Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Phân tích môi trường kinh doanh của ngành du lịch Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.98 KB, 29 trang )

MỤC LỤC

A − Giới thiệu chung……………………………………………………….2
B – Phân tích môi trường kinh doanh.
I. Môi trường vĩ mô.
1/ Môi trường kinh tế……………………………………………………...3
2/ Môi trường công nghệ…………………………………………………..5
3/ Môi trường văn hoá – xã hội……………………………………………6
4/ Môi trường tự nhiên………………………………………………….....8
5/ Môi trường chính trị − luật pháp…………..………………………........9
II. Môi trường ngành.
1/ Đối thủ cạnh tranh hiện tại……………………………...……………..11
2/ Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn…………………………………………….15
3/ Nhà cung cấp……………………………………………………….….17
4/ Khách hàng…………………………………………………………….19
5/ Sản phẩm / dịch vụ thay thế…………………………………………...21

1


TỔNG CÔNG TY DU LỊCH SAIGONTOURIST
A - Giới thiệu chung.
1. Tên doanh nghiệp:
Tổng công ty du lịch Sài Gòn - TNHH Một Thành Viên.
2. Logo:
Logo Saigontourist kế thừa hình ảnh bông mai vàng bao quanh quả địa cầu
cùng với slogan “Tận hưởng bản sắc Việt”. Chuyển tải thông điệp Saigontourist
là nơi hội tụ sắc màu văn hóa truyền thống Việt Nam tinh tế được chắt lọc đưa
vào các dòng sản phẩm, dịch vụ đa dạng, đẳng cấp của Saigontourist nhằm mang
đến sự tận hưởng trọn vẹn và tuyệt vời cho khách hàng.


3. Giấy phép đăng ký kinh doanh: Giấy chứng nhận số 103426 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 04/06/1999.
4. Trụ sở chính: 23 Lê Lợi, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
5. ĐT: (848) 38292291 − 38225874 – 38225887 – 38295000
6. Fax: (848) 38243239 – 38291026
7. Website: saigon-tourist.com
8. Tầm nhìn và sứ mệnh:

2


- Tầm nhìn: Trở thành một trong những thương hiệu du lịch hàng đầu khu vực
Đông Nam Á, nâng cao vị thế hình ảnh của Việt Nam. Phát triển theo xu hướng
hội nhập, bền vững, hiệu quả doanh nghiệp gắn với các giá trị văn hóa bản địa, lợi
ích cộng đồng.
- Sứ mệnh: Tối đa hóa hiệu quả kinh doanh. Mang lại cho khách hàng sự trải
nghiệm thông qua các dòng sản phẩm, chuỗi dịch vụ độc đáo, khác biệt, chứa
đựng giá trị văn hóa tinh thần với chất lượng quốc tế. Quảng bá hình ảnh, tinh hoa
truyền thống và bản sắc Việt. Khai thác tối đa sức mạnh tổng hợp từ các lĩnh vực
hoạt động chính, góp phần phát triển du lịch Việt Nam lên tầm cao mới.
9. Ngành và lĩnh vực kinh doanh: hoạt động kinh doanh trong 4 lĩnh vực cốt lõi:
Khách sạn – Khu du lịch, Nhà hàng, Dịch vụ Lữ hành, Vui chơi giải trí.
10. Mục tiêu chiến lược: Với phương châm "Thương hiệu - Chất lượng - Hiệu
quả - Hội nhập", Saigontourist sẽ chú trọng vào việc tăng cường hiệu quả kinh
doanh, cải tiến chất lượng dịch vụ, phát triển vốn đầu tư để nâng cấp cơ sở vật
chất, phát triển sản phẩm mới mang nét đặc trưng văn hóa truyền thống, tăng
cường công tác tuyên truyền - quảng bá - tiếp thị đến các thị trường mục tiêu và
tiềm năng.
B – Phân tích môi trường kinh doanh.
I. Môi trường vĩ mô:

1. Môi trường kinh tế.
− Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Việt Nam gia nhập WTO đã tạo những bước thuận lợi cho ngành du lịch Việt
Nam. Các mối quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trên
mọi lĩnh vực. Các mối quan hệ Á - Âu, Mỹ - Châu Á, Nhật Bản - ASEAN và các
nền kinh tế trong APEC ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực.
3


Năm

2012

2013

2014

2015 (dự báo)

Tốc độ tăng trưởng (%)

5,03

5,42

5,9

6,2

Thu nhập:

Từ 405 USD (2001)  715 USD(2005)  1200 USD (2010)  1960 USD
(2013)  2100 USD (2014).
Thu nhập của người dân tăng mạnh từ năm 2001 đến nay làm mức sống của
người dân tăng cao. Mức sống của đại bộ phận người dân trong xã hội tăng cao,
khả năng chi tiêu cho các dịch vụ chăm sóc bản thân ngày càng được chú trọng.
Chính vì vậy, Saigontourist đã triển khai hàng loạt các tour du lịch trong nước và
ngoài nước với mức giá cạnh tranh và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Đặc
biệt là tuyến du lịch mới như Hành trình di sản Việt Nam, Các chuyến tham quan
tới địa danh lịch sử trong chiến tranh như địa đạo Củ Chi, Điện Biên Phủ…

− Lạm phát:
Năm

2011

2012

2013

2014

Tỷ lệ lạm phát (%)

18,6

6,81

6,3

4,09


Lạm phát năm 2014 ở mức rất thấp là tín hiệu cho thấy mục tiêu kiềm soát lạm
phát, ổn định vĩ mô của Việt Nam đã phát huy tác dụng Tuy nhiên, đây cũng tiếp
tục là lời cảnh báo về sức mua thấp của nền kinh tế.
− Cơ sở hạ tầng: Saigontourist đầu tư xây dựng nhiều resort, khách sạn 4 sao,
5 sao và nhà hàng ở các khu du lịch với mong muốn mang lại cho khách
hàng sự phục vụ tốt nhất của doanh nghiệp.

 Cơ hội:

4


● Tốc độ tăng trưởng tăng theo các năm dẫn tới cầu về du lịch tăng cao.
● Được hưởng nhiều điều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế khi tham gia vào
WTO.
● GDP tăng dẫn đến thu nhập bình quân đầu người tăng làm cho cho nhu cầu
thỏa mãn mong muốn cá nhân như vui chơi - giải trí tăng lên, họ sẵn sang chi
trả cho việc đi du lịch.
● Thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài để mở rộng quy mô kinh doanh
của doanh nghiệp.
● Lạm phát thấp, dẫn đến cùng một lượng tiền thì người tiêu dung có thể mua
với lượng hàng hóa nhiều hơn, nên việc họ bỏ tiền ra để đi du lịch là hoàn
toàn có khả năng.
● Cơ sở hạ tầng đầy đủ: giảm được nhiều chi phí phát sinh do đường xa thuận
lợi.

 Thách thức:
● Phải cạnh tranh với các quốc gia khác. Trong ngành du lịch phải cạnh tranh
cả với các quốc gia trên nhiều khu vực, đặc biệt khu vực Đông Nam Á.

● Việt Nam rất ít cử đón khách du lịch từ quốc tế sang, điều này làm hạn cho
việc quản lý ở các cửa này gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý. Và nhiều khi
không thu hút được khách đến các nơi du lịch khác trong nước.

2. Môi trường công nghệ.
Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) là một trong những đơn vị đi
đầu về ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất kinh doanh và tiếp thị.
5


Website Saigontourist ngày càng phát huy được thế mạnh của mình trong việc đẩy
mạnh kinh doanh, giao dịch qua mạng internet, tham gia vào hệ thống đặt phòng
toàn cầu Hotel Bank và các mạng bán phòng quốc tế khác để tăng lượng khách
truy cập, chào bán các sản phẩm, dịch vụ của Saigontourist; cung cấp thông tin,
tham gia kết nối với cityweb, traveltoVietNam.com...
Hệ thống phần mềm quản lý ngày càng hoàn thiện hơn đáp ứng với sự phát
triển ngày càng cao trong kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả trong công tác quản lý các
giao dịch với khách hàng, tính toán xử lý thông tin… Ảnh hưởng của môi trường
này đến doanh nghiệp du lịch chủ yếu thông qua hệ thống cơ sở vật chất như là
các phương tiện di chuyển, hệ thống âm thanh, phương thức liên lạc... Điều này
giúp cho Saigontourist phát triển loại hình du lịch mạo hiểm một cách có chất
lượng đảm bảo an toàn tuyệt đối cao hơn, sản phẩm dịch vụ được cải thiện hơn.
3. Môi trường văn hóa - xã hội.
3.1. Văn hóa:
Tôn giáo: Các tôn giáo ở Việt Nam gồm: Phật giáo đại thừa, Khổng
giáo và Đạo giáo... Việt Nam có nhiều khu kiến trúc tôn giáo, thu hút được
nhiều khách du lịch đến tham quan và thưởng thức. Những người theo đạo
phật thường tham quan ở khác khu đền, chùa nổi tiếng và linh thiêng.
Phong tục: Việt Nam có nhiều phong tục lâu đời, và đặc trưng của mỗi vùng
miền. Đặc biệt là Tết. Tết vừa là một phong tục đồng thời cũng là một tín

ngưỡng và cũng là một lễ hội của người Việt cùng một số dân tộc khác. Vào
dịp Tết, mọi người thường hay tổ chức đi chơi, du lịch, đặc biệt là du lịch đến
các khu đền hay di tích tôn giáo.
Ẩm thực: Việt Nam có nhiều nơi có những món ăn rất ngon và được nhiều du
khách ưa chuộng như phở Hà Nội, bánh Phu Thê, bún bột lọc, bánh nậm…

6


Lễ hội: Việt Nam có nhiều loại lễ hội lớn và long trọng như lễ tế các thần linh,
các lễ hội nhằm tưởng nhớ tới công ơn tổ tiên, nòi giống như hội Đền Hùng.
Các dân tộc khác cũng có những lễ hội lớn như lễ cúng Trăng của người
Khmer, lễ

hội

xuống

đồng của người

Tày, người

Nùng, lễ

hội

hoa

ban của người Thái, hội đua voi của người Mnông…
Đặc biệt Việt Nam được biết đến với di dản văn hóa phi vật thể như Cồng

chiêng Tây Nguyên, quan họ Bắc Ninh... Saigontourist đã tận dụng lợi thế để phát
triển các loại hình du lịch “home stay”, “Tây ăn Tết ta”… để khách nước ngoài có
thể tìm hiểu văn hóa, lối sống của con người Việt Nam.
Kiến trúc: Việt Nam có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng và độc đáo, với
lượng du khách cả trong nước và nước ngoài đến tham quan như: Quốc Tử
Giám, Tháp Chăm, Đền Gióng...
Mỹ Thuật:
+ Điêu khắc: mặt trống Đồng Đông Sơn của cư dân Lạc Việt; các công trình
tôn giáo và cung điện các vương triều thời Lý, Trần, Lê.
+ Hội họa: dòng tranh dân gian (tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống)
+ Mỹ thuật hiện đại: chịu ảnh hưởng của nghệ thuật phương Tây thời Pháp
thuộc, với các trường phái lãng mạn, hiện thực, ấn tượng, trừu tượng, siêu
thực... nhưng khuynh hướng vẫn gắn liền với lịch sử đất nước.
+ Những khu bảo tàng mỹ thuật như Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng
Mỹ thuật cung đình Huế là địa điểm du lịch thú vị thu hút khách du lịch yêu
thích nghệ thuật.
3.2. Xã hội:

7


Dân số: Dân số Việt Nam đã đạt ở con số 90 triệu người – đứng thứ 14 trên thế
giới và đứng thứ 8 ở châu Á. Việt Nam đang ở giai đoạn cơ cấu “dân số
vàng”.
Cơ cấu dân số:
● Theo nhóm tuổi:
Nhóm tuổi

2010


2020

2050

0 – 14

24%

21%

15%

15 – 64

70%

71%

62%

Trên 64

6%

8%

23%

87.8 triệu


96.4 triệu

103.9 triệu

Tổng dân số

 Thuận lợi: Cơ cấu “dân số vàng” thực sự là cơ hội để sử dụng nguồn lao
động dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cơ cấu “dân số vàng” tạo cơ
hội cho tích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc
làm trong tương lai đồng thời là cơ hội để dịch chuyển lao động thông qua di cư,
tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh và bền
vững. Điều này làm thu nhập bình quân của người dân tăng, mọi người sẽ chú
trọng vào chăm sóc bản thân như du lịch...
● Theo giới tính:

8


Biểu đồ 4. Chỉ số lão hóa (bên trái) và chỉ số phụ thuộc (bên phải) của
dân số Việt Nam trong thời gian 2010 – 2050.

● Xu hướng lão hóa:

Theo một qui ước chung, người 65 tuổi trở lên được xem là “cao tuổi”. Do đó,
một cách định lượng tình trạng lão hóa là tính tỉ trọng dân số cao tuổi. Năm 2010,
cứ 100 dân số thì có 6 người 65 tuổi trở lên. Con số này tăng lên 8% vào năm

9



2020. Năm 2050, tỉ trong dân số cao tuổi (23%) sẽ tăng gần gấp 4 lần hiện
nay (Bảng 1). Nói cách khác, trong vòng 40 năm
tới, khoảng một phần tư dân số là cao tuổi.
Vì vậy mà cần phát triển các tour du lịch chú trọng sở thích của người lớn tuổi
trong tương lai.
Mức sống: Lối sống con người ngày càng được nâng cao, đòi hỏi con người
tích cực làm việc. Qua đó, họ cần có thời gian để thư giãn, giảm stress bằng
cách đi du lịch. Do giới trẻ ngày càng năng động, thích khám phá, thích thể
hiện cá tính của mình nên sự quan tâm hàng đầu của họ là những sự phiêu lưu
mạo hiểm để khám phá thế giới bên ngoài. Các sản phẩm du lịch, các hoạt
động của Saigontourist luôn được thực hiện trên cơ sở “vì cộng đồng”, thân
thiện với môi trường thiên nhiên, phù hợp với môi trường văn hóa, kinh tế – xã
hội, tạo nên mối quan hệ tích cực với cộng đồng. Hoạt động từ thiện xã hội
chăm lo cộng đồng là một trong những đặc trưng của văn hóa Saigontourist.
4. Môi trường tự nhiên.
Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình có
núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi non đã tạo
nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác,
đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh. Với tài nguyên thiên
nhiên phong phú, đa dạng, độc đáo như thế, những năm gần đây ngành Du lịch
Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh khách sạn nói riêng cũng đã thu hút
hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước.
Tính đến hết năm 2015 Việt Nam được UNESCO công nhận 9 khu dự trữ sinh
quyển thế giới đó là Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Cát Tiên, Biển
Kiên Giang, Cần Giờ. Hiện nay Việt Nam có 30 vườn quốc gia với những loại

10


động thực vật đặc biệt quý hiếm, 400 nguồn nước nóng từ 40 - 150 độ. Việt Nam

cũng đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển,
hầu hết là các bãi tắm đẹp như: Trà Cổ, Hạ Long, Đồ Sơn, Cát Bà, Sầm Sơn, Cửa
Lò, Nha Trang... Việt Nam tự hào sở hữu những vịnh thuộc hàng đẹp nhất là vịnh
Hạ Long và vịnh Nha Trang trong số 12 quốc gia trên thế giới.
Quỹ bảo tồn động vật hoang dã WWF đã công nhận Việt Nam có 3 trong hơn
700 vùng sinh thái toàn cầu.
Tổ chức bảo tồn chim quốc tế Bindlife công nhận Việt Nam là 1 trong 5 vùng
chim đặc hữu.
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới IUCW công nhận VN có 6 trung tâm đa
dạng về thực vật.
Có thể nói Việt Nam là điểm đến rất hấp dẫn thu hút khách du lịch từ những ưu
đãi mà thiên nhiên đã ban tặng.
Thực tế cho thấy sự ô nhiễm không khí và môi trường xung quanh đã đến mức
báo động. Với nhiều cách khác nhau doanh nghiệp nên chủ động tìm cách giữ cho
môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn cho con người
trong doanh nghiệp hoạt động tích cực đem lại hiệu quả cao. Việc phân tích này
không những chỉ ra những hấp dẫn của tài nguyên du lịch đối với khách mà còn
làm rõ sự thuận lợi hay khó khăn về các yếu tố đầu vào đối với các doanh nghiệp
du lịch. Nhìn chung các yếu tố môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến doanh nghiệp
trên các mặt:
- Tạo ra thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp.
- Tác động đến dung lượng và cơ cấu thị trường hàng tiêu dùng.
- Tác động đến việc làm và thu nhập của các tầng lớp dân cư, do đó ảnh
hưởng đến sức mua và khả năng tiêu thụ hàng hóa.
11


Trong môi trường như vậy, thì chiến lược kinh doanh dịch vụ du lịch mạo
hiểm của công ty “Saigontourist” hết sức thuận lợi cho việc phát triển các hoạt
động du lịch nhằm khai thác tốt các điều kiện và lợi thế của môi trường tự nhiên.

Trên cơ sở đảm bảo sự duy trì, tái tạo, đặc biệt góp phần phát triển các yếu tố
cạnh tranh của môi trường tư nhiên.
5. Môi trường luật pháp - chính trị.
Sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với phát triển du lịch thể hiện qua các
nghị quyết của kỳ Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII, IX, XI. Chỉ thị Ban bí Thư,
Nghị quyết của Chính Phủ. Qua đó du lịch được nhận thức đúng hơn với vai trò là
ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Đặc biệt, năm 1999 với sự ra đời của Pháp
lệnh du lịch và đến 2005 là Luật Du lịch đã đi vào cuộc sống.
Hơn nữa, Chính phủ Việt Nam còn tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho ngành
du lịch trong nước:
Nhóm chính sách khuyến khích du lịch: tạo điều kiện thuận lợi cho khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam; tăng cường năng lực, ứng dụng công nghệ cao, đơn
giản hóa thủ tục xuất, nhập cảnh, miễn thị thực; khuyến khích đầu tư khu vực
tư nhân vào các lĩnh vực, ngành nghề du lịch, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, cơ sở
vật chất du lịch; ưu đãi đầu tư đối với vùng sâu, vùng xa có tiềm năng du lịch
nhưng khả năng tiếp cận hạn chế; khuyến khích phát triển sản phẩm mới, sản
phẩm đặc thù, sản phẩm/dịch vụ mang tính chiến lược (casino); hình thành quỹ
thời gian nghỉ ngơi khuyến khích du lịch; tăng cường du lịch MICE, du lịch
giáo dục, du lịch công đoàn, thanh niên và du lịch bởi nhóm xã hội; chú trọng
du lịch cao cấp, điều tiết hợp lý du lịch đại chúng.
Ngày 18/6/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 46/NQ-CP về việc
miễn thị thực có thời hạn đối với công dân các nước Anh, Pháp, Đức, Tây Ban

12


Nha và Italy nhằm thu hút nhiều hơn khách quốc tế từ những khu vực trọng
điểm.
Nhóm chính sách kiểm soát chất lượng du lịch: nâng cao nhận thức, kiến
thức về quản lý chất lượng, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống

kiểm định, công nhận chất lượng; phát triển, tôn vinh thương hiệu, thúc đẩy
nhượng quyền thương hiệu; hình thành và tôn vinh hệ thống danh hiệu, nhãn
hiệu.
Nhóm chính sách tăng cường hợp tác đối tác Công - Tư: cơ chế liên kết
giữa đại diện nhà nước với khu vực tư nhân theo mô hình tham gia, đại diện,
góp vốn, chuyển giao, BOT, BT; tham gia trong tư vấn hoạch định chính sách
(hội đồng tư vấn PTDL); quỹ phát triển/quỹ xúc tiến du lịch; chia sẻ trách
nhiệm trong thực hiện chương trình phát triển (xúc tiến, quảng bá, phát triển
thương hiệu, phát triển nguồn nhân lực); huy động nguồn lực từ khu vực tư
nhân cho hoạt động chung của vùng, quốc gia; xã hội hoá đầu tư phát triển hạ
tầng du lịch; ưu đãi đối với những dự án đầu tư vào vùng sâu, vùng xa, hải
đảo; nhà nước đảm bảo hạ tầng đến chân các công trình thuộc các khu, điểm
du lịch quốc gia; huy động doanh nghiệp đóng góp quỹ xúc tiến du lịch theo tỷ
lệ doanh thu hoặc tỷ lệ theo số lượng khách quốc tế.
Nhóm chính sách phát triển du lịch bền vững: khuyến khích bằng công cụ
tài chính và hỗ trợ đối với các mô hình tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguyên
vật liệu địa phương, ứng dụng công nghệ sạch, mô hình “3R”; khuyến khích,
hỗ trợ thực hiện chương trình giám sát môi trường tại các khu, tuyến, điểm và
cơ sở dịch vụ du lịch; cơ chế tạo lập quỹ bảo tồn và phát huy các giá trị tự
nhiên và nhân văn phục vụ hoạt động du lịch. Khuyến khích, hỗ trợ các loại
hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm
xã hội và môi trường.
13


II. Môi trường ngành.
1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại.
1.1. Cường độ cạnh tranh trong ngành.
1.1.1. Đặc thù và tốc độ tăng trưởng ngành.
- Tăng trưởng ngành du lịch giai đoạn 2005-2010 đạt tốc độ tốt.

Năm

2000

2005

2010

Khách quốc tế

2,1

3,4

5

(tăng 61,9%)

(tăng 47,1%)

16,1

28

(tăng 43,8%)

(tăng 73,9%)

30


96

(tăng 72,4%)

(tăng 220%)

(triệu lượt)
Khách nội địa

11,2

(triệu lượt)
Tổng thu

17,4

(nghìn tỷ đồng)

- Tuy nhiên, giai đoan 2010-2015, lượng khách quốc tế đến Việt Nam có
dấu hiệu sụt giảm.
Năm

2010

2011

2012

2013


2014

Quý
I/2015

Tốc độ tăng trưởng

47,1

19,1

13,9

10,6

4

-12,8

khách quốc tế (%)
- Đặc thù của ngành du lịch.

14


Có nhiều kiểu đi du lịch, một trong số đó có thể kể đến như du lịch với mục
đích nghỉ ngơi, thữ giãn; đi du lịch với mục đích học hỏi văn hoá; du lịch về cội
nguồn, thăm người thân; hay du lịch thể thao; du lịch với mục đích kinh doanh; du
lịch với mục đích chính trị… Người ta thường xét đặc điểm du lịch theo các tiêu
chí sau:

- Từ xuất xứ của khách du lịch
- Theo dạng đi du lịch: nhóm, theo tour …
- Theo độ tuổi
- Theo lịch trình, thời gian
- Theo mùa
1.1.2. Rào cản rút lui khỏi ngành du lịch.
Cũng giống như rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho
việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn:
- Yếu tố lịch sử cội nguồn, lịch sử ngành
- Quan hệ cộng đồng
- Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư
- Rằng buộc với người lao động
- Rằng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan
- Các rằng buộc chiến lược kế hoạch
- Cơ sở vật chất, hạ tầng cũng như giao thông… đầu tư cho ngành du lịch là rất
lớn, doanh nghiệp rời khỏi ngành, buộc phải bỏ những giá trị tài sản lớn cũng
như sự ràng buộc vào một số chính sách.
1.1.3. Nhận biết đối thủ cạnh tranh hiện tại.
- Phân loại theo quy mô:
+ Đối thủ cạnh tranh có quy mô lớn
+ Đối thủ cạnh tranh có quy mô vừa
+ Đối thủ cạnh tranh có quy mô nhỏ
- Phân loại theo khả năng cạnh tranh:
+ Đối thủ có khả năng cạnh tranh mạnh
+ Đối thủ có khả năng cạnh tranh trung bình
+ Đối thủ có khả năng cạnh tranh yếu
- Phân loại theo khu vực địa lý:
+Đối thủ cạnh tranh ở khu vực Miền Bắc
+ Đối thủ cạnh tranh ở khu vực Miền Trung


15


+ Đối thủ cạnh tranh ở khu vực Miền Nam
- Phân loại theo sở hữu:
+ Công ty có vốn Nhà nước
+ Công ty tư nhân
1.1.4. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại
VD: Tour du lịch Sài Gòn – Phú Quốc
- Thời gian: 3 ngày – 2 đêm
- Phương tiện: Máy bay Vietjet
1. Công ty du lịch Saigontourist.
- Giá: 3.779.000 đồng/khách (đã gồm VMB)
- Giảm giá: Tiết kiệm hơn 40% (~2,7 triệu đồng/khách)
- Khách sạn: 3***
- Lịch trình:
+ Ngày 1: phía Đông đảo: Trại nuôi chó, vườn tiêu, cơ sở chế biến nước mắm,
lò chế biến rượu Sim rừng, chợ đêm Dinh Cậu.
+ Ngày 2: khu nuôi cấy Ngọc Trai, di tích nhà tù, thiền Viện Trúc Lâm, dinh
Bà – Thủy Long Thánh Mẫu.
+ Ngày 3: tự do tắm biển, trở về Sài Gòn.
2. Công ty du lịch Vietravel.
- Giá: 3.190.000 đồng/khách
- Giảm giá: Tiết kiệm hơn 40% (~2,6 triệu đồng/khách)
- Khách sạn: 2**
- Lịch trình:
+ Ngày 1: Chùa Sư Môn – Suối Tranh – Dinh Cậu – Chợ đêm Phú Quốc.
+ Ngày 2: Bắc đảo – Bãi Ông Lang – Một ngày câu cá trên biển.
+ Ngày 3: Tự do tắm biển, trở về Sài Gòn.
3. Công ty du lịch Viettime Travel.

- Giá: 3.489.000 đồng/khách
- Giảm giá: 0%
- Khách sạn: 3***
- Lịch trình:
+ Ngày 1: phía Nam đảo, cảng cá An Thới, ra bãi Sao tắm biển.
+ Ngày 2: Bắc đảo – Gành Dầu - Chùa Sư Môn – Suối Tranh – Dinh Cậu.
+ Ngày 3: Tự do tắm biển, mua sắm tại chợ Đông Dương, trở về Sài Gòn.
4. Công ty du lịch Cánh Chim Việt.
- Giá: 2.895.000 đồng/khách ( khách sạn 2**)
3.990.000 đồng/khách ( khách sạn 3***)
- Giảm giá: 10%
- Lịch trình:
16


+ Ngày 1: phía Đông đảo: Suối Tranh – Hàm Ninh – Vườn tiêu suối Đá –
Dinh Cậu.
+ Ngày 2: phía Nam đảo: khu nuôi cấy Ngọc Trai – bãi san hô Hòm Thơm –
Bãi Sao – Chợ đêm Dinh Cậu.
+ Ngày 3: Tự do tắm biển, mua sắm tại chợ Đông Dương, trở về Sài Gòn.

 Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại
Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Yếu tố

Saigontourist

Giá

Vietravel


Cánh chim Viettime
Việt

Travel

2

3

1

4

4

3

2

2

Đội ngũ nhân viên 4

3

1

2


4

3

2

2

người 4

3

2

2

4

2

2

(Giá rẻ)
Chất lượng
dịch vụ

chuyên nghiệp
Tour phong phú,
đa dạng
Được


nhiều

biết đến
Thời gian đáp ứng

3

17


Tổng điểm

21

19

10

14

2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
2.1. Đặc điểm đối thủ mới gia nhập ngành.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện không cạnh tranh trong
ngành có khả năng gia nhập và cạnh tranh trong thị trường của doanh nghiệp.
- Mức độ thuận lợi, khó khắn cho việc gia nhập ngành của các đối thủ cạnh
tranh tiềm ẩn phụ thuộc phần lớn vào hàng rào gia nhập của ngành du lịch.
- Đây là đe dọa cho các doanh nghiệp hiện tại, vì càng nhiều doanh nghiệp trong
ngành thì cạnh tranh càng khốc liệt hơn, thị trường và lợi nhuận sẽ bị chia sẻ.
Ví dụ:

- Các hãng du lịch nước ngoài muốn lấn sân vào thị trường Việt Nam
- Các CLB từ các trường Đại học, Cao Đẳng ngành du lịch
- Các tổ chức từ thiện: du lịch thiện nguyện

18


2.2. Phân tích cạnh tranh tiềm ẩn.
- Chiến lược của ĐTCT tiềm ẩn.
Các đối thủ tiềm ẩn theo mức độ cạnh tranh giảm dần của doanh nghiệp thường
có các chiến lược chính sau đây:
 Cạnh tranh trong ngành
 Cạnh tranh về công dụng
 Cạnh tranh chung
 Thách đố thị trường
 Theo đuổi thị trường
 Ẩn náu thị trường
- Sản phẩm cạnh tranh tiềm ẩn.
Có bốn cách tạo đặc điểm khác biệt cho sản phẩm mà các doanh nghiệp này
thường sử dụng:
 “Tốt hơn”
 “Mới hơn”
 “Nhanh hơn”
 “Rẻ hơn”
Để tạo sự khác biệt cho sản phẩm có thể dựa vào các yếu tố sau:
 Biểu hiện
 Tính thích nghi
 Tính tin cậy
 Thiết kế - sức mạnh hội nhập
19



- Nguồn tài chính của ĐTCT tiềm ẩn.
Cần đánh giá tài chính của các đối thủ tiềm ẩn theo các chỉ tiêu như:
 Nguồn vốn và khả năng huy động vốn.
 Tình hình phân bổ và sử dụng các nguồn vốn, chính sách chia cổ tức, lợi
nhuận.
 Khả năng kiểm soát các chi phí,quá trình gia tăng lợi nhuận, phương pháp
mở rộng và phát triển (tư nhiên hay thu mua).
 Các chỉ số tài chính như chỉ số P/E, khả năng thanh khoản, dòng ngân lưu.
 Quan hệ tài chính với các bên hữu quan.
- Nguồn nhân lực của ĐTCT tiềm ẩn.
 Tổng số nhân viên, nhân viên cốt cán, năng lực.
 Năng lực và cung cách quản lý.
 Các chính sách đãi ngộ như lương bổng và phúc lợi, chính sách động viên,
khuyến khích người nhân viên cống hiến cho công ty.
 Lòng trung thành của nhân viên và tỉ lệ giữ chân người tài.
- Kênh phân phối của ĐTCT tiềm ẩn.
 Hệ thống kênh phân phối (trực tiếp và gián tiếp), cơ cấu tổ chức kênh và
khả năng kiểm soát nó.
 Độ phủ về mặt địa lý.
 Từ những phân tích về ĐTCT tiềm ẩn trên, yêu cầu công ty Saigontourist
phải có những thay đổi để có thể cạnh tranh tốt nhất:
+ Tăng năng lực sản xuất của ngành

20


+ Cạnh tranh bằng các thuộc tính mới
+ Cần hoạt động hiệu quả hơn


2.3. Rào cản gia nhập.
- Lợi thế tuyệt đối về chi phí là những lợi thế về chi phí như bằng sáng chế,
nguồn nhân lực chuyên chính được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm lâu năm,
biết cách khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có…
- Khác biệt hóa sản phẩm: Khách hàng đã quen với hình ảnh, nhãn hiệu, dịch
vụ cụ thể của các công ty hiện tại trong ngành du lịch và sự trung thành của khách
hàng với những công ty hiện tại đó.
- Tính kinh tế của quy mô: Một khi các lợi thế về chi phí là đáng kể trong
ngành thì những người nhập cuộc phải ở vào tình thế, hoặc phải nhập cuộc với qui
mô nhỏ và bỏ mất lợi thế về chi phí, hoặc phải chấp nhận mạo hiểm để nhập cuộc
với qui mô lớn và chịu chi phí vốn lớn. Và rủi ro hơn nữa có thể đến với người
nhập cuộc qui mô lớn đó là khi nguồn cung sản phẩm tăng lên sẽ làm giảm giá
điều đó gây ra sự trả đũa mãnh liệt của các công ty hiện tại. Như vậy khi các công
ty hiện tại có được tính kinh tế về qui mô thì đe dọa nhập cuộc giảm đi.
- Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu: Vốn đầu tư ban đầu để cho doanh nghiệp có thể
xâm nhập vào thị trường mới, cùng với chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để duy
trì và phát triển thương hiệu.
- Chính sách của chính phủ: Vai trò chính của chính phủ trong thị trường là
duy trì cạnh tranh công bằng và lành mạnh thông qua các hành động chống độc
quyền. Tuy nhiên, chính phủ vẫn hạn chế cạnh tranh thông qua việc chấp nhận
độc quyền và ban hành các quy định.

21


Vì vậy, du lịch Saigontourist phải đối diện với sự thâm nhập của đối thủ cạnh
tranh là do:
- Tỉ suất lợi nhuận biên trong ngành cao
- Nguồn cung trong ngành không đủ

- Không có quá nhiều rào cản thâm nhập
- Tiềm năng phát triển trong tương lai cao
- Khả năng tạo lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ
du lịch tồn tại.
3. Nhà cung cấp.
Saigontourist kinh doanh nhiều lĩnh vực như khách sạn, nhà hàng, lữ hành, giải
trí, truyền thông... Về khách sạn, công ty sở hữu 7 khách sạn năm sao, 24 khách
sạn bốn sao và 14 khách sạn năm sao trên toàn quốc. Về nhà hàng có thể kể đến
một số nhà hàng nổi tiếng như nhà hàng Cung Đình, nhà hàng Đệ Nhất, nhà hàng
Bia tươi Lion, cụm nhà hàng Bông Sen... Về lĩnh vực giải trí là khu vui chơi hay
sân golf... Do kinh doanh đa dạng lĩnh vực như vậy nên Saigontourist có nhiều
nhà cung cấp. Ở đây, chúng ta chỉ xét đến nhà cung cấp trong lĩnh vực du lịch.
Tất cả những cá nhân, tổ chức tham gia vào việc cung cấp nguồn lực trong du
lịch đều được coi là nhà cung ứng của doanh nghiệp.
- Nhà cung ứng vận tải:
Công ty cần các nhà cung ứng vận tải để chuyên chở khách du lịch và vận
chuyển thực phẩm, thiết bị cần thiết khác phục vụ du lịch. Đó có thể là các hãng
hàng không, các công ty xe khách.
- Nhà cung ứng nhân lực:

22


Nhân lực trong ngành du lịch là đội ngũ cán bộ nhân viên từ cấp cao đến cấp
thấp ở các lĩnh vực tài chính, marketing, công nghệ. Và một phần không thể thiếu
là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch.
Nhân lực của Saigontourist phần lớn là do thu hút trên thị trường lao động qua
hoạt động tuyển mộ, tuyển chọn. Một phần do người lao động tìm hiểu và nộp
đơn đăng kí. Một phần là do công ty tìm kiếm, tuyển mộ trên các website tìm
việc, thông qua các hội chợ việc làm hay các trường đại học, cao đẳng đào tạo về

du lịch...
- Nhà cung cấp ứng dụng công nghệ thông tin:
Công nghệ thông tin đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong phát triển
chung của ngành du lịch, các ứng dụng CNTT như hệ thống xác định vi tính (viết
tắt CRS) nằm trong số những ứng dụng đầu tiên ngành du lịch, cũng là ứng dụng
đầu tiên CNTT trên toàn thế giới áp dụng trong lĩnh vực du lịch.
Do các đặc điểm ứng dụng CNTT trong lĩnh vực du lịch, công ty du lịch cần
phải cung cấp dữ liệu chính xác liên quan đến địa phương, hay dữ liệu về địa điểm
du lịch cho người du lịch, cũng như để lưu trữ. Bên cạnh đó, các ứng dụng CNTT
cần đáp ứng yêu cầu của các đại lý du lịch như cần phải duy trì mối quan hệ với
khách du lịch, thiết lập mối quan hệ giữa khách hàng và đại lý du lịch, giữa khách
hàng và các địa điểm du lịch. Mối quan hệ này cần phải được nuôi dưỡng và số
hóa, trở thành kho dữ liệu tập trung về thông tin du lịch của địa phương, cũng như
của cả nước.
- Nhà cung cấp thực phẩm.
- Nhà cung ứng cơ sở hạ tầng.
...

23


Nhà cung ứng có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó đảm bảo cho
hoạt động doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo kế hoạch đã định trước.
Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu, so sánh, lựa chọn nhà cung cấp đáp ứng được
nhu cầu hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp về cả chất lượng, số lượng, giá cả,
thời gian và độ ổn định. Do vậy, các doanh nghiệp chịu sức ép lớn từ phía nhà
cung cấp.
Tuy nhiên, Saigontourist là công ty du lịch - lữ hành hàng đầu Việt Nam nên
có thể dễ dàng hơn trong việc đàm phán với nhà cung cấp trong nước. Bên cạnh
đó, một số thiết bị công ty sử dụng là hàng nhập ngoại, do trong nước chưa đáp

ứng được chất lượng cần thiết. Nhưng nhà cung cấp mà công ty liên hệ lại ở trong
nước. Nghĩa là công ty cần qua trung gian để tiếp cận, điều này làm giá của thiết
bị, sản phẩm bị nâng lên. Và vì nhà cung cấp trong nước nhập khẩu hàng từ nước
ngoài nên khả năng đa dạng hóa sản phẩm không cao. Do vậy, trong dài hạn,
Saigontourist nên tìm kiếm, liên hệ với nhiều nhà cung cấp hơn. Nhờ vào tài chính
mạnh mẽ và thương hiệu uy tín mà công ty có khả năng đàm phán với nhà cung
cấp nước ngoài để nhập thiết bị trực tiếp từ nước ngoài mà không cần qua trung
gian.
4. Khách hàng.
Khách hàng luôn tạo ra áp lực về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Chẳng
hạn, với những khách hàng đoàn, họ đi nhiều người nên họ sẽ ép giá của các tour
du lịch giảm xuống nhưng vẫn đảm bảo chất lượng các dịch vụ, còn với các khách
hàng lẻ, khả năng thương lượng về giá sẽ kém hơn so với khách hàng đoàn, nhưng
họ đòi hỏi chất lượng các dịch vụ của công ty phải tốt nhất, và thỏa mãn được
những nhu cầu của họ.
Ma trận sản phẩm/thị trường

24


Sản phẩm

Khách sạn và

Nhà

Lữ

Giải


Thị Trường

du lịch

hàng

hành

trí

Gia đình

x

x

Tổ chức (công ty, lớp x

x

x
x

x

x

x

học…)

Cá nhân

x

• Phân khúc 1: Học sinh, sinh viên
 dòng sản phẩm du lịch tiết kiệm IKO Travel.
• Phân khúc 2: Cá nhân, thu nhập tương đối cao
 dòng sản phẩm du lịch cao cấp Premium Travel.
● Phân khúc 3: Doanh nghiệp, tổ chức
 chương trình MICE (du lịch kết hợp khen thưởng, hội nghị, gala dinner,
team-building...)
• Phân khúc 4: Người trung niên và cao tuổi
 các sản phẩm du lịch truyền thống.
Phân đoạn thị trường
SP
Thị trường
Phân khúc 1

Sự khác biệt 1

Sự khác biệt 2

Sự khác biệt 3

Độ tuổi
16 – 24

Thu nhập
TB, thấp:


Lợi ích tìm kiếm
+ giải trí

- học sinh

dưới

- sinh viên

VND/tháng

- thanh thiếu niên

7

triệu

+

khám phá,

trải nghiệm
+ giá rẻ
25


×