Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 102 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ QUANG KHẢI

QUẢN LÝ QUỸ KHÁM CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ QUANG KHẢI

QUẢN LÝ QUỸ KHÁM CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành

: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số

: 60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học

: PGS.TS. QUYỀN ĐÌNH HÀ


HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, các thông tin trích dẫn trong luận
văn đều được chỉ rõ nguồn gốc, kết quả của bản luận văn này ngoài sự nỗ lực
của tác giả, còn có sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa
Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, Học viện nông nghiệp Việt Nam.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Quang Khải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ tận
tình của các thầy, cô giáo, các đơn vị, gia đình và bạn bè về tinh thần và vật chất để
tôi hoàn thành bản luận văn này.

Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thày
giáo PGS.TS Quyền Đình Hà, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý báu, giúp đỡ
tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình nghiên cứu để hoàn chỉnh bản luận
văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Phát triển nông thôn - Khoa Kinh tế
và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cùng toàn thể các thầy,
cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm, đóng góp
cho tôi nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành bản luận văn này.
- Lãnh đạo, cùng toàn thể cán bộ công chức Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên,
các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên đã cộng tác và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu tại địa phương.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên và tạo điều kiện để tôi an tâm học tập và
nghiên cứu./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Học viên

Lê Quang Khải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ............................................................................................. vii
DANH MỤC ĐỒ THỊ ........................................................................................... vii
PHẦN I MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...................................................................... 2

1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 3
1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................. 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................ 4

2.1

Cơ sở lý luận về quản lý Quỹ khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế ....................... 4

2.1.1 Một số khái niệm .......................................................................................... 4
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý Quỹ KCB BHYT .................................. 20
2.2

Cơ sở thực tiễn về quản lý Quỹ KCB BHYT............................................... 27

2.2.1 Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới .................................................... 27
2.2.2 Kinh nghiệm quản lý Quỹ KCB BHYT ở Việt Nam ................................... 31
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 38
3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 38

3.1.1 Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu ...................................................... 38
3.1.2 Đặc điểm dân số - lao động ......................................................................... 40
3.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................ 42

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iii


3.1.4 Đặc điểm cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên ..................................... 42
3.2

Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 46


3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ........................................................... 46
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ...................................................... 46
3.2.3 Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu ....................................... 47
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 48
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 49
4.1

Thực trạng quản lý Quỹ KCB BHYT tại Hưng Yên .................................... 49

4.1.1 Xây dựng kế hoạch thu, chi ......................................................................... 49
4.1.2 Triển khai, thực hiện công tác thu, chi......................................................... 55
4.1.3 Kiểm tra, giám sát các hoạt động thu, chi quỹ ............................................. 65
4.1.4 Quyết toán và đánh giá tình hình thực hiện ................................................. 67
4.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Quỹ KCB BHYT ................................ 68
4.2

Giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý Quỹ KCB BHYT ...................... 80

4.2.1 Định hướng chung ...................................................................................... 80
4.2.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý Quỹ KCB
BHYT tại Hưng Yên. .................................................................................. 82
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 86
5.1

Kết luận ...................................................................................................... 86

5.2

Kiến nghị .................................................................................................... 87


5.2.1 Đối với Nhà nước ....................................................................................... 87
5.2.2 Đối với Ngành Y tế ..................................................................................... 87
5.2.3 Đối với Ngành Bảo hiểm xã hội .................................................................. 88
5.2.4 Đối với UBND tỉnh và các sở, ngành .......................................................... 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 89
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 91

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BNN

Bệnh nghề nghiệp

BQ

Bình quân


CC

Cơ cấu

CTY TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

DN

Doanh nghiệp

HCSN

Hành chính sự nghiệp

KCB

Khám chữa bệnh

LĐTB&XH

Lao động - Thương binh và Xã hội



Nghị định

NN


Nhà nước

NSNN

Ngân sách Nhà nước

SL

Số lượng

TCTN

Trợ cấp thất nghiệp

TNLĐ

Tai nạn lao động

TT

Thông tư

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page v


DANH MỤC BẢNG
STT

2.1

Tên bảng

Trang

Nhóm đối tượng tham gia BHYT do người lao động và người sử
dụng lao động đóng .................................................................................... 8

2.2

Phân nhóm đối tượng tham gia BHYT do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng......... 9

2.3a

Nhóm đối tượng tham gia BHYT do NSNN đóng ..................................... 11

2.3b

Nhóm đối tượng tham gia BHYT do NSNN đóng ..................................... 12

2.3c

Nhóm đối tượng tham gia BHYT do NSNN đóng ..................................... 13

2.4

Nhóm đối tượng tham gia BHYT được NSNN hỗ trợ mức đóng ............... 13

2.5


Nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình .................................... 14

2.6

Mức hưởng BHYT theo nhóm đối tượng .................................................. 17

3.1

Tình hình dân số tỉnh Hưng Yên ............................................................... 41

3.2

Chọn điểm nghiên cứu .............................................................................. 46

3.3

Thu thập thông tin, tài liệu đã công bố ...................................................... 46

3.4

Mẫu điều tra phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu .................................... 47

4.1

Kế hoạch thu BHYT bắt buộc năm 2014 ................................................... 50

4.2

Kế hoạch thu BHYT hộ gia đình năm 2014 .............................................. 52


4.3

Kế hoạch chi KCB BHYT năm 2014 ........................................................ 54

4.4

Kết quả thu BHYT bắt buộc tại Hưng Yên năm 2014 ............................... 56

4.5

Kết quả thu BHYT hộ gia đình tại Hưng Yên năm 2014 ........................... 58

4.6

Tình hình thực hiện kế hoạch về giá trị thu BHYT năm 2014 ................... 59

4.7

Số chi KCB BHYT tại Hưng Yên năm 2012 - 2014 .................................. 61

4.8

So sánh tình hình thực hiện kế hoạch chi BHYT năm 2014....................... 62

4.9

Tình hình sử dụng Quỹ KCB BHYT bắt buộc tại Hưng Yên..................... 63

4.10


Tình hình sử dụng quỹ KCB hộ gia đình tại Hưng Yên ............................. 63

4.11

Cân đối sử dụng Quỹ KCB BHYT tại tỉnh Hưng Yên 2012-2014 ............. 64

4.12

Chi phí KCB BHYT bình quân cho một bệnh nhân tại tỉnh năm 2012 - 2014.... 65

4.13

Đánh giá của người tham gia BHYT về mức đóng góp hiện nay ............... 70

4.14

Dự kiến số người tham gia BHYT của tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 ....... 83

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi


DANH MỤC HÌNH
STT
3.1

Tên hình


Trang

Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Hưng Yên ................................................. 39

DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT

Tên sơ đồ

Trang

2.1

Hệ thống quản lý thu Quỹ KCB BHYT..................................................... 19

3.1

Cơ cấu tổ chức BHXH tỉnh Hưng Yên ...................................................... 45

DANH MỤC ĐỒ THỊ
STT

Tên đồ thị

Trang

4.1

Mức sẵn lòng chi trả của người tham gia BHYT ....................................... 72


4.2

Mức hài lòng về thủ tục KCB BHYT của các đối tượng tham gia ............. 74

4.3

Mức hài lòng về trang thiết bị phục vụ KCB ............................................. 75

4.4

Mức hài lòng về thái độ phục vụ của cán bộ y tế ....................................... 75

4.5

Hài lòng về mức hưởng BHYT của đối tượng tham gia ............................ 77

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Tên biểu đồ

Trang

3.1 Tình hình dân số tỉnh Hưng Yên ...................................................................... 40

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vii



PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, bất cứ ai cũng mong muốn có sức
khỏe để sống, học tập, lao động và công tác song cuộc đời thường không như mong
đợi của con người, những rủi ro bệnh tật có thể xảy ra một cách bất ngờ với bất cứ
ai và bất cứ lúc nào làm tổn hại đến sức khỏe và gây tổn thất nặng nề về vật chất
cho con người. Con người là động lực chính cho sự phát triển của xã hội, một dân
tộc khỏe mạnh sẽ là nền tảng tốt cho một đất nước phát triển. Vì vậy chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào trên
thế giới. Mỗi quốc gia với những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, truyền thống,
tôn giáo khác nhau đều xây dựng cho mình những chương trình mục tiêu trong
chăm sóc sức khỏe cho con người bằng nhiều hình thức như thông qua mạng lưới y
tế, tạo lập Quỹ KCB BHYT. Để đảm bảo đáp ứng một cách đầy đủ các nhu cầu an
toàn và ổn định đời sống của người dân trong xã hội thì cần thiết phải có sự điều
tiết, can thiệp của Nhà nước.
Xã hội ngày càng phát triển vấn đề đảm bảo quyền lợi và chăm sóc sức khoẻ
cho người lao động càng được Chính phủ quan tâm. Ở nước ta từ những ngày mới
thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (Nay là nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam), Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến lợi ích của dân cư nói chung
và người lao động nói riêng. Xuất phát từ những đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội
của từng giai đoạn khác nhau, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành chính sách xã hội
phù hợp, mà trong đó phải kể đến chính sách về Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, vấn đề
quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội chỉ thật sự được quan tâm bắt đầu từ những năm đầu
thập kỷ 90 của thế kỷ 20, khi nền kinh tế nước ta đang chuyển mạnh sang hoạt động
theo cơ chế của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Hoạt động bảo
hiểm xã hội đã có nhiều thay đổi kể từ khi Bộ Luật Lao động được ban hành và có
hiệu lực. Đến nay chính sách bảo hiểm xã hội đã có nhiều thay đổi phù hợp với yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trước yêu cầu phát triển hoạt động bảo


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1


hiểm xã hội ổn định và bền vững, ngày 24/1/2002 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết
định số 20/2002/QĐ-TTg về việc chuyển Bảo hiểm y tế Việt Nam sang Bảo hiểm
xã hội Việt Nam kèm theo đó là Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9/1/2003 của
Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban
hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ và Quyết định số
02/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/1/2003 về việc ban hành Quy
chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Trong những năm gần đây bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới còn tác động
bất lợi tới tình hình kinh tế xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Hưng Yên nói
riêng, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh trong tỉnh gặp khó khăn phải thu hẹp sản
xuất, nhiều lao động bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp ảnh
hưởng trực tiếp tới chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên dưới sự chỉ đạo trực tiếp,
toàn diện của BHXH Việt Nam; sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của Tỉnh ủy,
HĐND, UBND tỉnh Hưng Yên và sự nỗ lực chỉ đạo sát sao của lãnh đạo BHXH tỉnh, kết
quả cho thấy năm 2014 BHXH tỉnh đã hoàn thành các chỉ tiêu về thu-chi BHXH, BHYT
đặc biệt là Quỹ KCB BHYT đã có kết dư.
Tuy nhiên nhìn nhận lại, bên cạnh đó chính sách BHYT đã bộc lộ một số hạn
chế về quản lý thu, chi BHYT. Thống kê cho thấy hiện nay tỉnh Hưng Yên mới có
khoảng 69% dân số tham gia BHYT, chính sách BHYT chưa sát với thực tế nên chỉ
những người thường xuyên ốm, mắc bệnh mãn tính mới tham gia. Trong khi đó thì
quỹ BHYT là điều kiện rất quan trọng để cơ quan BHXH tỉnh Hưng Yên có thể
thực hiện được các chức năng nhiệm vụ của mình. Xuất phát từ những bất cập trên,
để quản lý và sử dụng có hiệu quả Quỹ KCB BHYT thì việc nghiên cứu đề tài
"Quản lý Quỹ khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên" là hết
sức cần thiết.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng công tác quản lý Quỹ KCB BHYT trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý
Quỹ KCB BHYT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong những năm tới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Quỹ KCB
BHYT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên;
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý Quỹ KCB BHYT trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng quản lý Quỹ
KCB BHYT tỉnh Hưng Yên những năm tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề liên quan đến công tác quản lý Quỹ KCB BHYT, đối tượng tham
gia KCB BHYT, cơ quan quản lý nguồn hình thành quỹ, người hưởng quyền lợi về
khám chữa bệnh BHYT.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu những vấn đề ảnh hưởng tới
quản lý Quỹ KCB BHYT của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên.
- Phạm vi về không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài được tiến hành
nghiên cứu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài thực hiện dựa vào thu thập số liệu từ năm 2012
đến năm 2014, thời gian thực hiện đề tài từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 11 năm
2015.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận về quản lý Quỹ khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về quản lý
Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ càng cao quy mô sản xuất
công nghệ càng lớn thì phân công chuyên môn hóa lao động càng sâu, trong điều
kiện đó muốn đạt được hiệu quả cao thì càng đòi hỏi phải có một loại hoạt động đặc
biệt có nhiệm vụ tạo lập và kết nối một cách khôn khéo các hoạt động đa dạng phức
tạp của tổ chức, xã hội thành một hoạt động chung có hiệp tác thống nhất ăn khớp
đồng bộ nhịp nhàng. Hoạt động nói trên được gọi là quản lý. Xuất phát từ những
góc độ nghiên cứu khác nhau, đã có rất nhiều học giả trong và ngoài nước đưa ra
giải thích không giống nhau về quản lý. Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa
thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan điểm về quản lý lại
càng phong phú.
F.W Taylor (1856-1915) là một trong những người đầu tiên khai sinh ra khoa
học quản lý và là “ông tổ” của trường phái “quản lý theo khoa học”, tiếp cận quản
lý dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật đã cho rằng: Quản lý là hoàn thành công việc của
mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thành công
việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.
H. Fayol (1886-1925) là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình và là
người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng quản lý từ thời kỳ cận - hiệnđại tới
nay, quan niệm rằng: Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều
khiển, phối hợp và kiểm tra.). “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức đều có, nó gồm

5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính
là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”.
M.P Follet (1868-1933) tiếp cận quản lý dưới góc độ quan hệ con người, khi
nhấn mạnh tới nhân tố nghệ thuật trong quản lý đã cho rằng: Quản lý là một nghệ
thuật khiến cho công việc của bạn được hoàn thành thông qua người khác.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


C. I. Barnarrd (1866-1961) tiếp cận quản lý từ góc độ của lý thuyết hệ thống,
là đại biểu xuất sắc của lý thuyết quản lý tổ chức cho rằng: Quản lý không phải là
công việc của tổ chức mà là công việc chuyên môn để duy trì và phát triển tổ chức.
Điều quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của một tổ chức đó là sự sẵn sàng
hợp tác, sự thừa nhận mục tiêu chung và khả năng thông tin.
Có thể thấy có rất nhiều ý kiến khác nhau về định nghĩa quản lý, trên đây
nghiên cứu chỉ mới đưa ra một vài ý kiến mang tính đại diện trên cơ sở phân tích
tổng hợp những quan điểm không giống nhau. Những quan điểm này tuy đã rất rõ
ràng, đúng đắn nhưng vẫn chưa đầy đủ. Chúng chỉ chú trọng đến quản lý như là một
hiện tượng chứ chưa làm bộc lộ rõ bản chất của nó.
Quản lý thực chất là một hành vi, đã là hành vi thì phải có người gây ra và
người chịu tác động. Tiếp theo cần có mục đích của hành vi, đặt ra câu hỏi tại sao
làm như vậy? Do đó, để hình thành nên hoạt động quản lý trước tiên cần có chủ thể
quản lý: ai là người quản lý? Sau đó cần xác định đối tượng quản lý: quản lý cái gì?
Cuối cùng cần xác định mục đích quản lý: quản lý vì cái gì?
Có được 3 yếu tố trên nghĩa là có được điều kiện cơ bản để hình thành nên
hoạt động quản lý. Đồng thời, bất cứ hoạt động quản lý nào cũng không phải là hoạt
động độc lập, nó cần được tiến hành trong môi trường, điều kiện nhất định nào đó.
* Yếu tố cấu thành nên hoạt động quản lý
Với những phân tích trên cho thấy mọi hoạt động quản lý đều phải do 4 yếu

tố cơ bản sau cấu thành:
- Chủ thể quản lý, trả lời cho câu hỏi: do ai quản lý?
- Khách thể quản lý, trả lời cho câu hỏi: quản lý cái gì?
- Mục đích quản lý, trả lời cho câu hỏi: quản lý vì cái gì?
- Môi trường và điều kiện tổ chức, trả lời cho câu hỏi: quản lý trong hoàn cảnh nào?

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


2.1.1.2 Quản lý Quỹ KCB BHYT
2.1.1.2.1 Khái niềm về BHYT
BHYT là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn lực từ sự
đóng góp của những người tham gia để hình thành quỹ bảo hiểm và sử dụng để
thanh toán các chi phí KCB cho người được bảo hiểm khi bị ốm đau, bệnh tật.
BHYT là một trong những biện pháp nhằm huy động sự đóng góp của mọi
thành viên trong cộng đồng xã hội, giúp nâng cao chất lượng KCB, nâng cao tính
nhân đạo và công bằng xã hội, giúp cho mỗi người tham gia BHYT khắc phục
được khó khăn về kinh tế khi có rủi ro ốm đau. Mặc dù có sự đóng góp của
người dân dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng vẫn phải có sự hỗ trợ của Nhà
nước bởi kể cả những nước có nền kinh tế phát triển cũng chưa có đủ nguồn tài
chính đáp ứng cho nhu cầu về chi phí trong KCB. Do đó thực chất việc đóng góp
BHYT chính là tạo nguồn dự trữ tài chính cho bản thân người tham gia khi
chẳng may bị ốm đau, bệnh tật, nó là một trong bốn nguồn cấu thành ngân sách
của Ngành Y tế là: Ngân sách của Nhà nước bù đắp khi bội chi quỹ, viện phí của
người bệnh (Bệnh nhân cùng chi trả), quỹ BHYT thanh toán và tiền ủng hộ của
các tổ chức trong đó nguồn BHYT có ý nghĩa hết sức quan trọng cho quá trình
vận hành các cơ sở khám chữa bệnh.
Đứng trên quan điểm xã hội thì BHYT là một biện pháp phân tán rủi ro theo

cả không gian và thời gian, chia sẻ rủi ro thiệt hại cho số đông người, từ đó tăng khả
năng để giải quyết rủi ro thiệt hại cho số ít người khi tham gia BHYT. Có thể nói
chi phí KCB là một chi phí thiết yếu trong đời sống và một trong những chi phí tốn
kém nhất và luôn mâu thuẫn với mức thu nhập của phần đông người dân. Bằng quá
trình để dành của mỗi người và sự tích lũy chung của cộng đồng một cách thường
xuyên, khi khỏe đóng BHYT là giúp người và khi bệnh tật rủi ro lại nhận được sự
giúp đỡ của người khác. Bảo hiểm y tế đã thể hiện tinh thần “Mình vì mọi người,
mọi người vì mình" của cộng đồng chung sống, tính nhân đạo của nó không chỉ
dừng lại ở góp độ kinh tế mà nó còn thể hiện trên cả mặt xã hội sâu sắc và thực hiện
công bằng trong chăm sóc sức khỏe. Vì vậy chăm sóc sức khỏe đã trở thành vấn đề
lớn của phúc lợi công cộng trong chính sách xã hội của mỗi quốc gia.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


2.1.1.2.2 Khái niệm về Quỹ KCB BHYT
+ Là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng BHYT theo quy định, tiền
sinh lời từ hoạt động đầu tư của quỹ, tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong
nước và nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác. Được sử dụng để chi trả chi phí
KCB cho người tham gia BHYT, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức thực hiện
BHYT và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến BHYT (Đầu tư để bảo
toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm y tế theo nguyên tắc an toàn, hiệu quả; Lập quỹ dự
phòng KCB BHYT…).
+ Quỹ BHYT được phân bổ thành 3 quỹ:
- Quỹ KCB BHYT;
- Quỹ quản lý;
- Quỹ dự phòng KCB BHYT.
+ Quản lý quỹ BHYT được thực hiện dựa trên nguyên tắc:
- Tập trung, thống nhất tại BHXH Việt Nam;

- Có sự phân cấp quản lý trong hệ thống;
- Hạch toán riêng với các quỹ thành phần khác, bảo đảm cân đối thu chi
và được Nhà nước bảo hộ.
a. Đối tượng tham gia
Đối tượng tham gia BHYT từ 2014 trở về trước vẫn xác định theo hai hình
thức bảo hiểm: BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện. Từ năm 2015, Luật BHYT
xác định một loại hình là BHYT bắt buộc toàn dân, đây là điều kiện để tăng nguồn
thu quỹ BHYT. Đối tượng tham gia gồm:
+ Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn,
hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản
lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định
của pháp luật.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


Bảng 2.1 Nhóm đối tượng tham gia BHYT do người lao động
và người sử dụng lao động đóng
Mã đối
tượng

Loại đối tượng

DN

- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thành lập, hoạt động

theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư

HX

- Người lao động làm việc trong các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã

CH

- Người lao động làm việc trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự
nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và
tổ chức xã hội khác.

NN

- Người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc
tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên tham gia có quy định
khác.

TK

- Người lao động làm việc trong các tổ chức khác có sử dụng lao động
được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

HC

- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ,
công chức, viên chức.


XK

- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy
định của pháp luật về cán bộ, công chức.
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam,2014)

+ Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


- Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày;
người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã
hội hằng tháng;
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Bảng 2.2 Phân nhóm đối tượng tham gia BHYT
do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng
Mã đối
tượng

Loại đối tượng

HT


- Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng
tháng;

TB

- Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

NO

- Người lao động nghỉ việc đang hưởng chế độ ốm đau theo
quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội do mắc bệnh thuộc
danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Y tế;

CT

- Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng
tháng;

XB

- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp
bảo hiểm xã hội hàng tháng;

TN

- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của
pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;


CS

- Công nhân cao su nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng
theo Quyết định số 206/CP ngày 30/5/1979 của Hội đồng
Chính phủ (nay là Chính phủ) về chính sách đối với công nhân
mới giải phóng làm nghề nặng nhọc, có hại sức khỏe nay già
yếu phải thôi việc;
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam,2014)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


+ Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng, bao gồm:
- Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ;
sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công
tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ
phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương
như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ,
chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ
ngân sách Nhà nước;
- Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng
từ ngân sách Nhà nước;
- Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
- Trẻ em dưới 6 tuổi;
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại

vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
- Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng,
con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
- Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định trên
(khác: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ);
- Thân nhân của các đối tượng sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan,
binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan
chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an
nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm
công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế
độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
- Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
- Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách
của Nhà nước Việt Nam.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10


Bảng 2.3a Nhóm đối tượng tham gia BHYT do NSNN đóng
Mã đối
tượng

Loại đối tượng
- Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang

QN

tại ngũ; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách
đối với học viên ở các trường quân đội;
- Sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ
thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an

CA

nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân
dân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính
sách đối với học viên ở các trường công an;
- Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân do

CY

các Bộ, Ngành và Ủy ban nhân dân các cấp quản lý, trừ người làm công
tác cơ yếu được cấp mã đối tượng QN và CA;

XN

MS

- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng
tháng từ Ngân sách Nhà nước;
- Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp
hàng tháng từ ngân sách Nhà nước;
- Người có công với cách mạng, bao gồm: Người hoạt động cách mạng
trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945

CC


đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương
binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B,
bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam,2014)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11


Bảng 2.3b Nhóm đối tượng tham gia BHYT do NSNN đóng
Mã đối

Loại đối tượng

tượng
CK
CB
KC
HD
TE

BT
HN
DT

DK
XD
TS


- Người có công với cách mạng theo quy định pháp luật về người có
công với cách mạng, trừ các đối tượng được cấp mã CC;
- Cựu chiến binh theo quy định pháp luật về cựu chiến binh;
- Người tham gia kháng chiến theo quy định pháp luật về người có công
với cách mạng được quy định tại các QĐ của Thủ tướng Chính phủ.
- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
- Trẻ em dưới 6 tuổi, kể cả trẻ đủ 72 tháng tuổi mà trong năm đó chưa
đến kỳ nhập học;
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng theo quy
định của pháp luật;
- Người thuộc hộ gia đình nghèo;
- Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;
- Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn;
- Người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
- Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ
hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam,2014)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12


Bảng 2.3c Nhóm đối tượng tham gia BHYT do NSNN đóng
Mã đối
tượng
TC

Loại đối tượng

- Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng được
cấp mã TS;

TQ

- Thân nhân của đối tượng được cấp mã QN;

TA

- Thân nhân của đối tượng được cấp mã CA;

TY

- Thân nhân của đối tượng được cấp mã CY;

HG

- Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;

LS

- Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ
NSNN Việt Nam;
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam,2014)

+ Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
- Học sinh, sinh viên.
Bảng 2.4 Nhóm đối tượng tham gia BHYT được NSNN hỗ trợ mức đóng
Mã đối

tượng
CN
HS

SV

GB

Loại đối tượng
- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
- Học sinh đang theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân;
- Sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở dạy
nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
- Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và
diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của pháp luật;
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam,2014)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 13


+ Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ
đối tượng trên.
Bảng 2.5 Nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình
Mã đối
tượng
GD


Loại đối tượng
- Người tham gia BHYT theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia
đình, trừ những người đã tham gia theo nhóm đối tượng khác theo quy định.
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam,2014)

b. Mức đóng, trách nhiệm đóng
+ Mức đóng và trách nhiệm đóng BHYT được quy định như sau:
- Mức đóng hằng tháng của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người
lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên
chức (sau đây gọi chung là người lao động); tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong
đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian
người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo
hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao
động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
- Mức đóng hằng tháng của Người hoạt động không chuyên trách ở xã,
phường, thị trấn theo quy định của pháp luật tối đa bằng 6% mức lương cơ sở, trong
đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3;
- Mức đóng hằng tháng của người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao
động hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và do tổ
chức bảo hiểm xã hội đóng;
- Mức đóng hằng tháng của người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng
tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục
bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng
tháng; Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội
hằng tháng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14



- Mức đóng hằng tháng của người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa
bằng 6% tiền trợ cấp thất nghiệp và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
- Mức đóng hằng tháng của sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan,
binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan
chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên
công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân;
người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu
được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các
trường quân đội, công an tối đa bằng 6% tiền lương tháng đối với người hưởng
lương, tối đa bằng 6% mức lương cơ sở đối với người hưởng sinh hoạt phí và do
ngân sách Nhà nước đóng;
- Mức đóng hằng tháng của cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang
hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách Nhà nước; Người đã thôi hưởng trợ cấp mất
sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách Nhà nước; Người có công
với cách mạng, cựu chiến binh; Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các
cấp đương nhiệm; Trẻ em dưới 6 tuổi; Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã
hội hằng tháng; Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh
sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo,
huyện đảo; Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc
chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ; Thân nhân khác của người
có công với cách mạng; Thân nhân sỹ quan quân đội, công an; Người đã hiến bộ
phận cơ thể người theo quy định của pháp luật tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và
do ngân sách Nhà nước đóng;
- Mức đóng hằng tháng của người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam
được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam tối đa bằng 6% mức lương
cơ sở và do cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng;
- Mức đóng hằng tháng của nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức

đóng (Người thuộc hộ gia đình cận nghèo; Học sinh, sinh viên) tối đa bằng 6% mức
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 15


lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần
mức đóng;
- Mức đóng hằng tháng của nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
gồm những người thuộc hộ gia đình tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do đối
tượng đóng theo hộ gia đình.
+ Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm
y tế khác nhau thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác
định theo thứ tự của các đối tượng như trên.
- Trường hợp đối tượng người lao động có thêm một hoặc nhiều hợp đồng
lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng
trở lên thì đóng BHYT theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
- Trường hợp người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
theo quy định của pháp luật đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
khác nhau thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: do tổ chức bảo hiểm xã hội
đóng, do ngân sách Nhà nước đóng, do đối tượng và Ủy ban nhân dân cấp xã đóng.
+ Tất cả thành viên thuộc hộ gia đình phải tham gia bảo hiểm y tế. Mức đóng
được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể như sau:
- Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;
- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng
của người thứ nhất;
- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
+ Chính phủ quy định cụ thể mức đóng, mức hỗ trợ đóng.
+ Đối với các đối tượng khác thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là mức lương
cơ sở.

+ Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế là 20 lần
mức lương cơ sở.
+ Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 16


×