mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tiễn cách mạng Việt Nam gần 80 năm qua đã chứng minh rằng:
sau khi có đường lối đúng, cán bộ là nhân tố quyết định thắng lợi của cách
mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: Cán bộ là cái gốc của mọi
công việc; công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém.
Trong cách mạng giải phóng dân tộc, do làm tốt công tác cán bộ, Đảng
ta đã có được đội ngũ cán bộ có đạo đức cách mạng và bản lĩnh chính trị vững
vàng, có năng lực tổ chức thực tiễn ngang tầm nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ các
cấp đã đưa chủ trương, đường lối của Đảng thâm nhập vào quần chúng, tổ
chức, lãnh đạo quần chúng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, chiến đấu anh
dũng, làm nên thắng lợi lịch sử của cách mạng tháng Tám và hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, giành độc lập, tự do cho
dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Hai mươi năm qua, đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh
công nghiệphoá, hiện đạihoá (CNH, HĐH) vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), với nhiều hình thức sở
hữu, nhiều thành phần kinh tế; mở rộng dân chủ XHCN, đổi mới hệ thống
chính trị; xây dựng nền vănhoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
củng cố quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại,
V.V..
Do có đội
ngũ cán bộ đủ phẩm chất, trình độ, năng lực tổ chức thực tiễn, nên công cuộc
đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ.
Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những thuận lợi to lớn, nhưng
đồng thời cũng có những nguy cơ và thách thức đan xen. Để nâng cao sự lãnh
đạo của Đảng lên ngang tầm với nhiệm vụ chính trị, chủ động nắm thời cơ,
vượt qua thách thức và nguy cơ, thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược và
đường lối của Đảng đề ra trong giai đoạn hiện nay, công tác xây dựng Đảng
được xác định là nhiệm vụ then chốt, công tác cán bộ của Đảng trở thành
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
"khâu then chốt của vấn đề then chốt".
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng khẳng định:
Cán bộ và công tác cán bộ thật sự là yêu cầu vừa cơ bản, vừa
bức xúc, đòi hỏi phải đổimới tò quan điểm, đến phương pháp, chính
sách và tổ chức, chẳng những để đáp ứng nhu cầu xây dựng đất
nước hiện nay mà còn phải chuẩn bị những thế hệ cách mạng kế tục
sự nghiệp của Đảng ta và dân tộc trong tương lai [12, tr. 91].
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta tiếp tục nhấn
mạnh: "Tình hình và nhiệm vụ mới đòi hỏi toàn Đảng phải chăm lo xây dựng
đội ngũ cán bộ, chú trọng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, chuẩn bị đội ngũ
cán bộ kế cận. Sớm xây dựng cho được một chiến lược cán bộ cho thời kỳ
mới"[13, tr.51]. Nghị quyết Trung ương bakhoá VIII còn chỉ rõ: phải chú
trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, trước hết là cấp chiến lược
và cấp cơ sở.
Nhận thấy việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đóng vai
trò hết sức quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Hội nghị
Trung ương nămkhoá IX đã ra Nghị quyết "về đổi mới và nâng cao chất
lượng hệ thống chính trị ở cơ sở". Nghị quyết đã chỉ ra nhiệm vụ xây dựng
đội ngũ cán bộ ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay là: "Xây dựng đội ngũ cản bộ
ở cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tậntuỵ với dân, biết phát
huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân" [20, tr. 167-168].
Thực tế cho thấy rằng, muốn củng cố và phát huy được vai trò quan
trọng của cơ sở, vấn đề có ý nghĩa quyết định là phải có đội ngũ cán bộ đủ về
số lượng và đảm bảo về chất lượng, trong đó đội ngũ bí thư đảnguỷ các xã
phường, thị trấn là một bộ phận có tầm quan trọng đặc biệt.
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
Bạc Liêu là tỉnh mới được tái lập (năm 1997), có nhiều tiềm năng,
nhưng trước mắt điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Tuy vậy, với
sự quan tâm của các cấpuỷ đảng, đội ngũ bí thư đảnguỷ của các xã, phường,
thị trấn trong tỉnh đã có bước trưởng thành đáng kể, là nhân tố quan trọng góp
phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng và an
ninh ở địa phương trong những năm qua. Song, so với yêu cầu, nhiệm vụ hiện
nay và thời gian tới, đội ngũ cán bộ này còn bất cập về nhiều mặt: trình độ,
năng lực tổ chức thực tiễn, phẩm chất đạo đức... Vì vậy, việc nghiên cứu và
đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ bí thư đảnguỷ xã, phường,
thị trấn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu hiện nay là vấn đề vừa cần thiết, cấp bách,
vừa có ý nghĩa cơ bản lâu dài.
Là một cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại Trường Chính trị tỉnh, tôi
muốn qua việc nghiên cứu đề tài luậnvăn tốt nghiệp: "Xây dựng đội ngũ bỉ
thư đảnguỷ cấp xã của tình Bạc Liêu trong giai đoạn hiện nay" có thể đóng
góp một phần nhỏ công sức của mình cùng với các cấpuỷ đảng ở Bạc Liêu
làm tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ theo tinh thần các nghị quyết của
Đảng.
2ẳ Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói chung và xây
dựng đội ngũ bí thư đảnguỷ cấp cơ sở nói riêng đã được các văn kiện của
Đảng đề cập và nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Trong các đề tài và bài viết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đáng chú
ý là các công trình: "Mầu hình và con đường hình thành người cán bộ lãnh
đạo chính trị chủ chốt cấp cơ sở" của Học viện Nguyễnái Quốc, Hà Nội,
1992; Đề tài nhánh KX.05-11-2005: "Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ
lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở" năm 1993 do TS Phan Văn Tích làm chủ
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
nhiệm;" Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cản bộ
trong thời kỳ công nghiệphoá, hiện đạihoá đất nước", Nxb CTQG, HN, 2001
do PGS,TS Nguyễn Phú Trọng và PGS,TS Trần Xuân sầm đồng chủ biên.
Các công trình này đã đi sâu phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về
mẫu hình người cán bộ lãnh đạo, những yêu cầu mới và những giải pháp
mang tính tổng quát nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong
đó có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở trong thời kỳ CNH,
HĐH đất nước.
- Đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về chủ đề
này, như: "Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng
bằng sông Cửu Long hiện nay", luận án tiến sĩ khoa học lịch sử của Phạm
Công Khâm, năm 2000; "Xây dựng đội ngũ bỉ thư đảnguỷ xã ở Kiên Giang
trong giai đoạn hiện nay", luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Phích, năm 2000;
"Xây dựng đội ngũ cản bộ chủ chốt hệ thống chỉnh trị cấp xã ở huyện Bình
Chánh, thành phổ Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay", luận văn thạc sĩ của
Trần Trung Trực, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2005. Các luận
án, luận văn này đã nêu lên thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở khu
vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh.Các tác giả đã đưa
ra những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở khu
vực này đáp ứng yêu cầu, nhiêm vụ của từng địa phương.
Ngoài ra, một số bài viết trên các báo và tạp chí cũng đề cập đến vấn đề
này như:
- " Vấn đề cán bộ ở cơ sở xã, phường, thị trấn" của Lê Đức Bình,
BáoNhân Dân, tháng 7-2002, tr.3. Trong bài báo, tác giả khẳng định cán bộ
cơ sở là hạt nhân, là lực lượng nòng cốt của hệ thống chính trị ở cơ sở. Tuy
nhiên, do nhận thức chưa đầy đủ vị trí, vai trò của cán bộ cơ sở, nên công tác
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở còn nhiều bất cập; các cấp đảng, chính
quyền chưa quan tâm đúng mức đến công tác cán bộ ở cơ sở; chế độ, chính
sách đối với cán bộ cơ sở chưa thoả đáng. Từ đó, có một thực tế đáng chú ý:
người có trình độ, năng lực không chịu ở lại và về công tác ở cơ sở. Nguồn
cán bộ cơ sở mỏng, hụt hẫng, trong khi đúng ra cơ sở phải là nơi tạo nguồn,
nơi rèn luyện cán bộ cho cấp trên. Tác giả nêu lên một số yêu cầu đổi mới về
quy hoạch, kế hoạch công tác cán bộ; cải tiến chế độ, chính sách đối với cán
bộ cơ sở; sắp xếp lại, kiện toàn hệ thống trường lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
cơ sở. Ngoài ra, tác giả còn phân tích một số nguyên nhân dẫn đến những yếu
kém ở cơ sở như vấn đề mất đoàn kết nội bộ do chủ nghĩa cá nhân, do mâu
thuẫn giữa các thế hệ cán bộ. Từ đó tác giả cho rằng, cần giáo dục cán bộ về
đạo đức cách mạng, về phong cách lãnh đạo, kiến thức, năng lực thực tiễn;
cán bộ phải biết gắn bó với nhân dân, đặc biệt là cán bộ cơ sở, để đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
- "Một sổ vẩn đề quan trọng về công tác tổ chức và cản bộ của Đảng
hiện nay" của Phan Diễn, Tạp chiCộng sản, số 31, 2002, tr.3-9. Tác giả tổng
kết những đánh giá của Trung ương về việc thực hiện các nghị quyết Trung
ương khoá VII, khóa VIII và Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 khoá IX về
công tác tổ chức - cán bộ. Từ đó, tác giả đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục
quán triệt sâu sắc, cụ thể hoá và thực hiện có hiệu quả các nghị quyết trong
thời gian tới. Trong đó, tác giả nêu phân tích khá chi tiết những mặt làm được
và những mặt yếu kém, hạn chế của các nội dung công tác tổ chức; công tác
quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; công tác luân chuyển cán bộ; vấn đề xây
dựng tổ chức cơ sở đảng. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm thực
hiện tốt hơn công tác tổ chức cán bộ trong thời gian tới.
- "Nâng cao chất lượng cản bộ cơ sở: những vẩn đề lỷ luận và thực
tiễn" của Hoài Nhân, Tạp chiTổ chức Nhà nước, số 12, 2002, tr.39, 52. Tác
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
giả nêu lên số liệu thống kê của tỉnh Bình Dương về trình độ mọi mặt của đội
ngũ cán bộ cơ sở, chỉ ra những bất cập cần khắc phục và những trăn trở, băn
khoăn của đội ngũ cán bộ cơ sở trước những thực trạng đáng báo động về tình
hình hoạt động và chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở. Từ đó, tác giả đưa ra
những giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ cơ sở như: chính sách ưu đãi thu
hút nhân tài, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng, các hình thức đào tạo, cải tạo tổ
chức Đoàn thanh niên để tạo nguồn cán bộ trẻ nhằm xây dựng hệ thống chính
trị ngày càng vững mạnh.
- "Xử lỷ đủng các mối quan hệ trong công tác cản bộ" của Hà Đăng,
Tạp chí Cộng sản, số 3, 2002, tr.21-24. Đây là tham luận tại Hội thảo khoa
học "Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, huyện" do Tạp chỉ
Cộng sảnphối họp với Tỉnh ủy Hải Dương tổ chức tháng 1-2002. Trong bài,
tác giả nêu lên một số mối quan hệ và sự cần thiết phải xử lý đúng các mối
quan hệ đó trong công tác cán bộ: giữa đức và tài, giữa tiêu chuẩn và cơ cấu,
giữa năng lực thực tế và bằng cấp. Sau cùng, tác giả đưa ra kết luận: xử lý
đúng các mối quan hệ ấy thì công tác cán bộ mới trôi chảy. Đó không chỉ là
chuyện của Trung ương, mà cũng là chuyện của tỉnh, huyện (thiết nghĩ, đó
cũng là chuyện của công tác cán bộ nói chung).
- "Vài suy nghĩ về dân chủ hỏa công tác cán bộ" của Lê Đức Bình,
BáoNhân Dân, 2-9-2002, tr.3. Trong bài báo, tác giả trình bày vai trò của việc
mở rộng dân chủ nhằm phát huy trí tuệ của tập thể trong công tác cán bộ,
khắc phục tình trạng bố trí cán bộ theo cơ cấu, áp đặt chủ quan.
- " Quan điểm và giải pháp để củng cổ và tăng cường hệ thống chỉnh
trị ở cơ sở" của Hoàng Chí Bảo, Tạp chỉDân vận, số 1+2-2002, tr.16-18. Tác
giả trình bày hai phần lớn: quan điểm chỉ đạo nhằm củng cố, tăng cường hệ
thống chính trị ở cơ sở; những giải pháp cấp bách tập trung chủ yếu vào lĩnh
vực chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn). Tác giả coi đây là lĩnh vực có
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
nhiều tình huống phức tạp hơn cả và là khâu đột phá.
- "Đảng bộ Bạc Liêu với công tác tổ chức - cán bộ" của Phan Quốc
Hưng, Tạp chỈXây dựng Đảng, số 9, 2002, tr.9-10, 26. Đây là bài viết của
đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu về công tác tổ chức - cán bộ của tỉnh, đánh
giá những thuận lợi, khó khăn cũng như những mặt làm được và chưa được
của công tác cán bộ ở tỉnh. Tác giả nhấn mạnh những trọng tâm công tác cán
bộ mà Tỉnh uỷ đã tiến hành trong thời gian trước đó làm tiền đề cho việc thực
hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội XI của Đảng bộ tỉnh, các nghị quyết của
Trung ương về công tác tổ chức - cán bộ, góp phần xây dựng Đảng bộ Bạc
Liêu ngày càng vững mạnh.
Nhìn chung, các công trình nêu trên đã có những luận giải có giá trị về
xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở, trong đó có vấn đề xây dựng đội
ngũ bí thư đảnguỷ cấp xã, theo các góc độ khác nhau. Nhưng, đến nay chưa có
công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề xây dựng đội ngũ bí thư đảnguỷ cấp
xã, phường, thị trấn của tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn hiện nay.
3. Muc đích, nhiêm vu của luân văn
•
7
•
•
•
*Mục đích:
Nghiên cứu và luận chứng góp phần làm rõ thêm những luận cứ khoa
học về công tác cán bộ của Đảng ở cơ sở; nghiên cứu thực trạng, nguyên
nhân, kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ bí thư đảnguỷ
xã, phường, thị trấn của tỉnh Bạc Liêu đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong
giai đoạn hiện nay.
*Nhiệm vụ:
- Khẳng định vị trí, vai trò của đội ngũ bí thư đảnguỷ cơ sở nói chung
và đội ngũ bí thư đảnguỷ cơ sở ở Bạc Liêu nói riêng trong quá trình CNH,
HĐH đất nước.
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng, tìm nguyên nhân, rút ra kinh
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
nghiệm, xác định phương hướng, và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng
đội ngũ bí thư đảnguỷ xã, phường, thị trấn của tỉnh Bạc Liêu ngang tầm nhiệm
vụ mới trong giai đoạn hiện nay.
4ẳ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
*Đốzẽ tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đội ngũ bí thư đảnguỷ các xã,
phường, thị trấn của tỉnh Bạc Liêu hiện nay.
*Phạm vỉ nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu đội ngũ đương chức, kế cận bí thư
đảnguỷ cấp xã và công tác xây dựng đội ngũ bí thư đảnguỷ cấp xã ở tỉnh Bạc
Liêu từ năm 1997 đến nay.
5ẳ Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về cán bộ và công tác cán
bộ của Đảng trong điều kiện có chính quyền.
Luận văn được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng kết hợp
các phương pháp phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội học, gắn lô-gích với lịch
sử, đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ bí thư đảnguỷ xã, phường, thị trấn
và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ này của tỉnh Bạc Liêu.
- Đề xuất các giải pháp cơ bản, có tính khả thi nhằm góp phần xây dựng
đội ngũ bí thư đảnguỷ xã, phường, thị trấn của tỉnh Bạc Liêu có đủ phẩmchất,
năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển ở địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể cung cấp thêm những
luận cứ khoa học cho các cấpuỷ đảng trong tỉnh thực hiện tốt công tác cán bộ
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
ở cơ sở hiện nay. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên
cứu, giảng dạy và học tập môn Xây dựng Đảng ở Trường Chính trị tỉnh Bạc
Liêu và các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, thị xã trong tỉnh.
7. Kết cấu của luân văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 2 chương, 7 tiết.
Chương 1
Công tác xây dựng đội ngũ Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn của tình Bạc
Liêu - những vấn đề lý luận và thực
tiễn
1.1. Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của cấp xã, các đảng bộ xã và đội ngũ bí thư đảng
ủy cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay
lẳlẳl. Quan niệm về xã và cấp xã
Làng, xã là đơn vị quần cư chủ yếu của người Việt Nam - một dân tộc
vốn có nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Các tên gọi "làng", "xã", "thôn"
xuất hiện từ rất sớm. Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, dưới ách thống trị
và âm mưu đồng hoá của phong kiến Trung Quốc, làng xã ở Việt Nam đã
nhiều lần biến đổi và sau đó đến các triều đại phong kiến bản địa cũng gần
một nghìn năm, nó đã nhiều lần được cải cách về thể chế và kết cấu xã hội.
Theo GS,TS Hoàng Chí Bảo, "Làng: là một từ Nôm, là tiếng nói dân
dã, là ngôn ngữ đời sống trong dân gian đã ăn sâu vào tâm lý ý thức của người
Việt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó không chỉ là một không gian sinh tồn,
một môi trường kinh tế - sản xuất với nghề trồng lúa nước cổ truyền mà còn
là một không gian xã hội và cảnh quan văn hoá [2, tr.54]. Nhà nghiên cứu dân
tộc học Trần Từ cho rằng: ""làng" là tế bào sống của xã hội Việt Nam thời cổ,
là sản phẩm tự nhiên tiết ra từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
trồng trọt" [65, tr.35].
Cũng theo GS,TS. Hoàng Chí Bảo, "xã" là một tò Hán, là khái niệm
hành chính, là đơn vị cơ sở của quản lý hành chính, được thừa nhận khi chính
quyền nhà nước phong kiến lúc đó thi hành những cải cách hành chính, biến
công xã - làng Việt cổ - thành đơn vị hành chính cấp cơ sở gọi là "xã" [2,
tr.54].
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, cấp xã giữ vị trí,
vai trò hết sức quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội và chống ngoại xâm. Xã là nơi cộng đồng dân cư sinh sống, liên kết
chặt chẽ với nhau trong quan hệ kinh tế, xóm làng, họ tộc, hội hè, tín ngưỡng,
giúp đỡ và chia sẻ với nhau trong cuộc sống. Xã được hình thành bởi các
làng; mỗi làng, xã - ngoài những điểm chung về văn hoá, phong tục tập
quán... - còn có những nét riêng, tạo nên sự phong phú, đa dạng cho nền văn
hoá của xã hội Việt Nam.
Trong thời kỳ Bắc thuộc và Pháp thuộc, các chính quyền nhà nước
đều xác định cấp xã là cấp quản lý hành chính ở cơ sở, nằm trong hệ thống
quản lý hành chính lãnh thổ của đất nước. Bộ máy chính quyền cấp xã là công
cụ phục vụ đắc lực cho chính quyền nhà nước cấp trên trong việc cai quản
nông thôn. Vì thế, họ luôn coi trọng việc xây dựng, củng cố bộ máy chính
quyền cấp xã, để nó nắm chắc được mộng đất và dân đinh ở làng xã mình,
khai thác đầy đủ, triệt để các thứ thuế khoá và nghĩa vụ của dân đinh đối với
nhà nước; duy trì và tăng cường sự bóc lột của chúng đối với nhân dân ta.
Các triều đại phong kiến ở nước ta cũng rất đề cao và coi trọng vai trò
của làng, xã. Vua Gia Long cho rằng: "Nước là hợp của làng xã mà thành, tò
làng xã mà đến nước; dạy dân nên tục ương chính là làng xã làm trước" [25,
ừ. 162]. Đến thời Minh Mạng, nhà nước phong kiến đã có những quyết định
cụ thể hơn về xây dựng bộ máy chính quyền xã.
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, xã trở thành địa bàn đặc biệt
quan trọng, ở đó các tổ chức của Đảng được che chở, bảo vệ và hoạt động
tuyên truyền giác ngộ quần chúng, lôi cuốn họ vào phong trào đấu tranh cách
mạng.
Khi giành được chính quyền, cùng với việc xây dựng bộ máy chính
quyền Trung ương, tỉnh, huyện, Đảng và Nhà nước ta đã coi trọng việc xây
dựng tổ chức bộ máy của Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở cấp
xã. Vị trí, vai trò của cấp xã được khẳng định trong Hiến pháp và nhiều sắc
lệnh của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và trong các văn kiện Đảng. Hiến
pháp 1946 và sắc lệnh số 63 ngày 22-11-1945, Hiến pháp 1959 và nhiều sắc
lệnh của Nhà nước xác định: cấp xã là một cấp nằm trong hệ thống hành
chính lãnh thổ của đất nước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, vị trí, vai trò của cấp xã đã được nâng lên
ở tầm cao mới, thể hiện sâu sắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ xâm lược. Trong thời kỳ này, xã là căn cứ địa của cách mạng;
là nơi xây dựng và hoạt động của lực lượng du kích, dân quân tự vệ; là nơi
cung cấp cho Đảng những quần chúng ưu tú để tăng cường sức chiến đấu và
năng lực lãnh đạo của Đảng.
Số lượng xã là được xác định rõ ràng, thị trấn cũng tương đương với
xã, còn phường ở thành phố là đơn vị hành chính cơ sở, nhiều phường vẫn
gắn một phần với sản xuất và cư dân nông nghiệp, nên cấp cơ sở được gọi
chung là cấp xã, bao gồm cả xã, phường, thị trấn.
Theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi), xã là một cấp quản lý nhà nước trong
hệ thống hành chính 4 cấp của nước ta hiện nay ở khu vực nông thôn với một
địa bàn rộng lớn; xã là cấp cơ sở, chiếm 85% tổng số đơn vị cơ sở ở nước ta.
Ngày 27-12-2005, Chính phủ ra Nghị định số 159/2005/NĐ-CP về
phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn làm căn cứ để Nhà nước có
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
chính sách phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo sự ổn định của đơn vị
hành chính cấp xã và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính
quyền cơ sở, đồng thời làm cơ sở để xác định số lượng cán bộ, công chức
chuyên trách và không chuyên trách; số lượng thành viên Uỷ ban nhân dân
(UBND); bổ sung chế độ, chính sách hợp lý đối với cán bộ, công chức xã,
phường, thị trấn. Cũng theo Nghị định này, các xã, phường, thị trấn được chia
thành ba loại sau:
- Xã, phường, thị trấn loại I: thuộc địa bàn biên giới hải đảo, có tò 221
điểm trở lên.
- Xã, phường, thị trấn loại II: có từ 141 đến 220 điểm.
- Xã, phường, thị trấn loại III: có từ 140 điểm trở xuống (cách tính
điểm được quy định cụ thể trong Nghị định).
Tiêu chí phân loại trên dựa trên các điều kiện: dân số, diện tích và các
yếu tố đặc thù như dân tộc, tôn giáo, khu vực...
Xã, phường, thị trấn là cấp hành chính thấp nhất. Các tổ chức trong hệ
thống chính trị xã, phường, thị trấn có hai đặc trưng nổi bật: gần dân nhất và
là nơi thực hiện tất cả các nghị quyết, chỉ thị của các tổ chức đảng cấp trên;
các chính sách, pháp luật của Nhà nước; các chương trình, kế hoạch của chính
quyền cấp trên; các chủ trương của các đoàn thể cấp trên, đồng thời xây dựng
và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chương trình công tác của cấp mình.
1.1.2Ệ Những đặc điểm chung của cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu
Ngoài những đặc điểm chung của cấp xã trong cả nước, cấp xã ở Bạc
Liêu có những nét riêng đáng chú ý.
về mặt lịch sử, Bạc Liêu là vùng đất mới hình thành (khoảng trên
200 năm). Do điều kiện đất đai, cơ cấu dân cư ban đầu không giống các tỉnh
miền Trung, miền Bắc. Dân cư Bạc Liêu đa số là dân "xiêu tán", nghèo khổ,
"tha phương cầu thực". Họ định cư rải rác trên các gò đất cao, dọc các bờ
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
sông, các kênh sáng, từ đó hình thành xóm, ấp, làng, xã. Phong cách ứng xử
của người dân địa phương ở Bạc Liêu mang tính cách nông dân thôn dã, chất
phát, bộc trực, đồng thời vẫn còn in đậm tính cách lưu dân người Việt đủ tinh
thần thực tiễn nhưng thiếu chữ; đủ đạo đức làm dân mà ít thuộc kinh truyện,
nên trong dân cư hình thành tâm lý lấy táu (đấu) đong lúa chứ không ai lấy
táu (đấu) đong chữ, tức xem nhẹ việc học...
Tuy nhiên, sau Cách mạng Tháng Tám thành công và qua hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vùng đất Bạc Liêu trở thành căn cứ
kháng chiến của Nam bộ; nhiều tên đất, tên người đi vào lịch sử trong cuộc
trường chinh của đất nước.
Đến năm 1975, sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, nhân dân Bạc
Liêu cùng cả nước bắt tay vào xây dựng quê hương, đặc biệt là trong thời kỳ
đổi mới từ năm 1986, quê hương Bạc Liêu có những bước phát triển đáng kể.
Các xã, phường trong tỉnh khang trang hơn; các công trình điện, đường,
trường, trạm được các cấp chính quyền quan tâm đúng mức hơn. Hầu hết 61
xã, phường, thị trấn hiện nay đều có đường ô-tô đi đến trụ sở xã, đảm bảo
giao thông xã liền xã, ấp liền ấp, có 61/61 xã, phường có trạm y tế, có trường
tiểu học, trường trung học cơ sở được phủ sóng phát thanh, truyền hình. Năm
2005, tổng số xã, phường thuộc diện nghèo đói ở Bạc Liêu là 18 xã, phường,
trong đó thị xã Bạc Liêu 3; huyện Phước Long 3; huyện Hồng Dân 7; huyện
Hoà Bình 2; Vĩnh Lợi 0; huyện Giá Rai 2; huyện Đông Hải lề
Đáng chú ý hơn cả là sự phát triển trong nhận thức của các tầng lớp
nhân dân Bạc Liêu. Đồng bào đã biết coi trọng việc học tập của con cái, tích
cực góp công, góp của xây dựng làng quê ngày càng giàu đẹp, có ý thức trong
việc bảo vệ tài nguyên môi trường ở địa phương, không còn tình trạng dựng
cầu tiêu trên sông hay khai thác bừa bãi các nguồn thủy hải sản...; tóm lại,
trình độ dân trí ngày càng được nâng lên.
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
ở Bạc Liêu có 3 dân tộc sinh sống đan xen, sẵn sàng tương trợ nhau
lúc khó khăn, trong đó người Kinh chiếm 89,3% dân số, người Khơ-me
chiếm 0,8% dân số, người Hoa chiếm 2,54% dân số, còn một số không đáng
kể các dân tộc khác chiếm 0,042% dân số [6, tr.22].
Theo thống kê của Cục Thống kê Bạc Liêu năm 2005, dân số Bạc
Liêu là 813.079 người, chiếm gần 1% dân số cả nước. Hằng năm, trên địa bàn
các xã, phường, thị trấn ở Bạc Liêu có rất nhiều lễ hội: Người Kinh có lễ hội
cúng đình, thờ thần Hoàng Bổn Cảnh có công với nước được triều đình nhà
Nguyễn sắc phong. Ngoài ra còn có đại lễ Kỳ Yên (còn gọi là lễ thượng điền)
giữa tháng 5 âm lịch; lễ thắp miếu (còn gọi là lễ hạ điền) vào giữa tháng 12
âm lịch. Đồng bào Khmer có lễ hội vào năm mới (Choi - Chnam -Thmây) vào
giữa tháng 4 dương lịch, lễ hội chào mặt trăng (Ooc-om-booc) vào ngày 10
âm lịch, lễ hội Dôn-ta nhằm thực hiện việc xá tội vong nhân theo đạo lý nhà
Phật. Đồng bào người Hoa có lễ cúng thanh minh vào tháng 3 âm lịch, lễ thí
giàng vào tháng 7 âm lịch.
Tóm lại, cấp xã ở Bạc Liêu là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hoá, xã
hội, chính trị phong phú, cần có sự quan tâm, giúp đỡ, điều chỉnh của các cấp
chính quyền và các đảng bộ cơ sở, để các hoạt động đó diễn ra theo hướng
tích cực.
1.1.3ẳ Các đảng bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Bạc Liêu: vị trí, vai trò,
chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra đối vói các đảng bộ xã trong giai đoạn
hiện nay
1Ế1Ế3.1. Vị tri, vai trò của các cấp đảng bộ xã, phường, thị trấn
Bạc Liêu hiện có 61 đảng bộ xã, phường, thị trấn, chiếm 60% trong
tổng số các đảng bộ cơ sở (102 Đảng bộ cơ sở của toàn tỉnh). Do chiếm tỷ lệ
lớn về số lượng tổ chức cơ sở đảng và số lượng đảng viên, nên các đảng bộ
cấp xã có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với năng lực lãnh đạo và sức
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
chiến đấu của Đảng. Các đảng bộ này là nền tảng của Đảng ở tất cả các xã,
phường, thị trấn; là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ
Đảng; nơi thể hiện sự gắn bó giữa Đảng và nhân dân, đặc biệt là giai cấp
nông dân.
Các đảng bộ xã, phường, thị trấn là những đơn vị chiến đấu, đại diện
cho lập trường giai cấp công nhân ở cơ sở, lãnh đạo và định hướng giải quyết
mọi vấn đề ở cơ sở theo quan điểm, đường lối của Đảng, đặc biệt là các vấn
đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Đó là nơi đúc kết những kinh
nghiệm, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân phản ánh với
Đảng, để Đảng sửa đổi, bổ sung đường lối, chủ trương, chính sách ngày càng
đúng đắn, hoàn thiện hơn.
Vai trò của các đảng bộ xã, phường, thị trấn còn thể hiện ở chỗ quán
triệt và vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính
sách của Nhà nước và của cơ quan cấp trên cho phù hợp với đặc điểm của địa
phương; đề ra chủ trương, phương hướng công tác của Đảng bộ. Trong quá
trình tổ chức thực hiện, các đảng bộ phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, lựa
chọn cán bộ đưa ra ứng cử hoặc giới thiệu họ với các tổ chức khác trong hệ
thống chính trị ở cơ sở để bố trí, sử dụng; tiến hành kiểm tra giám sát các hoạt
động ở cơ sở nhằm kịp thời phát huy những điển hình tiên tiến và ngăn chặn
những tiêu cực.
Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, giữa các đảng bộ xã và các đảng
bộ, phường, thị trấn cũng có những đặc trưng cơ bản khác nhau:
- Đảng bộ xã là tổ chức cơ sở đảng được thành lập ở nông thôn,
thường địa bàn rộng, mật độ dân cư thưa, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề
nông, kết cấu hạ tầng ở nông thôn chưa phát triển, dân trí còn thấp.
- Đảng bộ phường là tổ chức cơ sở đảng được thành lập nơi tập trung
dân cư, thường là những trung tâm chính trị, kinh tế, hành chính của tỉnh là
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
đầu mối giao thông, lưu thông quan trọng; nhân dân chủ yếu sống bằng kinh
doanh thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp; kết cấu hạ tầng ở phường
tương đối được đầu tư phát triển hơn; trình độ dân trí tương đối cao hơn.
Do đó, trong khi thực hiện nhiệm vụ, các đảng bộ xã, phường, thị trấn
cần chú ý đặc điểm của từng loại hình tổ chức cơ sở đảng và từng địa phương.
Ll.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các đảng bộ xã, phường, thị trấn
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX thông qua đã quy định nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng:
- Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo có hiệu
quả.
- Xây dựng Đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao chất
lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và
tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, thường xuyên giáo dục, rèn
luyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng,
tính chiến đấu, trình độ kiến thức năng lực công tác; làm công tác phát triển
đảng viên.
- Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự
nghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch,
vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân
dân.
- Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất tinh thần
và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, lãnh đạo nhân dân tham gia xây
dựng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Kiểm tra việc thực hiện, bảo đảm các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng
và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra tổ chức
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
đảng, đảng viên chấp hành điều lệ Đảng.
Tùy lúc, tùy nơi, các đảng bộ cơ sở có những yêu cầu nhiệm vụ riêng,
song về cơ bản, các tổ chức cơ sở đảng nói chung và các đảng bộ xã, phường,
thị trấn nói riêng, phải lấy những nhiệm vụ trên làm nền tảng. Những nhiệm
vụ trên có mối liên hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Do đó, trong hoạt động
thực tiễn, không được xem nhẹ nhiệm vụ nào. Căn cứ những đặc điểm riêng
của từng đơn vị cơ sở, các đảng bộ cần quán triệt và vận dụng sáng tạo quy
định của Đảng về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đảng cơ sở, xác định các
vấn đề trọng tâm, tập trung chỉ đạo có kết quả để thúc đẩy phát triển toàn
diện.
Ngày 3-3-2004, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX đã ban hành
các Quy định số 94-QD-TW và 95-QD/TW về chức năng, nhiệm vụ của đảng
bộ, chi bộ cơ sở xã, phường, thị trấn, trong đó nêu rõ: Tổ chức cơ sở đảng ở
các xã, phường, thị trấn là hạt nhân chính trị lãnh đạo toàn diện các mặt công
tác ở cơ sở. Đảng bộ cơ sở xã, phường, thị trấn cần nắm vững nhiệm vụ phát
triển kinh tế là trung tâm, nhiệm vụ xây dựng Đảng là then chốt, chăm lo xây
dựng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể nhân dân; lãnh
đạo nhân dân địa phương thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, đưa đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng đi vào cuộc sống, phục vụ nhân dân; khơi dậy trí tuệ và nguồn lực của
dân, không ngừng nâng cao trình độ dân sinh, dân trí, văn hoá và dân chủ ở
cơ sở. Đây là nơi thể hiện toàn diện, trực tiếp và cụ thể nhất mối quan hệ gắn
bó máu thịt giữa Đảng với dân; là nơi nhân dân thực hiện và phát huy quyền
làm chủ của mình trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở cơ sở.
1.1.3.3. Yêu cầu đặt ra đối với các đảng bộ xã, phường, thị trấn hiện
nay
- Các tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn phải thực hiện đúng
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
chức năng, nhiệm vụ theo các quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng,
thật sự là hạt nhân chính trị lãnh đạo chính quyền, các đoàn thể và nhân dân
thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước ở cơ sở. Các tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn phải lãnh đạo
toàn diện các mặt công tác ở cơ sở; chăm lo xây dựng chính quyền, MTTQ và
các đoàn thể nhân dân vững mạnh, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ
chức trong hệ thống chính trị hướng vào xây dựng địa phương vững mạnh
toàn diện, phục vụ nhân dân, đưa đường lối, chính sách của Đảng đến mọi
người dân, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, khơi dậy
nguồn lực và trí tuệ của dân. Phải xác định rõ chức năng lãnh đạo của tổ chức
đảng, chức năng quản lý của chính quyền và vai trò trách nhiệm của các đoàn
thể chính trị - xã hội ở cơ sở; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chính
quyền, các đoàn thể, nhưng không bao biện, làm thay công việc của chính
quyền, đoàn thể. Xây dựng và thực hiện quy chế làm việc giữa bí thư cấp uỷ
với chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND), chủ tịch UBND, chủ tịch MTTQ và
những người đứng đầu các đoàn thể nhân dân để bàn và giải quyết kịp thời
những công việc quan trọng, bức xúc trên địa bàn, những vấn đề lớn, có quan
hệ tới cuộc sống, quyền lợi của đông đảo nhân dân địa phương.
- Tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục
chính trị, lãnh đạo tư tưởng, kiên quyết đấu tranh khắc phục sự suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên. Triển khai sâu rộng
việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên mà nội dung
cơ bản là học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Tạo dư luận xã hội rộng lớn trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân
phê phán chủ nghĩa cá nhân; đề cao cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư;
nêu gương người tốt, việc tốt. Kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực, tư tưởng cá nhân, cơ hội, thực dụng, cục bộ địa
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
phương trong cán bộ, đảng viên; xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi
phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tiếp tục thực hiện có kết
quả cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xác định rõ tiêu chuẩn, đạo
đức, lối sống, tác phong công tác, cần xây dựng và những biểu hiện tiêu cực,
việc làm sai trái thường gặp trong từng ngành, địa phương cần đấu tranh,
ngăn chặn, khắc phục, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên tham nhũng,
tiêu cực và những người bao che hành vi tham nhũng, bất cứ người đó là ai, ở
cương vị nào. Để xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở đảng, Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ rõ:
Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt các quy định về chức
năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các loại hình tổ chức
cơ sở đảng; thực hiện tốt nguyên tắc dựa vào nhân dân để xây dựng
Đảng từ cơ sở. Có cơ chế để nhân dân tham gia ý kiến vào việc xây
dựng các nghị quyết của Đảng bộ, chi bộ, các quyết định của tổ
chức đảng, chính quyền cơ sở trực tiếp liên quan đến quyền lợi và
nghĩa vụ của nhân dân; vào việc bố trí cán bộ chủ chốt của hệ thống
chính trị cơ sở; để nhân dân tham gia giám sát tổ chức đảng, chính
quyền và cán bộ, đảng viên;... thực hiện đồng bộ cá biện pháp củng
cố tổ chức cơ sở đảng, chú trọng những địa bàn xung yếu, vùng sâu,
vùng xa, ở các đảng bộ, chi bộ yếu kém, nâng cao tính chiến đấu,
tính giáo dục, đề cao tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng;
kiện toàn đội ngũ cấp uỷ, bí thư chi bộ; bồi dưỡng tạo nguồn, thực
hiện việc tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức cơ sở [15, tr.298-299].
Đối với Bạc Liêu, yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với các đảng bộ cấp xã
cũng chính là phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nội bộ đảng trong sạch,
vững mạnh, đảm bảo được vai trò lãnh đạo ở từng xã, phường, thị trấn.
Nông thôn và nông dân Bạc Liêu ngày nay chủ yếu là sản xuất nông
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
nghiệp, nuôi trồng và chế biến thủy sản... Do vậy, yêu cầu bao trùm trong
hoạt động của các đảng bộ xã là phải quan tâm tìm hiểu, đi sâu sát với các
lĩnh vực hoạt động kinh tế của nông dân, từ đó có cơ chế, chính sách khuyến
nông, khuyến ngư kịp thời, đầu tư vốn, hỗ trợ khoa học - kỹ thuật, cây, con
giống, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, đổi mới cơ chế quản lý
kinh tế trong nông thôn, không ngừng củng cố và đổi mới hình thức tổ chức,
phương thức hoạt động của kinh tế tập thể, phát huy tiềm năng của các thành
phần kinh tế, phát triển kinh tế hộ gia đình, khuyến khích, động viên, hỗ trợ
hộ sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng, đi dần đến xoá hoàn toàn
số hộ nghèo.
Đảng bộ cấp xã là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở. Để nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, trước hết phải xây dựng, củng
cố các tổ chức nền tảng này thật vững chắc, đảng bộ phải thật sự trong sạch,
vững mạnh, tập thể cấp ủy phải thật sự là nòng cốt, là trung tâm đoàn kết, là
tập thể trí tuệ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước
nhân dân, đáp ứng được đòi hỏi phát triển kinh tế ở nông thôn, giải quyết việc
làm, tăng thu nhập cho nông dân, giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội ở xã,
phường, thị trấn.
Các đảng bộ cần đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của cấp
uỷ, hướng vào mục tiêu phục vụ cuộc sống và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, tạo điều kiện phát triển các hình thức tự quản của cộng đồng dân cư
đi đôi với việc xây dựng nếp sống văn hoá mới (xây dựng làng xã, ấp, gia
đình văn hoá), sống và làm việc theo pháp luật, bảo đảm trật tự an ninh, đẩy
lùi các tệ nạn xã hội: cờ bạc, đá gà, số đề, mại dâm trên địa bàn xã, phường,
thị trấn.
Bên cạnh đó, các đảng bộ cần làm cho các tổ chức trong hệ thống
chính trị ở xã, phường, thị trấn thấy được vai trò của mình trong việc tiếp xúc
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
với dân, chịu sự giám sát trực tiếp của dân, đồng thời tổ chức và vận động
nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
phát huy mọi khả năng nội, ngoại lực để phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức
cuộc sống dân cư.
Các đảng bộ xã thực chất là lực lượng lãnh đạo, gắn kết và phát huy
sức mạnh của các tổ chức trong hệ thống chính trị, ở cơ sở, khơi dậy trí tuệ và
nguồn lực của dân xây dựng thôn, xóm, xã, phường, qua đó xây dựng Đảng,
bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, đảng viên.
Kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong Đảng bộ,
tình trạng cán bộ sách nhiễu dân, lạm dụng của công, nhất là trong thực hiện
chính sách đất đai, trợ cấp xã hội, sử dụng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách và
đóng góp của nhân dân. Kịp thời phát hiện, động viên những tấm gương,
những điển hình tiên tiến trong Đảng bộ và trong nhân dân.
lẳ1.4ẳ Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của bí thư đảng ủy xã, phường, thị
trấn ở tỉnh Bạc Liêu
1.1.4.1. Vai trò của bỉ thư đảng ủy xã, phường, thị trấn Cũng như
cấp xã của cả nước, cấp xã ở Bạc Liêu có vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là
nơi cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành hiện thực; là nơi kiểm
nghiệm, đánh giá và góp phần hoàn thiện những đường lối, chủ trương đó; là
nơi để nhân dân phát huy quyền làm chủ cũng như khả năng sáng tạo của
mình trong lao động sản xuất góp phần đưa quê hương càng giàu đẹp hơn,
tương xứng với tiềm năng và con người của địa phương.
Để tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ đó, vai trò của các đảng bộ xã là
hết sức quan trọng. Nghị quyết Đại hội VI của Đảng khẳng định: "Những
thành tựu đã đạt được, những tiềm năng được khai thác, những kinh nghiệm
có giá trị bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt
nhân là tổ chức đảng" [10, tr. 141]. Một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa
quyết định để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
đảng ở cấp xã là phải xây dựng một đội ngũ cán bộ chủ chốt thật sự vững
mạnh, trong đó đặc biệt coi trọng vai trò của đồng chí bí thư đảng ủy xã.
Trong điều kiện Đảng cầm quyền và xây dựng CNXH hiện nay, hầu
hết tổ chức đảng ở xã là đảng bộ cơ sở, bí thư đảng ủy xã là cán bộ chủ chốt ở
cơ sở, là một cốt cán đối với toàn bộ hoạt động của tổ chức đảng, chính
quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. Đặc biệt,
bí thư đảng ủy xã là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của cấp uỷ và của đảng bộ xã. Đồng thời, bí thư đảng uỷ xã là
người trực tiếp lãnh đạo tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết
của Đảng, của cấp uỷ cấp trên và chính sách, pháp luật của Nhà nước, chịu
trách nhiệm trước Đảng, trước dân về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị
của Đảng bộ cơ sở. Bí thư đảng ủy xã còn là người để nhân dân trực tiếp bày
tỏ, phản ánh tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình đối với Đảng hoặc là để
tìm sự động viên, giúp đỡ lúc khó khăn; cũng có thể nói rằng, bí thư đảng ủy
xã là nơi gửi gắm niềm tin của nhân dân ở nông thôn.
7ễ7Ệ^ễ2. Chức năng, nhiệm vụ của bí thư đảng ủy xã, phường, thị
trấn
Người bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn, trước hết phải nắm vững,
vận dụng đúng đắn, sáng tạo và lãnh đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả đường
lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
cùng với tập thể cấp ủy và đảng bộ xác định được nhiệm vụ chính trị của đơn
vị cơ sở mình một cách sát thực và đúng hướng, trọng tâm là khai thác được
tiềm năng, thế mạnh của xã, phường, thị trấn nơi mình phụ trách, lãnh đạo
việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế; tìm "đầu ra" cho các sản phẩm củanông dân;
ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; tích cực xoá đói, giảm nghèo... Đi
đôi với việc phát triển kinh tế, phải quan tâm lãnh đạo tốt việc phát triển y tế,
giáo dục, các vấn đề văn hoá - xã hội, xây dựng xóm, ấp văn hoá, kiên quyết
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
xoá bỏ các tệ nạn, điều chỉnh các tập tục lỗi thời, xóa bỏ mê tín dị đoan, giữ
vững ổn định về an ninh, quốc phòng ở nông thôn.
Bí thư đảng ủy xã, phường, thị trấn có trách nhiệm trực tiếp chăm lo
xây dựng và chỉnh đốn Đảng ở ngay tại đảng bộ của mình: xây dựng đảng bộ
trong sạch, vững mạnh về tư tưởng, chính trị và tổ chức; đổi mới và nâng cao
chất lượng nội dung sinh hoạt và hoạt động của cấp uỷ, của đảng bộ, của các
chi bộ; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tốt chế
độ tự phê bình và phê bình, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong cấp ủy và
trong đảng bộ; nâng cao chất lượng đảng viên; củng cố, kiện toàn tổ chức bộ
máy, chăm lo, xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, trước
hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở; lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra và
phối hợp hoạt động chặt chẽ với các tổ chức, các cơ quan trên địa bàn xã; xây
dựng và thực hiện quy chế làm việc của cấp ủy cơ sở; gần gũi, lắng nghe ý
kiến đóng góp của quần chúng; chỉ đạo việc tổ chức cho các đoàn thể tham
gia phê bình cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng và tham gia vào công tác xây
dựng Đảng.
Có thể nói rằng, người bí thư đảng ủy cấp xã là người chủ trì, điều
khiển tất cả mọi mặt công tác, các lĩnh vực hoạt động của đảng bộ, đảng ủy
xã, phường, thị trấn; trực tiếp nắm và chỉ đạo thực hiện các vấn đề trọng yếu,
các khâu trung tâm của nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh,
quốc phòng, chăm lo xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị ở
cơ sở trong sạch, vững mạnh. Ngoài ra, trong công tác và sinh hoạt hàng
ngày, họ phải giải quyết nhiều mối quan hệ rất phức tạp. Đó là quan hệ công
việc, quan hệ làng xã, quan hệ họ hàng... - tất cả các mối quan hệ đó đều đòi
hỏi phải được giải quyết thấu tình, đạt lý. Do vậy, yêu cầu đối với người bí
thư đảng ủy ngày càng nặng nề hơn, họ phảivừa "đủ tâm", vừa "đủ tầm" để
đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của thòi kỳ mới.
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
Bạc Liêu hiện vẫn là tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát triển, cơ sở vật
chất- kỹ thuật yếu kém, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế. Những yếu kém đó
thể hiện rõ nhất ở các xã. Do đó, để đưa Bạc Liêu phát triển nhanh, vượt qua
tình trạng tỉnh nghèo, cần tạo ra bước phát triển mạnh mẽ từ các xã, phường,
thị trấn; phải đi lên từ nông nghiệp và nông thôn; tất cả các xã trong tỉnh đều
phải dựa vào tiềm năng, thế mạnh của mình để phát triển. Muốn vậy, các tổ
chức đảng cơ sở xã, phường, thị trấn, trước hết là đội ngũ các bí thư đảng uỷ
cấp xã, phải có ý chí đưa địa phương mình vươn lên thoát nghèo, từng bước
vươn lên giàu mạnh; phải có phẩm chất và năng lực đề ra định hướng phát
triển táo bạo, mang tính đột phá và cùng cấp uỷ, chính quyền tổ chức thực
hiện thành công các chủ trương đó. Các cấp uỷ tỉnh, huyện và các ban, ngành
trong tỉnh có đề ra chủ trương, kế hoạch đúng đắn đến mấy, nhưng nếu không
có đội ngũ bí thư đảng uỷ xã, phường, thị trấn mạnh, thì Bạc Liêu không thể
có bước phát triển nhanh và bền vững.
1.2. Quan niệm về xây dựng đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu
1.2Ệ1. Yêu cầu chung
Trong thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước - ở nông
thôn, các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân đặt ra những yêu cầu
hết sức mới đối với đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ bí thư đảng ủy xã,
phường, thị trấn nói riêng. Bí thư đảng ủy cấp xã phải là người có đủ bản lĩnh
chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, trình độ mọi mặt, năng lực tổ chức
thực tiễn, quan hệ tốt với quần chúng. Bí thư đảng ủy cấp xã phải có khả năng
tập hợp, phát huy trí tuệ của cấp uỷ, đội ngũ cán bộ cơ sở và nhân dân, giải
quyết những vấn đề nảy sinh ở cơ sở.
Trong điều kiện chủ động và tích cực hội nhập, mở rộng giao lưu với
bên ngoài, thông tin đa dạng, nhanh, phức tạp và nhiều chiều như hiện nay,
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử
cán bộ các cấp nói chung và bí thư đảng ủy xã nói riêng phải có khả năng nắm
bắt, phân tích, xử lý, chọn lựa thông tin để hình thành quyết định. Công cuộc
đổi mới của đất nước ta diễn ra trong hoàn cảnh chế độ
XHCN ở các nước Đông Âu và Liên Xô bị sụp đổ, các thế lực thù địch đang
tìm mọi cách tấn công, xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta; xuyên tạc lịch sử và
sựnghiệp đổi mới ở nước ta. Không có được trình độ và năng lực nêu trên,
người bí thư đảng uỷ xã không thể tự làm tốt công tác tư tưởng của mình, cho
tổ chức đảng và cho quần chúng, không thể xây dựng được niềm tin cho quần
chúng vào con đường cách mạng XHCN và vai trò lãnh đạo của Đảng.
Nông thôn Bạc Liêu chiếm trên 90% diện tích đất đai, nông dân chiếm
trên 80% dân số toàn tỉnh. Song, phần lớn dân cư nông thôn hiện nay, nhất là
các vùng sâu, vùng xa trung tâm tỉnh lỵ, vẫn trong tình trạng nghèo nàn, đời
sống khó khăn; hầu hết diện tích đất nông nghiệp còn độc canh cây lúa, tư
liệu sản xuất còn lạc hậu; bình quân mộng đất trên đầu người ngày càng giảm,
lại phân tán, manh mún... Mặc dù ở một số nơi trong tỉnh nông dân đã rất cố
gắng sản xuất từ 2 đến 3 vụ lúa - màu trong năm, vòng quay của đất tăng
nhanh, kết hợp trồng trọt và chăn nuôi với các mô hình mới như VAR (vườn,
ao, ruộng),VAC (vườn,ao,chuồng), các trang trại quy mô nhỏ, đưa cây màu
xuống ruộng..., nhưng đời sống nông dân vẫn còn nhiều khó khăn, tụt hậu
ngày càng xa so với các tỉnh, thành phố trong vùng. Người lao động thiếu
việc làm, dân trí thấp, đội ngũ trí thức trực tiếp thực hiện CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn rất ít; kết cấu hạ tầng kém, hiệu quả sử dụng đất đai, năng
suất lao động thấp; một bộ phận nông dân không có đất sản xuất phải đi làm
thuê, làm mướn, tiếp tục cực nhọc và nghèo khổ. Mặt khác, ở nhiều nơi trong
tỉnh hiện nay còn tồn tại các tệ nạn như: số đề, đá gà, mại dâm và các tập tục
lạc hậu như: mê tín dị đoan, bói toán, cầu hồn, lên đồng; những vấn đề xã hội
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử