Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ NHỮNG NGÔI MỘ GIÓ TRÊN ĐẢO LÝ SƠN- QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 84 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảo Lý Sơn (còn có tên gọi là Cù Lao Ré) là huyện đảo duy nhất của tỉnh
Quảng Ngãi. Đảo nằm ở phía Đông Bắc, cách đất liền 15 hải lý. Đảo Lý Sơn được
coi là cửa ngõ ra Hoàng Sa. Đây cũng được coi là một bảo tàng sống động về lịch
sử chủ quyền Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa, cùng với một hệ
thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú và đa dạng với nhà thờ họ,
đình làng, các lăng, lân, Âm linh tự, mộ gió… có nhà, thác có mồ có mả” vì vậy,
tang lễ cho người chết, xây cất mồ mả, cún
Quan niệm của người Việt , “sống có cửa g giỗ linh hồn người mất được xem
là phần không thể thiếu được trong đời sống. Người dân vùng biển do sống ở một
môi trường khắc nghiệt hơn, nơi người chết không phải lúc nào cũng tìm được thi
thể nên phổ biến một tập tục, đó là những người bị nạn trên biển, không tìm được
thi thể thì phải làm mộ gió, dựng cây tre đầu làng, trên cây tre buộc mảnh vải trắng
(nhìn như cây nêu) với niềm tin là gọi hồn người chết trở về nhập vào ngôi mộ.
Tục đắp mộ gió, táng hình nhân thế mạng phổ biến nhiều vùng trên đất nước
ta, nhưng không đâu nhiều bằng huyện đảo Lý Sơn . Bởi ở đây ngoài những ngôi mộ
gió của ngư dân bị gặp thiên tai, tai nạn mất xác trên biển còn có những quân binh
các đội Hoàng Sa, Trường Sa hy sinh trong khi làm nhiệm vụ . Ở Lý Sơn, bãi tha ma
nào cũng có mộ gió, thậm chí vì đất chật người ta còn đắp cả mộ ở góc ruộng tỏi,
góc vườn hay góc sân nhà…
Mộ gió ở Lý Sơn gắn liền với tục cúng “Khao lề thế lính”, một lễ thức của cư
dân vùng biển với tín ngưỡng thờ chiến sĩ trận vong, ở đây là những người lính đi
làm nhiệm vụ ở đảo Hoàng Sa thuở trước:
Hoàng Sa trời nước mênh mông
Người đi thì có mà không thấy về
Đề tài mộ gió được viết khá nhiều, nhưng không phải từ góc độ nghiên cứu
khoa học. Những bài viết về đề tài này hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức độ một bài
báo, hoặc một phóng sự nhiều kỳ. Lựa chọn đề tài:” Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn”
làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp, tôi muốn đưa đến một cái nhìn toàn diện, bao
quát về mộ gió từ lịch sử, thời gian hình thành, nguyên nhân lập mộ gió, cách thức



1


tiến hành, ý nghĩa, giá trị của những ngôi mộ gió, điểm khác biệt của mộ gió ở Lý
Sơn với mộ gió ở những địa phương khác…
2. Lịch sử nghiên cứu
Viết về đề tài mộ gió, về những ngôi mộ của hùng binh Hoàng Sa có rất nhiều
bài báo, tạp chí, phóng sự đã từng đăng tải.. .Nếu tra cụm từ “mộ gió” trên Google
search sẽ cho 15.300.000 kết quả trong vòng 0,28 giây. Tuy nhiên, các bài báo, tạp chí
này chủ yếu tập trung khai thác về mộ của những cai đội Hoàng Sa, một vài bài báo
có giới thiệu sơ qua về cách làm mộ gió, về nguyên nhân lập mộ…nhưng hầu như tất
cả đều mang tính chất giới thiệu, khái quát.
Cuốn sách “Như cây phong ba trên đảo Hoàng Sa” của nhà báo Lê Văn
Chương và bài viết “Mộ gió, Hình nhân và Lễ khao lề ” của Lê Hồng Khánh nhắc
đến một vài nét về những ngôi mộ gió ở Lý Sơn cũng như cách thức lập mộ chiêu
hồn, lập mộ gió... Nhưng phần nhiều vẫn còn tập trung nhiều vào những ngôi mộ
gió của những người cai đội Hoàng Sa như Phạm Hữu Nhật, Phạm Quang Ảnh và
gắn liền với lễ khao lề thế lính Hoàng Sa .
Cuốn “Hình nhân và Mộ gió” của tác giả Hiền Văn cũng đề cập một số chi
tiết liên quan đến việc lập mộ gió và các loại hình nhân ở Lý Sơn nhưng tác giả viết
dưới dạng bút ký, chưa đưa ra được cái nhìn toàn diện về mộ gió.
Những bài báo, phóng sự, bài viết, mà tôi đã sưu tầm là nguồn tài liệu tham khảo
quý báu cho quá trình thực hiện đề tài này. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng hiện nay
chưa có một công trình chuyên biệt, nghiên cứu chuyên sâu về mộ gió.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này được xác định là những ngôi mộ gió
trên đảo Lý Sơn, đặc biệt chú ý về nguồn gốc, cách thức lập mộ, thống kê số lượng
mộ gió hiện có trên đảo, cũng như ý nghĩa của những ngôi mộ này đối với đời sống

tinh thần của cư dân trên đảo, ngoài ra còn chú trọng so sánh với các ngôi mộ ở các
vùng ven biển khác để thấy được sự khác biệt của những ngôi mộ gió ở Lý Sơn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Từ khi người dân trên đảo có tục đắp mộ gió (cách đây 200
năm cho đến ngày nay)

2


- Về không gian: Huyện đảo Lý Sơn và một số vùng ven biển Việt Nam nơi
có tục đắp mộ gió.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu: Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi tích
cực tìm các tài liệu , bài báo tạp chí, internet đã xuất bản có liên quan đến vấn đề
mộ gió, mộ chiêu hồn để đọc, phân tích từ đó đưa ra các lập luận và nhận xét góp
phần làm cho đề tài được khoa học, chặt chẽ và hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó tôi đã
tiến hành điền dã, khảo sát, thống kê những ngôi mộ gió ở Lý Sơn cũng như tiến
hành phỏng vấn người trực tiếp tham gia lập mộ gió và những người trong gia đình
có mộ gió.
- Phương pháp phân tích và so sánh tài liệu.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về huyện đảo Lý Sơn
Chương 2: Mộ gió, mộ chiêu hồn và nghi thức liên quan.
Chương 3: Di tích liên quan đến đội Hoàng Sa và ngư dân đánh bắt ở Hoàng
Sa trên đảo Lý Sơn
Kết luận

3



CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐẢO LÝ SƠN
1.1.Vị trí địa lý và lịch sử hình thành đảo Lý Sơn
1.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Huyện đảo Lý Sơn nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền
chừng 25km, gồm một đảo lớn (Cù Lao Ré), một đảo bé (Cù Lao Bờ Bãi) và hòn
Mù Cu. Vốn được tách ra từ huyện Bình Chánh theo quyết định của Thủ tướng
Chính phủ năm 1992 và trở thành huyện đảo tiền tiêu. Nói về huyện đảo này, nhân
dân địa phương có ca dao thủy trình:
“Trực nhìn thấy ngó Bàn Than
Ba hòn lao Ré nằm ngang Sa Kỳ”
Diện tích của Lý Sơn vào khoảng 9,97 km², cư dân sống ở đây có hơn 20.000
người. Tổng chiều dài đường bờ biển c ủa huyện đảo là trên 25km. Huyện đảo Lý
Sơn gồm 3 đảo: đảo Lớn (Lý Sơn, Cù Lao Ré), đảo Bé (Cù Lao Bờ Bãi) ở phía Bắc
đảo Lớn, và hòn Mù Cu ở phía Đông của đảo Lớn. Huyện được chia làm 3 xã: An
Vĩnh (huyện lỵ - Đảo lớn), An Hải (Đảo lớn) và An Bình (đảo Bé).
Nằm ở vị trí tiền tiêu cuả Tổ quốc nên đảo Lý Sơn có vị tr

í rất quan trọng

trong việc bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo , giữ vững toàn vẹn lãnh thổ đất liền.
Đảo Lớn hay còn gọi là Cù Lao Ré1 với 5 hòn núi: Thới Lới, Hòn Tai, Hòn
Vung, Giếng Tiền và Hòn Sỏi... đây là những ngọn nủi lửa hoạt động trong thời kỳ
tạo sơn đã hình thành nên đảo Lý Sơn và để lại những dấu tích nham thạch, góp
phần tạo nên những hang động và cảnh quan thiên nhiên kỳ thú hiện nay như Chùa
Hang, Chùa Đục, hang Cò, hang Câu, cổng Tò Vò, Mù Cu.. Xưa ở Lý Sơn có nhiều
rừng nguyên sinh như rừng cây gạo, rừng Bà Bút,... và nhiều dòng suối như suối
Chình, suối Ốc.

Đảo Bé, còn gọi là Cù Lao Bờ Bãi, trước đây là thôn Bắc thuộc xã An Vĩnh,
nay là xã An Bình, nằm cách đảo lớn khoảng 5km về phía Tây Bắc.
Phía Đông Nam đảo lớn có hòn Mù Cu, cách bờ chừng 500m, nơi đây chỉ là
những bãi đá nhô cao, và chỉ có duy nhất loài cây Mù cu sinh sống. Hòn Mù Cu nhỏ
hẹp, không có người ở. Hiện nay, tại đây người ta lợi dụng sự che chắn sóng biển từ
1

Theo cách lý giải dân gian là Cù lao có nhiều cây Ré. Một loại cây họ gừng, mọc hoang.

4


phía Đông Nam của hòn Mù Cu để xây dựng vũng neo đậu tàu thuyền của ngư dân
trên đảo.
Huyện đảo Lý Sơn có được diện mạo như ngày này là kết quả của quá trình
đấu tranh lâu dài, không mệt mỏi của con người khắc phục những khó khăn, tận
dụng những nguồn lợi sẵn có từ thiên nhiên, khai thác, cải tạo để phục vụ cho cuộc
sống của mình.
Địa hình ở khu vực phía Nam Đảo Lớn cao hơn so với mực nước biển 2030m, độ dốc nhỏ hơn 8 độ, bậc thềm chân núi có độ dốc từ 8-15, được người dân
khai thác để trồng hành, tỏi.
Hệ thống năm ngọn núi trải dài bờ biển phía Bắc tựa như bức tường thành
chắn gió mùa Đông Bắc vào mùa đông cho người dân sinh sống ở phía Nam Đảo.
Huyện Lý Sơn chịu tác động của gió mùa nên có hai mùa rõ rệt là mùa mưa
và mùa khô, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 3
đến tháng 8. Vào mùa mưa, biển động, tàu khó ra khơi, ảnh hưởng đến nghề đi biển
của người dân.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện đảo là 800ha trong đó đất nông nghiệp
chiếm hơn 400ha. Đất lâm nghiệp chiếm 182ha, đất chưa sử dụng là 218ha… Đất
nông nghiệp trên đảo được canh tác theo hai dạng: cây hoa màu là 383ha chủ yếu
canh tác hành, tỏi, lạc, đậu, bắp… và 17 ha trồng cây ăn quả. Đất là tài nguyên quan

trọng ở Lý Sơn, thu hút khoảng 62% lao động, nuôi sống gần 50% dân số trên đảo.
Bãi cát ven biển có diện tích khoảng 42ha và diện tích này càng ngày bị thu
hẹp do nhu cầu khai thác cát ven biển để trồng hành, tỏi... diện tích đảo cũng vì thế
mà bị thu hẹp dần. Hơn nữa diện tích đất dành cho nghĩa địa ở Lý Sơn cũng quá
nhiều, phân bố chưa thật hợp lý.
Ở thời tiền sơ sử có nhiều khu rừng nguyên sinh và các dòng suối cổ nay đã
cạn, đó là suối Chính và suối Ốc. Suối Chình thuộc xã An Hải bắt nguồn từ dòng
cây trong lòng núi Thới Lới, chảy về phía Nam Đảo, Suối Ốc thuộc xã An Vĩnh, bắt
nguồn từ núi Hòn Sỏi và Giếng Tiền chảy về phía Nam Đảo. Đây là hai dòng suối
cổ có nguồn nước ngọt nên cư dân thời tiền và sơ sử trên đảo Lý Sơn đã sinh sống
dọc hai bên bờ suối và để lại nhiều dấu tích văn hóa. Trên đảo có trữ lượng nước

5


ngầm tương đối phong phú, đảm bảo sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp cho người
dân.
Đảo Lý Sơn được bao bọc bở biển cả nên việc khai thác và sử dụng các
nguồn lợi từ biển cả là một ưu thế, thuận lợi trong phát triển kinh tế của huyện.
Trong sự kiến tạo địa chất, bậc thềm chân đảo chìm sâu dưới long đất tạo nên nhiều
hang hốc, rạng đá ngầm, đồng thời còn có bãi san hô trải dài ở phía Bắc, và đông
đảo các loài thủy tộc sinh sống. Lý Sơn còn là cửa ngõ gần nhất để đi ra Hoàng Sa
đánh bắt, cho nên nghề đi biển là thế mạnh của người dân nơi đây.
Với vị thế địa lý hải đảo ven bờ, nằm trên con đường kinh tế trọng điểm
miền Trung. Cách khu công nghiệp Dung Quất 25 hải lý, Lý Sơn có nhiều ưu thế để
phát triển kinh tế và du lich. Trong chương trình phát triển của tỉnh Quảng Ngãi thì
Lý Sơn được coi là trung tâm nghề cá của tỉnh. Huyện đảo Lý Sơn còn là vị trí quan
trọng trong lĩnh vực quốc phòng, đặc biệt là đối với việc bảo vệ chủ quyền lãnh hải
của quốc gia. Từ Lý Sơn có thể giám sát, khống chế cả vùng biển miền Trung. Đặc
biệt Lý Sơn còn là chốt tiền tiêu, nằm án ngữ trên con đường vươn ra biển Đông từ

cảng Dung Quất và khu kinh tế mở Chu Lai.
1.1.2. Lịch sử đảo Lý Sơn
Từ kết quả khai quật khảo cổ tại các di chỉ Xóm Ốc và suối Chình – nơi có
hai dòng suối cổ đã cạn trên đảo và những hiện vật - công cụ lao động bằng đá do
giáo sư Diệp Đình Hoa phát hiện ở khu vực núi Giếng Tiền, xã An cho thấy trên
đảo Lý Sơn đã có người sinh sống, cách ngày này chừng 2500 – 3000 năm (tương
ứng với văn hóa Tiền Sa Huỳnh và Sa Huỳnh). Dấu tích văn hóa Champa sớm và
Champa phát triển (từ thế kỷ I đến thế kỷ XIII,XIV) cũng khá dày trên đảo. Cư dân
thuộc văn hóa Sa Huỳnh sống quần cư dọc theo hai bên bở suối Chình, kinh tế chủ
yếu là khai thác biển, món ăn chủ yếu là sò và cá. Họ để lại trong khu cư trú một
lớp vỏ ốc dày 1,5m. Họ cũng làm nông nghiệp. Bộ công cụ canh tác nông nghiệp và
chế biến nông sản như cuốc đá, rìu đá, bàn nghiền đã chứng mình điều đó.
Kế tục văn hóa Sa Huỳnh là văn hóa Champa phát triển từ những thế kỷ đầu
Công nguyên. Vết tích văn hóa của họ được để lại qua dấu tích văn hóa chứa trong
tầng văn hóa lớp trên của di chỉ Xóm Ốc và suối Chình. Đó là những hạt cườm bằng
thủy tinh bầu dục dẹt, những đồ trang sức bằng đồng, bình hình trứng đáy nhọn và

6


nhiều đồ gốm Chăm thô và mịn khác. Hiện vật Champa ở đây rất giống với những
hiện vật tìm thấy trong các tầng văn hóa Trà Kiệu ( Duy Xuyên, Quảng Nam) từ
sớm đến muộn. Những di tích khác mang dấu ấn Champa còn có miếu bà Lồi, chùa
Hang, dinh Bà Trời, giếng Vuông. Cư dân Champa sống bằng kinh tế khai thác
biển, buôn bán biển và trồng rau củ, hoa màu…
Cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, những cư dân Việt sinh sống ở ven biển
Sa Kỳ là làng An Hải (nay thuộc xã Bình Châu – huyện Bình Sơn) và làng An Vĩnh
(nay thuộc xã Tịnh Kỳ huyện Sơn Tịnh) đã di cư ra đảo sinh sống. Theo ghi chép
của một số dòng họ trên đảo thì người Việt ra đảo đầu tiên khoảng những năm 1604
-1610, đã có 15 người từ đất liền ra đảo và phân chia ranh giới khai thác, cứ trú và

hình thành nên hai làng An Hải và An Vĩnh như ngày nay. Ở làng An Vĩnh có 7 vị
tiên hiền, gồm các dòng họ: Phạn Quang, Phạm Văn, Võ Văn, Võ Xuân, Lê, Trần,
Nguyễn từ làng An Vĩnh thuộc xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh ra khai phá vùng đất
phía tây của Đảo và lập ra phường An Vĩnh, nay là xã An Vĩnh. Làng An Hải có 8
vị tiên hiền, gồm các dòng họ: Nguyễn, Dương, Trương, Trần, Võ, Nguyễn Đình,
Nguyễn Văn, Lê từ làng An Hải thuộc xã Bình Châu ra khai phá phần phía Đông và
phía Nam đảo lập ra làng An Hải, nay là xã An Hải (sau này họ Trần ở làng An
Vĩnh và họ Lê ở làng An Hải do vi phạm luật tục nên bị tước danh hiệu tiên hiền.
Tuy rời khỏi quê hương bản quán từ đất liền ra đảo để khai phá, nhưng bước đầu
những cư dân đầu tiên ra đảo vẫn chưa tách hẳn nghĩa vụ của mình với quê hương,
bản quán. Vùng đất mà họ khai phá và định cư cũng chỉ là một phần thuộc quê gốc
An Hải và An Vĩnh trong đất liền, Vì vậy mà dù sống ngoài đảo nhưng phải trở về
đất liền khi có tín hiệu gọi về. Tương truyền khi tiếng trống từ đất liền vọng ra
ngoài đảo, các vị tiên hiền phải trở về để thực hiện nghĩa vụ của mình. Mãi đến năm
1804, các làng ngoài đảo Lý Sơn mới tách khỏi An Vĩnh và An Hải trong đất liền
và được ngày 11 tháng 2 năm 1804 là ngày thành lập những đơn vị hành chính độc
lập.
Từ buổi đầu khẩn hoang, lập làng, người Việt ở Lý Sơn đã gặp không ít khó
khăn từ thiên nhiên cũng như sự cướp phá của giặc biển hay còn gọi là giặc Tàu Ô.2
Đến nay, trên đảo còn có nhiều di tích còn lưu lại đã phản ánh sự đấu tranh kiên
2

Giặc Tàu Ô: Người Việt thường gọi giặc Tàu Ô để chỉ những toán cướp biển từ Trung Quốc sang.

7


cường của nhân dân Lý Sơn với giặc Tàu Ô đó là chùa Hang,dinh Bà Roi, hang Kẻ
Cướp.. thường để ngừa giặc tàu Ô, mỗi gia đình đều có một hầm bí mật, giấu trên
núi, khi giặc Tàu Ô tới, không cướp được gì, ngoài ra những ra đình khá giả cũng đã

lập nên những mái nhà gồm hai, ba lớp, cửa bàn khoa cùng với rầm thượng, rầm hạ
để cất giấu của cải.3
Trong lịch sử, đảo Lý Sơn có tên gọi là Cù Lao Ré. Chữ Cù Lao được việt
hóa từ chữ Pulau của ngôn ngữ Malayo-Polynesien, có nghĩa là đảo, chữ Ré là tên
dân gian, tương truyền xưa đảo có nhiều cây ré nên dân gian gọi là Cù Lao Ré. Tài
liệu xưa nhất về Lý Sơn là toàn lộ đồ thư tập “Thiên nam tứ chí lộ đồ thư ” (1630)
của Đỗ Bá đã gọi Cù Lao Ré là Du Trường Sơn. Đến năm 1831, trong An Nam Đại
Quốc Họa Đồ giáo sĩ L.Tabord đã gọi Lý Sơn là Poulo Canton.
Về mặt hành chính, đảo Lý Sơn gọi là Cù Lao Ré, gồm hai phường An Vĩnh
và An Hải. Đời vua Gia Long 1808. Lý Sơn đặt thành tổng gọi là tổng Lý Sơn. Đời
vua Đồng Khánh, hai phường An Hải và An Vĩnh thuộc tổng Bình Hà huyện Bình
Sơn về sau đặt lại là tổng Lý Sơn trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi có một viên Bang tá
cai trị. Phường An Hải đổi thành xã Hải Yến, phường An Vĩnh đổi thành xã Vĩnh
Long.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, đảo Lý Sơn đổi thành tổng Trần Thành
gồm hai xã Dương Xạ (Hải Yến cũ) và xã Vĩnh Long. Năm 1946 tổng Trấn Thành
đổi thành xã Lý Sơn trực thuộc huyện Bình Sơn. Năm 1951, quân Pháp đánh chiếm
đảo Lý Sơn và thành lập một khu hành chính thuộc thành phố Đà Nẵng. Từ năm
1945 đến 1975, chính quyền Sài Gòn chia Lý Sơn thành hai xã Bình Vĩnh và Bình
Yến thuộc huyện Bình Sơn. Sau ngày giải phóng hai xã vẫn giữ nguyên tên gọi cũ,
ngày 01.01.1993 huyện Lý Sơn được thành lập gồm hai xã Lý Hải và Lý Vĩnh. Đến
năm 2003 tên các xã của huyện được đổi thành An Vĩnh và An Hải, xã An Hải gồm
các thôn: thôn Tây, thôn Đông, thôn Bắc (đảo Bé) sau này do đặc thù của một hòn
đảo tách biệt với đảo lớn và có vị trí quan trọng nên thôn Bắc được tách ra thành
đơn vị hành chính cấp xã, gọi là xã An Bình.
Do nằm ở vị trí án ngữ cửa biển Sa Kỳ - Quảng Ngãi nên đảo Lý Sơn có tầm
quan trọng về quân sự. Từ giữa thế kỷ XVII Bắc quân đô đốc Bùi Tá Hán trên
đường đem quân nhà Lê Trung Hưng vào đánh dẹp nhà Mạc, lấy lại vùng thừa
3 Dẫn theo cuốn “Văn hóa truyền thống đảo Lý Sơn”, tr.24.


8


tuyên Quảng Nam đã dừng chân tại đảo Lý Sơn, sau này nhà Nguyễn đã xây dựng ở
đây các đồn phòng thủ quân sự để bảo vệ vùng biển Quảng Ngãi. Đặc biệt, do nằm
ở vị trí trên con đường buôn bán gốm sứ, tơ lụa và nhiều mặt hàng khác từ Trung
Quốc qua Đông Nam Á, Nam Á và xa hơn nữa, nên Lý Sơn từ xa xưa đã có sự giao
lưu thương mại – văn hóa với các khu vực lân cận.
1.1.3.Đặc điểm kinh tế xã hội
1.1.3.1. Cơ cấu kinh tế
Lý Sơn được xem như là một làng nông – ngư kết hợp. Người dân vừa làm
nông, vừa đánh bắt hải sản. Mặc dù hòn đảo nằm ở giữa biển khơi, nhưng đại bộ
phận người dân Lý Sơn từ khi ra lập làng đến nay vẫn sống bằng nghề trồng hành,
tỏi, bắp, đậu trên những bãi đất hẹp dưới chân năm ngọn núi: Giếng Tiền, Hòn
Vung, Hòn Tai, Hòn Sỏi, Thới Lới …Một số hộ dân trên đảo làm nghề đi biển và
đánh bắt gần bờ, gắn với ngề lưới cá chuồn, đánh cá sơn,cá trích và câu mực là
chính. Nguồn hải sản đánh bắt được chủ yếu cung cấp cho nhu cầu của nhân dân
trên đảo. Nhờ kinh nghiệm đi biển được tích lũy qua nhiều năm cho nên vào thời
Nguyễn ngư dân ở An Hải, An Vĩnh đã được triều đình phong kiến tuyển mộ đi
khai thác sản vật, đo đạc, cắm mốc thủy trình ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa. Ngày nay, do điều kiện kinh tế phát triển, người dân đã đầu tư đóng mới nhiều
phương tiện đánh bắt hiện đại, có khả năng đánh bắt xa bờ ở ngư trường các nước, ở
vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Kinh tế biển đang ngày càng phát triển mạnh ở
Lý Sơn và đang trở thành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của
tỉnh Quảng Ngãi.
Ở Lý Sơn do đất đai không trồng được lúa, chỉ trồng được bắp, đậu ván và một
số loại khoai mì, đậu phộng, cây gai. Từ năm 1960, cây hành, cây tỏi trở thành cây
trồng chủ lực và là nguồn thu chủ yếu của người nông dân trên đảo.
Do đất đai phù hợp với điều kiện sinh trưởng của hành, tỏi nên chất lượng
hành, tỏi ở Lý Sơn rất tốt. Mặc dù cây hành, cây tỏi mang lại hiệu quả kinh tế cao,

trở thành đặc sản của Lý Sơn nhưng do quy trình cải tạo đất đòi hỏi phải có đất cát
vôi trắng để cho năng suất cao, nhưng nguồn cát này hầu như đã cạn kiệt nên sản
xuất nông nghiệp ở Lý Sơn gặp rất nhiều khó khắn và phát triển không bền vững.

9


Chăn nuôi: chủ yếu là bò, dê, lợn, gà, vịt nhưng chưa hình thành trang trại
chăn nuôi tập trung quy mô như các huyện khác mà chủ yếu là chăn nuôi theo hình
thức hộ gia đình. Số lượng gia súc, gia cầm năm 2010 của huyện là 6.000 con.
Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện quyết định thu nhập của hơn
50% cư dân của huyện, sản lượng khai thác chiếm gần 1/3 tổng sản lượng khai thác
của toàn tỉnh nhưng chủ yếu tập trung lĩnh vực khai thác thủy sản nước mặn với các
hình thức như: lặn, câu, lưới cước, lưới trủ, lưới ru, vây ngày, vây đêm, rút chì,
chong đèn… mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản lượng đánh bắt hải sản năm 2009
đạt 24.938 tấn, tăng gấp gần 5 lần so với năm 1993. Quý 1 năm 2013, Lý Sơn giá trị
sản xuất ngành thủy sản đạt 52.486 triệu đồng. Hiện nay huyện có 419 chiếc tàu
thuyền, tổng công suất 43,372 CV, tổng số lao động trực tiếp trên biển là 3.003
người (trong đó có 158 tàu đánh bắt xa bờ, khai thác chủ yếu trên vùng biển Hoàng
Sa và Trường Sa). Theo ông Võ Xuân Huyện, Bí thư Huyện ủy Lý Sơn, từ nay đến
năm 2015, huyện Lý Sơn sẽ tập trung phát triển kinh tế biển. Cụ thể vận động nhân
dân cải hoán, đóng mới tàu thuyền, vươn ra biển đánh bắt hải sản dài ngày. Với mục
tiêu vừa sản xuất, vừa tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển. Ngoài kinh tế
ngư nghiệp và nông nghiệp, người dân trên đảo còn làm nghề chế biến hải sản, dịch
vụ thương nghiệp. Xưa ở Lý Sơn do nhu cầu lương thực, thực phẩm và các nhu yếu
phẩm khác phục vụ cho đời sống của nhân dân trên đảo nên đã xuất hiện giao
thương, buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa Lý Sơn với đất liền qua phương tiện ghe
bầu, người Lý Sơn rất giỏi nghề đi biển và kỹ thuật đóng ghe bầu. Hiện nay, dịch vụ
mua bán trên đảo đang phát triển khá mạnh, chủ yếu là các dịch vụ nghề cá, mua
bán ngư cụ, và các dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Tỷ trọng các ngành kinh tế chủ yếu của huyện năm 2009 là ngành nông –
lâm – ngư nghiệp chiếm 5,17%; thuơng mại dịch vụ chiếm 40,6%; công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp chiếm 7,7%. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện
chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành thủy sản, tỷ trọng ngành dịch vụ và du
lịch, giảm tỷ trọng của nông nghiệp và công nghiệp.
Như vậy, ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của Lý
Sơn. Trong tương lại không xa, hy vọng với ưu thế biển và kinh nghiệm đánh bắt
thủy sản của ngư dân trên đảo và sự đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá của Nhà

10


nước như xây dựng cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền và dịch vụ nghề cá, cho vay
vốn ưu đãi để ngư dân đầu tư mua sắm ngư lưới cụ và đóng mới tàu thuyền…Kinh
tế ngư nghiệp ở Lý Sơn sẽ phát triển mạnh và là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội ở Lý Sơn. Bên cạnh đó, với di sản văn hóa truyền
thống đa dạng, phong phú Lý Sơn sẽ có lợi thế để phát triển du lịch.
1.1.3.2.Nguồn lao động
Dân số toàn huyện năm 2008 có 20.344 người. Toàn bộ dân số của huyện
sống trong khu vực nông thôn. Mật độ dân số trung bình của huyện là 2.042
người/km2. Năm 2011 toàn huyện 4.746 hộ gia đình (quy mô trung bình hộ là 4,3
người/hộ), trong đó có 3.748 hộ nông - lâm - ngư nghiệp, chiếm 80%. Trong giai
đoạn 2001-2005 dân số trung bình tăng 1.251 nguời với tốc độ tăng bình quân năm
là 1,5%.
Theo số liệu thống kê của huyện, năm 2008 lực lượng lao động của huyện là
10.944 nguời, chiếm 53,79% tổng dân số toàn huyện. Trong đó số người đang làm
việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 9631 nguời bằng 98,7% số người trong độ
tuổi lao động có khả năng lao động.
Nhìn chung cơ cấu lao động bắt đầu có sự chuyển dịch lao động ngành nông
– lâm – ngư nghiệp chiếm chủ yếu và giảm từ 85,6% năm 2000 xuống 80,06% năm

2005, đến năm 2008 còn 77,96%, dự báo đến năm 2010 giảm xuống còn 76,46%.
Lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng chiếm một phần rất nhỏ và biến
động không đều: năm 2000 chiếm 9,2%, đến năm 2005 giảm xuống còn 6,75% và
tăng lên 7,3% vào năm 2008, dự báo đến năm 2010 chiếm khoảng 8,82% tổng số
lao động trong các ngành kinh tế quốc dân của toàn huyện. Lao động dịch vụ tăng
tương đối nhanh từ 5,18% năm 2000 lên 13,19% năm 2005 và đạt 14,69% năm
2008, dự báo đến năm 2010 lao động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 14,71% tổng số
trong các ngành kinh tế quốc dân của huyện.
Đây là một yếu tố thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
huyện bởi vấn đề lao động tại chỗ cơ bản được giải quyết. Bình quân hàng năm
huyện giải quyết 200 việc làm mới cho lao động và giải quyết việc làm ổn định cho
1729 lao động. Tuy nhiên, chất lượng lao động cũng là vấn đề lớn đặt ra với huyện
khi hiện tại có 87,3% số lao động là lao động phổ thông chưa qua đào tạo và chủ

11


yếu lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Số người đi biển ngày
càng nhiều.
1.1.4.Con ngƣời Lý Sơn
Nguồn gốc của cư dân ngày nay trên đảo Lý Sơn là những người nông dân
vùng Thanh – Nghệ - Tĩnh di cư vào Quảng Ngãi và ra đảo Lý Sơn từ những năm
đầu thế kỷ XVII. Bước đầu tạo lập cuộc sống trên đảo với nhiều khó khăn, bất chắc
và nguy hiểm, sống xa quê hương, xa bản quán, và hầu như rất ít giao lưu với các
địa phương khác, đời sống kinh tế còn mang nhiều tính tự cấp, tự túc. Nhưng trải
qua trên 400 năm khai phá và xây dựng, bao thế hệ người Lý Sơn đã biết gìn giữ,
vun đắp, thành quả của cha ông để xây dựng nên một Lý Sơn giàu truyền thống lịch
sử và văn hóa.
Con người Lý Sơn cần cù và sáng tạo trong lao động, sống trong môi trường
biển đã biết đóng ghe bầu để đi biển và giao lưu thương mại với các địa phương

khác trong đất liền, biết trồng gai đan lưới để đánh bắt hải sản phục vụ cho nhu càu
đời sống và trao đổi , buôn bán với các nơi khác. Đặc biệt, người Lý Sơn anh dũng,
can trường, bao thế hệ người Lý Sơn đã sẵn sang chấp nhận hy sinh vì lệnh vua mà
ra tận Hoàng Sa, Trường Sa. Trong sinh hoạt văn hóa, người Lý Sơn đã sáng tạo và
lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tín ngưỡng đặc sắc, thể hiện sự tài hoa trong xây dựng
và chạm khắc tinh xảo ở các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng, tiếp thu và
biến đổi các yếu tố văn hóa bản địa của người Chăm trên cơ sở văn hóa của người
Việt để hình thành nên những giá trị văn hóa mới, phục vụ đời sống văn hóa tâm
linh của cộng đồng một cách cởi mở và hội nhập.
Từ sự khai phá đầu tiên của các vị tiên hiền, các tộc học sống quần tụ với
nhau trong từng khu vực theo sự phân chia đất đai ban đầu khai phá và hình thành
nên xóm làng : xóm họ Đặng, xóm họ Nguyễn, xóm họ Phạm…sau này có một số
tộc họ khác tiếp tục ra định cư trên đảo, hình thành nên xóm làng và có mối quan hệ
khá mật thiết, cùng nhau có trách nhiệm lo chung việc lễ thờ tiên hiền, và thần linh
tại đình làng và các nơi thờ tự khác trong làng, không có hiện tượng tranh chấp ngôi
thứ hoặc địa vị trong làng xã của các tộc họ lẫn nhau. Mỗi tộc học hiện nay đều có
nhà thờ tộc họ riêng, do ông trưởng tộc giữ gìn và lo tổ chức cúng tế. Nét đặc biệt
của các tộc họ ở Lý Sơn là dù trải qua nhiều đời nhưng người trong tộc vẫn xem nhau

12


như ruột thịt, trai gái cùng họ không được lấy nhau và hàng năm đều về dự lễ giỗ họ,
gọi là “cúng việc lề”. Chính qua hình thức sinh hoạt “cúng việc lề” con cháu có dịp
gặp nhau, nhận biết bà con trong họ, giáo dục con cháu đoàn kết, yêu thương, giữ gìn
truyền thống tộc họ. Đây cũng thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tưởng
nhớ tri ân những người đã khuất trong gia đình, tộc họ.
1.2.Lý Sơn - Quê hƣơng của Hải đội Hoàng Sa
Khác với các hòn đảo ven bờ khác của Việt Nam, ngay từ những ngày đầu
mới khai phá và thành lập đảo đã được các chúa Nguyễn tin tưởng giao cho trọng

trách quan trọng là vượt biển ra Hoàng Sa để khai thác sản vật, đo đạc và cắm mốc
thủy trình, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo này. Lịch sử Lý Sơn gắn
liền với quá trình bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên đảo Hoàng Sa. Theo nguồn
thư tịch cổ như “Phủ biên tạp lục”, “Đại Nam thực lục tiền biên”, “Đại Nam nhất
thống chí” đều có ghi chép về đội Hoàng Sa. “Phủ biên tạp lục” của Lê Qúy Đôn
năm 1776 đã ghi chép cụ thể về việc chúa Nguyễn phiên đặt những tráng dân ở Lý
Sơn để thành lập đội Hoàng Sa đi khai thác sản vật:
- “Ở ngoài Cù Lao Ré có đảo Đại Hoàng Sa,ngày trước nơi đây thường sản
xuất nhiều hải vật đi bán ở các nơi, nên Nhà nước có thiết lập một đội Hoàng Sa để
thu nhận cái hải vật, người ta phải đi ba ngày, ba đêm mới tới được đảo”
- “Ngày trước họ Nguyễn có thể đi lập đội Hoàng Sa gồm 70 suất lấy người
xã An Vĩnh sung vào, hàng năm luân phiên, lấy tháng giêng nhận sai dịch ra đó,
mỗi người trong đội Hoàng Sa được cấp phát sáu tháng lương, học chèo 5 chiếc
thuyền câu nhỏ ra ngoài biển, ba ngày, ba đêm mới đến Hoàng Sa, ở lại tha hồ bắt
chim, bắt cá làm đồ ăn. Họ lượm được những vật trôi dạt như kiếm, hoa bạc, tiền
bạc, vòng bạc, đồ đồng, thiếc khối, chì đen,ngà voi, sáp vàng, đồ sứ, hải sâm, các
loại ốc đẹp. Đến kỳ tháng 8, thuyền trở về vào cửa Yên Môn (cửa Thuận An) rồi tới
thành Phú Xuân trình nộp các vật hạng đã lượm nhặt được, người ta cân, định dạng
những con ốc đẹp rồi mới cho đội này bán riêng những con ốc đẹp, hải sâm, đồi
mồi cũng nhiều vật biển khác, sau đó lãnh văn bằng trở về. Những vật lượm được
ngoài biển có khi nhiều, có khi ít, không nhất định, cũng có lần họ ra đi, trở về
không…”

13


Sách “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú soạn năm 1821,
phần địa chí biên soạn về phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), đảo Cù Lao Ré và Hoàng Sa
như sau: “Phủ Tư Nghĩa ở giữa đạo Quảng Nam, ở thượng du núi liên tiếp đăng
ngang, phía dưới đến biển lớn, chính giữa địa thế rộng rãi, thời đại Thái Vương

chuyên chế đổi làm Quảng Nghĩa ba huyện, ở đây vật lực phong phú, lúa gạo không
kể siết, vàng bạc, cây gỗ, châu báu, trầm hương, tốc hương đều rất tốt, voi ngựa
chăn nuôi cũng rất nhiều. Lại có đảo lớn, đảo nhỏ ở ngoài biển, cảnh vật xinh tốt,
báu kỳ, vật là phần nhiều ở nơi này vậy (thôn An Vĩnh, thuộc huyện Bình
Dương,(tức huyện Bình Sơn) ở ngoài biển gần phía Đông Bắc, ngoài biển có hòn
đảo lớn, nhiều núi linh tinh hơn 130 ngọn, từ trong núi đi ra biển ước đẫy một ngày
đường hoặc một vài trống canh. Trên núi có suối nước ngọt, giữa hòn đảo có bãi
Hoàng Sa, dài độ 30 dặm, bằng phẳng, rộng lớn, nước trong suốt đáy, bên đảo có
vô số yến sào, bẫy chim cả hàng ngàn, hàng vạn, thấy người đi tới đậu xung quanh,
bên bãi có rất nhiều vật lạ, về ốc vằn có thứ gọi là ốc tai voi, lớn bằng tấm chiếu,
trong bụng có hạt ngọc lớn bằng ngón tay,vỏ nó có thể đẽo thành bia, lại có thể
hầm thành vôi để tô trét, lại có thứ gọi là ốc xá cừ, dùng để trang sức đồ vật, lại có
thứ gọi là ốc hương, có thứ đồi mồi rất lớn gọi là hải ba, vỏ mỏng, có thể trang sức
khí mảnh như ngón tay cái. Có thứ gọi là hải sâm, tục gọi là con đồn đột, bò chơi
trên bãi cát, người ta bắt lấy dung vôi chà xát qua, bỏ ruột, phơi khô, khi ăn lấy
nước cua đồng mà ngâm, nấu chung với tôm và thịt heo cũng ngon. Nhiều khi
thuyền buồm gặp gió nương đậu tại đảo này, tiền Vương lịch triều (các chúa
Nguyễn) đặt đội Hoàng Sa 70 suất lấy người thôn An Vĩnh, luân phiên xung vào,lội
trên mặt nước để lấy, mỗi năm cứ đến tháng ba, nhận chỉ thị đi làm việc, đem theo
lương thực 6 tháng, đi năm chiếc thuyền nhỏ , ra khơi ba ngày ba đêm mới đến đảo
này. Ở đó mặc tình tìm thấy, bắt lấy cá mà ăn, lấy được rất nhiều đồ quý báu của
thuyền chở,cùng lượm lấy khá nhiều hải vật, qua tháng 8 trở về,vào cửa Eo( Yên
Môn) tới thành Phú Xuân.
Sách “Đại Nam thực lục tiền biên” khắc in năm Thiệu trị thứ 4 (1844) cũng có
nhắc về hải đội Hoàng Sa như sau: “Tháng 7, mùa thu, năm giáp tuất, (1754) dân đội
Hoàng Sa gặp gió to, giạt vào hải phận Quỳnh Châu thuộc nhà Thanh, tổng đốc
Thanh cấp cho Đầy đủ rồi đưa về. chúa sai viết thư gửi qua (ngoài biển gửi xã An

14



Vĩnh có hơn 130 cồn cát, cách xa hơn một ngày đường hoặc vài trống canh, kéo dài
không biết mấy ngàn dặm… tục gọi là Vạn Lý Hoàng Sa Châu, trên có giếng nước
ngọt có hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, giải , ba ba. Hồi quốc sơ (đầu triều Nguyễn) đặt đội
Hoàng Sa gồm 70 người, lấy người dân xã An Vĩnh xung vào, hàng năm cứ tháng ba
cưỡi thuyền ra đảo,ba ngày ba đêm mới tới nơi, thu lượm hóa vật, đến tháng 8 trở
nộp. Lại có đội Bắc Hải mộ dân thôn Tư Chình, Bình Cố hoắc xã Cảnh Dương xung
vào được lệnh cưỡi thuyền nhỏ ra các đảo Côn Lôn ở Bắc Hải thu lượm hải vật, cũng
do đội Hoàng Sa kiêm quản luôn.”
Đại Nam thực lục chính biên cũng ghi chép về đội Hoàng Sa và Phạm Quang
Ảnh người làng An Vĩnh Cù Lao Ré - Lý Sơn như sau:“Tháng Giêng, năm Ất Hợi
1815, sai bọn Phạm Quang Ảnh thuộc đội Hoàng Sa ra đảo Hoàng Sa xem xét đo
đạc..”
Tiếp theo vào năm sau: “Năm Bính Tí , niên hiệu Gia Long thứ 15 (1816) …
vua sai lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi đo đạc thủy trình…”
“Tháng 6, mùa hạ , năm Ất Mùi, Minh Mạng thứ 16( 1835) dựng “thần tứ “
ở Hoàng Sa thuộc Quảng Ngãi, Hoàng Sa thuộc Quảng Ngãi”
“Việt sử cương giám khảo lược” của Nguyễn Thông có đoạn viết về đội
Hoàng Sa như sau: “…Vạn Lý Trường Sa: từ đảo Lý Sơn tục gọi là Ngoại Lao,
người Trung Quốc gọi là Ngoại La) (tức Cù Lao Ré) đi thuyền về phía Đông, ba
ngày đêm thì đến, Nước Việt Nam ta ở hai buổi quốc sơ thường kén những người
đinh tráng ở hai bộ An Hải và An Vĩnh mà đặt đội Hoàng Sa để đi kiếm lượm những
sản vật ngoài biển. Hàng năm cứ tháng hai đi tháng tám về, bãi cát dăng từ phía
Đông mà trải sang phía Nam chỗ nổi lên, chỗ chìm xuống, không biết mấy nghìn
dặm, ở trong có vụng sâu, thuyền có thể đậu được. trên bãi có nước ngọt, chim biển
nhiều giống không biết tên. Có một cái miếu cổ lợp ngói, biển ngạch khắc mấy chữ
“vạn lý Ba Bình” (muôn dặm sóng êm) không biết từ đời nào…”
Đội Hoàng Sa được thành lập dưới thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn từ Gia
Long đến Tự Đức. Đội gồm 70 suất lấy trai tráng xã An Vĩnh, luân phiên nhận
nhiệm vụ ra Hoàng Sa 6 tháng để khai thác sản vật và đo đạc thủy trình. Đội Bắc

Hải trực thuộc sự quản lý của đội Hoàng Sa, giúp đội Hoàng Sa kiếm soát các đảo
phía Nam trong đó có Trường Sa, Côn Lôn, Vũng Hà Tiên. Hoạt động của đội

15


Hoàng Sa được các tài liệu nhà Nguyễn ghi chép, xác nhận lại một cách liên tục.
Theo Việt sử thông giám khảo lược của Nguyễn Thông thì đến tận cuối đời Tự Đức
(1876) đội Hoàng Sa mới bị bãi bỏ vì Việt Nam bị Pháp xâm lược, hải quân Pháp
uy hiếp mặt biển Việt Nam, khiến các hoạt động của hải quân Việt Nam bị đình trệ.
Đội Hoàng Sa cũng hoạt động tới 3 thế kỷ. Theo người dân Lý Sơn thì 70 suất đinh
đi Hoàng Sa đều được chia đều chủ yếu cho các suất định các tộc họ ở làng An
Vĩnh và một số ở An Hải trên đảo Lý Sơn.
Triều Nguyễn tuyển lính cho đội Hoàng Sa theo cách khoán cho mỗi dòng họ
một số lượng người đi lính tương ứng theo quy tắc để người tộc trưởng ở nhà lo
việc tế tự còn các con thứ trong gia đình và dòng họ phải đi lính Hoàng Sa. Mỗi
năm một lần luân phiên nhau, những người đi lính Hoàng Sa được triều đình ưu đãi
một số khoản như miễn tiền sưu, tiền qua đò, qua đồn tuần, đến thời Gia Long còn
được miễn thuế nông nghiệp.
Người đứng đầu chỉ huy đội Hoàng Sa được gọi là cai đội. Ở Lý Sơn có hai
vị cai đội nổi tiếng là cai đội Võ Văn Khiết hiện còn miếu thời ở xã Anh Vĩnh và
cai đội Phạm Quang Ảnh. Dưới thời Gia Long, cai đội Phạm Quang Ảnh lập được
nhiều công trạng, nên khi mất được sắc phong Thượng Đẳng Thần. Mộ ông hiện
cũng còn ở xã Anh Vĩnh. Phạm Quang Ảnh và Võ Văn Khiết được xem là những
vị nhân thần được ghi tên trong các văn tế của đình miếu ở Lý Sơn.
Lính Hoàng Sa khi đi mang theo lương thực, nước uống cho sáu tháng, mỗi
người được cấp phát một chiếc chiếu dài, bảy đòn che, mấy sợi dây mây và một thẻ
bài ghi rõ danh tính, bản quán, phiên hiệu, mục đích là để nếu chết thì dùng chiếu
bó xác gần bờ thì mang về đất liền chôn, hoặc thả xuống biển hy vọng cái xác sẽ dạt
vào đâu đó và được người địa phương chôn cất.

Những người đi Hoàng Sa thời ấy chỉ bằng phương tiện là chiếc ghe bầu
mảnh mai, cho nên dễ bị gặp rủi ro trước dông bão, có khi họ vĩnh viễn nằm trong
lòng đại dương.
Những người chết ngoài Hoàng Sa không về được, thì vợ con, cha mẹ và
những người thân trong gia đình tạo những hình nhân bằng đất sét và chôn thành
các mộ gió. Hiện nay mộ gió nằm tập trung nhiều tại thôn Đông và thôn Tây An
Vĩnh.

16


Ngày nay, trên đảo Lý Sơn còn nhiều di tích liên quan đến đội Hoàng Sa,
Trường Sa, đó là:
- Di tích Âm linh tự với tượng đài chiến sĩ trận vong là nơi thờ lính Hoàng
Sa chung với các vị thần khác, hàng năm làm lễ tế lính Hoàng Sa và những người
bỏ mình trên biển.
- Miếu thành hoàng làng ở đình làng An Hải, nơi thờ Bùi Tá Hán, Nguyễn
Tú Tài và lính Hoàng Sa bỏ mình trên biển
- Mộ cai đội Hoàng Sa Phạm Quang Ảnh tại thôn Đông xã An Vĩnh. Đây là
một ngôi mộ chiêu hồn. Ngoài ra còn có nhà thờ tộc họ Phạm Quang còn lưu giữ
nhiều di vật liên quan đến Phạm Quang Ảnh và đội Hoàng Sa.
- Miếu ông Thắm , nơi thời cai đội Võ Văn Khiết, mộ chiêu hồn của cụ Võ
Văn Khiết, nhà thờ họ Võ.
- Khu mộ gió, khu nghĩa địa giành cho lính Hoàng Sa nằm ở thôn Tây xã An
Vĩnh
- Đình làng An Vĩnh, nơi tế lính Hoàng Sa trước khi lên đường làm nhiệm
vụ và khi trở về.
- Tượng đài hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải và nhà trưng bày các hiện
vật liên quan đến đội Hoàng Sa ở xã An Vĩnh.
Ngoài ra tại làng An Vĩnh trong đất liền nay thuộc xã Tịnh Kỳ huyện Sơn

Tịnh cũng có dấu vết của miếu Hoàng Sa.
Vào tháng hai hàng năm, người dân Lý Sơn còn tổ chức lễ khao lề tế lính
Hoàng Sa, trước là lễ cúng cầu an cho những người lính trước khi lên đường nhận
nhiệm vụ ra Hoàng Sa, sau này khi không còn đội Hoàng Sa, các tộc họ trên đảo có
người đi lính Hoàng Sa không trở về đã gắn liền vói lễ cúng việc lề (giỗ họ) gọi là
lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa mang đậm ý nghĩa tri ân đối với các bậc tiền
nhân đã hy sinh vì Tổ quốc. Việc hình thành hải đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải là
một trong những nỗ lực lớn của nhà nước phong kiến Việt Nam trong việc chinh
phục và dựng mốc chủ quyền ở biển Đông. Đó là công lao to lớn của cư dân vùng
ven biển Bình Sơn và tổng Lý Sơn Quảng Ngãi. Qua hàng trăm năm đã có hàng
ngàn lính, binh phu, quan lại dân sự của triều đình hy sinh trên biển khi thi hành

17


nhiệm vụ. Sự tồn tại của khu mộ lính Hoàng Sa với tên thường gọi là khu mộ gió
Hoàng Sa là mình chứng sống động cho sự thật lịch sử này.
* Tiểu kết chƣơng 1
Huyện đảo Lý Sơn hay Cù Lao Ré, là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng
Ngãi, nằm ở phía Đông Bắc và cách đất liền 15 hải lý. Theo các kết quả khai quật
khảo cổ học thì cách ngày nay chừng 2000-3000 năm ở Lý Sơn đã có người sinh
sống, tương ứng với văn hóa Tiền Sa Huỳnh và Sa Huỳnh. Dấu tích của văn hóa
Chăm cũng còn khá dày trên đảo. Cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, những cư dân
người Việt ở vùng ven biển Sa Kỳ đã theo chân 15 vị tiền hiền di cư ra đảo, khai
hoang, lập làng, mở xóm, xây dựng đảo cho đến ngày nay. Đảo Lý Sơn có vị trí
chiến lược quan trọng, là cửa ngõ ra Hoàng Sa, và nằm trên tuyến đường giao lưu
buôn bán với nhiều nước trong khu vực và thế giới.
Người dân Lý Sơn có nguồn gốc từ những nông dân ở vùng Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh, di cư vào Quảng Ngãi và sau đó là di cư tiếp ra Lý Sơn. Dân Lý

Sơn giỏi đi biển, có tới khoảng 60% dân số làm nghề đi biển. Thủy sản chiếm tới
50% thu nhập của ngư dân trên đảo. Tương lại ngành khai thác thủy sản tiếp tục là
thế mạnh của Lý Sơn. Tuy nhiên, Lý sơn có thể xem như là một làng nông ngư kết
hợp với khoảng 30% dân số sống bằng nghề trồng hành tỏi, đậu, bắp, mà tỏi Lý Sơn
hiện nay đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng.
Đảo Lý Sơn là hòn đảo của những di tích lịch sử, văn hóa với hệ thống các di
tích vật thể và phi vật thể dày dặc. Hiếm có nơi nào mà bảo tồn và lưu giữ được các
giá trị truyền thống tốt như Lý Sơn. Không chỉ vậy Lý Sơn còn là quê hương của
hải đội Hoàng Sa. Là nơi mà các binh phu Hoàng Sa xuất phát lên đường ra Hoàng
Sa theo lệnh vua để thực thi chủ quyền, cắm mốc đo đạc thủy trình và thu lượm sản
vật. Hiện nay vào tháng hai hàng năm các dòng tộc trên đảo vẫn tổ chức lễ khao lề
của tộc họ mình và lễ khao lề thế lính Hoàng Sa như một sự tri ân, thể hiện lòng biết
ơn sâu sắc tới công lao của những người con anh hùng bỏ mạng trên biển vì sự
nghiệp bảo vệ chủ quyền của dân tộc. Những di tích gắn với hoạt động của đội
Hoàng Sa trên đảo hiện nay, là minh chứng khẳng định: “Hoàng Sa – Trường Sa là
của Việt Nam”.

18


CHƢƠNG 2
MỘ GIÓ, MỘ CHIÊU HỒN VÀ CÁC NGHI THỨC LIÊN QUAN
2.1. Quan niệm của ngƣời Việt về việc an táng ngƣời chết
Trong quan niệm truyền thống của người Việt, nếu người sống cần có ngôi
nhà để sum họp, che nắng che mưa thì người chết cũng phải có một nấm mồ để giữ
gìn hình hài. Người Việt Nam rất coi trọng mồ mả của người đã khuất, do lòng
thành kính với người chết mà ra. Hơn nữa, mồ mả không chỉ là nơi an táng, yên
nghỉ của người đã mất mà còn mang ý nghĩa thiêng liêng, tâm linh và huyền bí,
khiến người ta phải lo xây cất mộ cho người chết đàng hoàng, cũng không ai dám
động chạm tới mồ mả, sợ bị “động mộ” ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc tương

lai của con cháu trong gia đình. Luật pháp xưa coi việc xúc phạm mồ mả là trọng
tội. Những gia đình nghèo, dù không có tiền cũng gắng kiếm lấy manh chiếu, hay
cỗ áo quan để lập mộ chôn cất cho người thân chu toàn.
Mộ (mồ, mả) là nơi người chết được chôn cất (chôn xuống đất). Mộ
thường nằm tập trung ở các nghĩa trang hay nghĩa địa hoặc nằm riêng lẻ, rải rác
ở khắp nơi, với xác người chết hoặc tro đốt xác chôn bên dưới. Theo Ngũ
Hành, Kim sinh Thủy (Kim khí nấu chảy ra nước), Thủy sinh Mộc (Nước nuôi
cây đâm chồi nẩy lộc), Mộc sinh Hỏa (Cây cháy phát ra lửa), Hỏa sinh Thổ
(Lửa cháy tàn rụi ra tro đất). Cho nên, chưa “hạ Thổ” là chu luân sanh, trụ,
hoại, diệt chưa hoàn tất. Nghĩa là người chết chưa đi hết hành trình sinh diệt!
Người xưa nói: “Sống cái nhà, già cái mồ” là muốn khi chết được mồ yên mả
đẹp. Động mồ, động mả là điều đại kỵ. Cho nên, chỉ có xá lợi của Phật là một
thứ ngọc rất qúi, kết tinh bởi tinh, khí, thần mới đáng để chiêm bái thờ phượng
mà thôi. Còn tro cốt của người phàm nào làm trái với qui luật tự nhiên, tự nó sẽ
gây ra nhân qủa vật lý có hại mà không ai có thể chối cãi được.
Có nhiều cách phân chia mộ, nhưng xét trường hợp chất liệu làm mộ thì có
hai loại chính: mộ đất và mộ đá.
Mộ đất: hình chữ nhật, có kích thước chừng 2m x 0,5m x 0,5m; đỉnh mộ có
hình chữ nhật nhưng hơi tròn và càng cao, bề mặt càng nhỏ dần. Nếu không được
chăm sóc hay bồi lắp hàng năm, những ngôi mộ này sẽ dần dần bị mưa, gió sói
mòn, nên nấm mồ thấp hay lở dần, có khi bị san bằng dần dần không thể tìm thấy
nữa.

19


Mộ đá: là loại mộ được xây bằng đá, gọi theo dân gian là mả đá cũng là hình
chữ nhật, kích thước thì tùy và gia cảnh của người quá cố, sau này mả xây bằng xi
măng cũng được gọi là mả đá.
Dù là mộ đất hay mộ xây thì bia mộ, bình cắm nhang bao giờ cũng đặt ở

dưới chân người chết theo sự tin tưởng rằng, người chết nằm trong mồ chứng kiến
người sống mỗi lần ra thăm mộ đốt nhang vái lạy hay cúng thức ăn trước mộ bia.
Tuy nhiên về sau này, có nhiều mộ xây bằng đá cẩm thạch hay đá mài thì có mộ bia
dính ở ngay phía đầu người chết. Bình cắm nhang có khi đặt ở đầu, có khi ở giữa
có khi ở chân của người chết.
Dân gian ta có câu: “không mả, con bà đứa nào làm nên” người ta cho rằng
có mối liên quan siêu vật lý giữa mồ mả của tổ tiên với số mệnh của con cháu. Mồ
mả không chỉ là nơi chôn cất người chết, mà còn mang nhiều ý nghĩa linh thiêng.
Mồ mả trong vòng bốn đời phải chôn cố định. Phải chọn đất, chọn hướng chôn phù
hợp với tuổi tác của người đã mất. Sau đó phải giữ gìn, không được phép làm động
mộ nếu không sẽ bị ảnh hưởng đến người sống, vì làm xáo trộn vong linh người âm
đang tu luyện yên tĩnh ở cõi âm. Khi đó chắc chắn con cháu sẽ đau ốm, làm ăn
không thuận lợi.
Đối với gia đình người Viêt thì việc chôn cất, thờ cúng người chết là điều quan
trọng, thiêng liêng và thành kính. Khi “còn sống ông bà, cha mẹ là đại ân nhân,con
cháu phải một lòng kính dưỡng, hiếu thảo; lúc ông bà cha mẹ chết con cháu phải sung
bái tỏ lòng biết ơn đồng thời cầu mong tổ tiên phù hộ…”
Người ta quan niệm rằng phách là phần phụ của thể xác, khi người ta chết thì
tan xuống đất. Theo dị đoan, đàn ông có bảy phách hợp với thất khiếu (bảy lỗ)
trong cơ thể. Đàn bà thì có 9 phách hợp với cửu khiếu trong cơ thể. Đàn ông, đàn bà
đều có ba hồn phụ vào tam tiêu. Khi bất tỉnh thì hồn lìa khỏi than thể trong chốc lát,
khi người ta chết thì hồn lìa hẳn khỏi xác. Bởi vậy phách và xác là phần ô trọc nên
bị tiêu hủy đi. Còn linh hồn là phần tinh anh nên vẫn còn và có đủ ý thức. Vong hồn
không được tiêu diệt nên hằng cảm thông với kẻ sống. Vong hồn của cha - mẹ tuy
âm dương khác nhau nhưng vẫn thường dự vào cuộc sống của con cháu, của gia
đình, mỗi khi có điều vui, điều buồn, điều lo sợ. Tổ tiên vẫn phù hộ cho con cháu
nên đôi khi vẫn đề phòng tai ách. Linh hồn tổ tiên và cha mẹ linh thiêng nhường ấy,

20



nên con cháu phải phụng thờ cha mẹ tổ tiên cho trọn đạo, phải cúng cấp cho tổ tiên,
cha mẹ và những người ở dưới âm phủ không bị thiếu thốn…
Ngày xưa Nho học cho rằng: “sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn” sự chết
cũng như là sự sống, sự tan đi cũng như là sự tồn tại. Nhiều người cho rằng, người
chết ở dưới Âm Phủ vẫn có sự sống, nghĩa là vẫn cần có nhà cửa, có sự sống, trao
đổi, đền ơn, trả oán, hoạt động như một thế giới thật… Chính vì vậy mà người ta
phải lo lắng xây mộ, mả chu đáo làm “nhà ở” cho người chết, cứ đến ngày tuần,
ngày lệ thì cúng các loại đồ vật như trên trần thế, cúng quần áo, vàng hương để
người chết có thể dùng…
Thờ cúng, xây mộ còn là một trong những việc làm thể hiện đạo hiếu, lòng biết
ơn của người còn sống đối với những người đã khuất, mong người thân của mình sang
thế giới bên kia được mồ yên mả đẹp, an nghỉ nơi chín suối.
2.2. Chiêu hồn nạp táng
Đó là những ngôi mộ không có tử thi, hài cốt, mộ người chết trận, chết đuối
hay do thú dữ vồ... không tìm được tử thi. Thân nhân làm hình nhân và làm lễ an
táng theo như lễ an táng thông thường.
Được nghe các cụ kể lại rằng: chất liệu làm hình nhân, có địa phương dùng
cây núc nác (còn gọi là sò đo thuyền, mộc hồ điệp, nam hoàng bá, bạch ngọc nhi).
Núc nác là loại gỗ mềm và xốp, dễ tạo hình, chôn dưới đất lâu hoai, lại dễ kiếm vì
mọc ở nhiều nơi. Có địa phương dùng bùn lấy ở giữa dòng sông, có địa phương
dùng mùn đào ở giữa ngã tư đường cái.
Hình nhân được đẽo gọt hoặc nhào nặn thô sơ, có đầu mình chân tay là được
(vì đa số không phải là nghệ nhân). Kích thước của hình nhân khoảng 30-40 cm
chiều dài. Thi hài tượng trưng đó cũng được khâm liệm, đưa vào áo quan làm bằng
gỗ vàng tâm, kích thước nhỏ bé, hoặc đưa vào tiểu sành. Trên hình nhân có phủ lên
linh vị viết trên giấy kim tuyến, nội dung giống như linh vị đặt ở bàn thờ. Trước khi
làm lễ an táng có mời thầy cúng làm bùa ấn phù phép để vong hồn nhập vào hình
nhân.
Lễ an táng và các lễ các lễ khác cũng tiến hành như tang lễ thông thường.


21


2.3.Hình nhân thế mạng
Ở nước ta xưa có tục đốt hình nhân thế mạng, để vua chúa xuống dưới âm
cung có người hầu hạ, người ta không chôn người sống mà dùng hình nộm làm
bằng tre nứa, quấn bằng rơm rạ hoặc nhào nặn bằng đất sét, ngoài dán giấy làm
quần áo rồi vẽ mặt mũi, sau đó khi tế lễ xong thì đốt hình nhân đó cùng với vàng
mã. Nếu lễ thuỷ thần, long vương, hà bá thì làm thuyền bằng giấy kết trên thân cây
chuối rồi đặt hình nhân vào thuyền và thả trôi sông. Có người nghe theo lời bói toán
nhảm nhí sắp đến vận hạn bị hung thần quỷ dữ bắt, phải nhờ thầy cúng làm lễ, đốt
hình nhân thế mạng. Có người vì mối tư thù nhưng yếu thế không trả thù được bèn
nghĩ cách làm hình nhân rồi đề tên họ, huý, hiệu của kẻ thù vào trước ngực hình
nhân, cắm ở ngã ba, ngã tư đường cái, thắp hương cắm lên đầu hình nhân để nhờ
thần linh bắt tội người đó. Nguồn gốc sâu xa của “hì nh nhân thế mạng” chí nh là tục
“bồi táng”, xuất hiện từ thời nguyên thủy , mà các nhà khảo cổ học đã cho chúng ta
biết từ rất lâu khi khai quật, phát hiện những đồ tùy táng chôn theo hài cốt hoặc than
tro di thân người chết.
Trên thực tế, không phải Lý Sơn là địa phương duy nhất có mộ gió, có hình
nhân thế mạng như nhiều người vẫn hay lầm tưởng. Trong truyền “phong thần” của
sử Trung Hoa đã từng ghi lại chuyện cậu bé Na Tra được tái sinh từ một hình nhân
bằng ngó sen được thổi hồn vào, hay những chuyện “yểm bùa” vào các hình nhân,
búp bê bằng vải trong cung cấm xưa kia…
Cả hai hình thức chiêu hồn nạp táng và làm hình nhân thế mạng đều rất gần
với tục lập mộ gió trên đất nước ta.
2.4. Mộ gió
Mộ gió được hiểu theo nghĩa chung nhất là những ngôi mộ không có hài cốt
thật bên dưới. Thực tế ở nước ta có đến hàng ngàn, hàng vạn ngôi mộ gió. Chúng
nằm rải rác khắp nơi, trên mọi miền của đất nước.

Có khi là những nấm mộ rải rác khắp nơi của các liệt sĩ, họ hy sinh oanh liệt
nhưng vì điều kiện chiến tranh ác liệt mà đồng đội không thể chôn cất cẩn thận hoặc
bị vùi lấp mất…sau này thân nhân của họ không thể tìm được xác nên phải lấy nắm
đất chính nơi họ đã ngã xuống đem về lập mộ, coi như đó là hài cốt của liệt sĩ…
Những ngôi mộ giả như thế nằm ở khắp nơi, từ Điện Biên, Quảng Bình, Quảng Trị

22


cho đến Cà Mau..Theo thống kê của bộ Lao Động – Thương Binh và Xã hội thì tới
năm 2010 có tới hơn 300,000 trường hợp mộ chưa có hài cốt hoặc mộ vô danh.
Như vậy có thể thấy số mộ gió cũng chiếm khá nhiều.
Trong trận hải chiến Trường Sa ngày 14.03.1988 có tới 64 liệt sĩ đã vĩnh viễn
nằm lại dưới biển sâu ở bãi Cô Lin và Gạc Ma. Những người thân của họ cũng vĩnh
viễn không bao giờ nhìn thấy thân xác họ lần cuối. Nhiều gia đình đã lập mộ gió
cho các anh. Dưới mộ không có thân xác, mà chỉ có những kỷ vật còn lại của các
anh ở nhà. Mộ của các anh ở nghĩa trang liệt sĩ, có nhiều gia đình chiến sĩ còn xây
mộ gió tại gia đình. Gia đình liệt sĩ Kiều Văn Lập ở Phúc Thọ - Hà Tây cũng lập
cho anh một ngôi mộ gió tại nghĩa trang liệt sĩ của địa phương. Tại nghĩa trang liệt
sĩ Đà Nẵng cũng có tới 6 ngôi mộ gió của các các chiến sĩ Trường Sa năm
xưa….Đó là mộ gió của các liệt sĩ Phan Văn Sự, Trương Quốc Hùng, Lê Văn Xanh,
Trần Tài, Nguyễn Hữu Lộc, Phan Văn Lợi, khác nhau năm sinh tháng đẻ, nhưng
cùng là người Đà Nẵng, cùng hy sinh một ngày 14-3-1988. Và cùng để lại xương
thịt nơi biển khơi…
Cũng trường hợp người ta coi mộ gió những ngôi mộ giả mà họ tự vun lên để
giữ đất, có thể là giữ đất để sau này làm mộ, có thể là để bảo vệ cho những ngôi mộ
ở gần đó, như một cách xí phần, đánh dấu đất, nhưng thực chất trong nấm đất đó
không có gì hết. Có rất nhiều ngôi mộ được xây dựng công phu, ốp đá, lát gạch men
bóng loáng đủ màu. Điều khác biệt duy nhất của những ngôi mộ này so với những
ngôi mộ bình thường là nó chẳng có hài cốt, nên cũng không có bia mộ hay tên tuổi

người mất. Hiện tượng này có nhiều ở các vùng đô thị, ven đô nhất là những vùng
mà chuẩn bị mở dự án hay khu công nghiệp. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi thì
đây không thể coi là mộ gió. Nó chỉ là những nấm mộ giả, mộ chờ mà thôi.

23


2.5. Mộ gió trên đảo Lý Sơn, mộ gió hay mộ chiêu hồn?
Hai từ mộ gió ở Lý Sơn chẳng biết có từ bao giờ. Mộ gió là ngôi mộ của
những người dân đi biển bị chết mất xác. Hoặc những ngôi mộ xưa kia được chôn
bên cạnh bờ biển được đắp bằng cát bị nước cuốn trôi đi mất xác, về sau không thể
tìm thấy được, cũng có thể là mộ của người bị mất xác nơi rừng sâu, hoặc người
lính giữa trận tiền mà đồng đội không tìm ra thi thể. Người sống còn ở lại muốn tri
ân, tưởng nhớ tới người đã khuất, tuy thể xác của người thân đã mất nhưng họ vẫn
muốn giữ lại phần tinh anh để cầu mong linh hồn được an ủi, phù hộ, che trở cho
con cháu.
Theo tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, giám đốc sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi thì
“Mộ gió ở Lý Sơn là cách nói dân gian, còn thực chất nó là mộ chiêu hồn”. Có lẽ
bởi vì, bên dưới mộ không có xác người thật, mà chỉ có những hình nhân bằng đất
sét, được thầy phù thủy khéo léo nặn giống như người thật. Hình nhân đó đã được
làm lễ chiêu hồn, gọi hồn trở về nhập vào. Người nhà tin rằng, khi hồn đã nhập hình
nhân thì giống như thân xác thực sự của người đã khuất. Đồng quan điểm với tiễn sĩ
Nguyễn Đăng Vũ, chú Võ Văn Út, hậu duệ của cụ Võ Văn Khiết và cụ Phạm Đoàn
– tộc trưởng họ Phạm Văn cũng đều cho rằng: “phải gọi là mộ chiêu hồn mới đúng,
còn mộ gió chỉ là cái tên mà sau này con em Lý Sơn đi ra ngoài học hỏi, làm ăn gọi
theo như trong đất liền mà thôi…” Trong lịch sử, có rất nhiều người là quan quân,
binh lính, phu dịch của đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải đã hy sinh trong quá trình làm
nhiệm vụ, bỏ mạng trên biển. Khi tộc họ Phạm Văn trên đảo xây dựng ngôi mộ gió
cho Chánh đội trưởng thủy quân Hoàng Sa – Phạm Hữu Nhật, Tiến sĩ Nguyễn Đăng
Vũ đã khắc tấm bia để đặt trước ngôi mộ. Ông đã dốc tâm huyết để góp phần phục

dựng lễ khao lề thế lính Hoàng Sa đã mai một đi phần nào, do mấy chục năm chiến
tranh, loạn lạc.
Ông Hồ Cương Quyết (Andre Menras), một người Pháp mang Quốc tịch
Việt Nam, người đã xây dựng bộ phim tài liệu “Nỗi đau Hoàng Sa” đến Quảng
Ngãi ông đã nhiều lần ra thăm ngôi mộ gió ở đảo Lý Sơn, ở trong đất liền. Đăm
đăm với nỗi đau nên ông khá am hiểu câu chuyện về mộ gió thì lại triết lý rằng:

24


“Mộ gió có nghĩa là gió ở quanh đây, ta cảm nhận được, nhưng không thể nào nắm
bắt được nó”4
Mộ gió thì ở đâu cũng có, nhưng mộ ở Lý Sơn thì có rất nhiều điều đặc biệt.
Điểm đặc biệt đầu tiên là ở đây mộ gió nhiều vô kể, chúng nằm rải rác khắp nơi,
trong khu nghĩa địa của thôn, trong các ruộng tỏi hay trong vườn nhà. Điểm đặc biệt
tiếp theo là có rất nhiều ngôi mộ là mộ của những người lính, những người cai đội
Hoàng Sa năm xưa, họ ra đi và hy sinh trên biển cả không phải vì mưu sinh mà vì
lệnh vua ban, vì sự nghiệp bảo vệ biên cương và chủ quyền của đất nước. Tuy
nhiên, nếu chỉ nhìn bằng mắt thường sẽ rất khó để phân biệt được mộ gió và mộ
bình thường, vì ngày nay, người ta xây mộ kiên cố, không có dấu hiệu riêng và hầu
như rất giống nhau… chỉ có thầy phù thủy đã từng tham gia vào quá trình làm mộ,
hay thân nhân của người quá cố mới biết chính xác đâu là mộ gió. Hoặc còn một
cách là kiểm tra bên dưới nếu có hình nhân bằng đất sét thì là đó chính là mộ chiêu
hồn.
Biển mang lại nhiều nguồn lợi cho người dân đảo Lý Sơn. Đời sống người
dân nơi đây ngày một sung túc hơn với sự ra vào của những tàu cá tải trọng cùng
tấm lưới khổng lồ trị giá hàng trị giá hàng tỉ đồng. Biển mang lại niềm vui nhưng
cũng mang đến đau thương mất mát không gì bù đắp được cho những con người ở
nơi đây, nhiều người đã ra đi, thân xác nằm lại vĩnh viễn dưới biển khơi. Để tưởng
nhớ đến những người đã ra đi vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của đất nước vì cuộc

sống ấm no của gia đình, dòng tộc, từ xa xưa người dân vùng ven biển đã có tập tục
lập mộ gió để tưởng nhớ đến họ. Mộ gió có ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam
nhưng lịch sử hình thành mộ gió ở đảo Lý Sơn thì chỉ có một không hai.
Nghề đi biển chứa đựng nhiều rủi ro, bất chắc… hàng năm số ngôi mộ gió ở
Lý Sơn cứ ngày một nhiều thêm. Ở Lý Sơn, nghèo đến mấy, gia đình ngư dân cũng
gắng chạy vạy lo toan để làm mộ chiêu hồn cho người đã mất. Bởi, cuộc sống vất
vả diễn ra theo một vòng xoáy trôn ốc, khi lớn lên con trai của những ngư dân gặp
nạn sẽ rất khó để có điều kiện tìm một nghề nào khác ngoài công việc mà cha, ông
họ đã làm. Và với niềm tin của ngư dân, sẽ rất cay đắng và nhiều điềm dữ, nếu đứa

4 Dẫn theo sách “ Như cây Phong ba trên đảo Hoàng Sa”, tác giả Lê Văn Chương

25


×