Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu đề xuất một số sinh kế nhằm hỗ trợ cộng đồng tham gia quản lý rừng phòng hộ tại xã lương bằng, chợ đồn, bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MA THỊ NGỌC ÁNH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NGUỒN SINH
KẾ HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG THAM GIA QUẢN LÝ
RỪNG PHÒNG HỘ TẠI XÃ LƢƠNG BẰNG,
HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MA THỊ NGỌC ÁNH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NGUỒN SINH
KẾ HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG THAM GIA QUẢN LÝ
RỪNG PHÒNG HỘ TẠI XÃ LƢƠNG BẰNG,
HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC LÂM NGHIỆP


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lý Văn Trọng

Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi,
công trình được thực hiện trong thời gian từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 9 năm
2015. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung
thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác nếu có gì sai tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, 2015
Tác giả

Ma Thị Ngọc Ánh


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
theo chương trình đào tạo cao học chuyên ngành Lâm học khóa 21 (2014 - 2015).
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tác giả đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên các bạn bè đồng nghiệp và các cán bộ địa phương nơi tác giả thực
hiện nghiên cứu. Nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ hiệu
quả đó.

Trước tiên, tác giả xin đặc biệt cảm ơn thầy TS. Lý Văn Trọng hướng dẫn
khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ thuộc Hạt kiểm lâm huyện Chợ Đồn,
UBND và người dân xã Lương Bằng đã hết mực giúp đỡ tác giả trong quá trình
nghiên cứu.Tôi cũng xin cam đoan số liệu thu thập, kết quả nghiên cứu là trung thực
và được trích dẫn rõ ràng.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, 2015
Tác giả

Ma Thị Ngọc Ánh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
2. Mục tiêu ....................................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................3
3.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................3
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn..........................................................................................3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...............................................................4
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu...............................................................................4
1.1.1. Tình hình quản lý, bảo vệ và nghiên cứu về sinh kế từ rừng trên thế giới .......4
1.1.1.1. Tình hình quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng trên thế giới ...............................4
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu về nguồn sinh kế từ rừng trên thế giới ........................8
1.1.2. Tình hình quản lý, bảo vệ và nghiên cứu về sinh kế từ rừng ở Việt Nam ......11
1.1.2.1. Tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam............................11
1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu về sinh kế cho người vùng núi sống gần rừng ở Việt Nam
.....................................................................................................................................16
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ......................................................................26
1.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ............................................................................26
1.2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích địa hình, địa chất.......................................26
1.2.1.2. Đặc điểm, khí hậu, thủy văn .........................................................................26


iv

1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................28
1.2.2.1. Sản xuất nông, lâm nghiệp: ...........................................................................28
1.2.2.2. Lĩnh vực văn hoá - xã hội .............................................................................30
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................33
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................33
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................33
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................33
2.2. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................33
2.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................33
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................................33
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu tham vấn hiện trường ............................................34
2.3.3. Phương pháp phân tích đánh giá ......................................................................35
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................38

3.1. Thực trạng rừng và công tác quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ tại xã Lương Bằng,
huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ...................................................................................38
3.1.1. Hiện Trạng rừng và đất lâm nghiệp tại xã Lương Bằng ..................................38
3.1.2. Tình hình giao khoán, quản lý sử dụng rừng và đất lâm nghiệp cho các thành
phần kinh tế ................................................................................................................40
3.1.2.1. Tình hình giao khoán đất lâm nghiệp chung của xã Lương bằng ................40
3.1.2.2. Tình hình giao khoán đất rừng phòng hộ của xã Lương bằng .....................41
3.1.2.3. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
ở xã Lương Bằng, huyện Chợ đồn, tỉnh Bắc Kạn......................................................44
3.2. Hiện trạng khả năng kinh tế và các nguồn sinh kế của cộng Đồng tại Bản Đó, xã
Lương Bằng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn .............................................................45
3.2.1. Khả năng về kinh tế của các hộ điều tra tại Bản Đó, xã Lương Bằng ............45
3.2.2. Các nguồn thu từ rừng phòng hộ tại thôn Bản Đó, xã Lương Bằng ...............46
3.2.2.1. Nguồn thu từ rừng phòng hộ của các hộ điều tra .........................................46
3.2.2.2. Hiện trạng hưởng lợi từ rừng phòng của người dân nhận khoán .................47


v

3.2.2.3. Tổng hợp các ý kiến của người dân địa phương về việc hưởng lợi từ quản lý
bảo vệ rừng phòng hộ .................................................................................................48
3.3. Đề xuất một số nguồn sinh kế phù hợp giúp người dân cải thiện và phát triển
đời sống kinh tế tại địa bàn nghiên cứu .....................................................................48
3.3.1. Đề xuất hưởng lợi ích về công tác nhận khoán rừng phòng hộ ......................49
3.3.2. Khai thác tận dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ .....................................................50
3.3.3. Đề xuất trồng và phát triển một số loài cây LSNG, dược liệu, cây ăn quả
dưới tán để tăng thu nhập cho người dân ...............................................................50
3.3.3.1. Thực trạng gây trồng các loài cây LSNG tại khu vực nghiên cứu ...............51
3.3.3.2. Xác định cơ cấu cây trồng LSNG có giá trị và tiềm năng phát triển tại khu
vực nghiên cứu ...........................................................................................................53

3.3.3.3. Tình hình khai thác, sử dụng và thị trường tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ ở một
số thôn trên địa bàn nghiên cứu .................................................................................55
3.3.3.4. Thị trường tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ ở một số thôn trên địa bàn nghiên cứu
.....................................................................................................................................56
3.4. Đề xuất giải pháp thực hiện một cách hiệu quả giúp người dân bảo vệ và phát
triền rừng phòng hộ bền vững ....................................................................................58
3.4.1. Một số tồn tại, hạn chế, yếu kém về quản lý sử dụng rừng ở xã Lương Bằng,
huyện Chợ Đồn ...........................................................................................................58
3.4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
.....................................................................................................................................60
3.4.2.1. Các giải pháp chung ......................................................................................60
3.4.3. Đề xuất những giải pháp để phát triển LSNG có giá trị, có tiềm năng hỗ trợ
cho sinh kế cộng đồng tại thôn bản đó .......................................................................61
3.4.3.1. Giải pháp về chính sách ................................................................................61
3.4.3.2. Giải pháp về kỹ thuật ....................................................................................62
3.4.3.3. Giải pháp thực hiện và quản lý .....................................................................63
3.4.4. Giải pháp về khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ ...............................................63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................65


vi

1. Kết luận...................................................................................................................65
2. Kiến nghị ................................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................
I. Tài liệu tiếng Việt .......................................................................................................
II. Tài liệu tiếng Anh ......................................................................................................
PHỤ LỤC .......................................................................................................................



vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CIFOR

: Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp

PRA

: Đánh giá nông thôn có sự tham gia

LN

: Lâm nghiệp

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

LSNG

: Lâm sản ngoài gỗ

UBND

: Ủy ban nhân dân

KNL

: Khuyến nông lâm


KL

: Khuyến lâm

GĐGR

: Giao đất giao rừng

LNXH

: Lâm nghiệp xã hội

HTX

: Hợp tác xã

LTQD

: Lâm trường quốc doanh

BQL

: Ban quản lý

RSX

: Rừng sản xuất

RPH


: Rừng phòng hộ

RDD

: Rừng đặc dụng

PDT

: Phát triển công nghệ có sự tham gia

VQG

: Vườn quốc gia

ĐDSH

: Đa dạng sinh học


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Diễn biến diện tích rừng toàn quốc qua các thời kỳ .................................15
Bảng 3.1. Hiện trạng rừng và đất rừng của xã Lương Bằng .....................................38
Bảng 3.2. Diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử dụng xã
Lương Bằng .................................................................................................39
Bảng 3.3. Rừng và đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý của xã Lương Bằng .......40
Bảng 3.4. Đất lâm nghiệp (có RPH)) do 30 hộ có diện tích RPH lớn nhất tại thôn

Bản Đó, xã Lương Bằng nhận khoán ..........................................................42
Bảng 3.5. Đánh giá kinh tế của 30 hộ tham gia phỏng vấn ..................................45
Bảng 3.6. Nguồn thu (bằng tiền mặt) từ giữ RPH của 30 hộ được phỏng vấn tại thôn
Bản Đó, xã Lương Bằng ..............................................................................46
Bảng 3.7. Số hộ được hưởng lợi ích từ rừng phòng hộ đem lại trong 30 hộ điều tra.......47
Bảng 3.8. Các ý kiến đề xuất về nhận khoán RPH từ 30 hộ tại Bản Đó ...................49
Bảng 3.9. Các loài cây LSNG giá trị kinh tế được thường sử dụng làm thực phẩm có
phân bố tự nhiên tại khu vực nghiên cứu ....................................................52
Bảng 3.10. Các loài cây LSNG giá trị kinh tế thường sử dụng làm thực phẩm đang
được gây trồng tại khu vực nghiên cứu.......................................................53
Bảng 3.11 Xếp hạng ưu tiên cơ cấu cây trồng LSNG dùng làm thực phẩm, dược liệu
của thôn bản đó do người dân đề xuất ........................................................54


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Cơ cấu diện tích 3 loại rừng năm 2002 và 2011........................................13
Hình 1.2. Sơ đồ khái quát hóa các chính sách hưởng lợi từ rừng phòng hộ áp dụng
cho đối tượng là hộ gia đình và cộng đồng...................................................25
Hình 2.1: Phương pháp nghiên cứu tham vấn và kiểm tra chéo thông tin ............35
Hình 3.1: Ảnh rừng phòng hộ ở Bản Đó, xã Lương Bằng ........................................43
Hình 3.2: Phỏng vấn theo Bảng hỏi tại thôn bản đó ..................................................54
Hình 3.3: Rau bò khai.................................................................................................57
Hình 3.4: Rau gai ........................................................................................................57


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế rừng đang dần khẳng định được vai trò và thế mạnh trong đời sống
của người dân, đặc biệt là người dân vùng núi, sống phụ thuộc vào rừng. Tuy nhiên,
để họ thêm gắn bó, sống và làm giàu từ nghề rừng, cần có chính sách kinh tế-xã hội,
giải pháp khoa học hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ hơn nữa, đảm bảo người nông dân
không chỉ là chủ rừng mà còn làm giàu và gắn bó lâu dài, bền vững với lâm nghiệp.
Rừng phòng hộ được quy hoạch và lập kế hoạch quản lý sử dụng nhằm giữ
được vai trò, chức năng của rừng, đặc biệt ở vùng núi là chức năng giữ nước đầu nguồn
hoặc bảo vệ đất, điều tiết khí hậu, bảo vệ nơi sinh sống và hệ sinh thái nói chung, cũng
như việc hỗ trợ cải thiện sinh kế của người dân, cộng đồng nói riêng.
Tuy nhiên, trong thực tế, việc quy hoạch tại một số địa phương được thực
hiện theo các quy trình kỹ thuật lâm sinh thuần túy, thường là vĩ mô (theo cả xã),
trong khi ở cấp thôn bản, các thôn, các nhóm hộ có những truyền thống, văn hóa đa
dạng, trình độ, khả năng quản lý khác nhau và yêu cầu về tài nguyên rừng, nhất là
đất rừng khác nhau. Quá trình quy hoạch thường thiếu sự chi tiết vi mô cũng như
thiếu sự tham gia cần thiết của tất cả các bên liên quan và đặc biệt là sự tham vấn
đầy đủ các kiến thức, kinh nghiệm của người dân địa phương (nhất là cấp thôn bản),
chưa thực sự dựa trên nền tảng văn hóa, truyền thống, kiến thức bản địa và những
đặc thù cụ thể về tự nhiên, kinh tế-xã hội của địa phương.
Quá trình quy hoạch cũng chủ yếu tập trung vào chức năng của rừng hoặc
đất rừng mà ít quan tâm đến người dân sẽ sinh sống thế nào khi họ được giao trách
nhiệm quản lý rừng phòng hộ và đặc biệt là thiếu những đề xuất chi tiết về các sinh
kế dựa vào rừng kèm theo quy hoạch.
Ngoài ra, các cơ chế hưởng lợi từ rừng phòng hộ ở những địa phương khác
nhau nhưng đều áp dụng theo những chính sách, quy định duy nhất đang là những
bất cập. Vì vậy, việc quản lý sử dụng rừng và đất rừng chưa thật sự hiệu quả, bền
vững và sinh kế của các cộng đồng chưa có cơ hội được cải thiện. Đặc biệt, các hộ
dân, cộng đồng nghèo, đồng bào dân tộc ít người sống gần rừng và cuộc sống hàng
ngày của họ phụ thuộc nhiều vào rừng, với các quy định hiện nay có rất ít cơ hội



2

được cải thiện vì gần như chưa có nguồn lợi khả dĩ nào mà họ được thực sự tiếp cận,
chưa có những phương án cũng như hỗ trợ sinh kế để họ có thể bảo vệ và phát triển
tài nguyên rừng được giao khoán.
Lương Bằng là một xã miền núi nằm ở phía Nam huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn,
có tổng diện tích đất được quy hoạch là đất rừng phòng hộ 1.085,9 ha, có vai trò rất
quan trọng trong việc giữ gìn vùng đầu nguồn đảm bảo cung cấp nước cho sinh hoạt
và sản xuất của xã và các vùng lân cận. Khu rừng phòng hộ quan trọng này có liên
quan trực tiếp đến 2 thôn chủ yếu đó là: thôn Búc Duộng và thôn Bản Đó, gồm tổng
cộng 80 hộ, trong đó nhiều hộ nghèo và là người dân tộc Dao, Tày. Những hộ dân,
cộng đồng này từ lâu đã tuân thủ các quy định về quản lý sử dụng rừng phòng hộ,
do hạt Kiểm lâm và UBND xã chỉ đạo thực hiện.
Tuy nhiên, do còn có những bất cập từ quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp và
chưa có kế hoạch để phát triển những sinh kế dựa vào rừng phù hợp, cũng như cơ
chế hưởng lợi từ rừng phòng hộ chưa thỏa đáng, nên đời sống của người dân ở các
thôn bản xã Lương Bằng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, đòi hỏi những thay đổi phù
hợp về chính sách của Nhà nước, địa phương và đặc biệt là những vấn đề liên quan
đến cơ chế hưởng lợi từ rừng phòng hộ, cũng như kế hoạch phát triển sinh kế thiết
thực, phù hợp.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu đề xuất một số sinh kế nhằm hỗ trợ cộng đồng tham gia quản lý rừng phòng
hộ tại xã Lương Bằng, Chợ Đồn, Bắc Kạn”.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Dự trên cơ sở khoa học và thực tiễn của địa phương trong công tác quản
lý bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đề xuất một số nguồn sinh kế phù hợp
nâng cao lợi ích cho người dân và cộng đồng địa phương nhằm quản lý bảo vệ
và phát triển rừng phòng hộ bền vững.

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý bảo vệ và các nguồn thu từ rừng
và đất rừng tại xã Lương Bằng.


3

- Nghiên cứu đề xuất một số nguồn sinh kế cho cộng đồng địa phương
- Đề xuất một số giải pháp thực hiện hiệu quả nguồn sinh kế cho người dân
và quản lý bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ bền vững, hiệu quả hơn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Thực hiện nghiên cứu khoa học để đánh giá, phân tích thực tế quản lý sử
dụng tài nguyên rừng nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung;
- Đề xuất những nội dung cụ thể thiết thực đối với cộng đồng về quản lý bảo
vệ rừng, phát triển những sinh kế dựa vào rừng phù hợp, bền vững;
- Là tài liệu tham khảo cho các dự án liên quan đến bảo vệ phát triển rừng,
đặc biệt là rừng phòng hộ.
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở để thực hiện các hoạt động nâng cao sinh kế
của cộng đồng sống gần rừng, phụ thuộc vào rừng, đồng thời đảm bảo chức năng
của rừng phòng hộ;
- Nâng cao được vai trò và sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc
bảo vệ phát triển rừng một cách bền vững;
- Các nhà hoạch định chính sách có thể cần có cách tiếp cận thực tế hơn về
quản lý rừng phòng hộ, nhất là tại những nơi người dân còn có nhiều khó khăn
trong đời sống hàng ngày.


4


Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.1. Tình hình quản lý, bảo vệ và nghiên cứu về sinh kế từ rừng trên thế giới
1.1.1.1. Tình hình quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng trên thế giới
Theo đánh giá tài nguyên rừng do FAO thực hiện(FRA) diện tích rừng thế
giới hiện nay có khoảng gần 4 tỷ hecta, chiếm 30% tổng diện tích đất trên hành tinh.
Tuy nhiên, diện tích rừng đang tiếp tục suy giảm nghiêm trọng. Từ năm 2000 đến
2012, toàn thế giới đã mất đi 2,3 triệu km2 rừng, lớn hơn diện tích nước Mông Cổ.
Cũng trong thời gian đó đã hình thành 800.000 km2 rừng mới trồng [24].
Brazil đã thành công trong việc bảo vệ rừng. Trong khi từ 2003 đến 2004,
nước này đã phá khoảng 40.000 km2 rừng thì tới 2010 và 2011, mức độ triệt hạ rừng
đã giảm một nửa.
Tại Indonesia tỷ lệ rừng bị triệt hạ tăng. Từ 2011 đến 2012 đã biến mất gần
20.000 km2 rừng mưa nhiệt đới - tăng trên gấp đôi so với thời kỳ bắt đầu tiến hành
quan sát. Bất chấp một lệnh cấm của chính phủ ban hành năm 2011, những tháng
sau đó việc triệt hạ rừng đã diễn ra mạnh mẽ hơn.
Sự mất mát rừng ngày càng tăng còn diễn ra ở Malaysia, Paraguay, Bolivia,
Sambia và Angola.
32% diện tích rằng bị giảm trên toàn thế giới là rừng nhiệt đới.
Trong khoảng thời gian từ năm 2000-2012, ở vùng đông nam Mỹ đã khai
thác 31% diện tích rừng đồng thời song song là việc trồng lại rừng. Điều này phản
ánh việc thâm canh rừng ở Mỹ [25].
Diện tích rừng ở vùng ôn đới chỉ giảm nhẹ, ở đây cũng có nhiều diện tích
trồng mới rừng. Tại Đức trong khoảng thời gian từ năm 2000-2012, theo nghiên cứu
này, đã có 4.980 km2 rừng bị biến mất, trong khi diện tích trồng mới là 2585 km2.
- Trước đây trên toàn thế giới diện tích rừng có khảng 17,6 tỷ ha rừng, trung
bình mỗi năm diện tích rừng bị thu hẹp ước tính khoảng 11 triệu ha. Trong khi đó

diện tích rừng trồng mới vào khoảng 1,2 triệu ha. Điều đó cho ta thấy một thực


5

trạng đáng buồn là diện tích rừng mỗi năm bị mất đi trên thế giới là quá lớn, đó là
chưa kể tới sự DDSH của các loại rừng cùng vô số các loại động thực vật quý hiếm
cũng mất đi, gây thiệt hại vô cùng quan trọng đến môi trường, rất nhiều loại động
thực vật đã bị tuyệt chủng hoàn toàn, thậm chí một số loài chưa được giới khoa học
biết đến cũng đã biến mất. Chất lượng những khu rừng trồng không có được sự
DDSH như rừng tự nhiên, những loại rừng trồng này vừa hạn chế về số lượng lẫn
chất lượng rừng, mà diện tích rừng trồng mỗi năm chỉ bằng khoảng 1/10 diện tích
các khu rừng đã bị phá hủy [5].
- Ở châu Phi là một điểm nóng cho những vấn đề này, trong khoảng thời gian
từ 1976 đến năm 1980 đã bị mất đi tới 37 triệu ha rừng, châu Mỹ mất đi khoảng
18,4 triệu ha rừng và đặc biệt là khu vực châu Á Thái Bình Dương và thời gian đó
cũng mất đi tới 9 triệu ha rừng và rất nhiều các khu vực các nước khác cũng bị mất
rừng với con số không hề nhỏ. Với những số liệu trên có thể thấy việc phá rừng,
khai thác tài nguyên thiên nhiên rừng bừa bãi đã trở thành vấn nạn nghiêm trọng
của toàn thế giới, vấn đề này đã để lại hậu quả và thiệt hại nghiêm trọng và mọi mặt
trên các quốc gia trên thế giới
- Trong thế kỷ XX, thế giới đã diễn ra một cuộc cách mạng phát triển khoa
học kỹ thuật to lớn, cách mạng công nghiệp dân số tăng cao...vv..vv.... Đã làm cho
diện tích rừng ngày càng giảm nhanh, rất nhiều khu vực trước đây là những khu
rừng mà thậm chí là các khu rừng nguyên sinh chưa từng có con người đặt chân tới
thì đến nay đã bị phá hủy để nhường chỗ cho các nhà máy công nghiệp, các khu đô
thị thành phố, các trung tâm đô thị mua sắm.
- Theo số liệu thống kê đầy đủ của FAO , những năm cuối cùng của thế kỷ
XX, tình trạng phá hủy rừng đã diễn ra liên tục và thường xuyên so với trước đó,
những nơi mà rừng bị phá hủy nặng nề nhất thường là những nước đang phát triển,

các nước thuộc vùng nhiệt đới, chỉ riêng châu Á và châu Phi mỗi năm mất khoảng
từ 3 đến 3,6 triệu ha rừng, vào khoảng 0,6% đến 0,7% trong khi đó thì toàn thế giới
mất khoảng 3%. Theo Hongton (1983) thì 15% rừng trên thế giới đã bị biến mất
trong khoảng thời gian từ năm 1850 đến 1980. Theo FAO thì 15% các khu rừng
nhiệt đới đã bị phá hủy từ năm 1950, nhiều nhất là ở Trung Mỹ, (66%), tiếp theo là


6

Trung Phi (52%), Nam Phi là (37%) và Đông Nam Á là (38%). Rừng trên thế giới
đã giảm đi 70 triệu ha (2%) trong khoảng 1980 đến 1990. Vào những năm đầu thập
kỷ 80 (thế kỷ XX ) tốc độ mất rừng trên nhiệt đới là 11,4 triệu ha, trong đó khoảng
3/4 là rừng giàu, và 17 đến 20 triệu ha vào cuối thập kỷ 80. Tốc độ mất rừng trung
bình của thế giới là 1%/năm. Riêng khu vực Đông Nam Á trong thời gian từ 1980
đến 1990 thì diện tích rừng giảm đi khá mạnh và nhanh như Indonexia diện tích
rừng giảm tới 1.212 nghìn ha, Thái Lan là 515 nghìn ha, Malaisia diện tích rừng
giảm 396 nghìn ha, Philippie là 316 nghìn ha, Việt Nam là 139 nghìn ha và Lào là
129 nghìn ha .
- Phần lớn diện tích rừng trên thế giới bị mất đi là do chuyển đổi mục đích sử
dụng phần lớn vào nông nghiệp. Nguyên nhân chính là do dân số tăng nhanh, du
canh, nhu cầu sử dụng củi đốt, chăn thả gia súc quá mức. v.v....[24].
- Ở Ấn Độ: Nước này có mật độ dân số rất đông vì vậy các chính sách lâm
nghiệp đã sớm được thông qua vào năm 1998, đó là coi trọng và nâng cao các nhu
cầu thiết yếu cơ bản của những người dân sinh sống gần kề với rừng như thức ăn
chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhu cầu gỗ và đất đai để làm nhà, các loại chất
đốt...vv..vv.... và cả vai trò, nghĩa vụ của họ trong việc giữ gìn và bảo tồn các loại
TNR. Luật đất đai đã tạo ra điều kiện thuật lợi cho các cá nhân và cộng đồng trồng
cây phân tán, trồng rừng tập chung và quản lý bảo vệ nguồn TNR hiện có, nhất là
những người thổ dân có truyền thống và tập tục lâu đời. Với những vấn đề như trên
thì Ấn Độ đã hình thành lên hai hình thức QLBVR chủ yếu, điển hình đó là rừng

cộng quản (JFM ) và rừng cộng quản có sự tham gia (JPFM ).
- Ở Nepal: Chính phủ nước này đã cho phép chuyển giao một số diện tích
đáng kể của các khu vực rừng cộng đồng ở vùng trung du cho các cộng đồng thông
qua sử dụng Panchayats (tổ chức chính quyền ở cấp cơ sở ) để quản lý rừng. Chính
phủ đã yêu cầu tổ chức Panchayats thành lập một ủy ban chuyên môn về rừng và
quản lý các khu rừng ở địa phương theo kế hoạch đã thỏa thuận.
- Ở Philippin: Chính phủ đã áp dụng những chương trình lâm nghiệp xã hội
tổng hợp, qua đó chính phủ giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các cá nhân, các
tổ chức, cộng đồng địa phương với thời hạn từ 20 đến 50 năm để thiết lập rừng cộng


7

đồng và giao cho nhóm quản lý. Các đối tượng này sau khi được giao đất thì phải có
trách nhiệm trồng rừng theo kế hoạch đã được đề ra. Ví dụ như nếu được giao
khoảng 300 ha thì trong một năm đầu tiên phải trồng được từ 40% diện tích trở lên,
năm thứ 2 phải trồng được từ 70% diện tích trở lên, và sau 7 năm phải hoàn thành
nhiệm vụ trồng rừng trên toàn diện tích được giao.
- Ở Gana, tại quốc gia này công tác QLBVR diễn ra được xuông sẻ và công
bằng hơn, có một cơ chế khá cân bằng giữa khuyến khích lợi ích vật chất và quy
luật cung cầu hài hòa giữa quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai đối tượng chính trong
công tác QLBVR đó là người sử dụng và người quản lý TNR, đã được tiến hành
đưa vào thử nghiệm. Cơ chế này đã khuyến khích việc quản lý TNR hướng tới sự
bền vững về sinh học và sự công bằng tích cực về xã hội và hiệu quả cao về mặt
kinh tế. Cơ chế rừng cộng quản đã được thực hiện đến cấp huyện chính quyền.
Những sự ưu đãi và khuyến khích về mặt chính sách có thể sử dụng hiệu quả để
tăng cường hiệu lực cho việc hỗ trợ cho sự hài hòa và đảm bảo cho sự công bằng
cùng với quyền lợi và trách nhiệm, nghĩa vụ cho những nhóm sử dụng trong hệ
thống quả lý sinh học, đặc biệt là các địa phương, các loài nhất định.
- Ở Thái Lan: Những nghiên cứu đánh giá thực tế của các sinh viên và giáo

viên ở các trường đại học lớn như trường đại học Kasetsat, trường đại học
Chulalongkorn...vv....đã làm sáng tỏ sự quan tâm, ưu ái của chính phủ nước này,
đặc biệt là hoàng gia Thái về vai trò quan trọng của rừng và đất đai rừng đối với
thôn bản và các cộng đồng người dân sống ở các khu vực gần với rừng. Các hình
thức kết hợp giữa quản lý của chính phủ và quản lý cấp cộng đồng về TNR và đất
rừng đã tỏ ra khá là tích cực và hiệu quả rất cao, đặc biệt là đối với các khu rừng
ngập mặn ven bờ biển và những khu vực xa xôi hẻo lánh có các bộ phận dân tộc ít
người đang sinh sống và làm ăn.
- Ở Bangladesd: Ở nước này lâm nghiệp cộng đồng được phát triển như là
một hợp phần của giải pháp canh tác và phát triển nông thôn tổng hợp đòi hỏi đến
việc phải thay đổi chính sách ưu đãi cũng như cả luật pháp trong ngành lâm nghiệp,
trọng tâm là trong quản lý rừng cần nâng cao tầm quan trọng và ảnh hưởng của giới,
đặc biệt là coi trọng vai trò của phụ nữ. Tạo ra các giải pháp hợp lý nhất về cung


8

cấp dịch vụ kỹ thuật, hỗ trợ khuyến nông và các nghiên cứu định hướng theo nhu
cầu của từng cá nhân, cộng đồng, tổ chức, đơn đặt hàng là những yếu tố thúc đẩy
cho sự thành công với hình thức quản lý đó.
- Ngoài ra còn rất nhiều những quốc gia khác cũng đã tự tìm những phương
pháp quản lý bảo vệ rừng và đất rừng riêng để phù hợp với từng điều kiện riêng của
mỗi nước như Hàn Quốc, Indonexia,...vv...vv...Những nước này đều đi theo một xu
thế chung đó là cho phép người dân nước mình được hưởng quyền lợi và các lợi ích
về rừng và nhà nước cũng phải quy định rõ các nghĩa vụ và trách nhiệm cần thiết,
những quyền lợi đối với rừng và các khu vực đất rừng được giao [10].
- Các nước trên thế giới đều có một xu hướng chung đó là chú trọng tới
quyền lợi là được hưởng lợi từ những loại TNR khác nhau như quyền sử dụng gỗ,
củi, các loại thức ăn cho gia súc, gia cầm cần thiết cho người dân có thể tự cung tự
cấp cho nhu cầu của bản thân họ. Tạo điều kiện tối đa cho họ có được thêm thu

nhập từ rưng để phục vụ cho cuộc sống của họ.
- Qua những nghiên cứu và thống kê cho thấy được là xu hướng quản lý rừng
và đất rừng trên thế giới gần đây đều chuyển từ xử dụng rừng sản xuất gỗ,
củi..vv...vv... sang mục tiêu sử dụng rừng kết hợp hiệu quả 3 mục tiêu chính đó là
kinh tế - xã hội - môi trường. Thông qua việc đóng cửa các khu rừng tự nhiên và mở
ra hướng phát triển mới là du lịch sinh thái, vừa đảm bảo trong sạch môi trường mà
lại có tính giáo dục và quảng bá cho đất nước.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu về nguồn sinh kế từ rừng trên thế giới
a. Khái niệm sinh kế
Về định nghĩa theo từ điển tiếng anh, sinh kế là những phương thức cho một
cuộc sống nó không đồng nghĩa với thu nhập bởi vì nó quan tâm trực tiếp đến những
phương thức
Chambers and Conway (1992) cho rằng, sinh kế là sự kết hợp những khả
năng, các nguồn vốn tài sản và những hoạt động cần thiết để duy trì cuộc sống của
một cá nhân hay hộ gia đình [23].
b. Khái niệm sinh kế bền vững
Sinh kế được coi là bền vững khi có thể đương đầu và vượt qua những áp lực


9

và sốc, đồng thời duy trì hoặc nâng cao khả năng cũng như tài sản ở cả hiện tại và
tương lai, nhưng không gây ảnh hưởng đến nguồn lực tự nhiên (Rakodi, 1999) [22].
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) (2001),
sinh kế bền vững là định nghĩa được mô tả bao gồm các khía cạnh sau:
- Chống đỡ được với những cú sốc và áp lực bên ngoài.
- Không phụ thuộc vào các hỗ trợ từ bên ngoài.
- Được thích nghi hóa để duy trì sức sản xuất lâu dài của nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
- Bền vững mà không làm suy yếu và ảnh hưởng tới các giải pháp sinh kế

của người khác [24].
c. Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế
Nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm các nhân tố thuộc về môi trường tự nhiên,
kinh tế - xã hội như yếu tố môi trường tự nhiên, yếu tố chính trị, yếu tố văn hóa, xã
hội, yếu tố khoa học, kỹ thuật, yếu tố pháp luật, yếu tố kinh tế. Nhóm nhân tố này
ảnh hưởng đến việc các hoạt động sinh kế được thực hiện như thế nào, có phù hợp
hay không và hoạt động sinh kế đó diễn ra gặp thuận lợi hay khó khăn gì.
Nhóm nhân tố bên trong bao gồm các nhân tố thuộc về năng lực và nguồn
lực của từng cá nhân, hộ gia đình như: lao động, nhân khẩu, đất đai, vốn đầu tư cho
sản xuất, trình độ của cá nhân, hộ gia đình… Nhóm nhân tố này ảnh hưởng đến việc
ra quyết định lựa chọn hoạt động sinh kế nào cho phù hợp với các nguồn lực sẵn có
của gia đình.
- Ý tưởng nghiên cứu về sinh kế xuất hiện nhiều trong các công trình nghiên
cứu của các tác giả như: Doward, F.Eliss, Morrison.... Các tác giả đều cho rằng khái
niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của cá nhân cũng như
từng hộ gia đình. Hiện nay, các đề tài liên quan đến hoạt động sinh kế và bàn về
cách thức để xây dựng mô hình sinh kế bền vững cũng vô cùng phong phú.
+ Tác giả Abiyot Negera Biressu (2009) cho rằng các hoạt động bảo tồn của
VQG cần chú ý chia sẻ lợi ích và trách nhiệm giữa các bên liên quan, đồng thời
cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương [20].


10

+ Krisna B. Ghimire (2008) qua cuốn“Parks and people: Livelihood
Issues in national Parks Management in Thailand and Madagascar” cũng
khẳng định điều này.về việc cần phải chú ý tới các dân tộc bản địa và sinh kế
của họ trong các KBT và VQG trong các hoạt động bảo tồn [25].
Nghiên cứu các hoạt động sinh kế trên thế giới diễn ra mạnh mẽ ở nhiều
nước, nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, đặc biệt là nghiên cứu của các tổ chức quốc tế

chính thức và phi chính thức về sinh kế nông thôn, trong đó có WB, FAO, UNDP,
CARE. Với những mục tiêu khác nhau mà có những công trình nghiên cứu của các
tổ chức quốc tế chủ yếu được thực hiện ở các nước nghèo, các nước đang phát triển,
nhất là các nước ở khu vực châu Phi.
Các nghiên cứu về đời sống nông thôn và xóa đói giảm nghèo được thực
hiện ở Uganda và Tanzania (2005) cho thấy rằng: các hộ gia đình khá thường sở
hữu hơn 2-3 ha đất đai, hơn 5 con dê, 2 con bò và một căn nhà với bức tường gạch;
các hộ gia đình này đảm bảo được an toàn lương thực quanh năm, đủ tài chính để
thuê lao động, con cái được học hành đầy đủ, và tham gia vào các hoạt động phi
nông nghiệp (kinh doanh, xay xát, mở cửa hàng, làm gạch, kinh doanh quầy ba) và
sản xuất trang trại nhiều hơn. Các hộ trung bình thì sở hữu ít hơn các loại tài sản
này, hộ gia đình có xu hướng kinh doanh, họ có thực phẩm hầu hết ở các năm và hộ
tham gia ít hoặc không có các hoạt động phi nông nghiệp. Các hộ nghèo thường có
ít hơn 0,5ha đất, không có hoặc có ít gia súc, lương thực và thực phẩm phụ thuộc
nhiều vào việc bán hàng hoặc lao đông làm thuê.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB) và trường đại học Washington
cho thấy dù đã có những tiến bộ đáng kể trong sự đa dạng về thu nhập của các hộ gia
đình nông thôn nhưng nông nghiệp vẫn là hoạt động chủ yếu của các hộ gia
đình nông thôn ở các nước đang phát triển. Đây là kết luận của một nghiên cứu
dựa trên các kết quả ban đầu của dự án các hoạt động tạo thu nhập ở nông thôn, một
dự án của FAO nghiên cứu cho thấy 84% các hộ gia đình ở nông thôn tham gia vào
các hoạt động nông nghiệp. Tại một số nước, các số liệu thống kê cho thấy con số
này còn cao hơn lên tới 99%. Tuy nhiên nghiên cứu cũng đề cập rằng các hộ gia đình
ở nông thôn thu được một phần lớn thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp [21].


11

1.1.2. Tình hình quản lý, bảo vệ và nghiên cứu về sinh kế từ rừng ở Việt Nam
1.1.2.1. Tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam

Theo thống kê Bộ NN&PTNT cho biết, tính trên tổng diện tích rừng đến hết
năm 2009, nước ta có 1.992.316 ha rừng đặc dụng, 4.762.136 ha rừng phòng hộ và
6.020.649 ha rừng sản xuất, không kẻ đến 124.333 ha rừng diện tích khác nhau
không thuộc vào 3 loại rừng chủ đạo trên. Cũng tính tới thời điểm 3/12/2009 diện
tích rừng gỗ là 8.235.838 ha, như vậy trong năm 2009 nước ta đã có thêm 29.202 ha
rừng này. Tuy nhiên diện tích các loại hình tre nứa bị giảm đi năm 2009 là -11.809
ha, chỉ còn lại 621.454 ha, rừng ngập mặt trong năm 2009 cũng bị giảm đi là 181 ha,
còn lại 60.603 ha. Rừng trồng cây đặc sản chiếm 206.730 ha, tức là trong năm 2009
chỉ có tăng được thêm không đáng kể là 4.591 ha.
Theo tính toàn sơ bộ của Bộ NN&PTNT, tính cho đến cuối năm 2010 cả
nước sẽ có khoảng 13.390.000 ha rừng và còn 2.850.000 ha đất trồng quy hoạch cho
phát triển lâm nghiệp và cho chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn
2006 - 2020 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu nâng độ che phủ
rừng lên 42 đến 43% vào năm 2010 và trên 47% vào năm 2020 [2].
Qua những số liệu đã được thống kê đầy đủ và chi tiết về hiện trạng rừng tại
Việt Nam như trên thì nhìn chung mặt tích cực đáng lưu tâm nhất là xét về mặt số
lượng thì diện tích rừng của nước ta là có tăng, nhưng mà vấn đề đáng lưu ý nhất đó
là chất lượng rừng nước ta đang đi xuống. Một số khu rừng mới lại không có được
DDSH. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do các loại thực vật có giá trị và kinh
tế và sinh thái cao cùng với các loại động vật hoang giã rất quý hiếm đã bị săn lùng
ráo riết và khai thác bừa bãi. Từ nguyên nhân này đã dẫn đến tính DDSH về loài
không còn phong phú được như các khu rừng nguyên sinh nhiệt đới trước đây.
Nguyên nhân của sự suy giảm TNR vẫn luôn luôn là vấn đề khai thác bừa bãi,
do sự yếu kém cả về người lẫn trong điều kiện quản lý đã làm cho diện tích rừng
của nước ta ngày càng bị tiếp tục xâm hại nghiêm trọng hơn. Sự suy giảm của TNR
không chỉ về trữ lượng mà còn kéo theo đó sự suy yếu nghiêm trọng của chất lượng
rừng như tính DDSH, sinh thái, khả năng bảo vệ đất đại, bảo vệ các nguồn nước và
bảo vệ môi trường của rừng bị hạn chế mọi mặt. Các thiên tai như lũ lụt xói mòn



12

rửa trôi hàng năm xảy ra liên tục ở nước ta đã làm rửa trôi đi hàng triệu tấn đạm và
tới 0,5 triệu tấn lân một năm, gây ra thiệt hại không nhỏ tới nền kinh tế và đời sống
nhân dân. Để giảm thiểu tối đa những diễn biến bất lợi trên Đảng và nhà nước ta đã
liên tục đưa ra những chủ trương, đường lối, chính sách mới về công tác QLBVR và
đất rừng nhằm quản lý và phát triển bền vững tài nguyên rừng, sử dụng có hiệu quả
cao nhất đối với rừng và đất rừng đó là việc ban hành luật QLBVR năm 2004, củng
cố và tăng cường bộ máy hoạt động của lực lượng kiểm lâm trên toàn đảm bảo sự
ĐDSH, không làm thay đổi cảnh quan môi trường, không làm ô nhiễm bầu không
khí. Đồng thời tiến hành rất nhiều các hoạt động có liên quan đến sự phục hồi và
bảo vệ môi trường sinh thái, các chương trình lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp nhiệt
đới, chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Trong đó đặc biệt là sự thay thế
quản lý lâm nghiệp truyền thống bằng những lâm nghiệp xã hội và xây dựng chiến
lược phát triển lâm nghiệp đến năm 2010 trong đó có cả chương trình phát triển 5
triệu ha rừng và quan tâm chỉ đạo đến công tác giao đất giao rừng.
a) Cơ cấu sử dụng đất quy hoạch cho lâm nghiệp hiện nay
Tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp đến năm 2020 là 16,24 triệu ha,
trong đó: (i) theo Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020
bao gồm 8,4 triệu ha RSX (trong đó có 4,15 triệu ha rừng trồng), 5,68 triệu ha RPH
và 2,16 triệu ha RĐD; (ii) theo quy hoạch sử dụng đất bao gồm 7,7 triệu ha RSX,
6,56 triệu ha RPH và 1,98 triệu ha RĐD.
Tổng diện tích đất có rừng năm 2011 là 13.515.064 ha bao gồm RSX 6,68
triệu ha, RPH 4,64 triệu ha và đất RĐD 2,01 triệu ha.
b) Cơ cấu 3 loại rừng
Tổng diện tích có rừng đã tăng từ 11,78 triệu ha năm 2002 lên 13,388 triệu ha
năm 2010 và 13,515 triệu ha năm 2011. Độ che phủ rừng toàn quốc đã tăng đều từ
35,8% năm 2002 lên 39,5 năm 2010 và 39,7% 2011 với mức tăng bình quân 0,4%/năm.
Cơ cấu diện tích 3 loại rừng thay đổi theo hướng tăng diện tích RSX, giảm
diện tích RPH và ít thay đổi đối với RĐD (Biểu đồ 2), phù hợp với định hướng của

Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam đến 2010 là đạt 5,67 triệu ha RPH


13

(2010 đạt 4,84 triệu ha), 2,12 triệu ha RĐD (2010 đạt 2,0 triệu ha) và 6,28 triệu ha
RSX (2010 đạt 6,37 triệu ha).

Hình 1.1: Cơ cấu diện tích 3 loại rừng năm 2002 và 2011
Nguồn: Bộ NN&PTNT năm 2002 và 2011
c) Quy hoạch BV&PTR
Thực hiện Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Nghị quyết số
57/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội về kế hoạch sử dụng đất 5 năm 20062010 của cả nước và Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng, Bộ NN&PTNT đã phối hợp
với các Bộ, ngành chỉ đạo địa phương tổ chức triển khai thực hiện. Tính đến năm
2010, các tỉnh, thành phố có rừng hoàn thành việc rà soát quy hoạch 3 loại rừng.
Hiện đã có 46 tỉnh, thành phố hoàn thành việc lập Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển
rừng cấp tỉnh giai đoạn 2011-2020 (trong đó có 23 tỉnh, thành phố đã phê duyệt
Quy hoạch) [2].
Ở cấp Trung ương, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các đơn vị liên quan lập các
dự án quy hoạch phát triển lâm nghiệp trong cả nước, cụ thể:
- Giai đoạn 2006-2009, các dự án tập trung chủ yếu vào quy hoạch phát triển
rừng các lưu vực sông như: sông Lam, sông Lô, sông Gâm, sông Cầu và các dự án quy
hoạch phát triển lâm nghiệp vùng kinh tế trọng điểm: Bắc bộ, Nam Trung bộ và phía
Nam. Các dự án đã cung cấp thông tin về lâm nghiệp nói chung trong khu vực làm cơ
sở xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của các địa phương vùng dự án. Tuy
nhiên, các dự án trong giai đoạn này chưa đi sâu vào trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở
cho các đơn vị, địa phương xây dựng các dự án đầu tư và kêu gọi vốn đầu tư phục vụ
cho việc phát triển ngành lâm nghiệp.



14

- Giai đoạn từ năm 2010 đến nay, các dự án tập trung chủ yếu vào quy hoạch
bảo tồn và phát triển bền vững tại các vườn quốc gia trực thuộc Tổng cục Lâm
nghiệp; quy hoạch các giống cây trồng lâm nghiệp; quy hoạch phát triển các loài
cây. Các dự án trong giai đoạn này đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, phù hợp với
Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020, làm cơ sở cho các
đơn vị trực thuộc Tổng cục và các địa phương có liên quan xây dựng các dự án đầu
tư, xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời là cơ sở cho việc kêu gọi,
huy động các nguồn vốn đầu tư phục vụ cho việc phát triển lâm nghiệp nói chung
và của từng đơn vị triển khai dự án nói riêng.
Nhìn chung, công tác lập quy hoạch lâm nghiệp đã chuyển biến tích cực, gắn
với định hướng phát triển ngành, từng bước cung cấp đầy đủ và kịp thời tư liệu về
tài nguyên rừng và đất rừng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ và ngành
lâm nghiệp cũng như làm cơ sở cho các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển
lâm nghiệp. Tuy nhiên, cho tới nay, ngành lâm nghiệp chưa thực hiện quy hoạch ở
cấp quốc gia mà chủ yếu thẩm định quy hoạch của các tỉnh làm cơ sở cho UBND
cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch của địa phương.
Đất RPH và đất rừng đặc dụng quy hoạch sử dụng đến năm 2020 là 16,245 triệu
ha, chiếm 49% diện tích cả nước (năm 2010 là 32,924 triệu ha). Với diện tích lớn và
chiếm tỷ trọng lớn nhưng lại nằm trong đất nông nghiệp là chưa hợp lý. Vì, đất lâm
nghiệp có nhiều mục đích sử dụng hơn, ngoài để sản xuất (gỗ và lâm sản), còn có mục
đích quan trọng hơn nhiều là phòng hộ, môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh môi
trường cho đất nước, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển
dâng. Phần lớn đất được giao cho các tổ chức nhà nước quản lý vì mục đích công cộng,
chỉ có đất lâm nghiệp sản xuất mới giao và cho thuê với hộ gia đình và tổ chức kinh tế,
nhưng quyền sử dụng hạn chế hơn nhiều so với đất nông nghiệp.
Diễn biến diện tích rừng toàn quốc qua các thời kỳ được thể hiện ở bảng 2
dưới đây.



×