Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Lãi suất NHTW chính sách tiền tệ lạm phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.77 KB, 14 trang )

1. Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất ( cung , cầu quỹ cho vay)
* Nhìn trên góc độ cung cầu quỹ cho vay : Khi các DN, CP phát hành chứng khoán nợ
,chẳng hạn phát hành trái phiếu để huy động vốn, cung trái phiếu cho thị trường tăng và do đó
cầu quỹ cho vay dc tạo nên. Còn khi các chủ thể vốn tiết kiệm mua trái phiếu sẽ hình hành cầu
trái phiếu và qua đó họ cung ứng vốn cho thị trường. Điểm cân bằng lãi suất thị trường thay đổi
khi cung trái phiếu ( cầu quỹ cho vay) hoặc cầu trái phiếu ( cung quỹ cho vay) thay đổi
- Cung quỹ cho vay là nhu cầu vốn dùng để cho vay kiếm lời của các chủ thể khác nhau trong
xã hội .Cung quỹ cho vay được tạo bởi các nguồn sau :
+ tiền gửi tiết kiện của hộ gia đình . đây là bộ phận chủ yếu của quỹ cho vay
+ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các DN ( quỹ khấu hao cơ bản .lợi nhuận chia chia của các
quỹ khác chưa sử dụng)
+các khoản thu chưa sử dụng đến của NSNN
+nguồn vốn nhàn rỗi của các chủ thể nước ngoài
- Cầu quỹ cho vay là nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của các
chủ thể khác nhau trong nền kinh tế .Cầu quỹ cho vay được tạo bởi các nguồn sau :
+nhu cầu vay của các DN, hộ gia đình phục vụ sản xuất và tiêu dùng
+nhu cầu vay vốn của chính phủ nhằm bù đắp thiều hụt NSNN,nhu cầu vốn CP ko bị ảnh
hưởng của Lãi suất
+nhu cầu của các chủ thể nước ngoài ( Dn nước ngoài, chính phủ nước ngoài, tổ chức tài chính
trung gian nước ngoài )
* Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất thị trường cũng chính là những nhân tố làm dịch
chuyển vị trí của đường cung và cầu quỹ cho vay.
Nhân tố ảnh hưởng làm dịch chuyển đường cầu quỹ cho vay
-Lợi tức dự tính của các cơ hội đầu tư : khi nền Kt tăng trưởng ,có rất nhiều cơ hội đầu tư dc
trông đợi là sinh lợi, làm tăng nhu cầu vay vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư của các DN.Do
đó cầu quỹ cho vay tăng lên, đường cầu quỹ cho vay dich sang phải trong điều kiện dg cung
quỹ cho vay ko đồi làm lãi suất tăng và ngc lại.
- Lạm phát dự tính :Lạm phát tăng, lãi suất danh nghĩa ko đổi dẫn đếnlãi suất thực giảm , người
đi vay đc lợi, điều này làm tăng cầu quỹ cho vay , đường cầu quỹ cho vay dịch phải trong điều
kiện cung quỹ cho vay ko đổi làm lãi suất tăng và ngược lại
-Tình trạng thâm hụt Ngân sách nhà nước :khi mức bội chi ngân sách tăng , nhu cầu vay vốn


của CP tăng, làm cầu quỹ cho vay tăng dg cầu quỹ cho vay dịch phải trong điều kiện cung quỹ
cho vay ko đổi làm lãi suất tăng .
Nhân tố làm ảnh hưởng cung quỹ cho vay
- Tài sản và thu nhập: khi nền KT tăng trưởng, thì tài sản và thu nhập của các chủ thể trong nền
KT tăng làm cung quỹ cho vay tăng trong điều kiện đường cầu quỹ cho vay ko đổi, đường cung
quỹ cho vay dich phải làm lãi suất giảm và ngc lại
- Tỷ suất lợi tức dự tính của công cụ nợ: khi tỷ suất lợi tức dự tính của các công cụ nợ tăng làm
cho các công cụ nợ trở nên hấp dẫn, các nhà đầu tư sẽ mua nhiều công cụ nợ hơn làm cung
quỹ cho vay tăng , đường cung quỹ cho vay dịch phải trong khi đường cầu quỹ cho vay k đổi
làm lãi suất giảm và ngc lại
- Rủi ro của các công cụ nợ : khi rủi ro của các công cụ nợ tăng làm cho các công cụ nợ trở nên
kém hấp dẫn, các nhà đầu tư sẽ ít chú ý đến chúng làm cung quỹ cho vay giảm , đg cung quỹ
cho vay dịch trái trong khi đường cầu quỹ cho vay k đổi làm lãi suất tăng và ngc lại
- Tính lỏng của các công cụ đầu tư : khi tính lỏng của các công cụ nợ tăng làm cho các công cụ
nợ trở hấp dẫn, các nhà đầu tư sẽ chú ý đến chúng làm cung quỹ cho vay tăng , đường cung
quỹ cho vay dịch phải trong khi đường cầu quỹ cho vay k đổi làm lãi suất giảm và ngc lại


Nhìn trên góc độ cung – cầu tiền tệ (lý thuyết ưa thích tính lỏng của keynes) :
Cầu tiền : là số lượng tiền tệ mà dân chúng , các DN và các tổ chức xã hội , các cơ quan nhà
nước giữ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và bảo toàn giá trị trong điều kiện giá cả và các biến
số vĩ mô cho trước. Cầu tiền dc tạo bởi nhu cầu tiền tệ của các DN , các tổ chức và các cá
nhân
Cung tiền : là khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông bao gốm các tài sản là tiền và các tài
sản khác dc coi là tiền nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch và nhu cầu cất trữ giá trị của các chủ
thể phi ngân hàng .
Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất thị trường cũng chính là những nhân tố làm dịch
chuyển vị trí của đường cung và cầu tiền.
- Nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền :
+ Thu nhập thực tế : Khi nền kt đang tăng trưởng, thu nhập thực tế tăng lên , các chủ thể kt

muốn giữ thêm tiền làm cầu tiền tăng ở mọi mức lãi suất, đường cầu tiền dịch chuyển sang
phải, lãi suất tăng và ngược lại.
+ Mức giá cả : khi mức giá cả tăng , làm sức mua của tiền tệ giảm xuống, người ta muốn nắm
giữ lượng tiền nhiều hơn để đảm bảo vẫn mua dc lượng hàng hóa, dịch vụ như trước kia. Điều
này làm cầu tiền tăng ở mọi mức lãi suất, đường cầu tiền dịch chuyển sang phải , lãi suất tăng
và ngược lại.
- Nhân tố ảnh hưởng đến cung tiền
Sự tăng của cung tiền là do NHTW quyết đinh , sự thay đổi này kết quả của việc
+ ngân hàng TW thực thi chính sách tiền tệ
+ sự phụ thuộc của NHTW vào chính phủ
+ do chính sách tỷ giá của quốc gia
2. Vai trò của lãi suất trong nền kt:
- Là công cụ kích thích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiết kiệm của các chủ thể kt
- Là công cụ điều tiết nền kt vĩ mô
- Là công cụ phân phối vốn và kích thích sử dụng vốn có hiệu quả
- Là công cụ đo lường tình trạng sức khỏe của nền kt
- Là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
3. Ngân Hàng TW ( tính độc lập, Chức năng…)
-Khái niệm:
-là 1 định chế công cộng
-có thể độc lập hoặc trực thuộc CP
-“ NHNN VN là cơ quan của CP và là NHTW của nc Cộng hòa XHCNVN...thực hiện chức năng
quản lý NN về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Là ngân hàng phát hành tiền, là ngân hàng của
các tổ chức TD và NH làm dịch vụ tiền tệ cho CP” –Luật NH NN VN T12-1997
Tính độc lập của NHTW dc thể hiện :
+ độc lập trong việc thiết lập mục tiêu cuối cùng
+ độc lập trong việc sd công cụ để đạt đc mục tiêu mà CP yêu cầu
+độc lập về NS
Các chức năng :
- NHTW là NH độc quyền phát hành tiền

+NHTW là cơ quan duy nhất đc phép phát hành tiền theo qui định của PL hoặc CP phê duyệt
nhằm đảm bảo thống nhất và an toàn cho hệ thống lưu thông tiền tệ của quốc gia.


+Trách nhiệm : NHTW phải cung ứng đủ số lượng và kết cấu tiền, mệnh giá phù hợp với nhu
cầu lưu thông và giữ ổn định tiền tệ
+Cơ sở của chức năng này
-NHTW có thể kiểm soát đc tiền trong lưu thông
-đảm bảo tính khan hiếm của tiền tệ
-đảm bảo sự thống nhất của tiền tệ trog phạm vi cả nc
-NN có thể tập trung và sd hiệu quả lợi nhuận phát hành
+Nguyên tắc phát hành tiền
-đối với giấy bạc ko thể chuyển đổi ra vàng: phát hành tiền trên ngtắc có đảm bảo = hàng hóa
 hàng hóa đảm bảo đc thể hiện = các giấy tờ có giá, vàng, ngoại tệ do NHTW nắm giữ phản
ánh lượng hh, dvụ mới sx ra.
- NHTW là Ngân hàng của các Ngân hàng : khi NH thực hiện chức năng này NHTW cung
ứng đầy đủ các dịch vụ của một NH cho các NH trung gian khác.
+ mở TK và nhận TG của các NHTG:
* Tiền gửi dự trữ bắt buộc : hiện nay phần lớn NHTW các nc quản lý dự trữ bắt buộc căn
cứ vào tỷ lệ % quy định trên số dư tiền gửi bình quân ngày của ngân hàng trong một thời kỳ
nào đó.
* Tiền gửi thanh toán : Ngoài khoản dự trữ bắt buộc , các NH trung gian phải duy trì thường
xuyên 1 lượng tiền gửi trên tài khoản tại NHTW đủ để thực hiện các nhu cầu chi trả trong thanh
toán với các NH khác hoặc đáp ứng các nhu cầu giao dịch với NHTW .
Mục đích : NHTW quản lý dự trữ của các NH,chủ động điều tiết lượng tiền cơ sở MB
+Là trung tâm thanh toán cho hệ thống NH trung gian :
* trung gian thanh toán giữa các NH trung gian với nhau
*trung gian thanh toán giữa cac NH trung gian và Kho bạc nhà nước
Áp dụng 2 phương pháp thanh toán : thanh toán từng lần và thanh toán bù trừ
Mục đích : NHTW giảm chi phí thanh toán cho các NHTG, thông qua đó kiểm soát đc sự biến

động về dự trữ của các NHTG
+ Cấp tín dụng cho các NHTG:
Nguyên tắc cho vay của NHTW là thông qua tái chiết khấu các chứng từ có giá và cho vay
ngắn hạn , hay còn gọi là nghiệp vụ tài chiết khấu. Khái niệm tái chiết khấu ở đây dc hiểu theo
nghĩa rộng : nó k chỉ bao gồm hành vi mua lại các chứng từ có giá ngắn hạn trên cơ sở lãi suất
tái chiết khấu mà bao gồm cả các khoản tín dụng có đảm bảo bằng các chứng khoán đủ tiêu
chuẩn.
Mục đích :
- phát hành thêm tiền theo kế hoạch của NHTW
- bổ sung lượng vốn khả dụng cho hoạt động của các NHTG 1 cách thường xuyên
-Là cứu cánh cho vay cuối cùng nhằm cứu nguy cho các ngân hàng trung gian khi cần thiết,
nếu sự đổ vỡ của nó có thể gây ảnh hưởng đên sự an toàn hệ thống
Quy định của NHTW trong cho vay: lãi suất cho vay ; điều kiện của các GTCG đc tái cấp
vốn ;hạn mức tái cấp vốn ;thời hạn cho vay
- NHTW là ngân hàng của CP: NHTW có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho CP,
đồng thời làm đại lý và tư vấn chinh sách cho CP
+làm thủ quỹ cho Kho Bạc NN thông qua hoạt quản lý tài khoản của kho bạc


+làm trung gian thanh toán giữa kho bạc với các NHTG
+cho CP vay ( trong trường hợp bội chi NSNN và phải đc hoàn trả trong năm tài chính) hoặc
tạm ứng
+làm đại lý cho CP trong 1 số dịch vụ : vd làm đại lý phát hành và thanh toán Chứng khoán cho
CP
+tư vấn cho CP về các hoạt động tiền tệ NH : tham gia xd, hoạch định CS phát triển KT-XH
;ban hành các văn bản pháp quy về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng ;quản lý dự trữ ngoại hối NN
+đại diện CP tại các tổ chức tiền tệ quốc tế
- Chức năng quản lý nhà nước của NHTW: ( chức năng quan trọng nhất)
+NHTW có trách nhiệm xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
+Thanh tra , giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng : đảm bảo sự ổn định của hệ thống

ngân hàng ; bảo vệ công chúng đầu tư
Mục đích: nhằm đặt dc mục tiêu dài hạn về sự ổn định giá trị tiền tệ và sự an toàn hiệu quả của
cả hệ thống ngân hàng .
Mối quan hệ của NHTW và NHTM :
- NHTW vừa là cơ quan quản lý tiền tệ, tín dụng của chính phủ, vừa là ngân hàng của các ngân
hàng và tổ chứ tín dụng. Chính vì vậy mà không chỉ có mối quan hệ trên quyền hạn NHTW còn
có nghĩa vụ giúp đỡ các NHTM, sử dụng các quyền hạn của mình để tạo điều kiện giúp đỡ,
thúc đẩy sự phát triển của NHTM sao cho NHTM hoạt động một cách có hiệu quả nhất.
-Trước hết, NHTW cấp tín dụng cho các NHTM dưới nhiều hình thức như cho vay, mua bán,
chiết khấu, tái chiết khấu đối với giấy tờ có giá của NHTM..
-Cung cấp những tiện nghi ngân hàng cho các ngân hàng trung gian
-Giúp các NHTM trong việc thanh toán những món nợ với nhau mà không phải di chuyển tiền
bạc bằng cách thiết lập phòng giao bán tại trụ sở của mình.
NHTW còn thành lập trung tâm rủi ro ngân hàng. Trong đó có trung tâm séc không tiền bảo
chứng.
-Trong quan hệ với NHTM, ngoài những thủ tục mang tính chất pháp lý, NHTM phải mở tài
khoản tại NHTW và phải có một khoản tiền gửi tại NHTM để đảm bảo an toàn và thuận lợi cho
hoạt động của mình.
Khả năng kiểm soát lượng tiền cung ứng của NHTW :
-MS là mục tiêu NHTW cần điều tiết, NHTW điều tiết gián tiếp = CSTT . NHTW điều tiết linh
hoat chủ động qua các nhân tố sau : MB, rd, rt, lãi suất tái chiết khấu.
-Khả năng điều tiết của NHTW còn phụ thuộc vào NHTG, khả năng hấp thụ nền kt, sự phát
triển của thị trường tài chính, hiệu quả hoạt động của hệ thống NH, khả năng quản lý của
NHTW

4. Quá trình cung ứng tiền của hệ thống ngân hàng :
Gồm 2 giai đoạn :
- giai đoạn 1 : quá trình cung ứng lượng tiền cơ sở của NHTW
- giai đoạn 2 : Quá trình cung ứng tiền của hệ thống NHTG và mức tiền cung ứng MS
a, Quá trình cung ứng lượng tiền cơ sở của NHTW:

- Khái niệm MB: là lượng tiền do NHTW phát hành với tư cách là ngân hàng độc quyền phát
hành tiền.


- Phân loại MB:
+Theo Hình thức tồn tại:
MB= TM + TG của NHTG tại NHTW
TM = C + TM tại quỹ của NHTG
+Theo Chủ thể nắm giữ
MB= C + R
R= TM tại quỹ của NHTG + TG của NHTG tại NHTW
+Theo Nguồn gốc hình thành
MB = DL + MBn
DL: cơ số tiền hình thành từ việc cho vay của NHTW đối với NHTG.
MBn : cơ số tiền hình thành từ hoạt động mua bán GTCG của NHTW trên thị trường mở hoặc
mua vàng, ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
- Quy trình phát hành
B1: Xác định lượng tiền cung ứng tăng thêm
% ∆ Mt+1 = %∆Pt+1 + %∆Yt+1 - %∆V
∆ Mt+1 = % ∆ Mt+1 x Mt
B2: Dự tính hệ số nhân tiền mt+1.
B3: Xác định lượng tiền cơ sở tăng thêm
∆ MBt+1 = ∆ Mt+1 / mt+1
B4: Phát hành tiền qua 4 kênh
+ Mua vàng, ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
+ Cho các NHTG vay
+ Cho CP và đại diện của CP vay
+ Mua trái phiếu thông qua nghiệp vụ thị trường mở
- Nhân tố ảnh hưởng đến MB
+ Hoạt động can thiệp của NHTW trên thị trường ngoại hối:

Mục đích: duy trì tỷ giá hoặc đảm bảo dữ trự ngoại hối
Hoạt động: mua bán ngoại tệ => tác động đến khối tiền MB cũng nhý vốn khả dụng của nền
kinh tế.
+ Quan hệ về vốn với NHTM
Mục đích: cung cấp vốn khả dụng cho NHTG
Hoạt động: thông qua nghiệp vụ mua bán GTCG trong nghiệp vụ thị trường mở hoặc cho vay
qua cửa sổ chiết khấu.
+ Tài trợ cho ngân sách CP
Mục đích: bù dắp bội chi ngân sách hoặc thâm hụt tạm thời
Hoạt động: cho NSNN vay => khi CP thực sự sử dụng số tiền để chi trả cho các chủ thể kinh tế
phi NH => MB↑
+ Các khoản mục khác ròng
Bao gồm nhiều bộ phận, nhýng có tác động mạnh nhất đến lượng tiền dự trữ là tiền mặt trong
quá trình thu nhận xuất xuất phát từ yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của NHTW.

Các kênh phát hành tiền trung ương :
Mua ngoại tệ hoặc vàng trên thị trường ngoại hối .
Ngoại hối là ngoại tệ hay vàng tiêu chuẩn quốc tế , các loại giấy tờ có giá giá ghi bằng ngoại tệ .


Khi NHTW mua vàng hoặc ngoại tệ trên thị trường ngoại hối thì thì MB ↑ và ngược lại . Cụ thể
là :
+ Khi ngân hàng trung ương mua vào thì C↑ hoặc R↑ do đó làm cho tiền trung ương ↑ .
+ Khi ngân hàng trung ương bán ra thì C ↓ hoặc R ↓ do đó làm cho tiền trung ương ↓ .
Cho chính phủ hoặc đại diện của chính phủ vay nhằm bù đắp bội chi ngân sách hoặc cho vay ứng
trước năm tài khóa .
Chính phủ vay ngân hàng trung ương khi ngân sách nhà nước bị thiếu hụt .
+ Khi chính phủ sử dụng tiền vay NHTW để thanh toán cho người thụ hưởng bằng tiền mặt ( trả
lương, thưởng ) thì C ↑ , khi chính phủ sử dụng tiền vay NHTW để thanh toán cho người thụ
hưởng bằng chuyển khoản thì R ↑ và ngược lại .

Cho vay NHTM : cho vay chiết khấu, tái chiết khấu các NHTM thông qua việc chiết khấu , tái
chiết khấu các GTCG ( ví dụ như các hồ sơ tín dụng, hợp đồng kinh tế ) đủ điều kiện chiết khấu
theo quy định .
Khi NHTW cho các NHTG vay thì tiền mặt tại quỹ của các NHTG sẽ tăng lên khi NHTW cho
vay bằng tiền mặt hoặc tiền gửi của các NHTG tại NHTW sẽ tăng lên khi ngân hàng trung ương
cho vay bằng chuyển khoản . Mà tiền mặt tại quỹ của các NHTG và tiền gửi của các NHTG tại
NHTW là 2 bộ phận của tiền dự trữ của NHTG nên khi 2 bộ phận đó tăng thì tiền trung ương
cũng tăng và ngược lại .
Mua chứng khoán thông qua nghiệp vụ thị trường mở : NHTW mua các loại GTCG có tính lỏng
cao như trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc,... từ đó một lượng tiền cơ sở được phát hành ra
tương ứng .
Thị trường mở là thị trường mua bán ngắn hạn các GTCG trong đó không chỉ có sự tham gia
của ngân hàng mà còn có sự tham gia của các chủ thể kinh tế khác.
+ Khi ngân hàng trung ương mua các GTCG trên thị trường mở thì MB↑ .
+ Khi ngân hàng trung ương bán các GTCG trên thị trường mở thì MB↓.
- Khả năng kiểm soát MB của NHTW phụ thuộc:
+ Trên thị trường ngoại hối: chế độ tỷ giá NHTW áp dụng : kiểm soát tốt nhất khi áp dụng chế
độ tỷ giá thả nối.
+ Tình trạng NSNN và mức độ độc lập của NHTW và CP : NS càng thặng dý và NHTW càng
độc lập thì càng kiểm soát tốt MB
+ Mức độ phụ thuộc về vốn của NHTG đối với NHTW.
b. Giai đoạn 2 : Quá trình cung ứng MS:
VD: NHTW cung ứng thêm cho NHTM A 1 số tiền là 10tr, tỷ lệ DTBB là 10%.
Giả định: HT NHTM cho vay hết DTDT
Cho vay hoàn toàn bằng chuyển khoản, KH có TK tại NH, không sử dụng TM.
Bài giải:
- Lượng DTBB cần thiết: 10 x 10% = 1 tr
- Lượng DTDT : 10 x 0% = 0
- Lượng tiền có thể cho vay: 10 – 1 = 9 tr
Do HT NHTM cho vay hoàn toàn bằng chuyển khoản và dùng hết DTDT cho KH có TK tại NH

khác nên quá trình cho vay cứ tiếp tục qua NH.
Ta có:
Tổng số gia tăng tiền gửi:
∆ D = 10 x ( 1 – 0,1) + 10 ( 1 – 0,1)2 + 10 ( 1 – 0,1)3 + …
= 10. 0,9 + 10.0,92 + 10. 0,93 + …


= 10/ ( 1- 0,9) = 100
Tổng lượng DTBB
R= 1)/ (1 – 0,9) = 10
Tổng số gia tăng TD:
9/ (1 – 0,9) = 90
Kết luận:
- Khi NHTM cấp tín dụng nghĩa là nó đang tạo tiền và làm tăng tiền cung ứng.
- Từ 1 khoản TG ban đầu ( do NHTW rót vào lưu thông) thông qua cho vay bằng chuyển khoản
trong HT NHTM, số TG đã tăng lên gấp bội so với lượng TG ban đầu.
- Với giá trị này, HT NHTM đã làm tăngtổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng
nhu cầu thanh toán, chi trả xă hội.
- Lượng TG tăng lên là do hệ số gia tăng tiền tệ (m).
Nhân tố ảnh hưởng đến hệ sô nhân tiền : căn cứ vào công thức xác định số nhân tiền tệ m1
và m2 các nhân tố ảnh hưởng bao gồm :
-tỷ lệ dự trữ bắt buộc
-tỷ lệ sử dụng tiền mặt của công chúng
-tỷ lệ dự trữ dư thừa của hệ thống NHTM
- tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn và chứng từ nợ ngân hàng
5. Lượng cung tiền (MS)
Kn :MS là khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông bao gồm các TS là tiền và các TS khác đc
coi là tiền nhằm đáp ứng nhu cầu gdịch và nhu cầu cất giữ của các chủ thể phi ngân hàng
*đặc điểm:
-là lượng tiền đc cung ứng vào lưu thông tại 1 thời điểm nhất định

-nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch và cất trữ của công chúng
-đc cấu thành bởi các công cụ có tinh thanh khoản cao
-đc kiểm soát bởi cơ quan có tính thẩm quyền cao của CP
*ở VN : MS là lượng tiền đc cung ứng cho nền ktế thỏa mãn mức cầu tiền MD đồng thời đạt đc
các mục tiêu kinh tế vĩ mô nhất định đã đề ra trong từng thời kỳ
*thành phần
-MS đc đo lường = các khối tiền
-các khối tiền đc kết cấu theo nguyên tắc:
+tính lỏng của TSTC giảm dần
+danh mục của các TSTC đa dạng hơn
-một số khối tiền cơ bản
Mo = C
M1 : tiền giao dịch
M1 = Mo + D = C+D
M2 : tổng phương tiện thanh toán, tiền rộng bao gồm M1 và TS kém lỏng hơn M1
M2 = M1 +T +B= C+ D+B +T
C: tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng
D: tiền gửi thanh toán của các chủ thể phi NH gửi tại NH
B: giấy tờ có giá (kỳ phiếu và trái phiếu NH)
T: tiền gửi có kỳ hạn và TG tiết kiệm
M3 ( tiền rộng) bao gồm M2 và TS kém lỏng hơn M2


Các nhân tố ảnh hưởng đến cung tiền ( MS) :
Nhân tố ảnh hưởng đến mức cung tiền tệ dc phản ánh trong công thức
MS= (1 + c)/(rd +re+ c) x MB
Bao gồm: tỷ lệ dự trữ bắt buộc , tỷ lệ dự trữ dư thừa, tỷ lệ sử dụng tiền mặt của công chúng và
sự thay đổi của lượng tiền cơ sở. Trong đó, NHTW có khả năng chi phối tỷ lệ dự trữ bắt buộc,
khối tiền MB thông qua lãi suất tái chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở. Vì vậy 3 công cụ
chính sách tiền tệ dc NHTW sử dụng phổ biến là : dự trữ bắt buộc, chinh sách tái chiết khấu và

nghiệp vụ thị trường mở.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu mức cung tiền trong điều hành CSTT của NHTW :
-NHTW chỉ có thể ảnh hưởng gián tiếp đến lượng cung tiền và hiệu quả của những tác động
gián tiếp này phụ thuộc vào cơ chế chuyển tải tác động trong nền kt, thị trường tài chính , hiệu
quả quản lý của hệ thống NHTM và khả năng quản lý của NHTW. Từ đó có thể thấy việc thực
hiện CSTT của NHTW phải thật khéo léo, công cụ thực hiện CSTT phải linh hoạt theo cơ chế
thị trường
-NHTW k phải là tác nhân duy nhất mà chỉ là 1 trong những tác nhân tác động đến cung tiền
( NHTW chỉ tác động trực tiếp đến lượng cung tiền đối với lượng tiền cơ sở MB và tác động
gián tiếp thông qua lãi suất...) Vậy phải đồng bộ và kết hợp nhuần nhuyễn các tác nhân từ
NHTW , NHTM đên các nhân tố khác thông qua các công cụ gián tiếp là chủ yếu để hạn chế
nhược điểm của công cụ trực tiếp và mang tính hành chính

6. Cầu tiên MD:
Khái niệm : mức cầu tiền tệ là số lượng tiền tệ mà dân chúng, doanh nghiệp, các tổ chức xh ,
các cơ quan NN giữ nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong hiện tại và tương lai. mức cầu tiền
chỉ tính sự nắm giữa của các chủ thể phi ngân hàng mà hok tính sự nắm giữ của các ngân
hàng
Đặc điểm :
-thể hiện nhu cầu của các chủ thể phi ngân hàng
-mục đích nắm giữ tiền nhằm tiêu dùng và bảo toàn giá trị
-MD đo lường trong điều kiện lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, vòng quay tiền tệ, tỷ giá
- xuất phát từ nhu cầu tiền thực tế
Thành phần :
Mức cầu tiền đc hình thành bởi 3 bộ phận tương ứng với động cơ nắm giữ tiền của công
chúng đó là :mức cầu tiền giao dịch ;mức cầu tiền dự phòng ;mức cầu tiền đầu tư.
- Mức cầu tiền giao dịch: là nhu cầu tiền tệ với tư cách là phương tiện trao đổi nhằm phục vụ
cho nhu cầu giao dịch hàng ngày của các chủ thể ktế trong xã hội.
-vd: mua hh, trả công dịch vụ, thanh toán các khoản nợ
-đặc điểm:

+ là nhu cầu chi tiêu thường xuyên của các chủ thể trong xh
+nhu cầu này đòi hỏi phải đáp ứng = phương tiện có tính lỏng cao như tiền mặt hoặc TG ko kỳ
hạn tại NH.
+có nhiều cách để 1 cá nhân có thể sd để thỏa mãn nhu cầu này. Việc chọn cách nào sẽ quyết
định đến mức cầu tiền gd.
- Mức cầu tiền dự phòng:là nhu cầu tiền tệ nhằm đáp ứng các khoản chi tiêu hok dự tính
trước đc khi có các nhu cầu đột xuất
-vd: ốm đau, bệnh tật, hỏng xe,tai nạn…


-đặc điểm:
+để đáp ứng nhu cầu đột xuất có rất nhìu cách như nắm giữ tiền nhiều hơn để hình thành nên
bộ phận cầu tiền dự phòng; cắt giảm chi tiêu thường xuyên cho nhu cầu đột xuất phát sinh, đi
vay, xin các khoản viện trợ ko hoàn lại…
+qui mô của cầu tiền DP phụ thuộc vào chênh lệch ròng giữa CP của việc nắm giữ tiền và CP
sd các phương án khác
-Mức cầu tiền đầu tư: là lượng tiền đc nắm giữ nhằm quản lý tài sản 1 cách linh hoạt và có
hiệu quả cả trên 2 góc độ tối đa hóa LN và tối thiểu hóa RR.
-vd: bố mẹ nắm giữ tiền cho con cái đy du học,tích lũy tiền để xây nhà…
- đặc điểm:
+công chúng nắm giữ tiền với tư cách là1 công cụ đầu tư
+động cơ đầu tư nhằm mđ bảo toàn LN dựa trên khả năng phán đoán tình hình sẽ xảy ra trong
tương lai tốt hơn so với phần còn lại của thị trường.
Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu tiền (MD):
+ Thu nhập thực tế : Khi nền kt đang tăng trưởng, thu nhập thực tế tăng lên , các chủ thể kt
muốn giữ thêm tiền làm cầu tiền tăng ở mọi mức lãi suất, đường cầu tiền dịch chuyển sang
phải, lãi suất tăng và ngược lại.
+ Mức giá cả : khi mức giá cả tăng , làm sức mua của tiền tệ giảm xuống, người ta muốn nắm
giữ lượng tiền nhiều hơn để đảm bảo vẫn mua dc lượng hàng hóa, dịch vụ như trước kia. Điều
này làm cầu tiền tăng ở mọi mức lãi suất, đường cầu tiền dịch chuyển sang phải , lãi suất tăng

và ngược lại.
+lãi suất
+tốc độ lưu thông tiền tệ
+Nhân tố khác
Ý nghĩa của việc nghiên cứu mức cầu tiền trong điều hành CSTT của NHTW:
-Chỉ ra dc sự cần thiết về sự kiểm soát mức cầu tiền để đảm bảo cho sự ổn định giá trị tiền tệ,
đảm bảo sức mua của cầu tiền.
-Cở sở để NHTW dự báo và đưa ra các quyết định cung ứng tiền khi cần thiết
- Nắm dc mức độ nhạy cảm vs lãi suất để lựa chọn sử dụng công cụ CSTT hay CSTK cụ thể
-Nếu đầu tư nhạy cảm vs lãi suất và mức cầu tiền k nhạy cảm với lãi suất thì sử dụng CSTT và
ngược lại thì sử dụng CSTK.
7. Hệ thông mục tiêu của CSTT
Mục tiêu cuối cùng :
-KN: là cái đích cuối cùng về dài hạn mà CSTT nhằm đạt được
-các mục tiêu cơ bản:
*ổn định giá cả
-là việc ổn định sức mua tiền tệ
-chỉ tiêu đo lường: các chỉ tiêu đo lường lạm phát
-tầm quan trọng: là mục tiêu hàng đầu và dài hạn của CSTT, vì lạm phát có tác động mạnh tới
tăng trưởng ktế và tỷ lệ thất ngiệp .Sự thay đổi trong CSTT tác động trực tiếp đến lạm phát
-ý nghĩa:
+làm tăng khả năng sự biến động của môi trường ktế vĩ mô


+mức lạm phát ổn định dẫn đến môi trường đầu tư ổn định giúp thúc đẩy môi trường đầu tư
+đảm bảo phân bổ nguồn lực xã hội hiệu quả
+giảm thiểu và hạn chế hậu quả của lạm phát
*tăng trưởng kinh tế
-KN: là sự gia tăng về slg thực tế và sự phù hợp về cơ cấu ktế
-chỉ tiêu đo lường:

+lượng: tốc độ tăng GDP, GNP
+chất:cơ cấu kinh tế , năng lực cạnh tranh
-tầm quan trọng
+là cơ sở để ổn định kinh tế, xh , đảm bảo các chính sách xã hội đc thỏa mãn
+cải thiện đc tình hình kinh tế tạo vị thế cho QG
*tạo công ăn việc làm
-là việc đảm bảo việc làm đầy đủ trg nền ktế
-chỉ tiêu đo lường: tỷ lệ thất nghiệp, số việc làm mới tạo ra
-tầm quan trọng
+phương án sd hiệu quả nguồn lực xh và sự thịnh vượng của nền ktế
+thất nghiệp là mầm mống của tệ nạn xh và bất ổn định xh
+thất nghiệp lam gia tăng gánh nặng cho ngân sách nhà nước
Mối quan hệ giữa các mục tiêu cuối cùng
*trong ngắn hạn:
-tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công ăn việc làm luôn là 2 mục tiêu bổ sung cho nhau
-Lạm phát và tăng trưởng ktế, Lạm phát và Thất nghiệp là 2 mục tiêu mâu thuẫn với nhau
*trong dài hạn :Các mục tiêu này luôn thống nhất với nhau
Mục tiêu trung gian:
***Khái niệm: là mục tiêu năm giữa mục tiêu hoạt động và mục tiêu cuối cùng, là các chỉ tiêu mà
NHTW lựa chọn để đạt dc mục tiêu cuối cùng.
***Vì sao cần có mục tiêu trung gian:
-công cụ CSTT k thể tác động trực tiếp vào mục tiêu cuối cùng
-cong cụ CSTT tác động vào nền kt mang tính chất trung dài hạn
-mục tiêu trung gian nhằm giúp mục tiêu cuối cùng đúng hướng và hiệu quả
*** Tiêu chuẩn trung gian nhằm giúp mục tiêu trung gian:
-mục tiêu trung gian NHTW phải đo lường dc : cần phải đạt dc mục tiêu trung gian bao nhiêu về
lượng để đạt dc mục tiêu cuối cùng , phải đo lường chính xác nhanh chóng mục tiêu trung gian
nhằm đạt dc mục tiêu cuối cùng
-mục tiêu trung gian NHTW cần phải kiểm soát dc : NHTW sử dụng công cụ có thể điều chỉnh
dc

-Mục tiêu trung gian phải có mối liên hệ mật thiết với mục tiêu cuối cùng . Nếu mục tiêu trung
gian tăng thì mục tiêu cuối cùng cũng tăng. Nếu k có mục tiêu trung gian thì mục tiêu cuối cùng
cũng vô nghĩa.
***Trong nền kt có 2 chỉ tiêu có thể lựa chọn để làm mục tiêu trung gian:
-lượng tiền cung ứng, mức cung tiền tệ : MS,m1,m2,m3
-mức lãi suất thị trường :ls cho vay ngắn hạn của ngân hàng, lãi suất thị trường.
Tuy nhiên trong từng giai đoạn nhất định NHTW chỉ có thể lựa chọn 1 trong 2 chỉ tiêu làm mục


tiêu trung gian. Khi chọn chỉ tiêu nào làm mục tiêu trung gian thì chỉ tiêu đó phải dc cố định ở
mức mục tiêu và NHTW phải thả nổi chỉ tiêu kia
***Lựa chọn mục tiêu :
-ko thể lựa chọn đồng thời cả mức cung tiền MS và lãi suất i làm mục tiêu trung gian
-nên lựa chọn MS làm mục tiêu trung gian khi IS biến động mạnh
- nên lựa chọn i làm mục tiêu trung gian khi LM biến động mạnh
Mục tiêu hoạt động :
- Khái niệm :là mục tiêu do NHTW lựa chọn nhằm đạt đc mục tiêu TG.Nó có những phản ứng
tức thời với những thay đổi trong sd công cụ tiền tệ
-tiêu chuẩn lựa chọn:
+có thể đo lường đc
+có thể kiểm soát đc
+có liên hệ chặt chẽ với mục tiêu Trung gian
-các chỉ tiêu thường đc chọn
+về lượng:dự trữ của các ngân hàng (R),MB, MBn
+về giá : LS liên ngân hàng, LS chiết khấu ,LS thị trường mở, LS cho vay qua đêm, LS tín phiếu
kho bạc
-VN lựa chọn: MB và R làm mục tiêu hoạt động
Mối quan hệ của 3 mục tiêu này :
-Việc đạt dc mục tiêu hoạt động là tiền đề để đạt dc mục tiêu trung gian và qua đó đạt dc mục
tiêu cuối cùng

-Mức độ đạt dc mục tiêu cuối cùng là cơ sở để đưa ra mức độ cần đạt dc của mục tiêu trung
gian và mức độ cần đạt dc của mục tiêu trung gian là cơ sở đưa ra mức độ cần đạt dc của mục
tiêu hoạt động
- Lý do để đưa ra mục tiêu hoạt động và mục tiêu trung gian là nhằm để đạt dc mục tiêu cuối
cùng.
8.Các công cụ gián tiếp của CSTT: là công cụ tác động thẳng vào mục tiêu hoạt động, sau đó
mới truyền ảnh hưởng đến mục tiêu trung gian.
***Công cụ dự trữ bắt buộc (R):
-KN: DTBB là số tiền mà NHTM buộc phải duy trì trên 1 tài khoản tiền gửi k hưởng lãi tại
NHTW.Nó đc xđ = 1 tỷ lệ % nhất định trên tổng số dư Tiền gửi
-mức DTBB đc qui định khác nhau căn cứ vào thời hạn Tiền gửi, loại tiền gửi, quy mô và tính
chất hoạt động của NHTM
-cách tính tỷ lệ DTBB : DTBB= tỷ lệ DTBB x số dư TG bình quân ngày của kỳ xác định
-Cơ chế tác động:
+tác động về mặt lượng :
#DTBB tăng ( rd tăng)  Rd tăng  Re giảm giảm khả năg cho vay của hệ thống
NHTM  lượng tiền cung ứng giảm MS giảm và ngược lại
#Hệ số nhân tiền m giảm  MS giảm và ngược lại
+tác động về giá (cung cầu vốn trên thị trường liên NH hay chính la lãi suấtliên NH) :rd tăng
re giảm  cung vốn khả dụng giảm lãi suất liên NH tăng  lãi suất cho vay tăng lãi suất
cho vay dài hạn tăng và ngược lại
+ tác động vào chi phí vốn : rd tăng  chi phí cho 1 đồng vốn cho vay tăng , buộc ngân hàng
phải tăng lãi suất cho vay , làm cho mặt bằng lãi suất tăng


*Ưu điểm :chủ động cao ,tác động bình đẳng, tác động mạnh
*nhược điểm :thiếu linh hoạt ,có khả năng gây ra sự bất ổn định
Chính sách tài chiết khấu :
-bao gồm những quy định, điều kiện cho vay của NHTW với các NHTM trên cơ sở chiết khấu
các chứng từ có giá ngắn hạn hoặc các chứng từ có giá dài hạn mà thời hạn thanh toán còn lại

ngắn nhằm bù đắp hoặc bổ sung Vốn khả dụng và hình thành nên bộ phận dự trữ đi vay của hệ
thống NH.
-chính sách Tái chiết khấu bao gồm các quy định:
+quy định lãi suất: lãi suất tái chiết khấu , lãi suất tái cấp vốn
+quyết định phi lãi suất: điều kiện chứng từ có giá cầm cố , hạn mức tái cấp vốn, thời hạn
vay,hình thức cho vay
-mục đích
+bù đắp nhu cầu đảm bảo đủ dự trữ bắt buộc
+ bổ sung số dự trữ vượt mức để đáp ứng nhu cầu vốn của nền ktế
+ngăn chặn nguy cơ phá sản của các NH khi cần thiết
-cơ chế tác động
+Lượng : Nới lỏng đkiện tái chiết khấu nhu cầu vay tăng NHTM vay dc nhiều hơn  khả
năng cho vay tăng MS tăng và ngược lại
+Giá : Nới lỏng đk Tái chiếu khấu cung Vốn khả dụng tăng  LS liên NH giảm  mặt bằng
lãi suất giảm và ngược lại
-ưu điểm: linh hoạt ,thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng
-nhược điểm: kém chủ động ,khó tác động trở lại ,gây bối rối cho thị trường
Ngiệp vụ thị trường mở :
-khái niệm : nghiệp vụ TT mở là hoạt động mua bán các chứng khoán trên thị trường tiền tệ của
NHTW nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia
-tính chủ động của NHTW rất cao NHTW có thể chủ động dự đoán đc hoặc can thiệp chống đỡ
các biến động của thị trường
-mục đích duy trì khả năng thanh toán và thay đổi mục tiêu CSTT
-hàng hóa trên thị trường mở : tín phiếu kho bạc ,chứng chỉ tiền gửi) ,tín phiếu NHNN ,các loại
giấy tờ có giá khác
-phương thức giao dịch :đấu thầu hoặc song phương
-hình thức mua ban hẳn hoặc mua bán có kỳ hạn
-cơ chế tác động:
+cơ chế t/đ về lượng :NHTW mua chứng khoán  R tăng MB tăng khả năng cho vay của
NHTM tăng MS tăng .Khi NHTW bán sẽ làm giảm MS theo chiều ngược lại

+cơ chế tác động về giá -LSLNH :NHTW mua CK  Cung vốn thị trường liên NH tănglái
suất LNH giảm  LS cho vay giảm  MS tăng và ngược lại
+cơ chế tác động về giá – cung cầu cung cầu CK :NHTW mua CK cầu CK tăng  giá CK
tăng  LS hoàn vốn giảm  nhu cầu mua Ck giảm  nhu cầu gửi tiền tăng LSTG giảm 
LSCV giảm  MS tăng và ngược lại
-ưu điểm :linh hoạt ,chủ động ,chính xác ,dễ sd biện pháp đảo ngược
-nhược điểm :dễ thực hiện đc công cụ này hq đòi hỏi pgải có nhg đk nhất định
-điều kiện


+sự pt của TT thứ cấp(chủ thể, hàng hoa, LS)
+khả năng kiểm soát dự đoán VKD của NHTW
+khả năng hấp thụ vốn của nền ktế
+ko có sự can thiệp ngược chiều
9. Công cụ trực tiếp của CSTT : Đây là công cụ tác động trực tiếp vào khối lượng tiền trong
lưu thông ( hoặc các mức lãi suất). Loại công cụ này dc NHTW sử dụng dưới các hình thức:
quy định hạn mức tín dụng,khống chế trực tiếp lãi suất tiền gửi – cho vay khống chế trực tiếp tỷ
giá mua- bán ngoại tệ của các ngân hàng
10. Lạm phát ( Nguyên nhân )
-Lạm phát do cầu kéo:
khi nền kinh tế chưa đạt được mức sản lượng tiềm năng Y*,
Ban đầu, AD cắt AS tại điểm cân bằng Eo( Po.Yo) ( Y0 AD dịch phải , AS chưa có sự thay đổi
=> P tăng và Y tăng lên đến Y* , AD làm tăng P và Y, kích thích nền KT phát triển
Khi nền KT đạt đến mức Y*
các nguyên nhân làm tăng AD xuất hiện, AD tăng =>AD dich sang phải , cắt AS tại E1( P1, Y1)
( P1>P0. Y1> Y*) . khi P tăng, áp lực đòi tăng tiền lương của công nhân xuất hiện, đẩy chi phí
SX tăng => AS giảm, đường AS dich trái AS0=>AS1, tạo với đường AD1 mức giá P2 sản lượng
Y* . Các nn làm tăng AD lại xuất hiện làm AD dich phải từ AD1=> AD2 giao với đường AS1 tại
mức giá P3 và đẩy sản lượng lên Y1, Quá trình điều chỉnh tăng tiền lương làm AS lại giảm,
đường AS dich trái từ AS1 đến AS2 , đường AS2 giao với AD2 taik mức giá P4 và sản lượng

giảm Y*. Quá trình cứ tiếp tục sự tăng của AD và điều chỉnh giảm của AS làm P ngày càng cao
và Y vẫn giao động quanh mức sản lượng tiềm năng Y* và Y1
KL: khi nền KT đat mức sản lượng tiềm năng làm thì áp lực tăng tổng cầu làm cho giá cả hàng
hóa tăng lên nhýng sản lượng thì ko đổi
=> Bản chất của LP cầu kéo : sự tác động qua lại giữa sự tăng tiền lương với tăng tồng cầu
làm cho mức giá cả tăng lên trong khi mức sản lượng thực tế vẫn duy trì ở mức sản lượng tiềm
năng
Lạm phát do chi phí đẩy: xuất phát từ phía cung, sự tăng lên của chi phí sản xuất vượt quá
mức tăng cuat NSLD làm giảm mức cung ứng HH cho XH
Nguyên nhân tăng Chi phí sản xuất :
+ chi phí tiền lương : sự tăng lên của chi phí sản xuất vượt quá mức tăng cuat NSLD, tt lao
động khan hiếm, yêu cầu tăng lương của CN, mức LN ròng của NSX tăng
+ chi phí ngoài lương : chi phí BH, QLDN, giá cả HH của nước NK tăng , tăng thuế
TH1: cơ chế tự điều chỉnh của thị trường :
AD và AS cắt nhau tại Eo( P0, Y*) , các NN làm tăng chi phí xh làm AS giảm, AS dịch trái, AS1
cắt AD0 tại E1( P1, Y1) với P1> P0 và Y1Khi P tăng, DN muốn tăng slg để đạt đến mức slg tiềm năng => AD lại tăng về ban đầu AS1 =>
AS0
LP chi phí đầy chỉ tồn tại trong NH
TH2 :sự can thiệp của chính phủ :
ban đầu nền KT cân bằng tai E0( P0, Y*), chi phí sx tăng, AS giảm, đường AS dich trái, AS0
đến AS1, giao với AD) tại E1( P1, Y1), P1>P0 và Y1< Y*, Tỷ lên thất nghiệp trong nền KT tăng ,
CP kích thix bằng cách tăng AD để khôi phục lại tỷ lệ thất nghiệp và mức sản lượng tiềm năng,


đường AD dich phải AD1 cắt AS1 tại P2>P1 và Y*. giá cả tăng là nguyên nhân làm tăng Chi
phí,Á lại giảm xuống, AS dịch trái sang AS2 cắt AD1 tại P3> P2 và sản lượng lại giảm xuống
Y1, CP lại tiếp tục điều chỉnh tăng AD giảm tỉ lệ thất nghiệp . đường AD dịc phải sang AD2 cắt
AS2 tại P4 và Y*. Quá trình cứ tiếp tục lặp lại sự điều chỉnh gia tăng của AD làm cho giá ca
ngày càng tăng và tạo thánh vòng tròn lạm phát : Giá- Chi phí




×