Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH bidiphar

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.84 KB, 16 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Nằm trong kế hoạch và chương trình đào tạo của trường Đại học Công Nghiệp
tp Hồ Chí Minh, kỳ thực tập giữa khóa được xem như một cơ hội lớn cho sinh viên
sau ba năm học có thể tiếp cận với môi trường thực tế tại các cơ quan, doanh nghiệp.
Qua đó, so sánh được sự khác biệt giữa những kiến thức mang tính lý thuyết trên
giảng đường với công việc thực tế của một nhân viên trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại
và kinh doanh quốc tế. Từ đó, sinh viên có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý
báu cho công việc sau này Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại công tyi Bidiphar,
với kiến thức của một sinh viên khoa Thương mại- Du lịch của Trường Đại học Công
Nghiệp tp Hồ chí Minh, cùng với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự phát
triển của công ty, nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Giao nhận hàng hóa nhập khẩu
bằng đường biển tại Công ty TNHH Bidiphar”.
Như chúng ta đã biết , trong công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế của
Đảng và nhà nước ta những năm vừa qua đã đem lại cho nền kinh tế nói chung và các
doanh nghiệp dược nói riêng cơ hội to lớn để phát triển mạnh mẽ. Công ty TNHH
Bidiphar đã có những bước phát triển vượt bậc không những về chủng loại, chất lượng
sản phẩm mà cả về năng lực kinh doanh nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế


Quy trình nhập khẩu hàng lẻ bằng đường biển trên cương vị nhà nhập khẩu
thị trường và xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế, công ty đã đóng góp một phần
không nhỏ của mình trong xu thế hội nhập đó. Nền kinh tế Việt Nam có điểm xuất
phát thấp, chiến tranh kéo dài đã để lại cho nhân dân Việt Nam biết bao bệnh tật cộng
với sự đói nghèo đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ nhân dân. Trước tình hình đó,
một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các doanh nghiệp dược là phải làm thế nào để có
nguồn thuốc chất lượng tốt, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Với công nghệ y dược
của Việt Nam hiện nay chỉ mới đáp ứng được phần nào yêu cầu đó, điều này làm cho
hoạt động nhập khẩu thành phẩm tân dược có chất lượng cao càng trở nên quan trọng
bởi bên cạnh việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân thì nhập khẩu thuốc còn là cầu nối
thông suốt nền kinh tế tiên tiến trong và ngoài nước với nhau, chính hoạt động này
cũng sẽ đóng góp vào sự phát triển ổn định của nền kinh tế và hơn ai hết nó sẽ giúp


cho mỗi con người trong cộng đồng có được sức khoẻ, trí tuệ để tham gia hoạt động
trong mọi lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, điều kiện mở cửa của kinh tế thị trường đặt
ra cho công ty những thách thức rất lớn đặc biệt là trong kinh doanh quốc tế. Cùng với
sự cạnh tranh khốc liệt là những khó khăn thách thức mới đã ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình nhập khẩu thành phẩm tân dược của Công ty TNHH Bidiphar.
Đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề cốt lõi của quy trình giao
nhận hàng hóa. Qua đó rút ra những mặt mạnh cũng như những tồn tại chủ yếu trong
quy trình này. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa quy trình giao
nhận hàng hóa Nhập khẩu bằng đường biển của công ty.
Chúng em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo hướng dẫn Đặng
Viết Bằng cùng các cô chú, anh chị trong phòng kinh doanh - nhập khẩu, Công ty
TNHH Bidiphar đã giúp đỡ chúng em hoàn thành bài tiểu luận này.
Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2011

GVHD: ThS. Nguyễn Viết Bằng


Quy trình nhập khẩu hàng lẻ bằng đường biển trên cương vị nhà nhập khẩu
PHẦN NỘI DUNG
Chương I. Giới thiệu cảng Cam Ranh.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay khi mà nền kinh tế đang hội nhập sâu sắc, việc giao thương kinh tế
đã và đang diễn ra như vũ bão. Các doanh nghiệp tích cực xây dựng cho mình một
chiến lược nhằm mở rộng thị trường, tối đa hóa lợi nhuận…. Và một con đường góp
phần giúp doanh nghiệp làm được điều này, đó là đưa hàng hóa, đưa thương hiệu của
mình ra khỏi một lãnh thổ. Mặt khác, toàn cầu hóa nền kinh tế giúp việc lưu chuyển
hàng hóa ngày càng dễ dàng hơn, và việc giao thương, xuất nhập khẩu hàng hóa là
điều tất yếu. Việc này đã góp phần thúc đẩy các nước xây dựng những cảng lớn, là nơi
giao thương, trung chuyển hàng hóa, phục vụ cho nhu cầu buôn bán của nước mình
cũng như giữa các nước. Trên thế giới đã hình thành nên nhiều cảng lớn và nổi tiếng

như Rotterdam (Hà Lan), cảng Thượng Hải (Trung Quốc), …Ở Việt Nam, một trong
những cảng lớn đó là cảng Cam Ranh. Nó hội tụ những điều kiện của một cảng biển
có mực nước sâu, không bị bồi lắng, kín gió, diện tích vịnh rộng, nằm gần đường hàng
hải quốc tế. Những yếu tố này rất thuận lợi cho việc khai thác ngành công nghiệp
đóng tàu và sản xuất phụ kiện đóng tàu, dịch vụ hàng hải. Với tiềm năng và lợi thế đó,
cảng Cam Ranh đang từng bước khẳng định vai trò đầu mối giao thông đường biển
quan trọng của khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Và khi mà nền kinh tế Việt
Nam đang phát triển như hiện nay, chúng ta có thể xây dựng Cam Ranh thành một
quân cảng quân sự bậc nhất trong hành lang tây Thái Bình Dương. Mà thực tế thì
ngày nay quân cảng Cam Ranh đã góp phần quan trọng đối với an ninh của Viêt
Nam, duy trì hòa bình ổn định các nước trong khu vực và thế giới. Với vai trò và tầm
quan trọng như vậy, nhóm chúng em đã quyết định chọn “Cảng Cam Ranh” để tìm
hiểu cũng như đặt tên nhóm, thể hiện mối quan tâm, mong muốn hiểu sâu hơn về cảng
này.
1.2. Vị trí địa lý và đặc điểm.
Vịnh Cam Ranh có diện tích gần 60km2. Chỗ hẹp nhất khoảng 10km, rộng
nhất 20km, độ sâu trung bình từ 18 - 20m. Vịnh gần như khép kín bởi bán đảo Cam
Ranh từ phía bắc chạy phủ kín cả phía đông, phía tây. Phía nam vịnh là đất liền, chỉ
GVHD: ThS. Nguyễn Viết Bằng


Quy trình nhập khẩu hàng lẻ bằng đường biển trên cương vị nhà nhập khẩu
mở ra một cửa lớn - được ví như một cánh tay ôm lấy vịnh, tạo thành một vành đai
nên mặt nước. có khả năng đón nhận nhiều hạm đội một lúc, nhiều tàu chiến tàu ngầm
và các tàu có trọng tải trên 100.000 tấn có thể ra vào dễ dàng bất cứ lúc nào trong
năm.
Về địa chất hải dương, đáy vịnh gần như bằng phẳng, cấu tạo bởi loại cát pha
bùn khá chắc, thuận tiện cho việc thả neo. Vịnh Cam Ranh được bán đảo che chắn nên
khá kín gió, là nơi trú bão tốt cho tàu thuyền. Phía ngoài vịnh có một số đảo và cù lao
án ngữ, trong đó có điểm cao thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống đèn biển và ra-đa

hàng hải.
Năm 1905 nhiều khu trục hạm của Nga đã vào Vịnh Cam Ranh để tránh
bão.Du thuyền trên vịnh như "đi trên thảm" bởi không có sóng lớn... Quanh năm nắng
ấm chan hòa, bầu trời trong xanh . Ngoài ra đây là một Quân cảng cơ động nhất cho
các tàu chiến, máy bay chiến đấu, tàu ngầm và nhiều phương tiện tác chiến khác cùng
hoạt động do Vịnh có ưu điểm là chỉ cách đường hàng hải quốc tế 1 giờ tàu biển (cảng
Hải Phòng cách 18 giờ). Thủy triều trong vịnh khá đều đặn, hằng ngày hai con nước
lên xuống tương đối đúng giờ. Thực tế nhờ có quân cảng Cam Ranh mà nước ta vẫn
kiểm soát đáng kể một vùng biển Đông rộng lớn. “...Cam Ranh mở rộng ra cả vùng
biển Đông. Nó cách Hong Kong 690 dặm, Manila 690 dặm, Singapore 698 dặm...
Cam Ranh là pháo đài tự nhiên lý tưởng, còn đô đốc Courbet thì nói đó là một đồn
phòng vệ của Thái Bình Dương...
Không chỉ có ưu điểm về Hải Quân mà Cam Ranh còn ưu thế vượt trội về
không quân và lục quân phía Tây Nam là tuyên phòng thủ Tây nguyên, phía nam là
cửa ngõ Sài Gòn với sân bay Tân Sân Nhất, các lực lượng không quân và tăng thiết
giáp tạo cho Cam Ranh thành một pháo đài bất khả xâm phạm. Có lúc sân bay Cam
Ranh có tần suất hạ cánh và cất cánh cao nhất thế giới.
Chứa được cùng một lúc nhiều máy bay chiến đấu, máy bay vận tải, tàu chiến,
tàu ngầm, các phương tiện chiến tranh khác, và đặc biệt có thể chứa hàng vạn thuỷ
quân lục chiến. Ngày nay quân cảng Cam Ranh đã góp phần quan trọng đối với an
ninh của Viêt Nam, duy trì hòa bình ổn định các nước trong khu vực và thế giới.

GVHD: ThS. Nguyễn Viết Bằng


Quy trình nhập khẩu hàng lẻ bằng đường biển trên cương vị nhà nhập khẩu
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển.
Nằm trong vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa), cảng Cam Ranh hội tụ những điều
kiện của một cảng biển có mực nước sâu, không bị bồi lắng, kín gió, diện tích vịnh
rộng, nằm gần đường hàng hải quốc tế. Những yếu tố này rất thuận lợi cho việc khai

thác ngành công nghiệp đóng tàu và sản xuất phụ kiện đóng tàu, dịch vụ hàng hải. Với
tiềm năng và lợi thế đó, cảng Cam Ranh đang từng bước khẳng định vai trò đầu mối
giao thông đường biển quan trọng của khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Cảng
Cam Ranh không ngừng được đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nhằm
phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng
Trước đây, cảng Cam Ranh được nhiều người biết đến với tên gọi cảng Ba
Ngòi. Những ngày đầu thành lập (1993), cảng Ba Ngòi chỉ có một cầu tàu dài 80m,
phương tiện và thiết bị phục vụ sản xuất nghèo nàn, thô sơ, sản lượng hàng thông qua
cảng chưa đến 100.000 tấn/năm.
Tuy nhiên, với lợi thế của một cảng biển có mực nước sâu, kín gió, diện tích
vịnh rộng, nằm gần đường hàng hải quốc tế và sân bay Cam Ranh, cảng Ba Ngòi đã
không ngừng được đầu tư nâng cấp cả về nhân lực và cơ sở hạ tầng, trang thiết bị.
Qua các giai đoạn đầu tư, năm 2007, cảng Ba Ngòi đã có một cầu cảng chính dài
182m với tổng chiều dài bến khai thác là 308m, độ sâu trước bến -11,6m, độ sâu luồng
-10,2m. Cảng đã tiếp nhận được các loại tàu có trọng tải đến 30.000 tấn và một cầu
cảng phụ với chiều dài 126,5m, độ sâu trước bến -6m, cỡ tàu tiếp nhận 5.000 tấn.
Ngoài ra, cảng còn được chú trọng đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất và hệ thống
kho bãi. Cụ thể: Cảng đã xây dựng được kho chứa hàng có diện tích 15.500m2 với sức
chứa 35.000 tấn; thiết bị chính của cảng là 2 tàu lai 960HP và 1.500HP, 9 cẩu bờ 10 40 tấn, 5 gàu ngoạm 1,4 - 8m3, 60 xe xúc, đào, gạt và xe tải các loại… Việc đầu tư cơ
sở hạ tầng, trang thiết bị đã đưa năng lực xếp dỡ hàng tại cảng lên 1,2 triệu tấn/năm.
Cuối năm 2007, cảng Ba Ngòi được UBND tỉnh bàn giao về Tổng Công ty
Hàng hải Việt Nam; đồng thời nhanh chóng chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty
TNHH một thành viên. Sau gần 2 năm hoạt động, năm 2009, cảng Ba Ngòi được
chính thức đổi tên thành cảng Cam Ranh để nâng tầm thương hiệu tương xứng với vị
thế và tiềm năng phát triển của cảng. So với những ngày đầu thành lập, hiện nay, cảng
Cam Ranh đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Đến nay, sản lượng hàng thông qua
GVHD: ThS. Nguyễn Viết Bằng


Quy trình nhập khẩu hàng lẻ bằng đường biển trên cương vị nhà nhập khẩu

cảng tăng hơn 12 lần, cụ thể: năm 1993, sản lượng hàng thông qua cảng chỉ đạt gần
100.000 tấn, nhưng đến năm 2009 đã tăng lên 1.256.913 tấn; doanh thu và lợi nhuận
tăng hơn 16 lần.
Năm 2010, kế hoạch hàng thông qua cảng là 1,3 triệu tấn. Thế nhưng, qua gần
5 tháng thực hiện, sản lượng hàng thông qua cảng đã đạt hơn 600.000 tấn. Hàng hóa
thông qua cảng ngày càng đa dạng với nhiều mặt hàng như: Khoáng sản, xi măng,
muối, than đá, phân bón, gỗ nguyên liệu, nông sản, clinker, thép tấm, thiết bị…
Để đưa cảng Cam Ranh lên tầm cao mới, trở thành một cảng biển phục vụ tốt
các nhu cầu của khách hàng (KH) và hội nhập với thế giới, cảng không ngừng được
đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ xếp dỡ. Mọi công đoạn bốc dỡ từ tàu lên
xe, hoặc nhập kho, lưu bãi và ngược lại đều được thực hiện theo quy trình khép kín
nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của KH. Bên cạnh đó, cảng đã và đang phát
triển nhiều loại hình dịch vụ hậu cần cảng biển để đạt mục tiêu “mang đến sự thỏa
mãn cao nhất cho KH”. Mục tiêu đến năm 2020, cảng Cam Ranh có thể tiếp nhận tàu
có trọng tải 50.000 DWT, với năng lực xếp dỡ đạt hơn 5 triệu tấn/năm. Để đạt được
mục tiêu trên, cảng sẽ triển khai dự án đầu tư xây dựng bến số 2 cảng Cam Ranh với
tổng mức đầu tư hơn 519,9 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng gần 303,4 tỷ đồng,
chi phí thiết bị gần 137,7 tỷ đồng… Nguồn vốn đầu tư được Tổng Công ty Hàng hải
Việt Nam tự huy động. Dự án được phân kỳ làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Từ năm 2010 đến 2015, xây dựng 1 cầu cảng tổng hợp và
container với chiều dài 240m, tiếp nhận loại tàu có trọng tải 50.000 DWT với năng lực
xếp dỡ 3 triệu tấn/năm. Ngoài ra, cầu cảng còn được đầu tư lắp đặt các thiết bị công
nghệ phục vụ cho việc xếp dỡ hàng tổng hợp, hàng container và hàng siêu trường siêu
trọng gồm: 2 cẩu xoay cố định trên cầu cảng có sức nâng 40 tấn, 2 cẩu di động có sức
nâng 40 tấn và tầm với 36m, các xe múc, xe nâng… nhằm đảm bảo công suất thông
qua cảng đến năm 2015 từ 2,5 đến 3 triệu tấn. Song song với đó, xây dựng 4 nhà kho
có diện tích 12.000m2, tôn tạo 70.000m2 bãi chứa hàng; tiếp tục đầu tư cải tiến quy
trình công nghệ làm hàng để tăng năng suất xếp dỡ, giảm thiểu tỷ lệ hao hụt, rách vỡ
hàng hóa; đồng thời đẩy mạnh phát triển chiều sâu và đa dạng hóa các loại hình dịch
vụ trọn gói cung ứng cho KH.


GVHD: ThS. Nguyễn Viết Bằng


Quy trình nhập khẩu hàng lẻ bằng đường biển trên cương vị nhà nhập khẩu
Giai đoạn 2: (từ năm 2015 đến 2020), đơn vị sẽ chuyển đổi cầu cảng tổng hợp
và container hiện hữu thành cầu cảng container chuyên dụng, xây dựng thêm 1 cầu
cảng mới cho xếp dỡ hàng tổng hợp để đạt công suất 5 triệu tấn/năm. Đầu tư hoàn
chỉnh hệ thống bãi chứa container, khu vực sửa chữa container và các trang thiết bị,
công nghệ xếp dỡ hàng hóa.
Ngoài việc đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, cán bộ, công nhân
viên cảng Cam Ranh không ngừng nâng cao trình độ và mô hình tổ chức sản xuất để
từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho KH.
1.4. Lĩnh vực hoạt động.
Giao nhận hàng tại kho
Bốc xếp, kiểm đếm, ủy thác giao nhận hàng hóa.
Kinh doanh kho, bãi.
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đường bộ.
Hỗ trợ, lai dắt tàu biển.
Đại lý hàng hải, môi giới tàu biển, cung ứng dịch vụ tàu biển.
Các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng.
Chương II. Quy trình nhập khẩu hàng lẻ ( hàng không đầy công) bằng đường
biển đứng trên cương vị nhà nhập khẩu trực tiếp.
2.1. Quy trình chung .
Bước 1: Người nhận hàng chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:
Bill of lading (1 bản original)
Packing list (1 bản original)
Commercial invoice (1 bản original)
Certificate of origin (C/o – 1 bản original)
Contract (1 bản chính)

Sau một thời gian, người nhận hàng sẽ nhận: “giấy báo hàng đến” hay “thông báo
hàng đến”. Tùy theo mỗi hãng tàu mà các mẫu thông báo hàng đến khác nhau, nhưng
đều có những nội dung cơ bản như sau:
 Tên tàu
 Số vận đơn
 Dự kiến thời gian tàu đến
 Người gởi hàng

GVHD: ThS. Nguyễn Viết Bằng


Quy trình nhập khẩu hàng lẻ bằng đường biển trên cương vị nhà nhập khẩu
 Người nhận hàng
 Tên hàng
 Số lượng, trọng lượng
 Cảng bốc
 Cảng dỡ
 Những lưu ý khi đi nhận lệnh giao hàng (D/O)

Có trong tay giấy báo hàng đến, người nhận hàng kiểm tra xem đây có phải là lô hàng
nhập mà cần phải tiến hành làm thủ tục thông quan hay không, dựa vào đối chiếu trên
vận đơn, thường thì người nhận hàng đã kiểm tra rồi.
Bước 2: Khi ngày tháng đã cận kề ngày dự kiến tàu đến, chủ động liên lạc với hãng
tàu là tàu đã về hay chưa, lúc nào sẽ cập cảng dỡ. Sau khi biết tàu đã cập cảng dỡ, cầm
vận đơn gốc đến hãng tàu lấy D/O, đóng phí.
Tùy theo phương hướng kinh doanh của mỗi hãng tàu mà các khoản phí đóng sẽ khác
nhau. Ví dụ phí chứng từ, phí CFS, phí D/O v.v… Nhân viên giao nhận đóng phí theo
yêu cầu, ký tên vào biên lai thu tiền, biên lai giá trị gia tăng (lưu ý tên và mã số thuế
của doanh nghiệp trên các hóa đơn là của công ty giao nhận hoặc của chủ hàng, tùy
theo sự thỏa thuận của chủ hàng và người làm dịch vụ nhận giao nhận) nhận D/O và

các biên. Tùy theo mỗi hãng tàu mà số lượng cũng như màu sắc của các D/O khác
nhau, có hãng tàu thì có nhiều màu: trắng, xanh, vàng, hồng, ví dụ: China Shipping.
Có hãng tàu toàn là màu trắng, ví dụ: Vina Consol.
Bước 3: Tiếp tục chuẩn bị bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan bộ hồ sơ gồm những chứng
từ và sắp xếp thứ tự (mang tính tương đối) như sau:
1. Phiếu tiếp nhận hồ sơ (1 bản)
2. Tờ khai hải quan hàng nhập (màu xanh) – bản lưu người khai hải quan (1 bản)
3. Tờ khai hải quan hàng nhập (màu xanh) – bản lưu hải quan(1 bản)
4. Phụ lục tờ khai – bản lưu hải quan (1 bản – nếu có trên 3 mặt hàng)
5. Phụ lục tờ khai –bản lưu người khai hải quan (1 bản – nếu có trên 3 mặt hàng)
6. Tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu – khi là hàng có C/O và được

hưởng chế độ ưu đãi thuế quan
7. Phiếu tiếp nhận hồ sơ và theo dõi thời gian làm thủ tục hải quan (1 bản)
8. Giấy giới thiệu (1 bản chính)

GVHD: ThS. Nguyễn Viết Bằng


Quy trình nhập khẩu hàng lẻ bằng đường biển trên cương vị nhà nhập khẩu
9. Hóa đơn thương mại (1 bản chính)
10. Packing list (1 bản copy, 1 bản chính)
11. Bill of lading (1 bản copy)
12. Hợp đồng thương mại (1 bản copy)
13. C/O (1 bản gốc)
14. D/O (1 bản chính)
15. Giấy phép nhập khẩu (nếu có)
16. Quota và phiếu theo dõi thực hiện quota (nếu là hàng có quota)
17. Các công văn, giấy tờ khác. Ví dụ: Giấy cam kết hàng hoá là thiết bị đồng bộ,


xác nhận nhập hàng làm tài sản cố định, đăng ký làm thủ tục ngoài giờ v.v…
Bước 4: Sau khi bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan cho lô hàng nhập đã hoàn chỉnh, tới hải
quan cửa khẩu khu vực, hoặc hải quan thành phố, nộp bộ hồ sơ tại phòng đăng ký tiếp
nhận hồ sơ. Quá trình đăng ký tờ khai diễn ra khép kín trong nội bộ hải quan, nhằm
tránh thất lạc những chứng từ hoặc việc sửa đổi sau khi cán bộ hải quan đã kiểm tra.
Quá trình này diễn ra như sau:
Nhân viên giao nhận nộp bộ hồ sơ vào bộ phận đăng ký mở tờ khai, cán bộ hải quan
sẽ tiếp nhận bộ hồ sơ và bắt đầu kiểm tra nợ thuế, để kiểm tra doanh nghiệp đứng tên
trong bộ hồ sơ có nợ thuế hay không. Cán bộ hải quan sẽ truy tìm trên mạng, nếu thấy
công ty không nợ thuế thì sẽ in ra một bản mẫu có nội dung là không nợ thuế, cán bộ
này sẽ ký tên, đóng dấu, điền ngày tháng năm vào và kẹp bản này vào bộ hồ sơ, bộ hồ
sơ sẽ được chuyển qua cán bộ hải quan khác. Nếu cán bộ hải quan truy tìm và thấy
rằng doanh nghiệp có nợ thuế, cán bộ hải quan cũng sẽ in ra một bản tra cứu danh
sách cưỡng chế theo tờ khai, trên bản này sẽ thể hiện số tiền nợ thuế là bao nhiêu, của
tờ khai nào, đăng ký vào ngày nào, đăng ký ở đâu.
Sau khi cán bộ tiếp nhận bộ hồ sơ, kiểm tra bộ hồ sơ không có vấn đề gì thì ký tên,
đóng dấu họ và tên vào góc phải trên đầu của tờ khai ở ô:“cán bộ đăng ký” và đóng
dấu họ và tên lên tất cả các giấy tờ, mỗi chứng từ là một con dấu. Để tạo điều kiện làm
việc cho hải quan đăng ký cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mau lấy được
phiếu tiếp nhận, công việc đóng dấu này nhân viên giao nhận đóng giúp và đánh dấu
số thứ tự rồi đếm có bao nhiêu tờ, ghi vào tổng số tờ vào mục: Tổng số tờ trên hai
phiếu tiếp nhận. Cách đánh dấu như sau: 1 là giấy giới thiệu, các giấy tờ nằm sau giấy
GVHD: ThS. Nguyễn Viết Bằng


Quy trình nhập khẩu hàng lẻ bằng đường biển trên cương vị nhà nhập khẩu
giới thiệu lần lượt là 2, 3, 4 v.v… hai tờ khai, hai phiếu tiếp nhận, hai phụ lục (nếu có)
không đánh dấu số thứ tự, nhân viên giao nhận đăng ký ngày giờ kiểm hóa tại
mục:“chủ hàng đăng ký kiểm hóa” trên phiếu tiếp nhận hồ sơ và theo dõi thời gian
làm thủ tục hải quan, ký tên và trả lại bộ hồ sơ lại cho cán bộ tiếp nhận.

Bước 5: Cán bộ hải quan sẽ đóng dấu lên phiếu tiếp nhận hồ sơ họ và tên và ký tên,
cho số tờ khai và gởi lại. Sau đó người nhận hàng đến bảng phân công kiểm hóa để
tìm hiểu cán bộ kiểm hóa nào sẽ tiến hành kiểm tra lô hàng, hải quan khu vực cho
công khai các số điện thoại của các cán bộ kiểm hóa để tiện liên lạc với kiểm hóa
viên.
Bước 6: Trong thời gian chờ đợi lãnh đạo chi cục phân công kiểm hóa viên, ra hải
quan giám sát bãi hoặc hải quan kho để đối chiếu lệnh, mục đích là xác định lô hàng
chuẩn bị lấy có ở bãi, kho hay không dựa trên manifest mà tàu đã đưa cho cảng tránh
trường hợp số liệu trên manifest và trên D/O không khớp với nhau công việc đối chiếu
này thì được nhân viên hải quan thực hiện trên mạng thông tin nội bộ. Trước khi đưa
D/O vào đối chiếu, người nhận hàng cần viết lên D/O tên công ty, số tờ khai, loại
hình, nơi đăng ký tờ khai. Sau khi hải quan giám sát bãi đối chiếu xong, sẽ đóng dấu
hình vuông mang tên: “đã đối chiếu” kèm theo ngày tháng năm trên D/O.
Bước 7: Tìm lô hàng nhập đang ở đâu để dẫn kiểm hóa viên đến kiểm tra hàng hóa.
 Nếu là hàng nguyên container thì chạy ra bãi container, tìm xem container

đang ở vị trí nào, nếu như container đang ở trên cao, hoặc đang ở dưới đất mà
không thể mở nắp container ra để kiểm hóa viên kiểm tra hàng thì nhân viên
giao nhận tới phòng điều độ trình D/O, yêu cầu hạ container xuống để kiểm
hóa, tiện thể yêu cầu điều độ viên đóng dấu:“cắt seal”. Lúc nhân viên giao
nhận yêu cầu hạ container nếu ở Tân Cảng thì phải cho điều độ viên phí hạ
container, 1 container 20’ là 10.000 VNĐ, 1 container 40’ là 15.000 VNĐ.
Phí này thuộc dạng như tiền bo, không có hóa đơn hay biên lai thu, còn nếu ở
các cảng khác hay ở ICD thì không phải đóng phí này, dĩ nhiên nếu container
đang ở dưới đất mà có thể mở nắp container ra dễ dàng thì không phải nhờ
điều độ viên hạ container.
 Nếu là hàng lẻ thì vào kho CFS gặp thủ kho trình D/O yêu cầu biết vị trí hàng

để kiểm hóa.
GVHD: ThS. Nguyễn Viết Bằng



Quy trình nhập khẩu hàng lẻ bằng đường biển trên cương vị nhà nhập khẩu
Bước 8: Sau khi đã biết được vị trí lô hàng ở kho CFS hay ngoài bãi container - đã có
thể mở container dễ dàng, người nhận hàng liên lạc với kiểm hóa viên (gồm hai
người), dẫn kiểm hóa viên tới vị trí lô hàng để tiến hành kiểm tra hàng, nếu là hàng lẽ
thì dẫn vào kho CFS, nếu là hàng nguyên container thì dẫn ra bãi container. Khi hải
quan kiểm hóa đã tới vị trí lô hàng, nếu là hàng lẻ thì hải quan bắt đầu kiểm tra hàng,
nếu là hàng nguyên container thì nhân viên giao nhận phải tìm đội cắt seal, trình D/O
có đóng dấu chữ:“cắt seal”, yêu cầu cắt seal, mở container để kiểm hóa viên kiểm tra
hàng. Công việc cắt seal có thể diễn ra trước lúc hải quan kiểm hóa ra tới container,
hoặc diễn ra ngay khi kiểm hóa viên có mặt trước container chứa hàng, tùy theo ý
muốn của kiểm hóa viên. Sau khi container đã mở kiểm hóa viên bắt đầu kiểm tra
hàng. Kiểm hóa viên sẽ kiểm tra tên hàng, số lượng, tình trạng hàng hóa (mới 100%
hay đã qua sử dụng, có hư hỏng hay không) có đúng như đã khai trên tờ khai hay
không.
Bước 9: Khi kiểm hóa viên không xác định được rõ ràng tên hàng, mục đích sử dụng
của lô hàng, ví dụ: Là một phần thiết bị đồng bộ, thì kiểm hóa viên sẽ cho ra phiếu
trưng cầu giám định. Mục đích là yêu cầu cơ quan giám định, với tư cách là người thứ
ba, hoạt động độc lập xác nhận lại tên hàng, hàng có phải là một phần của thiết bị
đồng bộ hay không v.v… tùy theo yêu cầu của kiểm hóa viên mà vấn đề cần giám
định trong phiếu trưng cầu giám định sẽ khác nhau. Cơ quan giám định sẽ được kiểm
hóa viên chỉ định rõ trong phiếu trưng cầu giám định, tuy nhiên nhân viên giao nhận
có thể thỏa thuận với kiểm hóa viên chọn cơ quan giám định theo ý riêng của mình.
Người nhận hàng ký tên vào phiếu trưng cầu giám định, kiểm hóa viên cũng ký tên
vào, sau đó kiểm hóa viên mang trình với đội phó hoặc đội trưởng ký tên vào, cuối
cùng là lãnh đạo chi cục phê duyệt đồng ý với nội dung trong phiếu trưng cầu giám
định.
Bước 10: Lúc này kiểm hóa viên gởi lại phiếu trưng cầu giám định. Người nhận hàng
cầm phiếu này cùng với bộ hồ sơ yêu cầu giám định nộp cho giám định viên của cơ

quan giám định như đã được đề cập trong phiếu trưng cầu giám định. Bộ hồ sơ yêu
cầu giám định của chủ hàng (thường có khi hàng là thiết bị đồng bộ) gồm:
 Giấy yêu cầu giám định – 1 bản chính
 Packing list – 1 bản copy

GVHD: ThS. Nguyễn Viết Bằng


Quy trình nhập khẩu hàng lẻ bằng đường biển trên cương vị nhà nhập khẩu
 Bill of lading – 1 bản copy
 Commercial invoice – 1 bản copy

Bước 11: Giám định viên tiếp nhận và ký tên vào biên bản giao nhận chứng từ để làm
bằng chứng là đã giao chứng từ. Đồng thời lúc đó giám định viên sẽ cho ra “phiếu tiếp
nhận yêu cầu giám định” gởi lại cho người nhận hàng.
Bước 13: Người nhận hàng nhận cầm phiếu tiếp nhận yêu cầu giám định cùng với
công văn xin giải tỏa hàng khi chờ kết quả giám định nộp cho kiểm hóa viên, sau đó
nhân viên giao nhận cần liên lạc với giám định viên để lấy chứng thư giám định nộp
tiếp cho kiểm hóa viên.
Sau khi có được chứng thư giám định, phiếu tiếp nhận cầu yêu cầu giám định, phiếu
trưng cầu giám định, công văn xin giải tỏa hàng hóa khi chờ kết quả giám định, kiểm
hóa viên sẽ điền kết quả kiểm tra vào tờ khai, hai kiểm hóa viên sẽ ký tên, đóng dấu
họ và tên tại phần kết quả kiểm tra.
Bước 14, 15: Bộ hồ sơ sẽ chuyển qua đội thuế để tính lại thuế và ra thông báo thuế,
thường thì hàng nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thuế giá trị gia tăng, thuế nhập
khẩu, tùy theo loại hàng nhập về chịu thuế hay không chịu thuế mà việc tính lại thuế
và ra thông báo thuế có hoặc không có.
Bước 16: Cuối cùng bộ hồ sơ sẽ được chuyển lên lãnh đạo chi cục để phúc tập hồ sơ.
Bước 17: Nộp phiếu tiếp nhận tại bộ phận trả tờ khai để lấy tờ khai đã thông quan,
đóng lệ phí hải quan và thuế (nếu có thuế, thuế có thể đóng ngay nếu là hàng phi mậu

dịch hoặc đóng sau 30 ngày kể từ ngày ra thông báo thuế nếu là hàng nhập theo hợp
đồng mua bán) nhận lấy tờ khai đã thông quan. Chuẩn bị việc nhận hàng:
+ Nếu là hàng lẻ (LCL):
Bước 18: Chuẩn bị xe, kho (của công ty dịch vụ giao nhận). Trong khi chờ xe vào
kho, thương vụ trình D/O, yêu cầu giao hàng CFS, có cảng thì thương vụ cho ra phiếu
xuất kho, ví dụ cảng Vict (Kp5 Đường A5, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Hồ Chí
Minh), có cảng thì thương vụ đóng dấu lên D/O:“Đề nghị giao hàng CFS”. Ví dụ Tân
Cảng.
Bước 19: Sau đó nhân viên giao nhận cầm phiếu xuất kho vào kho CFS (nếu D/O có
đóng dấu:“đề nghị giao hàng CFS” cho thủ kho thì thủ kho sẽ ra phiếu xuất kho) trình
cho thủ kho.
GVHD: ThS. Nguyễn Viết Bằng


Quy trình nhập khẩu hàng lẻ bằng đường biển trên cương vị nhà nhập khẩu
Bước 20: Tiến hành bốc hàng lên xe, thủ kho giữ một bản, còn hai phiếu xuất kho
người nhận hàng giữ lại.
Bước 21: Nhân viên giao nhận cầm hai phiếu xuất kho cùng với một D/O và tờ khai
ra hải quan cổng đăng ký thanh lý hàng, hải quan cổng đóng dấu vào hai phiếu xuất
kho, người nhận hàng đưa bản màu hồng cho chủ xe, để khi ra cổng chủ xe đưa lại chi
hải quan cổng, lúc này xe mới được phép ra cổng, còn bản còn lại nhân viên giao nhận
giữ.
2.2. Thực tế nhập khẩu dược phẩm nguyên liệu của Công Ty Dược BiDiPhar tại
cảng Cát Lái.
2.2.1. Quá trình nhập khẩu thực tế.
 Sơ đồ quy trình giao nhận hàng nhập

Chủ hàng

1


Chuẩn bị bộ hồ sơ làm 2
thủ tục hải quan

Đăng ký tại HQ

3

Tính thuế

17

4
HQ cấp số tờ

Ra cổng bảo vệ

khai

16

5

Thanh lý hàng tại
hải quan cổng

Phân luồng

6


15

Lấy tờ khai
đã thông quan

Bốc hàng lên xe

7

14
Đến thủ kho nhận
hàng

Cầm B/L gốc đến
hãng tàu

13
11 12
11
Đóng dấu
Kiểm hóa
lên phiếu
GVHD:
ThS. Nguyễn Viết Bằng
xuất kho

8
Trình D/O,

10


Hải quan

hoặc phiếu

giám sát bãi

xuất kho

hoặc kho

9

Lấy D/O (Lệnh
giao hàng)


Quy trình nhập khẩu hàng lẻ bằng đường biển trên cương vị nhà nhập khẩu

 Chi tiết quá trình nhập khẩu thực tế.

Bước 1: Khi hàng sắp đến, người nhận hàng sẽ nhận: “giấy báo hàng đến” hay
“thông báo hàng đến”.Tùy theo mỗi hãng tàu mà các mẫu thông báo hàng đến khác
nhau, nhưng đều có những nội dung cơ bản như sau:
 Tên tàu
 Số vận đơn
 Dự kiến thời gian tàu đến
 Người gởi hàng
 Người nhận hàng
 Tên hàng

 Số lượng, trọng lượng
 Cảng bốc
 Cảng dỡ
Có trong tay giấy báo hàng đến chủ hàng sẽ khai hải quan điện tử.
Bước 2: Hải quan kiểm tra lại các chứng từ rồi tính thuế trên khối lượng hàng
hóa (bước 3)
Bước 4: Sau khi tính thuế, hải quan sẽ cấp số tờ khai.
Bước 5: Trình tờ khai lên cấp trên để phân luồng
+ Luồng vàng: miễn kiểm tra thực tế, đóng lệ phí và lấy tờ khai
+ Luồng đỏ: kiểm tra thực tế, xuất trình hàng hóa để kiểm tra, sau khi hàng hóa
được kiểm tra xong thì đóng lệ phí và lấy tờ khai đã thông quan (bước 6)
Bước 7: Sau khi biết tàu đã cập cảng dỡ, nhân viên giao nhận cầm vận đơn gốc
(bill of lading) hoặc vận đơn surrender và giấy giới thiệu đi đến văn phòng đại diện
của hãng tàu, tại địa chỉ được thể hiện trên giấy báo hàng đến để lấy D/O (bước 8)
Tại đây, hãng tàu sẽ tiếp nhận và sẽ đưa ra mức phí phải đóng. Tùy theo
phương hướng kinh doanh của mỗi hãng tàu mà các khoản phí đóng sẽ khác nhau. Ví
dụ phí chứng từ, phí CFS, phí D/O …
Bước 9: Sau khi nhận D/O thì xuống cảng nơi có hàng, nộp D/O, cán bộ in
phiếu xuất kho (bước 10).
Bước 11: Tại hải quan kho, trình D/O, phiếu xuất kho, tờ khai hải quan gốc và
bản photo để đối chiếu, sau đó hải quan sẽ lưu lại bản photo.
Bước 12: Sau khi đã biết được vị trí lô hàng ở kho CFS, người nhận hàng sẽ
liên lạc với kiểm hóa viên (gồm hai người), dẫn kiểm hóa viên tới vị trí lô hàng để tiến
hành kiểm tra hàng. Kiểm hóa viên sẽ kiểm tra tên hàng, số lượng, tình trạng hàng hóa

GVHD: ThS. Nguyễn Viết Bằng


Quy trình nhập khẩu hàng lẻ bằng đường biển trên cương vị nhà nhập khẩu
(mới 100% hay đã qua sử dụng, có hư hỏng hay không) có đúng như đã khai trên tờ

khai hay không.
Bước 13: Sau khi hải quan đối chiếu, kiểm tra xong sẽ đóng dấu lên phiếu xuất
kho.
Bước 14: Nhân viên nhận hàng cầm phiếu xuất kho vào kho CFS trình cho thủ
kho.
Bước 15: Tiến hành bốc hàng lên xe, thủ kho giữ một bản, còn hai phiếu xuất
kho nhân viên giao nhận giữ lại.
Bước 16: Nhân viên nhận hàng cầm hai phiếu xuất kho cùng với một D/O và
tờ khai ra hải quan cổng đăng ký thanh lý hàng, hải quan cổng đóng dấu vào hai phiếu
xuất kho, nhân viên nhận hàng đưa bản màu hồng cho chủ xe, để khi ra cổng chủ xe
đưa lại chi hải quan cổng, lúc này xe mới được phép ra cổng (bước 17), còn bản còn
lại nhân viên giao nhận giữ.
2.2.2. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình đi thực tế tại cảng Cát Lái.
2.2.2.1. Thuận lợi.
 Trước khi đi ra cảng chúng em đã được thầy trang bị những kiến thức cần thiết.
 Được sự chỉ bảo tận tình của các anh chị làm trong cảng giúp chúng em hiểu
một cách chi tiết về quy trình nhập khẩu bằng đường biển.
 Thời gian hoàn thành bài dài giúp chúng em có thể tìm hiểu sâu hơn, rõ ràng
hơn về đề tài.
2.2.2.2. Khó khăn.
 Do kiến thức còn non yếu nên chúng em còn nhiều bỡ ngỡ.
 Thiếu phương tiện đi lại.
 Mặc dù đã học lý thuyết nhưng chúng em chưa biết cách áp dụng.
2.2.3. Bộ chứng từ kèm theo.
PHẦN KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu về quy trình giao nhận tại công ty Bidiphar chúng em đã
nắm bắt được quy trình giao nhận hàng hóa và thấy được mặt mạnh cũng như mặt yếu
của công ty từ đề ra giải pháp để ngày càng hoàn thiên thêm quy trình xuất nhập khẩu
nói chung và nhập khẩu nói riêng. Từ đó, chúng em thấy rằng đối với nền kinh tế của
mỗi quốc gia muốn hoà mình vào tiến trình hội nhập khu vực và thế giới sẽ không thể

tách rời hoạt động xuất nhập khẩu . Trong nền kinh tế quốc dân hoạt động nhập khẩu
đóng vai trò hết sức quan trọng bởi nó mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, làm
đa dạng hoá mặt hàng, tạo động lực để phát triển sản xuất trong nước đồng thời nhập
khẩu sẽ xoá bỏ tình trạng độc quyền trên thế giới, phá vỡ nền kinh tế đóng cũng như
tạo ra sự cân đối cho nền kinh tế và thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên thì trong quy trình
GVHD: ThS. Nguyễn Viết Bằng


Quy trình nhập khẩu hàng lẻ bằng đường biển trên cương vị nhà nhập khẩu
xuất nhấp khẩu vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi nhiều yếu tố như đã nêu ở trên và với
những giải pháp này chúng em hy vọng rằng sẽ giúp một phần cho việc hoàn thiện
quy trình xuất nhập khẩu của công ty Bidiphar. Ngoài ra cũng bổ trợ thêm những kĩ
năng cần thiết cho công viêc sau này của chúng em.
Với bài báo cáo thực tập viết về đề tài nhập khẩu, chúng em đã cố gắng đề
cập tới mọi vấn đề của hoạt động nhập khẩu thành phẩm tân dược bằng những kiến
thức được tích luỹ tại trường và kinh nghiệm thực tế từ quá trình thực tập tại công ty.
Tuy nhiên do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi sai
sót, chúng em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn đọc để bài
viết được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin được chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy
Đặng Viết Bằng cùng các cô chú, anh chị trong Công ty TNHH Bidiphar đã giúp đỡ
chúng em hoàn báo cáo thực tập này.

GVHD: ThS. Nguyễn Viết Bằng



×