CÂY MẮC CA - HIỆN TRẠNG
VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1
LỜI NÓI ĐẦU
Cây mắc ca đã được trồng từ lâu ở nhiều nước trên thế giới, vừa là cây gỗ lớn, vừa là
cây lấy hạt. Đối với Việt Nam, loại cây này mới được du nhập vào cách đây khoảng 10
năm. Trong 10 năm qua, các nhà khoa học của Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu, trồng
khảo nghiệm, và đã xác định được một số vùng có thể trồng được loại cây này ở khu vực
Tây Nguyên và Tây Bắc. Đến nay đã có 10 giống mắc ca được nghiên cứu và đã được Bộ
Nông nghiệp và PTNT công nhận đưa vào sản xuất. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định
số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, trong đó có quy định hỗ trợ các dự án trồng cây mắc ca
và hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống mắc ca. Thời gian gần đây, nhiều nhà quản lý, nhà khoa
học, nhà doanh nghiệp quan tâm đến việc phát triển cây mắc ca. Nhiều hội nghị, hội thảo đã
được tổ chức.
Tuy nhiên, qua các cuộc hội nghị, hội thảo và trên các phương tiện truyền thông, các
nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và người sản xuất còn có những quan điểm
khác nhau về quy mô trồng, hiệu quả kinh tế, thị trường tiêu thụ… loại sản phẩm mới này.
Chuyên đề: “Cây mắc ca - Hiện trạng và định hướng phát triển” là bài viết tổng quan về
cây mắc ca; cung cấp một số thông tin về tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ hạt mắc ca
trên thế giới và trong nước, để giúp bạn đọc quan tâm có cái nhìn tổng quát hơn đến loại
cây này.
Ban biên tập
2
CÂY MẮC CA - HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
I. GIỚI THIỆU VỀ CÂY MẮC CA
1.1. Nguồn gốc và đặc điểm thực vật học
Mắc ca (tên đầy đủ là macadamia) là loài cây gỗ lớn, có nguồn gốc ở vùng rừng mưa ven
biển thuộc miền Nam Queensland và miền Bắc New South Wales ở Australia, giữa vĩ độ
250 và 330 Nam. Năm 1881 mắc ca được đưa tới trồng ở Hawaii, vào thời gian đó chúng
được sử dụng như một cây trồng rừng. Năm 1948, Trạm nghiên cứu nông nghiệp Hawaii đã
đầu tư nghiên cứu về lĩnh vực giống và đã tạo ra các dòng có nhiều triển vọng làm tiền đề
cho công nghiệp mắc ca hiện đại ở Hawaii như ngày nay. Ở California hai cây mắc ca đầu
tiên được trồng vào đầu thập niên 1880 trong sân Berkeley thuộc đại học tổng hợp
California. Năm 1950 California mới bắt đầu nhập khẩu một số giống đã được cải tiến từ
Hawaii. Tại Trung Quốc, cây mắc ca đã có mặt ở vườn thực vật Đài Loan từ đầu thế kỷ 20,
nhưng việc trồng đại trà mới thực hiện trong khoảng 20 năm gần đây.
Cây mắc ca có tên gọi chung là Macadamia hoặc Australia nut hoặc Queenland nut, gồm
hai loài là: loài vỏ hạt trơn (Macadamia integrifolia Maiden & Betche) và loài vỏ hạt sần
(Macadamia tetraphylla L. Jhonson) và giống lai giữa hai loài này. Cũng có thể phân biệt
giữa 2 loài mắc ca này dựa vào số lá trên một đốt thân. Với loài vỏ láng (Macadamia
integrifolia), trên mỗi đốt thân thường có 3 lá; loài vỏ nhăn (Macadamia tetraphylla)
thường có 4 lá trên mỗi đốt thân.
Sản phẩm chính của cây mắc ca là hạt. Hạt mắc ca có mầu sữa trắng ngả vàng, chiếm gần
1/3 trọng lượng hạt, hương vị thơm ngon nhất trong các loại hạt dùng để ăn và được mệnh
danh là Hoàng hậu quả khô. Theo kết quả phân tích của Wenkham và Miller năm 1965,
thành phần dinh dưỡng trong nhân hạt mắc ca như sau:
Chất béo 78,2%
Các hợp chất đường 10%
Các hợp chất đạm (protein) 9,2%
Hàm lượng nước 1,5 - 2,5 % (nhân đã được làm khô theo yêu cầu bảo quản lâu dài)
Kali 0,37%
Phôt-pho 0,17%
Ma-nhê 0,12%
Ngoài ra trong mỗi kg nhân hạt mắc ca còn chứa Can-xi 360mgr, Lưu huỳnh 66 mgr, Sắt dễ
tiêu 18 mgr, Kẽm 14 mgr, Đồng 3,3 mgr, và một số loại Vitamin như Vitamin pp 16 mgr,
Vitamin B1 2,2 mgr, Vitamin B2 2,2 mgr; các nghiên cứu sau này còn cho biết thêm: trong
nhân mắc ca còn chứa một lượng Vitamin E rất lớn: 6,4 - 18 g/kg nhân.
Nếu so sánh với hàm lượng chất béo sau khi rang của lạc nhân là 44,8%, hạt điều 47%,
hạnh nhân 51%, hạt hạch đào 63% thì hàm lượng dầu béo 78% trong nhân mắc ca rõ ràng là
cao hơn hẳn. Điều đặc biệt là hàm lượng acid béo không no trong dầu mắc ca lên tới 84%
chỉ đứng sau dầu sở (97%). Đây là thứ chất béo mà thế giới hiện đại rất coi trọng vì ít dẫn
tới nguy cơ tích tụ colesteron trong cơ thể người và rất phù hợp với nhu cầu làm dung môi
trong mỹ phẩm.
3
Nhân mắc ca không những béo ngậy, với 9% protein 10% hợp chất đường, nhân mắc ca còn
có vị ngọt và rất bùi và thoang thoảng mùi thơm của bơ sữa bò rất hấp dẫn.
Nhân mắc ca giòn mà không cứng như hạt điều hay nhân lạc, dùng ăn sống, luộc rang hoặc
xào nấu với đồ mặn đều rất ngon, độn vào kem cốc, kẹo Sô cô-la, bánh ga-tô và nhiều loại
đồ ngọt khác đều làm cho các đồ ăn này tăng hẳn giá trị. Có thể dùng nhân mắc ca để thổi
xôi, nấu chè, làm nhân bánh dẻo, bánh nướng và rất nhiều món ăn cổ truyền dân tộc khác
của Việt Nam, tạo thêm sức hấp dẫn cho các món văn hoá ẩm thực truyền thống của ta.
Trên thế giới, mắc ca đã được đưa lên bàn ăn của các gia đình giầu có hoặc yến tiệc sang
trọng.
Ngoài nhân là sản phẩm chính, vỏ quả mắc ca chứa 14% ta-nin, 8-10% protein, sau khi
chiết xuất ta-nin bằng nước nóng, vỏ quả thường được nghiền làm thức ăn gia súc. Vỏ hạt
có ít giá trị hơn, tại các xưởng chế biến thường dùng vỏ hạt làm nhiên liệu, hoặc nghiền làm
vật liệu hữu cơ độn bầu ươm cây, độn đất chậu cảnh.
Cây mắc ca
1.2. Yêu cầu sinh thái
Cây mắc ca là loại cây chịu khí hậu mát, mưa ẩm và khô hạn xen kẽ. Sinh trưởng thích hợp
trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, có khả năng chịu hạn cao đồng thời chịu được
mưa ẩm. Mắc ca có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau: từ đất sét mùn pha cát,
đất đỏ bazan hoặc các loại đất có nguồn gốc núi lửa, đất có lẫn đá ong đến đất sét nặng. Độ
pH tối ưu trong đất khoảng 5,5 đến 6,5. Tuy nhiên cần lưu ý rằng cây mắc ca không chịu
được điều kiện ngập úng. Lượng mưa trung bình từ 700 mm đến 3.000 mm, lượng mưa tối
ưu từ 1.500 mm đến 2.500 mm. Độ cao so với mặt biển từ 300 m đến 1.200 m. Một trong
những yêu cầu sinh thái thiết yếu nhất đối với cây mắc ca đó là biên độ nhiệt, đặc biệt là
nhiệt độ thích hợp cho cây mắc ca ra hoa. Nhiệt độ thích hợp cho cây mắc ca là từ 120C đến
4
320C, nhiệt độ tối ưu để cây ra nhiều hoa là từ 12oC đến 21oC, tốt nhất là 18oC. Nếu nhiệt
độ ban đêm thấp hơn 12oC và cao hơn 21oC, cây mắc ca đều không thể hình thành chồi hoa.
Bảng1. Tổng hợp các yếu tố sinh thái chủ đạo cho cây mắc ca
Yếu tố
Biên độ thích hợp
1. Khí hậu
- Nhiệt độ tối ưu ( 0C)
12 – 32
- Nhiệt độ mùa ra hoa ( 0C)
18 – 21
- Lượng mưa tối ưu (mm)
1.500 – 2.500
2. Đất đai
- Loại đất
Trồng được trên nhiều loại đất khác nhau
- Kết cấu đất
Đất tơi xốp, thoát nước tốt
- Độ pH
5,5 – 6,5
3. Độ cao so với mặt biển
Độ cao tương đối (m)
300 – 1.200
Ra hoa kết quả là vấn đề then chốt quyết định sản lượng, các nước đã tập trung nghiên cứu
rất nhiều.
Trước hết là sự hình thành chồi hoa, ở bắc bán cầu sự phân hoá để hình thành chồi hoa diễn
ra trong tháng 10 và nở hoa vào cuối tháng 2 đến đầu tháng 4. Thí nghiệm trong khí hậu
nhân tạo cho thấy chồi hoa có thể hình thành trong các chế độ nhiệt 12, 15, 18, 21 0C, tốt
nhất là 18 0C, nhiệt độ ban đêm tháng 10 tháng 11 thấp hơn 12 và cao hơn 21 0C đều không
thể hình thành chồi hoa. Do đêm không đủ lạnh, các vùng lãnh thổ trong đới xích đạo từ 810 độ vĩ nam đến 8-10 độ vĩ bắc chỉ có thể chọn vùng núi có cao từ 600-1000m để trồng
mắc ca. Sau khi chồi hoa được hình thành, cần có thêm 60 ngày mới có thể thấy được nụ
hoa bằng mắt thường và hoa nở từ cuối tháng 2 kéo dài tới đầu tháng 4. Nụ hoa có thể chịu
đựng sương giá ngắn hạn 0-2 0C trong 5-7 ngày, đợt rét hiếm có vào trước tết âm lịch mùa
xuân năm 1999 ở miền bắc Việt Nam và miền nam Trung Quốc đã cho thấy: tại Quảng Tây
nhiệt độ hạ thấp –5 0C, kéo dài 6 – 7 ngày nhưng chưa gây tổn thất rõ ràng với nụ hoa,
nhưng lạnh sâu hơn và dài hơn sẽ làm nụ hoa thui chột. Kinh nghiệm hơn 20 năm trồng mắc
ca ở miền nam Trung Quốc đã cho nhận xét là: càng áp sát biên giới phía nam thì sản lượng
mắc ca ở vùng này càng cao.
Mùa hoa nở và sau hoa nở (tháng 3, 4) gặp nắng hạn sẽ gây rụng hoa nghiêm trọng. Cây
Mắc ca ra rất nhiều hoa, mỗi bông đuôi sóc có từ 100-300 hoa, nhưng tỷ lệ đậu quả lại chỉ
đạt 0,1 - 0,3%. Khí hậu không thuận lợi có thể hoàn toàn không đậu quả.
5
Theo qui luật chung về khí tượng khí hậu học toàn cầu thì từ vĩ tuyến 8-10 độ đến 25-30 độ
là vùng nhiệt đới và á nhiệt đới mưa gió mùa, đây là vùng phân bố của rừng nhiệt đới mùa
mưa (rừng khộp), sau đó đến thảo nguyên nhiệt đới và sa mạc. Toàn bộ địa đới này đều có
mùa xuân và đầu hè rất khô và nóng. Lý do trên làm cho tất cả các vùng lãnh thổ trên vành
đai này không phù hợp với các loại cây có nhu cầu sinh thái gần giống như cây Trà Mi, cây
Sở, cây Vải thiều, và 1 số giống Nhãn...
Các nhà tự nhiên học Trung Quốc thường hay nói tới một đặc ân của tạo hoá là lẽ ra các
khối không khí lạnh cực địa phải di chuyển theo hướng tây nam rồi rẽ ngang sang hướng
tây và do đó từ lưu vực Trường Giang xuống phía nam phải là vùng sa mạc hoặc sa van
nhiệt đới; nhưng nhờ vùng cao nguyên Pamia, Hy-ma-lay-a nối tiếp cao nguyên Vân Nam
Quý Châu kéo dài xuống dải Trường sơn mà không khí lạnh cực địa bị cưỡng bức chuyển
hướng đông nam và đem lại mùa đông đủ lạnh và ẩm ướt cho đông nam Trung Quốc và
Bắc Việt Nam. Từ đèo Hải vân đến các vùng phía bắc Việt Nam cũng được hưởng đặc ân
này (điều khác duy nhất là sau khi vào vịnh Bắc bộ, do không bị núi cao làm lệch hướng,
các khối không khí này lại chuyển hướng tây nam theo quy luật chung của hành tinh và tạo
nên gió mùa đông bắc ở Việt Nam). Vì thế làm cho cây vải , cây sở có thể ra hoa kết quả tốt
ở bắc Việt Nam, còn đối với mắc ca thì do mùa đông ít lạnh hơn, mùa xuân (các tháng 3, 4)
đủ ẩm ướt, sẽ có thể ra hoa và đậu quả khá hơn so với ở nam Trung Quốc.
Tại bắc bán cầu, quả mắc ca chín vào tháng 9 tới giữa tháng 11; 3 tháng trước đó là giai
đoạn tích luỹ dầu cho hạt quan trọng nhất, đòi hỏi khí hậu ẩm và nóng nhưng không quá 38
0
C. Khí hậu bắc Việt Nam về cơ bản đáp ứng được yêu cầu này, trong khi đó thì miền nam
Trung quốc không được như vậy (lưu vực Trường giang từ tháng 7 đến trung tuần tháng 8
thường gặp những kỳ nóng dài ngày từ 39 đến 41 0C và vì vậy cũng không phù hợp với yêu
cầu sinh thái của mác ca).
Bão biển cấp 7-8 trở lên gây rụng quả nghiêm trọng, ở bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam
dù mắc ca sinh trưởng và ra hoa kết quả tốt nhưng với tần suất bão 1-2 lần mỗi năm đã làm
nhiều người phải từ bỏ ý định gây trồng.
1.3. Về đất đai
Mắc ca ưa đất thịt nhẹ đến trung bình, thời han úng ngập không quá 10 ngày, đất ẩm đều
quanh năm, tầng đất sâu trên 1m hơi chua, nếu giàu hữu cơ thì đỡ phải bón nhiều phân. Mắc
ca không ưa đất kiềm, đất phèn mặn, đất đá vôi, đất mắc ga lít, đất đá ong hoá hoặc thoái
hoá nghiêm trọng…
1.4. Chăm sóc
Theo nhận xét của cán bộ nghiên cứu thuộc hai đơn vị nghiên cứu chủ lực về cây mắc ca ở
nam Trung Quốc, ngoài đòi hỏi cao về làm đất và bón phân như các loài cây lấy quả đang
được trồng đại trà như cam, quýt, nhãn, vải ... cây mắc ca ít đòi hỏi chăm sóc quản lý khắt
khe. Sâu bệnh hại ít nghiêm trọng, trừ việc phải thu lượm hạt kịp thời để tránh tổn thất do
chuột, sóc ăn. Hầu hết cây lấy quả đều có đòi hỏi cao về tạo tán. Phần lớn các loài có hoa tự
đầu cành chỉ cành nào phát lộc vào vụ hè thu mới phân hoá được chồi hoa. Việc triệt phá
lộc đông và xuân phải thực hiện triệt để kịp thời mới hy vọng ra hoa kết quả nhiều.
Hoa mắc ca không tự phát ở đầu cành mà mọc ra từ nách lá cành 1- 2 tuổi hoàn toàn độc lập
với phát lộc cành non và do đó cũng ít phụ thuộc vào kỹ thuật tạo tán. Do đó việc tạo tán
6
chỉ cần tập trung vào mục tiêu tối ưu hoá hiệu quả quang hợp, điều này sẽ tạo nhiều thuận
lợi cho hoạt động khuyến lâm.
1.5. Thu hoạch
Cách thu hoạch chủ yếu là thu lượm quả chín rụng trên mặt đất bằng máy hoặc bằng tay.
Sản phẩm thu hoạch nói chung chín đều và do đó sẽ không có vấn đề về chất lượng như
trường hợp cà phê do phải tuốt cả chùm bao gồm cả quả chín và xanh.
Sau khi chín rụng phần lớn vỏ quả đã nứt sẵn, có thể tách lấy hạt ngay tại vườn.
Khâu thu hoạch có một số khó khăn chính như sau:
- Phải thu nhặt hạt hàng ngày để giảm tổn thất do chuột, sóc.
- Phải làm sạch cây bụi cỏ dại để không bị bỏ sót hạt rụng.
- Mùa thu lượm trùng với mùa thu hoạch nông nghiệp nên có thể thiếu nhân công.
Hiện nay đã có nhiều chất điều hoà sinh trưởng có thể sử dụng cho quả chín rụng tập trung
hơn, giảm bớt công thu nhặt hàng ngày.
Vấn đề lớn nhất sau thu hoạch là làm khô.
Quả mới rụng hàm lượng nước có thể cao tới 30% phải nhanh chóng tách quả và hong khô
hạt trong bóng râm cho đến khi hàm lượng nước rút xuống 10%. Với độ ẩm 10% hạt có thể
bảo quản tới vài ba tháng. Các chủ trang trại ở Úc và Mỹ thường bán sản phẩm với tiêu
chuẩn độ ẩm này.
Trong thưong mại Quốc tế tiêu chuẩn độ ẩm là 1,5%. Với độ ẩm này có thể bảo quản hạt
trong nhiều năm. Để làm khô tới độ ẩm này thường phải dùng lò sấy gần giống lò sấy thuốc
lá; nhiệt độ sấy ban đầu là 32 0C, sau bốn năm ngày nâng dần nhiệt độ lên 52 0C theo độ
khô của hạt.
Như vậy, về những vấn đề sau thu hoạch người nông dân sẽ gặp ít khó khăn hơn so với
trồng nhãn, vải, đào, mận hay hạt giẻ..., nguy cơ bị lái thương bắt chẹt cũng nhỏ hơn.
7
Hạt mắc ca
II. PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Một số số liệu của Liên Hiệp Quốc
Theo quy định của Cơ quan thống kê của Liên hiệp quốc (United Nations Statistics
Division, UNSD, UN COMTRADE, và Trung tâm
thương mại quốc tế (International Trade Centre, ITC, www.intracen.org/marketanalysis)
trực thuộc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tất cả các nước đều có nghĩa vụ thông báo
các dữ liệu thương mại đã qui định (ví dụ xuất nhập khẩu) cho UNSD, nếu thiếu dữ liệu
thương mại của nước nào thì UNSD sẽ dùng các số liệu “phản chiếu” (mirror data) để bù
vào.
Tại các cơ sở dữ liệu này không có khái niệm "chung chung" về hạt mắc ca, mà có các qui
định thống nhất về thuật ngữ mà các nước phải dùng khi giao thương về hạt mắc ca. Cụ thể
là theo UNSD và ITC thì có 3 loại hạt mắc ca sau (xem và />- Hạt mắc ca nguyên vỏ (in-shell macadamia nut) có mã số HS2012 là 080261
- Hạt mắc ca đã bóc vỏ (shelled macadamia nut) có mã số HS2012 là 080262
- Hạt mắc ca nói chung (tươi hoặc khô, nguyên vỏ hoặc đã bóc vỏ) có mã số HS2007 là
080260.
Các hạt mắc ca 080261 và 080262 đều là hạt khô có độ ẩm khoảng 10%.
Về xuất khẩu hạt mắc ca 080260, Bảng 2 dưới đây cho thấy số liệu xuất khẩu của một số
nước chủ yếu:
Bảng 2: Những nước xuất khẩu mắc ca 080260 chủ yếu
Nước xuất
Số lượng xuất khẩu (tấn)
8
khẩu
2013
Tổng
9.277
15.639
91.104
13.264
11.316
21.696
84.938
2.951
4.033
1.195
1.586
14.660
1.488
1.713
1.990
1.803
2.583
12.343
80
233
1.953
2.109
2.297
1.443
8.115
170
312
676
1.073
1.041
1.425
4.697
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Úc
17.173
15.951
13.417
14.854
4.793
Nam Phi
10.231
9.276
9.756
9.399
Hà Lan
1.198
1.845
1.852
Guatemala
1.502
1.264
Zimbabwe
0
Malawi
0
Nguồn: Cơ quan thống kê của Liên hiệp Quốc
Như vậy Mỹ không thuộc vào các nước xuất khẩu nhiều hạt mắc ca 080260. Năm 2013 Mỹ
xuất 1.715 tấn hạt mắc ca 080260 nhưng lại nhập 7.534 tấn hạt đó, chiếm 23,25% tổng số
lượng nhập khẩu toàn cầu và là nước nhập khẩu nhiều nhất hạt mắc ca 080260.
Năm 2013 Úc thu hoạch 35.200 tấn hạt 080260 và (theo bảng2) xuất 15.639 tấn, tỷ lệ xuất
khẩu chiếm 44,43%. Năm 2013 Nam Phi thu hoạch 37.000 tấn hạt 080260 và (theo bảng 2)
xuất khẩu 21.696 tấn, tỷ lệ xuất khẩu chiếm 58,64%. Như vậy, số lượng xuất khẩu cũng
phản ánh năng lực sản xuất của các nước đó. Ngoài ra, năm 2013 Úc không còn là nước có
sản lượng hạt mắc ca 080260 lớn nhất.
Bảng 3: Giá xuất khẩu hạt mắc ca nguyên vỏ 080261
2012
Nước xuất
khẩu
Trị giá
(USD)
Đơn giá
trung
Số lượng Đơn giá
bình
(kg)
(USD/kg) (USD/kg)
2013
Số lượng Đơn giá
(kg) (USD/kg)
Trị giá
(USD)
Nam Phi
38.077.628 7.371.124
5,17 63.714.678 15.356.711
4,15
4,48
Úc
27.556.048 5.392.635
5,11 39.110.560 10.169.057
3.85
4.28
2,34 1.667.141 1.129.908
1,48
1,79
78.410
9,46
13,77
1.707.499 1.344.425
1,27
1,27
Guatemala 1.509.518
645.895
Hà Lan
302.075
4.496.178
14,88
Zimbabwe
741.529
Nguồn: Cơ quan thống kê của Liên hiệp Quốc
Từ bảng 3 cho thấy:
- Năm 2012 và 2013 đơn giá trung bình của hạt mắc ca nguyên vỏ là 4,27 USD/kg. Nếu
không xét giá xuất khẩu của Hà Lan (vì giá cao đột xuất) thì đơn giá trung bình của hạt mắc
ca nguyên vỏ 2 năm 2012 và 2013 là 4,19 USD/kg.
- Đối với hạt mắc ca nguyên vỏ, tốc độ giảm đơn giá sau một năm của Nam Phi là 19,73%,
của Úc là 24,66%, của Guatemala là 36,75%, của Hà Lan là 36,42%. Từ đó có thể thấy
được tốc độ trung bình giảm đơn giá (sau một năm) của 4 nước đầu tiên là 24,52%. Nói
9
cách khác, sau khi xét cả tốc độ giảm giá thì đơn giá trung bình của hạt mắc ca nguyên vỏ là
3,16 USD/kg.
- Cần phân biệt giá xuất khẩu với giá thị trường nội địa và giá tại cửa nông trại (farm gate
price), giá xuất khẩu cao hơn giá thị trường nội địa và càng cao hơn giá tại cửa nông trại.
Giá tại cửa nông trại là giá hạt tươi, sau đó phải qua nhà máy hay xưởng để làm sạch, sấy
khô, sàng lọc, phân loại, bao bì đóng gói, chi phi tiếp thị,… rồi mới thành giá xuất khẩu hay
giá nội địa.
Theo www.australian-macadamía.org/industry, năm 2012 giá thị trường nội địa Úc của hạt
mắc ca nguyên vỏ là 3,20 AUD/kg (hay 2,60 USD/kg). Cũng trong năm đó giá tại cửa nông
trại ở vùng Bundaberg là 3,20 AUD/kg. Theo thì giá
của hạt mắc ca nguyên vỏ dao động từng năm nhưng có giá thấp nhất là 1,5 AUD/kg (năm
2007) và cao nhất là 3,60 AUD/kg (năm 2005).
Bảng 4: Giá xuất khẩu hạt mắc ca đã bóc vỏ 080262
2012
Nước xuất
khẩu
Trị giá
(USD)
Đơn giá
trung
Số lượng Đơn giá
bình
(kg) (USD/kg) (USD/kg)
2013
Số lượng Đơn giá
(kg) (USD/kg)
Trị giá
(USD)
Nam Phi
56.592.241 3.944.791
14,35 82.184.822 6.338.879
12,97
13,49
Úc
59.058.639 3.884.025
15,21 74.564.560 5.470.064
13,63
14,29
Guatemala 15.675.020 1.157.338
13,54 18.570.247 1.453.129
12,78
13,12
Hà Lan
16,04 24.767.928 1.508.071
16,42
16,28
222.750
2,25
2,25
14.314.512
892.590
Zimbabwe
99.000
Nguồn: Cơ quan thống kê của Liên hiệp Quốc
Từ bảng 4 cho thấy:
- Trong hai năm 2012 và 2013, đơn giá trung bình của hạt mắc ca đã bóc vỏ là 13,98
USD/kg. Nếu không xét giá xuất khẩu của Zimbabwe (vì giá thấp đột xuất) thì đơn giá
trung bình của hạt mắc ca đã bóc vỏ trong 2 năm 2012 và 2013 là 14,03 USD/kg.
- Đối với hạt mắc ca đã bóc vỏ, tốc độ giảm đơn giá sau một năm của Nam Phi là 9,62%,
của Úc là 10,39%, của Guatemala là 5,61%, của Hà Lan là 2,37%. Từ đó có thể tính được
tốc độ trung bình giảm đơn giá (sau một năm) của 4 nước đầu tiên là 8,07%, tức là đơn giá
trung bình của hạt mắc ca đã bóc vỏ chỉ còn 12,90 USD /kg.
- Cần phân biệt rõ giá xuất khẩu của hạt mắc ca đã bóc vỏ với giá hạt mắc ca nguyên vỏ và
với giá tại cửa nông trại. Tỷ lệ nhận được hạt mắc ca đã bóc vỏ từ hạt mắc ca nguyên vỏ là
30% (theo www.australian-macadamias.org/industry/ thì 32.400 tấn hạt nguyên vỏ cho
9.500 tấn hạt đã bóc vỏ), chưa kể phải bỏ nhiều chi phí lớn cho xây dựng nhà máy, các chi
phí công nghiệp khác (sấy, chọn lọc, phân loại, khử trùng, bao bì đóng gói,…) và chi phí
tiếp thị.
10
- Một hecta trồng được bao nhiêu cây mắc ca? Theo thì một
hecta trồng được 312 cây (mật độ trồng 8x4m), theo www.macnut.co.nz thì môt hecta trồng
được 416 cây (mật độ trồng 6x4m).
- Một cây thu hoạch được bao nhiêu kg hạt? Theo ta có
số liệu của 2 dòng đầu tiên của bảng 5 (trong 4 năm đầu chưa thu hoạch, đến năm thứ 5 thì
thu hạt được 1 kg/cây, năm thứ 10 thu được 10kg/cây. Vậy tính cả 10 năm thì thu được
trung bình mỗi năm là 3,2kg/cây.
Bảng 5: Sản ượng hạt mắc ca tính theo năm
Năm thứ
5
6
7
8
9
10
Sản lượng hạt (kg/cây)
1
2
4
6
9
10
Sản lượng hạt (kg/ha)
300
600
1200
1800
2700
3000
Thu nhập trên 1 hecta (USD/ha)
780
1560
3120
4680
7020
7800
78
156
312
468
702
780
Thu nhập trên 100.000 hecta
(triệu USD)
Từ bảng 5 có thể tính được tổng thu nhập trong 10 năm (khi trồng 100.000 hecta cây mắc
ca) là 2.496 triệu USD, tức là thu nhập trung bình mỗi năm là khoảng 250 triệu USD.
2.2. Phát triển măc ca ở Úc
Mắc ca là cây bản địa của Úc, đã có rất lâu đời, chủ yếu sống ở các tiểu bang New South
Wales (phía Bắc) và Queensland (phía Đông Nam). Trước đây người nông dân Úc chỉ trồng
cây mắc ca để chắn gió cho mùa màng vì chưa hiểu biết nhiều về giá trị kinh tế và dinh
dưỡng của nó, hơn nữa nhu cầu thương mại trong và ngoài nước của hạt mắc ca lúc đó hầu
như chưa có nhiều như ngày nay.
Vườn mắc ca ở Úc
11
Mãi đến những năm 1940 người ta mới bắt đầu để ý đến nó. Cụ thể ở Hawaii (Big Islands)
người ta bắt đầu mở ra nhiều nông trại trồng cây mắc ca để kinh doanh thương mại.
Trước đây, Hawaii đứng vị thế thứ nhất về sản lượng và chất lượng mắc ca trên thế giới,
mãi cho đến những năm gần đây Úc mới trở lại vị thế này về tổng số diện tích canh tác, còn
chất lượng thì Hawaii vẫn dẫn đầu và được bán giá cao hơn.
Theo các số liệu thống kê và nghiên cứu, mắc ca cho năng suất và chất lượng hạt cao khi
được trồng gần vùng duyên hải so với trồng ở vùng cao nguyên. Điều này chứng minh cho
thấy mắc ca của Hawaii cho năng suất và chất lượng tốt hơn của Úc. Bộ rễ của mắc ca
không có rễ cái rõ ràng, các rễ phụ đan gần mặt đất (khoảng 0,5m), chính vì thế cây dễ bị
ngã đổ khi gặp gió lớn hoặc mưa lâu ngày. Ngoài ra thân cây và cành mắc ca thuộc loại gỗ
giòn nên cũng dễ bị gãy ngang khi gặp phải những cơn gió lớn.
Đến mùa thu hoạch hàng năm, trái mắc ca tự động rụng từ trên cây xuống. Ở Úc người ta
dùng máy cơ giới để thu hoạch trái mắc ca trên mặt đất.
Trái mắc ca phải được tách vỏ ngay sau thu hoạch trong vòng 24 giờ để ngăn chặn nhiệt
làm hư độ ẩm của hạt. Tiếp đó, để tránh hạt trở mùi (chưa tách vỏ cứng) cần phải sấy khô
để thành phần độ ẩm trong hạt còn khoảng 10% trước khi chở đến nhà máy chế biến tách
vỏ. Thu hoạch trái mắc ca từ mặt đất bằng thủ công là một điều khó khăn vì trái mắc ca
rụng lai rai và có thể kéo dài tới 6 tháng.
Bảng 6: Năng suất của cây mắc ca ở Úc
* Mật độ trồng 312 cây/ha (hàng cách hàng 8m, cây cách cây 4m)
12
Về diện tích canh tác, tính đến năm 2014, cả nước Úc có khoảng 850 nông trại trồng cây
mắc ca. Tổng diện tích canh tác cây mắc ca ở Úc gần 6.000.000 cây, tương đương 19.230
ha (theo tiêu chuẩn trồng hiên nay 312 cây/ha, hàng cách hàng 8 m, cây cách cây 4 m).
Tuy nhiên có thể trồng với mật độ dày hơn. Vì giá công lao động ở Úc cao cho nên công
việc thu hoach trái rụng trên mặt đất đều bằng máy móc.
Tổng sản lượng mắc ca của Úc hiện nay khoảng 40.000 tấn/năm, chưa tách vỏ. Sau khi tách
vỏ và sấy khô chỉ còn được khoảng15.000 tấn hạt nhân (kernel), tỷ lệ khoảng 35 – 40% sau
khi tách vỏ. Tỷ lệ này thay đổi theo thời tiết và khi hậu hàng năm của nơi trồng, không ổn
định.
Theo dự tính, diện tích canh tác cây mắc ca của Úc tăng mỗi năm khoảng 6% cho đến năm
2025. Trong khi đó diện tích trồng cây mắc ca ở Hawaii giảm từ 9,154 ha xuống còn 6,780
ha (1990 – 2012).
Khi đầu tư vào cây mắc ca, nhà đầu tư phải mạnh vốn và lâu dài sau đó mới mong hoàn vốn
và có lời vì cây mắc ca cho trái sau 5 năm, thậm chí có cây tới 8 năm mới bắt đầu cho trái
lần đầu.
Cho dù cây mắc ca đã có từ lâu nhưng mới được thương mại hóa trong thập niên vừa qua và
năng suất cây mắc ca không ổn định, còn lệ thuộc rất nhiều yếu tố, cho nên thời gian cụ thể
để thu hồi vốn rất khó xác định.
Có nhiều sự ước đoán của các chuyên gia tư vấn kinh tế nông nghiệp Úc cho rằng thời gian
hoàn vốn cho một vườn mắc ca 20 ha khoảng 10 – 12 năm trong “điều kiện mưa thuận gió
hòa” có nghĩa là thời tiết thuận lợi, đúng giống, chăm sóc và quản lý tốt. Đó là chưa tính
tiền mua/thuê đất, tiền lãi ngân hàng và khấu hao máy móc và dụng cụ sử dung trong quá
trình canh tác.
III. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN MẮC CA Ở VIỆT NAM
3.1. Hiện trạng
Ở Việt Nam, Cây mắc ca bắt đầu được trồng tại Tây Bắc từ năm 2002. Sau 10 năm nghiên
cứu, thử nghiệm trên hàng loạt các vùng địa lý và khí hậu của Việt Nam, các nhà nghiên
cứu đã xác định được hai vùng có thể trồng được mắc ca, đó là Tây Bắc và Tây Nguyên.
Đây là hai vùng khí hậu đặc biệt thuận lợi cho cây mắc ca sinh trưởng và cho năng suất cao.
Hai vùng khí hậu này có thời tiết lạnh về mùa xuân (14 - 17°C) điều kiện cần để cây ra hoa
và không có mưa phùn là điều kiện để hoa thụ phấn và kết quả.
Trong thời gian qua, Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các cơ
quan chuyên ngành thực hiện các nghiên cứu cơ bản về cây mắc ca như nhập giống, khảo
nghiệm tính thích ứng của các giống thương mại, kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhân giống, kỹ
thuật bảo quản sau thu hái, sơ chế và chế biến… Đồng thời Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng
tiến hành lập quy hoạch phát triển cây mắc ca ở Tây Nguyên và Tây Bắc. Đến nay đã có 10
giống mắc ca được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận để phát triển vào sản xuất tại
Krông Năng (Đắc Lắc) và Ba Vì (Hà Nội). Trong đó, có 3 giống quốc gia (dòng OC, 246 và
816), 7 giống tiến bộ kỹ thuật (dòng Daddow, 842, 849, 741, 800, 900, 695). Tuy nhiên, cả
10 giống được công nhận này cũng mới chỉ phù hợp ở những nơi trồng khảo nghiệm. Bước
đầu có thể nhận định, trong các mô hình khảo nghiệm thì cây mắc ca có khả năng sinh
trưởng và phát triển tốt, nhưng trồng đại trà thì chưa khẳng định được. Trong hai vùng quy
hoạch là Tây Nguyên và Tây Bắc được xem là thích hợp đối với cây mắc ca nhưng chắc
13
chắn cũng có một số nơi không thể trồng. Qua những khảo sát, khảo nghiệm, nghiên cứu,
những nơi nào chịu ảnh hưởng của gió phơn (gió Lào), địa hình dốc, đất cằn cỗi quá thì
không thể trồng cây mắc ca được.
Hiện nay, diện tích mắc ca trồng thử và dự án khuyến lâm theo chương trình của Bộ Nông
nghiệp và PTNT ở Tây Bắc và Tây Nguyên là khoảng 520 ha. Ngoài ra, diện tích do các tổ
chức, cá nhân tại các địa phương khác trồng khoảng 1.920 ha (trong đó ở Tây Bắc gần 280
ha, Tây Nguyên khoảng 1.640 ha). Như vậy, tổng diện tích cây mắc ca cả nước đến nay
khoảng 2.440 ha.
Tại Lâm Đồng có khoảng 15 giống mắc ca được trồng. Sau 9 năm trồng, một số giống có
năng suất đạt từ 7 - 9 kg hạt/cây, cá biệt có những cây cho năng suất trên 10 kg hạt/cây; dự
báo khả năng từ năm thứ 12 trở lên - giai đoạn kinh doanh chính thức, năng suất có thể đạt
đến 12 - 15 kg hạt/cây, tương đương với năng suất của mắc ca ở vùng nguyên sản Úc. Tuy
nhiên, quy mô trồng mắc ca hiện tại của bà con nông dân còn nhỏ lẻ, phân tán nên sản
lượng không nhiều
Về chế biến, hiện tại, mới chỉ có một vài công ty, cơ sở chế biến hạt mắc ca, nhưng quy mô
nhỏ, phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.
3.2. Các nghiên cứu nổi bật về cây mắc ca tại viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm
nghiệp Tây Nguyên
3.2.1. Kết quả khảo nghiệm và đánh giá giống
- Về thu thập và đánh giá giống
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên bắt đầu nghiên cứu trồng thử
nghiệm cây mắc ca tại Buôn Ma Thuột từ năm 2002, với tập đoàn giống nhập nội từ Trung
Quốc. Sau đó Viện tiếp tục nhập nội các giống mắc ca từ Thái Lan và Úc. Hiện nay Viện đã
thu thập được hơn 20 giống mắc ca, chủ yếu là các giống mắc ca thương mại trên thế như:
H2, 508, OC, 814, 246, 344, 741, 660, A4, A16, A38, A268, A203, 246, 344, DAD, Quế
nhiệt...
Quá trình theo dõi cho thấy, cây mắc ca trồng tại Buôn Ma Thuột sau 3 năm trồng bắt đầu
ra hoa đậu quả. Tính đến nay Tập đoàn giống mắc ca tại Viện đã có 20 giống cho quả và
bước đầu đã chọn được một giống có triển vọng phát triển trên địa bàn Tây Nguyên, đó là:
OC, H2, A38.
Sau 9 năm trồng, năng suất trung bình của 2 giống H2 và OC cho năng suất đạt xấp xỉ 8
kg/cây/năm, tương đương so với năng suất trung bình của cây mắc ca trồng tại Úc và cao
hơn so với Trung Quốc (Năng suất trung bình tại Úc sau 9 năm trồng là 8 kg và tại Trung
Quốc là 6,58 kg). Giống A38 sau 5 năm trồng đã cho năng suất trung bình đạt hơn 5
kg/cây/năm. Trọng lượng hạt và tỷ lệ nhân của các giống đạt được là khá tốt so với vùng
nguyên sản cũng như các khu vực trồng mắc ca trên thế giới. Điều này bước đầu cho thấy
cây mắc ca có tiềm năng phát triển ở một số vùng sinh thái trên địa bàn Tây Nguyên.
Song song với quá trình khảo nghiệm các giống mắc ca thương mại tốt trên thế giới, Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên còn tiến hành nghiên cứu chọn lọc giống
qua phương pháp chọn lọc cây trội từ quần thể trồng bằng hạt. Qua nghiên cứu cho thấy,
với điều kiện sinh thái vùng Tây Nguyên, cây mắc ca thực sinh sau 3-4 năm bắt đầu cho
quả (không chậm hơn so với cây ghép) và bước đầu Viện đã chọn ra được một số cá thể cho
năng suất cao từ quần thể trồng bằng hạt.
14
Bảng 7: Năng suất một số cá thể mắc ca thực sinh có triển vọng sau 7 năm trồng:
Địa điểm trồng
Buôn Ma Thuột
Gia Lai
KH
Năng suất hạt
(kg/cây)
Trọng lượng hạt
(g)
TM1
7,3
6,8
TM2
6,1
7,9
TM3
7,3
8,4
TM4
8,0
9,2
TM5
12
7,1
TM6
12,2
7,9
TM7
7,2
9,9
TM8
6,5
10,3
TM9
12,8
9,8
TM10
10,4
7,1
8,98
8,44
Trung bình
Từ quần thể mắc ca trồng thực sinh, bước đầu Viện đã chọn được 10 cá thể cho năng suất
cao, cỡ hạt lớn, trong đó cá biệt có những cây cho năng suất rất ấn tượng, trên 10kg
hạt/cây/năm chỉ sau 7 năm trồng. Đây là nguồn vật liệu ban đầu rất có giá trị cho công tác
chọn giống mắc ca về sau.
- Kết quả trồng khảo nghiệm giống theo vùng sinh thái trên địa bàn Tây Nguyên
Từ năm 2004, Viện đã tiến hành trồng khảo nghiệm cây mắc ca trên địa bàn các tỉnh Tây
Nguyên (Đăk Lăk, Gia Lai, Đăk Nông, Lâm Đồng) với tổng diện tích trồng khảo nghiệm
trên 20 ha. Kết quả cho thấy cây mắc ca sinh trưởng phát triển tốt. Hầu hết các vườn mắc ca
bắt đầu ra hoa đậu quả sau 3-4 năm trồng.
15
Hoa Mắc ca
3.2.2. Kết quả nghiên cứu về khảo nghiệm giống và phương thức trồng xen
Từ năm 2006, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã bắt đầu có
những nghiên cứu trồng thử nghiệm cây mắc ca xen với một số loài cây công nghiệp có giá
trị trên địa bàn Tây nguyên như: cà phê vối, cà phê chè, ca cao. Tính đến nay tổng diện tích
mô hình trồng xen là hơn 15 ha.
Kết quả bước đầu cho thấy cây mắc ca sinh trưởng tốt ở tất cả các mô hình trồng xen. Đánh
giá về khả năng ra hoa đậu quả của cây mắc ca ở các mô hình cho thấy:
- Đối với vườn trồng xen với cà phê vối tại Buôn Ma Thuột, sau 5 năm cho tỷ lệ cây ra hoa
trên toàn vườn đạt hơn 70%, năng suất ban đầu đạt được từ 1,3-1,5kg/cây.
- Vườn trồng xen ca cao tại Buôn Ma thuột cho tỷ lệ ra hoa đậu quả sau 5 năm trồng đạt
trên 50%, năng suất trung bình đạt 0,5kg/cây.
- Vườn mắc ca trồng xen cà phê chè tại Bảo Lộc - Lâm Đồng cho tỷ lệ ra hoa và đậu quả
khá tốt sau 5 năm trồng, với tỷ lệ ra hoa trên toàn vườn đạt 80% và năng suất ban đầu đạt
1,4kg/cây.
Tóm lại: Mắc ca là loài cây mới được đưa vào gây trồng tại Tây Nguyên với quy mô thử
nghiệm, bước đầu cho thấy cây mắc ca có thể sinh trưởng phát triển được ở một số vùng
sinh thái của vùng, đặc biệt là những vùng có khí hậu lạnh. Sau 9 năm trồng, cây mắc ca đã
cho năng suất từ 7-9 kg hạt/cây với một số giống, cá biệt có những cây cho năng suất hơn
10kg/cây/năm. Nếu so sánh với năng suất của vùng nguyên sản cây mắc ca, tại Úc vào năm
thứ 10 năng suất trung bình trên cây đạt 10 kg hạt/năm, vào giai đoạn kinh doanh ổn định
16
(từ năm thứ 12 trở đi) năng suất trung bình trên cây chỉ cần từ 12-15 kg là đạt hiệu quả.
Như vậy có thể nói cây mắc ca có triển vọng phát triển trên địa bàn Tây Nguyên. Tuy nhiên
đây là loài cây mới nên cần phải được đánh giá kỹ trước khi phổ biến rộng rãi ra sản suất,
đặc biệt là công tác chọn giống và quy hoạch vùng trồng cho cây mắc ca.
IV. KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY MẮC CA
4.1. Phân loại giống
4.1.1. Phân loại:
Trên thế giới, Chi Macadamia có 18 loài, trong đó 10 loài nguyên sản tại Úc, 6 loài tại Tân
Cri-đo-nia, 1 loài tại Ma-đa-gas-ca, 1 loài tại đảo Xi-ri-bô.
Trong 18 loài trên chỉ có 2 loài đã được gây trồng trên quy mô thương mại là:
- Macadamia integrifolia - Mắc ca vỏ hạt láng hay mắc ca lá nguyên.
- Macadamia tetraphylla - Mắc ca vỏ hạt nhám hay mắc ca mép lá răng cưa.
Các loài mắc ca còn lại có nhân nhỏ, vị đắng, ít nhiều chứa độc tố nên chưa được gây trồng
nhiều.
Nếu gộp các loài đã được gây trồng, có triển vọng hoặc có giá trị làm cây cảnh thì có thể kể
tới 5 loài sau đây:
a. Macadamia integrifolia Maiden - Betche (mắc ca vỏ láng, mắc ca lá nhẵn)
Phân bố tự nhiên tại vùng rừng mưa phía đông đường phân thủy giữa nội địa Úc với bờ biển
đông Úc, chủ yếu là trên lãnh thổ bang Quensland và một phần bang Newsouth wales trong
khoảng 25 - 28o vĩ độ nam. Vùng phân bố tập trung nhất là dãy núi Mepherson mà một bên
là sông Nunaibah và bên kia là sông Mary ở phía bắc trên giải rộng 24km, dài 442km.
Loài này cao tới 18m, tán rộng 15m, vỏ cành nhạt màu hơn loài M.ternifolia (mắc ca 3 lá),
lá non màu xanh nhạt, lá hình trứng ngược hoặc thuôn ngược. Lá dài 10,2 - 30,5 cm, rộng
2,5 - 7,6 cm, có cuống lá ngắn, không có hoặc gần như không có răng cưa, đuôi lá tròn, 3 lá
hoặc 4 lá mọc xoáy ốc, nhưng ở cây con hoặc cành non có thể gặp 1 đôi lá mọc đối.
Hoa thường mọc ra từ cành già, thường là mọc từ mắt lá sớm thành thục nhất ở đoạn cuối
cành (phía ngọn), Hoa thường dài 10,2 - 30,5 cm; mỗi hoa có từ 100 - 300 bông hoa (hoa
màu trắng).
Quả chín rộ vào tháng 3 đến tháng 6 ở Úc (mùa thu đông nam bán cầu) và từ tháng 7 đến
tháng 11 ở Hawaii. Nhưng ở California quả chín từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm
sau. Tại Quảng Châu và Bán đảo Lôi Châu quả chín từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 9.
Ngoài ra, ở cây cao tuổi ngoài mùa hoa tập trung vẫn có thể thấy hoa nở rải rác suốt năm.
Vì vậy có thể coi loài này là "hoa quả liên tục".
Quả hình tròn, vỏ quả không có lông nhung, màu xanh bóng. Vỏ hạt nhẵn, đường kính hạt
khoảng 1,3 - 3,2 cm, nhân màu trắng sữa, có hương thơm, chất lượng rất cao.
Hiện nay các giòng vô tính được gây trồng phổ biến ở quy mô thương mại chủ yếu được
tuyển chọn từ loài này.
b. Macadamia tetraphylla L.A.S Johnoson (mắc ca 4 lá, mắc ca hạt nhám hoặc mắc ca lá
răng cưa, mắc ca lá gai)
17
Nguyên sản tại vùng rừng mưa nhiệt đới phía đông đường phân thuỷ của châu Úc trong
khoảng 28 – 290 vĩ tuyến nam, chủ yếu là trên dải đất dài 120 km từ bờ nam sông Coomera
và sông Nerang thuộc Quensland đến bờ bắc sông Richmont thuộc New south Wales.
Cây cao khoảng 15m nhưng tán xoè rộng tới 18 m, vỏ cành nhỏ xẫm màu hơn mắc ca vỏ
láng, nhưng hơi nhạt màu hơn mắc ca 3 lá (M.ternifolia). Lá non màu đỏ hoặc màu hồng
phai, đôi khi có màu xanh nõn chuối. Lá hình thuôn ngược dài 10,2 - 15,8 cm, rộng 2,5 - 7,6
cm, gần như không có cuống lá, mép lá có răng cưa nhọn như gai, đuôi lá nhọn, 4 lá mọc
cách xoáy ốc, đôi khi có 3 lá hoặc 5 lá mọc xoáy. Cây mầm cũng có 2 lá mọc đối.
Hoa mọc ra từ cành già, nhỏ và cũng mọc ở mắt sớm thành thục phía cuối đoạn cành.
Hoa dài 15,2 - 20,3 cm, có từ 100 - 300 bông hoa. Hoa màu hồng phai rất tươi màu, nhưng
cũng có cây cá biệt có hoa màu trắng sữa.
Mùa quả chín rộ ở Úc từ tháng 3 đến tháng 6, tại Hawaii từ tháng 7 đến tháng 10, tại
California từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, tại Quảng Châu và Bán đảo Lôi Châu từ trung
tuần tháng 8 đến cuối tháng 9. Loài này mỗi năm chỉ ra quả 1 lần.
Quả hình bầu dục, vỏ quả màu xanh xám, có phủ lớp lông nhung dày. Hạt có vỏ nhám,
đường kính hạt từ 1,2 đến 3,8 cm, nhân có màu thẫm hơn mắc ca vỏ nhẵn, chất lượng cũng
có khác nhau giữa các giòng.
Loài này cũng có giá trị gây trồng cao, chịu rét khá hơn loài vỏ láng, nếu dùng làm gốc
ghép thì nhịp độ tăng trưởng cây khá tốt và đều, khả năng chống chịu nấm độc hại rễ
phytophthora cũng khá hơn.
Do chất lượng nhân có thể rất khác nhau, chỉ nên gây trồng những giống đã được tuyển
chọn tốt.
c. Macadamia ternifolia F.Mueller (Măc ca 3 lá)
Phân bố tự nhiên tại vùng đông nam đường phân thuỷ trong các rừng mưa khoảng 26o 00' 27o 30' vĩ độ nam trên dải đất dài 119 km từ sông Bai-in đến vùng KinKin khu vực Kin-Bi
thuộc Quensland.
Loài này dễ bị nhận nhầm với nhiều loài khác và rất ít đặc điểm nhận biết dễ thấy.
Nói chung cây thường có tầm vóc nhỏ, chiều cao và độ rộng tán thường khó vượt qua 6,5m.
Tán lá thường chia nhiều cành đứng và nhiều cành nhỏ. Vỏ cành nhỏ thường tối màu hoặc
đen. Lá non màu đỏ, lá nhỏ hình thuỗn ít khi dài hơn 15,2 cm. Lá có cuống, mép lá có răng
cưa nhọn, 3 lá mọc cách xoáy ốc, nhưng mầm non cũng thường có 2 lá mọc đối.
Hoa thường nhỏ, chỉ dài 5,1 đến 12,7 cm; có từ 50 - 100 bông hoa, Hoa màu hồng phai.
Mùa quả chín tại Úc là tháng 4, tại California là tháng 11.
Vỏ quả xanh xám, có lông nhung màu trắng rất dày.
Vỏ hạt nhẵn bóng, cỡ hạt chừng 0,95 - 0,61 cm, nhân đắng và rất khó ăn. Cho đến nay loài
này chủ yếu là dùng làm cây cảnh.
d. Macadamia Prealta F.Muell (Mắc ca cầu)
Quả tròn như quả cầu. Phân bố trong vùng mưa giữa Quensland và New South Wales. Quả
to chừng 5 cm, rất tròn, chứa 1 - 2 hạt. Vỏ hạt mỏng, hiện chưa tìm ra giá trị thương phẩm,
nhưng có thể có triển vọng trong tương lai.
e. Macadamia Whelanii F.M.Bailey
18
Cũng phân bố trong vùng rừng mưa giữa Quensland và New South Wales. Lá nguyên
không răng cưa. Nhân sống có độc, nhưng thổ dân miền đông nước Úc vẫn ăn sau khi rang
chín. Đến nay vẫn chưa gây trồng đến quy mô thương mại.
4.1.2. Các dòng vô tính đang được gây trồng
Các dòng vô tính đang được gây trồng theo quy mô thương mại đều được tuyển chọn từ 2
loài: mắc ca vỏ hạt láng (M. integrifolia) và mắc ca vỏ hạt nhám (M. tetraphylla) và các
dòng lai giữa 2 loài này.
Đến nay trên thế giới đã tuyển chọn và đặt tên, gây trồng được trên 50 dòng trong số đó
được gây trồng phổ biến nhất là các dòng của Úc và Hawaii. Dưới đây xin giới thiệu một số
dòng của Hawaii.
Từ năm 1922, trạm thực nghiệm nông nghiệp Hawaii đã dẫn giống và gây trồng thử cây
mắc ca ở quy mô thương mại, nhưng do trồng bằng cây hạt nên không đạt hiệu quả kinh tế.
Từ năm 1936, Trạm thực nghiệm nông nghiệp này bắt đầu tuyển chọn ưu trội; từ 12.000 cá
thể đã chọn và đặt tên được cho 15 cây trội và nhân vô tính. Đến năm 1948 đã chính thức
đặt tên các dòng đầu tiên và đến năm 1954 đã đặt thành đề tài nghiên cứu, đánh giá một
cách hệ thống và khẳng định các dòng tuyển chọn, nghiên cứu kỹ thuật phối hợp dòng
nhằm tối ưu hoá hiệu quả thụ phấn, nghiên cứu kỹ thuật gây trồng, thu hái, bảo quản, chế
biến.
Năm 1956 bắt đầu phổ cập các dòng đã tuyển chọn và khuyến khích gây trồng trên quy mô
thương mại.
Đến nay tất cả các trang trại gây trồng mắc ca trên thế giới đều đã đi đến nhận định chung
là: nhân tố quyết định thành công của việc gây trồng mắc ca quy mô thương mại là giống,
phải dùng các dòng vô tính đã được tuyển chọn thích hợp với lập địa của mình mới mong
đạt được sản lượng và chất lượng cao.
Nhiều nước đã bắt tay vào tuyển chọn dòng ưu trội trên các trang trại của mình, nhưng hầu
hết đều dựa trên cơ sở các dòng đã được tuyển chọn của Hawaii và các dòng này phần lớn
đều được tuyển chọn từ loài mắc ca vỏ hạt láng (Macadamia integrifolia).
Tất cả các dòng do Hawaii tuyển chọn đều có phiên hiệu chung là HAES - chữ cái đầu
trong tên tiếng Anh của trạm thực nghiệm nông nghiệp Hawaii. Đây là phiên hiệu được đặt
ra khi sơ tuyển, mặc dù sau khi được công nhận và đặt tên mới, trong sản xuất và trong giao
dịch quốc tế người ta vẫn gọi theo thói quen cũ.
a. Khi tuyển chọn, ngoài sản lượng hạt, các chỉ tiêu dưới đây rất được coi trọng.
1) Tổng tỷ lệ nhân: Là tỷ lệ phần trăm của phần nhân so với tổng trọng lượng hạt được xác
định trong phòng thí nghiệm. Xét về tiềm năng, chỉ số này có thể đạt tới 45%.
2) Tỷ lệ nhân thương phẩm: Là tỷ lệ phần trăm giữa phần nhân so với tổng trọng lượng hạt
được bóc tách theo phương pháp chế biến đang áp dụng.
Trong cả 2 chỉ tiêu trên, hàm lượng nước tiêu chuẩn trong nhân là 1,5%.
3) Tỷ lệ nhân cấp 1: Là tỷ lệ phần trăm giữa phần nhân nổi trên mặt nước so với tổng số
nhân được đưa vào trắc định. Nhân cấp 1 có hàm lượng dầu tới 72% trở lên. Chỉ tiêu này
phản ánh chất lượng nhân và cả chất lượng bảo quản hạt. Bảo quản tốt tỷ lệ nhân cấp 1 có
thể đạt tới 90 - 95%.
4) Kích cỡ nhân: Nếu mỗi nhân đạt trọng lượng 2 - 3g thì được coi là lý tưởng.
19
5) Hình hài, mẫu mã: Yêu cầu kích cỡ đều, bóng, ít dập vỡ.
6) Sắc thái: Yêu cầu nhân phải có mầu trắng sữa đều nhau, sau khi sấy khô cũng không
thay đổi màu sắc. Sau khi xào qua dầu dừa phải có màu vàng sữa đều nhau.
7) Hình thái tán cây: Nhận xét chung là hình thái tán cây phát triển thẳng đứng sẽ cho sản
lượng trên đơn vị diện tích cao.
b. Dựa trên sản lượng và các chỉ tiêu chất lượng nói trên, Hawaii đã đưa ra các dòng
sau đây :
Keauhou - HAES 246 Kakea - HAES 508
Nuuan - HAES 336 Kohala - HAES 386
Pahou - HAES 428
Các năm sau lại đưa ra thêm các dòng sau đây :
IKaika - HAES 333 Wailua - HAES 475
Keaau - HAES 660 Kau - HAES 344
Mauka - HAES 471 Makai - HAES 800
Purvis - HAES 294 Pahala - HAES 788
Denison - HAES 790
Và một số dòng lai là Beaumont - HAES 695 và NSW 44 v.v...
Các dòng sau đây đã được tuyển chọn và gây trồng rộng rãi tại Hawaii
1) Keauhou (HAES 246)
Chọn ra vào năm 1936, đặt tên năm 1948.
Tán tròn, xoè rất rộng, chia cành rất nhiều và hơi uốn cong xuống đất, cành tương đối nhỏ
hoặc trung bình, đuôi lá ít nhọn và hơi cong lên, mép lá lượn sóng, răng cưa (gai lá) ở mức
trung bình, bản lá hay cong vặn.
Quả to, màu nâu. Rốn hạt to và hơi lồi, hạt có gân rộng hơi lõm thành rãnh và nhạt màu hơn
các phần khác của vỏ hạt. Hoa văn hình trứng tập trung nhiều quanh vùng rốn bằng phẳng.
Tại Hawaii, trọng lượng hạt bình quân khoảng 7,2 g; trong đó phần nhân được 2,8 g, tỷ lệ
nhân đạt 39%, tỷ lệ nhân quả loại 1 đạt 85% (so với hạt). Sản lượng cao, nhưng không đều
nhau giữa các vùng gây trồng. Tại Hawaii dòng này đặc biệt tốt tại đảo Kô-na, tại các đảo
khác thuộc quần đảo này thì tỷ lệ nhân cấp 1 không được ổn định. Nhưng tại Úc, dòng này
được coi là đáng tin cậy, theo dõi suốt 4 vụ liền dòng này đều có sản lượng cao hơn mức
bình quân của các dòng khác (sản lượng 36,5kg nhân/cây, tỷ lệ nhân 39,2%).
Theo dõi tại Trung Quốc đã cho thấy Keauhou (246) chín muộn hơn Hinder (giòng H 2 của
Úc), thời kỳ đầu sản lượng thấp nhưng từ 10 tuổi trở đi sản lượng vừa cao vừa ổn định,
nhưng chống chịu bão tương đối kém.
2) Kakea (508)
Tuyển chọn năm 1936, đặt tên năm 1948.
Tán lá tròn hẹp hoặc hình tháp nhọn, vỏ cây nhạt màu hơn các dòng khác của Hawaii, đuôi
lá hơi tròn, mép lá lượn sóng, ít răng cưa hoặc mép nguyên, có khi mép lá uốn cong. Cành
cứng, khoẻ, đốt cành ngắn, lá mọc tập trung dầy đặc ở đoạn đầu cành.
20
Kích cỡ quả trung bình, quả tròn, rốn hạt to vừa phải, đường gân vỏ hạt mầu nâu đỏ nhưng
không lõm thành rãnh.
Tại Hawaii trọng lượng hạt bình quân đạt 7 g, trọng lượng bình quân nhân đạt 2,5 g, tỷ lệ
nhân 36%, tỷ lệ nhân cấp 1 trên 90%.
Đây là dòng cao sản nhất và có giá trị gây trồng thương mại tốt nhất ở quần đảo Hawaii .
Dòng này khá phù hợp với các vùng lạnh, trồng tại bán đảo Lôi Châu, Quảng Đông (Trung
Quốc) sản lượng không cao và chịu bão kém.
3) Ikaika (333)
Tuyển chọn năm 1936, đặt tên năm 1952. Tán lá tròn màu xanh đậm, lá to, đôi khi có một
số lá già rất to (25cm x 8cm) đuôi lá hơi vuông và cong vặn, mép lá lượn sóng rất mạnh,
nhiều gai (răng cưa sắc).
Quả màu đỏ nâu đậm và hơi có chút hoa văn, gân trên vỏ hạt không rõ. Tại Hawaii trọng
lượng hạt bình quân đạt 6,5 g, trọng lượng nhân bình quân đạt 2,2 g, tỷ lệ nhân 36%, nhân
cấp 1 đạt 90%.
Dòng này sức sống mạnh mẽ, chống chịu tốt, đặc biệt là chịu lạnh và chịu bão tốt.
4.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc.
Tại Việt Nam, các giống OC, H2, 508 rất phù hợp với điều kiện sinh thái Tây Nguyên,
giống OC phù hợp nhất, những giống này có năng suất cao, hạt lớn, ít sâu bệnh, tán cây cân
đối vững chắc, có thể trồng xen với các loại cây trồng khác.
4.2.1. Phương pháp nhân giống:
Có 3 phương pháp là: trồng từ hạt (thực sinh). Cắt cành giâm hom. Trồng cây ghép mầm
ngọn trên gốc thực sinh. Qua thực tế cho thấy cây ghép cho năng suất cao hơn hẳn cây thực
sinh.
a. Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp ghép trên gốc ghép ươm từ hạt.
- Kỹ thuật gieo ươm và tạo cây gốc ghép: Hạt chọn làm cây gốc ghép phải lấy từ những cây
mẹ tốt, trọng lượng hạt trung bình được (khoảng 6g/hạt). Loại bỏ những hạt đen, hạt có sâu
đục lỗ, có vết nứt và những hạt nổi.
Xử lý hạt bằng cách ngâm hạt trong nước lạnh từ 48 - 72 giờ, khi thấy có một số hạt nứt ra
là được, mỗi ngày rửa chua 2 lần vào buổi trưa và tối (mỗi lần rửa 2 lần nước). Sau khi
ngâm xong, rửa sạch, vớt ra để ráo nước và xử lý hạt qua thuốc nấm, sau đó gieo vào luống.
- Gieo hạt: Luống gieo hạt nên được xây thành xung quanh cao khoảng 25-30 cm. Bên
trong luống phủ lớp cát sạch, dày khoảng 20 cm. Gieo bằng cách rải đều hạt trên bề mặt
luống, hoặc gieo thành hàng, sao cho hạt cách hạt 2 cm. Phủ lên hạt một lớp cát, có độ dày
khoảng 1 - 2 cm. Mỗi mét vuông luống gieo khoảng 5 - 7 kg hạt. Sau khi gieo xong rải
thêm thuốc chống kiến trên mặt luống.
- Chăm sóc: Tưới nước giữ ẩm mỗi ngày 1 lần, dùng lưới sắt phủ trên mặt luống nhằm ngăn
chặn sóc và chuột phá hoại. Thường xuyên kiểm tra kiến trong luống gieo.
Ở điều kiện 30 - 35 0C, sau khi gieo 3 - 4 tuần hạt bắt đầu nảy mầm. Thời gian để lô hạt nảy
mầm hết có thể kéo dài 3 - 4 tháng.
- Trồng và chăm sóc gốc ghép: Khi cây con có 2 lá thật, bứng cây cắm vào bầu có kích
thước 17x27 cm màu đen, có 8 - 10 lỗ thoát nước. Giá thể trồng cây gồm có 75% đất mặt +
21
20% phân chuồng hoai + 5% vỏ trấu hun. Tưới nước giữ ẩm đều đặn, nhổ cỏ, phun phân
bón lá cho cây khi thấy cần thiết. Định kỳ phân loại cây con, kết hợp tỉa cành, phá váng
khoảng 2 - 3 tháng 1 lần. Để giảm ánh nắng trực xạ mặt trên của vườn ươm nên che một lớp
lưới màu đen.
- Tiêu chuẩn cây con gốc ghép: Cây con sau khi cắm vào bầu 8 - 10 tháng có thể ghép
được, tuổi cây gốc ghép từ 8 - 12 tháng là thích hợp nhất. Khi đó đường kính từ 0,7 - 1 cm;
cao cây: 40 – 50 cm; có 6 - 8 tầng lá.
b. Kỹ thuật ghép và chăm sóc cây ghép trong vườn ươm
- Chuẩn bị chồi ghép: Chồi ghép có thể là chồi ngọn hoặc là đoạn cành của cây giống tốt.
Trước khi cắt chồi về để ghép thì cần phải tiến hành khoanh vỏ ở những cành cần lấy chồi
trước 4 - 6 tuần. Sau khi cắt chồi dùng dao cắt bỏ hết cuống lá và tốt nhất nên ghép ngay.
Nếu phải mang chồi đi xa thì bảo quản lạnh trong thùng xốp, thời gian bảo quản không nên
quá 2 ngày.
- Tiêu chuẩn chồi ghép: Chồi có màu trắng tro, các nách lá bắt đầu bật mầm, đường kính
chồi ghép từ 0,5 - 0,7 cm, chiều dài chồi ghép từ 7 – 10 cm, có từ 2 - 3 mầm tốt, chồi không
có biểu hiện sâu bệnh.
- Phương pháp ghép: Có thể áp dụng phương pháp ghép áp và ghép nêm nối ngọn.
+ Phương pháp ghép nêm nối ngọn và quấn kín chồi ghép bằng dây nylon mềm.
Dùng dao hoặc kéo cắt cành cắt bỏ phần trên ngọn của cây gốc ghép, chừa đoạn gốc cách
mặt bầu 20 - 25 cm, chọn vị trí cắt ngọn gốc ghép tại vị trí ngay sát bên dưới vòng lá.
Dùng dao ghép chẻ dọc giữa thân gốc ghép một đoạn 2 - 2,5 cm, chồi ghép được cắt vát hai
phía thành hình nêm có độ dài bằng độ dài vết cắt dọc trên gốc ghép 2 - 2,5 cm. Yêu cầu vết
vát của chồi ghép phải phẳng, láng và cân đối 2 bên.
Đưa chồi ghép đã vát vào vết cắt trên gốc ghép sao cho hai bên vỏ của chồi và gốc ghép
tiếp xúc tốt với nhau. Trường hợp nếu đường kính chồi ghép và gốc ghép không bằng nhau
thì để một bên vỏ của chồi ghép và gốc ghép liền khớp với nhau. Dùng dây PE tự hủy quấn
chặt từ dưới lên và bịt kín chồi ghép.
+ Phương pháp ghép áp và quấn kín chồi ghép bằng dây nylon mềm
Dùng dao hoặc kéo cắt cành cắt bỏ phần trên ngọn của cây gốc ghép, chừa đoạn gốc cách
mặt bầu 20 – 25 cm, chọn vị trí cắt ngọn gốc ghép tại vị trí ngay sát bên dưới vòng lá .
Dùng dao ghép vát phần thân gốc ghép một đoạn 2 - 2,5 cm. Chồi ghép được cắt vát một
bên có độ dài bằng độ dài vết vát trên gốc ghép (2 - 2,5 cm). Yêu cầu vết vát của chồi ghép
phải phẳng, láng và cân đối.
Áp mặt vát của chồi ghép và gốc ghép vào nhau sao cho hai bên vỏ của chồi và gốc ghép
tiếp xúc tốt. Nếu đường kính chồi ghép và gốc ghép không bằng nhau thì để một bên vỏ của
chồi ghép và gốc ghép liền khớp với nhau. Dùng dây PE tự hủy quấn chặt từ dưới lên và bịt
kín chồi ghép.
- Thời vụ ghép: Tháng 1-2 để có cây trồng vào tháng 6-7, không ghép vào lúc đang mưa,
nước thấm vào vết ghép làm cho cây ghép dễ bị chết.
- Chăm sóc cây ghép: Sau khi ghép cần tưới nước đầy đủ, thường xuyên bẻ chồi vượt mọc
từ nách lá của gốc ghép, phun thuốc sâu bệnh định kỳ. Sau 4-6 tuần chồi ghép bung chồi
mới và sau 2-3 tháng nữa thì có thể đưa cây đi trồng. Nếu chồi ghép phát triển mạnh dây
22
chưa kịp tự hủy thì dùng dao rạch đứt dây ghép. Trường hợp chồi ghép lên rất nhiều mầm,
cần tỉa chồi ngay trong vườn ươm chỉ giữ lại 1 chồi khoẻ nhất, định kỳ 1-1,5 tháng phun
phân bón lá cho cây.
- Tiêu chuẩn cây mắc ca ghép đạt chất lượng: Chiều cao phần ngọn tính từ vết ghép > 25
cm; chiều cao cây ghép tính từ mặt bầu đất > 45 cm, cây sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh,
có từ 3 tầng lá trở lên.
4.2.2. Thời vụ trồng:
Tại Lâm Đồng thời vụ trồng thích hợp từ 15/5 đến 15/8.
4.2.3. Đất trồng:
Vùng đất thoát nước tốt, hố đào kích thước 50x50x50cm đào hố rộng 80x80x80cm càng tốt,
đào lên để đất mặt riêng.
4.2.4. Trồng và chăm sóc:
Mật độ, khoảng cách tùy theo điều kiện đất, phương thức trồng (thuần hay xen) và đặc điểm
từng giống có thể trồng với mật độ, khoảng cách sau: 833 cây/ha: khoảng cách 3 x 4m (sau
10 năm tiến hành tỉa thưa thành 4 x 6m); 400 cây/ha: khoảng cách 5 x 5m; 313 cây/ha:
khoảng cách 4 x 8m; 286 cây/ha: khoảng cách 5 x 7m; 250 cây/ha: khoảng cách 5 x 8m
(phù hợp với dòng OC); 250 cây/ha: khoảng cách 5 x 8m; 220 cây/ha: khoảng cách 5 x 9m;
200 cây/ha: khoảng cách 5 x 10m.
- Cách trồng:
Trước khi trồng 20 ngày trộn đều lớp đất mặt với 15 kg phân chuồng hoai, 0,5 kg phân lân
nung chảy rồi lấp đất xuống hố.
Khi trồng phải trộn đất và phân trong hố một lần nữa, sau đó cuốc một hố nhỏ sâu 25-30
cm, rộng 15-20 cm ở chính giữa hố đã được lấp trước đó. Dùng dao sạch rạch dọc túi bầu,
bóc túi nhẹ nhàng, kiểm tra bộ rễ, nếu rễ trụ bị cong, xoắn đuôi rễ thì phải cắt tỉa đoạn rễ
cong dưới đáy bầu, trồng nhẹ nhàng tránh làm vỡ bầu đất. Lấp đất, tưới nước và tủ cỏ khô
giữ ẩm cho gốc.
Chú ý: Trồng bằng mặt hố, không nên trồng âm làm cây dễ bị úng. Trồng xong cắm 1 cọc
chéo 60o so với mặt đất và buộc cố định dây.
Trồng dặm kịp thời những cây bị chết, cây yếu, trồng dặm vào đầu mùa mưa. Khi trồng dặm
chỉ cần móc đất và trồng lại trên hố cũ. Cây giống trồng dặm cũng phải chọn cây tốt đủ tiêu
chuẩn.
- Làm cỏ, tưới nước, các kỹ thuật chăm sóc khác:
+ Làm cỏ theo băng hoặc theo gốc, 3-5 lần trong năm tùy theo vùng và thực bì; vun gốc cho
cây 1-2 lần/năm. Giai đoạn đầu của thời kỳ kiến thiết cơ bản (1-5 năm đầu sau trồng mới)
có thể trồng xen các loại cây ngắn ngày trong vườn mắc ca, góp phần tăng thu nhập và đồng
thời chăm sóc tốt cho vườn cây.
+ Cắt tỉa cành: Biện pháp kỹ thuật cắt tỉa cành giúp cây phát triển cân đối, tán đều, đậu quả
nhiều, ít bị gãy cành và hạn chế sâu bệnh.
+ Đối với cây thực sinh: 8 tháng sau khi trồng tiến hành bấm ngọn thân chính cách mặt đất
60-80 cm để cây phát sinh cành cấp 1. Sau khi cây phát sinh cành cấp 1 để lại 3 chồi ở 3
hướng khác nhau trên thân cây nhằm tạo cho cây có bộ tán cân đối. Tiến hành bấm ngọn
23
trên cành cấp 1 ở vị trí cách thân chính 70-80 cm để cây phát sinh cành cấp 2, tùy theo khả
năng phát triển của tán trên từng cây mà có thể bấm ngọn lần 3 với cách tương tự như trên.
+ Đối với cây ghép và cây giâm hom: Thường phân cành thấp hơn so với cây thực sinh,
trường hợp cây ghép phân cành cao trên 1m so với mặt đất thì cũng nên cắt ngọn, thao tác
cũng giống như cây thực sinh, đồng thời loại bỏ tất cả chồi vượt dưới vết ghép.
Khi cây vào thời kỳ kinh doanh cắt tỉa những cành sát mặt đất dưới 60 cm, những cành bị
sâu bệnh hại, những cành lệch tán, những cành mọc chồng chéo, đan xen nhau. Nếu tán cây
không quá dày, không nên cắt tỉa những cành nhỏ bên trong tán vì đây là những cành cho
quả.
Tùy thuộc từng cây mà cắt tỉa. Với những giống có ưu thế sinh trưởng ngọn, tán hẹp thì cần bấm
ngọn để xúc tiến phân cành, sau đó chọn những cành khỏe, tỉa những cành yếu, tỉa những cành có
góc phân cành hẹp. Với những giống không có ưu thế sinh trưởng ngọn thì không cần cắt ngọn
của cành chính, chỉ cần cắt những cành sinh trưởng kém, góc nhỏ, tạo thế lệch tán.
+ Tưới nước: Cây mắc ca chịu hạn tốt, song để đảm bảo tỷ lệ đậu trái và hạn chế rụng trái
non cần tưới nước chống hạn vào mùa khô hoặc thời kỳ khô hạn kéo dài. Lượng tưới
khoảng 30l/gốc/lần tưới.
4.2.5. Phân bón và cách bón:
Phân chuồng hoai được bón định kỳ 2-3 năm một lần với lượng 20-30 kg/gốc. Nếu không
có phân chuồng có thể bổ sung các nguồn phân hữu cơ khác.
Phân chuồng và các loại phân hữu cơ bón theo rãnh vào đầu hay giữa mùa mưa, rãnh đào
một phía dọc theo thành bồn, rộng 15-20 cm, sâu 20-25 cm, đưa phân xuống rãnh, lấp đất.
Các năm sau rãnh đào về phía khác.
Bón phân vô cơ:
Lần bón
Ngày sau trồng
Lượng phân (gr/gốc)
Urê
NPK 20:20:15
1
20
10
15
2
40
10
15
3
60
10
15
4
80
10
15
* Thời kỳ kiến thiết cơ bản:
Tuổi cây
Nguyên chất (Kg)
Ghi chú
N
P2O5
K2 O
Năm 1
20
20
15
Chia làm 2 lần bón
Năm 2
60
60
45
Chia làm 4 lần bón
Năm 3
100
100
75
Chia làm 4 lần bón
* Thời kỳ kinh doanh: Từ năm thứ 4 trở đi cây đã cho trái, từ năm thứ 8 năng suất ổn định,
do đó lượng phân bón cũng tăng theo năng suất.
24
Tuổi cây
Nguyên chất (Kg)
Ghi chú
N
P2O5
K2 O
Năm thứ 4 - năm thứ 8
200
200
150
Chia làm 4 lần
bón
Năm thứ 8 trở đi
400
400
300
Chia làm 4 lần
bón
V. SÂU BỆNH HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Cây mắc ca chủ yếu có một số bệnh thường gặp sau:
1) Bệnh thối hoa:
- Triệu chứng: Đầu tiên xuất hiện một số đốm màu vàng tối trên đài hoa, sau đó cả hoa bị
khô héo, hoa bị khô rồi rụng. trong điều kiện mưa ẩm những hoa bị nhiễm bệnh biến sang
mầu nâu xám đến màu đen.
- Cách phòng trị: Không nên trồng cây quá dày. Cây chớm bị bệnh phun thuốc có hoạt chất
Benomyl, Carbendazim, Thiophanate-methyl,… nếu phun chậm thì không có tác dụng.
2) Bệnh vỏ quả có nốt:
- Triệu chứng: Đầu tiên xuất hiện nốt màu vàng nhạt trên vỏ quả, dần biến thành màu vàng
đậm rồi màu nâu lan rộng từ 5-15 mm. Khi khuẩn xâm nhập vào phía trong của vỏ nó
chuyển sang màu nâu đen.
- Cách phòng trị: Phun Cupric Hydroxide Cu(OH)2 77% pha loãng 300 – 800 lần phun lên
toàn bộ quả hoặc cục bộ lô bị bệnh, mỗ tháng 1 lần, trong ba tháng liền.
3) Bệnh nấm hại thân cây:
- Triệu chứng: Bệnh hại chủ yếu thân cây và cành cây, do hai loại nấm dịch mao khuẩn và
hai bào khuẩn mao sắc. Bệnh thường lây lan do tác động cơ giới lan truyền vào vết thương
thân cây. Khi đã nhiễm bệnh thì lá, cành bị chết khô và dần cây cũng bị chết.
Vì vậy, việc kiểm tra thường xuyên vườn cây cần được nghiêm túc thực hiện để sớm phát
hiện bệnh lý. Khi thấy vết chảy nhựa trên thân cây thì dùng dao cạo hết phần vỏ bị thối sau
đó dùng hóa chất như Ridomil Gold 68WP, Ridomil Mz 72WP… hòa nước liều lượng 30 50 gam/ lít quét nhiều lần lên vết bệnh; có thể dùng các loại hóa chất này tưới xung quanh
gốc cây bị bệnh với liều lượng 30 - 50 gam/10 lít nước… nếu có điều kiện nên sử dụng biện
pháp tiêm trực tiếp thuốc AgriFos 400 (liều lượng 20 ml thuốc + 20 ml nước/1 lần tiêm)
vào thân cây bằng dụng cụ tiêm chuyên dụng. Ngoài ra có thể dùng loại nấm Trichoderma
(liều lượng: 1 kg trộn với 40 kg phân chuồng) là loại nấm đối kháng với nấm Phytophthora
(nấm gây bệnh xì mủ thối gốc ) rãi vào đất dưới tán cây.
4) Côn trùng:
Khi cây ra hoa hoặc chồi non thường bị kiến và một số loài côn trùng như bọ xít tấn công.
Cần phun phòng định kỳ, không nên phun thuốc lúc cây ra hoa. Giai đoạn cây ra trái non,
côn trùng thường chích hút quả non làm quả bị những nốt thâm gây rụng quả.
Nên đặt bẫy côn trùng có bán sẵn trên thị trường. Chỉ sử dụng các chất hóa học phun lên
cây khi bệnh dịch vượt ngoài tầm kiểm soát với quy mô lớn .
25