Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

Tiểu luận nghiên cứu sự biến đổi văn hóa của các cộng đồng nông nghiệp nông thôn trong quá trình phát triển các khu công nghiệp thông qua nghiên cứu trường hợp tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 203 trang )

8

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình CNH, HĐH đất nước với sự đầu tư của các đối tác nước ngoài
đã hình thành ở nước ta các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao (gọi chung là KCN), trong đó tập trung vào các tỉnh Đông Nam Bộ vốn
đã có những tiềm lực công nghiệp trước 1975 như Bình Dương, Tp. HCM,
Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ các mô hình này, các KCN đã được mở
rộng ra các khu vực Trung và Bắc Bộ [77]. Các KCN đã tạo nên một nguồn
lực phát triển mới về sức sản xuất, góp phần đưa nước ta tham gia vào quá
trình phân công lao động quốc tế. Phương thức CNH bằng việc phát triển các
KCN đã cho phép khai thác tốt tài nguyên, nguồn lực lao động, sử dụng vốn,
khoa học công nghệ, trình độ tổ chức quản lý,... của các nước tiên tiến vào
quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có giá trị
thương phẩm trên thị trường. Ở bình diện các tỉnh, việc quy hoạch và phát
triển các KCN trên các địa phương đang được xem như một phương thức
nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện CNH, HĐH trên địa bàn.
Về mặt xã hội và văn hoá, việc hình thành các KCN đã tạo nên những
luồng di cư mới từ nông thôn ra đô thị, từ các tỉnh có nền kinh tế chậm phát
triển đến các vùng nông thôn của các tỉnh có nền kinh tế phát triển hơn. Từ đó
hình thành ở các địa phương có KCN những vấn đề văn hóa, xã hội mới: tốc
độ đô thị hoá tăng vọt, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội được tăng cường hơn
nhiều so với trước, mức sống dân cư được cải thiện thích đáng. Bên cạnh đó,
quá trình này cũng tạo ra những phức tạp trong quản lý xã hội, một số tệ nạn
xã hội phát triển, đời sống văn hoá tinh thần của các cư dân vốn cư trú trong
các cộng đồng làng xã nay bị các luồng di cư làm xáo trộn... Đó là một thực
tiễn phát triển đa diện và phức tạp hơn nhiều của những cộng đồng nông


9



nghiệp – nông thôn và nông dân khi một phần diện tích đất đai của mình bị
chuyển đổi mục đích sử dụng, một bộ phận dân cư phải chuyển dịch nghề,
dân nhập cư xuất hiện, mức sống gia tăng, kèm theo đó là các biến đổi về mặt
đời sống tinh thần.
Cùng với các chuyển đổi kinh tế xã hội là một phần của những biến đổi
văn hoá của các cộng đồng nông thôn khi bị lấy đất làm KCN. Đó là sự thay
đổi trong lối sống, từ nếp ăn, ở, mặc cho đến các sinh hoạt văn hoá như hưởng
thụ các tác phẩm văn hoá, sáng tạo văn hoá, rồi đến tư duy, hệ giá trị, chuẩn
mực, các phong tục tập quán như tang ma, cưới xin, giỗ chạp, hệ thống niềm
tin và tôn giáo… Một quá trình chuyển đổi cơ cấu văn hóa tinh thần đang diễn
ra do những biến đổi kinh tế xã hội, với sự xuất hiện của các KCN.
Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu thực trạng đời sống của các cộng
đồng có tính chất nông nghiệp – nông thôn khi chuyển sang các cộng đồng có
tính chất công nghiệp, đô thị sẽ có ý nghĩa góp phần nhận diện thực trạng đời
sống văn hoá nước ta hiện nay trong bối cảnh đất nước có những chuyển đổi
mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá, đồng thời góp phần vào việc
đưa ra các luận cứ khoa học cho việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt
Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cho việc đưa ra các căn cứ thực tiễn và
phát triển chính sách cho ngành văn hoá ở trung ương và các tỉnh.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này lấy thực trạng biến đổi trong đời sống văn hóa của các
cộng đồng dân cư vốn là các cộng đồng nông nghiệp – nông thôn được
chuyển thành các cộng đồng mang tính đô thị do những áp lực của quá trình
CNH, HĐH ở Đồng Nai là việc xây dựng các KCN, làm đối tượng nghiên cứu
chủ yếu của mình.
Do chọn khái niệm văn hoá theo nghĩa rộng nên một số vấn đề sau đây
sẽ là đối tượng nghiên cứu chủ yếu, đó là:



10

- Sự biến đổi kinh tế - xã hội của các cộng đồng nông nghiệp - nông
thôn sang cộng đồng đô thị - công nghiệp vừa là cơ sở của các biến đổi đời
sống văn hoá, vừa là biểu thị của sự biến đổi đời sống văn hoá cộng đồng;
- Các biến đổi trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng, thể hiện qua các tôn
giáo như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài; các tập tục thờ cúng
tại miếu, đình, đền…;
- Các biến đổi trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng thông qua nghiên cứu
các lễ hội cộng đồng, các nghi lễ mang tính cộng đồng;
- Các biến đổi trong đời sống văn hoá tại gia đình từ đời sống tâm linh
cho đến các lễ tục liên quan đến nghi lễ vòng đời người; nếp ăn, ở, mặc…
- Các xu hướng hưởng thụ/tiêu dùng văn hoá và những biến đổi của nó
dưới tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội như mức sống, học vấn…;
- Các biến đổi trong hệ thống giá trị chuẩn mực, lối sống, nếp sống.
- Các điều kiện và yếu tố tác động đến quá trình biến đổi đời sống văn
hoá; trong đó, đặc biệt chú ý đến các yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội, sự
giao lưu và tiếp biến văn hoá giữa nông thôn và đô thị, giữa các vùng miền,
giữa nước ta với các nước trên thế giới…;
- Các vấn đề về quản lý và chính sách phát triển văn hoá có liên quan
trực tiếp đến sự phát triển các KCN, đến việc xây dựng đời sống văn hoá cơ
sở vùng dân cư có KCN, đặc biệt là các xã nông thôn đang chuẩn bị chuyển
nhanh thành thị trấn.
Phạm vi nghiên cứu của luận án lấy tỉnh Đồng Nai như một trường hợp
nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu là từ 1990 trở lại đây, sau khi Luật Đầu tư
nước ngoài ban hành tháng 12 – 1987. Trên thực tế phải đến đầu những năm
90 tốc độ và quy mô đầu tư công nghiệp của các nhà đầu tư trong nước và
quốc tế vào Việt Nam mới gia tăng, trước hết là các tỉnh Đông Nam Bộ, trong



11

đó có tỉnh Đồng Nai, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư của xã
hội vào các KCN.
Do đây là vấn đề mang tính tổng hợp và trải rộng trên nhiều địa bàn,
trong luận án này, chúng tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu 3 xã là Hiệp Phước
và Long Thọ (huyện Nhơn Trạch) và xã Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu), với
các mức độ bị ảnh hưởng khác nhau. Đây là 3 cộng đồng dân cư bị lấy đất
nông nghiệp, đất thổ cư ở những mức độ khác nhau, để xây dựng các KCN,
có làn sóng dân nhập cư lớn, có quá trình biến chuyển cơ cấu kinh tế - xã hội
ở những mức độ khác nhau, phù hợp với chủ đề nghiên cứu của luận án. Tuy
nhiên, 3 cộng đồng này lại phản ánh quá trình biến đổi không đồng đều nhau,
với mức độ phát triển khác nhau, trong đó Hiệp Phước là xã có tốc độ ĐTH,
CNH mạnh nhất, tiếp đến là Thạnh Phú, cuối cùng là Long Thọ, thể hiện ở
các chỉ báo: mức độ chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mức độ chuyển đổi cơ
cấu dân cư, mức sống, tiện nghi sinh hoạt và phương thức tiêu dùng.
3. Về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đối với chủ đề nghiên cứu của luận án, có 3 nhóm công trình có liên
quan: các nghiên cứu lý thuyết về sự biến đổi văn hóa chung và ở Việt Nam;
các nghiên cứu về tỉnh Đồng Nai và cuối cùng là nhóm các nghiên cứu liên
quan trực tiếp đến đề tài luận án.
Ở bình diện lý thuyết chung, lịch sử nghiên cứu về biến đổi văn hóa đã
cung cấp những lý thuyết rất quan trọng cho các nghiên cứu thực địa về sự
biến đổi của các xã hội đang chuyển đổi, trong đó đáng lưu ý là công trình
Hiện đại hóa, biến đổi văn hóa và sự duy trì những giá trị văn hóa truyền
thống của Ronald Inghart và Waye E. Baker [83], đã cung cấp một cái nhìn
tổng quan và các lý thuyết về sự biến đổi văn hóa trong các xã hội đang trong
tiến trình HĐH.



12

Biến đổi văn hoá đã được đề cập đến từ khá sớm bởi những nhà khoa
học khởi xướng ủng hộ thuyết tiến hoá văn hoá như E. Taylor (1891) hay L.
Morgan (1877) khi họ phân chia xã hội theo thứ bậc đơn tuyến và có chung
một mẫu hình biến đổi xã hội và biến đổi văn hoá. Theo mô hình phát triển
tiến hóa đơn tuyến này, những nền văn hoá ngoài phương Tây được nhìn nhận
là “kém văn minh”, con người sống trong sự ràng buộc chặt chẽ của phong
tục, và vì vậy sự biến đổi diễn ra rất chậm chạp,… đối ngược lại với văn hoá
phương Tây “văn minh”, năng động và biến đổi nhanh. Mô hình tiến hóa luận
đơn tuyến về sự phát triển và biến đổi của văn hóa này bị phản đối rộng khắp
trong giới Nhân học và đây cũng là tiền đề để khá nhiều lý thuyết mới về biến
đổi văn hoá ra đời và phát triển vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX: Thuyết
Truyền bá văn hoá (đại diện là G.Elliot Smith 1911, W.Rivers 1914,…) cho
rằng vấn đề mấu chốt của biến đổi văn hoá là sự vay mượn hoặc sự truyền bá
của các đặc trưng văn hoá từ xã hội này sang xã hội khác; Thuyết Vùng văn
hoá (đại diện là C.L.Wissler 1923, A.L.Kroeber 1925,…) đưa ra các khái
niệm cơ bản về vùng văn hoá, loại hình văn hoá, trung tâm văn hoá, tổ hợp
văn hoá, sự biến đổi văn hoá diễn ra rất đa chiều và nhiều cấp độ tuỳ thuộc
vào việc cộng đồng đó là trung tâm hay ngoại vi hay vùng chuyển tiếp, môi
trường và sự chuyên môn hoá của cộng đồng đó là gì? Thuyết Tiếp biến văn
hoá (đại diện là Redfield 1934, Broom 1954,...) chỉ ra sự biến đổi văn hoá
trong bối cảnh những xã hội phương Tây và ngoài phương Tây đã trải qua
mối quan hệ lâu dài, đặc biệt là sự ảnh hưởng của những xã hội có ưu thế đối
với người dân bản địa. Thuyết Chức năng (đại diện là Brown 1952,
Malinowski 1944,…) nhìn nhận xã hội như một dạng cơ cấu trong đó từng bộ
phận đều có chức năng cụ thể, mỗi chức năng đó có thể xác định được nhằm
để duy trì hệ thống xã hội tổng thể. Vì vậy xã hội và văn hoá thường có sự hội
nhập tốt và ổn định, nếu văn hoá thay đổi thì phần lớn là do tác động từ bên



13

ngoài,... Cùng với các trường phái trên là hàng loạt những luận điểm lý thuyết
về thích nghi văn hoá, hội nhập văn hoá, sinh thái học văn hoá,…
Ở phạm vi Việt Nam, các nghiên cứu của các học giả nước ngoài nghiên
cứu về Việt Nam như Lương Văn Hy, với các công trình Việt Nam thời hậu
chiến: động thái của một xã hội đang chuyển đổi (2003), Cuộc cách mạng
trong làng: Truyền thống và biến đổi của một xã hội đang chuyển đổi ở Bắc
Việt Nam, từ 1925 đến 1988 (1992)[49]. Các công trình nghiên cứu của
Lương Văn Hy đã có những gợi ý về mặt mô hình nghiên cứu về sự biến đổi
các cộng đồng nông thôn, phù hợp với đặc điểm văn hóa và lịch sử phát triển
của Việt Nam.
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Giảm nghèo, di dân, đô thị hóa tại Tp. HCM
trong tầm nhìn so sánh [64] được tổ chức trên cơ sở các kết quả nghiên cứu
của Chương trình nghiên cứu được tiến hành từ năm 1997 đến 2003 bởi Viện
Khoa học Xã hội tại Tp. HCM hợp tác với Hội đồng Khoa học Xã hội Hoa Kỳ
(SSRC), với sự tài trợ của Quỹ Ford, đã cung cấp nhiều nghiên cứu sâu về các
cộng đồng cư dân ven đô dưới góc độ di dân – chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp
và biến đổi văn hóa và lối sống, giúp cho tác giả luận án có những tham khảo
hữu ích.
Cùng hướng nghiên cứu này, các biến chuyển văn hóa xã hội của các
cộng đồng nông thôn khi tiến trình CNH được đẩy mạnh, đã được nhiều học
giả trong nước và quốc tế quan tâm, trong đó có một số công trình đăng trong
tuyển tập Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: những cách
tiếp cận nhân học [50], do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. HCM ấn hành
năm 2010.
Các nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội Tp. HCM trong
chương trình giảm nghèo của Tp. Hồ Chí Minh, từ 1995 đến 2005 đã có
những nghiên cứu sâu về các cộng đồng nông thôn ven đô khi trở thành các



14

thị trấn, thị tứ hoặc bị đô thị tác động mạnh. Các nghiên cứu của Tôn Nữ
Quỳnh Trân về chủ đề này cũng cho chúng ta thấy được tiến trình phát triển
của các làng xã ven đô, khi bị mất đất cho các nhu cầu ĐTH, họ đã phải đối
mặt với “sức hút” của đô thị, đã chuyển đổi cơ cấu lao động nghề nghiệp như
thế nào, phát triển được cái gì, đang bắt gặp những khó khăn nào? [118].
Năm 2011, Nguyễn Văn Dân đã công bố công trình Con người và văn
hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập [20] đã nghiên cứu về con
người và văn hóa Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới, phân tích các nhân tố
tác động, dự báo những xu hướng phát triển. Công trình này đã cung cấp cho
luận án một cái nhìn tổng quát về văn hóa thời kỳ đổi mới.
Các công trình này đặc biệt chú trọng nghiên cứu đến các tác động của
nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội đến văn hoá của các cộng đồng dân cư,
chỉ ra các xu hướng phát triển của văn hoá trong bối cảnh kinh tế thị trường
và mở cửa. Các nghiên cứu này chủ yếu được triển khai trên cách tiếp cận xã
hội học hay nhân học văn hoá - xã hội, với các nghiên cứu của Viện Xã hội
học (Tô Duy Hợp, Trịnh Duy Luân, Bùi Thế Cường…), Viện Văn hoá Thông tin, bao gồm các công trình Văn hoá nông thôn trong phát triển
(Lương Hồng Quang, 1997 - 1999) [79], Vai trò hệ thống truyền thông đại
chúng trong việc phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc (Bùi Quang Thắng - 1999) [98]. Gần đây, công trình của Nguyễn
Phương Châm về Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay (trường hợp làng
Đồng Kỵ, Trang Liệt và Đình Bảng thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) [13]
hay công trình Câu chuyện làng Giang (các khuynh hướng, giá trị và khuôn
mẫu trong một xã hội đang chuyển đổi) của nhóm tác giả do Lương Hồng
Quang làm chủ biên [82], đã cho thấy các động thái biến đổi của các cộng
đồng nông thôn vùng châu thổ sông Hồng trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh
CNH, HĐH, từ đời sống tôn giáo tín ngưỡng, các quan hệ xã hội cho đến các



15

biểu hiện văn hóa cụ thể. Đây là các công trình không chỉ là mô tả các biến
đổi mà đã chỉ ra các xu hướng, các mối liên hệ hữu cơ giữa các nhân tố phát
triển của các cộng đồng dân cư vốn là nông nghiệp đang trong tiến trình
HĐH. Các công trình này là một tham khảo tốt cho đề tài luận án về định
hướng nghiên cứu, về việc cần phải gắn biến đổi văn hóa với tiến trình biến
đối cơ cấu kinh tế - xã hội, đặc biệt là xu hướng biến đổi văn hóa có tính hai
mặt: vừa phụ thuộc vào sự biến đổi kinh tế xã hội, vừa có tính độc lập và đôi
khi, độc lập với tiến trình biến đổi kinh tế.
Liên quan tới những hiểu biết chung của đề tài, là các công trình nghiên
cứu mang tính tổng hợp về tỉnh như Địa chí Đồng Nai, do nhà xuất bản Đồng
Nai ấn hành vào 2000 và 2001 [114], cung cấp một cái nhìn tổng quát về địa
lý, sinh thái, lịch sử, phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa của tỉnh, trong đó
có mô tả những nét khái quát về các cộng đồng nông thôn và nông dân trên
mảnh đất Đồng Nai trong hơn 300 năm lịch sử.
Liên quan tới các cộng đồng nông dân - nông thôn trên tỉnh Đồng Nai
sau 1975 là các công trình nghiên cứu của Diệp Đình Hoa viết về các làng cổ
của tỉnh Đồng Nai, đó là các cuốn Làng Bến Gỗ xưa và nay [38], xuất bản
năm 1995, Làng Bến Cá xưa và nay [39], xuất bản năm 1998. Hai công trình
này đều là ấn phẩm của nhà xuất bản Đồng Nai. Công trình của Diệp Đình
Hoa cung cấp một bức tranh mô tả về những cộng đồng nông thôn Việt
phương Nam, với tất cả thăng trầm của nó trong lịch sử, với các biểu hiện văn
hóa vật chất và tinh thần của các cộng đồng cư dân Việt trong một vùng dân
cư mang tính hỗn dung văn hóa. Đây là những mô tả dân tộc học rất công
phu, chi tiết, có thể làm cơ sở tư liệu đầu vào khi các nghiên cứu về biến đổi
văn hóa làng xã Việt tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ CNH, HĐH.
Về nhóm tài liệu liên quan trực tiếp đến đề tài, có thể kể tới công trình

nghiên cứu của nhóm tác giả do Lương Hồng Quang (chủ biên). Năm 1998,


16

Viện Văn hóa Thông tin đã nghiên cứu về làng Hiệp Phước, huyện Nhơn
Trạch - một làng trong đối tượng khảo sát của đề tài. Đây là một nghiên cứu
nhỏ, chỉ tập trung vào một xã, do đó chưa thể đại diện được tính đa dạng của
sự phát triển ở Đồng Nai, nhất là tính đến thời điểm hiện nay. Nhưng vào thời
điểm đó, làng Hiệp Phước là một làng thuần nông nghiệp, với tất cả những
biểu hiện của một văn hóa nông nghiệp - nông dân và nông thôn, đã là một tư
liệu đầu vào quan trọng để có thể thấy được bức tranh của sự biến đổi văn hóa
của một làng quê thuần nông.
Đầu những năm 2000, trong khuôn khổ chương trình khoa học công
nghệ cấp nhà nước về phát triển văn hoá - con người và nguồn nhân lực, đề
tài KX 05.03 về Đời sống văn hoá và xu hướng phát triển văn hoá vùng đô thị
và KCN trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá được triển khai ở Hà
Nội, Đà Nẵng, Tp. HCM và tỉnh Bình Dương, đã cung cấp những phương
pháp luận và cách tiếp cận vấn đề trong nghiên cứu đời sống văn hoá KCN và
đô thị, nhất là từ góc độ nghiên cứu phát triển chính sách quản lý đời sống văn
hoá. Đây là đề tài liên quan trực tiếp đến nội dung nghiên cứu của luận án,
song góc tiếp cận của nó là nghiên cứu trực tiếp về KCN và đời sống văn hóa
tinh thần của công nhân KCN, chưa phải là nghiên cứu vào các cộng đồng
nông dân – nông thôn dưới tác động của KCN.
Trong phạm vi đề tài nhà nước KX.05.03, nhóm tác giả do Đình Quang
chủ biên đã xuất bản công trình Đời sống văn hóa của các đô thị và KCN Việt
Nam [77], do nhà xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành năm 2005, trong đó có
những nghiên cứu tại tỉnh Đồng Nai. Đây là một nghiên cứu có một phần đi
chuyên sâu về đời sống văn hóa tinh thần của công nhân KCN hai tỉnh Bình
Dương và Đồng Nai, gắn với các cộng đồng nông thôn bị mất đất cho KCN,

cung cấp một bức tranh khá toàn diện về đời sống văn hóa tinh thần của công
nhân các KCN, trong đó thiên về sự tiêu dùng văn hóa của người dân.


17

Cùng với Bình Dương, Đồng Nai cũng có những vấn đề tương tự trong
quá trình CNH, HĐH. Cách đây 5 năm, vào các năm 2005 và 2006, Sở VHTT
Đồng Nai có kết hợp với Viện Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật đã xây dựng
đề tài Khảo sát về Đời sống Văn hóa Công nhân các KCN ở Đồng Nai [81],
nghiên cứu trên nhiều huyện của tỉnh, tập trung vào các KCN trên địa bàn
tỉnh. Đề tài đã chỉ ra nhiều tồn tại trong việc tổ chức đời sống văn hóa tinh
thần cho công nhân các KCN, khuyến nghị các chính sách về tổ chức đời
sống văn hóa tinh thần cho công nhân KCN với hai mô hình: Mô hình tại các
cộng đồng dân cư và Mô hình tại các doanh nghiệp. Nghiên cứu này là một cơ
sở tham khảo hữu ích cho nghiên cứu của chúng tôi khi muốn mở rộng diện
khảo sát và nghiên cứu.
Năm 2010, công trình hợp tác giữa Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam
và Viện Văn hóa và Du lịch Hàn Quốc về Nghiên cứu các giải pháp nhằm
giảm thiểu xung đột giữa chủ Hàn Quốc và công nhân Việt Nam tại Việt Nam
[138], cũng lấy địa bàn Đồng Nai làm đối tượng khảo sát, đã cho thấy một
phần đời sống văn hóa tinh thần của công nhân KCN sinh sống trong các cộng
đồng ven KCN. Đó chưa phải là các nghiên cứu trực tiếp về các cộng đồng
nông nghiệp – nông dân khi các KCN hình thành trên mảnh đất của mình mà
là nghiên cứu trực tiếp vào người công nhân các KCN.
Về các đề tài có liên quan tới công nhân KCN, đặc biệt là các vụ đình
công của công nhân nhập cư và công nhân tại các cộng đồng địa phương tại
chỗ. Vấn đề này gắn liền với các cộng đồng dân cư nông thôn có đất, được
trưng dụng vào việc xây dựng các KCN, tiêu biểu là các công trình của Chang
Hee Lee xuất bản năm 2006 về Quan hệ lao động và giải quyết tranh chấp

lao động tại Việt Nam [146]; của Jang Jung Min Sunoo: Một số giải pháp
phòng ngừa đình công tại các doanh nghiệp ở Việt Nam [150], tổ chức lao
động quốc tế xuất bản năm 2007. Các công trình này đã báo động những bất


18

ổn về mặt văn hóa xã hội của các cộng đồng dân cư “hội” vào các KCN. Một
mặt, các KCN luôn phải thiếu nhân công hay nhân công không ổn định,
nhưng mặt khác, các xã có KCN sẽ phải đối mặt với những thách thức về
lượng người sinh sống gia tăng đột biến.
Có một số hội nghị, hội thảo liên quan tới sự phát triển các KCN cũng
như các vấn đề về đời sống văn hóa xã hội của KCN. Năm 2010, Bộ Kế
hoạch Đầu tư đã phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức hội
thảo: Xây dựng môi trường sống cho công nhân xung quanh các KCN tại Việt
Nam, trong đó ghi nhận những đóng góp của các cộng đồng dân cư nông thôn
vào việc cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản cho bản thân công nhân và gia
đình của họ. Trong năm 2011, Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng đã tổ chức hội thảo:
Vấn đề lao động và điều kiện sống của công nhân KCN, khu kỹ thuật trong
khuôn khổ chương trình tổng kết đánh giá 20 năm phát triển KCN, khu kỹ
thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hội thảo chỉ ra những mối liên
hệ nông thôn – đô thị khi phát triển các KCN, với những đề xuất chính sách
để hạn chế những tác động tiêu cực của tiến trình phát triển KCN vào các
cộng đồng nông thôn.
Tháng 11 năm 2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức hội thảo: Xây dựng đời sống văn
hóa công nhân lao động ở các KCN đến 2015, cho thấy tầm quan trọng của
công tác này đối với việc phát triển các KCN cũng như gắn các KCN với các
cộng đồng dân cư xung quanh KCN. Năm 2010, Ban Chỉ đạo Trung ương về
chính sách nhà ở và thị trường bất động sản đã tổ chức Hội thảo Quốc gia về

Nhà ở công nhân - Thực trạng và giải pháp với sự phối hợp của Bộ Xây
dựng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và UBND tỉnh Bình Dương. Hội
nghị đã đưa ra thông tin là: hiện mới có 20% công nhân các KCN có chỗ ở ổn
định, còn khoảng 80% phải thuê nhà ở trọ chật chội và thiếu tiện nghi tại các


19

cộng đồng dân cư có KCN. Như vậy số công nhân, lao động tại các KCN cả
nước có nhu cầu về nhà ở đến năm 2015 khoảng 2,65 triệu người và cần
khoảng 21,2 triệu m2 nhà ở và năm 2020 con số tương ứng là 4,2 triệu người
và 33,6 triệu m2 nhà ở. Tháng 4/2001, hội thảo: Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Đồng Nai và những vấn đề đặt ra đã được tổ chức, nhấn mạnh đến
những tác động của KCN vào các cộng đồng nông dân - nông thôn, sự phát
triển các KCN là những cơ hội song cũng chứa đựng những thách thức đối
với chúng trên con đường phát triển.
Về các văn bản pháp quy, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
nhiều văn bản liên quan tới việc phát triển các KCN. Gần đây nhất, liên quan
trực tiếp tới việc xây dựng đời sống văn hoá công nhân ở các KCN, Thủ
tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Xây dựng đời sống văn hoá công nhân
ở các KCN đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số
1780/QĐ-TTg ngày 12/10/2011, với mục tiêu xây dựng đội ngũ công nhân có
nếp sống văn hóa lành mạnh, có tác phong làm việc công nghiệp, năng suất,
chất lượng và hiệu quả. Đề án đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 70% công
nhân và người sử dụng lao động ở các KCN được phổ biến pháp luật về xây
dựng đời sống văn hoá, 100% địa phương (có KCN) hoàn thành việc phê
duyệt quy hoạch phát triển thiết chế văn hoá, thể thao phục vụ công nhân.
Phấn đấu 50% công nhân ở các KCN tham gia các hoạt động văn hoá, thể
thao và 50% “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá”. Các chỉ tiêu trên sẽ tiếp tục
được duy trì, củng cố và nâng cao để đến năm 2020, 100% công nhân và

người sử dụng lao động ở các KCN được phổ biến pháp luật về xây dựng đời
sống văn hoá. Lượng công nhân ở các KCN tham gia các hoạt động văn hoá,
thể thao được nâng lên 70%, đặc biệt là số “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá”
nâng lên 80%.


20

Để đạt các mục tiêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức phát
động, đăng ký thi đua xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các địa phương
(có KCN). Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các doanh
nghiệp trong việc thực hiện các chính sách pháp luật về lao động, bảo hiểm và
các chế độ an sinh xã hội đối với công nhân. Thực hiện nghiêm việc phê
duyệt phát triển các KCN phải có quy hoạch xây dựng nhà ở và các công trình
văn hóa, xã hội phục vụ công nhân làm việc ở các KCN. Chủ các doanh
nghiệp phải cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội trong việc chăm lo xây
dựng đời sống văn hóa của công nhân.
Với các công trình nghiên cứu có liên quan cũng như các công trình
liên quan trực tiếp đến đề tài, chúng ta có thể thấy những điểm cần lưu ý sau:
- Với chủ đề biến đổi văn hóa của cư dân KCN tỉnh Đồng Nai, các
nghiên cứu về các cộng đồng nông thôn trước tác động của tiến trình công
nghiệp hóa, cụ thể ở đây là các KCN, là chưa nhiều.
- Bên cạnh những thuận lợi và thời cơ có được từ các KCN như chuyển
đổi cơ cấu kinh tế - xã hội, gia tăng mức sống..., là những khó khăn và thách
thức đang đứng trước các các cộng đồng dân cư tại chỗ, đó là sự quá tải về cơ
sở hạ tầng, dân số tăng đột biến, các phức tạp về an ninh trật tự, phá vỡ một
phần lối sống - nếp sống của vùng thôn quê để chuyển sang lối sống đô thị
của một bộ phận dân cư… Đó là những hệ quả của tiến trình phát triển dưới
tác động của các KCN.
- Các cư dân tại chỗ, về mặt đời sống tinh thần, bên cạnh quá trình

chuyển đổi mang tính tự nhiên do các nhu cầu về phát triển kinh tế, đã và
đang có những “khoảng cách”, “dị ứng” với tiến trình này, đòi hỏi sự làm
quen và thích nghi với những yếu tố mới từ bên ngoài xâm nhập vào.
- Tìm ra một giải pháp hoàn chỉnh, toàn diện cho các cộng đồng dân cư
tại chỗ thích nghi với một tiến trình phát triển mới, đòi hỏi phải có những


21

nghiên cứu, tìm tòi, thời gian và công sức để đưa ra những mô hình tổ chức
đời sống văn hóa tinh thần hữu hiệu cho các cộng đồng dân cư tại chỗ, vẫn là
một câu hỏi còn bỏ ngỏ.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi sẽ tập trung vào việc khảo sát những xu hướng
biến đổi trong đời sống văn hoá các cộng đồng dân cư nông nghiệp có liên
quan tới quá trình phát triển các KCN ở tỉnh Đồng Nai. Từ đây, đề ra các căn
cứ khoa học cho việc xây dựng và quản lý văn hoá của các cộng đồng dân cư
này, góp phần vào sự phát triển chung của KCN cũng như các cộng đồng có
liên quan tới KCN.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khảo sát các biến đổi đời sống văn hóa của 3 cộng đồng dân cư nông
nghiệp - nông thôn sau khi bị cắt một phần đất nông nghiệp, đất thổ cư để xây
dựng các KCN tập trung, đã bị biến đổi như thế nào trong một bối cảnh phát
triển nhanh chóng, phát triển “nóng”, mang tính “cưỡng bức” từ trên xuống.
- Thông qua sự khảo sát này, cùng với các trường hợp khác mà tác giả
luận án đã thâm nhập trong quá trình công tác tại tỉnh, khái quát lên một bức
tranh phát triển đời sống văn hóa của những cộng đồng dân cư có KCN tập
trung, với tất cả những lợi thế, hạn chế, thời cơ và thách thức đối với họ.
- Xây dựng một số giải pháp mang tính lý luận và thực tiễn để góp
phần vào việc hình thành các quan điểm, cơ chế chính sách phát triển văn hóa

của các cộng đồng nông thôn Đồng Nai có KCN, từ đây, cung cấp các luận
giải khoa học và căn cứ thực tiễn cho việc quản lý văn hóa nông thôn ở tầm vĩ mô.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn này được phát triển trên cơ sở các luận điểm
của Đảng và Nhà nước về CNH, HĐH đất nước, về quá trình xây dựng và
phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó


22

nhấn mạnh đến vai trò của phát triển kinh tế, vị trí của việc phát triển các lĩnh
vực xã hội – văn hoá như là nền tảng của sự phát triển.
Luận án cũng dựa vào một số lý thuyết của xã hội học và nghiên cứu văn
hoá khi đề cập tới vấn đề biến chuyển văn hoá, trong đó nhấn mạnh đến lý
luận cho rằng sự biến đổi văn hoá cần được nghiên cứu trong những bối cảnh
lịch sử, kinh tế, chính trị và xã hội cụ thể, trong những tương tác văn hoá giữa
truyền thống và hiện đại, giữa trong nước và quốc tế. Trong các lý thuyết biến
đổi văn hóa này, cần cân bằng hai quan điểm: Những nhà lý thuyết hiện đại
hoá, ví dụ như Ronald Inglehart và Wayne E. Baker trong công trình: Hiện
đại hoá, biến đổi văn hoá và sự duy trì những giá trị văn hoá truyền thống
[84] đã cho rằng: từ Karl Marx tới Daniel Bell đã cho rằng sự phát triển kinh
tế - xã hội sẽ mang tới những biến đổi văn hoá phong phú, nhưng những
người khác từ Max Weber tới Samuel Huntington lại tuyên bố rằng những giá
trị văn hoá là những ảnh hưởng lâu dài và tự trị lên xã hội, nghĩa là sự phát
triển văn hóa mang yếu tố nội sinh. Quan điểm lý thuyết của luận án là: Sự
biến đổi văn hóa là kết quả của cả hai tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và
tiến trình tự thân vận động bên trong của văn hóa, biến đổi văn hóa không thể
và không chỉ là kết quả của một quá trình.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Thống kê: trong đó tập trung vào các dữ liệu phát triển kinh tế xã hội,

dân cư, mức sống, cơ sở hạ tầng…
- Điều tra xã hội học: đã được tổ chức điều tra tại 3 xã, với 500 phiếu,
với mục tiêu là khảo sát đời sống văn hóa tinh thần của bộ phận dân nhập cư
trên địa bàn. Luận án cũng đã có những dữ liệu được phân tích thông qua
phương pháp phân tích thứ cấp các số liệu điều tra khảo sát của các đề tài
nghiên cứu về công nhân KCN Đồng Nai gần đây.


23

- Nghiên cứu trường hợp: trực tiếp nghiên cứu 3 cộng đồng dân cư (3
xã), với sự phát triển khác nhau sau khi bị mất một phần đất để nhà nước xây
dựng các KCN, trong đó Hiệp Phước (huyện Nhơn Trạch) và Thạnh Phú
(huyện Vĩnh Cửu) là 2 xã bị tác động của KCN mạnh nhất, xã Long Thọ
(huyện Nhơn Trạch) là xã ít bị tác động hơn. 3 xã đều có một điểm chung là
các cộng đồng dân cư nông nghiệp - nông thôn tiêu biểu cho tỉnh Đồng Nai.
- Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm: Luận án đã có những dữ liệu sâu
là do đã phỏng vấn trực tiếp và thảo luận với nhiều người cao tuổi am hiểu về
văn hóa cộng đồng, các công nhân nhập cư sinh sống tại 3 xã, các cấp chính
quyền, các cơ quan quản lý văn hóa ở xã, huyện, tỉnh.
- Quan sát thâm nhập: tác giả luận án đã trực tiếp sinh sống và quan sát
các hiện tượng văn hóa tiêu biểu của 3 cộng đồng dân cư trong nhiều năm,
qua đó, thấu hiểu đời sống và những biến đổi của cư dân tại chỗ. Các quan sát
này được tiến hành trước khi làm luận án, do tác giả có thời gian dài công tác tại
các địa phương, cũng như sau này, trong suốt quá trình thực hiện viết luận án.
- Phương pháp chuyên gia: Trực tiếp xin sự tư vấn của các chuyên gia
về phát triển KCN, về văn hóa nông thôn, về phát triển văn hóa gắn với phát
triển kinh tế xã hội, bao gồm các chuyên gia của tỉnh và trung ương.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu (16 trang), Kết luận (5 trang), Tài liệu tham khảo

(14 trang) và Phụ lục (40 trang), luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Phát triển các KCN trong tiến trình CNH, HĐH ở tỉnh Đồng
Nai (45 trang).
Chương 2: Các biến đổi trong đời sống văn hoá của các cộng đồng dân
cư KCN (47 trang).
Chương 3: Phương hướng, giải pháp về xây dựng đời sống văn hóa cho
các cộng đồng KCN (33 trang).


24

Chương 1
PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG
TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
Ở TỈNH ĐỒNG NAI

1.1. Các cơ sở lý thuyết về biến đổi văn hóa
Các lý thuyết về biến đổi văn hóa được hình thành chủ yếu dựa trên các
lý thuyết về biến đổi xã hội được các học giả phương Tây xây dựng trong
ngành nhân học và xã hội học, ở đó biến đổi xã hội là một quá trình qua đó
các khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội
và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo thời gian. Với quan điểm
này, văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, cũng tự không ngừng biến
đổi. Sự ổn định chỉ là sự ổn định của bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng
thay đổi bên trong bản thân nó. Bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa nào,
cho dù nó có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn biến đổi; sự
biến đổi trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn. Mọi cái đều biến
đổi và xã hội cũng giống như các hiện thực khách quan khác, không ngừng
vận động và thay đổi, với một thực trạng đứng yên trong sự vận động liên tục.
Biến đổi xã hội là hiện tượng phổ biến, nhưng nó diễn ra không giống

nhau giữa các xã hội; với những khác biệt về phạm vi, thời gian và hệ quả. Đó
là một quá trình mang tính chủ động của các lực lượng trong xã hội hay mang
tính phi kế hoạch, nghĩa là đó là một tiến trình tự nhiên, khách quan. Thường
thì có sự phân chia giữa biến đối vĩ mô và vi mô, để chỉ những tầm mức biến
đổi khác khau trong đời sống xã hội. Khái niệm biến đổi là một thuật ngữ
không chỉ định hướng giá trị mà thể hiện một sự mô phỏng của một nền văn
hóa hay cấu trúc xã hội hiện hữu, không hàm nghĩa là một phán quyết giá trị
chứ không phải là một lời tường thuật về một sự kiện hay hiện tượng xã hội.


25

Các nhà nhân học và xã hội học khi xem xét đến sự phát triển của xã hội,
đã đưa ra một số lý thuyết để giải thích tại sao biến đổi xã hội lại xảy ra và dự
đoán những biến đổi sẽ diễn ra trong tương lai. Một số cách tiếp cận chủ yếu
về biến đổi xã hội thường được xem xét đến là:
(1) Cách tiếp cận theo chu kỳ: Trong lịch sử loài người, sự hiểu biết về
chu kỳ của những biến đổi xã hội đã ăn sâu vào ý nghĩ của con người, chu kỳ
của tự nhiên, mặt trời mọc và lặn, quy luật bốn mùa thay đổi của một năm và
sự lặp lại của tự nhiên, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến những khái niệm, nhận
thức của con người về sự biến đổi xã hội. Nhân loại hiểu rằng, lịch sử được
lặp lại mãi trong những chu kỳ không bao giờ kết thúc. Các nhà khoa học và
sử học trước đây nhìn chung đều phản đối những tư tưởng này, mặc dù họ cho
rằng các xã hội có những chu kỳ sống của nó, và mỗi xã hội được sinh ra
trưởng thành, rồi sau đó biến mất. Một số nhà lý thuyết, như Amold Toybee
lại có quan điểm tương tự, nhưng ông phản đối "sự không thể tránh được" của
sự suy tàn và cho rằng "những nỗ lực được tạo nên bởi con người có thể cho
phép văn minh hóa đối với sự sống". Trong khi đó Pitirim Sorokin lại đưa ra
lý thuyết chu kỳ về sự biến đổi với một bước tiến xa hơn, và cho rằng sự văn
minh hóa được dao động trong ba kiểu của "những trạng thái tâm lý" hoặc

rộng hơn - kiểu hệ tư tưởng, kiểu cảm giác và kiểu lý tưởng - trong tất cả các
hệ thống văn hóa, sự biến đổi xuất hiện khi mô hình cụ thể của suy nghĩ nắm
được giới hạn logic của nó.
(2) Các quan điểm tiến hóa: với hai mô hình kinh điển và quan điểm tiến
hóa mới. Mô hình kinh điển là những mô hình được lấy từ khoa học sinh học,
đã giành được vị trí ở thế kỷ XIX, nhiều nhà xã hội học đã tán thành với lý
thuyết phổ biến được gọi là sự tiến hóa một chiều, sự tiến hóa theo lộ trình
dọc, chỉ tiến về phía trước chứ không lùi hoặc đi ngược về phía sau cho rằng
tất cả các hình thức sống, tất cả các xã hội đều tiến hóa từ những hình thức


26

đơn giản đến phức tạp, với mỗi hình thức sau xa hơn những hình thức trước
nó, với các học giả như Auguste Comte, Herbert Spencer, Émile Durkhem.
Thế kỷ XX, những mô hình ở thế kỷ trước đã mô tả biến đổi xã hội như là sự
tiếp tục và không thể thay đổi được thay thế bằng cái nhìn tinh tế hơn. Những
lý thuyết tiến hóa mới, hiểu biết về các xã hội khác nhau tùy thuộc vào mức
độ phức tạp của xã hội và qua thời gian một khuynh hướng chung đi tới sự
khác biệt xã hội (kinh tế, gia đình, tôn giáo, chính trị,...) trở thành sự phân
chia và khác biệt giữa các thành phần trong một xã hội tổng thể. Không giống
như các nhà nghiên cứu lý thuyết tiến hóa ở thế kỷ XIX, các nhà lý thuyết tiến
hóa mới không mô tả một hình thức của xã hội như là một sự tuyệt đối, cũng
không khẳng định rằng, các xã hội không thể tiến hóa tới một vài thực trạng
cao hơn.
(3) Quan điểm xung đột: với một học giả tiêu biểu là Karl Marx, với
quan điểm các xã hội phải chuyển đổi để tồn tại và ông không nhấn mạnh
rằng kinh tế phục vụ như là sự thành lập cho trật tự xã hội. Được xếp vào các
nhà lý thuyết theo chủ nghĩa xung đột đối kháng, Marx đã triển khai một lý
thuyết tiến hóa về sự biến đổi xã hội. Dựa vào sự thay đổi liên tục trong kỹ

thuật mà các xã hội tiến từ đơn giản đến phức tạp. Ở mỗi một trạng thái, một
xã hội tiềm ẩn những điều kiện tự hủy diệt, và những điều kiện này cuối cùng
sẽ dẫn đến sự biến đổi và đưa xã hội vào trạng thái tiếp sau đó. Karl Marx có
cái nhìn về quá trình hiện đại hóa rất khác biệt với những nhà tư tưởng xã hội
khác, bởi lẽ Marx nhấn mạnh tầm quan trọng của mâu thuẫn xã hội. Marx cho
rằng xã hội hiện đại đồng nghĩa với xã hội tư bản, một hệ thống kinh tế được
sản sinh do đấu tranh giai cấp vào cuối thời kỳ trung cổ. Giai cấp tư sản nắm
giữ hệ thống sản xuất mới do cuộc cách mạng công nghiệp đem lại và đã
thành công trong việc thay thế giai cấp quý tộc. Karl Marx cũng không phủ
nhận rằng sự hình thành tính hiện đại có liên quan đến sự suy tàn của cộng


27

đồng có quy mô nhỏ, đến sự phân công lao động gia tăng và sự xuất hiện của
thế giới duy lý. Marx cho rằng, cả ba yếu tố này đều cần thiết cho việc phát
triển chủ nghĩa tư bản. Chính chủ nghĩa tư bản đã kéo theo những người nông
dân từ vùng nông thôn về các đô thị với hệ thống thị trường không ngừng
phát triển. Sự chuyên môn hóa là cơ sở cho sự vận hành các xí nghiệp; tính
duy lý thể hiện rõ trong xã hội tư bản. Ông tin rằng mẫu thuẫn xã hội trong xã
hội tư bản sẽ đem lại một cuộc cách mạng xã hội, và rồi theo quy luật tiến
hóa, xã hội này sẽ được thay thế bằng một xã hội khác công bằng hơn, nhân
đạo hơn.
(4) Quan điểm hiện đại về biến đổi xã hội: Các nhà nhân học và xã hội
học ngày nay cho rằng sự tương tác phức tạp của nhiều yếu tố - cả yếu tố bên
trong và yếu tố bên ngoài của nhiều yếu tố - tạo nên sự biến đổi. Mặc dù trong
những hoàn cảnh xã hội và lịch sử nhất định, các yếu tố cụ thể đôi lúc có thể
ảnh hưởng nhiều hơn những yếu tố khác. Những yếu tố được các nhà lý
thuyết hiện đại quan tâm khi xem xét về biến đổi xã hội, như: môi trường vật
chất, kỹ thuật - công nghệ, dân số, giao lưu… Các lý thuyết hiện đại hóa, lý

thuyết hệ thống thế giới, lý thuyết phụ thuộc là những tiếp cận mới trong quan
điểm hiện đại về biến đổi xã hội, ở đó, các nhà khoa học đã đưa ra những cách
lý giải đa diện hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, các thành
tựu khoa học công nghệ phát triển, thế giới ngày càng phụ thuộc nhau. Lần
đầu tiên, các nhà khoa học đã thừa nhận các yếu tố phi vật chất, vô hình cũng
có thể làm biến đổi mạnh mẽ các xã hội và nền văn hóa, như tư tưởng, quản lý
xã hội… Tính hiện đại là một thuật ngữ xuyên suốt trong quan điểm hiện đại
về sự biến đổi, Ví dụ, trong lý thuyết hệ thống xã hội, Parsons coi tiểu hệ
thống văn hóa là hệ thống có nhiều thông tin nhất và nó kiểm soát các tiểu hệ
thống khác. Các nhà nhân học và xã hội học đều cho rằng, tư tưởng có thể
giúp cho xã hội giữ nguyên trạng thái hoặc có thể kích thích sự biến đổi xã


28

hội nếu những niềm tin và chuẩn mực xã hội không còn phù hợp với nhu cầu
của xã hội. Văn hóa được biến đổi là do các yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội
khác, cũng như nó phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên và sinh thái khác.
Biến đổi văn hoá đã được đề cập đến trong các khoa học xã hội như một
chủ đề trọng tâm của thế kỷ XX và XXI. Trên nền tảng lý thuyết mang tính
khái quát hóa cao như ở trên, với các nghiên cứu về từng hiện tượng văn hóa
cụ thể, đã có những triển khai để xây dựng các khung lý thuyết để làm cơ sở
cho các nghiên cứu thực địa.
Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay đã là một
bối cảnh mang tính đặc thù để từng nghiên cứu xây dựng cho mình một khung
lý thuyết làm nền tảng lý luận. Trong các tiếp cận về biến đổi văn hóa tại các
cộng đồng nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nổi lên
một tiếp cận coi tiến trình biến đổi văn hóa phụ thuộc vào các yếu tố chính trị,
kinh tế, xã hội. Tiến trình này lại mang tính đặc thù của từng khu vực, cộng
đồng dân cư. Sự biến đổi kinh tế xã hội và những thay đổi về hành chính, đất

đai, chính sách nông nghiệp… là những tiền đề trực tiếp tác động đến biến đổi
văn hóa, với các tác giả như Tô Duy Hợp, Nguyễn Văn Chính, Lương Hồng
Quang, Nguyễn Thị Phương Châm và nhiều tác giả khác.
Cuốn sách Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay của Nguyễn Thị
Phương Châm là một trong số những công trình nghiên cứu về chủ đề này.
Tác giả đã đưa ra một mô hình phân tích. Sự biến đổi đầu tiên và quan trọng
nhất làm nên diện mạo mới ở nông thôn hiện nay là do biến đổi về nghề
nghiệp. Từ sự chuyển đổi nghề nghiệp đến những tác động của quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa đã làm cho đời sống xã hội của dân cư ba làng có
những thay đổi nhanh chóng. Từ nền tảng này, tác giả đi vào trả lời cho câu
hỏi chính của vấn đề quan tâm, đó là văn hóa làng xã đang biến đổi như thế
nào trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa hiện nay? Để trả lời cho


29

câu hỏi này tác giả đã tập trung phân tích trong bốn lĩnh vực chủ yếu: (1)
Không gian và cảnh quan làng; (2) Di tích, tín ngưỡng và lễ hội; (3) Phong
tục tập quán; (4) Sự tiếp cận thông tin và các loại hình giải trí.
Hệ quả của sự biến đổi này là: (1) Không gian của làng nay đã rất khác
không gian của làng xưa: mở hơn, thoáng đạt hơn, nhiều sự giao lưu hơn, tính
chất công nghiệp, đô thị đã thể hiện rõ và ăn sâu vào trong cả nếp nghĩ và lối
sống của dân làng; (2) Di tích, lễ hội, tín ngưỡng đều được đưa trở lại với vai
trò đặc biệt của chúng trong đời sống tâm linh bằng nhiều hình thức khác
nhau như trùng tu lại di tích, dựng lại các lễ hội, thực hành và phát triển tín
ngưỡng; (3) Các phong tục tập quán có sự đan xen và giao lưu rõ rệt giữa làng
và phố, hiện đại và truyền thống; (4) Tiếp cận thông tin và đa dạng hóa các
loại hình giải trí, đặc biệt là sự cố kết người dân theo mạng lưới quan hệ và
lợi ích trong làng, là những biểu hiện nổi bật của sự biến đổi và hình thành
những yếu tố văn hóa mới ở ba làng quê này.

Hệ quả của quá trình biến đổi trên là: (1) Phục hồi văn hóa truyền thống
trong bối cảnh làng quê hiện đại; (2) Nhu cầu hướng về văn hóa tâm linh của
dân làng thời hiện đại; (3) Xuất hiện những “tệ nạn” mới. Quá trình phục hồi
văn hóa truyền thống ở các làng quê hiện nay đi cùng với quá trình tái cấu
trúc, lựa chọn và biến đổi các yếu tố văn hóa truyền thống trong bối cảnh làng
quê hiện đại. Quá trình phục hồi văn hóa và tái cấu trúc văn hóa truyền thống
trong xã hội hiện đại ở các làng quê cũng đang đặt ra hàng loạt các vấn đề bất
cập như: môi trường, không gian sống, hoạt động sản xuất, đất đai, mối quan
hệ giữa nhà nước và cộng đồng dân cư. Đây là một trong những nghiên cứu
điển hình về biến đổi của các cộng đồng dân cư nông thôn trong bối cảnh
công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay, gợi ý nhiều cho tác giả luận án những ý
tưởng về lý thuyết nghiên cứu.


30

Đối với các cộng đồng dân cư có KCN, về mặt lý luận, cần phải giải
quyết các câu hỏi lớn sau: (1) xác định được các yếu tố tác động, trong đó lớn
nhất là biến đổi về nghề nghiệp và sự biến động cơ cấu dân cư bởi sự di dân
của một bộ phận dân nhập cư đã ảnh hưởng như thế nào đến đời sống văn
hóa? (2) Trong bối cảnh đó, các hình thái văn hóa truyền thống và văn hóa
mới đã tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau ra sao; (3) Trước các biến đổi này,
cần xác lập những mô hình quản lý văn hóa thích hợp nào để đáp ứng với tiến
trình biến đổi này.
1.2. Vài nét về tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có diện tích 5.903,4 km2,
chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên
của vùng Đông Nam Bộ. Dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê năm 2010 là
2.569.400 người, mật độ dân số: 435,000 người/km2 [109]. Tỉnh có 11 đơn vị
hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế - văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành; Nhơn

Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán;
Tân Phú.
- Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận.
- Phía đông bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.
- Phía tây bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước
- Phía nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Phía tây giáp Tp. Hồ Chí Minh
Tính đến năm 2011, dân số tỉnh Đồng Nai là 2.665.100 người, mật độ
dân số là 451 người/km², trong đó dân số sống tại thành thị là 897.600 người
(chiếm 33,68%), dân số sống tại nông thôn là 1.767.500 người (chiếm
66,32%). Dân số đô thị tăng nhanh với tốc độ bình quân 2,78% trong 5 năm


31

gần đây. Mức tăng dân cư đô thị không tăng đột biến nhưng lại tăng đột biến
về mật độ dân cư sống tại khu vực đô thị khi các KCN tập trung tăng mạnh.
Nằm trong khu vực có nhiều ưu thế, tỉnh lại có nhiều nguồn lực để phát
triển, với các điều kiện ưu đãi của tự nhiên như: tài nguyên khoáng sản phong
phú, khoáng sản có vàng, thiếc, kẽm, có nhiều mỏ đá, cao lanh, bùn, cát…kết
cấu nền đất có độ cứng, chịu nén tốt, thuận lợi cho việc xây dựng kết cấu hạ
tầng cơ sở của các KCN và các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; có
tiềm năng thuận lợi cho việc phát triển du lịch, với hệ thống khu di tích lịch
sử khá nổi tiếng, cảnh quan thiên nhiên môi trường hấp dẫn,… có đất đai màu
mỡ với nhiều loại đất khác nhau, phần lớn là đất đỏ bazan, nơi đây sớm hình
thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, vùng
cây ăn trái nổi tiếng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, hàng hóa
cho xuất khẩu. Đồng Nai cũng là tỉnh có dân số đông, nguồn lao động dồi dào
với trình độ đa dạng từ mọi miền đất nước hội tụ về đây lập nghiệp, đó là
nguồn nhân lực quý báu cho sự nghiệp đẩy nhanh sự nghiệp CNH – HĐH

trong tỉnh.
Tất cả nguồn lực trên đã tạo ra cho Đồng Nai những thuận lợi và những
lợi thế đó đã và đang được tận dụng và được phát huy cao độ trong công cuộc
phát triển kinh tế - xã hội, nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
coi KCN có một vai trò là động lực trong việc đẩy mạnh tốc độ, chất lượng quá
trình CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã ghi rõ:
Hình thành các KCN tập trung (bao gồm cả khu chế xuất và khu công
nghệ cao), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công
nghiệp mới. Phát triển công nghiệp nông thôn và ven đô thị. Ở các
thành phố, thị xã, nâng cấp và cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có,
đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố,
hạn chế việc xây dựng cơ sở công nghiệp mới xen lẫn với khu dân cư.


32

Báo cáo về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2005 tại Đại hội
IX khẳng định: "Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát
triển có hiệu quả các KCN, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao,
hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở".
Sau 30 năm xây dựng và phát triển (1975 - 2005), “ngành công nghiệp
Đồng Nai đã góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
tỉnh từ một tỉnh nông nghiệp thành một tỉnh công nghiệp (tỷ trọng GDP công
nghiệp dịch vụ tăng từ 13,4% năm 1976 lên 85% năm 2005)” [129; tr.231].
Đồng Nai là tỉnh đi đầu trong xây dựng, phát triển và dẫn đầu cả
nước về số lượng KCN với 30 KCN tổng diện tích 9.573 ha và 43 cụm
công nghiệp, thu hút 1.130 dự án từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ như
Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản…, có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ USD
và hơn 31.600 tỷ đồng, thu hút hơn 375 ngàn lao động đang làm việc tại
các KCN, trong đó hơn 60% là người ngoài tỉnh. Tỉnh đã quy hoạch 21

cụm công nghiệp với tổng diện tích 620 ha trên địa bàn các huyện, thành phố
Biên Hòa và thị xã Long Khánh.
Bảng 1: Quy hoạch phát triển một số KCN lớn của tỉnh Đồng Nai
Đơn vị tính: ha
STT

KCN

Tổng diện tích (ha)

1.

Biên Hoà 1

335

2.

Biên Hoà 2

365

3.

Amata

418

4.


Loteco

100

5.

Gò Dầu

184

6.

Nhơn Trạch, bao gồm:

2.700

- Nhơn Trạch 1

430

- Nhơn Trạch 2

700

- Nhơn Trạch 3

368



×