Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

giáo dục đạo đức đối với gia đình của tỉnh hải dương trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.16 KB, 38 trang )

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển
với những giá trị truyền thống tốt đẹp đã góp phần làm giàu thêm nền văn
hóa dân tộc. Được coi là một tế bào của xã hội nên gia đình có vai trò lớn
trong việc ổn định đời sống xã hội. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường
với xu hướng toàn cầu hóa thì sự trường tồn của một quốc gia, dân tộc phụ
thuộc rất nhiều vào sự trường tồn của mỗi gia đình. Nước ta đang trong quá
trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước nên gia đình Việt Nam nói
chung và mỗi gia đình của tỉnh Hải Dương nói riêng là yếu tố tạo nên sự
trường tồn đó. Bời gia đình là điểm xuất phát và trở về của mọi vấn đề xã
hội. Trong đời sống xã hội hôm nay, những nhân tố tích cực và tiêu cực của
đạo dức vẫn tồn tại song song với nhau. Tuy nhiên những gương sáng đạo
đức, lối sống và nhân cách đẹp vẫn là nét chủ đạo. Vì vậy trong xã hội cũng
như trong gia đình thì lối sống văn hóa đạo đức cần được duy trì, kế thừa
và phát huy.Trong quá trình hội nhập và đổi mới đất nước thì vấn đề đạo
đức ngày càng bị xem thường. Do vậy Đảng , nhà ước và các cấp ủy Đảng
đã rất quan tâm đến vấn đề đạo đức xã hội nói chung và đạo đức gia dình
nói riêng. Đảng Cộng Sản Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế dến
năm 2000, đã đặt gia đình vào tiêu điểm quan trọng, phấn đấu sao cho “
xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc làm cho gia đình
thực sự là tế bào của xã hội, là tổ ấm của mỗi người ”. Trong suốt quá trình
xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt nam Đảng và nhà nước
ta luôn luôn coi trọng gia đình và văn hóa đạo đức gia đình. Như nghị
quyết TW5 (khóa VIII) đã nêu về vấn đề xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc: “ giữ gìn và phát huy
những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam, nêu cao vai trò gương mẫu
của các bậc cha mẹ, coi trọng xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng nếp
sống văn minh và gia đình văn hóa.”. Không những vậy Đảng và nhà nước
1



còn phát động phong trào “người tốt, việc tốt” làm cho người dân tự ý thức
được vai trò và trách nhiệm của mình, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng
khu dân cư, từng gia đình,… , từ đó giúp hoàn thiện hệ giá trị đạo đức của
người Việt Nam. Để hưởng ứng tích cực phong trào của Đảng và nhà nước
đề ra thì tỉnh Hải Dương đã và đang cố gắng thực hiện tốt lối sống văn hóa
sao cho mỗi gia đình đều trở thành gia đình văn hóa, mỗi thành viên đều trở
thành con hiền cháu thảo trong gia đình, để giúp xã hội ngày càng tốt đẹp
hơn. Nghi quyết đại hội X của Đảng một lần nữa nhấn mạnh “ phát huy
những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với
những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa_ hiện đại hóa_xây dựng gia
đình ấm no , bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người,
là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình tành, nuôi
dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa
truyền thống thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc”. Như vậy việc tăng cường và giáo dục văn hóa đạo
đức trong gia đình Việt Nam nói chung và gia đình của tỉnh hải Dương nói
riêng hôm nay là một vấn đề hết sức thiết thực và cần thiết.
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội
và hội nhập kinh tế quốc tề theo xu hướng toàn cầu. Nên sự giao lưu mở
cửa hội nhập kinh tế trong nước và quốc tế đã đem đến cho gia đình Việt
Nam nói chung và ở tỉnh Hải Dương nói riêng nhiều cơ hội. Vì gia đình ở
Hải Dương là một thành viên nhỏ trong gia đình Việt Nam nên nó có điều
kiện phát triển kinh tế, giao lưu hội nhập với các nền văn hóa của các khu
vực lân cận và văn minh của các nước tiên tiến mà Việt Nam đã và đang
tiến hành hợp tác. Song, bên cạnh những mặt tích cực thì mặt trái của nền
kinh tế thị trường đã tác động không nhỏ đến đời sống của gia đình của tỉnh
Hải dương, làm cho gia đình đang đứng trước những khó khăn thử thách.
Ngoài ra cuộc sống hiện đại với sự phát triển của các thành phần kinh tế
cũng đã tác động đến đời sống gia đình trong tỉnh, và ở một góc độ nào đó

2


đã phá vỡ nề nếp, gia phong đạo đức của gia đình truyền thống. Các vấn đề
trong gia đình nảy sinh như tình trạng ly hôn, ly thân, sống chung như vợ
chồng chưa đăng ký kết hôn, quan hệ tình dục trước hôn nhân và hơn thế
nữa là việc nạo phá thai trong giới trẻ ngày càng gia tăng đã để lại những
hậu quả nặng nề về nhiều mặt cho cá nhân, gia đình và cả xã hội. không chỉ
vậy với cuộc sống bị đồng tiền chi phối như ngày nay thì xu hướng lấy
chống nước ngoài ngày càng nhiều và sau hôn nhân nhiều phụ nữ di cư
theo chồng ra nước ngoài sinh sống cũng đặt ra mối quan tâm lớn cho xã
hội. các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình đang có biểu hiện
xuống cấp. Lòng hiếu thảo của con cháu trong gia đình bị suy thoái, cùng
với nó các tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, rượu chè, cờ bạc,…, đã và
đang xâm hại vào các gia đình. Sự xung đột giữa các thế hệ như:đạo đức lối
sống, ứng xử và cách chăm sóc các thành viên trong gia đình đang đặt ra
thách thức mới. Tình trạng bạo lực gia đình ở Hải dương đang gia tăng và ở
mức báo động. Từ thực tế trên, chúng ta thấy việc giữ gìn và phát huy các
giá trị đạo đức truyền thông tốt đẹp của gia đình trong việc xây dựng gia
đình và nếp sống văn hóa là yêu cầu cần thiết của toàn xã hội. Từ những
vấn đề bức thiết, nghiêm trọng đang xảy ra trong mỗi gia đình của tỉnh Hải
Dương trong nền kinh tế thị trường hôm nay tôi xin mạnh dạn chọn đề tài:
“tăng cường giáo dục đạo đức đối với gia đình của tỉnh Hải Dương trong
giai đoạn hiện nay.” Làm đề tài cho môn Nguyên lý công tác tư tưởng.
2.Lịch sử nghiên cứu đề tài
Giáo dục là vấn đề được rất nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu. Trong
đó có tác giả Vũ Ngọc Khánh với “Văn hóa gia đình Việt Nam” đã tìm hiểu
về bản sắc văn hóa gia đình, giúp cho chúng ta hiểu thêm về những giá trị
văn hóa gia đình như thế nào? Nó biến hóa ra sao?. Cuốn sách cũng được
nhiều độ giả đón đọc.


3


Trong cuốn “ Gia đình Việt Nam” của giáo sư- bác sĩ Đặng Phương Kiệt
đã bàn về những giá tri truyền thống và vấn đề tâm lý, bệnh lý, đồng thời
bàn về những khủng hoảng trong gia đình nhằm xây dựng văn hóa gia đình.
Trong bài viết còn tham khảo đề tài “ tăng cường công tác giáo dục văn
hóa đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay” của sinh viên K28 khoa
tuyên truyền- Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền. Đề tài bàn về vấn đè
đạo đức gia đình và đưa ra những giải pháp khắc phục tình trạng suy thóa
của đạo đức gia đình Viêt Nam hiện nay.
Đó là một số công trình nghiên cứu về gia đình một cách tổng quất,
chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về gia đình ở Hải Dương trong
giai đoạn hiện nay. Vì vậy mà đề tài tôi nghiên cứu: “Tăng cường giáo dục
đạo đức đối với gia đình của tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay” sẽ
góp phần giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn về gia đình ở Hải
Dương hiện nay.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Việc tăng cường gióa dục đạo đức đối với gia đình của tỉnh Hải
Dương trong giai đoạn hiện nay giúp chúng ta thấy rõ được nhiều vấn đề.
Đạo đức trong gia đình là một vấn đề quan trọng mà thông qua đó chúng ta
tìm hiểu được những biểu hiện tiêu cực trong gia đình, thấy được biểu hiện
suy thoái về đạo đức và từ đó có những biện pháp góp phần giữ vững được
giá trị truyền thống đạo đức trong gia đình, khắc phục được những biểu
hiện suy thoái nghiêm trọng về văn hóa đạo đức trong gia đình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ vai trò của công tác đạo đức trong gia đình, sự cần thiết
của việc tăng cường giáo dục đạo đức trong gia đình.

Từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháp khắc phục góp
phần nâng cao giá trị đạo đức, đồng thời khắc phục những biểu hiện tiêu
cực của giá trị đạo đức đối với gia đình ở Hải dương hiện nay.
4


4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tái dựa trên cơ sở lý luận của vhur nghĩa duy vật biện chứng
Mác_LªNin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề gia đình trên quan điểm về
cách mạng Việt Nam, đồng thời là những công trình nghiên cứu của một số
nhà khoa học trong và ngoài nước về vấn đề gia đình.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội
học, và tham khảo những công trình nghiên cứu đẻ làm về vấn đề tăng
cường giáo dục đạo đức trong gia đình.
5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Bài tiểu luận này không đi nghiên cứu tất cả các vấn đè liên quan
đến gia đình mà chỉ tập trung nghiên cứu về vấn đề văn hóa đạo đức đối
với gia đình của Hải Dương hiện nay. Đối tượng nghiên cứu bao gom các
cá thể trong gia đình.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Chỉ tập trung nghiên cứu trong pham vi của tỉnh hải dương, trong
mỗi giai đoạn hiện nay nhằm năng cao giá trị đạo đức cho mỗi cá nhân làm
cho xã hội ổn định và phát triển.
6.Ý nghĩa của đề tài
Tăng cường gióa dục đạo đức đối với gia đình của tỉnh Hải Dương
hôm nay có ý nghĩa quan trọng giúp xây dựng một gia đình ấm no, hạnh
phúc, tiến bộ, lành mạnh qua đó làm cho đất nước ổn định, phát triển.

7. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 4 phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận,
danh mục tài liệu tham khảo, trong phần nội dung có 3 chương cụ thể như
sau:

5


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1

Đạo đức – tầm quan trọng của việc tăng cường giáo dục đạo đức
trong gia đình
1.1.Các khái niệm
1.1.1. Đạo đức
Đạo đức là một lĩnh vực mà bất kì một xã hội nào cũng quan
tâm, bởi đạo đức dược xem như là bộ mặt tinh thần của cả một thế hệ, một
dân tộc mà quốc gia nào cũng cần đến. Theo quan niệm của phương Đông
trong các học thuyết cảu phạt giáo, đạo giáo, nho giáo đều lấy đạo đức làm
cơ sở trong dối nhân xử thê và tự rèn luyện bản thân mình. Những chuẩn
mực đó khuyên con người nên làm điều thiện, tránh điều ác. Như vậy có
thể nói quan niệm đạo đức ở phương đông có nghĩa là đạo làm người, bao
gồm rất nhiều quy chuẩn mà xã hội đặt ra cho các mối quan hệ như: vua
tôi, cha con. Chồng vợ, anh em, quan hệ lối xóm, bạn bè, tu thân, dưỡng
tính,… theo những định hướng giá trị nhất đinh.
Ở phương tây, khái niệm đạo đức được bắt nguồn từ chữ MOS
trong từ vựng la tinh và có nghĩa là “lề thói”
Theo khái niệm chung thì đạo đức là một hiện tượng xã hội, là
sản phẩm của quan hệ giữa con người và con người và con người và xã hội.
Xét về phương diện xã hội cũng như phương diện hành vi cảu mỗi cá nhân,

đạo đức là sự thể hiện quan hệ ứng xử và hành vi của con người, đem lại
lợi ích cho người khác và xã hội. Hành vi đạo đức và những quan niêm đạo
đức chỉ nảy sinh tồn tại một khi chủ thể đạo đức ý thức được điều đó, hình
thành niềm tin, tình cảm sau đó là tự nguyện, tự giác hành động.
Nói tóm lại dù được nhìn nhận từ góc độ nào đi chăng nữa thì
đạo đức vẫn được quan niệm là đạo làm người, những hành vi theo đúng
chuaamr mực của xã hội quy định nhằm xây dựng gia đình và xã hội ngày
càng tôt đẹp hơn.
6


1.1.2. Văn hóa đạo đức
Khi nói đến đạo đức người ta thường xét ở hai cấp độ với quy
mô và phạm vi khác nhau đó là: cấp độ xã hội và cấp độ các nhân.
_Cấp độ xã hội: Văn hóa đạo đức là một hệ thống giá trị, chuẩn
mực đạo đức được hình thành trong đời sống xã hội, được xã hội thừa
nhận, lĩnh hội, bảo vệ và trao quyền.
_Cấp độ cá nhân: Văn hóa đạo đức là đặc điểm có tính chất
lượng của sự phát triển đạo đức và sự trưởng thành đạo đức của con người
được thể hiện ở 3 trình độ: văn hóa của ý thức đạo đức, ăn hóa của tình
cảm đạo đức, và văn hóa của hành vi đạo đức.
1.1.3. Đạo đức gia đình.
_Gia đình:
Theo quan niêm cũ, gia đình: chính là một gia đình nhỏ, sinh sống
gói gọn trong một góc sân, một mảnh vườn. Gia đình nhỏ là một nhóm cá
nhân cùng chung sống dưới một mái nhà, cùng ăn chung, sinh hoạt chung
và cùn huyết thống.
Hồ Chí Minh với quan điểm từ góc độ một người làm cách mạng
cho rằng: gia đình có nghĩa cũ và nghĩa mới, nghĩa rộng và nghĩa hẹp, có
gia đình to và gia đình nhỏ.

Gia đình có nghĩa cũ và nghĩa mới, nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo
từ điển hán việt: “Gia” là nhà, “Đình” là sân. Vậy theo nghĩa cũ gia đình
chỉ giới hạn nhỏ bé trong 1 cái nhà, 1 cái sân. Nghĩa là gia đình chỉ lo choc
ah mẹ, vợ con trong gia đình mình được ấm no, yên ổn với tư tưởng: “thân
ai người ấy lo, bò ai người ấy giữ”. Ngoài ra ai khó khăn nghèo khổ mặc ai.
Như thế là ích kỷ, là hẹp hòi.
Gia đình theo nghĩa mới là đại gia đình tức là một gia đình lớn. Và
rộng hơn nữa là chỉ nhóm người có cùng quan điểm, cùng mối quan tâm,
cùng mục tiêu phấn đấu. Họ có thể là đông nghiệp, đồng chí cùng chí
hướng. cùng dân tộc.
7


Vì vậy theo nghĩa mới thì gia đình rộng hơn, tốt đẹp hơn. Như
những người cùng học chung một lớp, một trường,… thì phải đoàn kết, yêu
thương nhau như an hem trong cùng gia đình. Nói rộng hơn nữa là đồng
bào cả nước đều là an hem một nhà. Ông cha ta có câu:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng.
Việt Nam có 54 dân tộc anh em nên sức manh lớn nhất mà chúng ta có
được là sức mạnh đoàn kết dân tộc. Sức mạnh này đã minh chứng cho một
thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc.Và chính nhờ
vào đó mà chúng ta có đại gia đình chủ nghĩa xã hội như hôm nay.
Hồ Chí Minh đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữ gia đình to và
gia đình nhỏ, giưa gia đình theo nghĩa rộng và gia đình theo nghĩa hẹp. Hai
laoi gia đình này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Sự yên ấm của gia
đình nhỏ phụ thuộc vào sự yên ấm của gia đình lớn. Một đất nước có nhiều
gia đình nhỏ tốt thì đại gia đình của nước đó cũng tốt. Do vậy mỗi cá nhân
trong xã hội đều phải nhận thức được vấn đề này và phải thực hiện đầy đủ
trách nhiệm với gia đình to ấy.

Gia đình to là cả nước và gia đình nhỏ cái nào quan trong hơn cái
nào? Tùy từng hoàn cảnh đẻ người ta cân nhắc sự nặng nhẹ đó. Có thể đối
với người cách mạng thì gia đình lớn là quan trọng hơn cả vs nếu gia đình
lớn bị áp bức thì gia đình nhỏ cũng sẽ không còn. Nhưng trong thời đâị
ngày nay khi lịch sử cách mạng dã bước sang một trang mới tươi sáng hơn
thì quan niêm cũng đã có sự thay đổi. muốn gia đình lớn có thể phát triển
toàn dienj và ổn định thì mỗi gia đình nhỏ phải được hưởng ấm no và hạnh
phúc trước đã.
_Gia đình theo nhiên cứu xã hội học:
Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở các quan
hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống được sinh ra từ quan hệ hôn nhân đó
cùng chụng sống. Đồng thời có một số người được gia đình nuôi dưỡng tuy
8


không phải là máu mủ (con nuôi ) và các thành viên trong gia đình gắn bó
với nhau về trách nhiệm và quyền lợi. Giữa họ có những ràng buộc mang
tính pháp lý được nhà nước thừa nhận và bảo vệ, và đồng thời có những
quy định rõ rằng về quyền được phép và cấm đoán trong quan hệ hôn nhân
giữa các thành viên trong gia đình.
Tuy nhiên bên cạnh những gia đình đầy đủ thì cũng tồn tại những
gia đình không đầy đủ chỉ có mẹ hoặc bố sống cùng các con. Nguyên nhân
cơ bản của các thực trang đó là do: bố mẹ ly hôn, góa vợ hoạc góa chồng,
hoặc có vợ có chồng nhưng một rong hai người có những đứa con ngoài giá
thú và được pháp luật thừa nhận quyền lợi.
Xã hội học quan tâm nghiên cứu gia đình như là một hiện tượng xã
hội, là một thiết chế xã hội thu nhỏ. Bởi thiết chế xã hội là một hệ thống
phức tạp của các quy tắc, chẩn mực, và vai trò của xã hội, có sự gắn bó qua
lai lẫn nhau, được tạo nên và hoạt đọng nhằm thực hiện chức năng, nhu cầu
của xã hội.

- Đạo dức gia đình:
Là những nề nếp gia phong, phương thức hành động, là những nề thối
và tập tục đạo nghĩa, biểu hiện ở những mối quan hệ nhất định giữa người
với người trong sinh hoạt, giao t iếp với nhau hàng ngày. Những nếp nghĩ,
nề thối và tập tục đó được biểu hiện bằng khuôn phép và quy tắc xử thế
trong gia đình.
1.2. Sự cần thiết ể tăng cường giáo dục đâọ đức trong gia đình hiện
nay.
1.2.1. Vị trí và vai trò của gia đình Việt nam trong xã hội.
Gia đình với ý nghĩa là hạt nhân của xã hội có vai trò duy trì
những giá trị văn hóa, đạo đức của mỗi dân tộc và cộng đòng người, góp
phần xây dựng nên nền văn hóa đạo dức của xã hội. Từ xưa cha ông ta đã
dạy rằng: “nhất gia hưng, nhất quốc hưng nhân” nghĩa là mỗi một gia đình
đều làm điều thiện thì cả nước sẽ vươn tới điều thiện. Như một nhà tư
9


tưởng của phương tây đã từng nói gia đình khó phá bỏ hơn quốc gia. Bởi
vậy không thể phá bỏ gia đình nều gia đình tan rã thì sự liên kết toàn nhân
loại bị sụp đổ.
Bởi gia đình có vai trò mang tính đặc thù trong việc duy trì nòi
giống và là môi trường nuôi dưỡng nhân cách của con người mà không
thiết chế xã hội nào có thể thay thê đươc. Vậy để hình thành nhân cách con
người của Viêt nam hôm nay cùng với sự phát huy vai trò của xã hội thì
quan trọng hơn cả là việc phát huy vai trò của gia đình. Vốn được coi là
một hạt nhân của xã hội nên gia đình sẽ tồn tại mãi mãi trong đời sống xã
hội. Nên mỗi cá nhân cần nhận thức rõ vai trò của gia đình và việc gióa dục
trong gia đình đối với con người và xã hội. Như Hồ Chí Minh đã từng nối:
“Rất quan tâm đến gia đình nhỏ và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã
hội, xã hội tốt thì gia đình cũng tốt. Hạt nhân của xã hôi là gia đình. Chính

vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý đến hạt nhân cho tốt”.
Xết theo chiều sâu tư tưởng đạo đức thì gia đình là hạt nhân của xã hội, gia
đình bao chứa nhiều mối quan hệ nhân bản, sâu sắc nhất của con người và
gắn với sự hình thành bản chất người (tính người).
Ngày nay cả phương đông và phương tây đều chú ý đến việc củng
cố gia điình và các giá trị đạo đức trong gia đình. Như vậy dù ở bất kỳ một
xã hội nào thì người ta đều đề cao vai trò của gia đình. Vì vậy việc nghiên
cứu vấn đề gia đình và việc nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về gia
ddingf vẫn là một vấn đề đặt ra thường xuyên đối với chúng ta. Bởi dù gia
đình biến đổi như thế nào thì sau gia đình vẫn là gia đình. Do tầm quan
trọng của gia đình trong xã hội nên gia đình tốt sẽ đẩm bảo cho một xã hôi
dân giàu, nước mạnh, xã hội lành mạnh, hạnh phúc và văn minh.
1.2.2. Vai trò của giáo dục đạo đức đối với gia đình của tỉnh Hải
Dương hiện nay.
Việc tăng cường gióa dục đạo đức cho gia đình hôm nay là vấn
đề cần thiết và đang được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm. Bởi vì giáo
10


dục đạo đức là con đường cơ bản đẻ hình thành văn hóa đạo đức của mỗi
cá nhân. Những năm gần đây ở nước ta cũng như trên pham vi toàn thế giới
đã nhấn mạnh đến sự phát triển kinh tế gắn liền với sự phát trienr của văn
hóa, vì văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Trong bối
cảnh chung ấy vấn đề gia đình .văn hóa gia đình, giáo dục gia đình được
nâng lên một tầm cao mới trong nghiên cứu khoa học cũng như trong đời
sống thực tiễn bởi nó gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa,
xã hội và hơn thế nữa gắn liền với sự nghiệp công nghiệp hóa _ hiện đại
hóa đất nước, cũng như quá trình gìn giữ bản sắc dân tộc.
Từ xưa ở Việt nam cha ông ta đã quan niệm gia đình là góc của
nước, gia đình gắn bó chính thể với làng và nước, tạo nên một hệ thống

chặt chẽ trong quá trình đấu trang dựng nước và giữ nước. Gia đình chính
là một trong ba mắt xích trọng yếu đẻ từ đó chúng ta có thể hiểu sâu sắc về
đất nước, con người và lịch sử Việt Nam. Gióa dục đạo đức gia đình sẽ là
những gì tinh hoa nhất giúp ta hiểu rõ vị thế, vai trò của gia đình trong
chiến lược phát triển gia đình nhhats là gia đình trẻ.
Trong bối cảnh đổi mới, giao lưu toàn cầu hôm nay, thì thực
trạng gia đình Việt Nam nói chung và gia đình của tỉnh Hải Dương nói
riêng đã và đang biểu hiện những biến động sâu sắc và những hình thá và
xu thế đa dạng. Có thể nói chưa bao giờ gia đình và những thành viên của
nó lại có sự phát triển sáng tạo và tự chủ về đời sống trí tuệ, tinh thần và
văn hóa như vậy. Và cũng chưa bao giờ gia đình Việt nam nói chung, gia
đình của tỉnh Hải Dương nói riêng lại đứng trước những cam go, khó khăn
của mặt trái của nền kinh tế hị trường như hiện nay. Trong khi đó văn hóa
đạo đức gia đình ngày càng có những biểu hiện lệch lạc, suy thoái nghiêm
trọng đối với mỗi cá nhân và nhất là đối với thế hệ trẻ ngày nay.
Hiện nay, đất nước ta đang thực hiên nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, một trong những nhân tố đảm bảo cho nền kinh tế
đúng định hướng mà Đảng và nhà nước đã đề ra là người lao đọng phải có
11


văn hóa đạo đức, mà gia đình là tế bào của xã hội cho nên có sự cần thiết
giáo dục đạo đức trong gia đình. Hiện nay đạo đức trong gia đình đang có
nguy cơ bị xâm hại,bị mai một. Vì vậy muốn giữ gìn và phát huy giá tri
truyền thống gia đình cần phải tăng cường giáo dục văn hóa đạo đức, thẩm
mĩ thông qua phong tục, tập quán, tín ngưỡng tổ tiên, đông thời tích cực
giáo dục văn hóa cho giói trẻ hom nay về truyền thống, cách ứng xử trong
gia đình,… nhằm làm cho gia đình trở thành nền tảng vững chắc của toàn
xã hội.


12


Chương 2
Thực trạng đạo đức và công tác giáo dục đạo đức đối với gia đình
của tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay.
2.1.1. Biểu hiện tích cực.
Từ xưa đến nay có rất nhiều tấm gương đạo đức được ghi vào
lịch sử của dân tộc. Hải Dương cũng không phải là ngoại lệ, điển hình như
Mạc Đĩnh Chi vì thương cha mẹ nghèo khổ, thương nước thương dân ông
đã cố găng dùi mài kinh sử để thi đõ tiến sĩ vang danh muôn đời về lòng
hiếu thảo và hiếu học. Đó là hình ảnh của một người con hiếu thảo và tấm
gương đó sẽ sống mãi trong lòng mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ hải
Dương hôm nay. Còn hiện nay khi đát nước đang trong quá trình công
nghiệp hóa_ hiện đại hóa thì vẫn có rất nhiều tấm gương đạo đức tốt về
lòng hiếu thảo của con cháu đói với ông bà, cha mẹ. Do vậy, đạo đức gia
đình không thể hiện đâu xa mà trước hết thể hiện ở tình yêu thương chân
thành, gắn bó, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, chai sẻ vui buồn cho nhau và có
trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở quan hệ tình
nghĩa tự nhiên, ruột thịt, sâu nặng của đời sống gia đình. Điều này thể hiện
trong quan hệ bình đẳng giữa vợ chồng, giữa cha mẹ với con cái và ngược
lại giữa con cái và cha mẹ, cháu chắt với ông bà. Ngoài ra còn được thể
hiện trong các nhiệm vụ giáo dục gia đình, cha mẹ , ông bà có trách nhiệm
nuôi dạy con cái thành những người công dân có ích cho xã hội.Hải Dương
được biết đến là một trong những tỉnh hiếu học nhất trong cả nước, có nếp
sống văn hóa cao nên trong gia đình ông bà, cha mẹ rất có trách nhiệm
trong việc chăm lo, nuôi dạy con cháu. Con cháu trong gia đình thì biết yêu
thương, đùm bọc lẫn nhau, biết kính trên nhường dưới, giúp đỡ, chia sẻ
trong khi vui cũng như khi khó khăn hoạn nạn để cùng nhau tiến bộ.
Ngày nay với sự phát triển của kinh tế_ xã hội, thì cơ chế mới đã

có những tác động thúc đẩy, phát huy nguồn lực gia đình, giải phóng sức
lao động, đóng góp cho xã hội tăng lên, giúp kiểm soát dân số, sinh đẻ có
13


kế hoạch, cuộc sống gia đình ngày cang được cải thiện. Tình trạng trọng
nam khinh nữ ngày càng giảm, bình đăng giới tăng lên, sự độc lập giữa các
thành viên trong gia đình đã dược thực hiện. Đa số đời sống của các gia
đình trong tỉnh ngày càng được ấm no, đầy đủ hơn về vật chất, văn minh về
đời sống tinh thần. Đi cùng với đó là đạo đức gia đình được giữ gìn, có
những tiến bộ về trình độ, kiến thức, cung cách làm ăn ngày càng được
nâng cao. Nhiều gia đình trẻ đã biết chủ động tạo dựng cuộc sống, nhanh
chóng làm giàu, có điều kiện để hưởng thụ văn hóa, du lịch. Gia đình ngày
nay đã biết lấy tình yêu làm cơ sở gắn bó cho quan hệ vợ chồng, biết đè cao
lợi ích và hạnh phúc cá nhân, chú trọng đến nguyện vọng của từng thành
viên trong gia đình, dân chủ giữa các mối quan hệ giữa vợ với chồng, giữa
cha mẹ với con cái,… Họ cùng nhau chia sẻ công việc trong gia đình, cha
mẹ biết quan tâm, lắng nghe, tôn trọng ý kiến của con cái. Con cái đến tuổi
trưởng thành bắt đàu hình thành tính độc lập, ít phụ thuộc vào cha mẹ như
trong việc hướng nghiệp, chon việc làm, chọn người yêu, xây dựng gia
đình, sinh con, xây dựng nhà cửa. Giá trị đạo đức đang được đè cao trở lại,
giá trị đạo đức truyền thống đang được củng cố, duy trì và phát huy bằng
nhiều chính sách, nhiều hình thức khác nhau như: cuộc vân động xây dựng
đời sống văn hóa mới, xây dựng khu dân cư văn minh gia đình văn hóa.
Nhiều chương trình dành cho gia đình đã được tỉnh tổ chức thành công
như: cuộc thi gia đình tài năng, con ngoan mẹ giỏi,… và đã nhận được sự
hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân toàn tỉnh.
Giá trị đạo đức còn được thê hiện thông qua việc thờ cúng tổ tiên.
Đây là một nét đậm của đời sống tâm linh người Việt. Hiện nay việc thờ
cúng tổ tiên vẫn được duy trì trong gia đình Việt nam nói chung và Gia

đình trong tỉnh Hải Dương nói riêng, thể hiện nét văn hóa đâọ đức tôt đẹp
trong gia đình và đã trở thành một nét trong bản sắc văn hóa của người
Việt.
2.1.2. Biểu hiện tiêu cực.
14


Bên cạnh những mặt tích cực thì trong gia đình ở hải dương
hiện nay còn tồn tại một số những tiwu cực về đạo đức. Sự tác đọng của
kinh tế thị trường đã khiến cho đạo đức trong gia đình bị mai một.
Qua nhiều công trình nghiên cứu cũng như tạp hợp tư liệu của
các nanghf các cơ quan chức năng, các báo trong tỉnh cho thấy: trước tình
hình phát triển kinh tế nhanh như vũ bão, cùng cới quá trình mở cửa, đô thị
hóa phát triển theo cơ chế thị trường, mặc dù có sự quản lý của các cấp, các
ngành cơ quan trong tỉnh nhưng bên cạnh những tác đọng tích cực cũng có
những tác động tiêu cực: đó là:
-

Tính thực dụng, vụ lợi trong hôn nhân.
Tình yêu thương chân thành được coi là chuẩn mực đạo đức quan

trọng của gia đình trên cơ sở tình nghĩa sâu nặng giữa vợ chồng, giữa cha
mẹ, ông bà với con cháu và con cháu với cha mẹ, ông bà. Tình yêu thương
gắn liền với tinh thần trách nhiệm của moiix thành viên trong gia đình. Đó
chính là cơ sở chủ yếu của hôn nhân và gia đình.
Tình trạng lấy chông người nước ngoài trong tỉnh không trên cơ sở
tình yêu, tình trạng tảo hôn ở một số gia đình nông thôn trong tỉnh vẫn còn
đã nói lên sự phát triển đạo đức không lành mạnh. Đó là hôn nhân, gia đình
không xuất phát từ cơ sở tình yêu mà dựa trên sự tính toán vì lợi nhuận, vì
tiền của, danh vọng, vì muốn đi nước ngoài. Một số người lấy tiêu chí kinh

tế, tiền bạc làm chuẩn cho việc kết hôn. Họ coi hôn nhân là “hàng mua
bán”, nên có trương hợp bố mẹ ép con lấy người mà con khong yêu để rồi
từ đó đưa đến bao nhiêu nỗi bất hạnh cho bản thân và những người trong
cuộc. Và nếu hôn nhân, gia đình không được xây dụng trên cơ sở hai bên
yêu nhau và vợ chộng thực sự đòng ý với nhau thì đó là vấn đè vi phạm đạo
đức con người (vô đạo đức ).
Bởi đó không phải là thứ tình yêu trên cơ sở đạo đức của hôn nhân,
hiểu biết, quý mến và đi đến hòa hợp, một thứ tình yêu gắn liền với trách
nhiệm. Trong suốt quá trình chung sống của vợ chồng thì tibhf yêu ngày
15


càng trưởng thành đem đến hạnh phúc lành mạnh. Tình yêu đó không thể
tách rời tinh thần trách nhiệm đối với xã hội trong việc xây dựng gai đình
bền vững và giáo dục con cái trở thành người con hiếu thảo, người công
dân tốt, những nhân tài cho đát nước, và tình yêu đố cũng không thể tách
rời khỏi cuộc đấu tranh vì lợi ích của toàn xã hội, vì sự nghiệp dân giàu
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Bên cạnh những biểu hiện không nghiêm túc về hôn nhân là hiện
tượng đạo đức tình dục bị xâm hại nghiêm trọng. Hiện tượng tình dục diễn
ra trước hôn nhân nhất là giới trẻ thuộc các trường chuyên nghiệp, cao
đẳng, đại học trong tỉnh mà không dẫn tới hôn nhân mà là biểu hiện của
tính vụ lợi, thực dụng. Từ xưa đến nay, chúng ta thường quan niệm tình
dục là cái chỉ có sau khi kết hôn và tình dục phải gắn với hôn nhân. Nhưng
hiện nay do cơ chế giao lưu mơ đã có không ít người quan niệm tách biệt
giữa tình dục và hôn nhân nên có những người đã chấp nhận quan hệ tình
dục mà không đi tới hôn nhân, coi quan hệ tình dục là biểu hiện của tình
yêu, có “như vậy” mới thật lòng yêu nhau. Và hậu quả để lại là tình trạng
nạo phá thai trong giới trẻ của tỉnh ngày càng tăng lên, để lai nỗi day dứt
cho cá nhân, gia đình và xã hội.

Quan hệ đạo đức hôn nhân trở lên lộn xộn còn thể hiện ở một số
trường hợp có hành vi vi phạm luật hôn nhân do ngoại tình hay tổ chức mại
dâm. Sự xuống cấp về đạo đức gia đình đã phát sinh nhiều hiện tượng
phạm tội nghiêm trọng: giết vợ. giết chồng, hay giết người yêu khi không
được thỏa mãn yêu thương,…
Trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình nhất là gia đình
ở thành phố thì chủ nghĩa thực dụng có chiều hướng phát triển. Mỗi người
chỉ biết chăm lo đến lợi ích của riêng mình mà giảm đi thời gian quan tâm
và chăm sóc lẫn nhau của các thành viên trong gia đình. Một số gia đình
tuy song giàu sang nhưng mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ, con cái lai thiếu
đi tình thương, sự chăm chút về đời sống tinh thần, tình cảm của nhau, ít
16


quan hệ gắn bó về tình nghĩa. Hoặc nếu cỏ thì chỉ lá quan tâm theo hình
thức, chiếu lệ.
Trong trường hợp này người ta thường lấy lý do vì bạn công
việc,thời gian hoc tập nhiều, và phải lo làm ăn kiếm tiền vì gia đình. Họ
lạm dụng ỷ lại tiền bạc để thay thế tình cảm, sự quan tâm dành cho gia
đình.Ở hải dương tuy không nhiều nhưng cũng có những bậc cha mẹ đã
lạm dụng và ỷ lại vào các dịch vụ xã hội để thay thế sụ quan tâm trực tiếp
đến tình cảm, tâm lý, sức khỏe, trí tuệ của con cái ( hoặc cảu con cái đói
với cha mẹ đã có tuổi ), không trực tiếp quan tâm chăm sóc nhau mà thông
qua các phương tiện hiện đại, dịch vụ tiện lợi: như thông qua việc cho tiền,
thuê ôsin chăm lo, hổi thăm qua điện thoại hoặc thư từ,…
-

Thiếu trách nhiệm, thiếu gương mẫu trong quan hệ vợ chồng,

quan hệ giữa cha mẹ với con cái và ngược lại.

Trong một số gia đình vẫn quan niệm “ Văn hay chữ tốt không bằng
thằng hoc dốt lắm tiền”. Cho nên gia đình tập trung làm ăn với bất kỳ nghề
gì miễn sao kiếm được nhiều tiền, rời xa quan niện đạo đức truyền thống
nên không quan tâm, uốn nắn, hướng dẫn kịp thời dến con cái nên nhiều
em đã sa vào các tệ nạn xã hội mà gia đình không biết.
Trong một số gai đình kể cả ở nông thôn và ở thành phố trong tỉnh
xuất hiện lây ddonhf tiền thay cho việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm với
gia đình, phó mặc cho người giúp việc chăm lo, nuôi dưỡng, gióa dục con
cái, trông coi cha mẹ già.
Do hậu quả của tình trạng ly hôn trong tỉnh khá cao đã dẫn đén
tình trạng gia tăng số tre em phải sống với một gia đình khuyết thiếu cha
hoặc mẹ, có khi phải sống cùng ông bà già. Những gia đình như vậy bị ảnh
hưởng, khr năng của gia đình trong vieech hỗ trợ nuôi dạy con cái bị giảm
sút, hoặc các em phải tự bảo vệ cho bản thân.
Từ việc quan niệm không đúng về hôn nhân nên hậu quả để lại là
việc gia đình nhanh chóng bị đỏ vỡ, dẫn dến sự thiếu trách nhiệm với gia
17


đình của các thành viên. Tình trang j ly hôn diễn ra với nhiều gia đình trong
tỉnh: theo thống kê của phong dân số gia đình năm 2009 thì cứ 8 cặp vợ
chồng kết hôn thì có 1 cặp ly hôn. Xu hướng ly hôn gia tăng, đặc biệt gần
đây nhiều cuộc ly hôn không nhữn tạo nên xung đột trong đạo đức vợ
chồng mà còn khiến con cái không được giáo dục một cách lành mạnh gây
lên những hành vi sai trái về đạo đức, sự nhiễu rỗi, trầm cảm đố với nhiều
trẻ em. Kết quả điều tra của phong dân số gia đình Hải Dương năm 2002
cho thấy có ba nghuyên nhân hàng đàu dẫn dến ly hôn là:
+ Mâu thuẫn trong lối sống : 31%
+ Ngoại tình


:23,1%

+ kinh tế

:17,4%

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác: Sự chấp nhận ly hôn của xã
hôi như một chuyện bình thường, dư luận xã hội trong tỉnh cũng như trong
cả nước không còn khắt khe trong việc đánh giá đạo đức con người. Họ cho
rằng khi không thể ở bên nhau thì ly hôn là nhân đạo, luật pháp thì tạo điều
kiện cho việc ly hôn, hơn nữa người phụ nữ ngày càng độc lập hơn về kinh
tế,… mà hậu quả của việc ly hôn gây ra các nguy cơ: chán trường, thất
vọng, dễ mắc các bệnh trầm cảm, giảm tuổi thọ,…
-Tình trạng trọng nam khinh nữ trong tỉnh vẫn còn tồn tại và đang
ngày càng phát triển cùng với sự khôi phục của dòng họ,
Đảng , nhà nước cũng như các cấp, các ngành cơ quan trong tỉnh
đã có những quan điểm rõ rằng về bình đẳng giới. Tỉnh đã thực hiện nhiều
cải cách pháp luật của Đảng nhằm thuwch hiện bình đẳng nam nữ và đã có
những thành tựu cơ bản về vấn đề này. Tuy nhiên thực tế vẫn còn hiện
tượng phân biệt đối xử với con cái, đối với phụ nữ trong tập quán, thói
quen của một số gia đình.
-

Trong các gia đình phổ biến ở nông thôn con gái thường phải

lao động, làm việc nhiều hơn con trai, ddieuf đó được thể hiên thông qua
các con số về trẻ em gái bỏ học nhiều hơn trẻ em trai.
18



Quan niệm bạo lực trong gia đình hiện có xu hướng giảm đi đối
với hành vi bạo lực xâm hại thân thể trong gia đình đối với phụ nữ.Theo
thống kê của cả nước trước đây: có 7% phụ nữ bị chồng đánh; 39% từng bị
chồng chửi mắng thì đến năm 2000 còn 3,2% phụ nữ bị đánh và 16,4% phụ
nữ bị mắn chửi. Điều này một phần cho ta thấy đến bnay trong các gia đình
của tỉnh vẫn còn có không ít phụ nữ thường xuyên bị chồng đánh đập,
ngược đãi. Nghiên cứu đã cho thấy bạo lực gia đình là một vấn đề phức tập.
Tất cả những hành vi thô bạo trong đời sống gia đình không những đã vi
phạm đạo đức, mà nó không còn là việc riêng, việc trong nhà của mỗi gia
đình mà đó là hành vi trái với lợi ích xã hội, vi phạm pháp luật, vừa trái với
tính nhân đạo trong mối quan hệ đạo đức giữa vợ chồng, giữa cha mẹ với
con cái hoặc giữa con cái với cha mẹ.
Hành vi vi phạm của người chồng đối với người vợ xuất phát từ ý
thức coi thường phụ nữ, đối xử không bình đẳng trong gia đình, dẫn đến
hành vi ngược đãi, hành hạ vợ con. Đây là nguyên nhân đáng kể dẫn đến
tình trạng ly hôn của một số gia đình trong tỉnh.
Hành vi đánh đập, ngược đãi của nhười chồng đối với nhười vợ là
sự vi phạm đạo đức gia đình, làm lay chuyển bản chất nhân văn của gia
đình, giá trị đạo đức cốt lõi của con người.
Xưa nay, người ta thường nói nhiều đến việc phụ nữ bị bạo hành
nhưng trong một số trường hợp người vợ có hành vi ức hiếp chồng, đánh
chồng, phá vỡ hạnh phúc gia đình. Cho nên cần phải có sự bình đằng giữa
vọe chồng, cha mẹ và con cái trong gia đình. Tất cả những hành vi đánh
đập, ngược đãn không ngoại trừ bất kỳ ai dều là hành vi vi phạm đạo đức
cần phải lên án và loại trừ.
- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có những biểu hiên lạm
dụng quan niệm tự do, dân chủ thái quá.
Điều này dẫn đến sự longe lẻo, thiếu nề nếp kỷ cương trong gia đình.
Đây là nguyên nhân dẫn dến sự mâu thuẫn, căng thẳng, sự đổ vỡ các mối
19



quan hệ thân thiết trong gia đình như: “kính trên nhường dưới, con chá hiếu
thảo với ông bà cha mẹ, …” Những biểu hiện lệch lạc đó thể hiện cho việc
mất đi nét văn hóa lành mạnh, đẹp đẽ trong gia đình.
Trong cơ ché sôi động của nền kinh tế thi trường mọi người ddeuf
mong muốn có công ăn, việc làm, có thu nhạp cao, nâng cao mức sống và
chất lượng cuộc sống. Cùng với xu hướng đó là nhu cầu được hưởng tiện
nghi sinh hoat hiện đại. Từ nhu cầu đó có những người đã lạm dụng quan
hệ tự do, dân chủ, đã đồng nghĩa hạnh phúc là sự thỏa mãn cao quyền tự do
cá nhân. Nhưng khi quyền tự do đó không được thỏa mãn thì xảy ra xung
đột lợi ích giữa các thành viên, đạo đức gia đình bị vi phạm, dẫn đến hạnh
phúc gia đình không còn. Việc lạm dụng quan hệ tự do, dân chủ làm cho
cob người quên mất hạnh phúc gia đình, long nhân ái, sự đồng cảm, quan
tâm lẫn nhau,…
- Sự đối lập lợ ích gia đình với lợi ích xã hội.
Khi mà cơ chế thị trường tung ra, có những người làm giàu bằng con
đường bất chính miễn là có tiền, thu nhiều lợi nhuận dù việc làm đó có vi
phạm pháp luật, trái với đạo đức xã hội, hoặc ảnh hưởn đến tính mạng của
người khác. Thâm chí có người còn kiếm tiền ngay chính với người thân
của mình như: bán vợ bán con, gả con gái cho người nước ngoài để lấy
tiền, để làm giàu, lôi kéo vợ chồng, con cái vào con đường làm ăn trái phép
như: mua bán ma túy, cờ bạc, mại dâm,…Ngoài ra quan niệm: “ đèn nhà ai
nhà ấy rạng” đang chi phối cách sống của không ít ra gia đình. Đây là một
quan niệm sai trái vị kỷ có hại đến danh phẩm, danh dự của từng thành viên
trong gia đình, và không ít gia đình đồng tình, cho rằng quan niệm đó là
đúng với thực tế và ngấm ngầm thực hiện. Điều này không những là hại
đến xã hội mà còn tác động nghiêm trọng đến việc giáo dục thế hệ trẻ
trong tỉnh, ảnh hưởng xấu đến đạo đức con cháu, tạo thành truyền thống
xấu trong gia đình, cho dòn họ, cho cộng đồng, làm cho thế hệ trẻ mất đi

niềm tin vào gia đình, xã hôi.
20


Qua đây cho ta thấy ở Hải Dương còn tồn tại thứ tình yêu gia đình
mà tình yêu đó không phù hợp với lợi ích xa hôi và làm cho con người
không làm đầy trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội. Thực chất đố
là tình yêu không đạo đức mà chúng ta cần tích cực phê phán hiện tượng đó.
Tình hình tren cho ta thấy vấn đề đạo đức gia đình chịu sự tác động
rất lớn của các vấn đề kinh tế, xã hôi của đất nước. Cơ ché thị trường bên
cạnh những mạt tích cực cũng có những mặt tác động xấu đến tâm hồn, đạo
đức, ảnh hưởng đến vai trò giáo dục gia đình và hình thành đọa dức, nhân
cách của thế hệ trẻ cũng như các thành viên trong gia đình trong gia đình ở
hải dương.
Điều đáng quan tâm là những quan niệm, hành vi đạo đức sai trái
trong gia đình ở Hải dương hiện nay không phải tồn tai một cách riêng biệt
trong một gia đình nào cố định, nó biểu hiện khi công khai khi ngấm ngầm
nhưng có sức lan truyền,phát triển từ gia đình này sang gia đình khác. Nế
chúng ta không phân tích, đấu tranh, tăng cường giáo dục đạo đức cho mọi
người, mọi gia đình để ngăn chặn kịp thời những đạo đức không lành mạnh
thì nó sẽ phát triển rộng công khai, sẽ là một thavhs thức đối với các cơ
quan chức năng trong tỉnh, lúc đó việc uốn nắn, xây dựng lại là vô cùng
khó khăn và lâu dài.
2.1.3. Nguyên nhân của những biểu hiện tiêu cực đạo đức trong gia
đình.
Do đang trong thời kỳ chuyển dịch cơ chế nên chúng ta chư kịp thời
phát hiện những vấn đè mới đặt ra trong cuộc sống gia đình và xã hội.
Chưa quan tâm đặt vấn đề xây dựng, giáo dục đạo đức mới phù hợp với
ddieuf kiện phát triển khinh tế mới. Nhất là trong điều kiện thực hiện cơ
chế thị trường định hướng xã hội vhur nghĩa. Những biểu hiện tiêu cực đạo

đức trong gia đình hiện nay là một vấn đề mà các cấp chính quyền trong
tỉnh cần phải quan tâm, cần phải tìm hiểu những nguyên nhân nào đang tồn
tại và tiềm ẩn làm ảnh hưởng đến đạo đức của mỗi các nhân trong gia đình.
21


Và dưới đây là những nguyên nhân cơ bản gây ra những biểu hiện suy
thoái của đạo đức trong gia đình ở Hải dương, đó là:
- Chưa có những chinh sách kinh tế - xã hội gắn liền với những chính
sách gia đình.
Đây là một trong những nguyên nhân làm cho các mối quan hệ
trong gia đình lỏng lẻo, mất đi sự gắn kết. Để có công ăn việc làm, thu
nhập cao con người đã rời xa gia đình tạm thời hoặc thường xuyên. Đặc
biệt là giới trẻ trong tỉnh hiện nay. Điều đó làm cho mối liên kết gắn bó
thường xuyên giữa các thành viên trong gia đình có nguy cơ giảm xuống
nghiêm trọng.
Trong sự bùng nổ của các phương tiện thông tin đại chúng thì gia
đình giờ đay không phải là mơi duy nhất để trao đổi tin tức, thông tin. Với
số kênh truyền hình tăng lên thì sự tiếp nhân thông tin truyền hình là nhu
cầu riêng theo sở thích của mỗi cá nhân, sự luận bàn, chai sẻ thông tin giữa
những người thân thích giảm tỷ lệ thuận với sự tăng lên về mối quan hệ,
trao đổi thông tin với ban bè, dồng nghiệp, người cùng làm ăn, cùng sở
thích,…
- Công tác giáo dục đạo đức xã hội, đạo đức xã hôi còn châm biến đổi
chưa theo kịp vơi tình hình mới.
Quan niệm đạo đức về vai trò gia đình và đạo đức gia đình trong sự
phát trienr kinh tế - xã hội của đát nước chưa đúng mức. Trong sự biến đổi
nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội thì gia đình có những yêu cầu mới về
quan hệ tình cảm, cũng như nhu cầu về cuộc sống vật chất và văn hóa gia
đình. Trước những đòi hỏi có thì cần phải có công tác giáo dục, tuyên

truyền kịp thời, xây dưng những quan niêm mới về tình yêu, hôn nhân, gia
đình. Việc truyền bá những kiến thức về hôn nhân gia đình một cách khoa
học vào cuộc sống sinh hoạt của mỗi cá nhân là cần thiết, việc chuẩn bị cho
thanh niên những kiến thức và ý thức trước khi kết hôn chưa được dặt ra
một cách rõ ràng, hoạt động của một số cơ quan chức năng trong tỉnh tuy
22


có cố gắng nhưng còn phân tán và chưa hiệu quả. Do vậy nhiều quan niện
nhận thức không rõ hay không đúng về vấn đề gia đình còn tồn tại khá sâu
trong tư tưởng cảu các nhà lãng đạo, cán bộ và nhaan dân trong tỉnh. Đây là
một nguyên nhân rát lớn gây khó khăn và tiêu cực về đạo đức gia đình hiện
nay.
- Những điều chỉnh hành vi trái pháp luật trong mối quan hệ đạo đức
gai đình và việc tổ chức thực hiện các điều luật liên quan đến đạo đức gia
đình chưa thực sự công bằng, nghiêm minh.
Đây là một trong những nguyên nhân gây lên sự thoái hóa đao đức
trong gia đình. Sự đánh giá những tác động tích cực, hạn chế đối với đạo
đức xa hội, đạo đức gai đình của một số chính sách, chủ trương trong kinh
tế - xã hội còn thiếu. Cho nên chúng ta phải rút kinh nghiệm, uốn nắn kịp
thời những chủ trương mà xa hôi còn nhiều ý kiến chưa đồng tình như việc
đưa phụ nữ đi lao động nước ngoài.
Còn chưa đưa ra được những chuẩn mực đạo đức cho gia đình
trong tình hình mới, các cấp ủy, chính quyền còn lung túng trong việc chỉ
đạo các chủ trương. Tuy nhiên, do còn nhiều sự duy trì khác nhau ở mức đọ
nhất định về bảo đảm đời sống vật chất của mọi người, trong ý thúc của
con người vẫn tồn tại những tàn dư của chế độ cũ ( phong kiến ). Trong xã hội
còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế nên còn xuất hiện tình trang bóc lột.
Vì ham làm giàu, cạnh tranh để phát triển,…, đã tạo nên sự tính
toán về mặt kinh tế trong quan hệ đạo đức, hôn nhân gia đình. Làm cho

tính nghĩa giữa các thành viên trong gia đình mất đi sự gắn kết, yêu thương
mà đan xen vào đó là sự tính toán, vụ lợi của đoi bên, đây là một biểu hiên
của sự vô đạo đức.
Việc thực hiện những chính sách thiếu sự chặt chẽ, liên tục, sự
chênh lệch về thu nhập, nghèo khổ, thất nghiệp chưa được khắc phục, phụ
nữ chưa được hoàn toàn bình đẳng. Vì vậy có thể nói chưa xóa được tận
góc,nguyên nhân, ảnh hưởng của sự suy tính về vật chất hoặc các mặt khác.
23


Ngày nay, cùng chung xu thế của cả nước tỉnh Hải Dương đang
thực hiện đường lối mở cửa, thực hiện chủ trương phát triển nèn kinh tế
nhiều thành phần, trong đó cò khuyến khích làm giàu hợp pháp, tăng cường
liên kết kinh tế với các tỉnh trong cả nước và nước ngoài,…thì vấn đề đạo
đức không thể tồn tại như trước, không thể chỉ vì mọi người mà còn phải vì
mình, vì lợi ích chính đáng của bản thân và gia đình.
Với chế đọ sở hữu như hiện nay, chúng ta chưa thể hoàn toàn xóa
bỏ tư hữu. trong diều kiện cạnh tranh làm giàu, kiếm tiền thì quan hệ giữa
người và người chưa hoàn toàn trở thành mối quan hệ tương trợ, hợp tác và
giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình lao đọng sản xuất phục vụ nhu cầu của
mình và của xã hội.
Trước đây trong suy nghĩ ta cho rằng những ảnh hưởng của đạo
đúc phong kiến và những tiêu cực của nền sản xuất nhỏ, tâm lý ích kỷ của
gia đình “ việc nhà ai, nhà ấy lo”, những cách cư xử bất bình đẳng giữa các
thành viên trong gia đình đã làm tổn hại đến đạo đức chung, phá hoại sự
đoàn kết của gia đình, tập thể,… cần bị lên án và nhanh chóng xóa bỏ, thì
nay nó có cơ sở được phục hồi và có thể được một số bộ phận trong xa hội
nhộ nhận cho là tất yếu, là chính đáng và sẵn sàng chấp nhận.
Vì vậy, trước tình hình đó các cơ quan chức năng trong tỉnh cần làm
rõ những nguyên tắc đạo đức mới của chế độ xã hội chủ nghĩa trong giai

đoạn còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế, cần xá định lại quan niệm, chuẩn
mực đạo đức xã hôi và đạo đức gia đình.
2.2. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức đối với gia đình ở Hải
Dương hiện nay.
Từ thực trạng về những tồn tai đạo đức trong gia đình ở hải dương
hiện nay cần tăng cường dẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức trong mỗi gia
đình. Hiện nay công tác giáo dục đạo đức phát huy rất hiệu quả trong việc
duy trì giá trị truyền thống của gia đình.

24


Trước hết công tác giáo dục luôn được các cấp ủy, chính quyền
quan tâm. Tỉnh luôn thực hiên đúng các đường lối, chính sách của Đảng,
nhà nước. Như trong quyết định mới nhất của thủ tướng chính phủ về phê
duyệt chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam số 106/2005/QĐ ngày
16/5/2005: “ Mục tiêu chung là từng bước ổn định, củng cố và xây dựng
gia đình ít con ( mỗi cặp vợ chồng có 1 hoặc 2 con ), no ấm, tiến bộ, bình
đẳng, hạnh phúc”. Phòng dân số - kế hoạch của tỉnh đã phát động các
chương trình hành động với các khẩu hiệu: “ mỗi cặp vợ chồng dừng lại ở 2
con đẻ nuôi dạy cho tốt”,…, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp
của gia đình, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa . Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi
quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo
tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Hiện nay trong quá trình hội nhập kinh tế có những biến động phức
tap thì công tác giáo dục đạo đức đối với gia đình lại là một vấn đề hết sức
cần thiết. Toàn tỉnh Hải Dương đã và đang thực hiện đường lối của Đảng
về việc toàn xã hội chú trọng xây dựng gia đình văn hóa và đã có rất nhiều

gia đình được tỉnh trao tặng gia đình văn hóa, tạo điều kiện cho gia đình
duy trì và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của mình và đặc biệt
phát triển trí tuệ, nhân cách của con cái trong gia đình. Các cấp chính
quyền, ngành chức năng trong tỉnh đã chí trọng rất nhiều đén việc giáo dục
thế hệ trẻ như việc giáo dục các em trong học đường, đã có rất nhiều tấm
gương hiếu học và tấm gương vượt khó.
Luật hôn nhân và gia đình đã có sự thay đổi và được tỉnh áp dụng,
có những điều khoản được thay thế và bổ sung sao cho phù hợp như luật 1
vợ 1 chồng phải được sự nhất trí của hai bên.

25


×