Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Pháp nhân và các chủ thể khác của quan hệ pháp luật dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.51 KB, 6 trang )

1. Khái niệm và các điều kiện của pháp nhân
1.1. Khái niệm pháp nhân
Pháp nhân là một tổ chức người được sắp xếp theo một cơ cấu, hình
thái nhất định và có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về pháp
nhân.
1.2.

Các điều kiện của pháp nhân

Một tổ chức muốn được thừa nhận là có tư cách pháp nhân phải có đủ
các điều kiện sau đây:
-Được thành lập hợp pháp
Được coi là thành lập hợp pháp nếu pháp nhân được thành lập theo
trình tự tương ứng với tính chất của loại pháp nhân đó. Chẳng hạn, pháp nhân
là cơ quan, tổ chức nhà nước phải được thành lập theo quyết định hành chính
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (được gọi là trình tự mệnh lệnh). Theo
trình tự này, căn cứ vào nhu cầu thực tế của xã hội, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ra quyết định thành lập một pháp nhân nhằm thông qua hoạt động của
pháp nhân này để giải quyết các nhu cầu xã hội đang đòi hỏi, các cơ quan hữu
quan cấp dưới có trách nhiệm thi hành quyết định đó. Hoặc nếu pháp nhân là
tổ chức kinh tế tư nhân (các công ty) phải được thành lập trên cơ sở đơn xin
thành lập của các sáng lập viên kèm theo điều lệ gửi đến cơ quan đăng ký
kinh doanh (thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư) để được cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh.
Mặt khác, cũng chỉ được coi là thành lập hợp pháp nếu pháp nhân đó là
cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập. Chẳng hạn, thành lập một pháp
nhân là tổ chức nhà nước ở trung ương phải do Chính Phủ ra quyết định thành
lập (quyết định của Thủ tướng Chính phủ). Thành lập một pháp nhân là đơn
vị hành chính sự nghiệp cấp tỉnh phải do Ủy ban nhân dân tỉnh đó ra quyết
định thành lập.
-Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ




Pháp nhân phải được sắp xếp theo một hình thái tổ chức nhất định, bao
gồm các đơn vị với chuyên môn và nhiệm vụ khác nhau nhưng giữa các đơn
vị này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và hoạt động của tất cả cá đơn
vị này đều hướng tới việc hoàn thành nhiệm vụ chung của pháp nhân đó.
Trong quá trình hoạt động, nhiệm vụ cảu mỗi thành viên, mỗi đơn vị có thể
độc lập tương đối so với các thành viên, đơn vị khác nhưng đều chịu sự lãnh
đạo thống nhất của cơ quan điều hành pháp nhân.
-Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản đó
Pháp nhân phải có tài sản thuộc sở hữu của mình để bằng tài sản đó
thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm phát sinh từ các quan hệ mà pháp nhân
tham gia.
Trong trường hợp pháp nhân là các cơ quan, tổ chức của nhà nước thì
tài sản của pháp nhân thuộc sở hữu nhà nước. Vì vậy, muốn được coi là có tài
sản độc lập thì các pháp nhân này phải được Nhà nước giao quyền quản lý đối
với một khối tài sản nhất định. Khối tài sản này phải hiện diện, nằm trong sự
quản lý của pháp nhân và có đủ cơ sở đẻ phân biệt với tài sản của cá nhân,
pháp nhân, tổ chức khác.
-Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập
Để nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập,
pháp nhân phải hội tụ các yếu tố để có thể cá biệt hóa pháp nhân (có thể phân
biệt giữa pháp nhân này với pháp nhân khác) như: tên gọi của pháp nhân, trụ
sở của pháp nhân…
2. Năng lực chủ thể của pháp nhân
Cũng như các chủ thể khác, pháp nhân tham gia các quan hệ pháp luật
phải có đủ năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể của pháp nhân là khả năng cho
phép của pháp nhân và khả năng tự có của chính pháp nhân để pháp nhân trở
thành chủ thể độc lập khi tham gia các quan hệ pháp luật.



BLDS 2005 chỉ quy định về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
mà không quy định về năng lực hành vi của pháp nhân. Tuy nhên, với quy
định về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân tại khoản 1 Điều 86 BLDS
2005: “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân
có các quyền nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động cảu mình” thì
năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phụ thuộc vào khả năng của chính
pháp nhân đó.
Vì thế, có thể nói rằng năng lực chủ thể của pháp nhân cũng bao gồm
hai yếu tố là: Khả năng cho phép của pháp luật đối với pháp nhân (năng lực
pháp luật dân sự) và khả năng tự có của chính pháp nhân (năng lực hành vi
dân sự).
3. Phân biệt năng lực chủ thể của pháp nhân với năng lực chủ thể của
cá nhân
STT

Vấn đề cần phân
biệt

Pháp nhân
Có từ khi thành lập

1

2

Cá nhân

Có từ khi sinh ra

Chấm dứt khi chết (chỉ
Chấm dứt khi pháp
hạn chế nếu pháp luật
nhân không còn tồn tại
có quy định)
Năng lực pháp luật Xác định trong quyết
Xác định trong các văn
định thành lập, điều lệ
bản pháp luật
của pháp nhân đó
Phụ thuộc vào từng
Như nhau giữa các cá
pháp nhân
nhân
Khả năng thực hiện
Khả năng hoạt động
hành vi
Phụ thuộc vào năng
Phục thuộc vào mức độ
lực pháp luật cảu từng nhân thức, trưởng thành
pháp nhân
của các nhân
Năng lực hành vi
Có đồng thời với năng Chỉ có khi đạt độ tuổi
lực pháp luật
nhất định
Chỉ không còn khi
Có thể không còn khi
pháp nhân chấm dứt
các nhân còn sống

tồn tại


4. Các loại pháp nhân
BLDS 2005 đã xác định các loại pháp nhân sau đây:
-Pháp nhân là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân
Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao tài
sản để thực hiện chức năng quản lý nhà nước và thực hiện các chức năng khác
không nhằm mục đích kinh doanh là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.
Cơ quan nhà nước có thể là cơ quan quản lý thực hiện chức năng quản lý nhà
nước, có thể là các đơn vị, tổ chức sự nghiệp của nhà nước thực hiện chức
năng xã hội khác.
-Pháp nhân là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
Là tổ chức quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình
nhằm thực hiện mục tiêu chính trị hoặc mục tiêu chính trị - xã hội theo điều
lệ.
-Pháp nhân là tổ chức kinh tế
Là tổ chức hoạt động hạch toán theo điều lệ, lấy thu bù chi vì mục đích
lợi nhuận. Bao gồm tổ chức kinh tế nhà nước hoặc tổ chức kinh tế tập thể, tư
nhân được tổ chức theo các hoạt loại hình Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác
xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài các tổ chức kinh tế khác có đủ các điều kiện của pháp nhân.
-Pháp nhân là tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội – nghề nghiệp
Là tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập,
công nhận điều lệ và có hội viên là cá nhân, tổ chức tình nguyện đóng góp tài
sản hoặc hội phí nhằm phục vụ mục đích của hội và nhu cầu chung của hội
viên.
-Pháp nhân là quỹ xã hội, quỹ từ thiện
Là tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập,

công nhận điều lệ, hoạt động vì mục đích khuyến khích phát triển văn hóa,


khoa học, từ thiện và các mục đích xã hội, nhân đạo khác không nhằm mục
đích thu lợi nhuận.
-Pháp nhân là tổ chức khác có đủ điều kiện quy định taijd Điều 84
BLDS 2005.
5. Lý lịch của pháp nhân
Lý lịch của pháp nhân là các yếu tố nhằm cá biệt hóa pháp nhân này
với pháp nhân khác. Bao gồm các yếu tố sau đây:
-Tên gọi của pháp nhân
Pháp nhân phải có tên gọi để sử dụng trong giao dịch dân sự, tên gọi
của pháp nhân phải bằng tiếng Việt, thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp
nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.
-Điều lệ của pháp nhân
Trong trường hợp pháp luật quy định pháp nhân phải có điều lệ thì điều
lệ của pháp nhân phải được các sáng lập viên hoặc đại hội thành viên thông
qua; điều lệ của pháp nhân phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công
nhận trong trường hợp pháp luật có quy định.
Điều lệ của pháp nhân phải xác định tên gọi của pháp nhân; mục đích
và phạm vi hoạt động; trụ sở; vốn điều lệ, nếu có; cơ cấu tổ chức; thể thức cử,
bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức nhiệm vụ và quyền hạn của các chức
danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác; quyền, nghĩa vụ của các
thành viên, thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ; điều kiện hợp nhất, sáp nhập;
chia, tách, giải thể pháp nhân.
6. Hoạt động của pháp nhân
Nghiên cứu hoạt động của pháp nhân chính là xem xét việc pháp nhân
thông qua hoạt động nào, của ai, khi tham gia các mối quan hệ pháp luật để
xác định với quan hệ nào thì quyền, nghĩa vụ trong nội dung của quan hệ ấy
thuộc về pháp nhân.

Khi tham gia các quan hệ pháp luật, pháp nhân thông qua hoạt động
(hành vi) của những người sau đây:


-Thông qua hành vi của người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân chỉ được thực hiện các
hành vi đại diện cho pháp nhân trong phạm vi thuộc quyền đại diện.
Người địa diện theo pháp luật của pháp nhân được xác định như sau:
+Đối với pháp nhân là cơ quan quản lý, tổ chức, đơn vị dự nghiệp của
nhà nước: Người đại diện theo pháp luật là người đứng đầu pháp nhân đó.
+Đối với pháp nhân là các tổ chức kinh tế: Người đại diện theo pháp
luật là Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc/
Giám đốc (được xác định theo điều lệ của pháp nhân đó).
-Thông qua hành vi của người đại diện theo ủy quyền
Người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân là người được người địa
diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền.
Người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân chỉ được thực hiện các
hành vi địa diện cho pháp nhân được xác định trong văn bản ủy quyền.
-Hoạt động của thành viên pháp nhân có mối quan hệ với bên ngoài
Các hoạt động của thành viên pháp nhân trong hoạt động nội bộ của
pháp nhân không được coi là hoạt động của pháp nhân nhưng nếu thành viên
của pháp nhân thực hiện nhiệm vụ pháp nhân giao có mối liên quan với bên
ngoài thì hoạt động đó được coi là hoạt động của pháp nhân. Theo đó, các
quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm phát sinh từ hoạt động này sẽ thuộc về pháp
nhân. Chẳng hạn, nhân viên phòng kế toán tài chính của pháp nhân thực hiện
các giao dịch với ngân hàng, lái xe của pháp nhân chở hàng đi giao….




×