Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TIỂU LUẬN LUẬT HÌNH SỰ MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.99 KB, 23 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: GIẾT NGƯỜI
(LUẬT HÌNH SỰ 2015)


Giết người trong luật hình sự 2015

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: VÕ ĐÌNH QUYÊN DI
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 5
LỚP: 04-QLĐĐ-01
Khoa : Quản lí đất đai

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2016
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG TP.HCM
KHOA QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI

Tiểu luận


Giết người trong luật hình sự 2015

ĐỀ TÀI: GIẾT NGƯỜI (LUẬT HÌNH SỰ 2015)
Tên thành viên




MSSV

Lê Kim Đính
Nguyễn Minh Đức
Võ Hồ Trúc Giang
Phạm Thị Ngọc Giàu

0450040045
0450040046
0450040047
0450040048

Mai Thị Hồng Hà
Nguyễn Huỳnh Nhật Hạ
Trần Quang Hải
Dụng Thị Thu Hiền
Trần Thị Như Quỳnh
Phạm Hoàng Thái
Huỳnh Anh Thư

0450040049
0450040050
0450040051
0450040052
0450040053
0450040054
0450040281

Nhiệm vụ
Tìm tài liệu

Tìm tài liệu
Tìm tài liệu
Làm tiểu luận,thuyết
trình
Tìm số liệu
Phản tài liệu
In tài liệu
Tìm tình huống
Tìm các ví dụ
Tìm tài liệu
MC Thuyết trình

Mức độ hoàn thành



Các thành viên trong nhóm tìm tài liệu, số liệu cụ thể đúng thời gian
Hoàn thành tốt công việc của mỗi thành viên


Giết người trong luật hình sự 2015

Mục lục
A )Mở đầu
B) Nội dung
Chương 1: Tội phạm giết người....................................... 2



Khái niệm

Phân loại

Chương 2: Chủ thể và khách thể ..................................... 6
1)

Khái niệm

Chương 3 : Khung hình phạt cho từng trường hợp....... 8
Chương 4 : Thực tiễn áp dụng ................................... 11
(trường hợp giết người trong trạng thái thần kinh bị
kích động mạnh).


Giết người trong luật hình sự 2015

C) Tổng kết Nhận

xét của cô về bài tiểu

luận :
1)....................................................................................................
...................................................................................
2)....................................................................................................
...................................................................................
3)....................................................................................................
...................................................................................


Giết người trong luật hình sự 2015


Lời cảm ơn
Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại Học Tài nguyên và Môi trường
Thành phố Hồ Chí Minh. Ban giám hiệu nhà trường, khoa quản lí đất đai đã
tạo điều kiện học tập thuận lợi, đã tận tình giảng dạy truyền đạt khối kiến
thức và kinh nghiệm quý báu để làm hành trang vững chắc đầy tự tin khi
bước vào đời. Để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn tất
cả Quý Thầy Cô.
Để hoàn thành tốt bài tiểu luận này, nhóm 5 vô cùng biết ơn Cô Võ Đình
Quyên Di là người trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt tiếp cận với thực tế pháp
luật nước ta hiện nay bằng tất cả tấm lòng chân tình và tinh thần trách
nhiệm của mình.
Cuối lời, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý Thầy cô
cùng toàn thể các bạn sinh viên một năm học tập tốt. Kính chúc thầy cô
nhiều sức khỏe
Trân trọng kính chào!


Giết người trong luật hình sự 2015

A ) Mở đầu
Con người được coi là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu
được luật hình sự nói riêng cũng như pháp luật nói chung bảo vệ.
Vấn đề bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe,
bảo vệ nhân phẩm, danh dự và tự do của họ. Vì đó là những điều
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với con người. Trong đó vấn đề
bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người là vấn đề đặt lên trước
hết, vì đây là quyền sống, quyền được tồn tại của con người.
Hiện nay, tình trạng trẻ hóa tội phạm đang là vấn đề đáng báo
động. Theo số liệu cho thấy , những năm qua, trung bình mỗi
năm, có trên 10.000 vụ tội phạm hình sự do người chưa thành

niên gây ra. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã khiến một bộ
phận giới trẻ lâm vào tình trạng sống ảo, bị lôi cuốn vào các trò
chơi thiếu lành mạnh, bạo lực, nhiều trường hợp trở thành tội
phạm.
Xuất phát từ lẽ đó, luật hình sự 2015 đã có nhiều quy định bảo vệ
quyền lợi cơ bản của con người , mà cụ thề đã có ở chương XIV
quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,
danh dự của con người. Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày
01 tháng 7 năm 2016. Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 và Luật
số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình
sự. Tuy thời gian áp dụng hiệu lực vào tháng 7 năm 2016 , nhưng
việc tìm hiểu bộ luật này là điều quan trọng và cần thiết với mỗi
người dân Việt Nam nói chung và sinh viên nói riêng. Bộ luật này
đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015.
GVHD: VÕ ĐÌNH QUYÊN DI

Trang 7


Giết người trong luật hình sự 2015

B ) Nội dung
Chương 1.
Tội phạm giết người
1. Khái niệm
1.1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật

hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất,

toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền
văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp
của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã
hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự
1.2. Tội phạm là hành vi có lỗi. Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với
hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi đó dưới hình thức
cố ý hoặc vô ý. Ví dụ : tội giết người là lỗi cố ý , còn tội làm chết người là
vô ý. Vì vậy nếu một hành vi nguy hiểm cho xã hội không bị coi là có lỗi thì
người có hành vi đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Lỗi của người
phạm tội là cố ý. Có thể là lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp
1.2.1
Lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội thấy trước hậu quả chết
người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên
đã thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ như dùng súng trực tiếp bắn
vào đầu hoặc tim của nạn dẫn đến tử vong.
1.2.2
Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức được hành vi
của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác,
thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được
mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra
(có ý thức chấp nhận hậu quả đó). Ví dụ trường hợp biết nạn
nhân không biết bơi, người thực hiện hành vi phạm tội đã đẩy nạn
nhân ngã xuống hồ bơi, sông hồ để nạn nhân chết đuối. Hành vi

GVHD: VÕ ĐÌNH QUYÊN DI

Trang 8



Giết người trong luật hình sự 2015

khách quan của tội giết người có thể là hành động như: bóp cổ,
đấm đá, bẻ cổ, bịt miệng, mũi ...hay sử dụng vũ khí hoặc các chất
độc tác động lên người khác (đâm, chém, bắn, bỏ thuốc độc v.v.....).
Hành vi khách quan của tội giết người còn có thể là không hành
động. Đó là các trường hợp chủ thể có nghĩa vụ phải hành động,
phải làm những việc cụ thể nhất định để đảm bảo sự an toàn về
tính mạng của người khác nhưng chủ thể đã không hành động và
là nguyên nhân gây ra cái chết của nạn nhân. Ví dụ: Người mẹ cố
ý không cho con bú dẫn đến đứa trẻ bị chết là một trường hợp của
không hành động. Hành vi giết người còn có thể thực hiện thông
qua hành động của người không có năng lực trách nhiệm hình sự,
ví dụ: một người đã thành niên xúi giục một cậu bé dưới 14 tuổi
thực hiện hành vi giết người, thì hành vi xúi giục đó được coi là
hành vi giết người và người có hành vi xúi giục là người thực
hành trong tội giết người
1.3 Cố ý phạm tội là trường hợp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của
mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó xảy ra,
tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Có 4 loại cố ý như sau:
1.3.1.
Cố ý có dự mưu: là trường hợp trước khi thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội, người có hành vi đó đã suy nghĩ, tính
toán cẩn thận mới bắt tay vào việc thực hiện tội phạm.
1.3.2.
Cố ý đột xuất: là trường hợp một người vừa có ý định
phạm tội đã thực hiện ngay ý định đó.
1.3.3.
Cố ý xác định: là trường hợp trước khi thực hiện hành

vi nguy hiểm cho xã hội, người có hành vi đã xác định được hậu
quả.
1.3.4.

Cố ý không xác định: là trường hợp trước khi thực

hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người có hành vi không hình
dung chính xác hậu quả xảy ra như thế nào.

GVHD: VÕ ĐÌNH QUYÊN DI

Trang 9


Giết người trong luật hình sự 2015

1.4 Vô ý phạm tội: Người phạm tội không thấy hành vi của mình có thể gây
ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy
trước hậu quả đó.
1.4.1 Vô ý vì cẩu thả, chủ thể vi phạm đã không nhận thức rõ hành vi của
mình là trái pháp luật, cũng như không nhận thức được hậu quả nguy hại
có thể gây ra, mặc dù có thể thấy hoặc cần nhận thức trước hậu quả đó.
1.4.2 Vô ý vì quá tự tin: nhận thức được hành vi của mình có thể gây hậu
quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc
có thể ngăn ngừa được, nhưng hậu quả đó vẫn xảy ra.
Một hành vi bị coi là tội phạm cũng có nghĩa là nó đã thỏa mãn các yế tố cấu
thành tội phạm. Vậy, cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hệu pháp lí do bộ
luật hình sự quy định thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể là tội
phạm.
2. Phân loaị

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự, tội phạm được phân
thành bốn loại sau đây:
2.1
Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung
hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền,
phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
2.2
Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt
do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07
năm tù.
2.3
Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức
độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung
hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07
năm đến 15 năm tù.

GVHD: VÕ ĐÌNH QUYÊN DI

Trang 10


Giết người trong luật hình sự 2015
2.4

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của
khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên

15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

GVHD: VÕ ĐÌNH QUYÊN DI

Trang 11


Giết người trong luật hình sự 2015

Chương 2

Chủ thể và khách thể

2.1 Chủ thể của tội giết người là chủ thể thường, nghĩa là những người

có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định đều có khả
năng trở thành chủ thể của tội giết người. Theo quy định của Bộ
luật hình sự, thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm
hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm
trọng. Từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Ví dụ: một người phạm tội nhận hối lộ thì ngoài việc phải có năng
lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi thì người đó phài có dấu hiệu đặc
biệt là có chức vụ quyền hạn.
2.2 Khách thể: là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị
hành vi phạm tội xâm phạm. Quan hệ xã hội càng quan trọng thì
hành vi phạm tội càng nguy hiểm. Khách thể của tội phạm bao gồm
khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp. Cần phân
biệt khách thể với đối tượng tác động của tội phạm. Ví dụ: A giết B
thì B là đối tượng, còn khách thể là quyền sống của B đã bị A tước
đoạt. Có 14 nhóm trong phần các tội phạm của BLHS hiện hành. Ví

dụ: tội phản bội Tổ Quốc (điều 108 BLHS) và tội bạo loạn (điều 112
BLHS) tuy hai tội khác nhau nhưng có chung tính chất là xâm hại
đến an ninh quốc gia nên được xếp chung nhóm “các tội xâm phạm
an ninh quốc gia” . Ví dụ: A trộm cắp tài sản của B. A đã xâm hại đến
khách thể trực tiếp là quyền sở hữu tài sản của B và gây hại đến
khách thể chung và khách thể loại là quyền sở hữu của công dân.
Vậy nên 1 tội phạm phải có it nhất 1 khách thể trực tiếp. Thai nhi
không được xem là một con người đang sống cho đến khi được sinh
ra và còn sống. Cho nên việc "giết" một bào thai không được xem là
hành vi giết người mà chỉ được xem là hành vi cố ý gây thương tích
hoặc là tình tiết tăng nặng trong trường hợp giết người là phụ nữ
mà biết là ngươi đó đang mang thai.

GVHD: VÕ ĐÌNH QUYÊN DI

Trang 12


Giết người trong luật hình sự 2015
2.3 Mặt khách quan: là mặt thể hiện ra bên ngoài của tội phạm mà

không phụ thuộc vào ý chí của người phạm tội gồm hành vi, hậu
quả, thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện.
2.4 Mặt chủ quan: là dấu hiệu tâm lí bên trong của người phạm tội
gồm lỗi, động cơ, mục đích. Trong đó lỗi là dấu hiệu bắt buộc phải có
trong cấu thành tội phạm. Lỗi trong luật hình sự là rất quan trọng
với yêu cầu định tội. Nhiều hành vi bên ngoài là như nhau nhưng lỗi
khác nhau thì tội danh cũng khác nhau.

GVHD: VÕ ĐÌNH QUYÊN DI


Trang 13


Giết người trong luật hình sự 2015

Chương 3 Khung hình phạt

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy
định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp
nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của
người, pháp nhân thương mại đó.
Chương XIV CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG,
SỨC KHỎE, NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI
Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên
b) Giết người dưới 16 tuổi
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm
rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê

n) Có tính chất côn đồ
o) Có tổ chức
p) Tái phạm nguy hiểm
q) Vì động cơ đê hèn
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị
phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05
năm.
Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong
hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi,
thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

GVHD: VÕ ĐÌNH QUYÊN DI

Trang 14


Giết người trong luật hình sự 2015

2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong
hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày
tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02
năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do
hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối
với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do
vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.
1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm
tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng
đến 02 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Điều 127. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ
1. Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực
ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10
năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm
đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người trở lên
b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 128. Tội vô ý làm chết người
1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03
năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm
Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy
tắc hành chính
1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy
tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

GVHD: VÕ ĐÌNH QUYÊN DI


Trang 15


Giết người trong luật hình sự 2015

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

,

GVHD: VÕ ĐÌNH QUYÊN DI

Trang 16


Giết người trong luật hình sự 2015

Chương 4 : Thực tiễn áp dụng

4.1 Nguyên nhân
4.1.1 Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến giết người, theo tôi có một

số nguyên nhân chính sau: Trước tiên, có thể xuất phát từ hoàn
cảnh gia đình của người phạm tội. Cha mẹ thiếu trách nhiệm
trong việc chăm sóc, dạy dỗ con cái, quá nuông chiều hoặc quá
kỳ vọng vào con cái đều có thể dẫn đến tình trạng trẻ phạm tội.
Đáng nói là cha mẹ nghiện ngập, cờ bạc, làm ăn phi pháp, có
tiền án tiền sự, ly hôn, đánh đập con cái... cũng có thể dẫn đến
việc các em bị lôi kéo vào con đường phạm pháp. Có 80% trong
số 7.861 vụ phạm tội ở lứa tuổi chưa thành niên rơi vào hoàn

cảnh gia đình khó khăn. Trong số 15.736 vụ án hình sự do người
chưa thành niên gây ra thì có tới 85% hành vi vi phạm pháp
luật là do bản thân thiếu tu dưỡng, rèn luyện, ham chơi bời,
hưởng thụ, đua đòi các thói hư tật xấu của xã hội…
4.1.2 Là người trực tiếp tham gia đề tài nghiên cứu về nguyên
nhân, điều kiện gia tăng tội phạm giết người trong các năm
2007- 2011, Thượng tá - Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức, Phó giám
đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội
phạm - Học viện Cảnh sát nhân dân cho biết, qua nghiên cứu từ
số phạm nhân phạm tội giết người đang thụ án tại các trại giam
cho thấy tội phạm giết người, đặc biệt là số vụ án giết người có
tính chất dã man như thời Trung cổ có một phần xuất phát từ
sự gia tăng của yếu tố bạo lực trong xã hội và các yếu tố tiêu
cực từ gia đình.
4.2 Số liệu và vài vụ án giết người
4.2.1 Năm 2015 xảy ra 20.250 vụ phạm pháp hình sự. Lực lượng
công an đã triệt phá 2.446 băng, nhóm tội phạm, điều tra,
khám phá 15.881 vụ (đạt 78,42%), nhanh chóng điều tra,
khám phá một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng, như: vụ giết 6
người tại Bình Phước, vụ dùng súng bắn chết 1 người, làm bị
GVHD: VÕ ĐÌNH QUYÊN DI

Trang 17


Giết người trong luật hình sự 2015

thương 1 người tại Kiên Giang, vụ bắt cóc, giết người, cướp tài
sản tại TPHCM. Một số vụ điển hình mà đối tượng phạm tội là
người chưa thành niên làm rúng động dư luận cả nước như Lê

Văn Luyện (ngụ tỉnh Bắc Giang) giết 3 người trong gia đình
chủ tiệm vàng.

GVHD: VÕ ĐÌNH QUYÊN DI

Trang 18


Giết người trong luật hình sự 2015

4.2.2

Ngày 29/02/2016, TAND tỉnh An Giang xét xử sơ thẩm

bị cáo Phạm Văn Hậu, sinh năm 1969, huyện Châu Phú (An
Giang) về tội “Giết người”. Khoảng 15 giờ ngày 14/7/2015,
Hậu đến khu đất ruộng thu hoạch lúa của ông Cường thì gặp
ông Kiệt đang chăn thả vịt trong khu đất ruộng của Cường.
Hậu nói với Kiệt đã thỏa thuận thuê đất của Cường và bảo
Kiệt đưa đàn vịt đi ăn nơi khác, Kiệt không đồng ý và cự cãi
với Hậu. Trong lúc cự cãi, Kiệt cầm khúc gỗ vuông đuổi đánh
Hậu thì được can ngăn. Tức giận, Hậu về nhà lấy cây kim
loại nhọn, dài khoảng 30 cm trở lại gặp Kiệt. Kiệt cầm cây
cưa dài 51 cm chém nhiều nhát. Khi cầm cưa định chém tiếp,
thì Hậu cầm cây kim loại nhọn đâm nhiều nhát trúng ngực
trái, vùng hông, bả vai làm Kiệt ngã xuống bờ ruộng. Gây án
xong, Hậu ném bỏ cây kim loại và bị bắt giữ ngay sau đó.
Ngày 17/7/2015, Hội đồng xét xử TAND tỉnh An Giang đã
tuyên phạt Phạm Văn Hậu 12 năm tù về tội “Giết người” và


GVHD: VÕ ĐÌNH QUYÊN DI

Trang 19


Giết người trong luật hình sự 2015

buộc bị cáo có nghĩa vụ bồi thường cho gia đình người bị hại
số tiền 74 triệu đồng.
4.3 Trường hợp giết người trong trạng thái thần kinh bị kích
động mạnh
Người bị kích động về tinh thần là người không còn nhận thức đầy
đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn
khả năng nhận thức trạng thái tinh thần bị kích động ở những mức
độ khác nhau. Việc xác định một hành vi trái pháp luật của người bị
hại đã tới mức nghiêm trọng hay chưa cũng phải đánh giá một
cách toàn diện. Có hành vi chỉ xảy ra một lần đã là nghiêm trọng,
nhưng cũng có hành vi nếu chỉ xảy ra một lần thì chưa nghiêm
trọng, nhưng nó được lặp đi lặp lại nhiều lần thì lại thành nghiêm
trọng. Ví dụ: A và B nhà ở cạnh nhau, chung một bức tường. B đục
tường từ phía nhà mình sang nhà A trong lúc vợ của A đang bị ốm
nặng cần sự yên tĩnh. A đã nhiều lần yêu cầu B chấm dứt hành động
đó, nhưng B không nghe, A bực tức giằng búa của B đánh B một cái
làm B ngã gục. Trên đường đưa đi cấp cứu thì B chết. Trong trường
hợp này, hành vi giết người của A cũng được coi là bị kích động
mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của B và thuộc
trường hợp quy định tại điều 125 Bộ luật hình sự 2015. Nếu bị kích
động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của người bị
hại đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người
phạm tội thì thuộc trường hợp phạm tội “giết người trong trạng

thái tinh thần bị kích động mạnh” hoặc “cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh” quy định tại Điều 125 bộ luật hình sự." Người
nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do
hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó
hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06

GVHD: VÕ ĐÌNH QUYÊN DI

Trang 20


Giết người trong luật hình sự 2015

tháng đến 03 năm. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù
từ 03 năm đến 07 năm”
Việc xác định một người có bị kích động về tinh thần hay không là một vấn đề
phức tạp.

GVHD: VÕ ĐÌNH QUYÊN DI

Trang 21


Giết người trong luật hình sự 2015

C) Tổng kết
Giết người là một tình trạng đáng báo động chỉ vì mâu thuẫn nhỏ, chỉ vì lý do
không đáng có mà người ta đã giết hại nhau. Đó là điều báo động về văn hóa,
cách ứng xử giữa con người với nhau đang xuống cấp nghiêm trọng

• . Người học cao chưa chắc đã có trình độ văn hóa cao. Không phải học đến cấp
độ nào đó là có văn hóa. Văn hóa ở đây không chỉ là trình độ học vấn mà còn
là vấn đề đạo đức, là cách ứng xử, giao tiếp, đối đãi với gia đình và mọi người
trong xã hội. Văn hóa ứng xử chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ
án đau lòng. Các đối tượng gây án ở đây còn là biểu hiện sự thiếu hiểu biết,
thiếu tu dưỡng, rèn luyện nhân cách đạo đức của mình. Chúng ta đều mong
muốn những điều tốt đẹp luôn tồn tại trong xã hội. Mỗi khi có một mâu thuẫn
xảy ra, chúng ta đều mong hậu quả của nó là ở mức thấp nhất.
• Bên cạnh đó, chúng ta cần phải tăng cường công tác bồi dưỡng kỹ năng sống,
kiến thức pháp luật cho người dân, nhất là cho giới trẻ. Việc bồi dưỡng kiến
thức, kỹ năng sống, kiến thức pháp luật đang là một trong những điểm yếu
của giáo dục chúng ta hiện nay. Ngoài ra, một số gia đình cần thay đổi cách
thức quan tâm, giáo dục đối với con trẻ. Không quá nuông chiều, không tạo
cho con thói quen thích hưởng thụ, lười lao động. Việc giáo dục nhân cách, kỹ
năng ứng xử cho con người ngay từ nhỏ của gia đình, nhà trường… là đặc
biệt quan trọng. Chúng ta cũng phải quản lý chặt chẽ, xóa bỏ những nguồn
game, phim ảnh bạo lực, có nội dung không lành mạnh vốn được coi là một
trong những nguyên nhân nảy sinh tội phạm hiện nay.


GVHD: VÕ ĐÌNH QUYÊN DI

Trang 22


Giết người trong luật hình sự 2015

Tài liệu tham khảo
1. Bộ Luật hình sự 100/2015/QH13 là một trong 16 Luật và 05 Nghị
quyết mới vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội

Khóa XIII
2. Hệ thống các văn bản pháp luật hình sự khác
3. Giáo trình luật hình sự Việt Nam, đại học Luật Hà Nội, NXB CÔNG AN
NHÂN DÂN
4. Bình luận khoa học bộ luật hình sự
5. www.doisongphapluat.com.vn
6. www.thuvienphapluat.vn
7. www.luatviet.org

GVHD: VÕ ĐÌNH QUYÊN DI

Trang 23



×