Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Ma trận STOW và vận dụng vào việc xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần thế giới số trần anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.3 KB, 16 trang )

Bài tiểu luận:
Ma trận SWOT và vận dụng vào xây dựng chiến lược cho công ty Cổ phần Thế
giới số Trần Anh
A. Xác định sứ mạng và mục tiêu chiến lược của Công ty:
I.

Giới thiệu về Công ty:

Tên công ty: Công ty Cổ phần Thế Giới số Trần Anh
Tên tiếng Anh: TRẦN ANH DIGITAL WORLD JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: TRẦN ANH DIGITAL., JSC
Trụ sở: số 1174 đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Văn phòng: Tầng 4 tũa nhà số 1174 đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa,
thành phố Hà Nội.
Điện thoại: (84-4) 3766 6666
Email: kientx@trananh. com. vn
Website: http://www. trananh. com. vn
Ngành nghề kinh doanh:
+ Buôn bán thiết bị tin học, thiết bị văn phòng;
+ Đại lý mua, bán, ký gửi hàng húa
+ Dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng các sản phẩm điện tử, tin học, máy văn phòng;
+ Lắp ráp các sản phẩm điện tử, tin học;
+ Mua bán điện thoại di động;
+ Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông;


+ Sản xuất và mua bản các sản phẩm điện tử, điện máy, điện lạnh và đồ gia dụng.
II. Sứ mạng và mục tiêu chiến lược của Công ty:
- Sứ mạng: “ Lấy sự hài lòng của khách hàng làm niềm hạnh phúc của chúng ta”
“Khách hàng mới là người quyết định tương lai, sự tồn tại và phát triển của Trần Anh”
+Không bán hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất


xứ...
+ Luôn cung cấp cho các khách hàng những sản phẩm tốt với giá cả cạnh tranh nhất đi
kèm với những chế độ dịch vụ hoàn hảo nhất.
+ Luôn đặt chữ tớn lên hàng đầu, không vì lợi nhuận mà gian dối, lừa bịp khách hàng...
+ Luôn đặt mình vào địa vị của khách hàng để có những quyết định, cư xử phải lẽ
nhất...
+ Luôn làm hài lòng mọi khách hàng đến với Trần Anh bằng việc thấu hiểu và thực hiện
theo quan điểm: " Khách hàng luôn luôn đúng".
- Mục tiêu: Xây dựng thương hiệu Trần Anh trở thành một thương hiệu phát triển toàn
diện, vững mạnh, là nhà bán lẻ hàng đầu, nơi mua sắm tín nhiệm, đi đầu trong các trào
lưu mua sắm, thiết bị mới, thay đổi công nghệ.


A. Phân tích môi trường:
I.

Môi trường vĩ mô:

- Trong năm 2008 và 2 quý đầu năm 2009, nền kinh tế thế giới tiếp tục lâm vào
khủng hoảng với những nguyên nhân bắt đầu từ các cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu. Nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc suy thoái kinh tế. Giá trị xuất
khẩu hàng húa suy giảm, ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế.
Việc suy giảm kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người tiêu dung trong
nước cũng như hạn chế việc chi tiêu của các doanh nghiệp. Đặc biệt, các đơn vị hành
chính sự nghiệp sử dụng ngân sách Nhà nước càng hạn chế hơn nữa trong việc mua sắm
tài sản, trang thiết bị làm việc.
Tuy nhiên, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, Công nghệ thông tin là
nghành có mức ảnh hưởng thấp nhất so với các nghành khác. Thậm chí, gia công phần
mềm vẫn có cơ hội phát triển và tăng trưởng. Công ty Trần Anh cũng là đơn vị không
chịu ảnh hưởng nhiều của suy thoái. Trong giai đoạn suy thoái, dưới sụ dẫn dắt của Ban

lãnh đạo công ty, Công ty không những biết vượt qua suy thoái , mà còn lợi dụng suy
thoái để tái cấu trúc và vượt lên trên suy thoái.
Từ cuối năm 2009 đến nay, nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi mở ra cơ
hội lớn cho Trần Anh.
Chính phủ Việt Nam đang xây dựng Chiến lược tăng tốc để sớm đưa Việt Nam trở
thành quốc gia mạnh về CNTT. Nội dung chiến lược tập trung vào việc cải thiện môi
trường pháp lý, hiện đại húa cơ sở hạ tầng thông tin, phát triển CNTT, đẩy mạnh ứng
dụng và phát triển CNTT trong các nghành KT-XH, đặc biệt chú trọng việc phát triển
nguồn nhân lực CNTT đông đảo và có chất lượng cao.
Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 246/ 2005/ QĐ-TTg
ngày 06/ 10/ 2005 phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trong đó xác định CNTT và truyền thông là
nghành KT mũi nhọn, được ưu tiên hỗ trợ và khuyến khích phát triển, góp phần quan
trọng vào phát triển Kinh Tế.


II. Môi trường vi mô:

6 nhân tố ngành

Đánh giá

Mô tả
- Rào cản gia nhập thị trường bán lẻ tại Việt Nam
hiện nay vẫn ở mức thấp, quy mô của một nhà bán lẻ

Rào cản ngành

Thấp


thiết bị IT - điện tử cũng như điện lạnh có thể từ cửa
hàng nhỏ cho tới siêu thị lớn và gần như không có hạn
chế trong việc tham gia lĩnh vực bán lẻ các thiết bị
này.
- Khách hàng của các DN bán lẻ như TA thường là
các cá nhân và hộ gia đình, hơn nữa các đối tượng

Trung

Khách hàng

bình

khách hàng này sẵn sàng chấp nhận sự điều chỉnh giá
bán đối với các sản phẩm. Do vậy áp lực từ phía người
mua đối với các công ty trong ngành bán lẻ và cụ thể
là các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị IT cũng như
điện máy như TA là trung bình-thấp.
- Áp lực từ phía người bán với các doanh nghiệp
bán lẻ cũng chỉ ở mức trung bình do các mặt hàng này

Nhà phân phối

Trung
bình

được cung cấp bởi rất nhiều nhà SX. Mức độ cạnh
tranh cao của các nhà SX này là điều kiện thuận lợi
cho các nhà phân phối hưởng nhiều ưu đãi về chiết
khấu, thanh toán, cũng như các chính sách hỗ trợ cho

các đợt khuyến mại của các nhà bán lẻ.
- Do tính chất đặc thù của ngành kỹ thuật công

Sản phẩm thay
thế
Đối

thủ

Thấp

cạnh Cao

nghệ, danh mục sản phẩm thay thế các sản phẩm IT và
điện máy với những tính năng và chức năng tương
đương rất thấp.
- Do rào cản gia nhập thị trường bán lẻ là thấp


khiến số lượng các doanh nghiệp cũng như cửa hàng
bán lẻ tăng nhanh, điều này đã tạo ra sự cạnh tranh
tranh

gay gắt trong lĩnh vực bán lẻ, nhất là các mặt hàng TA
đang thực hiện kinh doanh. Hơn nữa, xu hướng mua
sắm chuyển dịch từ các cửa hàng nhỏ lẻ đang thực
hiện KD. Hơn

nữa, xu hướng mua sắm chuyển dịch từ các cửa hàng
nhỏ lẻ sang siêu thị lớn cũng góp phần làm sự cạnh

tranh lên cao hơn khi các trung tâm mua sắm lớn có
nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc thực hiện các
chính sách bán lẻ, khuyến mai nhằm mở rộng thị
trường và doanh số. Các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh
vực IT ngày càng phát triển với các mặt hàng đa dạng,
dịch vụ hậu mãi chu đáo, đội ngũ nhân viên tư vấn có
trình độ cao. Nhiều khách hàng tỏ ra hài long hơn. Đặc
biệt về lĩnh vực điện máy, TA còn phải cạnh tranh với
các đối thủ lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh
vực kinh doanh điện máy: Pico, Mediamart, Nguyễn
Kim, Kinh Đô điện máy ...
-

Hiện nay tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Nhật

Bản là Best Denky đã có mặt tại Việt Nam, liên với
Công ty thương mại và tiếp thị Bến Thành ( Carings)
thành lập 2 siêu thị điện máy là Best – Caring tại Hà
Nội và Cần Thơ.


-

Tập đoàn bán lẻ GS Retail lớn nhất Hàn

Quốc đã ký kết với công ty đầu tư và phát triển Công
nghiệp Bình Dương. ( Becamex IDC) thuê 7ha đất tại
Khu công nghiệp Mỹ Phước III để xây dựng khu trung
tâm thương mại tổng hợp gồm Khách sạn, nhà hàng,
văn phòng cho thuê, siêu thị bán lẻ… với quy mô lớn.

Đối thủ tiềm ẩn

Cao

-

Các tập đoàn lớn của Mỹ là Best Buy và

CircuitCity… đang chuẩn bị vào Việt Nam. Khi các
tập đoàn này vào việt Nam chắc chắn không chỉ để mở
1 – 2 siêu thị mà sẽ là 1 chuỗi siêu thị tại nhiều tỉnh
thành. Và khi đó, thị trường điện máy bắt đầu cạnh
tranh quyết liệt.

Môi trường nội bộ:
1.

Tình hình tài chính:
- Tiềm lực về vốn mạnh, tổng số vốn điều lệ tính đến thời điểm quý 3 năm 2010

khoảng 98 tỷ VNĐ. Tháng 10 2010 ký hợp đồng với Aureos Capital. Theo đó, Aureos
Capital trở thành đối tác chiến lược của Trần Anh ngày 29/ 7/ 2010 với vốn đầu tư 4, 2
triệu USD, sở hữu 18,5% cổ phần đầu tư mạnh tay cho thương hiệu, năm 2010, Trần
Anh có kế hoạch đầu tư 12 tỷ cho các chương trình xây dựng thương hiệu (chiếm 0,45%
doanh thu); khoảng 20 tỷ cho các chương trình khuyến mãi (chiếm 0,8% doanh thu),
dành tặng những giá trị cộng thêm cho khách hàng khi tới mua sắm tại Trần Anh.
- Dòng tiền tự do tương đối ổn định. Tháng 1 năm 2010 TA được niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).



- Trần Anh được xếp hạng Tối ưu AAA -Xếp hạng tín dụng các Doanh nghiệp niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2010 đồng nghĩa được đánh giá là:
·

Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao;

·

Khả năng tự chủ tài chính rất tốt;

·

Triển vọng phát triển lâu dài, tiềm lực tài chính mạnh.

·

Lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi ro thấp nhất.

- Phân tích tài chính
Phân tích khả năng sinh lời
Hiệu quả kinh doanh cao được thể hiện qua các chỉ số về khả năng sinh lời của
TA, khi nhóm chỉ số này liên tục được cải thiện qua các năm. Việc thay đổi chính sách
bán hàng và chính sách định vị thị trường đã có tác dụng tích cực trực tiếp đối với khả
năng sinh lời của TA. Hơn nữa, việc nhà cung cấp của TA là những công ty trong nước,
tất cả các khoản thanh toán đều được thực hiện bằng VNĐ và TA cũng linh hoạt điều
chỉnh giá bán sản phẩm theo biến động của tỷ giá USD/ VNĐ khi có những thay đổi về
giá đầu vào từ phía nhà cung cấp. Do vậy, TA không chịu rủi ro trích lập dự phòng tỷ
giá khi thị trường ngoại hối có biến động mạnh. Đây là một trong những nguyên nhân
đóng góp vào tính ổn định về khả năng sinh lời của cty trong những năm gần đây.
Nhưng sang năm 2010, chỉ số ROA sẽ có xu hướng giảm nhẹ so với năm 2009 do TA sẽ

phải sử dụng nợ vay từ ngân hàng để tài trợ cho nhu cầu hàng tồn kho đối với mặt hàng
điện máy tăng cao và chúng tôi cho rằng ROE sẽ tăng lên so với 2009 do lợi nhuận sau
thuế năm 2010 của TA sẽ tăng cao so với năm 2009 và nếu TA không có kế hoạch tăng
vốn điều lệ.


Chỉ tiêu

2007

2008

2009

5.6%

10.4%

10.4%

1.8%

2.9%

3.7%

18.8%

30.1%


26.1%

10. 27

10. 46

6. 99

28.4%

40.4%

39.7%

Chỉ số sinh lời
Lợi nhuận gộp/ doanh
thu
Lợi nhuận sau thuế/
doanh thu
ROA
Vòng quay tổng tài
sản
ROE

-

Chính sách phân loại bổ nhiệm cán bộ:
Công ty xây dựng thang bậc nhân viên theo trình độ và dựa trên các nội dung:
+ Mức độ hoàn thành công việc hàng tháng
+ Đánh giá của cấp điều hành trực tiếp

+ Khả năng hỗ trợ đồng nghiệp;
+ Trình độ nhân viên
Công ty coi trọng việc bổ sung cán bộ quản lý từ nguồn lao động hiện có trong

công ty. Đối với các lĩnh vực kinh doanh mới, cần nhân sự có kinh nghiệm, Công ty
cũng không ngại trong việc tuyển dụng mới nhân sự từ bên ngoài thay thế cho các nhân
sự hiện tại không đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu mới của công việc.


-

Chính sách lương thưởng, trợ cấp, đã ngộ khác:

+ Công ty phân chia lương của nhân viên thành 3 phần: lương cơ bản, lương kinh
doanh, lương trách nhiệm
+ Nhân viên tùy từng vị trí sẽ được sắp xếp vào thang bảng lương của công ty theo
từng mức lương đã được công bố
+ Hàng năm, sau khi tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của năm trước, công ty có
cơ chế thưởng lương tháng thứ 13 và thưởng cho những đóng góp của nhân viên cho
hoạt động kinh doanh của công ty.

3. Cơ sở hạ tầng và công nghệ
- Cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện lớn đảm bảo cho sự thành công của Công
ty. Ngay từ khi ứng dụng Công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của Công ty,
Công ty đã rất coi trọng việc phát triển hạ tầng. Hiện tại, tất cả các địa điểm kinh doanh
của công ty đã được kết nối với nhau bằng cáp quang, ADSL được sử dụng trong
trường hợp có sự cố với đường LEDSELINE nhằm kết nối thông tin nội bộ của công ty
giữa các địa điểm kinh doanh.
- Trong các lĩnh vực khác, hệ thống trang thiết bị, máy móc của công ty đều được
đầu tư ở mức hiện đại nhất đảm bảo hoạt động kinh doanh luôn ổn định và thông suốt

- Phòng nghiên cứu phát triển là bộ phận chuyên nghiên cứu sản phẩm mới,
nghiên cứu các tính năng của sản phẩm, công dụng của sản phẩm và triển khai tới các
bộ phận trong công ty.
- Việc nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới vào công tác quản lý cũng được
coi trọng và được coi như một nhiệm vụ chính của Phòng nghiên cứu.
- Ưu thế vượt trội của hệ thống siêu thị:


+ Không gian mua sắm rộng rãi, hiện đại quy mô;
+ Tiện nghi cho khách hàng;
+ Mặt hàng đa dạng, phong phú, nhiều lựa chọn;
+ Tạo tin tưởng hơn cho khách hàng khi mua ở Siêu thị với phong cách phục vụ
bài bản, quy củ;
+ Sành điệu, phong cách mới, không gian hiện đại.
Kế thừa và phát triển điểm mạnh vốn có của thương hiệu Trần Anh trên thị
trường.
A. Phân tích mô hình SWOT:
I.Điểm mạnh:
1.

Vị thế của Trần Anh so với các DN khác trong ngành:

- Lợi thế thương hiệu mạnh trên thị trường Hà Nội. Thị trường chính của TA là
Hà Nội, kể từ khi thành lập năm 2002, thương hiệu máy tính TA nằm trong nhóm 6 nhà
bán lẻ các thiết bị IT lớn nhất Hà Nội. Đứng đầu miền Bắc về doanh số bán lẻ các sản
phẩm thiết bị số.
- Thương hiệu mạnh là điều kiện thuận lợi giúp TA nhanh chóng thu hút được sự
quan tâm của khách hàng khi TA mở rộng hoạt động sang lĩnh vực mới.
2.


Khả năng tăng trưởng và phát triển quy mô.

- Hiện tại, TA đang hoạt động với hai trung tâm tại 292 Tây Sơn và 1174 Đường
Láng. Quy mô hoạt động của TA sẽ được mở rộng trong năm 2010 khi một trung tâm
bán hàng tại quận Hà đông được thiết lập. Lợi thế từ quy mô sẽ nâng cao được tính cạnh
tranh của TA so với các đối thủ khác trong lĩnh vực bán lẻ điện máy và IT cũng như mở
rộng, duy trì được thị phần cũng như tỷ lệ tăng trưởng hàng năm.


3.

Dòng tiền tự do tương đối ổn định:
-

Dòng tiền tự do của TA chỉ bao gồm các khoản khấu hao, lợi nhuận sau thuế;

trong khi cơ cấu tài sản tập trung phần lớn vào tài sản ngắn hạn, nhu cầu vốn đầu tư
hàng năm chủ yếu đến từ nhu cầu VLĐ. Trong khi đó, tỷ lệ LNST/ DT có xu hướng
tăng lên qua các năm nhưng nhu cầu VLĐ/ DT ổn định theo DT. TA hầu như không sử
dụng vốn vay từ ngân hàng, do vậy dòng tiền tự do có xu
Ví dụ: về thời gian giải quyết các trường hợp bảo hành cho khách hàng còn tốn
nhiều thời gian, thủ tục rườm rà…
3. Giá cả các mặt hàng cao hơn so với mặt bằng chung giá cả trên thị trường cũng như
với các đối thủ cạnh tranh.
III. Cơ hội
1. Ngành CNTT và viễn thông của nước ta đang ở giai đoạn phát triển, các chuyên ra
cho rằng, không có ngành kinh tế nào mang lại hiệu quả toàn diện và to lớn hơn trong
khoảng 15 – 20 năm tới đây cho đất nước ta như Công nghệ phần mềm và dịch vụ
CNTT, và chưa bao giờ ngành CNTT có cơ hội bứt phá để giành vị trí cao trên thế giới
như hiện nay.

2. Chính phủ Việt Nam đang xây dựng Chiến lược tăng tốc để sớm đưa Việt Nam trở
thành quốc gia mạnh về CNTT. Nội dung chiến lược tập trung vào việc cải thiện môi
trường pháp lý, hiện đại húa cơ sở hạ tầng thông tin, phát triển CNTT, đẩy mạnh ứng
dụng và phát triển CNTT trong các nghành KT-XH, đặc biệt chú trọng việc phát triển
nguồn nhân lực CNTT đông đảo và có chất lượng cao.
Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 246/ 2005/ QĐ-TTg ngày
06/ 10/ 2005 phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 trong đó xác định CNTT và truyền thông là nghành
KT mũi nhọn, được ưu tiên hỗ trợ và khuyến khích phát triển, góp phần quan trọng vào
phát triển Kinh Tế.


IV. Thách thức:
1. Cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp bán lẻ nói chung và trong lĩnh vực điện máy/
điện tử/ CNTT nói riêng.
2. Thị trường bán lẻ của VN hiện tại vẫn rất hấp dẫn và duy trì được tỷ lệ tăng trưởng
cao. Tuy nhiên, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ ngày càng gay gắt. Tại thị
trường HN, PicoPlaza, TopCares, BestCarings là những nhà bán lẻ lớn nhất về quy mô
trong khi được hưởng nhiều ưu đãi về giá và chiết khấu từ các nhà cung cấp. Chúng tôi
cho rằng những thuận lợi về giá và kinh nghiệm bán lẻ hàng điện máy của các nhà cung
cấp lớn sẽ tạo sức ép lớn lên khả năng cạnh tranh và mở rộng hoạt động của TA trong
những năm tới.


A. Vận dụng ma trận SWOT kết hợp các yếu tố:

Các điểm mạnh (S)
-

Các cơ

hội
( O)

-

Các điểm yếu (W)

Với lợi thế sẵn có về Thương -

Cần khắc phục nhanh điểm yếu

hiệu cũng như tiềm lực tài chính

của Công ty bằng cách nâng cao

lớn mạnh cùng với cơ hội Ngành

nhanh và mạnh trình độ và chất

Công nghệ thông tin đang được chú

lượng của nhân viên công ty. Đối

trọng phát triển, như một “chiếc

với nhân viên tư vấn ngoài ngoại

bánh” hấp dẫn để Trần Anh có thể

hình và khả năng giao tiếp với


khai thác. Thị trường chủ yếu của

khách hàng, còn cần phải đầu tư

TA hiện nay là địa bàn Hà Nội, tận

nhiều về trình độ chuyên môn, qua

dụng điểm mạnh cũng như cơ hội

đó, có thể trả lời, cũng như tư vấn

của mình, TA nên từng bước mở

tốt hơn cho khách hàng về sản

rộng thị trường ra các tỉnh lân cận

phẩm, công nghệ... Với các dịch vụ

và các khu vực khác trong cả nước.

hậu mãi sau bán hàng, cần tổ chức

Dần dần chiếm lĩnh thị trường, đưa

chăm sóc tốt đối với khách hàng

thương hiệu Trần Anh tới từng cá


khi đem sp đến bảo hành, sửa

nhân tổ chức người tiêu dùng.

chữa… Từ đó mới đảm bảo hoàn

Bởi lợi thế vốn có của Trần Anh

thiện chất lượng của công ty về
chiều sâu, qua đó

đó là tiềm lực về tài chính khá lớn, mới đủ tiềm lực để phát triển về lâu về
không phải công ty nào về thiết bị số dài, tận dụng được cơ hội về sự ưu tiên
cũng có tiềm lực lớn như vậy đối với phát triển ngành CNTT ở hiện tại và
thị phần bán lẻ và hơn thế nữa còn là trong tương lai. Qua đó mới đáp ứng


Thương hiệu, việc mở rộng thị phần được như cầu ngày càng cao của người
của TA sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

tiêu dùng bởi sự phát triển CNTT, sự
hiểu biết của người tiêu dùng càng cao,
việc đầu tư đội ngũ cán bộ nhân viên
phải càng chất lượng mới đáp ứng
được các nhu cầu ngày càng cao đó.
Hơn nữa, các chiến lược về giá càng
ngày càng không có hiệu quả, mà chủ
yếu là chất lượng dịch vụ, tinh thần
trách nhiệm của đội ngũ nhân viên, qua

đó mới tận dụng được tối đa cơ hội, đủ
sức cạnh tranh trên thị trường ngày
càng khốc liệt cũng như đòi hỏi trình
độ cao của thị trường đầy tiềm năng
này.

Các
thách
thức

(T)

-

Thực hiện rầm rộ việc quảng bá - Việc khắc phục các điểm yếu về chất
hình ảnh của công ty thông qua các lượng dịch vụ hậu mãi, sau bán hàng
hình thức như: giờ vàng bán giá cũng như chất lượng của nhân viên
sốc,khuyến mãi lớn theo chủ

công ty là vấn đề sống còn

đề,bốc thăm trúng thưởng… nhắm trước những thách thức lớn đang hiện
mục đích thu hút sự quan tâm của hữu cũng như tiềm ẩn trong tương lai.
người tiêu dùng, nâng cao hình ảnh Việc đầu tư chất lượng của nhân viên
của công ty trong mắt người tiêu dùng
Với chính sách mở cửa của nhà nước
trong tiến trình hội nhập thì đây là một

cũng như nâng cao chất lượng các dịch
vụ hậu bán sẽ tạo cho khách hàng sự

thoải mái cũng như niềm tin vào công


thách thức lớn đối với Trần Anh cả ty, qua đó không những bảo vệ hình
trong lĩnh vực CNTT cũng như Điện ảnh thương hiệu của Công ty mà về lâu
máy bởi khi đó, các doanh nghiệp có về dài, đây là hình thức đầu tư có chiều
vốn đầu tư nước ngoài sẽ ngang nhiên sâu đối với mỗi doanh nghiệp – đào tạo
bước vào thị trường và cùng chia sẻ nguồn nhân lực có chất lượng cao –
“miếng bỏnh” hấp dẫn đầy tiềm năng qua đó mới tạo được tiềm lực bền vững
của thị trường Việt Nam. Trước nguy cho quá trình cạnh tranh khốc liệt trên
cơ cạnh tranh gay gắt trên thị trường thị trường trong tương lai. Đặc biệt với
với các đối thủ cạnh tranh trong nước các đối thủ cạnh tranh có kinh nghiệm
và hơn thế nữa là các doanh nghiệp cũng như tiềm lực lớn về tài chính như
nước ngoài đó với những lợi thế to lớn các DN thì việc khắc phục được điểm
về vốn cũng như công nghệ, thì điều yếu mới đảm bảo cho Trần Anh đủ sức
cần nhất của Trần Anh lúc này là củng cạnh tranh, bảo vệ thị phần của mình
cố và xây dựng thương hiệu của mình
thêm vững mạnh, sẵn sàng đối đầu với
các đối thủ cạnh tranh.

A. Kết Luận:
- Thông qua việc phân tích mô hình SWOT dựa trên các thông tin thu thập được dựa
trên những nguồn được coi là đáng tin cậy, từ đó đưa ra những chiến lược khá cụ thể
cho Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh, phát huy tối đa những điểm mạnh để tận
dụng những cơ hội, dùng sức mạnh để đương đầu và vượt qua những nguy cơ, ngoài ra
khắc phục điểm yếu, tạo sự phòng thủ tốt trước những nguy cơ đe dọa…


Danh sách nhóm:


Lớp LTĐH 6L

Lớp LTĐH 6L

Họ và tờnMó SVĐỏnh giá xếp loại:
SV



Đánh giá xếp loại:

1.

Nguyễn Hoàng Linh 06G401008

06G4010086

2.

Nguyễn Thựy Ly 06G4010095

06G4010095

3.

Nguyễn Thị Phương06G4000285

06G4000285

4.


Nguyễn Ngọc Tiến06G4000370

06G4000370

5.

Nguyễn Văn Tiệp06G4000372

06G4000372

6.

Trần Thị Thu Trang06G4000397

06G4000397

7.

Vũ Hồng Trang06G4000399

8. Hoàng Thanh Tựng06G4000413

06G4000399

06G4000413




×