Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tiểu luận phát triển chương trình giáo dục môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.3 KB, 19 trang )

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
Nội dung:
1. Xây dựng chuẩn đầu ra của cử nhân sư phạm Ngữ văn
2. Thiết kế 50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn cho bài giảng phát triển
chương trình
1. Xây dựng chuẩn đầu ra của cử nhân sư phạm Ngữ văn

Chuẩn đầu ra của cử nhân sư phạm ngành Ngữ Văn
1. NĂNG LỰC NHẬN THỨC VÀ TƯ DUY KIẾN THỨC
1.1. Kiến thức cơ bản nền tảng
1.1.1. Toán học (xác xuất thống kê)
1.1.2. Khoa học chính trị
1.1.3. Tin học
1.1.4. Lịch sử
1.1.5. Ngoại ngữ
1.1.6. Tâm lí học
1.1.7.Lôgíc học
1.1.8. Giáo dục quốc phòng
1.1.9. Giáo dục thể chất
1.2. Kiến thức cơ sở chuyên môn cốt lõi
1.2.1. Cơ sở văn hoá
1.2.2. Dân tộc học đại cương
1.2.3. Mỹ học đại cương
1.2.4. Ngôn ngữ học đại cương
1.2.5.Lịch sử văn minh thế giới
1.2.6. Tác phẩm văn học
1.2.7. Nguyên lí chung về lí luận văn học
1.2.8. Dẫn luận về ngôn ngữ học
1.2.9. Truyền thông, báo chí đại cương
1.3. Kiến thức nền tảng chuyên môn nâng cao


1.3.1. Tiếp nhận văn bản
1.3.2. Phương pháp sáng tác và các trào lưu văn học
1.3.3. Loại thể văn học
1.3.4.Thực hành về ngôn ngữ văn bản khoa học
1.3.5. Ngữ âm tiếng Việt
1.3.6. Từ pháp tiếng Việt
1.3.7. Phong cách học tiếng Việt
1


1.3.8. Ngữ dụng học
1.3.9. Cú pháp tiếng Việt
1.3.10. Từ vựng và ngữ nghĩa tiếng Việt
1.3.11.Hán Nôm
1.3.12. Ngôn ngữ và tiếp nhận văn bản
1.3.13. Văn học dân gian Việt Nam
1.3.14. Văn học Việt Nam thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII
1.3.15. Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX
1.3.16. Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
1.3.17.Văn học Việt Nam từ 1900 đến 1930
1.3.18. Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945.
1.3.19. Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975
1.3.20. Văn học Việt Nam từ 1975 đến nay.
1.3.21. Văn học Trung Quốc ( Từ cổ đại đến đời Đường, từ Minh – Thanh đến hiện
đại)
1.3.22. Văn học các nước châu Âu (Thời kì phục hưng, VH Nga, VH Pháp…)
1.4. Các kiến thức cơ bản và nâng cao thuộc khối nghiệp vụ sư phạm
1.4.1. Tâm lí học
1.4.2. Giáo dục học đại cương
1.4.3. Tâm lí học lứa tuổi và sư phạm

1.4.4. Tâm lí học dạy học
1.4.5. Quản lí hành chính nhà nước về giáo dục
1.4.6. Tổ chức và quản lí trường lớp
1.4.7. Phương pháp và công nghệ dạy học nghành Ngữ văn
1.4.8. Lí luận dạy học
1.4.9. Đo lường và đánh giá trong giáo dục
1.4.10. Thực tập và kiến tập sư phạm
2. CÁC KĨ NĂNG NGHỀ NGHIỆP VÀ PHẨM CHẤT CÁ NHÂN
2.1. Các kĩ năng nghề nghiệp tiên tiến của ngành
2. 1.1. Kĩ năng tiếp cận và xử lí các tài liệu, các tác phẩm, văn bản
1. Tìm kiếm các tài liệu , thông tin cập nhật
Thông qua sách báo, internet
2. Phân tích các tài liệu cho theo các định hướng bài học
Đọc hiểu văn bản, tác phẩm
Phân tích và rút ra ý nghĩa cuả tác phẩm và văn bản
Chọn lọc các tài liệu cần thiết
Chọn lựa các nội dung cần thiết
Phân tích, đánh giá các nội dung
3. Tích hợp tài liệu trong quá trình dạy học
4. Đánh giá hiệu quả thông tin sau khi tích hợp
2.1.2. Kĩ năng lập kế hoạch dạy học
1. Phân tích đối tượng học sinh, nhu cầu học tập môn Ngữ văn của học sinh
2. Xây dựng hệ thống mục tiêu dạy học Ngữ văn và thiết kế nội dung các bài học
3. Dự kiến những thuận lợi và khó khăn trong dạy học
4.Tìm hiểu và lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp
2


Tìm hiểu đặc trưng bài học và đặc trưng của các phương pháp dạy học Ngữ văn
Lựa chọn phương pháp tốt nhất hoặc phối hợp nhiều phương pháp:

- Phương pháp đọc diễn cảm
- Phương pháp đóng vai
- Phương pháp giải quyết vấn đề
- Phương pháp làm việc nhóm
- Phương pháp dạy học theo tình huống…
5. Thiết kế các tiêu chí và hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp yêu cầu và đặc trưng
của môn Ngữ văn
2.1.3. Kĩ năng soạn giáo án cho giờ học Ngữ văn
1. Thể hiện rõ ràng các mục tiêu của giờ học
Thể hiện đầy đủ các mục tiêu về kiến thức kĩ năng, thái độ
Các mục tiêu bậc 1: Nhớ, nhắc lại , kể lại, đọc thuộc các kiến thức về tác giả, tác
phẩm, các giai đoạn văn học….
Các mục tiêu bậc 2: Phân tích được, giải thích chứng minh được một luận điểm, một
vấn đề, nội dung văn bản…..
Các mục tiêu bậc 3: So sánh, liên hệ, đánh giá đưa ra ý kiến cá nhân, bình luận, liên hệ
với cuộc sống
Nhấn mạnh đến các mục tiêu về thái độ: Tình yêu thiên nhiên, đất nước, ý thức giữ gìn
và trân trọng các giá trị nhân văn….
Mục tiêu kĩ năng : tăng cường các kĩ năng xã hội cho học sinh trong giờ học văn, các
kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình, kĩ năng tiếp nhận văn bản, đọc hiểu văn bản
2. Thể hiện các hoạt động của giáo viên và học sinh
3. Thể hiện các định hướng kiến thức trong giáo án
2.1.4. Kĩ năng giảng dạy theo kế hoạch và giáo án đã biên soạn
1. Đảm bảo phần mở đầu lôi cuốn học sinh
Thay đổi các cách vào bài
Linh hoạt trong khi vận dụng các vấn đề nhật dụng nhằm liên hệ
Tạo bất ngờ, ấn tượng bằng các video, hình ảnh, các hoạt kịch minh họa
2. Đảm bảo tính khoa học và tính nghệ thuật
Tính khoa học
- Rõ ràng về kiến thức trong các hoạt động

- Lôgic mạch lạc trong hướng triển khai các hoạt động
Tính nghệ thuật
- Khơi nguồn cảm xúc văn chương cho học sinh
- Đảm bảo vẻ đẹp của ngôn từ, hình tượng
- Diễn tả được vẻ đẹp của nội dung ý nghĩa của tác phẩm
3. Phát huy tối đa ưu thế của các phương pháp được lựa chọn
Hướng dẫn học sinh áp dụng và thực hành phương pháp thông qua các hoạt động
Các phương pháp không làm phá vỡ tính nghệ thuật của giờ học văn
4. Tạo không khí thoải mái và thân mật, công bằng cho học sinh
Lời nói, cử chỉ tạo sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh
Đưa ra các trò chơi, câu hỏi vui
Các hình thức đóng vai, giải quyết tình huống
5. Tăng cường tính thực hành trong giờ học văn
3


Tích hợp lí thuyết và bài tập theo hình thức đan xen
Tạo thời gian cho học sinh tự cảm nhận và đánh giá văn bản
Tổ chức liên hệ với các kiến thức thực tế và với bản thân ngưòi học
6. Vận dụng hợp lí công nghệ dạy học vào dạy học Ngữ văn
Thao tác với các phần mềm, phương tiện hỗ trợ tìm kiếm tài liệu
- Sử dụng được các công cụ tìm kiếm
- Cập nhật kiến thức thường xuyên
Sử dụng hợp lí các công cụ trình chiếu
- Tích hợp với kiến thức tranh ảnh qua các video, các hình ảnh minh hoạ
- Trình chiếu giáo án và bài giảng điện tử
- Đảm bảo tính thẩm mĩ, nghệ thuật của giờ học Ngữ văn trong khi sử dụng công nghệ
7. Kĩ năng tổ chức và điều hành lớp học
8. Kĩ năng xử lí các tình huống sư phạm
- Phân tích nhanh các tình huống

- Giải quyết các tình huống theo nguyên tắc sư phạm
- Công bằng. khách quan
- Hợp tình hợp lí
2.1.5. Kĩ năng kiểm tra đánh giá
1. Kĩ năng thiết kế tiêu chí, và lựa chọn công cụ, hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp
với môn Ngữ văn
- Đảm bảo tính công bằng, khách quan
- Đảm bảo sự rõ ràng
- Đảm bảo cho học sinh thể hiện được cảm xúc và các năng lực tư duy
2. Kĩ năng tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá như một phương tiện trong dạy học
Ngữ văn
3. Kĩ năng quản lí và sử dụng các thông tin kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động
dạy học Ngữ văn cho phù hợp
(Phần PHTH)Thiết kế và thực hành các hoạt động giáo dục ngoại khoá văn học
3.4.1. Xây dựng kế hoạch
3.4.1.1. Xác định rõ ràng mục tiêu
3.4.1.2. Đưa ý tưởng các hoạt động cho cụm chủ đề văn học
3.4.1.3. Đưa kiến thức văn học kết nối với kiến thức cuộc sống
3.4.1.4. Thiết kế các hoạt động phù hợp với từng đối tượng học sinh
3.4.2. Vận hành thực hiện các kế hoạch giáo dục ngoại khoá văn học
3.4.2.1. Linh hoạt trong việc áp dụng các hình thức tổ chức và phương pháp
. Kết hợp với các hoạt động của Đoàn Đội
Áp dụng các hình thức trò chơi. Đêm sinh hoạt thơ ca, kỉ niệm ngày sinh ngày mất của
tác giả
Định hướng cho học sinh tổ chức phát huy tính dân chủ
3.4.2.2. Đảm bảo hiệu quả về văn học nghệ thuật và đồng thời đảm bảo mục tiêu
Thiết kế các hoạt động sinh động và có ý nghĩa
Không tràn lan, lam dụng thời gian
Đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu giáo dục tình cảm và thái độ
2.1.6. Kĩ năng phát triển nghề nghiệp

4


1. Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp của bản thân
2.Kĩ năng tự đánh giá, tự rèn luyện
Học tập từ đồng nghiệp
Biết lắng nghe và tiếp thu có chọn lọc những phản hồi từ học sinh và phụ huynh
Tự rút kinh nghiệm qua các kế hoạch và việc thực hiện chúng
Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của bản thân
Tự học tập phát huy điểm mạnh và hạn chế các điểm yếu
Thực hiện đúng kế hoạch tự rèn luyện
2.2. Các phẩm chất cá nhân đáp ứng thời đại
2.2.1. Các phẩm chất nhân văn
1. Phẩm chất chính trị
Tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành mọi đường lối của Đảng và Nhà nước
Gương mẫu và vận động mọi người
2. Đạo đức nghề nghiệp
Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
Yên tâm với nghề, có ý thức cải tiến đúc rút kinh nghiệm
Nhiệt tình, tận tuỵ với nghề, say mê đúc rút kinh nghiệm sáng tạo
3. Năng lực làm việc độc lập, chủ động, tự tin
4. Năng lực hợp tác, làm việc nhóm
5. Khả năng thích ứng với môi trường làm việc, chịu áp lực công việc
6. Năng lực thuyết phục, cảm hóa
7. Năng lực tự điều chỉnh bản thân
2.2.2. Năng lực tư duy sáng tạo
1. Đề xuất các ý tưởng dạy học cho một bài học Ngữ văn
2. Áp dụng linh hoạt nhiều phương pháp tạo sự lôi cuốn
3. Đưa ra các hướng giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề và lựa chọn
4. Thảo luận về các cách mở đầu của bài học

5. Định hướng các ý tưởng sáng tạo cho học sinh
- Tạo một văn bản mới sau khi đã học về một thể loại, một văn bản khác
- Sáng tạo trong cảm nhận và tiếp nhận văn bản
2.2.3. Năng lực tư duy hệ thống
1. Tư duy bài học trong hệ thống tích hợp ngang và dọc
Xác định vị trí của bài học, tác phẩm trong hệ thống tích hợp các cụm chủ đề, thể loại
Thảo luận và tích hợp các phương pháp dạy học phù hợp nhất
Đặt các hoạt động dạy học trong hệ thống các nhóm tâm lí chung và riêng của học
sinh, bốicảnh xã hội lớp học
2. Ưu tiên và trọng tâm trong hệ thống các hoạt động daỵ học
Xác định các hoạt động trong tâm
Tiến hành thực hiện các họat động trong tính chỉnh thể của hệ thống bài học, chỉnh thể
tác phẩm văn học
3. Phân tích những thuận lợi và bất cập trong mối liên hệ đa chiều
Thảo luận về những thuận lợi của môn Ngữ văn trong mối quan hệ với môn học khác
Dự kiến những hoạt động tái tạo kiến thức hệ thống thông qua các hoạt động môn học
2.2.4. Năng lực tư duy phê phán
1. Phân tích và chỉ rõ điểm hay và điểm hạn chế văn bản
5


2. Phân tích thực trạng tiếp thu kiến thức văn học của học sinh
3. Thảo luận về các phương pháp phù hợp nhằm cải thiện thực trạng
4. Tự đánh giá và phê phán bản thân và các đồng nghiệp
2.2.5. Kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề
1. Phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học
2. Phân tích và tìm cách giải quyết
3. Đề xuất được hướng giải quyết các vấn đề phát sinh
4. Hợp tác với đồng nghiệp trong tổ chuyên môn trong việc tổ chức nghiên cứu và tìm
hướng giải quyết các vấn đề

2.2.6. Kĩ năng thuyết trình
1. Trình bày vấn đề logic, dễ hiểu
2. Thuyết trình phù hợp với đặc trưng môn Văn: có sự lôi cuốn, truyền cảm
2.2.7. Các kĩ năng cá nhân
1. Kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, bồi dưỡng kiến thức và phẩm chất cá nhân
2. Kĩ năng tự đánh giá để điều chỉnh kịp thời, hợp lí
3. Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin
3. CÁC KĨ NĂNG HOẠT ĐỘNG TRONG MÔI TRƯỜNG NHÀ TRƯỜNG VÀ
XÃ HỘI
3.1. Các kĩ năng hoạt động trong môi trường nhà trường
3.1.1. Kĩ năng làm việc theo nhóm
1. Biết tham vấn kiến, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn
2. Có khả năng thuyết phục các đồng nghiệp
3. Chia sẻ các ý kiến, thông tin với các đồng nghiệp, nhất là khi dạy các bài khó
4. Có văn hóa học hỏi, thể hiện tinh thần học hỏi tích cực
3.1.2. Kĩ năng giao tiếp
1. Nắm được mục đích của việc giao tiếp
Tìm hiểu khả năng học tập và hứng thú của học sinh khi học Văn
Cơ sở để cải thiện giờ học, kế hoạch và nội dung dạy học
Tạo môi trường tâm lí thuận lợi khi học tập
2. Xác định các chiến lược giao tiếp
Lựa chọn và xác định mục tiêu giao tiếp
Thảo luận về cách thức và biện pháp tiếp xúc, giao tiếp với học sinh
3. Giao tiếp qua cử chỉ và điệu bộ trong giờ học
Sử dụng ánh mắt cử chỉ và điệu bộ trong khi đọc tác phẩm, trong khi truyền tải nội
dung, lắng nghe học sinh trả lời
Cử chỉ và điệu bộ phải phù hợp với giọng điệu của tác phẩm, không khí nghệ thuật của
tác phẩm
Không lạm dụng quá các cử chỉ điệu bộ
4. Ngôn ngữ trong giờ học Ngữ văn

Thân thiện và gần gũi
Thể hiện và truyền tải cảm xúc của tác phẩm, các nhân vật
Đảm bảo tính nghệ thuật và thẩm mĩ
Tránh văn hoa sáo rỗng
5. Giao tiếp qua các phương tiện công nghệ
Thiết kế hợp lí các bài giảng, giáo án điện tử có sự phù hợp về nội dung và màu sắc,
6


các hiệu ứng
Các video thu âm các bài thơ các tác phẩm, cuộc đời tác giả tác phẩm
Hiệu quả của việc sử dụng các tranh ảnh minh hoạ
6. Các kĩ năng giao tiếp khác
Giao tiếp qua các họat kịch
Giao tiếp qua các kĩ năng thuyết trình
3.1.3. Ứng xử với đồng nghiệp
1. Đoàn kết, khiêm tốn học hỏi, biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp
2. Sẵn sàng hợp tác, cộng tác và chia sẻ với đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ dạy học
và giáo dục học sinh
3. Xây dựng tập thể sư phạm tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục
3.1.4. Ứng xử với học sinh
1. Thân thiện, quan tâm giúp đỡ học sinh, không thành kiến, thiên vị
2. Chân thành cởi mở với học sinh
3. Luôn chăm lo đến sự phát triển toàn diện của học sinh
3.2. Kĩ năng hoạt động trong môi trường xã hội
3.2.1. Kĩ năng ứng xử với phụ huynh
1. Cung cấp thông tin chính xác
2. Hợp tác với phụ huynh để quản lí và giúp học sinh phát triển
3. Giao tiếp thân thiện với phụ huynh
3.2.2. Kĩ năng ứng xử với tổ chức hành chính

Phối hợp với các cán bộ Đoàn, hội trong tổ chức hoạt động giáo dục học sinh
3.2.3. Kĩ năng ứng xử với tổ chức xã hội
Phối hợp với các tổ chức xã hội để hỗ trợ học sinh
4. NĂNG LỰC PHÁT HIỆN, THIẾT KẾ, THỰC HIỆN VÀ HOÀN THIÊN
4.1. Phát hiện
4.1.1. Năng lực tìm hiểu đối tượng giáo dục
1.Tìm hiểu hứng thú học tập môn Ngữ văn của học sinh thông qua trò chuyện, điều tra
phiếu
2. Tìm hiểu khả năng học tập môn Ngữ văn của học sinh thông qua hồ sơ học sinh,
điểm số, việc học trên lớp
3. Phát hiện những học sinh có năng khiếu
4. Tìm hiểu những học sinh không có năng lự học Ngữ văn
5. Thường xuyên thu thập thông tin về học sinh
4.1.2. Năng lực tìm hiểu môi trường giáo dục
1.Tìm hiểu điều kiện vật chất có đáp ứng yêu cầu dạy học
2.Tìm hiểu môi trường tâm lí học sinh: hứng thú, sợ hãi, chán nản…
3. Phân tích và điều tra mức độ ảnh hưởng của môi trường nhà trường, cộng đồng.. tới
việc học bộ môn Ngữ Văn
4.2. Thiết kế
4.1.1. Thiết kế hệ thống mục tiêu dạy học cụ thể, chi tiết
4.1.2. Xây dựng kế hoạch dạy học khả thi
7


4.1.3. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục khác
Kế hoạch hoạt động ngoại khóa văn học
4.1.4. Thiết kế kế hoạch đánh giá
4.1.5. Thiết kế các nguồn học liệu phong phú, đa dạng, hấp dẫn
4.3. Thực hiện
4.3.1. Thực hiện kế hoạch dạy học môn Văn

4.3.2. Thực hiện kế hoạch giáo dục qua môn Văn
1. Giáo dục qua nội dung môn học
2. Liên hệ nội dung bài học với thực tế cuộc sống
3. Giáo dục qua hoạt động ngoại khóa
4.3.3. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp
4.4. Hoàn thiện
4.4.1. Tự đánh giá, tự học, tự nghiên cứu và rèn luyện
4.4.2. Phát hiện và giải quyết vấn đè nảy sinh trong thực tiễn dạy học
4.4.3. Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học
4.4.4. Tự đánh giá để cải tiến và phát triển nghề nghiệp

2. Thiết kế 50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn cho bài giảng phát triển
chương trình
Phần I. Một số khái niệm về chương trình
Câu 1: Chương trình đào tạo/giáo dục (Curriculum):
a. Là nội dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì ta có thể trông đợi ở sinh viên sau khoá
học.
b. Là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (có thể kéo dài một vài giờ,
một ngày, một tuần hoặc vài năm).
c. Là phương pháp đào tạo và các cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và tất cả
những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ.
d. Là văn bản Nhà nước quy định khối lượng tối thiểu và cơ cấu kiến thức cho các
chương trình đào tạo.
(Đáp án:b)
Câu 2. Trong các khái niệm sau, khái niệm nào được định nghĩa là “văn bản xác
định tiến độ thực hiện chương trình đào tạo của một khóa học”?
a. Đề cương môn học
b. Chương trình đào tạo
c. Khung chương trình
d. Kế hoạch đào tạo


8


(Đáp án: d)
Câu 3: Khung chương trình là:
a. Là văn bản quy định các môn học cho một ngành đào tạo nhất định
b. Là văn bản Nhà nước quy định khối lượng tối thiểu và cơ cấu kiến thức cho các
chương trình đào tạo
c. Là nội dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì ta có thể trông đợi ở sinh viên sau khoá
học.
d. Là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (có thể kéo dài một vài giờ,
một ngày, một tuần hoặc vài năm)
(Đáp án:b)
Câu 4. Trong loại chương trình đào tạo nào người tốt nghiệp được cấp một bằng và
có hai chuyên môn?
a. Chương trình đơn ngành
b. Chương trình chính – phụ
c. Chương trình song ngành
d. Chương trình hai bằng
(Đáp án: c)
Câu 5. Khi phân loại các khối kiến thức, khối nào là “các kiến thức làm nền tảng để
tiếp thu và phát triển kiến thức của ngành học”?
a. Khối kiến thức chung
b. Khối kiến thức cơ bản
c. Khối kiến thức cơ sở
d. Khối kiến thức chuyên ngành
(Đáp án: b)
Câu 6. Khi phân loại kiến thức theo chế độ tích lũy, học phần nào “bao gồm các
kiến thức định hướng hay mở rộng cho một chuyên ngành nào đó”?

a. Học phần bắt buộc
b. Học phần tự chọn
c. Học phần tùy ý
d. Học phần ngoại khóa
(Đáp án: b)
Câu 7. Đáp án nào sau đây nêu đúng nhất nguyên tắc Modul hóa chương trình đào
tạo?
a. Mỗi Modul bao gồm toàn bộ lượng kiến thức của một môn học
b. Mỗi Modul được thực hiện theo thời lượng học kì
9


c. Mỗi Modul là một khối kiến thức tương đối trọn vẹn của một môn học
d. Mỗi Modul là một phần kiến thức định hướng cho một môn học
(Đáp án: c)
Phần II. Phát triển chương trình đào tạo đại học
Câu 8. Trong 3 cách tiếp cận chính để phát triển chương trình, cách nào ra đời khi
kiến thức bùng nổ, chỉ có thể chọn lọc kiến thức để đưa vào chương trình?
a. Tiếp cận nội dung
b. Tiếp cận mục tiêu
c. Tiếp cận quá trình
d. Cả b và c
(Đáp án: b)
Câu 9. Cách tiếp cận nào quan tâm nhiều tới khía cạnh cá nhân và xã hội khi xây
dựng chương trình?
a. Cách tiếp cận quản lí
b. Cách tiếp cận hệ thống
c. Cách tiếp cận nhân văn
d. Cách tiếp cận tích hợp
(Đáp án: c)

Câu 10. Chương trình cử nhân phần lớn được xây dựng theo cách tiếp cận nào?
a. Tiếp cận quá trình
b. Tiếp cận mục tiêu
c. Tiếp cận nội dung
d. Tiếp cận quản lí
(Đáp án: a)
Câu 11. Chương trình đào tạo nào cần được xây dựng theo cách tiếp cận mục tiêu?
a. Chương trình thạc sĩ
b. Chương trình tiến sĩ
c. Chương trình cử nhân
d. Cả a và b
(Đáp án: a)
Câu 12. Theo điều 39 của Luật giáo dục 2005, đào tạo ở trình độ nào giúp người học
năm vững kiến thức chuyên môn và có kĩ năng thực hành, có khả năng làm việc độc
lập, sáng tạo, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo?
a. Trình độ cao đẳng

10


b. Trình độ đại học
c. Trình độ thạc sĩ
d. Trình độ tiến sĩ
(Đáp án: b)
Câu 13. Trong các mục tiêu giáo dục của một chương trình, mục tiêu chuyên môn
nhằm trả lời cho câu hỏi nào?
a. Chương trình đào tạo rèn luyện cho người học những kĩ năng, kĩ xảo nào?
b. Tốt nghiệp chương trình đạo tạo người học có thể làm được những nghề nghiệp
gì?
c. Người học có khả năng vận hành và vận dụng những kiến thức đã học ở mức độ

nào?
d. Chương trình đào tạo trang bị cho người học những kiến thức gì?
(Đáp án: d)
Câu 14. Trong các mục tiêu giáo dục của một chương trình, mục tiêu trả lời cho câu
hỏi: “Tốt nghiệp chương trình đào tạo, người học có thể làm việc ở những cơ sở sử
dụng nguồn nhân lực nào?” là:
a. Mục tiêu chuyên môn
b. Mục tiêu nghiệp vụ
c. Mục tiêu năng lực sau tốt nghiệp
d. Cả b và c
(Đáp án: c)
Câu 15. Khối kiến thức nào sau đây cung cấp cho người học những kiến thức và kĩ
năng nghề nghiệp ban đầu?
a. Kiến thức giáo dục đại học đại cương
b. Kiến thức giáo dục đại học chuyên nghiệp
c. Kiến thức ngành chính
d. Kiến thức ngành phụ
(Đáp án: b)
Câu 16. Theo cách phân định nội dung kiến thức phổ biến, những kiến thức nền
tảng của một ngành khoa học được gọi là:
a. Kiến thức cơ bản
b. Kiến thức cơ sở
c. Kiến thức chuyên ngành
d. Kiến thức chuyên sâu
(Đáp án:b)

11


Câu 17. Trong phân định nội dung khi thiết kế chương trình đào tạo thực tế, khối

kiến thức nào là khối kiến thức mang tính vận hành, kĩ năng, kĩ xảo?
a. Kiến thức đại cương
b. Kiến thức tổng quát
c. Kiến thức chuyên môn
d. Kiến thức nghiệp vụ
(Đáp án: d)
Câu 18. Với cách phân định nội dung theo trình độ kiến thức, trình độ 300 chủ yếu
dành cho:
a. Kiến thức nền tảng của lĩnh vực
b. Kiến thức cơ sở của ngành
c. Kiến thức nhập môn chuyên ngành
d. Kiến thức thuộc trình độ đại học được nâng cao
(Đáp án: b)
Câu 19. Trong 8 cấp độ phân định theo năng lực nhận thức, ở cấp độ nào người học
có khả năng diễn giải và truyền thụ các kiến thức đã tiếp thu được cho đối tượng
khác?
a. Tổng hợp
b. Đánh giá
c. Chuyển giao
d. Sáng tạo
(Đáp án: c)
Câu 20. Trong 4 cấp độ phân định theo năng lực tư duy, cấp độ nào cho phép suy
luận các vấn đề một cách mở rộng ngoài các khuôn khổ định sẵn?
a. Tư duy trừu tượng
b. Tư duy hệ thống
c. Tư duy phê phán
d. Tư duy sáng tạo
(Đáp án: d)
Câu 21. Trong 5 cấp độ phân định nội dung kiến thức về năng lực vận hành, ở cấp
độ nào có sự kết hợp nhiều kĩ năng theo thứ tự xác định một cách nhịp nhàng và ổn

định?
a. Thao tác
b. Chuẩn hóa
c. Phối hợp
d. Tự động hóa

12


(Đáp án: c)
Câu 22. Trong 5 cấp độ phân đinh nội dung kiến thức về năng lực vận hành, thao
tác là:
a. Quan sát và cố gắng lặp lại một kĩ năng nào đó
b. Hoàn thành một kĩ năng nào đó theo chỉ dẫn không còn là bắt chước máy móc
c. Lặp lại kĩ năng nào đó một cách chính xác, nhịp nhàng, đúng đắn, không phải
hướng dẫn
d. Hoàn thành một hay nhiều kĩ năng một cách dễ dàng và trở thành tự nhiên
(Đáp án: b)
Câu 23. Trong cách tiếp cận quá trình để chọn lọc kiến thức đưa vào chương trình
đào tạo, phần lớn thời lượng dành cho:
a. Kiến thức cốt lõi
b. Kiến thức rộng
c. Kiến thức cơ bản
d. Phương pháp nhận thức
(Đáp án: d)
Câu 24. Để đảm bảo chất lượng đào tạo, chương trình đào đạo phải có:
a. Tính khoa học, tính cập nhật, tính khả thi
b. Tính rõ ràng, tính logic, tính khả thi, tính cập nhật
c. Tính khoa học, tính khả thi, tính logic
d. Tính chuẩn xác, tính cập nhật, tính logic, tính khả thi

(Đáp án: a)
Câu 25. Trong các yêu cầu để đảm bảo tính hiệu quả của đào tạo sau đây, yêu cầu
nào là không chính xác?
a. Chương trình phải bao gồm một số học phần có tính kế thừa cao
b. Những môn học tạo kiến thức rộng cần được biên soạn có độ nén cao
c. Giảm thời lượng các môn khó, để tự học
d. Chương trình bao gồm các môn bắt buộc, tự chọn có hướng dẫn và tùy ý
(Đáp án: c)
Câu 26. Phát triển chương trình đào tạo được xem xét như:
a. Một quá trình liên tục phát triển và hoàn thiện
b. Một trạng thái phức tạp, luôn biến đổi
c. Một giai đoạn cô lập, tách rời với các giai đoạn khác của quá trình đào tạo
d. Một quá trình không hoàn chỉnh, có sự gián đoạn
(Đáp án: a)
Câu 27. Cách sắp xếp đúng nhất 5 bước trong quá trình phát triển chương trình là:

13


a. Sắp xếp thẳng hàng, bước nọ kế tiếp bước kia
b. Sắp xếp trong một vòng tròn khép kín
c. Sắp xếp một cách song song
d. Sắp xếp theo bậc thang từ thấp đến cao
(Đáp án: b)
Câu 28. Trong 5 bước phát triển chương trình đào tạo, thiết kế chương trình là
bước thứ mấy?
a.1
b.2
c. 3
d. 4

(Đáp án: c)
Câu 29. Việc đánh giá chương trình đào tạo được thực hiện khi nào?
a. Khi đến giai đoạn cuối cùng
b. Trong quá trình thiết kế
c. Trong quá trình thực thi
d. Trong mọi khâu
(Đáp án: d)
Câu 30: Các bước phát triển chương trình đào tạo là:
a. Thiết kế chương trình, xác định mục tiêu, thực thi, đánh giá, phân tích tình hình
b. Phân tích tình hình, xác định mục tiêu, thiết kế chương trình, thực thi, đánh giá
c. Xác định mục tiêu, thực thi, đánh giá, phân tích tình hình, thiết kế chương trình
d. Phân tích tình hình, thiết kế chương trình, xác định mục tiêu, thực thi, đánh giá
(Đáp án: d)
Câu 31. Theo quan điểm phát triển chương trình đào tạo, chương trình cần phải
được soạn thảo như thế nào?
a. Ổn định
b. Mềm dẻo
c. Khoa học
d. Phù hợp năng lực của người học
(Đáp án: b)
Câu 32. Khi xác lập mục tiêu đào tạo, với cách tiếp cận nào, mục tiêu được coi như
các nguyên tắc chỉ đạo quá trình đào tạo?
a. Tiếp cận nội dung
b. Tiếp cận mục tiêu

14


c. Tiếp cận quá trình
d. Tiếp cận hệ thống

(Đáp án: c)
Câu 33. Chất lượng đào tạo được thể hiện qua:
a. Khối lượng kiến thức mà chương trình đào tạo giúp nguời học có được
b. Điểm số của người học khi hoàn thành chương trình đào tạo
c. Những phẩm chất mà chương trình đào tạo giúp người học rèn luyện được
d. Năng lực mà người học có được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo
(Đáp án: d)
Câu 34: Những thành tố nào tạo nên “kỹ năng cứng” của người được đào tạo sau
khi hoàn thành chương trình đào tạo:
a. Khối lượng, nội dung và trình độ kiến thức được đào tạo; kỹ năng kỹ xảo thực hành
được đào tạo
b. Năng lực nhận thức và năng lực tư duy được đào tạo; phẩm chất nhân văn được đào
tạo
c. Năng lực nhận thức và năng lực tư duy được đào tạo; kỹ năng kỹ xảo thực hành được
đào tạo
d. Phẩm chất nhân văn được đào tạo; kỹ năng kỹ xảo thực hành được đào tạo
(Đáp án: b)
Phần III. Xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình theo cách tiếp cận của CDIO
Câu 35: Chuẩn đầu ra (Learning outcomes) của một chương trình giáo dục đào tạo
đại học:
a. Là nội hàm chất lượng tối thiểu của người tốt nghiệp chương trình đó
b. Là những chỉ số về phẩm chất, kiến thức, kỹ năng/kỹ xảo, tính cách/hành vi và
khả năng/năng lực hay tổng quát hơn là các “kỹ năng cứng” và “kỹ năng mềm”
c. Là tuyên bố trách nhiệm về chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường cũng
như của ngành đào tạo
d. Là yêu cầu sử dụng sản phẩm đào tạo của nhà trường
(Đáp án: b)
Câu 36. Trong các căn cứ để xây dựng chuẩn đầu ra sau đây, căn cứ nào là không
đúng?
15



a. Sứ mạng của nhà trường
b. Mục tiêu giáo dục đào tạo của chương trình
c. Năng lực và nhu cầu của bản thân người học
d. Yêu cầu phẩm chất nguồn nhân lực của nền kinh tế - xã hội
(Đáp án: c)
Câu 37. Việc xây dựng chuẩn đầu ra thường tuân theo quy trình gồm mấy bước?
a. 3
b. 4
c. 5
d. 6
(Đáp án: b)
Câu 38. Bản chất của phương pháp phát triển chương trình theo cách tiếp cận của
CDIO là sự phát triển của:
a. Cách tiếp cận nội dung
b. Cách tiếp cận hệ thống
c. Cách tiếp cận mục tiêu
d. Cách tiếp cận quá trình
(Đáp án: d)
Câu 39. Đáp án nào sau đây nêu không đúng ý nghĩa của cách tiếp cận CDIO?
a. Là cách tiếp cận đào tạo theo nhu cầu xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa nhà
trường và nhà sử dụng nguồn nhân lực
b. Giúp thực hiện giáo dục đại học mang tính nhân văn, làm cho người học có tiềm
năng phát triển toàn diện
c. Là cách tiếp cận phát triển, mang lại cho khoa học phát triển chương trình một
bước phát triển mới
d. Gợi ý về một quy trình “công nghệ dạy học” tiên tiến
(Đáp án: b)
Phần IV. Xây dựng đề cương môn học/chương trình môn học

Câu 40. Việc dạy và học lấy người học làm trung tâm xuất phát từ cách tiếp cận
nào?
a. Tiếp cận nội dung
b. Tiếp cận mục tiêu
c. Tiếp cận quá trình
d. Tiếp cận nhân văn

16


(Đáp án: c)
Câu 41. Minh chứng đúng nhất cho việc dạy tích cực là dạy cho nguời học:
a. Làm được tốt bài thi
b. Giảng lại được bài cho bạn
c. Phân tích được kiến thức
d. Lí giải được kiến thức
(Đáp án: b)
Câu 42. Minh chứng đúng nhất cho việc học tích cực là người học:
a. Hoàn thành đầy đủ các bài tập
b. Thường xuyên đặt câu hỏi
c. Nắm vững các kiến thức
d. Thuộc hết các kiến thức
(Đáp án: b)
Câu 43. Việc lựa chọn hình thức thi chủ yếu phụ thuộc vào:
a. Mục tiêu đào tạo của nhà trường
b. Khả năng của sinh viên
c. Điều kiện cơ sở vật chất
d. Cách giảng dạy của giáo viên
(Đáp án: a)
Phần V. Đánh giá thẩm định chương trình

Câu 44. Người theo quan điểm phát triển quan tâm đến việc:
a. Nội dung kiến thức đã được sinh viên tiếp nhận ra sao
b. Sản phẩm đào tạo có đạt được các mục tiêu đề ra hay không
c. Chương trình đào tạo có giúp phát triển được những tiềm năng của sinh viên hay
không
d. Sinh viên có phát triển được theo nhu cầu mà bản thân họ mong muốn hay không
(Đáp án: c)
Câu 45. Việc đánh giá thực chất là tìm kiếm:
a. Giá trị của chương trình
b. Tính khả thi của chương trình
c. Tính thiết thực của chương trình
d. Kết quả của chương trình
(Đáp án: a)
Câu 46. Đánh giá thẩm định/nghiệm thu được thực hiện khi nào?
a. Ngay sau khi chương trình được soạn thảo xong
b. Ngay trong quá trình thực thi chương trình giảng dạy

17


c. Sau khi kết thúc khóa học
d. Một thời gian sau khi chương trình hoàn tất
(Đáp án: a)
Câu 47. Kiểu đánh giá nào được thực hiện khi chương trình đã được hoàn tất sau
một thời gian nhất định?
a. Đánh giá thẩm định/nghiệm thu
b. Đánh giá quá trình
c. Đánh giá tổng kết
d. Đánh giá hiệu quả
(Đáp án: d)

Câu 48. Việc đánh giá được thực hiện:
a. Trước khi bắt đầu xây dựng chương trình
b. Khi mới bắt đầu xây dựng chương trình
c. Từng bước trong quá trình xây dựng chương trình
d. Sau khi xây dựng chương trình
(Đáp án: c)
Câu 49. Tiêu chí để một chương trình đảm bảo chất lượng đào tạo là:
a. Tính cập nhật, tính giá trị và tính thực tiễn
b. Tính khoa học, tính cập nhật và tính thực tiễn
c. Tính phổ cập, tính khả thi và tính cập nhật
d. Tính khoa học, tính khả thi và tính mềm dẻo
(Đáp án: b)
Câu 50. Các nội dung cần xem xét khi đánh giá một chương trình đào tạo là:
a. Khả thi, chất lượng, hiệu quả, hiệu suất và tính sư phạm
b. Khoa học, thực tiễn, hiệu quả, hiệu suất và tính sư phạm
c. Hiệu quả, hiệu suất, tính sư phạm, tính khả thi
d. Hiệu quả, hiệu suất, khả thi, tính sư phạm, tính cập nhật
(Đáp án:a)
Câu
Đáp án

1
b

2
d

3
b


4
c

5
b

6
b

7
c

8
b

9
c

Câu
18
Đáp án b

19
c

20
d

21
c


22
b

23
d

24
a

25
c

26
a

27
b

28
c

29
d

30
d

36
c


37
b

38
d

39
b

40
c

41
b

42
b

43
a

44
c

45
a

46
a


47
d

Câu
Đáp án

35
b

18

10
a

11
a

12
b

13
d

14
c
31
b
48
c


15
b
32
c
49
b

16
b
33
d
50
a

17
d
34
b


19



×