Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận môn kinh tế vĩ mô nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á 1997

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.37 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
========  ========

BÁO CÁO MÔN HỌC KINH TẾ VĨ MƠ 2

NGUN NHÂN CUỘC KHỦNG HOẢNG
TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ CHÂU Á 1997

GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ THÙY VINH
NHÓM: 20

Hà Nội, 26/05/2016


PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC

HỌ VÀ TÊN

MSSV

PHÂN ĐOẠN

Nguyễn Thị Quỳnh Trang
(nhóm trưởng)

1411110635

Nhận xét, đánh giá và bài học kinh
nghiệm

Nguyễn Quỳnh Trang



1411110639

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng

Đào Thu Trang

1411110630

Hậu quả của cuộc khủng hoảng

Lê Thùy Trang

1411110632

Diễn biến của cuộc khủng hoảng

Vũ Thị Thanh Trúc

1411110658

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng

Trần Phú Trung

1411110663

Các khái niệm



MỤC LỤC

LỜI NĨI ĐẦU
Kinh tế thế giới đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ và tạo nên sự thay đổi
rõ rệt trong xã hội. Tuy nhiên nó cũng đã phải hứng chịu những thời kỳ suy thoái,
những cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ mà ảnh hưởng vẫn cịn sâu sắc đến ngày nay.
Một đất nước từ trạng thái tăng trưởng cao ngay trước cuộc khủng hoảng có thể
chuyển biến rất nhanh chóng rơi vào tình trạng suy thối, sụt giảm kinh tế trầm trọng.
Tìm hiểu nguyên nhân để rút ra những kinh nghiệm, bài học đối phó với những cơn
khủng hoảng bất ngờ này là vấn đề luôn gây đau đầu cho các nhà kinh tế học. Vì lý do
đó, nhóm chúng em chọn đề tài “Nguyên nhân cuộc khủng hoảng Tài chính – Tiền tệ
Châu Á 1997” để làm báo cáo với những nhận định về một trong những cuộc khủng
hoảng kinh tế trầm trọng nhất mà thế giới từng chứng kiến.
Khủng hoảng tài chính châu Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7
năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ
lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó
được coi như là "những con Hổ Đơng Á".
I.

CÁC KHÁI NIỆM
1. Khủng hoảng tài chính

Khủng hoảng tài chính là sự mất khả năng thanh khoản của các tập đồn tài chính,
dẫn tới sự sụp đổ và phá sản dây chuyền trong hệ thống tài chính.
Dấu hiệu của Khủng hoảng tài chính:
-

Các Ngân hàng thương mại khơng hồn trả được các khoản tiền gửi của người gửi
tiền.
3



-

Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng khơng thể hồn

-

trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng.
Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
2. Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi
cho một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia được
biểu hiện bởi một tiền tệ khác.
3.

Cán cân thanh toán

Cán cân thanh toán (hay cán cân thanh toán quốc tế) ghi chép những giao dịch kinh tế
của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Những
giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong
nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa,
dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có
thể là một tháng, một quý, song thường là một năm.
4.

Bộ ba bất khả thi

Bộ ba bất khả thi (Impossible Trinity) chỉ một giả thuyết kinh tế cho rằng khơng thể

thực hiện đồng thời ba chính sách gồm chế độ tỷ giá hối đối cố định, chính sách tiền
tệ độc lập để ổn định giá cả và tự do lưu chuyển vốn. Chỉ có thể thực hiện đồng thời
hai trong ba chính sách này mà thơi. Thuật ngữ này cịn dùng để chỉ tình thế kinh tế
dễ đổ vỡ khi mà một quốc gia cố tình thi hành ba chính sách trên cùng lúc.
II. DIỄN BIẾN CUỘC KHỦNG HOẢNG
1.

Trước khủng hoảng

Từ đầu thập niên 1990, tự do hóa tài chính được tiến hành với nhịp độ từ từ ở Đơng
Á. Mặc dù vậy, chính phủ vẫn can thiệp trong phân bổ tín dụng, dẫn tới tâm lý ỷ lại.

4


Trong giai đoạn 1990-97, lượng vốn tư nhân chảy vào các nước đang phát triển tăng 5
lần từ 42 tỷ USD lên 256 tỷ USD. Đông Á là nơi thu hút một lượng lớn dòng vốn này,
chiếm tới 60% tổng vốn.
Tỷ giá hối đối được cố định.
Kết quả:
- Tín dụng tăng trưởng cao, tỷ lệ nợ/vốn sở hữu của khu vực doanh nghiệp rất lớn, và
bong bóng giá tài sản xuất hiện.
- Tăng trưởng GDP cao: Giai đoạn 1990-96 của Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia và
Malaysia đạt 8%.
2.

Mất cân đối vĩ mô 1997

Từ năm 1996, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Á bắt đầu chững lại.
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các nước Đông Á ở mức 19-21% trong

năm 1995-95 giảm xuống 4% trong năm 1996.
Nguyên nhân:
- Tăng trưởng thương mại toàn cầu suy giảm,
- Đồng yên mất giá và tỷ giá hối đối thực hiệu dụng của các nước Đơng Á lên giá.
- Lượng cầu và giá của các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là điện tử, suy giảm.
Thâm hụt vãng lại xuất hiện và được tài trợ chủ yếu bằng vay nợ ngắn hạn nước
ngoài.
Những yếu kém trong hệ thống tài chính (nợ khó địi ngày càng lớn sau nhiều năm gia
tăng tín dụng chỉ định).
3.

Khủng hoảng nổ ra

Những yếu kém trong hệ thống tài chính và mất cân đối vĩ mơ khiến các nhà đầu tư
tính tới khả năng các đồng nội tệ ở Đơng Á có thể bị phá giá.

5


Những hoạt động đầu cơ tiền tệ trong từ giữa năm 1996 tại Thái Lan khiến dự trữ
ngoại tệ giảm một phần và lãi suất tăng lên. Lãi suất tăng làm giảm giá bất động sản,
dẫn tới sự sụp đổ của nhiều cơng ty tài chính.
Những người vay ngoại tệ trước đây tin rằng tỷ giá hối đoái được cố định thì nay bắt
đầu lo ngại và cũng mua đơ la vào để đảm bảo có đơ la để trả nợ khi đáo hạn. Chính
phủ Thái Lan ban đầu dùng dự trữ ngoại tệ để bảo vệ tỷ giá nhưng cũng khơng có khả
năng duy trì được lâu. Đồng baht được thả nổi vào đầu tháng 7 năm 1997 và ngay lập
tức mất giá 10%, rồi giá trị tiếp tục giảm xuống sau đó.
Khủng hoảng nhanh chóng lan ra Hàn Quốc, Malaysia và Indonesia.
4.


Khủng hoảng kép

Đi liền với khủng hoảng tiền tệ là khủng hoảng ngân hàng. Lãi suất cao trong thời
gian chính phủ bảo vệ tỷ giá buộc cả các tổ chức tài chính và các đối tượng vay vốn
lâm vào tình thế khó khăn.
Khi đồng nội tệ bị phá giá, trách nhiệm nợ phải trả tính ra đồng nội tệ của các khoản
nợ nước ngoài tăng vọt, kéo theo sự phá sản của nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài
chính.
Cả các nhà đầu tư đều muốn chuyển vốn ra. Ngân hàng đòi lại vốn cho vay, từ chối
đảo nợ và ngưng cho vay mới; còn các nhà đầu tư chứng khốn thì bán chứng khốn,
đổi ra ngoại tệ và chuyển ra ngoài. Riêng trong năm 1997, hơn 20 tỷ USD rịng được
đưa ra khỏi 5 nước Đơng Á chịu khủng hoảng, trong khi trong năm 1996 vẫn còn
nhận được gần 66 tỷ USD.

6


Hình: Sự phá giá tiền tệ và sụt giảm GNP một số nước
Nguồn: Wikipedia
III. NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG
1. Thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái ko linh hoạt
Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng Đông Á 1997 là do chính phủ Thái Lan và
một số nước Đông Nam Á đã cố gắng theo đuổi bộ ba bất khả thi:
- Ởn định tỷ giá hởi đoái mà cụ thể ở đây là cố định giá trị đồng nội tệ theo đồng
USD.
- Tự do hóa dòng vốn lưu chuyển.
- Chính sách tiền tệ độc lập.
Song song vs việc ổn định tỷ giá, chính phủ các nước này thực hiện các chính sách
nới lỏng việc kiểm soát buôn bán ngoại tệ nhằm khuyến khích nền kinh tế phát triển
từ khía cạnh tài chính bằng cách khuyến khích dòng chảy tư bản vào và tạo ra các cơ

hội đầu tư nhiều hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Kinh tế Đông Nam Á tăng
trưởng nhanh trong thập niên 1980 và nửa đầu thập niên 1990 đã tạo ra sức ép tăng
giá nội tệ.đồng nội tệ tăng giá.
=> Giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu (do giá hàng hoá Việt nam kém cạnh tranh hơn
và NH đẩy lãi suất cao giảm động lực sản xuất trong nước).
7


=> Cán cân thưong mại thâm hụt.
Để bảo vệ tỷ giá cố định, các ngân hàng trung ương Đông Nam Á đã thực hiện chính
sách tiền tệ nới lỏng.
=> Cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát.
=> Chính sách vơ hiệu hóa (sterilization policy) trong đó chính phủ tiến hành bán các
công cụ thị trg như trái phiếu CP, hối phiếu, tín phiếu NHTW... đã được áp dụng để
chống lạm phát, vơ hình trung đẩy mạnh các dịng vốn chảy vào nền kinh tế.
Khi đồng nội tệ bị lên giá, chính phủ các nước có 2 cách duy trì tỷ giá là bán ngoại tệ
cho Doanh nghiệp hoặc vay nợ nước ngoài (bằng vốn FDI, vay trực tiếp, bán trái
phiếu). Tuy nhiên tỷ giá hối đoái thực tăng và việc tăng lãi suất để thu hút vốn nước
ngoài làm cho dư nợ ngoại tệ của các doanh nghiệp tính bằng tiền nội tệ sẽ tăng vọt,
tạo áp lực phá giá đồng nội tệ. Khi doanh nghiệp thua lỗ thì các ngân hàng, cơng ty tài
chính khơng địi được nợ, sẽ càng phá sản nhanh hơn. Chính phủ Thái Lan dùng dự
trữ ngoại tệ để bảo vệ tỷ giá nhưng cũng khơng có khả năng duy trì được lâu (do thiếu
dự trữ ngoại tệ để trả cho nhà đầu tư muốn “rút vốn hang loạt” và ngoại tệ để thanh
toán hang nhập khẩu khi tỷ giá thực tế tăng). Đồng Baht được thả nổi vào đầu tháng 7
năm 1997 và ngay lập tức mất giá 10%, rồi giá trị tiếp tục giảm xuống sau đó. Khủng
hoảng nhanh chóng lan ra Hàn Quốc, Malaysia và Indonesia.
Đánh giá cơ chế tỷ giá cố định:
Cơ chế nhằm duy trì quan hệ thương mại với thị trường chính Mỹ ,giữ lạm phát ổn
định tuy nhiên đánh giá quá cao giá trị đồng nội tệ,khi đồng nội tệ lên giá gây áp lực
tới khả năng thanh toán do lãi suất cho vay trong nước cao.

Bảng 1. Tỷ giá hối đoái bình quân của một số nước Đông Á năm 1996 và 1997
Nước

Đồng tiền

1996
8

1997


Thái Lan

Baht/USD

25.61

47.25

Philipin

Peso/USD

26.29

39.05

Malaysia

Ringgit/USD


2.52

3.88

Indonesia

Rupiah/USD

2.308

5.00

Hàn Q́c

Won/USD

844.20

695.8

2. Cán cân thanh tốn quốc tế mất cân bằng:
Bảng 2. Số liệu nền kinh tế Thái Lan giai đoạn 1991 - 1998
Năm
Tăng trưởng GDP

1991
7.0

1992

7.1

1993
8.2

1994
8.6

1995
8.7

1996
6.7

1997
-0.4

1998
-8.3

(%)
Tỷ giá hối đoái
Lạm phát (%)
Xuất khẩu

25.2
5.7
28.2

25.3

4.1
32.1

25.3
4.6
36.4

25
5.1
44.4

25.1
5.8
55.4

25.6
4.8
54.4

47.2
5.6
56.7

41.3
8.1

(tỷ USD)
Nhập khẩu

-34.2


-36.2

-40.1 -48.2

-63.4

-60.9

-55.1

(tỷ USD)
Cán cân thương

-5.9

-4.16

-4.3

-7.7

-9.5

-1.5

mại ((tỷ USD)
Cán cân tài khoản

-7.59


-6.3

-6.36 -8.08

-13.5

-14.7

-3.02

vãng lai (tỷ USD)
Cán cân tài khoản

11.7

9.47

10.5

21.9

10.5

-15.8

vốn (tỷ USD)
Nợ nước ngoài

35.99


39.61

45.84 60.99

65.0

49.0

97.0

43.6

45.7

45.6

37.0

38.7

23.0

-3.7

14.1

(tỷ USD)
Nợ ngắn hạn
(tỷ USD)

Dự trữ ngoại tệ

18.4

21.2

25.4

30.3

(tỷ USD)

9


Cũng như các nền kinh tế mới công nghiệp hóa Đông Nam Á khác, nền kinh tế Thái
Lan tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng điện tử. Tuy nhiên,
sau năm 1996, tăng trưởng xuất khẩu của Thái Lan suy yếu nhanh chóng. Một nguyên
nhân của tình hình này là do sự sụt giảm nhu cầu trên thị trường hàng điện tử của thế
giới, đồng thời thị trường tiêu thụ hàng dệt, sợi của Thái Lan cũng bị giảm sút mạnh
do sự nổi lên của Trung Quốc.Sự sụt giảm trong xuất khẩu ròng do tỷ giá hối đoái
tăng, sự thoái lui đầu tư do lãi suất nội địa tăng nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài ,
việc nhập siêu do tự sản xuất trong nước đắt đỏ hơn đã khiến xuất khẩu rong giảm
mạnh, gây nên thâm hụt tài khoản vãng lai . Mặt khác, hiện tượng rút vốn ồ ạt của nhà
đầu tư ngoại khi thấy tín hiệu mất giá đồng nội tệ khiến cán cân vốn không được cải
thiện, kèm với việc thiếu hụt dữ trữ ngoại hối để chi trả nhu cầu nhập khẩu khiến
đồng nội tệ càng mất giá.
Bảng 3. Tăng trưởng xuất khẩu ở Đông Á giai đoạn 1994 - 1997 (%)
Nước
Thái Lan

Hàn Quốc
Malaysia
Indonesia
Philipin
Hồng Kông
Singapore
Đài Loan
Trung Quốc

1994
19
14
20
8
17
11
24
9
25

1995
20
23
21
12
24
13
18
17
19


1996
-1
4
6
9
14
4
5
4
2

1997
3
5
1
7
21
4
-1
4
21

Do tỷ giá hối đoái trong nước gần như cố định, lạm phát trong nước cao hơn ở Mỹ
(5% so với 3%), đồng Baht bị đánh giá cao hơn so với đồng USD.
=> Xuất khẩu bị kiềm hãm trong khi nhập khẩu đươc khuyến khích.
=> Thâm hụt cán cân thương mại.
10



Vào giữa thập niên 1990, Hàn Quốc có nền tảng kinh tế vĩ mô tương đối tốt ngoại trừ
việc đồng Won Hàn Quốc không ngừng lên giá với Dollar Mỹ trong thời kỳ từ sau
năm 1987. Điều này làm cho tài khoản vãng lai của Hàn Quốc suy yếu vì giá hàng
xuất khẩu của Hàn Quốc trên thị trường hàng hóa quốc tế tăng. Thâm hụt tài khoản
vãng lai được bù đắp lại bằng việc các ngân hàng của nước này đi vay nước ngoài mà
phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro.
3. Dựa quá nhiều vào nợ, đặc biệt là nợ ngắn hạn
Để bù đắp thâm hụt thương mại và để có vốn đầu tư bình quân mỗi năm, con đường
không thể tránh khỏi của chính phủ các nước là vay tiền các nước khác (từ các ngân
hàng, doanh nghiệp, các nhà đầu tư tài chính, chính phủ các nước), điển hình trong đó
có Thái Lan. Nợ nước ngoài của Thái Lan không ngừng tăng, từ 35,99 tỷ USD năm
1991 lên đến 97 tỷ USD năm 1997 và bằng 54% GDP nước này. Nợ ngắn hạn năm
1995 và 1996 gấp 1,18 lần dự trữ ngoại tệ quốc gia, tức là Thái Lan thực tế đã mất
khả năng thanh toán nợ nước ngoài từ năm 1995. Đến tháng 6/1997, nợ nước ngoài đã
bỏ xa dự trữ ngoại tệ của Thái Lan. Kết quả là dự trữ ngoại tệ cạn kiệt, tỷ giá hối đoái
sẽ tăng, nguy cơ mất khả năng thanh toán của quốc gia càng cao, nền kinh tế càng lâm
vào bế tắc.
Chính những xúc tiến đầu tư của chính phủ và những bảo hộ ngầm của chính phủ cho
các thể chế tài chính cũng góp phần làm các cơng ty ở châu Á bất chấp mạo hiểm để
đi vay ngân hàng trong khi các ngân hàng bắt chấp mạo hiểm để đi vay nước ngoài
mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro. Đây là hệ quả của
hiện tượng thông tin không đối xứng dẫn tới lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức.
4. Sự hình thành bong bóng kinh tế
Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng tài chính Đơng Á năm 1997 là những cuộc
tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu Á.

11


Trong nền kinh tế nội địa, do sự gia tăng của nhập khầu, khu vực phi hàng hóa bao

gồm ngành bất động sản và xây dựng trở nên kiếm được nhiều lợi nhuận hơn so với
khu vữ kinh doanh hàng hóa. Chính vì vậy, các nguồn lực đã được bổ sung nhiều hơn
vào các ngành phi hàng hóa này. Trong thời kỳ này, các khoản đầu tư mới và trợ giúp
về vồn được phân bổ nhiều hơn vào ngành bất động sản và các ngành kinh doanh phi
hàng hóa khác. Trong khi đó, sự yếu kém về quản lý và sự nơi lỏng trong kiểm tra và
giám sát của các tổ chức tài chính ngày càng lộ rõ. Kết quả là những khoản vốn tập
trung vào lĩnh vực không sinh lời đã trở thành những khoản nợ khó đòi hoặc khơng
thể đòi được. GDP. Những ngun nhân sâu xa nói trên rồi cũng bộc lộ. Bắt đầu từ
Thái Lan, thị trường bất động sản đổ vỡ, một số thể chế tài chính bị phá sản. Người ta
khơng cịn tin rằng chính phủ đủ khả năng giữ nổi tỷ giá hối đoái cố định. Khi phát
hiện thấy những điểm yếu chết người trong nền kinh tế của các nước châu Á, một số
thể chế đầu cơ vĩ mô đã tiến hành tấn công tiền tệ châu Á. Các nhà đầu tư nước ngoài
đồng loạt rút vốn ra.
Thực tế, cơ cấu vốn đầu tư giữa các ngành không hợp lý và phần lớn là vốn ngắn hạn
(đầu tư gián tiếp vào cổ phiếu,trái phiếu…) gây nên tăng trưởng nóng, gây sức ép tăng
giá đồng nội tệ .Nhà nước lại sử dụng khoản vay nước ngồi để đầu tư dài hạn và
vịng quay vay vốn (doanh nghiệp ồ ạt vay NH, NH vay NH nước ngồi khơng bảo
hiểm) => mất khả năng thanh tốn và giảm uy tín trong nước.
5. Sự quản lý và điều hành yếu kém trong khu vực tài chính ngân hàng
Vay vốn bất chấp hiệu quả đầu tư thì nguy cơ dẫn đến phá sản là rất lớn. Khi quốc gia
bị thâm hụt tài khoản thương mại kéo dài, Chính phủ phải nâng lãi suất nội địa lên để
thu hút đầu tư nước ngồi. Tuy nhiên, chính lãi suất quá cao này lại hạn chế các doanh
nghiệp nội địa mượn tiền để đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ. Kết quả là hiệu
quả sản suất vẫn không cao, khả năng cạnh tranh của hàng hóa vẫn kém. Các doanh
nghiệp thua lỗ, phá sản hàng loạt khiến cho số nợ khó địi của ngân hàng tăng lên, hậu
quả là ngân hàng mất dần khả năng thanh toán và cuối cùng là đi đến phá sản.
12


Những xúc tiến đầu tư của chính phủ và những bảo hộ ngầm của chính phủ cho các

thể chế tài chính cũng góp phần làm các cơng ty ở châu Á bất chấp mạo hiểm để đi
vay ngân hàng trong khi các ngân hàng bắt chấp mạo hiểm để đi vay nước ngoài mà
phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro (Hệ quả của hiện tượng
thông tin bất cân xứng dẫn đến rủi ro đạo đức).
Bảng 4. Tình trang của hệ thống ngân hàng, tài chính một số nước Đông Á
trong năm tài chính 1/4/1997 - 31/3/1998
Nước

Tổng số

Số ngân

Số ngân

Số ngân

Số ngân

ngân

hàng bị

hàng bị quốc

hàng bị

hàng bị bán ngân hàng

hàng


đình chỉ

hữu hóa/

sát nhập cho công ty

hoạt động Chính phủ

Tổng số
“có vấn đề”

nước ngoài

giám sát
Thái Lan
Malaysia
Indonesia
Hàn Quốc

108
60
228
56

56
16
16

4
41

11

56

64 (59%)
41 (68%)
83 (36%)
18 (32%)

Bảng 5. Tình trạng thua lỗ và phá sản của các doanh nghiệp một số nước Đông Á giai
đoạn 1996 – 1998

Nước
Thái Lan

Thời gian
1 - 5/1998

Số doanh nghiệp phá sản
3961 doanh nghiệp ngừng hoạt động trong đó

Malaysia

1996

có 582 doanh nghiệp phá sản
489 doanh nghiệp phá sản

Indonesia
Hàn Quốc


1997
1998
1997

6583 doanh nghiệp phá sản
80% doanh nghiệp ngưng hoạt động
14000 doanh nghiệp phá sản

1998

53000 doanh nghiệp phá sản
13


IV. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG
1.

Tác động tiêu cực

Đối với các nước trong khu vực
* Sự mất giá của hàng loạt đồng nội tệ
Ngày 14 tháng 5 và ngày 15 tháng 5 năm 1997, đồng baht Thái bị tấn công đầu cơ
quy mô lớn. Ngày 30 tháng 6, thủ tướng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh tuyên bố sẽ
không phá giá baht, song rốt cục lại thả nổi baht vào ngày 2 tháng 7. Baht ngay lập
tức mất giá gần 50%.
Ngày 11.7.1997, Philippin tuyên bố thả nổi đồng Peso.
Ngày 11.8.1997, Malaysia tun bố khơng can thiệp vào thị trường hối đối (thực chất
là thả nổi đồng Ringgit).
Ngày 14.8.1997 Indonesia tuyên bố thả nổi đồng Rupiah.

Năm 1996, tỷ giá bình quân đồng Won của Hàn Quốc là 844,2 Won/USD thì ngày
30/9/1997 là 914,8 won/USD. Ngày 14/12/1997 đồng Won được thả nổi. Ngày
23/12/1997 đạt kỷ lục 200 won/USD.
Sau khi các đồng tiền này lần lượt bị phá giá, giới đầu cơ đã quay sang tấn công vào
đồng đô la Singapore và đồng Ringit Mlaysia.
Đồng
Baht / USD
Rupi / USD
Peso / USD
MR / USD
SGD / USD

Tỷ giá so với USD
ngày 1/7 ngày 6/10
25,65
36,37
24,75
38,65
26,37
34,92
2,5
3,38
1,43
1,548
14

Mức
phá giá
42%
56%

32%
35%
8,3%

độ


Bảng : Tình hình phá giá của các đồng tiền ĐNA
Nguồn : Tin kinh tế Việt Nam ngày 6/8/97, Đài BBC 6/10/97
* Sự thua lỗ và phá sản của các hệ thống tài chính quốc gia và hàng loạt doanh
nghiệp:
Đầu năm 1998, Finance One, cơng ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị phá sản. Điều
này buộc IMF phải cung cấp một gói cứu trợ trị giá 16 tỷ dollar Mỹ cho Thái Lan
ngày 11/8. Ngày 20 tháng 8, IMF thơng qua một gói cứu trợ nữa trị giá 3,9 tỷ dollar.
Từ năm 1997-1998, 56 ngân hàng thái lan đã bị đình chỉ hoạt động, 41 ngân hàng của
Malaysia bị sáp nhập , 56 ngân hàng của Indonesia bị chính phủ giám sát. Trong giai
đoạn 1996-1998, 3961 doang nghiệp Thái lan bị đình chỉ, trong đó có 582 doang
nghiệp bị phá sản. Ở Indonesia, số doanh nghiệp bị ngừng hoạt động lên đến xấp xỉ
80%.
* Tình trạng lạm phát
Do các đồng tiền bị phá giá nên mức giá của các hàng hoá nhu yếu phẩm sẽ tăng lên
và lạm phát có thể xảy ra ở mức cao hơn bình thường ở tất cả các nước ĐNA. Giá
lương thực và các nhu yếu phẩm khác tăng từ 0,3% đến 1,56% trong khi đó mức tăng
của những mặt hàng như nước giải khát đóng chai, xăng dầu, điện thoại di động, hàng
điện tử, xe máy, băng video, sơn và thép thanh có thể tăng từ 2,72 đến 5%. Một số
mặt hàng khác như sữa, dầu ăn, cá, ô tô chở khách... có thể tăng từ 5,5 đến 13,7%.
Những ngành ít phải nhập khẩu nguyên vật liệu sẽ có nhiều triển vọng tốt đẹp và có
doanh thu cao vì chúng khơng phải đối chọi với mức giá hàng nhập khác tăng tương
đối. Tuy nhiên, để cạnh tranh tốt với sản phẩm cùng loại của các cơng ty khác trên thế
giới thì ngành này lại phải đương đầu với khó khăn do phải vay nợ nước ngoài để

nâng cấp trang thiết bị. Với sự mất giá của đồng tiền ĐNA từ 20% đến 50%, khu vực
tư nhân nói chung đang có nguy cơ lỗ nặng ở những khoản vay mượn ngoài.
15


* Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm
Theo dự đoán mới đây nhất, tổng sản phẩm quốc nội của Malaysia tăng khoảng 7,7%
trong năm 1997 và 7,6% trong năm 1998 so với năm 1996 là 8,3%.
GDP của Thái Lan dự tính sẽ tăng khoảng 1,9% trong năm nay và 2,3% trong năm
1996 là 7,2%. Trong khi đó GDP của Philippines có thể có mức tăng xấp xỉ mức tăng
của năm 1996 (5,8%) đạt 5,6% trong năm 1997 và 5,8% trong năm 1998.
Mức tăng trưởng GDP của Indonesia cũng ít bị ảnh hưởng và có mức tăng tương tự
như năm 1996 cho hai năm 1997 và 1998 là vào khoảng 7,5%.
Còn mức tăng GDP của Singapore so với năm 1996 (8,0%), thì trong năm 1997 có
thấp hơn chút ít đạt 7,5%.
Tác động đến toàn thế giới
Nguồn vốn đầu tư tư nhân vào nền kinh tế trong tháng 12 tại Thái Lan giảm 23% so
với cùng kỳ năm trước. Các khoản cho vay từ ngân hàng cũng giảm mạnh ở Hồng
Kông, Singapores, Thái Lan và Malaysia.
Cuộc khủng hoảng đã đẩy 40% nền kinh tế tồn cầu rơi vào suy thối. Các nền kinh tế
lớn như Nhật Bản, Nga, Brazil…đã bị cuốn vào vịng xốy của nó:IMF gần như mất
khả năng đóng vai trị “người chữa cháy” của nền kinh tế tồn cầu.Những thay đổi
trong chính sách tỷ giá hối đối và bn bán của Mỹ đối với Châu Á đã tác động tiêu
cực đến các nền kinh tế khu vực này.
Thị trường tiền tệ thế giới đang bị tác động mạnh của sự lưu chuyển vốn ồ ạt và ngắn
hạn. Vì vậy, những biến động ngắn hạn về tỷ giá hối đoái trở nên nhạy cảm và được
quy định bởi sự thay đổi không thể dự báo trước của quan hệ cung cầu tiền tệ. Nguồn
vốn thế giới chảy vào các nền kinh tế mới nổi ở khu vực này giảm mạnh từ mức 196
tỷ USD năm 1996 xuống còn 39 tỷ USD năm 1998, trong khi các nền kinh tế Âu Mỹ
phát triển ổn định khiến nguồn vốn lại chảy ngược từ các nước Châu Á trở lại Âu Mỹ

16


Do mở cửa thị trường vốn toàn cầu và những tiến bộ trong cơng nghệ máy tính và
thơng tin, Mỹ càng ngày tăng cường được ảnh hưởng đối với các nền kinh tế mới nổi
với tư cách là nền tài chính lớn và mạnh nhất thế giới. Thế giới phải chứng kiến cuộc
khủng hoảng lớn trên thị trường vốn của các nước mới nổi.
2.

Tác động tích cực

Bên cạnh những tác hại của khủng hoảng kinh tế gây ra nó cũng có nhiều mặt tích
cực, mở đầu giai đoạn mới đầy triển vọng. Việc chuyển sang chính sách tỷ giá linh
hoạt sẽ giúp chính phủ giảm thiểu lượng ngoại tệ can thiệp, giữ giá bản tệ như thời
gian trước đó, giúp tăng dự trữ quốc gia về lâu dài, khuyến khích, tăng khả năng cạnh
tranh xuất khẩu, từ đỏ cải thiện những cân đối tài chính của đất nước.. Cuộc khủng
hoảng giúp định hướng lại và cải thiện cơ cấu đầu tư, thúc đẩy sản xuất sản phẩm mới
có suất cạnh tranh xuất khẩu cao hơn. Các khoản chi phí kém hiệu quả sẽ bị cắt giảm,
các dự án cá nhân được khuyến khích.
Các đồng tiền ĐNA bị phá giá trong hơn hai tháng qua đã làm cho hàng xuất khẩu của
họ có khả năng cạnh tranh hơn ở các thị trường Mỹ và Nhật Bản, do đó thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu của các nước này.
V. BÀI HỌC TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG
Nhiều nhà kinh tế học, như những người trong Viện Cato tin tưởng rằng cuộc khủng
hoảng châu Á được tạo nên không phải do tâm lý thị trường hay công nghệ kỹ thuật (trên thực tế, cái này lại đại diện một hình thức có hiệu quả hơn của chủ nghĩa tư bản
thông qua khả năng thu thập thông tin một cách rẻ tiền hơn và nhanh chóng hơn) –
song do cácchính sách kinh tế vĩ mơ bóp méo thơng tin, dẫn đến tính bất ổn và hấp
dẫn các nhà đầu cơ tích trữ. Cái mà một số nhà bình luận gọi là "tâm lý bầy đàn", chỉ
là hậu quả của việc các nhà đầu cơ cư xử duy lý, lưu ý rằng các chính sách tiền tệ
(Chính phủ bảo vệ chính sách tỷ giá hối đối cố định) mà họ cho là khơng thể duy trì

lâu dài được.
17


Những nhà kinh tế này cũng tin rằng, khủng hoảng là hậu quả tất yếu của các chính
sách bảo hộ, chính sách kinh tế vĩ mơ khơng bền vững, cha đẻ của chính những khiếm
khuyết trong thị trường mà chúng có trách nhiệm phải loại bỏ, hạn chế. Nhà kinh tế
Frederic Mishkin chỉ ra vai trị của thơng tin phi đối xứng trong thị trường tài chính
trong việc làm dấy lên "tâm lý bầy đàn" trong giới đầu tư đã thổi phồng lên một rủi ro
tương đối nhỏ trong nền kinh tế thực.
1.

Bài học thứ nhất: Phải có cơng cụ điều tiết luồng vốn

Khơng phải tình cờ khi hai nước châu Á ít bị ảnh hưởng nhất của cuộc khủng hoảng
tài chính, Trung Quốc và Ấn Độ, cũng chính là những nước khơng tự do hóa thị
trường vốn. Và trong số những nước đã tự do hóa thị trường vốn, cũng không phải
ngẫu nhiên mà nước khống chế tốt nhất những tác động của cuộc khủng hoảng,
Singapore, chính là nước có hệ thống luật pháp tốt nhất.
Do thiếu các biện pháp kiểm soát, nhiều nền kinh tế châu Á đã rơi vào tình trạng q
phụ thuộc vào nguồn tài chính rất dễ biến động từ bên ngồi - đó là các khoản vay
ngắn hạn. Cuối năm 1996, các nước Đông Á đã nợ các ngân hàng châu Âu 318 tỷ
USD, ngân hàng Nhật Bản 260 tỷ USD và ngân hàng Mỹ 46 tỷ USD, đa số là dưới
hình thức vay ngắn hạn - dưới 1 năm.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết trong 3 năm trước thời điểm 1997, các khoản nợ
ngắn hạn của Thái Lan chiếm tới 7-10% GDP, trong khi tổng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) chỉ chiếm 1% GDP.
Khi xảy ra khủng hoảng, các nguồn vốn ngắn hạn này biến mất cũng nhanh như khi
xuất hiện, vì khơng hề có các cơng cụ điều tiết.
2.


Bài học thứ hai: Cần xây dựng hành lang pháp lý phù hợp

Cũng giống như việc nối các thị trấn nhỏ với đường cao tốc mà trước đó khơng trang
bị cho chúng hệ thống đường xá và cảnh sát giao thông phù hợp để giám sát việc tuân
18


thủ luật lệ, sẽ thật liều lĩnh khi mở cửa nền kinh tế của các nước đang phát triển với
thị trường vốn quốc tế mà chưa xây dựng hệ thống luật pháp phù hợp và đào tạo được
đội ngũ cán bộ liêm khiết.
Hệ thống ngân hàng với sự giám sát lỏng lẻo vào những năm trước thời điểm 1997 đã
dẫn đến sự phát triển quá mức của thị trường tín dụng ở nhiều nước châu Á, như
Indonesia, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan, kéo theo việc đầu tư dư
thừa vào một số ngành kinh tế.
Việc dư thừa nguồn tín dụng cịn dẫn đến tình trạng lãng phí, với cuộc chạy đua sở
hữu tòa nhà cao nhất thế giới ở các nước châu Á là một ví dụ. Tệ hơn, việc “thừa tiền”
còn châm ngòi cho sự phát triển bong bóng của thị trường bất động sản, từ đó lại quay
lại tình trạng dư thừa tín dụng, vì các ngân hàng cho vay nhiều hơn giá trị thực của tài
sản thế chấp. Kết quả là khi “bong bóng” vỡ, các ngân hàng phải hứng chịu hậu quả.
Hệ thống ngân hàng với sự giám sát lỏng lẻo còn cho phép các ngân hàng có tỷ lệ vốn
lưu động khơng phù hợp. Theo số liệu năm 1997 của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế
(BIS), ở Philippines (17%), Hồng Kông (18%) và Singapore (19%), tỷ lệ này cao hơn
nhiều so với tiêu chuẩn tối thiểu quốc tế.
3.

Bài học thứ ba: Nguy cơ dư thừa vốn

Chính phủ của các nền kinh tế mới nổi khơng thể làm gì nhiều để ngăn “lũ” vì nguồn
cơn của sự mất cân bằng trên thị trường tài chính quốc tế khơng nằm trong tầm kiểm

sốt trực tiếp của họ.
Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á khơng phải chỉ do sự “tắc trách” của người châu
Á gây ra. Ngân khố của hầu hết các nền kinh tế châu Á đều ở mức cân bằng hoặc
thặng dư, và không hề có lạm phát. Cuộc khủng hoảng xảy ra phần nhiều là do những
thay đổi về mơ hình của hoạt động trung gian tài chính quốc tế.

19


Thứ nhất, sự mở rộng đáng kể của khả năng thanh khoản quốc tế vào thập niên 90 đã
làm gia tăng sự cạnh tranh trong ngành dịch vụ tài chính trên tồn thế giới. Vì thế, các
giám đốc tài chính buộc phải tìm kiếm những khoản lợi nhuận cao hơn, thông qua các
dự án đầu tư mạo hiểm.
Thứ hai là chính sách kinh tế vĩ mơ của các cường quốc kinh tế đóng vai trị quan
trọng trong sự mở rộng của khả năng thanh khoản quốc tế. Ví dụ như ở Mỹ, việc thâm
hụt ngân sách giảm xuống trong khi khả năng sản suất tăng lên đã dẫn đến tốc độ lạm
phạt giảm và do đó lãi suất giảm.
Khơng có gì đáng ngạc nhiên khi luồng vốn đổ vào châu Á tăng lên, vì lãi suất ở châu
Á cao hơn, còn các nước châu Á nhận thấy việc vay mượn quy đổi bằng đồng đơla
Mỹ hoặc n Nhật có lợi hơn là bằng đồng nội tệ.
Tuy nhiên, tình trạng mất cân đối này không thể kéo dài. Việc tăng nguồn vốn đã gia
tăng sức ép đối với việc tăng tỷ giá hối đối, từ đó làm trầm trọng thêm tình hình
thâm hụt thương mại. Và khi thị trường tạo sức ép giảm giá đồng tiền, tình hình càng
trở nên xấu đi do sự rút vốn đột ngột của các nhà đầu tư nước ngồi. Thị trường tài
chính châu Á chao đảo.
Liệu điều tương tự có thể xảy ra lần nữa? Câu trả lời là hồn tồn có thể.
Trong suốt thời gian diễn ra khủng hoảng, đã có khá nhiều thảo luận về việc hình
thành một “kiến trúc tài chính tồn cầu”. Tuy nhiên từ đó đến nay, cái “kiến trúc” đó
hầu như khơng có gì thay đổi. Vẫn chưa có được những công cụ điều tiết luồng vốn
một cách hiệu quả.

Về hành lang pháp lý, đã có nhiều cải tiến kể từ năm 1997. Giờ đây nhiều ngân hàng
của châu Á hoạt động bền vững hơn, với tỷ lệ vốn lưu động tăng lên trong khi tỷ lệ nợ
xấu giảm xuống.

20


Tuy nhiên, trình độ quản lý vẫn chưa được cải thiện. Một cuộc điều tra gần đây của
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy trên thực tế, chất lượng trình ở 4 trong
5 nước bị ảnh hưởng nặng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á - Indonesia,
Malaysia, Philippines và Thái Lan - thậm chí cịn có chiều hướng kém đi so với năm
1997, ở 6 thước đo: trách nhiệm quản lý, sự ổn định chính trị, hiệu quả của chính phủ,
chất lượng của hệ thống luật pháp, sự tuân thủ pháp luật và tình hình kiểm sốt tham
nhũng.
Hiện nay lại đang xảy ra tình trạng tính thanh khoản quốc tế lên quá cao. Tuy nhiên,
lần này nguyên nhân lại khác - dự trữ của các nước châu Á đã tăng từ mức 250 tỷ
USD của năm 1997 lên 2,5 nghìn tỷ USD trong năm nay, chủ yếu nhờ Trung Quốc.
Luồng vốn chảy vào các thị trường châu Á mới nổi trung bình chiếm 6-7% GDP, cùng
mức với thời điểm trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-98. Tuy nhiên, không
như hồi thập kỷ 90, hiện nay luồng vốn phần lớn là đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước
ngồi (FDI và FPI) chứ khơng phải là đầu tư ngắn hạn.
Dù vậy, giới lãnh đạo tài chính châu Á đã chỉ ra rằng tỷ lệ lãi suất thấp trong suốt một
thời gian dài đã dẫn đến sự phát triển bong bóng của thị trường chứng khốn, bất
động sản, thị trường hàng hóa và hoạt động đầu tư tư nhân. Và như Thủ tướng
Singapore Lý Hiển Long đã cảnh báo, nếu tình trạng mất cân đối trên thị trường tài
chính quốc tế khơng được giải quyết một cách nhịp nhàng thì nền kinh tế tồn cầu sẽ
bị ảnh hưởng.
Nói như nhà soạn kịch Eugene O'Neill, khơng có hiện tại hay tương lai, mà chỉ có quá
khứ cứ lặp đi lặp lại. Cách nói này có thể hơi cường điệu. Có lẽ sẽ chính xác hơn khi
nói rằng lịch sử ln lặp lại, nhưng có một chút thay đối. Nếu khơn ngoan và thận

trọng, chính phủ các nước sẽ cố gắng tìm ra sự khác biệt đó để có các biện pháp đề
phòng.

21


KẾT LUẬN
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Thái Lan đã qua đi rất lâu nhưng những bài học
rút ra từ cuộc khủng hoảng vẫn còn nhiều giá trị. Cuộc khủng hoảng lần này cho thấy
trong bối cảnh tự do hóa tồn cầu cần phải có sự chuẩn bị thích đáng cho q trình
này, nhất là tự do hóa tài chính – tiền tệ, vừa phải tự do hóa đồng bộ, vừa phải thận
trọng và tính đầy đủ đến tình hình kinh tế của mỗi nước. Qua cuộc khủng hoảng,
người ta cũng nhận thấy rằng Chính phủ cần có những quyết sách kịp thời và đúng
lúc, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, tránh để dẫn tới tình trạng phá giá tiền tệ một
cách bị động – nguyên nhân chính dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng
đến nền kinh tế của nhiều nước trong và ngoài khu vực.
Nước ta giai đoạn này chưa hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nên chưa bị ảnh
hưởng nhiều của cuộc khủng hoảng nhưng trongnhững năm gần đây, nền kinh tế nước
ta đã phát triển đáng kể và hội nhập toàn diện với nền kinh tế khu vực, thế giới. Do
vậy, nguy cơ khủng hoảng tài chính: do ảnh hưởng “dây chuyền” từ các nền kinh tế
khác (trong trường hợp xảy ra khủng hoảng ở những nước này), hoặc do chính những
bất hợp lý của nền kinh tế trong nước, cũng tăng cao. Đó là vì hệ thống tài chính dễ bị
tổn thương của các nước đang phát triển, và phản ứng dây chuyền giữa các nền kinh
tế này trong trường hợp xảy ra khủnghoảng ở một nền kinh tế. Mặc dù đã có sự cải
thiện đáng kể về sự trợ giúp của các tổ chức tài chính quốc tế như IMF cũng như sự
hợp tác giữa các nền kinh tế, điều kiện tiên quyết để bảo vệ một nước đang phát triển
khỏi khủng hoảng tài chính là tự tăng cường hạ tầng tài chính về nhiều phương diện.
Nổi bật là những nhà quản lý và những chủ thể lớn có liên quan phải tham gia xây
dựng một hành lang pháp lý tinh vi để một mặt nó phải cởi mở và minh bạch để thu
hút vốn đầu tư từ nước ngoài, nhưng trước hết, như bài học từ cuộckhủng hoảng tài

chính ở châu Á, phải đảm bảo được sự ổn định và phát triển bền vững cho cả hệ thống
tài chính và kinh tế của đất nước.
22


23


TÀI LIỆU THAM KHẢO



Bài giảng và thực hành lý thuyết kinh tế vĩ mơ – PGS.TS Nguyễn Văn Cơng
Wikipedia

/>%C3%A0i_ch%C3%ADnh_ch%C3%A2u_%C3%81_1997


Dân trí

/>•

Cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ ở Thái Lan 1997 – Nguyên nhân, hậu quả và
bài học kinh nghiệm với Việt Nam

/>
24




×