kiến thức, thiếu vốn,
năng suất thấp, đói ăn, tàn phá tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường, sản
xuất khó khăn, lại dẫn đến làm tăng nghèo đói.
Thứ ba: Du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hoá truyền thống của dân
tộc ít người là một hình thức du lịch không những mang lại giá trị kinh tế mà còn
có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục mọi người về vấn đề hiểu biết về lịch
sử dân tộc mình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10


Khi người dân địa phương đã nắm rõ được nguyên tắc và lợi ích từ du lịch
cộng đồng gắn với bảo tồn văn hoá truyền thống của dân tộc, họ sẽ là những
người trực tiếp giữ gìn, bảo tồn các di sản văn hoá và họ cũng sẽ là những người
truyền sự cảm thụ này đến cho du khách. Từ đó tạo ra một khối thống nhất để
bảo vệ, gìn giữ những giá trị văn hoá từ bao đời nay để lại.
Thứ tư: Phát triển DLCĐ gắn với bảo tồn VHTT của dân tộc Thái sẽ đảm
bảo thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội, ổn định chính trị và xã hội. Các vùng
nghèo thường là các vùng nông thôn, xa xôi hẻo lánh. Người nghèo thường là
nông dân, dân tộc thiểu số, trẻ em, thuộc nhóm dễ bị tổn thương. Do đó, lợi ích
từ du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Thái là
góp phần thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội.

2.1.3 Vai trò của phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền
thống của dân tộc Thái
a) Giảm nghèo thông qua phát triển sinh kế nông thôn
Khi DLCĐ gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc thái phát
triển, người dân địa phương hơn ai hết, họ là những người am hiểu địa hình, am
hiểu nền văn hoá bản địa. Họ chính là người tham gia du lịch cộng đồng, tham
gia phục vụ du lịch tại địa phương và họ cũng chính là nguồn tài nguyên nhân
văn vô cùng quý giá của các khu DL. Hay nói cách khác, DLCĐ gắn với bảo tồn
văn hóa của dân tộc Thái tạo việc làm cho lao động sở tại, giảm thiểu dòng lao
động di chuyển ra thành phố và các nơi khác.
Sản phẩm của địa phương không những được tiêu thụ tại chỗ mà còn làm
quà cho du khách sau mỗi chuyến đi du lịch, chính điều này đã quảng bá được
sản phẩm của địa phương đi khắp muôn phương.
Văn hoá địa phương luôn hấp dẫn khách du lịch, những nét văn hoá đặc sắc
này khi DLCĐ gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Thái được khai
thác và phát triển thì đây không những là một trong những hình thức giữ gìn bản sắc
văn hoá dân tộc và còn tạo thu nhập cho người dân địa phương thông qua các buổi
biểu diễn văn nghệ, các lễ hội truyền thống.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11


b) Góp phần bảo tồn các di tích lịch sử, bản sắc văn hoá dân tộc
DLCĐ gắn với bảo tồn văn hoá truyền thống của dân tộc Thái là một hình
thức du lịch không những mang lại giá trị kinh tế mà còn có ý nghĩa quan trọng
trong việc giáo dục mọi người về vấn đề hiểu biết về văn hóa dân tộc mình.
Khi người dân địa phương đã nắm rõ được nguyên tắc và lợi ích từ DLCĐ
gắn với bảo tồn văn hoá truyền thống của dân tộc Thái, họ sẽ là những người trực

tiếp giữ gìn, bảo tồn các di sản văn hoá và họ cũng sẽ là những người truyền sự
cảm thụ này đến cho du khách. Từ đó tạo ra một khối thống nhất để bảo vệ, gìn
giữ những giá trị văn hoá từ bao đời nay để lại.
Văn hoá địa phương là một phần không thể thiếu trong loại hình DLCĐ
gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Thái. Loại hình du lịch này
giúp cho các nét văn hoá đặc sắc riêng của địa phương đến với du khách, đến với
bạn bè quốc tế; khai thác giá trị văn hoá địa phương nhưng không làm tổn hại tới
nó mà chính DLCĐ gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Thái giúp
khơi dậy lòng tự hào dân tộc, khuyến khích, gìn giữ và bảo vệ những nét hay nét
đẹp trong văn hoá cổ xưa của địa phương. Văn hoá địa phương chính là yếu tố
thu hút du khách đến với du lịch và giúp lưu giữ lại các nét văn hoá đặc sắc này.
Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước, Chính
phủ ta luôn kêu gọi xây dựng nền văn hoá tiến bộ, đậm đà bản sắc dân tộc thì
DLCĐ gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc chính là một giải pháp
hữu hiệu và mang tính khả thi hơn cả.
c) Giáo dục ý thức bảo tồn các di sản văn hoá của dân tộc
Nhờ có DLCĐ gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Thái mà
người dân được tiếp xúc giao lưu, học hỏi với du khách; với nhiều nền văn hóa
khác nhau. Đây là cơ hội trao đổi văn hoá, mở mang kiến thức và nâng cao trình
độ. Thông qua việc tìm hiểu nền văn hoá dân tộc thiểu số, chúng ta có thể chia sẻ
những khó khăn trong cuộc sống mà người dân đang gặp phải. Từ đó tăng cường
tinh thần đoàn kết toàn dân tộc.
DLCĐ gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Thái chính là
hình thức tuyên truyền, giáo dục không những cho những nhà kinh doanh du lịch,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12



nhân dân địa phương mà cả du khách đến tham quan hay nói cách khác là cả
cộng đồng lòng biết ơn cội nguồn, biết ơn những vị anh hùng đã hy sinh vì độc
lập tự do của Tổ Quốc, vì lý tưởng cách mạng, khơi dậy niềm tự hào về truyền
thống đấu tranh anh dũng, bất khuất của ông cha ta.
d) Góp phần nâng cao hình ảnh của địa phương và của quốc gia
Không chỉ có giá trị về mặt kinh tế, hoạt động du lịch cộng đồng đã giúp
người dân hiểu và trân trọng những bản sắc văn hóa của chính cộng đồng mình bởi
đó là vốn để phát triển du lịch, tạo điều kiện cho du khách được tăng cường sự trao
đổi văn hóa của các dân tộc, các vùng miền; bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc mình,
được phát huy và bồi dưỡng những giá trị đạo đức sâu sắc. Các lễ hội truyền thống,
các trò chơi dân gian được khôi phục và phát triển. Văn hóa giao tiếp của người dân
không ngừng được nâng lên. DLCĐ còn góp phần bảo vệ, tôn tạo nguồn tài nguyên
du lịch tự nhiên và nhân văn của địa phương. Công tác bảo vệ và phát triển rừng rất
được quan tâm bởi rừng là yếu tố làm cho khu vực luôn có được khí hậu trong lành,
mát mẻ. Chính những điều này góp phần nâng cao hình ảnh địa phương và quốc gia.
2.1.4 Đặc điểm của phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa
truyền dân tộc Thái
Du lịch cộng đồng là loại du lịch mà cồng đồng dân cư là những người
được tham gia từ đầu trong suốt quá trình phát triển du lịch.
Địa điểm diễn ra các hoạt động du lịch cộng đồng được tổ chức tại nơi cu
trú hoặc là gần nơi cư trú của cộng đồng địa phương.
Cộng đồng dân cư phải là người dân làm ăn sinh sống tại trong hoặc liền
kề với các tài nguyên du lịch.
Du lịch cộng đồng có ý nhĩa là giao quyền cho cộng đồng, khuyến khích
tham gia, đảm nhận các hoạt động du lịch vào bảo tồn tài nguyên.
Phát triển du lịch cộng đồng phải đảm bảo sự công bằng trong việc chia sẻ
quyền lợi giữa cộng đồng địa phương và các bên tham gia.
Du lịch cộng đồng còn bao gồm các yếu tố trợ giúp, tạo điều kiện của các
bên tham gia trong đó có vai trò của nhà nước, cơ quan, các tổ chức chính phủ và
phi chính phủ.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 13


Du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn VHTT của dân tộc Thái là du lịch
mang bản sắc riêng của dân tộc Thái được thể hiện qua phong tục tập quán, đời sống
sinh hoạt, lễ hội có sức thu hút, hấp dẫn du khách đến tìm hiểu và nghiên cứu.
Du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Thái
là loại hình du lịch khai thác các tài nguyên nhân văn, các nét văn hóa đặc trưng
của dân tộc Thái.
Du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Thái có
tác dụng giáo dục con người tự hào về những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp
của dân tộc Thái nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Từ đó, có thêm ý thức để
trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị mà những thế hệ đi trước đã để lại. Mặt
cũng là một cách để giới thiệu với bạn bè quốc tế về nét đẹp của quốc gia.
2.1.5 Nguyên tắc của phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa
truyền thống dân tộc Thái
Nguyên tắc 1: Khai thác, sử dụng nguồn lực một cách bền vững: Việc bảo
tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn là
hết sức cần thiết.
Nguyên tắc 2: Giảm sự tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất
thải: Sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc hồi phục tổn hại về môi
trường và đóng góp cho chất lượng của du lịch.
Nguyên tác 3: Duy trì tính đa dạng của đa dạng thiên nhiên, đa dạng xã
hội và đa dạng văn hóa: Là cốt yếu cho du lịch phát triển bền vững lâu dài, và
cũng là chỗ dựa vững chắc để phát triển ngành công nghiệp du lịch.
Nguyên tắc 4: Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch phát triển tổng
thể kinh tế – xã hội: Thực hiện việc phát triển du lịch vào trong quy hoạch chiến

lược phát triển kinh tế – xã hội cấp quốc gia và địa phương.
Nguyên tắc 5: Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển:
Ngành du lịch là ngành nằm trong cơ cấu hoạt động kinh tế của địa phương.
Nguyên tắc 6: Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực: Việc đào tạo
nguồn nhân lực trong đó có lồng ghép vần đề phát triển du lịch bền vững vào

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14


×