QUYỂN VÀ NGHĨA yụ
GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH
ThS. M AI ANH biên soạn
NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ
LỜI GIỚI THIỆU
Gia đình là tê bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng
con người, đông thời nó còn là môi trường quan trọng
để hình thành nhân cách và giáo dục nhân cách của con
người. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 được ban
hành một lần nữa khắng định về vai trò quan trọng của
yếu tố gia đình trong xã hội, cần phải được pháp luật
điều chinh, tạo lập một hành lang pháp lý cho sự lởn
mạnh cùa tế bào này trong xã hội.
Bằng việc đi sâu tìm hiếu các quy định của pháp luật
về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con cái, ông bà
với cháu và giữa các thành viên trong gia đình trong hệ
thong pháp luật hôn nhăn và gia đình Việt Nam - những
chế định quan trọng cùa pháp luật hôn nhãn và gia
đình, cuốn sách “Quyền và nghĩa vụ giữa các thành
viên trong gm đình ” mong muốn sẽ góp phần cung cấp
cho bạn đọc hiểu thêm về các chê. định này, cũng như
quan tâm đến pháp luật hôn nhân và gia đình nước ta.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
NHÀ XUÁT BẢN DÂN TRÍ
5
I. QUYỂN VÀ NGHĨA v ụ CỦA vợ CHổNG
1.
Quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ
và chồng
Câu 1. Pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ
nhân thân giũu vợ và chồng gồm những nội dung nào?
Điều 24 Bộ luật Dân sự quy định quyền nhân thân là
quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể
chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác. Các quyền nhân thân bao gồm: quyền
đối với họ tên, quyền được bảo đảm an toàn tính mạng,
sức khóe thân thể; quyền được bảo vệ danh dự, nhân
phẩm uy tín; quyền đổi với bí mật đời tư; quyền kết hôn;
quyền bình đẳng siừa vợ và chồng; quyền ly hôn;
quyên được hưởng sự chăm sóc lẫn nhau; quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo; quyền lao động; quyền tự do
kinh doanh...
Từ Điều 18 đến Điều 23 và khoản 3 Điều 2 Luật Hôn
nhún và gia đình quy định các quyền về nhân thân của
vợ chồng bao gồm các quyền sau:
Vợ chồng chung thuỷ, thương yêu, quý trọng, chăm
sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm,
bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
7
- Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và
quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
- Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân
phẩm, uy tín cho nhau.
- Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ,
xúc phạm đển danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.
- Vợ, chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho
nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn
hoá, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính
trị, kinh tế, văn hoá, xã hội theo nguyện vọng và khả
năng của mỗi người.
- Nơi cư trú của vợ, chồng do vợ chồng lựa chọn,
không bị ràng buộc bời phong tục, tập quán, địa giới
hành chính.
Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của nhau; không được cưỡng ép, cản trờ nhau theo
hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số
và kế hoạch hoá gia đình.
Câu 2. Trong các gm o dịch, vợ chồng có th ể đại
diện, thay mặt nhau thực hiện các gm o dịch không?
Sau khi kết hôn, vợ chồng có thể đại diện nhau khi
một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ
điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ
định làm người đại diện theo pháp luật cho người (tó.
8
Vợ hoặc chông phải chịu trách nhiệm liên đới đôi
với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người
thực hiện nhăm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của
gia đình.
Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
Vợ chồng có thể uỷ quyền cho nhau xác lập, thực
hiện và chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của
pháp luật phải có sự đồng ý của cả vợ chồng; việc uỷ
quyền phải được lập thành văn bản.
Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng
lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người
giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự m à bên kia được Toà án chỉ định làm người đại
diện theo pháp luật cho người đó.
2. Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng
Câu 3. Pháp luật quy định căn c ứ để xác định khối
tài sản chung của vợ chồng như th ế nào?
Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình quy định tài sản
chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu
nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và
những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung
hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà
vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi
kết hôn ỉà tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng
9
đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn,
được thừa kế riêng chi là tài sản chung khi vợ chong có
thoả thuận.
Tài sản
họp nhất.
chuns
của vợ chồng thuộc sở hữu chung
Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ
chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu
thì trong giấy chửnơ nhận quyền sở hữu phải ghi tên của
cả vợ chồng.
Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài
sản mà vợ, chồng đans có tranh chấp là tài sản riêng của
mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.
Câu 4. Pháp luật quy định nhũng tài sản nào thuộc
sở hữu chung của vợ chồng phủi gh i tên cả vợ và
chồng khi đăng ký quyền sở hữu?
Các tài sản chung của vợ chồng khi đăng ký quyền
sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng bao gồm: nhà ở,
quyền sử dụng đất và những tài sản khác mà pháp luật
quy định phải đăng ký quyền sở hữu,
Việc đăng ký các tài sản, quyền tài sản thuộc sờ hữu
chung của vợ chồng phải ghi tên của cả vợ và chong
được thực hiện kể từ ngày 18/10/2001.
Câu 5. Sau m ột thòi gian kết hôn, anh B, chị M đã
mua được đất xây nhà. Gần đây, anh B cùng một vài
người ban thành lập công ty kinh doanh, đế góp vốn
anh B bàn bạc vói chị M th ế chấp căn nhà đế vay vốn
10
kinh doanh. C hị M không đông ỷ. Anh B cho răng
giấy tờ nhà ch ỉ m ang tên anh nên anh có quyền đi thê
chắp cún nhà tại ngân hùng. Trong trường họp này,
quan điểm của anh B có đứng không?
TheJ quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và gia
đình, quyền sử dụng đất mà vợ và chồng có được sau
khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử
dụng đít mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn,
được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có
thỏa thuận.
Khcản 3 Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình quy
định việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân
sự lièn quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là
nguồn sắng duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản
chung lể đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn
bạc, thoa thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư
kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29
Luật H3n nhân và gia đình.
Nhu vậy, việc dùng tài sản chung có giá trị lớn đê
đàu lư kinh doanh cần phải được vợ chồng bàn bạc,
thỏa th-iận; anh B chỉ được thế chấp giấy tờ nhà đất vay
vốn ngân hàng khi giữa anh và vợ đã bàn bạc, thỏa
thuận 'ớ i nhau hoặc anh chị đã có thỏa thuận bằng văn
bản việc chia tài sản chung trong đó anh B được quyền
định đoạt ĩĩỊẾi nhà và quyền sử dụng đất để đàu tư kinh
doanh riêng.
Câu 6. Trong trường hợp tài sản thuộc sớ hữu
chung của vợ chồng đã đăng kỷ quyển sở hữu ch ỉ ghi
tên của m ột bên vợ hoặc chồng thì ph áp luật quy định
hướng x ử lý n h ư thể nào ?
Trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chong
đã đăng ký quyền sở hữu trước ngày 18/10/2001 chỉ ghi
tên của một bên vợ hoặc chồng, thì vợ chồng có thê yêu
cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại giấy tờ
đăng ký quyền sở hữu tài sản đó để ghi tên của cả vợ và
chồng, nếu vợ chồng không yêu cầu cấp lại giấy tờ đăng
ký quyền sở hữu tài sản, thì tài sản đó vẫn thuộc sở hữu
chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp, bên nào cho đó
là tài sản thuộc sở hữu riêng của mình, thì có nghĩa vụ
chứng minh.
Câu 7. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài
sản chung được pháp luật quy định n hư th ế nào?
Theo quy định tại Điều 28 Luật Hôn nhân và gia
đình thì vợ chồng có những quyền và nghĩa vụ sau đối
với tài sản chung:
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong
việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo
đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung
của vợ chồng.
Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự
liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn
sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để
12
đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thoả
thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh
doanh riêng theo quy định.
Câu 8. Trong thời kỳ hôn nhân, pháp luật quy định
n hũng khoản thu nhập nào được xem là thu nhập hợp
ph áp của vợ chồng?
Những thu nhập họp pháp khác của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân có thể là tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền
trúng thường xổ số m à vợ, chồng có được hoặc tài sản
mà vợ chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định
của Bộ luật Dân sự, trong thời kỷ hôn nhân.
Câu 9. Pháp luật quy định vợ chồng có được thỏa
thuận việc chia tài sản chung trong thời gừin quan hệ
hôn nhân còn tồn tại hay không? N hững lợi tức ph át
sinh từ tài sản chung đã chia có được xác định là tài
sản riêng của vợ, chồng hay không?
Theo khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình thì
khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư
kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc
có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận
chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành
văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu
cầu Tòa án giải quyết.
Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 29 Luật Hôn nhân và
gia đình thì việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm
trốn ưánh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được
pháp luật công nhận.
13
v ề hậu quả chia tài sàn chung cùa vợ chồng. Điều 30
Luật Hôn nhân và gia đình đã quy định trong trường hợp
chia tài sản chuns của vợ chồnẹ thì hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng cùa mỗi
ne ười; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu
chuns của vơ chông.
Câu 10. Việc chia tài sản chung của vợ, chồng
trong thòi kỳ hôn nhân được thực hiện n h ư th ế nào?
Theo Điều 6 Nghị định 70 số 70/2001/NĐ-CP ngày
03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình (Nghị định 70)
quy định:
Thoả thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong
thòi kỳ hôn nhân phải được lập thành văn bản và ghi rõ
các nội dung sau đây:
- Lý do chia tài sản;
- Phần tài sản chia (bao gồm bất động sản, động sản,
các quycn tài sản); trong đó cân mô tả rõ những tài sàn
được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia;
- Phần tài sản còn lại không chia, nếu có;
- Thời điếm có hiệu lực của việc chia tài sản chung;
- Các nội dung khác, nếu có.
Văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng
phái ghi rõ ngày, tháng, năm lập văn bản và phải có chừ
ký của cả vợ và chồns; văn bản thoả thuận có thể có
người làm chúng hoặc được công chứng, chứng thực
14
theo yêu câu của vợ chồne hoặc theo quy định của
pháp luật.
Trong trườn 2 hợp vợ. chồng không thoả thuận được
về việc chia tài san chunơ, thì cả hai bên hoặc một bên
có quyền ycu cầu T oà án giải quyết.
Câu 11. Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi
nào có hiệu lực?
Việc xác định thời điểm có hiệu lực của văn bản chia
tài sản chung giữa vợ và chồng được quy định như sau:
- Trong trường họp văn bản thoả thuận chia tài sản
chung của vợ chồng không xác định rõ thời điểm có
hiệu lực của việc chia tài sản, thì hiệu lực được tính từ
ngày, tháng, năm lập văn bản.
- Trong trường họp văn bản thoả thuận chia tài sản
chung của vợ chồng được công chứng hoặc chứng thực
theo yêu cầu của vợ chồng, thì hiệu lực được tính từ
ngày xác định trong văn bản thoả thuận; nếu văn bản
khỏng xác định ngày có hiệu lực đó, thì hiệu lực được
tính từ ngày văn bản đó được công chứng, chứng thực.
- Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản
chung của vợ chồng phải công chứng, chứng thực theo
qưy định cùa pháp luật, thì hiệu lực được tính từ ngày
văn bản đó được công chửng, chứng thực.
- Trong trường họp Toù án cho chia tài sản chung
theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định 70, thì
việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực kể từ
15
ngày quyêt định cho chia tài sản chung của Toà án có
hiệu lực pháp luật.
Câu 12. Hậu quả của việc chia tài sản chung của
vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân được pháp luật quy
định n h ư thế nào?
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì
thuộc sờ hữu riêng của mồi người, trừ trường họp vợ
chồng có thoả thuận khác.
H oa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn
lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ, chồng.
- Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuấi kinh
doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên
sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chong,
trừ trường họp vợ chồng có thoả thuận khác.
Câu 13. Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân, vợ chồng muốn khôi phục lại chế độ tài sản
chung của vợ chồng thì pháp luật có cho phép không?
Trong trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung và
sau đó muốn khôi phục chế độ tài sản chung, thì vợ
chồng phải thoả thuận bằng văn bản có ghi rõ các nội
dung sau đây:
- Lý do khôi phục chế độ tài sản chung;
- Phần tài sản thuộc sở hữu riêng của mỗi bên;
- Phần tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng,
nếu có;
16
- Thời điêm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài
sản chung;
- Các nội dung khác, nếu có.
Vần bản thoả thuận phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập
văn bản và phải có chữ ký của cả vợ và chồng; văn bản
thoà thuận có thê có người làm chứng hoặc được công
chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo
quy định của pháp luật.
Câu 14. Việc khôi phục lại chế độ tài sản chung
của vợ chồng có hiệu lực tại thòi điểm nào?
Thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài
sản chung được xác định như sau:
Trong trường họp văn bản thoà thuận khôi phục chế
độ tài sản chung của vợ chồng không xác định rõ thời
điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản
chung, thì hiệu lực được tính từ ngày, tháng, năm lập
văn bản.
Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản
chung của vợ chồng được công chửng hoặc chứng thực
theo yêu cầu của vợ chồng, thì văn bản thoả thuận khôi
phục chế độ tài sản chung của vợ chồng cũng phải được
công chứng hoặc chứng thực và việc khôi phục chế độ
tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày xác định trong văn
bản thoả thuận; nếu văn bản không xác định ngày có
hiệu lực đó, thì hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó
được công chứng, chứng thực.
17
Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản
chung của vợ chồng phải công chứng, chứng thực theo
quy định của pháp luật, thì văn bản thoả thuận khôi phục
chế độ tài sản chung cũng phải được công chứng, chửng
thực theo quy định của pháp luật và có hiệu lực kể từ
ngày được công chứng, chứng thực.
Câu 15. Pháp luật quy định các trường hợp chia tài
sản chung của vợ chồng b ị vô hiệu n h ư th ế nào?
Theo Điều 11 Nghị định 70 quy định các tnrờng họp
chia tài sản chung bị vô hiệu như sau:
Tòa án tuyên bố là vô hiệu đối với việc chia tài sản
chung của vợ và chồng theo yêu cầu của những người có
quyền, lợi ích liên quan thì việc chia tài sản chung của
vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ về tài
sản sau đây bị Toà án tuyên bố là vô hiệu:
- Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng người khác theo
quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
- Nghĩa vụ thanh toán khi bị Toà án tuyên bố phá sản
doanh nghiệp.
- Nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác đối
với Nhà nước.
- Nghĩa vụ trả nợ cho người khác.
- Các nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của
pháp luật.
18
Cảu 16. Tôi được hưởng thừa kế hơn 10.000 cổ
phiếu. Tại th òi điểm đó tôi kết hôn. Hiện tại tôi có
ý định bán so cổ phiếu đó để giúp đỡ gia đỉnh em họ
đang khó khăn. Tôi đang băn khoăn không biết mình
có thể bán số cỗ phiếu đó mà không cần sự đồng ý của
vợ không?
Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình quy định, vợ
chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ,
chồng gồm tài sản mà mồi người có trước khi kết hôn;
tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong
thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng
trong trường hợp vợ, chồng đã thỏa thuận chia tài sản
chung để đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ
dân sự riêng; đồ dùng, tư trang cá nhân.
Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản
riêng vào khối tài sản chung.
Trong trường hợp nêu trên, anh được thừa kế riêng
số co phiếu đó, nên nó được coi là tài sản riêng của anh.
Pháp luật thừa nhận và bảo vệ quyền có tài sản riêng của
vợ, chồng. Anh có thể bán cổ phiếu lấy tiền giúp đỡ gia
đình người em họ gặp khó khăn mà không cần sự đồng ý
của vợ anh.
Câu 17. Xin cho biết, tà i sản riêng đã được đưa
vào s ử dụng chung th ì hai bên vợ chồng có quyền
ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
hay không?
19
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của
vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điêu 33
Luật Hôn nhân và gia đình như sau:
- Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
tài sản riêng của mình, trừ trường họp tài sản riêng của
vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa
lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất
của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được
sự thoả thuận của cả vợ, chồng.
- Vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng; trong trường
hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản
riêng và cũng không uỷ quyền cho người khác quản lý
thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó.
- Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh
toán từ tài sản riêng của người đó.
- Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào
các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài
sàn chung không đủ để đáp ứng.
Câu 18. Vợ, chồng có trách nhiệm n h ư th ế nào đối
với các giao dịch do m ột bên thực hiện?
Điều 25 Luật Hôn nhân và gia đình quy định trách
nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một
bên thực hiện thì vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm
liên đới đối với giao dịch dân sự họp pháp do một trong
hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sình hoại
thiết yếu của gia đình.
20
Càu 19. Việc xác lập, thực hiện, chấm dúi các giao
dịch dân sự liên quan đến tài sản của vợ, chồng được
thưc hiên nhu-thế nào?
Điêu 4 Nghị định 70 quy định vê việc xác lập, thực
hiện, chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài
sản cúa vợ, chồng như sau:
Trong trường hợp việc xác lập, thực hiện hoặc chấm
dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có
giá trị lớn của vợ chồng hoặc tài sản chung là nguồn
sống duy nhất của gia đình, việc xác lập, thực hiện hoặc
chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến định đoạt
tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng
nhưng tài sản đó đã đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi,
lợi tức phát sinh là nguồn sống duy nhất của gia đình mà
pháp luật quy định giao dịch đó phải tuân theo hình thức
nhất định, thì sự thoả thuận của vợ chồng cũng phải tuân
theo hình thức đó (lập thành văn bản có chừ ký của vợ,
chồng hoặc phải có công chứng, chứng thực...)
Đối với các giao dịch dân sự mà pháp luật không có
quy định phải tuân theo hình thức nhất định, nhưng giao
dịch đó có liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn
hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình hoặc giao dịch
đó cổ liên quan đến việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu
riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng đã đưa vào sử
dụng chung và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó là
nguốn sống duy nhất của gia đình, thì việc xác lập, thực
hiện hoặc chấm dứt các giao dịch đó cũng phải có sự
thơả thuận bằng văn bản của vợ chồng.
21
Tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng nêu trên
được xác định cãn cứ vào phần giá trị của tài sản đó
trong khối tài sản chung của vợ chồng.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện
hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài
sản chung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà
không có sự đồng ý của một bên, thì bên đó có quyền
yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu theo quy
định tại Điều 139 của Bộ luật Dân sự và hậu quả pháp
lý được giải quyết theo quy định tại Điều 146 của
Bộ luật Dân sự.
Câu 20. Pháp luật quy định việc nhập tài sản riêng
của vợ, chồng vào so tài sản chung n h ư thê nào?
Điều 13 Nghị định 70 quy định việc nhập tài sản
riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung, cụ
thể như sau:
Việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các
tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một
bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo
quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật Hôn nhân và gia
đình phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ
và chồng. Văn bản đó có thể được công chứng hoặc
chứng thực theo quy định của pháp luật.
Việc nhập tài sản riêng của một bên vào khối tài sản
chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa
vụ riêng của bên đó về tài sản thì vô hiệu theo quy định
tại Điều 11 của Nghị định 70.
22
Câu 21. Tài sản riêng của vợ, chông có được sử
dụng vào m ục đích chung của gm đình không?
Vợ. ch ồn s có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
tài san riêng của mình.
Nghĩa vụ riêng về tài sản của mồi người được thanh
toán từ tài sản riêng của người đó.
Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào
các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài
sản chung không đù để đáp ứng.
Trong
được đưa
sản riêng
việc định
của cả vợ
trường họp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã
vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức là tài
đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì
đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận
và chồng.
Câu 22. Trong d i chúc của mình, ông A ch ỉ định
người quản lý tài sản là con gái. Bà B là vợ cho rằng
người quản lý tài sản đưong nhiên ph ải là vợ, tức là
bà B. Vì vậy, bà B phản đối. Vậy, pháp luật quy định
như thế nào về quyền quản lý di sản, quyền thím kế tài
sản giữa vợ chồng?
Quyền thừa kế tài sản giữa vợ và chồng được thực
hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Hôn nhân và gia
đình. Cụ thể như sau:
Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo
quy định của pháp luật về thừa kế.
Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố
là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của
23
vợ chông, trừ trường họp trong di chúc có chỉ định
người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế
thoả thuận cử người khác quản lý di sản.
Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà
việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống
của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn
song có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà
những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia
di sản trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn do
Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người
khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu càu
Toà án cho chia di sản thừa kế.
24
n. QUAN HỆ GIỮA CHA, MẸ VÀ CON
1. Căn cứ phát sinh quan hệ giữa cha, mẹ và con
Câu 23. Vỉêc xác đinh cha, me và con đươc thưc
hiện như th ế nào?
•
•
’
•
•
•
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 70 thì:
- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người
vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân được xác định là con
chung của vợ chồng; Con sinh ra trước ngày đăng ký kết
hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của
vợ chồng.
- Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người
chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Toà
án xừ cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì
được xác định là con chung của hai người.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng không nhận đứa trẻ
là con chung của hai người quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này, thì phải có chứng cứ và phải được
Toà án xác định.
Câu 24. Pháp luật quy định cơ quan nào có thẩm
quyển xác định cha, m ẹ và con?
Tòa án là cơ quan có thẩm quyền xác định cha,
mẹ và con.
25
Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì
phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Người không được nhận là cha, mẹ của m ột người có
thể yêu cầu Tòa án xác định đó là con mình.
Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể
yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là
con mình.
Câu 25. Pháp luật quy định nhũng ai có quyển yêu
cầu xác định cha, m ẹ cho con chun thành niên, con đã
thành niên m ất năng lực hành vi dân sự?
Theo quy định tại Điều 66 Luật Hôn nhân và gia
đình, những người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ
cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng
lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất
năng lực hành vi dân sự gồm:
- Mẹ, cha hoặc người giám hộ theo quy định của
pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu
Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án xác
định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên
mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha,
mẹ mất năng lực hành vi dân sự.
- Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố
tụng dân sự có quyền yêu cầu Toà án xác định cha, mẹ
cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng
lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất
năng lực hành vi dân sự.
26
t
- Cơ quan, tồ chức sau đây theo quy định của pháp
luật về t) tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án
hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án xác định
cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất
năng lự; hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha,
mẹ mất năng lực hành vi dân sự: Uỷ ban Bảo vệ và
Chăm scc trẻ em; Hội Liên hiệp Phụ nữ.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị
Viện kicm sát xem xét, yêu cầu Toà án xác định cha, mẹ
cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng
lực hànầ vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất
năng lực hành vi dân sự.
Câu 26. Pháp luật về hôn nhân và gm đỉnh Việt Nam
quy định như thế nào về việc nuôi con nuôi?
N uô con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con
giữa ngiời nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm
con n u d , bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi
được tnng nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù
họp với đạo đức xã hội.
Pháp luật Việt Nam quy định vấn đề này hoàn toàn
phù hợj với pháp luật quốc tế. Con người từ khi sinh ra
đã bìrứ đẳng trước pháp luật, được chăm sóc, nuôi
dưỡng, được học hành theo quy định của pháp luật
và tùy theo nguyện vọng và khả năng của chính bản
thân m hh.
27
Có nhiều lý do khác nhau mà không thể sinh con
được. Ngược lại cũng do nhiều nguyên nhân mà sau khi
sinh người mẹ không thể nuôi dưỡng con mình được thì
pháp luật tạo điều kiện cho họ có quyền cho và nhận đứa
trẻ để làm con. Pháp luật cho phép một người có thể
nhận một hoặc nhiều người làm con nuôi.
Giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận
làm con nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và
con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
Các quyền và nghĩa vụ của người nhận nuôi con nuôi và
người được nhận con nuôi được hình thành tại thời điểm
đăng ký nhận nuôi con nuôi tại cơ quan đăng ký con
nuôi theo quy định của pháp luật.
Đặc biệt, con liệt sỹ, con thương binh, con người có
công với cách mạng vẫn được hường các quyền lợi theo
quy định của pháp luật đối với con liệt sỹ, con thương
binh, gia đình có công với cách mạng.
- Nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện thuận lợi,
cũng như khuyến khích việc nhận trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ
rơi, trẻ bị tàn tật làm con nuôi, v ề phía nhà nước cũng
có rất nhiều trung tâm nuôi dạy các cháu mồ côi, tàn tật,
không nơi nương tựa.
- Pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam
nghiêm cấm việc nhận nuôi con nuôi với mục đích bóc
lột sức lao động trỏ cm, lạm dụng tình dục, buôn bán trẻ
em và các mục đích vụ lợi khác.
28