Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

LỄ HỘI LÀNG TƯỜNG PHIÊU, XÃ TÍCH GIANG, PHÚC LỢI - HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

NGUYỄN THỊ NHƯ

LỄ HỘI LÀNG TƯỜNG PHIÊU,
XÃ TÍCH GIANG, PHÚC THỌ, HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Văn hóa

Người hướng dẫn khoa học
ThS. NGUYỄN THỊ NGA

HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, tác giả xin chân thành cảm
ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa, quý Thầy, cô giáo khoa lịch sử
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và quý thầy cô trực tiếp giảng dạy đã giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập.
Tác giả xin chân thành cảm ơn đến phòng văn hóa – thông tin huyện
Phúc Thọ, cùng các ban ngành địa phương xã Tích Giang đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô
giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Nga, cô đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành kháo luận.
Cảm ơn tập thể lớp K38A cử nhân lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2 đã đóng góp ý kiến trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Nguyễn Thị Như

năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp “Lễ hội làng Tường Phiêu, xã Tích Giang, Phúc
Thọ, Hà Nội” được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo ThS.
Nguyễn Thị Nga.
Tôi xin cam đoan đề tài này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không
trùng với bất kì kết quả nào của các tác giả khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả

Nguyễn Thị Như


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................... 5
6. Đóng góp của khóa luận............................................................................ 6
7. Bố cục khóa luận ....................................................................................... 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ LÀNG TƯỜNG PHIÊU, XÃ TÍCH GIANG,
HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................ 7
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ............................................... 7
1.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................... 7
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 8
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ........................................... 8
1.3. TÌNH HÌNH KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI .......................................... 9
1.3.1. Tình hình kinh tế ................................................................................. 9
1.3.2. Tình hình văn hóa, xã hội.................................................................. 11
CHƯƠNG 2. LỄ HỘI LÀNG TƯỜNG PHIÊU, XÃ TÍCH GIANG, ........... 21
HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................................. 21
2.1. KHÁI NIỆM............................................................................................. 21
2.2. LỄ HỘI LÀNG TƯỜNG PHIÊU, XÃ TÍCH GIANG, HUYỆN PHÚC
THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......................................................................... 23


2.2.1. Lễ hội làng Tường Phiêu để tưởng nhớ đến đức Thánh Tản Viên Sơn
..................................................................................................................... 25
2.2.2. Không gian và thời gian của lễ hội ................................................... 30
2.2.3. Công tác chuẩn bị cho lễ hội ............................................................ 39
2.2.4. Phần chính của lễ hội ........................................................................ 42

2.2.4.1. Phần lễ ........................................................................................ 42
2.2.4.2. Phần hội ...................................................................................... 51
2.2.4.3. Các hoạt động văn hóa diễn ra trong lễ hội ............................... 55
2.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA LỄ HỘI LÀNG TƯỜNG PHIÊU ............................. 56
2.4. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC BẢO TỒN VÀ
PHÁT HUY LỄ HỘI LÀNG TƯỜNG PHIÊU .............................................. 60
2.4.1. Thực trạng ......................................................................................... 60
2.4.2. Giải pháp ........................................................................................... 61
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, một trong những gia tài mà thế hệ
trước đã để lại cho con cháu đời sau là những lễ hội cổ truyền của dân tộc. Lễ
hội cổ truyền là nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam, vì ở đó mang
dấu ấn lịch sử, hơi thở của thời đại truyền lại cho muôn đời sau.
Lễ hội cổ truyền của dân tộc ta như một bức tranh thể hiện rất nhiều
những nét đẹp cổ truyền của dân tộc, đồng thời còn là bức tranhtái hiện lại
những câu chuyện về các vị Thành Hoàng làng, các nhân vật lịch sử, những
người có công với dân với đất nước,các trò chơi dân gian,...
Tìm hiểu lễ hội ở làng Tường Phiêu, xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ,
thành phố Hà Nội sẽ cho chúng ta có một cái nhìn rõ hơn về lễ hội dân gian
Việt Nam.
Trải qua nhiều thế kỷ rất nhiều lễ hội truyền thống đã bị phai nhạt theo
thời gian. Chính vì thế việc bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống ngày
nay càng trở nên quan trọng. Bắt đầu từ Đại Hội VI đặc biệt trong thời gian
gần 20 năm nay các lễ hội truyền thống lại được phục hồi và phát triển trở
thành một hiện tượng đời sống văn hóa.

Trước công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước ta, giá trị của các lễ
hội cổ truyền đang hòa quyện gắn bó mật thiết với cuộc sống. Đó chính là
tiềm năng, động lực, đồng thời là cội nguồn của lịch sử, làm điểm tựa cho sự
phát triển mới, góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giáo dục
tình yêu quê hương, đất nước.
Đặc biệt ngày nay, mặc dù đời sống kinh tế phát triển mạnh với sự hiện
đại của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của công nghệ thông tin,... nhưng tìm
về cội nguồn là một điều tất yếu không thể thiếu được trong đời sống tâm
linh, là sự khao khát tìm về cội nguồn trong mỗi con người Việt Nam.

1


Với ý nghĩa và tầm quan trọng như vậy, hơn lúc nào hết chúng ta phải
bảo tồn, nghiên cứu và khai thác những giá trị văn hóa còn ẩn chứa bên trong
các lễ hội truyền thống. Gìn giữ cho hiện tại và tương lai, kế thừa những tinh
hoa, những truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, phù hợp với đường lối của Đảng
và Nhà nước là xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhận thức được vấn đề này, với tình yêu quê hương đất nước, tác giả
đã lựa chọn đề tài “Lễ hội làng Tường Phiêu, xã Tích Giang, huyện Phúc
Thọ, thành phố Hà Nội” nhằm khái quát lại những đặc điểm của lễ hội dân
gian, đồng thời tìm hiểu những đặc điểm khác biệt mang đậm dấu ấn đặc
trưng của địa phương trong tổng thể các lễ hội của Việt Nam. Thông qua công
trình nghiên cứu này người viết còn nhằm mong đóng góp một phần rất nhỏ
vào việc bảo vệ và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có rất nhiều sách và các công trình nghiên cứu đề cập đến các lễ hội
truyền thống của Việt Nam nhưng ở trên nhiều phương diện khác nhau và ở
mức độ khác nhau.
Trước hết là “Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam” của Nguyễn Chí

Bền cùng nhiều tác giả biên soạn ,Nxb văn hóa dân tộc (2000). Đã có rất
nhiều các công trình về lễ hội cổ truyền được công bố trong nhiều năm qua
nhưng công trình “ kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam” là tác phẩm được các
tác giả tập hợp, chọn lọc cho ra một cuốn sách mang tính chất tổng hợp, cho
thấy được toàn cảnh của lễ hội cổ truyền của Việt Nam. Đặc biệt tác phẩm
này là cuốn sách về lễ tết, lễ hội các vùng miền của nước ta giúp cho người
đọc hiểu rõ được đặc trưng riêng biệt của mỗi vùng miền, mỗi địa phương
thông qua các lễ hội. Đồng thời thấy được tính đa dạng trong văn hóa Việt.
Thứ hai là tác phẩm “Từ điển hội lễ Việt Nam” của Bùi Thiết do Nxb
Văn hóa – Thông tin xuất bản năm 2000. Trong tác phẩm này tác giả đã sưu
tầm, tập hợp, hệ thống, chỉnh lý và biên soạn tất cả các lễ hội truyền thống đã
2


từng diễn ra trên khắp lãnh thổ nước ta từ xưa tới nay. Đặc biệt, tác giả đưa ra
quan niệm về khái niệm “lễ”: được hiểu là các hoạt động đã đạt đến trình độ
lễ nghi. “Hội”: được hiểu là các hoạt động lễ nghi đã phát triển đến mức cao
hơn, có các hoạt động văn hóa truyền thống; khái niệm “hội lễ’: là cách họi cô
đọng nhằm để chỉ tất cả các hoạt động tinh thần và ứng xử, phản ánh những
tập tục, vật hiến tế, lễ nghi dâng cúng, những hội hè định đám của một cộng
đồng làng xã nhất định. Qua những khái niệm cơ bản mà tác giả đề cập tới đã
góp phần làm phong phú hơn phần nội dung khái niệm về lễ hội trong bài
khóa luận.
Tiếp đến là công trình “ Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số
ở miền Bắc Việt Nam” của Hoàng Lương được Nxb Văn hóa Dân tộc công
bố năm 2002. Công trình này các khái niệm chung về lễ hội truyền thống
được tác giả quan tâm nghiên cứu, tác giả dành ra một phần riêng để viết về
khái niệm chung của lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở miền Bắc.
Trong tác phẩm này lễ hội của cả nước nói chung, lễ hội của các dân tộc thiểu
số ở miền Bắc nói riêng chủ yếu là liên quan đến cầu mùa, người an vật thịnh.

Nghi lễ là những sinh hoạt tinh thần của cá nhân hay tập thể, là sinh hoạt của
cả cộng đồng người trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng. Trong hội có thể tìm
thấy những biểu tượng điển hình của sự thể hiện tâm lý cộng đồng, những đặc
trưng của văn hóa dân tộc, quan niệm, cách ứng xử với môi trường tự nhiên
và môi trường xã hội của các cá nhân và cộng đồng người. Những hoạt động
diễn ra trong hội luôn phản ánh và thể hiện một phần lịch sử địa phương đất
nước. Tác phẩm giúp cho phần nội dung về một số khái niệm của bài khóa
luận được phong phú hơn, thấy được nét đặc trưng trong lễ hội của các dân
tộc thiểu số.
Thứ tư trong cuốn “Lễ hội Việt Nam” của Lê Trung Vũ được nhà xuất
bản văn hóa thông tin xuất bản năm 2005. Tác phẩm này đề cập đến hơn 200
lễ hội trong cả nước của Việt Nam, trong đó tác giả có đề cập đến lễ hội
3


Thánh Tản Viên Sơn khái quát về vị Thánh Tản Viên Sơn giúp dân làm ăn
sinh sống, lịch sử hình thành và phát triển của lễ hội. Qua đây ta có thêm một
cái nhìn cơ bản về một phần nội dung của lễ hội Thánh Tản Viên Sơn ở Hà
Tây. Do đặc trưng là công trình nghiên cứu tổng thể rất nhiều lễ hội nên tác
giả Lê Trung Vũ chưa có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về từng lễ hội nơi đây.
Nhưng đây cũng là công trình quan trọng giúp người viết có những nguồn tư
liệu để phục vụ cho đề tài của mình.
Thứ năm trong giáo trình “Cơ sở văn hóa” của Trần Ngọc Thêm, của
Nxb giáo dục năm 2009. Tác giả đã đề cập đến một số khái niệm lễ và hội
không nhiều chỉ trong một mục của một chương nhưng nó cũng khái quát
được ý nghĩa, vai trò của lễ hội trong đời sống của nhân dân. Lễ hội thiên về
đời sống tinh thần.
Tiếp đến trong cuốn “lễ hội cổ truyền Hà Tây” của Sở văn hóa –
Thông tin Hà Tây xuất bản năm 2009. Tác phảm đề cập đến các lễ hội cổ
truyền của tỉnh Hà Tây trong đó có đề cập đến lễ hội Đền Măng Sơn nơi thờ

Đức Thánh Tản Viên Sơn. Cuốn sách viết về nguồn gốc, cũng như các nghi lễ
thực hiện trong ngày hội tưởng nhớ đến Đức thánh Tản Viên sơn. Là phần tư
liệu quan trọng để tác giả hoàn thành bài khóa luận.
Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa và lễ hội khác mà
người viết đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Đặc biệt bản thân
người viết cũng là người dân của huyện Phúc Thọ nên việc đi thực địa tìm tài
liệu cũng thuận lợi hơn để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
- Khái quát lại những nét đặc trưng của lễ hội làng Tường Phiêu, xã
Tích Giang, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
- Tìm hiểu những giá trị về mặt lịch sử, văn hóa của lễ hội làng Tường
Phiêu. Làm cơ sở cho việc phát huy, phát triển các nét đẹp cổ truyền của dân

4


tộc. Đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần phát huy tốt nhất giá
trị của lễ hội cổ truyền của dân tộc.
- Qua đó cung cấp thông tin cho việc học tập, nâng cao tri thức của bản
thân về lễ hội làng Tường Phiêu nói riêng và về các lễ hội truyền thống của
dân tộc nói chung. Công trình nghiên cứu cũng giúp bạn đọc có cái nhìn đúng
đắn về vai trò và giá trị tinh thần to lớn của lễ hội văn hóa dân gian.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là lễ hội làng Tường Phiêu, xã Tích Giang,
huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội diễn ra vào ngày Rằm tháng Giêng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian
Khóa luận tập trung nghiên cứu khái quát toàn cảnh lễ hội làng Tường
Phiêu, xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.

* Về thời gian
Tác giả tiếp cận những giá trị của lễ hội làng Tường Phiêu từ năm 1982
đến nay để thấy được những giá trị truyền thống của lễ hội từ quá khứ đến
nay.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện tốt bài khóa luậntác giả đã thu thập, mượn sách cũng như
tài liệu tham khảo ở cơ quan văn hóa của xã, huyện. Đặc biệt tác giả đã dựa
vào nguồn tư liệu điền dã và phỏng vấn một số người cao tuổi trong làng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ đối tượng nghiên cứu, tác giả đã vận dụng rất nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau. Đó là:
- Khảo sát thực tế tại địa phương.
- Phương pháp thống kê các tài liệu.
5


- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp lô gic, phương pháp lịch sử
6. Đóng góp của khóa luận
Đề tài này làm rõ được nét đặc sắc của lễ hội làng Tường Phiêu xã Tích
Giang, Phúc Thọ Hà Nội. Thấy được giá trị văn hoá của lễ hội qua đó đưa ra
những biện pháp bảo tồn để lưu giữ những giá trị truyền thống của lễ hội làng
Tường Phiêu.
Đề tài còn đóng góp một phần làm tư liệu tham khảo để nghiên cứu lễ
hội làng Tường Phiêu. Cung cấp những người quan tâm muốn tìm hiểu
thấyđược đời sống của nhân dân Tường Phiêu nói chung, cũng như về măt
văn hóa – xã hội, tín ngưỡng đời sống tâm linh nói riêng, mong muốn tìm về
cội nguồn của mình.
7. Bố cục khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục thì đề tài này được kết cấu thành
2 chương như sau:
- Chương 1: Giới thiệu về làng Tường Phiêu, xã Tích Giang, huyện
Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
- Chương 2: Lễ hội làng Phiêu, xã Tích Giang, Phúc Thọ, Hà Nội

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ LÀNG TƯỜNG PHIÊU, XÃ TÍCH GIANG,
HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Làng Tường Phiêu thuộc địa phận xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ,
thành phố Hà Nội. Làng ở vào vị trí trung tâm của tỉnh Sơn Tây cũ, cách thị
xã Sơn Tây ngày nay khoảng 3 km. Phía đông giáp với làng Cung Sơn, phía
tây giáp làng Ái Mỗ, phía bắc giáp thị xã Sơn Tây, còn phía nam có con sông
Bạc chảy qua (nay gọi là sông Tích). Xưa kia làng có 4 cổng xây gạch: cổng
Tiền, cổng Ngòi, cổng Ngoại, cổng Sang. Xung quanh làng có lũy tre xanh
bao bọc và bảo vệ. Mỗi cổng làng có một điếm canh để tuần tra, bảo vệ xóm
làng và đồng ruộng. Đặc biệt, về phía tây của làng Tường Phiêu là dãy núi
Tản Viên (tục gọi là núi Ba Vì) [17; 80].
Trước năm 1945 làng Tường Phiêu thuộc tổng Tường Phiêu, huyện
Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây. Đến năm 1947 đổi tên thành xã Tích Giang. Ngày
nay làng Tường Phiêu thuộc xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà
Nội.
Có thể đi đến làng Tường Phiêu bằng các con đường:
+ Từ thủ đô Hà Nội, theo đường quốc lộ 32, Hà Nội – Sơn Tây, đến km

số 4, rẽ tay trái là đến làng.
+ Đường thứ hai: Từ thị xã Hà Đông, theo đường 21, đến chợ Gạch đi
tiếp 3 km, đến km 40 Hà Nội rẽ trái là tới làng.

7


1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Là khu vực nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa hè nắng nóng, mưa
nhiều, mùa đông lạnh và hanh khô, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 độ C,
độ ẩm tương đối là 88%. Lượng bức xạ phong phú, nền nhiệt cao là điều kiện
thuận lợi giúp cây trồng phát triển, câu lương thực và các loại cây trồng.
Điều kiện tự nhiên của xã có vai trò quan trọng đối với sự giao lưu và
phát triển kinh tế. Đất đai nơi đây đa dạng và phong phú thuộc vùng đồng
bằng bán sơn địa, phù hợp với cây lúa, gieo trồng hoa màu và cây công
nghiệp. Tích Giang gắn liền với ba con sông: sông Tích, sông Xanh, sông
Chấm chảy từ núi Ba Vì qua địa phận xã tạo điều kiện tưới tiêu, phục vụ sản
xuất nông nghiệp và cung cấp nguồn thủy sản cho địa phương.
Do điều kiện địa lý tự nhiên, Tích Giang có vị trí quan trọng về mặt
giao thông và quân sự, hình thành nên một cánh cung bao quanh thị xã Sơn
Tây từ phía đông nam, qua phía nam, tây nam và phía đông của xã là quốc lộ
11A ( nay là đường 32) với điểm gần nhất là 400m.
Nơi đây là con đường huyết mạch nối thị xã Sơn Tây với thủ đô Hà Nội
– trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả nước. Vì vậy, Tích Giang có vị
trí yết hầu quan trọng. Nhìn chung đất đai, địa hình, khí hậu nơi đây tạo điều
kiện cho kinh tế nông nghiệp.
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Làng Tường Phiêu là vùng đất được hình thành sớm trong lịch sử.
“Làng Tường Phiêu có tên là “Kẻ Quéo” tên do vua ban. Đồng thờiđiều này
cũng là minh chứng tiêu biểu cho các làng Việt cổở địa phương” [14; 11].

Làng xưa đứng đầu tổng Tường Phiêu hay còn gọi là làng Cả (đình Cả)
, thuộc phủ Quốc Oai, huyện Thạch Thất. Làng có hai thôn là Tường Phiêu và
Trung Hậu, hai xóm Đồi Nhì và Bồ Vàng.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, thôn Trung Hậu sáp nhập với
làng Sơn Lộc, nay là xã Trung Sơn Trầm (thuộc thị xã Sơn Tây). Làng Tường
8


Phiêu sáp nhập với làng Cung Sơn thành xã Tích Giang ngày nay (thuộc
huyện Phúc Thọ).
Làng Tường Phiêu khi xưa bắt đầu từ ngõ Mái, ngõ Tẻ, ngõ Già gọi là
làng cũ, về sau dân số phát triển ra thành làng mới từ Rạch Muống Cầu trở ra.
Đến nay nhiều dòng họ lớn các trưởng họ vẫn ở các làng cũ.
Thôn Trung Hậu tuy được tách ra thành xã Trung Sơn Trầm, đơn vị
hành chính khác nhau song về tình cảm họ hàng truyền thống vẫn mang bản
sắc phong tục tập quán của làng Tường Phiêu cũ.
Năm 1968 sáp nhập ba huyện Tùng Thiện, Quảng Oai và Bất Bạt thành
huyện Ba Vì.
Năm 1982 xã Tích Giang được cắt về huyện Phúc Thọ, nay là thôn
Tường Phiêu xã Tích Giang huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội.
1.3. TÌNH HÌNH KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI
1.3.1. Tình hình kinh tế
Từ xưa tới nay, người dân Tường Phiêu sống đoàn kết quây quần bên
nhau, sản xuất đơn thuần là nghề nông. Đồng ruộng bán sơn địa, nơi thì gò
cao, nơi thì thấp úng có hàng mấy trụ xứ đồng.
Trước Cách mạng tháng Tám, sản xuất nông nghiệp khó khăn, đồng
thời còn do ảnh hưởng nước lũ hàng năm của con sông Bạc, sông Xanh,... đời
sống dân làng gặp nhiều khó khăn thiếu đói.
Quan phủ họ Hạ đã tổ chức hàng tổng đắp đê bờ Rệt ngăn lũ và làm
nhiều xe tự quay nước chống hạn vụ chiêm.

Năm 1939 nhân dân cả nước nói chung cũng như nhân dân Tường
Phiêu nói riêng đời sống vô cùng cực khổ, ruộng đất hầu hết tập trung trong
tay địa chủ và một số phú nông. Nhân dân không một thước đất cắm rùi phải
đi làm thuê. Nhân dân làng Tường Phiêu phải chịu cảnh sưu cao thuế nặng,
của cải lương thực thì bị vơ vét. Thực dân Pháp hợp tác với Nhât thực hiện

9


những chính sách bóc lột hết sức tàn bạo, nhân dân nghèo đói kiệt quệ. Chúng
còn thi hành chính sách ngu dân.
Cách Mạng Tháng Tám về với dân làng. Làng Tường Phiêu một lòng
theo Đảng cướp chính quyền ở huyện, thị xã. Cách mạng thắng lợi tuy nhiên
do hậu quả để lại quá nặng nề của nạn đói và lũ lụt. Vì vậy mà dưới sự lãnh
đạo của Đảng cán bộ và nhân dân Tường Phiêu – Tích Giang vượt mọi khó
khăn, thử thách từng bước ổn định và cải thiện đời sống kinh tế của nhân dân
và bước vào đẩy mạnh việc khôi phục kinh tế. Vận động nhân dân sản xuất
nông nghiệp thu hồi và tạm cấp đất thuộc công điền, công thổ cho dân nghèo.
Được sự lãnh đạo của chính quyền mới, dân làng ra sức sản xuất, chăn
nuôi, trồng trọt, đời sống được nâng lên. Năm 1957, ông Đỗ Đại được thưởng
huân chương lao động hạng nhì về sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, dân làng Tường Phiêu còn phát triển thêm nghề trồng hoa,
cây cảnh để góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và từng bước làm
giàu như trồng cây phát lộc để bán vào dịp tết. Nhờ nghề trồng hoa và cây
cảnh mà nhiều gia đình đã có cuộc sống khá giả.
Gần đây, bên cạnh nghề chính là sản xuất nông nghiệp, một bộ phận
trong làng, mà chủ yếu là lao động nữ đang tham gia làm việc tại công ty may
thêu xuất khẩu Minh Phương đóng trên địa bàn xã Tích Giang, công ty may
Sơn Hà đóng trên địa bàn thị xã Sơn Tây,... Một bộ phận khác, chủ yếu là lao
động nam tham gia đi lao động xuất khẩu tại các nước: Hàn Quốc, Đài Loan,

Malaisia,... Nhờ đó mà đời sống của cư dân trong làng ngày càng được nâng
lên.
Có thể nói, với bản chất cần cù, vượt khó trong lao động sản xuất, cư
dân làng Tường Phiêu đã biến vùng rừng rậm hoang vu thành vùng đồng
ruộng làng mạc trù phú, dân cư đông đúc, kinh tế phát triển và còn hứa hẹn
phát triển hơn nữa trong tương lai.

10


Về truyền thống hiếu học, cư dân nơi đây có truyền thống hiếu hoc từ
lâu đời. Các dòng họ trong làng có nhiều người đỗ đạt cao, có người làm đến
quan phủ, quan huyện, tất cả 18 vị ở các dòng họ: họ Kiều, họ Khuất, họ Hà,
họ Nguyễn,... suốt từ đời Đinh, Lê đến thời Nguyễn,... Nhiều người trở thành
niềm tư hào của quê hương: Thế kỷ 19 có cụ Hà Văn Đạt đỗ cử nhân khoa thi
Đinh Mão ( 1807), tiếp đó cụ Khuất Thế Lâm đỗ cử nhân khoa Quý Mão (
1843), cụ Khuất Thế Mỹ đỗ cử nhân khoa Ất Mão ( 1855) ngoài ra còn có
nhiều người đỗ cao nhưng cũng không ra làm quan mà chỉ làm ông đồ dạy
học chữ Hán như đồ Chẩm, đồ Đàn, đồ Cả, đồ Chút, đồ Phúc,...được người
đời ca ngợi [14;11].
Ngày nay, kế nghiệp cha ông, làng Tường Phiêu cũng có nhiều nhân tài
ra phục vụ đất nước, có người làm phó tiến sĩ, trên đại học, đại học, trung cấp
chuyên nghiệp, hàng trăm người có trình độ trung học, 43 người là giáo viên
từ cấp I đến cấp III,... Số học sinh thi đỗ đại học ngày càng tăng, thể hiện tinh
thần hiếu học của con cháu trong làng. LàngTường Phiêu cũng có những phần
thưởng động viên cho các cháu học giỏi trong làng, tặng quà vào những ngày
lễ lớn như tết hay mồng 2 tháng 9, những cháu nào học giỏi đều được nhận
quà. Riêng từng dòng họ cũng có những khích lệ, khi trong dòng họ đó có con
cháu đạt thành tích cao trong học tập. Đây là những phần thưởng có giá trị
tinh thần, là nguồn động viên lớn đối với các cháu.

1.3.2. Tình hình văn hóa, xã hội
Làng Tường Phiêu là một miền quê thanh bình với những lệ hội, phong
tục tập quán cổ xưa phong phú và đa dạng. Từ buổi bình minh lịch sử, làng
Tường Phiêu đã nổi tiếng là vùng đất thượng võ giàu lòng yêu nước, đoàn kết
và gắn bó. Góp phần làm nên những thắng lợi vẻ vang trong các cuộc chiến
tranh vệ quốc. Chúng ta tìm thấy trong đó những hào quang chiến thắng của
dân tộc trong quá khứ, những tầng sâu về nền văn minh lúa nước, những ứng
xử của con người đối với tự nhiên,... Bên cạnh di tích lịch sử văn hóa là các di
11


tích lịch sử cách mạng, đã cho thấy sự tiếp nối truyền thống anh hùng của
những người con quê hương Tường Phiêu trong thời đại mới.
Tường Phiêu là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa được hun đúc từ
bao đời nay. Đó là sự mến khách của người dân nơi đây, mối quan hệ tốt đẹp
giữa người với người, xưa nay đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân làng.
Toàn làng có khoảng 27 dòng họ sống quây quần bên nhau, trong đó có 4
dòng họ lớn là: họ Kiều, họ Khuất, họ Nguyễn, họ Hà.
Bề dày truyền thống văn hóa của làng Tường Phiêu còn thể hiện ở việc
dựng lên những công trình kiến trúc, tín ngưỡng, tôn giáo và được bảo lưu
khá toàn vẹn đến ngày nay. Đó là những đình chùa, đền miếu của làng. Trong
làng có ngôi đình Cả (đình Tường Phiêu), có chùa Cựu Linh và 6 ngôi đình
nhỏ của 6 giáp. Đặc biệt, đình Tường Phiêu và chùa Cựu Linh là hai di tích
lớn, được nhiều người biết đến, đó là ngôi đình và ngôi chùa cổ. Trong làng
còn có chùa Ngo “Ngô Sơn Tự” nổi tiếng một thời với lễ hội và thắng cảnh
đẹp.
Di tích khảo cổ học chùa Ngo là ngôi chùa trong làng Tường Phiêu
được phát hiện năm 1965, trên đồi Ngo thuộc làng Tường Phiêu. Đồi cao hơn
mặt ruộng 6m, rộng đến 1 vạn m², có tầng văn hóa sâu 0,6m. Hiện vật thu
được có một số rìu đá và gốm vỡ. Niên đại được xác định là hậu kỳ đá mới.

Như vậy, từ xưa làng đã có con người cư trú cho thấy nơi đây đã có người
định cư lâu dài.
Các chi hội phụ nữ, người cao tuổi, cựu chiến binh, nông dân tập thể
đều là những đoàn thể vững mạnh trong khối đại đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư. Hiện nay, đường làng ngõ xóm đã được bê tông hóa
bằng một phần kinh phí do người dân đóng góp. Việc cưới, việc tang đã được
thực hiện tiết kiệm văn minh.
Không chỉ có bề dày truyền thống văn hóa, làng Tường Phiêu còn có
truyền thống đấu tranh cách mạng, lòng yêu nước có ở mỗi người dân Việt
12


Nam nói chung và người dân Tường Phiêu nói riêng được trỗi dậy khi đất
nước có giặc ngoại xâm, bờ cõi bị xâm lấn.
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ,
hàng trăm người con Tường Phiêu đã hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình để
bảo vệ nền độc lập dân tộc, hòa bình cho quê hương đất nước. Từ trước ngôi
đình làng đã là nơi tập hợp của lực lượng đấu tranh cách mạng.
Cụ thể trong thời kỳ Pháp chiếm thành Sơn Tây, làng Tường Phiêu có
nhiều cụ theo quân Quận Cồ. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ từ
sau Cách Mạng Tháng Tám, lớp lớp thanh niên và dân làng Tường Phiêu đã
tích cực góp người, góp công, góp của cho cách mạng. Đến nay, đã có 36 gia
đình là cơ sở cách mạng, 7 cá nhân có thành tích nuôi dấu cán bộ, 126 liệt sĩ
chống Pháp, chống Mỹ. Có 9 gia đình từ hai liệt sĩ trở lên, đặc biệt vinh dự
làng Tường Phiêu có anh hùng quân đội Hà Nguyên Thị, và 3 bà mẹ Việt
Nam anh hùng thời chống Mỹ.
Ngày nay, khi đất nước thanh bình, làng Tường Phiêu vẫn luôn đảm
bảo quân số hàng năm mà chính quyền địa phương giao cho. Đó là các thanh
niên nhập ngũ làm nghĩa vụ quân sự trong mùa xuân. Nhiều người con Tường
Phiêu đã và đang giữ chức vụ trong quân đội. Chúng ta có thể thấy một phần

truyền thống ấy qua khu nghĩa trang, với cột đài tưởng niệm ghi công đức của
các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh cho độc lập hòa bình của dân tộc.
Hiện nay, những người con Tường Phiêu đang học tập làm ăn, công tác ở mọi
miền vẫn luôn tự hào về truyền thống văn hóa, cách mạng của quê hương để
mà phấn đấu vì truyền thống ấy.
Người dân Tường Phiêu rất yêu quê hương mình thể hiện ở những bài
thơ viết về quê hương, mà tác giả chính là những người dân quê chân ưchất.
Như bài thơ Bức tranh quê của bác Hồng Kỳ hiện nay đang ở cụm dân cư số
3 của làng Tường Phiêu:

13


“Uốn mình sông Tích như dải lụa
Xanh rờn đồng lúa tấm thảm tiên
Chùa Ngo xanh biếc non bồng đó
Đê uốn quanh co rồng cuộn mây
Làng thôn san sát tre ôm bóng
Ngọt ngào thiếu nữ ấm tình quê,
Khen ai khéo vẽ nên tranh ấy
Tường Phiêu quê tôi chính chốn này”. [25]
Ngoài ra, còn rất nhiều bài thơ ca ngợi quê hương Tường Phiêu như
“Yêu quê” của bác Hà Đăng Lộc sống tại cụm dân cư số 4, “Quê Hương” của
bác Nguyễn Đức Hào sống tại cụm dân cư số 3.
Về phong tục tập quán: Bên cạnh lễ hội truyền thống của làng Tường
Phiêu thì cư dân nơi đây cũng có những phong tục tập quán nhất định.
Tục thờ cúng tổ tiên: đây là phong tục cổ truyền của người dân Việt
Nam nhằm thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của con cháu đối
với tổ tiên ông bà, cha mẹ đã khuất. Người dân làng Tường Phiêu thường thắp
nhang tổ tiên trong những dịp như: giỗ tết, cưới xin, hoặc những ngày tết khác

nhau trong một năm. Hàng tháng cũng có thể thắp nhang vào những ngày rằm
hay mồng một, hay trong những trường hợp gia đình có những công việc quan
trọng, có thể thắp nhang để báo cáo và cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho công
việc của mình được thuận lợi. Con cháu quây quần dâng một nén hương lên
bàn thờ gia đình để tưởng nhớ về cội nguồn và không quên ông cha đã khuất
của mình. Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Con cháu trong gia đình
rất tin tưởng ở sự phù hộ của ông bà tổ tiên và sự hiện diện của tổ tiên xung
quanh mình, nên bất cứ việc gì dù to nhỏ liên quan đến gia đình con cháu đều
cúng tổ tiên.
Giỗ chạp: Đây là thời gian tưởng nhớ tới người thân trong gia đình đã
quá cố, mọi người thường chuẩn bị mâm cơm, con cháu quây quần cùng dâng
14


hương tưởng nhớ tới người thân và cầu xin người quá cố phù hộ cho gia đình
luôn được mạnh khỏe, bình an.
Cưới xin: Trai gái bây giờ được tự do hôn nhân, tự do được lựa chọn
người bạn trăm năm của mình. Sau một thời gian, tình cảm của họ tiến triển
tốt đẹp, người con trai sẽ đưa bạn gái về nhà giới thiệu với gia đình nhà mình.
Đồng thời người con trai cũng phải sang nhà gái để xin phép được đi lại tìm
hiểu cô gái. Sau đó đôi trai gái muốn tiến tới hôn nhân, họ sẽ nói chuyện với
gia đình hai bên để đứng ra lo hôn lễ cho họ. Hai bên gia đình cũng có thể đi
thăm hỏi nhau để tìm hiểu rõ hơn về nhau.
Chạm ngõ là tục lệ nhà trai đến thăm nhà gái đưa cơi trầu để cho đôi
trai gái chính thức đi lại với nhau. Tình cảm của đôi trai gái giờ đây có cơ sở
hơn vì được hai bên gia đình có lời qua lại.
Sau đám chạm ngõ là đám hỏi, đây là thủ tục mà nhà trai chính thức
mang lễ đến cho nhà gái. Lễ được đặt trong tráp phủ khăn đỏ tượng trưng cho
tình cảm thắm thiết của đôi trai gái. Lễ bắt buộc phải có một tráp cau, một
tráp bánh cốm, một tráp bánh phu thê, một tráp đựng bánh kẹo và rượu, một

số gia đình khá giả cũng có thể chuẩn bị thêm các tráp khác nữa, tuy nhiên
những tráp trên là phải có. Nhà trai nhân dịp này cũng đưa cho nhà gái cau và
tiền thách cưới. Đám hỏi gồm có những người lớn tuổi, có uy tín, đồng thời
cũng phải là người giao tiếp giỏi, được giao nhiệm vụ đi giao tiếp với gia đình
bên nhà gái. Nhà trai phải chuẩn bị những người bưng tráp, những người
bưng tráp ở nhà trai phải là con trai chưa vợ, họ mặc áo trắng có thắt cà vạt và
quần âu. Còn ở nhà gái phải chuẩn bị những người đỡ lễ là những người con
gái chưa chồng, họ thường mặc áo dài truyền thống màu đỏ, tượng trưng cho
màu của hạnh phúc. Số lượng những người bưng lễ và đỡ lễ phụ thuộc vào số
lễ vật mà nhà trai mang đến nhà gái.
Người đại diện cho nhà trai sẽ nói chuyện với nhà gái và trao tiền thách
cưới, đồng thời trao tráp cho nhà gái, sau khi đỡ lễ xong các cô gái sẽ được
15


nhà trai lì xì, họ quan niệm rằng đi đội lễ sẽ mất duyên nếu không có tiền lì xì
lại. Cô dâu và chú rể thì đi các bàn rót nước mời khách. Đến trước khi họ ra
về nhà gái sẽ phải lại mâm cho nhà trai, tức là để lại một ít lễ mà nhà trai
mang đến theo phép lịch sự của người Việt Nam.
Sau khi đám hỏi kết thúc nhà trai và nhà gái sẽ chuẩn bị những công
việc còn lại cho ngày cưới như đi mời, chuẩn bị cỗ bàn,... Nhà gái sau khi
nhận được cau của nhà trai mang đến thì khi đi mời đến gia đình nào, đều chia
cho gia đình đó một quả cau cưới.
Đám cưới được diễn ra theo dự định với sự có mặt của đôi bên gia
đình, họ hàng, hàng xóm láng giềng để góp vui và chúc mừng hạnh phúc cho
đôi trai gái. Đến giờ đã định nhà trai sẽ đến xin rước dâu về, thường diễn ra
vào buổi trưa hoặc đầu giờ chiều.
Khi nhà trai đến đón dâu, cô dâu cùng chú rể đến trước bàn thờ xin tổ tiên
chấp nhận kể từ nay nên vợ nên chồng, phù hộ cho trăm năm duyên ưa phận
đẹp, cầm sắt giao hòa. Lễ xong hai người đi mời chào thân nhân, khách khứa,

trước hết là những người bề trên, cao tuổi, khách trước người nhà sau. Trong
khi chào mời cô dâu phải giới thiệu cho chàng rể biết mối quan hệ để biết
cách xưng hô.
Sau cùng, trước khi bước ra cửa để về nhà chồng là lễ tạ ông bà, cha
mẹ. Cô dâu và chú rể cúi đầu cung kính xin phép ông bà cha mẹ. Lúc đó cha
mẹ ban phát cho con gái, con rể một vật gì đó làm kỷ niệm.
Sau khi xong tất cả các lễ ở bên nhà gái thì nhà trai sẽ xin đưa dâu về. Cô dâu
trong lúc sang nhà chồng thường khóc vì buồn từ nay không được sống cùng
với cha mẹ nữa.
Sau khi nhà trai đưa dâu về đến nhà thì cô dâu chú rể đến bên bàn thờ
cúng gia tiên, và mời khách khứa uống nước ăn trầu, thường là cô dâu và chú
rể đi từng bàn mời nước. Bố mẹ hay anh chị em nhà trai cũng có thể trao quà

16


cho cô dâu, mong cho cuộc sống của họ luôn hạnh phúc. Các thanh niên bạn
bè của cô dâu chú rể có thể lên hát để chúc mừng đôi trai gái.
Mọi người nhà gái khi đưa cô dâu về nhà chồng thường rất muốn xem
phòng cưới của cô dâu và chú rể. Chính vì thế phòng cưới của cô dâu và chú
rể được nhà trai chuẩn bị chu đáo, được trang trí đẹp mắt. Người trải giường
cho cô dâu và chú rể cũng được nhà trai lựa chọ kỹ càng. Người trải giường
phải là người có phẩm chất đạo đức tốt. Thường những người được chọn là
những bà già, những bà già này phải còn cả chồng, phải có cả con trai lẫn con
gái và phẩm chất đạo đức phải tốt. Phong tục này nhằm cầu mong cho cuộc
sống của cô dâu chú rể sau này được hạnh phúc, sinh con thì có cả trai lẫn gái,
hai người sống với nhau đến “đầu bạc răng long”.
Sau khi kết thúc cô dâu và chú rể cầm khay trầu ra cổng để tiễn khách
và đưa cho mỗi người một miếng trầu nhằm cảm ơn họ đã tham dự lễ cưới
của mình. Cô dâu hôm đầu tiên về nhà chồng được phép nhờ một số người

bạn thân ở lại ăn cơm tối với mình để tránh cảm giác lạc lõng.
Sau ngày cưới nhà trai tổ chức lễ lại mặt, nhà trai có thể mời ông bà
thông gia và một số người quan trọng trong dòng họ tham dự buổi lễ này.
Tang lễ: Người Việt Nam quan niệm rằng “nghĩa tử là nghĩa tận”, nên
khi có người chết tang lễ được tổ chức trọng thể.
Đầu tiên là phải làm lễ khâm liệm và lễ nhập quan. Sau khi nhập quan
là lễ thành phục, chính thức phát tang, con trai, con gái, con dâu của người
quá cố đội khăn sô, mũ chuối, mặc áo sô. Cháu chắt họ hàng thân thích chít
khăn để tang. Những ngày để người chết trong nhà đều phải cúng cơm sớm
chiều, bà con bạn bè hàng xóm đến viếng. Sau khi chọn được ngày giờ tốt làm
lễ đưa tang, người đưa tang đi sau linh cữu, dọc đường có rắc vàng thoi bằng
giấy, quan niệm rằng dấu hiệu để cho người chết nhớ đường về nhà. Người
con trai cả phải chống gậy đi dật lùi trước xe tang, còn con cháu thì đi đằng
sau xe. Người thân thường là cháu của người quá cố khiêng bàn phật và ảnh
17


thờ của người quá cố. Các vãi đi niệm phật để cầu mong cho linh hồn người
chết sớm được siêu thoát.
Đến huyệt làm lễ hạ huyệt và đắp mồ. Chôn cất xong về nhà làm lễ tế,
ba ngày sau tang chủ làm lễ viếng mộ, 49 ngày làm lễ chung thất. Sau 100
ngày làm lễ tốt khốc. Sau một năm làm lễ giỗ đầu, sau ba năm làm lễ hết tang.
Tết ông Công ông Táo: diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm.
Theo quan niệm của dân làng Tường Phiêu thì ông Công ông Táo là những
người cai quản bếp núc trong năm của mỗi một gia đình. Vào ngày 23 tháng
Chạp họ sẽ cỡi cá chép lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng về công việc dưới
trần gian. Người dân ở đây quan niệm rằng cái kiềng trong bếp có ba chân
tượng trưng cho ba táo cai quản bếp núc. Cho nên trong ngày này người dân
thường mua mũ ông Công ông Táo và mua cá chép sống về cúng. Sau khi
cúng xong đem hóa mũ ông Công ông Táo và thả cá chép ra sông để làm

phương tiện cho ông Công ông Táo lên chầu trời.
Ngày tết cổ truyền: đây là ngày tết quan trọng nhất của người dân Việt
Nam nó diễn ra vào ngày cuối của năm cũ và những ngày đầu của năm mới.
Vào đêm cuối cùng của năm cũ vào đúng giờ khắc chuyển giao giữa năm cũ
và năm mới người dân thường cúng đất trời, bày mâm hoa quả ra giữa sân
cúng trời đất, hoa quả thường màu đỏ tượng trưng cho màu của sự may mắn.
Cúng trời đất trong giờ phút linh thiêng người dân quan niệm rằng: năm mới
sẽ có những vị quan mới xuống trần gian tiếp quản công việc nên cúng giao
thừa để đón những vị quan mới này. Trong ngày mồng một ngày đầu của năm
mới có rất nhiều quan niệm như là người xông đất, khi quét nhà thì không
được hót bỏ đi mà phải quét gọn vào một xó, nếu không sẽ quét lộc đi hết.
Trong những ngày tết thì không được làm vỡ bát đĩa nếu không người ta
quan niệm rằng sẽ gặp những điều không may,...
Ngày tết người ta cũng thường làm mâm cơm để cúng gia tiên, bàn thờ
lúc nào cũng phải thắp nhang vòng. Đồng thời mời những người thân đến ăn
18


tết. Mọi người chúc nhau những lời may mắn, trẻ con thì được nhận lì xì của
người lớn.
Các trò chơi của thanh niên trong những ngày xuân cũng được tổ chức
ở những nơi công cộng như đập nồi đập niêu hay kéo co,... tạo nên không khí
tết rất đầm ấm, vui tươi.
Tết Hàn Thực: Người dân Tường Phiêu thường làm bánh trôi vào ngày
mồng 3 tháng 3, bánh trôi được làm bằng một gạo nếp xay nhỏ, trộn với nước
và nặn thành bánh hình tròn nhỏ, nhân bánh được làm bằng đường viên. Sau
khi nặn bánh xong thì thả bánh vào nồi nước đang sôi lúc nào bánh nổi lên tức
là bánh đã chín có thể vớt ra, bày lên đĩa và cúng tổ tiên. Ăn bánh ta thưởng
thức được vị dẻo của bột nếp và vị ngọt của đường.
Tết Đoan Ngọ: diễn ra vào mồng 5 tháng 5 là ngày tết giết sâu bọ,

người dân trong ngày này thường mua hoa quả về thắp nhang. Sau khi thắp
nhang xong vào buổi sáng mọi người chưa ăn gì phải ăn hoa quả, hay rươu
nếp trước như vậy sẽ giết chết được sâu bọ. Theo quan niệm xưa thì trong
người, nhất là trong bộ phận tiêu hóa thường có sâu bọ. Sâu bọ này sẽ gây hại
ảnh hưởng đến sức khỏe con người, chúng nằm ẩn sâu trong bụng và chỉ có
ngày mồng 5 tháng 5 chúng mới ngoi lên. Chính vì thế việc ăn rượu nếp và
hoa quả sẽ giết chết được bọn chúng. Vào ngày này nhiều người cũng đi hái
lá thuốc, hay nhiều cô gái cũng đi hái lá về để nhuộm móng tay cho đẹp.
Ngày xá tội vong nhân: diễn ra vào ngày rằm tháng bảy các gia đình
thường làm cơm cúng. Họ quan niệm rằng ở dưới âm phủ những tội nhân
trong ngày này được thả ra, vì vậy họ làm cơm để cúng tế những người này,
sau khi cúng người ta cũng có đốt vàng mã.
Ngày rằm tháng Tám: hay còn gọi là tết trung thu, phong tục này cũng
bắt nguồn từ Trung Quốc. Các gia đình thường mua bánh dẻo và bánh nướng
về cúng tổ tiên. Các em nhỏ vào buổi tối thường được đi rước đèn ông sao,
đèn kéo quân, các đội trong xã thường làm những kiệu bằng những chiếc đèn
19


dầu với nhiều hình thù khác nhau và cùng rước đèn ra nhà văn hóa của xã để
chấm điểm, thi xem kiệu của đội nào xếp đèn đẹp nhất thì sẽ được giải nhất.
Các hoạt động như múa lân, múa rồng, giao lưu văn nghệ,... cũng diễn ra rất
sôi động.
Tết cơm gạo mới: diễn ra vào tháng 10 các gia đình thường làm mâm
cơm cúng gia tiên, bằng gạo mới, đây là thời gian sau vụ gặt khi thu hoạch lúa
về. Cúng cơm gạo mới với mục đích trình bày thành quả của một vụ lúa với
tổ tiên và mong tổ tiên phù hộ cho những vụ lúa sau được bội thu.
Các phong tục tập quán của làng Tường Phiêu nhìn chung cũng giống với
phong tục của các làng quê khác ở Việt Nam. Tuy nhiên mỗi làng của Việt
Nam lại mang những phong tục đặc sắc riêng, làng Tường phiêu cũng vậy,

những nét khác biệt đó tạo nên đặc trưng riêng của làng.
Tiểu kết chương 1
Huyện Phúc Thọ Nói chung và xã Tích riêng nói riêng ngày nay đã
từng bước trên con đường phát triển. Với vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên
thuận lợi làng Tường Phiêu phát triển về mọi mặt của đời sống. Kinh tế phát
triển cải thiện đời sống, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, Văn
hóa – Xã hội có những chuyển biến tích cực. Trên cơ sở đó đã tạo nên đời
sống tâm linh, đời sống tinh thần, tín ngưỡng mang sắc thái riêng, đậm nét
đặc trưng của làng.

20


×