Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận môn kinh tế vĩ mô đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại lào 2001 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.05 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ 2
NHÓM 2

ĐẦU TƯ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TẠI LÀO (2001 – 2005)

Nguyễn Thị Ánh – 1411110070
Khanthasone Chaleunsouk – 1410110917
Chúc Hà Chi – 1411110084
Võ Văn Cường – 1411110098
Nguyễn Thị Ngọc Diệp – 1411110106
Đỗ Trần Đông - 1411110107

Hà Nội, 2016


Mục lục

2


I.
1)


Tổng quan lí thuyết
Khái niệm đầu tư công:
Khái niệm đầu tư



Theo kinh tế học vĩ mô, đầu tư được hiểu là tăng vốn tư bản nhằm tăng cường
sức sản xuất trong tương lai. Có nghĩa là đầu tư là việc đổ tư bản, vốn để đạt
được mục đích kinh tế, là mục đích mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư. Đầu tư
còn được coi là hình thành tư bản hoặc tích lũy tư bản. Chỉ có tăng tư bản làm
tăng năng lực sản xuất mới được xem là đầu tư, còn tăng tư bản trong lĩnh vực
tài chính tiền tệ không được xem là đầu tư.


Khái điểm đầu tư công

Việc gia tăng vốn xã hội được gọi là đầu tư công. Việc tăng vốn xã hội thuộc
chức năng của Chính phủ, vì vậy đầu tư công thường được đồng nhất với đầu tư
mà chính phủ thực hiện. Đầu tư công bao gồm:
-

Đầu tư từ ngân sách (phân cho các Bộ ngành Trung ương, các địa

-

phương).
Đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu (thường là các chương

-

trình mục tiêu trung và dài hạn.
Đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước, mà phần vốn quan trọng của
doanh nghiệp có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.

Khái niệm “đầu tư công” còn được hiểu là việc sử dụng nguồn vốn Nhà nước để

đầu tư vào:


Các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội không nhằm



mục đích kinh doanh như:
Chương trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế,



xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh.
Các dự án đầu tư không có điều kiện xã hội hoá thuộc các lĩnh vực kinh
tế, văn hoá, xã hội, y tế, khoa học, giáo dục, đào tạo,...

Hiện tại "đầu tư công" vẫn được quan niệm một cách khá đơn giản: nó bao gồm
tất cả các khoản đầu tư do chính phủ và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế
nhà nước tiến hành. Đầu tư công được xét không phải từ góc độ mục đích mà từ
3


góc độ tính sở hữu của nguồn vốn dùng để đầu tư. Đầu tư công là đầu tư bằng
nguồn vốn nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành, bao gồm: vốn ngân
sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát
triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước và các
vốn khác do nhà nước quản lý.
2)



Khái niệm tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm quốc nội GDP

Tổng sản phẩm quốc nội là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ
cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời
kỳ nhất định (thường là 1 năm).


Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một
khoảng thời gian nhất định (thường là một năm), bản chất của tăng trưởng là
phản ánh sự gia tăng về mặt lượng của một nền kinh tế. Nó được đo bằng nhiều
chỉ tiêu khác nhau, như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân
(GNP) hay thu nhập bình quân đầu người trên năm (GNP/người/năm,
GDP/người/năm). Tốc độ tăng trưởng kinh tế là mức (%) được tăng thêm của
sản lượng GNP, GDP, GNP/ngườihay GDP/người của năm này so với năm
trước hay giai đoạn này so với giai đoạn trước. Với nghĩa như vậy, trưởng kinh
tế là mục tiêu theo đuổi của mọi quốc gia, mọi nền kinh tế trước yêu cầu tồn tại
và phát triển.


Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế có nghĩa là gia tăng tổng sản lượng quốc gia trong một
thời kỳ nhất định. Sản lượng được tạo ra từ sản xuất, như vậy, nguồn gốc của
tăng trưởng xuất phát từ quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất là quá trình mà
trong đó các yếu tố đầu vào được phối hợp theo những cách thức tốt nhất để tạo
ra khối lượng sản phẩm. Nếu xét ở góc độ phạm vi toàn bộ nền kinh tế thì việc
tạo ra tổng sản lượng quốc gia sẽ có quan hệ phụ thuộc vào các nguồn lực đầu

vào của quốc gia. Một sự thay đổi tổng sản lượng quốc gia khi có sự thay đổi
4


các nguồn lực đầu vào. Các lý thuyết tăng trưởng ra đời phân tích nguồn gốc của
tăng trưởng với nhiều quan điểm khác nhau, mỗi lý thuyết đều có sự khám phá
mới, nhưng trên căn bản vẫn là phân tích mối quan hệ đầu ra với đầu vào.
3)
a.

Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế:
Mô hình tân cổ điển về đầu tư và tăng trưởng kinh tế:

Hầu hết các nghiên cứu về đầu tư công và tăng trưởng kinh tế đều bắt nguồn từ
việc giả định vốn đầu tư công và đầu tư tư nhân là bổ sung cho nhau. Đây là
điều hợp lý vì mục đích sử dụng vốn đầu tư công và đầu tư tư nhân hoàn toàn
khác nhau. Vốn công chủ yếu đầu tư vào các hàng hóa công công (VD: Đường
giao thông, cung cấp điện nước).
Trong trường hợp này mô hình lí thuyết dựa trên cách tiếp cận mô hình tân cổ
điển được mô tả như sau:
Hàm sản xuất tổng hợp cho nền kinh tế:
(i)

Y=A. f(K,G, L)

Trong đó: Y là tổng sản lượng; K vốn tư nhân; G: vốn công; L: lực lượng lao
động; A là trình độ công nghệ năng suất các yếu tố.
Mô hình hóa theo cách này, sự gia tăng vốn công làm tăng sản lượng tổng hợp
(hình 1). Nó cũng làm tăng năng suất của tất cả các yếu tố khác, bao gồm cả lao
động. Nếu thị trường lao động là cạnh tranh và sự cung ứng lao động là không

co dãn, sự tăng lên của năng suất lao động dẫn đến sự gia tăng trong tiền lương.

Hình 1: Mô hình hóa sự gia tăng vốn công đến sản lượng
Output

5


Vốn công
Nguồn: Aaron H (1970)
Khi vốn công và tư nhân bổ sung, sự gia tăng của vốn công sẽ nâng cao tỷ lệ
tăng trưởng của một quốc gia, ít nhất là lên một điểm.
Để minh họa, giả sử phương trình (1) có thể được minh họa bởi hàm Cobb –
Douglas:
(ii)
Trong đó: y=Y/L là năng suất lao động của một công nhân; k=K/L là vốn tư
nhân trên một công nhân; g=G/L là vốn công của một công nhân, hệ số là đại
diện cho hệ số co dãn của sản lượng tổng hợp với nguồn vốn tư nhân và vốn
công (giả sử cũng là tỷ lệ tiết kiệm tư nhân không bị ảnh hưởng bởi đầu tư tư
nhân).
Dài hạn hoặc ổn định mức sản lượng đầu ra của một công nhân được viết
bởi hàm:
(iii)
Trong đó: là cổ phần của đầu tư tư nhân trong thu nhập quốc dân; là sổ phần
của đầu tư công trong thu nhập quốc dân; là khấu hao vốn tư và vốn công tương
ứng và .
Với mô hình này dự đoán rằng, trong dài hạn các nước có tỷ lệ cao hơn của đầu
tư công sẽ có mức năng suất trên một công nhân lớn hơn. Trong ngắn hạn và
trung hạn các quốc gia có tỷ lệ cao hơn của đầu tư công sẽ có tỷ lệ tăng trưởng
kinh tế cao hơn (trong trường hợp dài hạn năng suất lao động ổn định).

b.

Mô hình Barro

Nghiên cứu của Barro (1990) là một trong những nghiên cứu đầu tiên về điểm
tối ưu đầu tư công. Theo ông tác động của đầu tư công lên tăng trưởng kinh tế
6


có ba giai đoạn và đi theo hình chữ U ngược. Mức độ đầu tư công đến điểm A
(lúc đầu tư công còn thấp) làm tăng lợi nhuận đầu tư tư nhân, tỷ lệ tiết kiệm tư
nhân và tỷ lệ tăng trưởng. Đây là giai đoạn “bổ sung”. Sau điểm A, tác động
(tiêu cực) của thuế cao hơn sẽ bù đắp những ảnh hưởng (tích cực) của vốn nhiều
hơn vào lợi nhuận để đầu tư tư nhân và sự gia tăng hơn nữa của đầu tư tư nhân
(Biểu thị sụt giảm tăng trưởng đầu tư tư nhân và sự tăng lên của đầu tư công) và
sự sụt giảm của tỷ lệ tiết kiệm tư nhân. Tuy nhiên giữa điểm A và B, tăng đầu tư
công vẫn tiếp tục nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế vì đầu tư công vẫn có năng
suất cao. Đây có thể gọi là giai đoạn “hiệu quả”. Qua điểm B, đầu tư công kém
năng suất hơn và làm tăng tỷ lệ tiết kiệm cùng với đó là sự giảm sút của tỷ lệ
tăng trưởng. Đây gọi là giai đoạn “lấn át không hiệu quả”.Mức tối ưu của đầu tư
công (tính trên GDP) là điểm B (hình 2).
Hình 2: Mô hình ảnh hưởng của các giai đoạn đầu tư công
Tốc độ tăng trưởng
kinh tế

A

B

Đầu tư công/ GDP


Tốc độ tăng trưởng
kinh tế

7


A

B

Đầu tư công/ GDP
Nguồn: Barro (1990)

Kết luận


Từ mô hình của Barro ta thấy, khi đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân tức
là đầu tư công gia tăng sẽ khiến đầu tư khu vực tư nhân bị thu hẹp. Lý do
nhu cầu của chính phủ về hàng hóa và dịch vụ có thể khiến lãi suất gia
tăng, nguồn vốn trở nên đắt đỏ hơn. Theo đó, tác động tích cực đến khu
vực tư nhân như chi phí sản xuất tăng cao, lợi nhuận thấp dẫn đến tăng



trưởng kinh tế thấp
Khi đầu tư công và đầu tư tư nhân bổ sung cho nhau hay đầu tư công thúc
đẩy đầu tư tư nhân. Ví dụ như xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội như
giao thông, viễn thông, giáo dục,… Như vậy sẽ làm cho chi phí đầu tư tư
nhân thấp, nguồn nhân lực cao. Do đó làm tăng đầu tư khu vực này. Nếu

giả thuyết này đúng, không nhất thiết phải giảm đầu tư công, bởi nhưng
ngoại ứng tích cực là cần thiết cho khu vực tư nhân và do đó làm tăng
trưởng kinh tế.

8


II.
1)

Tổng quan đầu tư công và tăng trưởng kinh tế của Lào (2001-2005)
Tăng trưởng kinh tế

Kinh tế Lào tăng trưởng đều đặn trong giai đoạn 2001-2005 với 5.8% trong
năm 2001 lên mức 7.1% năm 2005. GDP tăng khoảng 6,7% mỗi năm. Tăng
khoảng 0,3% so với tỷ lệ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 1996-2000.
Mặc dù có một số giới hạn về mặt nội địa cũng như quốc tế nhưng mà nhờ có sự
nỗ lực của Đảng và chính phủ Lào mà Lào có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trung
bình trong giai đoạn từ 2001-2005 cao nhất trong khu vực. Cambodia; 5,5%,
Indonesia: 4,2 %, Malaysia 4,3%, Phillipines: 4,2%, Thái Lan: 4%, Hong Kong:
2,8%, South Korea: 4,7%. Vào năm 2005, GDP trên mỗi đầu người tại Lào là
495 USD.

9


2)

Đầu tư công


Từ năm 2001, Lào theo đuổi mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn đầu
tư, tổng đầu tư toàn xã hội liên tục tăng và duy trì ở mức cao. Tỷ lệ vốn/GDP đã
tăng từ 21.3% năm 2001 lên 29% năm 2005, bình quân cho cả giai đoạn 20012005 là xấp xỉ 27.8%, so với 18,7% trong giai đoạn 1991-2000, thuộc loại cao
trong khu vực Đông Nam Á.
Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội:
Năm
Đầu tư của nhà nước
Đầu tư của tư nhân
Đầu tư của nước ngoài
Tỉ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư toàn xã hội đã giảm mạnh từ 63.8%
năm 2001 xuống 35.7% năm 2005. Tuy nhiên, trong cả giai đoạn 5 năm xét về
quy mô thì khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng đầu tư
xã hội. Với đầu tư công chiếm 10,8% trong tổng số GDP trong khi đó đầu tư tư
nhân và đầu tư nước ngoài chiếm 17%. Cụ thể:
Trong giai đoạn 2001-2005: Tổng giá trị đầu tư: 30.623 tỉ Kip.
Trong đó: - đầu tư công: 14,990 tỉ Kip
- đầu tư tư nhân: 2.260 tỉ Kip
10


- đầu tư từ nước ngoài: 13,367 tỉ Kip
3)

Tác động của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế tại Lào (2001-2005)
Thực trạng về đầu tư công và tăng trưởng kinh tế của Lào giai đoạn 2001-

2005 cho thấy đầu tư công giảm trong giai đoạn này nhưng GDP vẫn tăng. Điều
này trái với lý thuyết tân cổ điển về đầu tư công và phù hợp với lý thuyết của
Barro.Vậy tại sao lại như vậy?
Ta thấy rằng lý thuyết tân cổ điển về đầu tư công không hoàn toàn chính xác khi

giả định đầu tư công và đầu tư tư nhân là bổ sung cho nhau. Trên thực tế trong
vài lĩnh vực, đầu tư công và đầu tư tư nhân có mối quan hệ thay thế lẫn nhau. Ta
xem bảng sau đây:
Cơ cấu đầu tư công trong các lĩnh vực của Lào
Lĩnh vực

2001

2005

Kinh tế

55%

30%

Giáo dục

10%

17%

Sức khỏe

6%

9%

Khác


4%

9%

25%

35%

Xã hội

Đường xá, cơ sở hạ tầng

Năm 2001 đầu tư công vẫn tập trung vào lĩnh vực kinh tế_ ngành mà khu vực
tư nhân có khả năng và sẵn sàng đầu tư, trong khi đầu tư vào phát triển nguồn
lực con người còn chưa được chú trọng và chưa tương xứng (10% cho giáo dục).
Điều này có nghĩa là đầu tư công đang “ lấn át” đầu tư tư nhân, theo đó, chức
năng chính của nhà nước phải là xây dựng các nền tảng phát triển và tăng
trưởng, đồng thời tập trung vào các lĩnh vực mà khu vực tư nhân không thể hoạt
động hoặc hoạt động không hiệu quả để đầu tư công thúc đẩu đầu tư tư nhân
giúp cho nền kinh tế phát triển.
Tuy nhiên năm 2005, Chính phủ Lào đã có sự chuyển dịch căn bản trong cơ
cấu đầu tư công, trong đó đáng chú ý là đầu tư cho lĩnh vực kinh tế giảm xuống
còn 30% , và tăng đầu tư vào giáo dục lên 17%, cơ sở hạ tầng tăng từ 25% lên
11


35%. Điều này là hoàn toàn hợp lí khi năm 2005 đã có sự gia tăng mạnh mẽ của
vốn đầu tư ngoài nhà nước (nguồn vốn đầu tư chủ yếu vào kinh tế).
Bên cạnh đó để đánh giá hiệu quả của đầu tư công cần xem xét mối tương
quan giữa lượng vốn đã bỏ ra và kết quả đạt được (hệ số ICOR_Incremental

Capital Output Ratio. ICOR được tính theo công thức: ICOR = Δk/ΔGDP). Cần
chú ý rằng hệ số ICOR phản ánh cần bao nhiêu vốn tăng thêm để tạo ra thêm
một đơn vị tăng trưởng vì vậy nếu hệ số ICOR càng cao nghĩa là sử dụng vốn
càng kém hiệu quả. Theo khuyến cáo của WB: đối với một nước đang phát triển,
hệ số ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế sẽ phát triển theo
hướng bền vững. Theo World Bank, hệ số ICOR của Lào giai đoạn 2001-2005
là 4.2, tuy thấp hơn Việt Nam (5.01), và xấp xỉ Trung Quốc (4.1), nhưng là con
số cao thể hiện đầu tư công chưa hiệu quả.
Đầu tư công lớn và kém hiệu quả đồng nghĩa với việc sử dụng nhiều vốn
nhà nước mà lãng phí là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lạm
phát cao, tăng trưởng kinh tế không bền vững... Nó cũng không thể hiện được
vai trò “giá đỡ” cho nền kinh tế, giảm hiệu quả và năng lực cạnh tranh chung
của nền kinh tế. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả đầu tư thì Chính phủ cần phải xem
xét quy mô đầu tư công thế nào là tối ưu, nên đầu tư vào bao nhiêu là phù hợp
với năng lực hiện tại của nền kinh tế.

KẾT LUẬN
Qua những số liệu dẫn chứng thực tế từ Lào trong giai đoạn từ năm 2001 đến
năm 2005 đã chỉ ra rằng mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế là
thuận chiều hay nghịch chiều phụ thuộc rất nhiều vào những chính sách, phương
pháp, mục đích phát triển của chủ thể. Đầu tư lớn nhưng kém hiệu quả sẽ dẫn
đến lãng phí ngân sách nhà nước, có thể dẫn tới tình trạng lạm phát cao. Vì vậy,
để đầu tư công có hiệu quả, trở thành nền tảng, bệ đỡ, nguồn lực cho sự phát
triển bền vững, mạnh mẽ của nền kinh tế thì chính phủ cần phải lựa chọn quy

12


mô đầu tư công phù hợp với năng lực hiện tại, ngành đầu tư hợp lý, một mức
đầu tư tối ưu để nền kinh tế phát triển bền vững, lâu dài.


13



×