Tải bản đầy đủ (.doc) (166 trang)

Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam thời kỳ 2010 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.15 KB, 166 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận án

Phạm Hồng Tú


ii

MỤC LỤC
1.1.3. Vị trí, vai trò và các mối quan hệ của thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn 16
1.3.1. Tác động của quá trình thực hiện CNH......................................................................33
1.3.2. Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế........................................................38
1.3.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển thị trương bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông
thôn trong thời kỳ CNH và hội nhập kinh tế quốc tế...........................................................40
Chương 2..............................................................................................................................47
THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG ..................................................................47
Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM THỜI KỲ 2001 - 2010........................................................47
Chương 3..............................................................................................................................89
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN .........................................................89
THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG Ở NÔNG THÔN THỜI KỲ 2011 - 2020.89


iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN



Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CNH

Công nghiệp hoá

CPC

Hệ thống phân loại sản phẩm trung tâm

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐH

Hiện đại hoá

HTX

Hợp tác xã

HTXTM

Hợp tác xã thương mại


ICOR

Hệ số sử dụng vốn, hay hệ số đầu tư tăng trưởng

KCHTTM

Kết cấu hạ tầng thương mại

M&A

Mua và sáp nhập công ty

NDT

Đồng Nhân dân tệ

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

OECD


Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

UBND

Uỷ ban nhân dân

USD

Đô la Mỹ

WB

Ngân hàng thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
BẢNG
1.1.3. Vị trí, vai trò và các mối quan hệ của thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn 16
1.3.1. Tác động của quá trình thực hiện CNH......................................................................33

1.3.2. Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế........................................................38
1.3.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển thị trương bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông
thôn trong thời kỳ CNH và hội nhập kinh tế quốc tế...........................................................40
Chương 2..............................................................................................................................47
THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG ..................................................................47
Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM THỜI KỲ 2001 - 2010........................................................47
Chương 3..............................................................................................................................89
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN .........................................................89
THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG Ở NÔNG THÔN THỜI KỲ 2011 - 2020.89

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1:

Dân số thành thị, nông thôn tại các vùng..Error: Reference source
not found
Biểu đồ 2.2: Mức thu nhập bình quân nhân khẩu qua các năm Error: Reference
source not found
Biểu đồ 2.3: Sử dụng thu nhập của dân cư nông thôn...Error: Reference source
not found
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu quĩ mua dân cư phân theo vùng 2008......Error: Reference
source not found
Biểu đồ 2.5: Các loại hình bán lẻ ở nông thôn........Error: Reference source not
found
Biểu đồ 2.6: Mật độ cơ sở bán lẻ tại một số địa bàn khảo sát...Error: Reference
source not found
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu các doanh nghiệp phân phối. .Error: Reference source not
found
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu các doanh nghiệp bán buôn và bán lẻ.....Error: Reference
source not found
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu khách hàng và nhà cung cấp của các doanh nghiệp bán

buôn và bán lẻ...........................Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.10: Đánh giá về tính cạnh tranh trên thị trường của các đơn vị trong
ngành dịch vụ phân phối...........Error: Reference source not found

SƠ ĐỒ


v
Sơ đồ 1.1.
Sơ đồ 3.1.
Sơ đồ 3.2.

Các kênh lưu thông (phân phối) hàng hóa chủ yếu từ sản xuất
đến tiêu dùng.............................Error: Reference source not found
Mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia thị trường bán lẻ.....Error:
Reference source not found
Phân nhóm thị trường nông thôn theo điều kiện phát triển...Error:
Reference source not found


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu
Phát triển nông nghiệp, nâng cao mức sống cho nông dân và xây dựng
nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế
- xã hội ở nước ta. Trong những năm gần đây, Đảng, Chính phủ đã ban hành
nhiều Nghị quyết về phát triển nông nghiệp, nông thôn, như: Nghị quyết số
24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 ban hành Chương trình hành
động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành

Trung Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số
23/QĐ-TTg ngày 6/1/2010 về phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông
thôn giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2020”; Quyết định số
800/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-

2020”;... Đồng thời, trong định hướng phát triển kinh tế thị trường ở nước ta,
mục tiêu đề ra phải phát triển thị trường dựa trên các cơ sở khoa học và thực
tiễn mới.
Thực tế, khu vực nông thôn hiện nay với khoảng 70% dân số sinh sống,
chiếm trên 60% tổng GDP và có số lượng người tiêu dùng nhiều gấp hơn 2 lần
khu vực thành thị. Số người có thu nhập trên 1,5 triệu đồng/tháng ngày càng
tăng, đủ khả năng chi tiêu cho những vật dụng khác ngoài thực phẩm. Theo
Công ty Nghiên cứu thị trường TNS từ năm 2007, tại khu vực nông thôn đã có
95% hộ gia đình nông thôn sẵn sàng mua tivi, 92% có thể mua bếp điện, bếp
gas, 33% có thể mua máy cassette/radio, 30% muốn mua tủ lạnh, 9% muốn mua
máy vi tính, 1% muốn kết nối internet... Sự gia tăng nhu cầu mua của dân cư
trên địa bàn nông thôn đã và đang mang lại cơ hội phát triển thị trường bán lẻ.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là về phương diện tổ chức thị
trường, cung ứng hàng hóa, nên thị trường bán lẻ ở nông thôn hiện nay vẫn


2

phát triển chậm và thiếu bền vững. Chính vì vậy, nghiên cứu phát triển thị
trường bán lẻ hàng hóa tiêu dùng ở nông thôn là cần thiết có ý nghĩa quan
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta trong thời kỳ 2011
– 2020.
Về phương diện lý luận, các vấn đề về phát triển triển hệ thống phân phối,
phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại, phát triển các loại hình doanh nghiệp

kinh doanh thương mại đã được một số đề tài, luận văn tiến sỹ đề cập giải quyết.
Tuy nhiên, phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn chưa được
giải quyết một cách hệ thống và chưa tạo lập đủ cơ sở khoa học (cụ thể xem các
công trình nghiên cứu có liên quan được nêu ở mục 2 dưới đây).
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và lý luận, Nghiên cứu sinh đã chọn đề tài
“Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam thời kỳ
2010 - 2020” làm Luận án cấp tiến sĩ kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Tình hình nghiên cứu trong nước:
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới phát triển kinh tế đến nay, vấn đề
phát triển thị trường ở nước ta nói chung và vấn đề phát triển phát triển thị
trường bán lẻ, thị trường nông thôn nói riêng đã và đang thu hút được sự quan
tâm nghiên cứu, cụ thể:
Ngô Đình Giao: “Suy nghĩ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta –
một số vấn đề lý luận và thực tiễn”; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm
1996. Trên cơ sở tổng kết những nghiên cứu về thời kỳ thực hiện công nghiệp
hóa ở các nước, cuốn sách đã trình bày một số quan điểm và phương hướng
thực hiện thời kỳ công nghiệp hóa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.
Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương: “Các loại hình kinh
doanh văn minh hiện đại, định hướng quản lý nhà nước đối với siêu thị tại
Việt Nam”; Đề tài khoa học cấp Bộ, năm 2001. Đề tài tập trung nghiên cứu


3

phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại, trong đó tập trung vào loại hình kinh
doanh siêu thị.
Phạm Quốc Thái: “Trung Quốc quá trình công nghiệp hóa trong 20 năm
cuối thế kỷ XX”; Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà nội, năm 2001. Cuốn sách
này trình bày tổng quan quá trình đổi mới tư duy, cách thức thực hiện công

nghiệp hóa ở trung Trung Quốc trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế
thị trường. Trong đó, phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng đã không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trên thị trường nội địa, mà
còn đưa Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu hàng đầu trên thế giới.
Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Công Thương: “Phát triển hệ thống
phân phối hàng hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”; Đề
tài khoa học cấp Bộ, 2002. Đề tài đã tập trung nghiên cứu những vấn đề liên
quan đến việc phát triển hệ thống phân phối, trong đó tập trung làm rõ cơ sở
khoa học và các giải pháp phát triển các mối liên kết dọc và liên kết ngang
trong các hệ thống phân phối.
Lê Xuân Bá: “Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng XNCH ở Việt Nam”, Đề tài khoa học, năm 2004. Đề tài này đã tập
trung làm rõ bản chất, nội dung của thể chế kinh tế thị trường của Việt nam,
trong đó đề cập đến các vấn đề pháp luật, cách thức tổ chức thị trường, các
lực lượng thị trường, cơ chế giám sát, thể chế cạnh tranh,…
Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Công Thương: “Đánh giá thực trạng
và định hướng tổ chức các kênh phân phối một số mặt hàng chủ yếu ở nước
ta”; Đề tài khoa học cấp Bộ, năm 2006. Đề tài tập trung nghiên cứu các kênh
phối cho một số mặt hàng thiết yếu (rau quả, thịt, hàng may mặc, sắt thép,
phân bón, xi măng…).
Lê Danh Vĩnh: “20 năm đổi mới cơ chế chính sách thương mại Việt
Nam, những thành tựu và bài học kinh nghiệm”; Sách chuyên khảo, NXB
Thống kê, Hà Nội, 2006. Cuốn sách này đã phân tích những thành tựu và hạn


4

chế trong quá trình đổi mới cơ chế, chính sách thương mại ở nước ta. Qua đó,
tác giả đã đề xuất các kiến nghị tiếp tục đổi mới một cách mạnh mẽ về cơ chế,
chính sách thương mại trong thời gian tiếp theo.

Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Công Thương: “Nghiên cứu dịch vụ
bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam”; Đề
tài khoa học cấp Bộ, năm 2007. Đề tài đã nghiên cứu dịch vụ bán buôn, bán lẻ
với tư cách là các phân ngành của ngành dịch vụ phân phối, trong đó tập trung
nghiên cứu các điều kiện, xu hướng phát triển và chính sách quản lý các dịch
vụ này ở một số nước.
Phạm Hữu Thìn: “Giải pháp phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn
minh hiện đại ở Việt nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, năm 2008. Luận án đã đề
cập đến các hình bán lẻ hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng
tiện lợi), trong đó tập trung vào nội dung quản lý Nhà nước.
Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Công Thương: “Hoàn thiện môi
trường kinh doanh nhằm phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Việt Nam”;
Đề tài khoa học cấp bộ, năm 2009. Đề tài đã tập trung nghiên cứu các tiêu chí
đánh giá môi trường kinh doanh, thực trạng ở Việt nam và đề xuất một số giải
pháp hoàn thiện môi trường kinh doanh để phát triển hệ thống dịch vụ bán
buôn, bán lẻ.
Bộ Công Thương: “Phát triển thị trường trong nước đến năm 2010 và
định hướng đến 2020”, Đề án trình Chính phủ, năm 2007. Đề án đã được thủ
tướng chính phủ ra Quyết định phê duyệt tại Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg
ngày 15/2/2007; Đề án đã xây dựng các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát
triển (các loại hình doanh nghiệp, loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, các mô
tình tổ chức lưu thông hàng hóa) và giải pháp phát triển thương mại trong nước.
Bộ Công Thương: “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 20092015 và định hướng đến năm 2020”, Đề án trình Chính phủ năm 2009. Đề án
này đã được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt tại Quyết định số 23/QĐ-TTg


5

ngày 6/1/2010. Đề án đã xây dựng các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát
triển (mô hình cấu trúc thương mại nông thôn, tổ chức mạng lưới kinh doanh

theo ngành hàng, phát triển chợ nông thôn) và giải pháp phát triển thương mại
nông thôn.
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
Đến nay, trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về dịch vụ
bán lẻ, thị trường bán lẻ, như:
AT Kearney: “Những cánh cửa hy vọng của bán lẻ toàn cầu – Chỉ số
phát triển bán lẻ toàn cầu 2009”. Tài liệu xếp hạng các thị trường bán lẻ trên
thế giới dựa trên cơ sở đánh giá 4 nhóm chỉ tiêu để xác định chỉ số phát triển
bán lẻ của từng quốc gia.
Fels, Allan: “Quản lý bán lẻ - Bài học từ các quốc gia đang phát triển”,
Asia Pacific Business Review, số 1 năm 2009. Tác giả đã tổng kết kinh
nghiêm và rút ra bài học quản lý bán lẻ ở các nước đang phát triển.
Bennard Hoekman, Adia và Philip English (chủ biên): “Phát triển
thương mại và WTO”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2005. Các
tác giả đã đề cập một cách tổng quát về cải cách thương mại và xây dựng thể
chế kinh tế thị trường phù hợp với qui định của WTO.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều có
những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu của Luận án. Nghiên cứu sinh
có thể kế thừa các kết quả nghiên cứu để giải quyết một số nội dung nghiên
cứu của đề tài như: các khái niệm về bán lẻ; những sự chuyển biến của khu
vực nông thôn trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa; vai trò và chức năng
của nhà nước trong nền kinh tế thị trường; một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về phát triển kênh phân phối nói chung và bán lẻ nói riêng;… Tuy nhiên, từ
góc độ phát triển thị trường bán lẻ ở nông thôn và trong thời kỳ thực hiện
công nghiệp hóa, hội nhập kinh tế quốc tế thì chưa có công trình nào giải
quyết một cách toàn diện và có tính hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn.


6


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu:
Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển thị
trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn. Đồng thời, phân tích đánh giá thực
trạng phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn trong thời kỳ
2001 – 2010, đề xuất phương hướng và các giải pháp phát triển thị trường bán
lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn trong thời kỳ 2011 – 2020.
Các nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước, qua đó hệ thống hóa và
làm rõ những vấn đề lý luận về phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở
khu vực nông thôn.
+ Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu và điều
tra, khảo sát bổ sung. Trên cơ sỏ đó tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng
và rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân để xác lập cơ sở thực tiễn
cho việc đề xuất những giải pháp phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở
nông thôn nước ta.
+ Vận dụng cơ sở lý luận và căn cứ vào thực tiễn phát triển thị trường
bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn trong những năm vừa qua để xây dựng
phương hướng phát triển và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trường
bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận và thực tiễn của phát triển
thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn, được phản ánh qua các chính sách
của Nhà nước trong phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn.
* Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Theo Từ điển bách khoa Việt nam (tập 3), nông thôn là
phần lãnh thổ của một nước hay một đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đô
thị, có môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, điều kiện sống khác



7

biệt với thành thị và dân cư chủ yếu làm nông nghiệp.[57]
Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, nông thôn Việt Nam là danh
từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, ở đó, người dân sinh sống
chủ yếu bằng nông nghiệp.
Theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 thánh 06 năm 2010 về chính
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thì vùng
nông thôn là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn của phường,
quận thuộc thị xã, thành phố.
Từ những phân định trên, đề tài xác định phạm vi không gian khu vực nông thôn
là là địa giới hành chính cấp huyện, kể cả các huyện ngoại thành, ngoại thị.
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng thời kỳ 2000 – 2010, triển vọng
phát triển trong thời kỳ 2011 – 2020 và các giải pháp phát triển.
Về nội dung: chủ yếu tập trung nghiên cứu phát triển thị trường bán lẻ
hàng tiêu dùng ở nông thôn từ phương diện của Nhà nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp logic/lịch sử và phương pháp phân tích/tổng
hợp trong việc khảo cứu, tổng hợp, làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về
phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn; đồng thời phát hiện
những vấn đề lý luận cần bổ sung và những vấn đề thực tiễn cần điều chỉnh,
bổ sung hoàn thiện trong quá trình phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dung
ở nông thôn nước ta.
Sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, phương pháp nghiên
cứu tại bàn,… để thu thập thông tin, tư liệu, tài liệu liên quan đến nội dung
nghiên cứu. Sử dụng các phương pháp xử lý số liệu, tài liệu nghiên cứu như
phương pháp chỉ số, phương pháp phân tích động thái,...
6. Những đóng góp của luận án:
+ Hệ thống hóa và góp phần bổ sung, phát triển cơ sở lý luận về phát
triển thị trường bán lẻ ở nông thôn dựa vào cơ sở lý luận về kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và


8

xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.
+ Trên cơ sở cách tiếp cận mới về lý luận, luận án đã phân tích, đánh giá
một cách khoa học thực trạng phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở
nông thôn, các chính sách phát triển thị trường của Nhà nước trong những
năm qua và chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân để
làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp.
+ Đề xuất các quan điểm, mục tiêu, phương hướng hoàn thiện khung khổ
chính sách và phương hướng xây dựng cấu trúc thị trường thị trường bán lẻ
hàng tiêu dung ở nông thôn nước ta trong thời kỳ 2011 – 2020. Đề xuất một
số nhóm giải pháp mới và có giá trị thực tiễn cao đối với phát triển cầu và
hoạt động bán lẻ trên thị trường nông thôn.
7. Kết cấu của luận án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,
danh mục bảng, biểu đồ, sơ đồ và phụ lục, nội dung của Luận án được kết cấu
thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu
dùng ở nông thôn.
Chương 2: Thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam thời
kỳ 2001 – 2010.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển thị trương bán lẻ hàng
tiêu dùng ở nông thôn thời kỳ 2011 – 2020.


9


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG Ở NÔNG THÔN
1.1. Khái niệm, vai trò và các mối quan hệ của thị trường bán lẻ hàng
tiêu dùng ở nông thôn
1.1.1. Khái niệm bán lẻ và thị trường bán lẻ
a/ Bán lẻ hàng hóa
Theo từ điển American Heritage định nghĩa: bán lẻ là bán hàng cho
người tiêu dùng, thường là với khối lượng nhỏ và không bán lại.
Theo NAICS, US năm 2002, lĩnh vực bán lẻ (mã ngành 44-45) bao gồm
những cơ sở kinh doanh bán lẻ hàng hoá (thường không có hoạt động chế
biến) và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho bán hàng. Quá trình bán lẻ là khâu
cuối cùng trong phân phối hàng hoá. Các nhà bán lẻ tổ chức việc bán hàng
theo khối lượng nhỏ cho người tiêu dùng.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, bán lẻ là hình thức bán từng cái, từng ít
một trực tiếp cho người tiêu dùng. Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
định nghĩa: Bán lẻ bao gồm việc bán hàng cho cá nhân hoặc hộ gia đình để
họ tiêu dùng, tại một địa điểm cố định, hoặc không cố định và thông qua các
dịch vụ liên quan.
Trong cuốn sách Quản trị Marketing, Philip Kotler đã định nghĩa: bán lẻ
bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc bán hàng hoá hay dịch vụ
trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân,
không kinh doanh [47].
Theo phân loại sản phẩm chính tạm thời của Liên Hợp quốc (CPCCentral Products Classification), bán lẻ là hoạt động bán hàng hoá cho người
tiêu dùng hoặc các hộ tiêu dùng từ một địa điểm cố định (cửa hàng, kiốt) hay
một địa điểm khác (bán trực tiếp) và các dịch vụ phụ liên quan.


10


Những khái niệm trên đây đã xác định bán lẻ là: bán với khối lượng nhỏ;
bán trực tiếp cho người tiêu dùng; bán lẻ hàng hoá và các dịch vụ có liên quan;
người tiêu dùng mua để phục vụ cho nhu cầu của cá nhân và hộ gia đình, không
dùng để kinh doanh (bán lại); không bao gồm tiêu dùng cho sản xuất (phân biệt
giữa hàng tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất); bán lẻ là công đoạn cuối cùng
trong khâu lưu thông để sản phẩm đến với người tiêu dùng; bán lẻ tại một địa
điểm cố định, hoặc không cố định và thông qua các dịch vụ khác.
Về bản chất, bán lẻ là một trong những hoạt động kinh tế (economic
activities) của nền kinh tế và thuộc khu vực dịch vụ. Theo danh mục phân loại
ngành dịch vụ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngành dịch vụ phân
phối bao gồm 4 phân ngành: đại lý; bán buôn; bán lẻ (bao gồm cả hoạt động
bán hàng đa cấp); nhượng quyền thương mại [64]. Ở Việt Nam, Nghị định
75/CP ngày 27/10/1993 về phân ngành kinh tế, bán lẻ thuộc ngành thương
nghiệp, sửa chữa thiết bị - phân ngành cấp 1 và thuộc khu vực dịch vụ. Hiện
nay, Quyết định số 10/2007/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
23/1/2007, bán lẻ thuộc phân ngành cấp 1 - Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô,
xe máy và xe có động cơ khác (nhóm G).
Danh mục CPC xác định rằng “dịch vụ chính do các nhà bán buôn và
bán lẻ thực hiện là bán lại hàng hóa kèm theo hàng loạt các dịch vụ phụ trợ có
liên quan khác như: bảo quản, lưu kho hàng hóa; sắp xếp và phân loại đối với
hàng hóa khối lượng lớn, bốc dỡ và phân phối lại đối với hàng hóa khối lượng
nhỏ; dịch vụ giao hàng; dịch vụ bảo quản lạnh; các dịch vụ khuyến mãi do
những người bán buôn thực hiện; và các dịch vụ liên quan đến việc kinh
doanh của người bán lẻ như chế biến phục vụ cho bán hàng, dịch vụ kho hàng
và bãi đỗ xe” [64].
b/ Thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng
Trong kinh tế học hiện đại, thị trường là tổng thể các quan hệ mua bán


11


hàng hoá, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh
tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào [30]. Khái niệm này
cũng đúng với thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, trong khái niệm
thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng, ngoại diên đã được thu hẹp và nội hàm được
mở rộng hơn. Cụ thể, người bán là người bán lẻ, họ không chỉ bán hàng hóa
mà còn cung cấp cho người người mua các dịch vụ hỗ trợ, bổ sung có liên
quan đến hàng hóa; người mua là người tiêu dùng cuối cùng, họ không chỉ
mua hàng hóa mà còn quan tâm đến cả dịch vụ do người bán cung cấp; hàng
hóa cũng được xác định cụ thể là những hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu
dùng của cá nhân và hộ gia đình.
Từ góc độ kinh tế, về nguyên tắc, không có sự khác biệt giữa sản xuất
hàng hóa và dịch vụ. Cả thị trường hàng hóa và dịch vụ đều được điều chỉnh
bởi tập hợp các mục đích, các động lực và các hạn chế tương tự. Nhiệm vụ
kinh tế thực sự của một công ty cung cấp hàng hóa hay dịch vụ đều bao gồm
việc tiến hành và điều phối các nhân tố sản xuất (vốn, lao động, công nghệ)
nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tiềm năng cả ở trong và
ngoài nước. Trên thị trường, thành công hay thất bại của một công ty kinh
doanh hàng hóa hay dịch vụ được quyết định bởi chính năng lực cạnh tranh
của công ty đó. Tuy nhiên, thị trường dịch vụ cũng có khác biệt so với thị
trường hàng hóa về phương thức thực hiện mua – bán trên thị trường (phương
thức thực hiện thương mại), tính cạnh tranh trên thị trường, các qui định pháp
lý. Những khác biệt này có liên quan đến đặc tính vô hình của dịch vụ, sự
diễn ra đồng thời của sản xuất (cung ứng) và tiêu dùng dịch vụ, tính không thể
lưu trữ và không có sự chuyển quyền sở hữu.
Người bán lẻ hàng hóa không chỉ đơn thuần là bán hàng, mà còn cung
cấp cho người tiêu dùng (người mua) một loạt các dịch vụ liên quan trực tiếp
đến hàng hóa (bảo quản, kho bãi, phân loại, bao gói hàng hóa,...), dịch vụ bổ



12

sung (địa điểm thuận lợi, bảo đảm về giao hàng, các thông tin và môi trường
kinh doanh), giúp cho người mua có sự lựa chọn chính xác hơn, thuận tiện
hơn. Như vậy, trên thị trường, về thực chất, người bán lẻ hàng hóa đã cung
cấp cho người mua (người tiêu dùng cuối cùng) hàng loạt các dịch vụ phụ trợ
có liên quan đến hàng hóa được bán ra.
Khi người tiêu dùng mua hàng hóa, khi đó họ không chỉ nhận được hàng
hóa, mà còn nhận được hàng loạt các dịch có liên quan từ người bán lẻ. Nói
cách khác, khi việc mua - bán hàng hóa diễn ra, khi đó đồng thời phát sinh cả
quan hệ mua - bán hàng hóa và quan hệ mua - bán dịch vụ. Trên thực tế, do
tính vô hình của sản phẩm dịch vụ, quan hệ mua - bán dịch vụ thường bị che
lấp bởi quan hệ mua - bán hàng hóa.
Thực tế, khi người tiêu dùng thực hiện việc mua hàng hóa cũng đã bao
gồm chi phí liên quan đến nhiều dịch vụ khác nhau được cung cấp bởi nhà
phân phối. Theo Betancourt (2004) đã phân định các chi phí giao dịch liên
quan đến các loại dịch vụ mà người tiêu dùng phải gánh chịu thành 5 nhóm
khác nhau, bao gồm:
+ Nhóm dịch vụ liên quan đến môi trường của địa điểm. “Môi trường
của địa điểm” xác định mức chi phí tâm lý mà khách hàng phải gánh chịu do
bản chất của môi trường bán lẻ. Có thể hiểu bản chất của loại dịch vụ này
bằng ví dụ về sự khác biệt giữa dịch vụ cung cấp bởi một cửa hàng giảm giá
và một cửa hàng cao cấp. Sản phẩm bán tại cửa hàng cao cấp sẽ có mức giá
cao hơn bởi phải mất chi phí cho các nguồn lực cần thiết để tạo ra một môi
trường bán lẻ cao cấp, kể cả chi phí thuê địa điểm tại khu vực đắt đỏ hơn.
+ Nhóm dịch vụ thứ hai là dịch vụ phân loại sản phẩm (được cung cấp
bởi nhà phân phối), có thể chia thành: phân loại theo chiều rộng (các dòng sản
phẩm - product line) hoặc phân loại theo chiều sâu (các loại sản phẩm khác
nhau trong cùng một dòng sản phẩm).



13

+ Nhóm dịch vụ thứ ba là sự tiện lợi của địa điểm (accessibility). Đây là
loại dịch vụ dễ định nghĩa và định lượng nhất. Sự tiện lợi ở đây, có thể hiểu
đơn giản nhất, là khoảng cách đến cơ sở bán lẻ. Yếu tố này ảnh hưởng trực
tiếp đến chi phí đi lại và thời gian của khách hàng cho hoạt động tiêu dùng và
thanh toán. Một hệ thống bán lẻ có thể tăng cường sự tiện lợi cho khách hàng
bằng cách thiết lập nhiều cơ sở bán lẻ trong cùng khu vực thị trường, tuy
nhiên bố trí này cũng làm chi phí cao hơn so với việc vận hành một cơ sở bán
lẻ duy nhất.
+ Nhóm dịch vụ thứ tư là sự bảo đảm về giao hàng, có thể chia ra thành
hai loại: giao hàng tại thời điểm mong muốn và theo hình thức mong muốn.
Giao hàng tại thời điểm mong muốn đạt được bằng cách tăng thời gian mở
cửa hoặc cung cấp tín dụng. Giao hàng theo hình thức mong muốn bao gồm
việc thực hiện các chức năng: chia lô hàng, chịu rủi ro thông qua bố trí
chuyển giao quyền sở hữu hoặc cung cấp bảo hành.
+ Nhóm dịch vụ thứ năm được cung cấp bởi các cơ sở bán lẻ là thông tin
về giá cả, sự sẵn có và các đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ cung cấp, kể
cả thông tin về chính cơ sở bán lẻ. Việc cung cấp dịch vụ này sẽ dẫn đến gia
tăng chi phí đối với hệ thống bán lẻ, nhưng mặt khác làm giảm chi phí về tìm
kiếm thông tin, giảm mức độ rủi ro cho khách hàng.
Việc phân loại các nhóm dịch vụ và chi phí liên quan nêu trên đây làm rõ
hơn bản chất của giao dịch mua – bán trên thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng về
phương diện dịch vụ bán lẻ giữa người mua (người tiêu dùng) và người bán
trên thị trường bán lẻ.
c/ Phân loại thị trường bán lẻ ở nông thôn
Thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở khu vực nông thôn, tùy theo mục đích
nghiên cứu, có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Theo phân
khúc thị trường về địa lý, thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn có thể



14

được phân loại: 1) Theo điều kiện địa lý: miền núi; đồng bằng; ven biển; 2)
Theo phân vùng kinh tế: ở nước ta hiện có 6 vùng kinh tế (Miền núi và trung
du phía Bắc; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung;
Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng bằng song Cửu Long; 3) Theo khoảng
cách với các đô thị: vùng ven đô; vùng xa; vùng sâu.
Phân loại thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn theo phân khúc
người mua (người tiêu dùng): 1) Theo nghề nghiệp, gồm: nông nghiệp (theo
nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản); phi nông nghiệp (bao gồm: chế
biến nông sản; tiểu, thủ công nghiệp; kinh doanh buôn bán nhỏ;…); 2) Theo
giới tính, gồm: nam; nữ; 3) Theo tuổi tác, gồm: người già; trung niên; thanh
niên; trẻ em; 4) Theo thu nhập, gồm: người có thu nhập cao; người có nhập
trung bình; người có thu nhập thấp;...
Phân loại thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn theo phân khúc
người bán lẻ hàng hóa, gồm: người sản xuất trực tiếp bán lẻ; người chuyên
kinh doanh bán lẻ; người vừa kinh doanh bán buôn, vừa kinh doanh bán lẻ.
Phân loại thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn theo phương
thức bán lẻ, gồm: bán lẻ qua cơ sở bán lẻ (cửa hàng, siêu thị, chợ,…); bán lẻ
không qua cơ sở bán lẻ (qua điện thoại, qua catalogs, qua mạng.
Phân loại thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn theo mặt hàng,
gồm: hàng lương thực - thực phẩm (hàng lương thực; hàng thực phẩm; hàng
đồ uống và thuốc lá); hàng phi lương thực - thực phẩm (hàng may mặc giầy
dép và mũ nón; hàng nội thất và vật liệu xây dựng; hàng phương tiện đi lại;
hàng đồ dùng gia đình; hàng giáo dục; hàng văn hoá, thể thao, giải trí…).
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn
Ở khu vực nông thôn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và
trình độ phát triển của sản xuất, cung ứng và tiêu dùng hàng hóa nói riêng

thường thấp hơn so với khu vực đô thị. Mức độ chênh lệch về trình độ phát


15

triển ở các nước càng kém phát triển sẽ càng cao. Những đặc trưng cơ bản của
thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn, như:
+ Thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn có mức độ phân tán cao,
qui mô nhỏ và mang đậm tính mùa vụ. Đặc trưng này gắn liền với điều kiện
sản xuất, khả năng gia tăng thu nhập, cũng như đặc điểm phân bố và mật độ
dân cư ở khu vực nông thôn, nhất là các vùng nông thôn miền núi, vùng sâu,
vùng xa.
+ Người bán lẻ hàng tiêu dùng trên thị trường nông thôn phổ biến chỉ có
một cửa hàng bán lẻ duy nhất, qui mô nhỏ với các mặt hàng bán lẻ quan trọng
là các mặt hàng lương thực - thực phẩm, may mặc, giầy dép, đồ gia dụng.
Trong đó, những sản phẩm được đưa trực tiếp từ “đồng ruộng” hoặc từ “nơi”
sản xuất của các hộ gia đình ra thị trường chiếm tỷ trọng không nhỏ. T ính cá
biệt cao của hàng hóa về qui cách, chất lượng sản phẩm, về giá thành sản
xuất,… Số lượng hàng hóa nông sản và sản phẩm phẩm làng nghề có mức độ
dao động lớn theo ngày, mùa, vụ.
+ Quan hệ mua – bán trên thị trường bán lẻ ở nông thôn vẫn chủ yếu là
quan hệ mua - bán hàng hóa. Các dịch vụ trong hoạt động bán lẻ yếu về chất
và thiếu về lượng, đồng thời mang tính “tự phát” và “cá biệt” cao. Điều này,
trước hết do năng lực cung cấp dịch vụ của người bán lẻ trên thị trường bị hạn
chế. Các đối tượng tham gia hoạt động bán lẻ trên thị trường nông thôn
thường chủ yếu là các hộ sản xuất trực tiếp bán lẻ và các hộ buôn bán nhỏ,
hoạt động tương đối độc lập với nhau và thiếu tính chuyên nghiệp. Các điều
kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật để thực hiện hoạt động bán lẻ của các đối tượng
tham gia thị trường thường khá đơn giản. Thứ hai do thu nhập thấp, người
tiêu dùng ở nông thôn thường quan tâm đến hàng hóa hóa hơn là các dịch vụ

bán lẻ kèm theo. Vì vậy, chính người tiêu dùng cũng chưa tạo ra động lực cho
người bán lẻ trên thị trường gia tăng cung cấp dịch vụ.


16

+ Trên thị trường nông thôn, nhất là tại các chợ, sự cạnh tranh diễn ra
đồng thời giữa người mua và người bán, giữa những người bán lẻ và giữa
những người mua với nhau. Trong đó, giữa người mua và người bán trên thị
trường bán lẻ ở nông thôn thường diễn ra thỏa thuận “tay đôi” về giá cả hàng
hóa và các dịch vụ khác. Cạnh tranh giữa những người bán lẻ trên thị trường
nông thôn chủ yếu bằng biện pháp giá cả (giảm giá) hơn là các biện pháp phi
giá (quảng cáo, khuyến mại, các dịch vụ bán hàng,…). Cạnh tranh giữa những
mua với nhau thường diễn ra thỏa thuận cả về giá và lượng mua. Canh tranh
làm cho giá cả trên thị trường bán lẻ ở nông thôn thường có tính linh động cao
theo thời gian và theo đối tượng mua bán.
1.1.3. Vị trí, vai trò và các mối quan hệ của thị trường bán lẻ hàng tiêu
dùng ở nông thôn
a/ Vị trí của thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn
Trước hết, trong nền kinh tế, thị trường bán lẻ là thị trường trong lĩnh
vực dịch vụ phân phối, có vị trí kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời,
thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng là một thị trường thuộc khu vực dịch vụ của
nền kinh tế, nó tồn tại và phát triển song hành với các thị trường hàng hóa tiêu
dùng. Trên thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng, các dịch vụ hỗ trợ, bổ sung luôn
gắn liền với từng loại hàng hóa khác nhau.
Thứ hai, thị trường bán lẻ là thị trường mà ở đó kết thúc quá trình lưu
thông của hàng hoá, hàng hoá đi vào lĩnh vực tiêu dùng và giá trị hàng hoá
được thực hiện đầy đủ.
Trong ngành dịch vụ phân phối, các phân ngành dịch vụ có thể thiết lập
mối liên kết với nhau để hình thành các kênh phân phối hàng hóa từ sản xuất

đến tiêu dùng (sơ đồ 1.1) [39].


17

Sơ đồ 1.1. Các kênh lưu thông (phân phối) hàng hóa chủ yếu
từ sản xuất đến tiêu dùng
Kênh trực
tiếp
(1)

Người
sản xuất

Kênh ngắn
(2)

Người
sản xuất

Kênh trung
bình
(3)

Người
sản xuất

Kênh dài
(4)


Người
sản xuất

Người
tiêu dùng

Đại lý
môi giới

Người
bán lẻ

Người
tiêu dùng

Người
bán buôn

Người
bán lẻ

Người
tiêu dùng

Người
bán buôn

Người
bán lẻ


Người
tiêu dùng

Theo sơ đồ 1.1, người bán lẻ luôn có quan hệ trực tiếp với người tiêu
dùng, người bán buôn và có thể có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với các
nhà sản xuất, các nhà đại lý. Đồng thời, trên thị trường, giữa những người bán
lẻ có sự cạnh tranh với nhau. Hoạt động bán lẻ chắc chắn có ảnh hưởng trực
tiếp đến lợi ích của người tiêu dùng không chỉ về mức giá, sự đa dạng về
chủng loại, chất lượng sản phẩm, mà còn về sự thuận lợi và các dịch vụ cung
cấp cho người tiêu dùng.
Cuối cùng, thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng, xét theo phân khúc thị
trường theo không gian lãnh thổ, bao gồm thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở
đô thị và thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn. Trong hai loại thị
trường bán lẻ hàng tiêu dùng này, thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông
thôn, do các điều kiện kinh tế - xã hội qui định, có trình độ phát triển chậm
hơn. Do đó, về trình độ phát triển, thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông
thôn có vị trí thấp hơn so với thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở đô thị.


18

b/ Vai trò của thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn
“Trong các nền kinh tế thị trường hiện đại, lĩnh vực phân phối là sự kết
nối sống còn giữa người sản xuất và người tiêu dùng” [64]. Đồng thời, ngành
dịch vụ phân phối thường chiếm một phần đáng kể trong trong tổng GDP,
thường nằm trong khoảng từ 8% ở Đức, đến 20% ở Trung Quốc [64]. Ở nước
ta, đóng góp vào GDP của lĩnh vực này khoảng 14-15%. Đóng góp của ngành
dịch vụ này trong việc tạo công ăn việc làm thường còn lớn hơn đóng góp vào
GDP. “Dịch vụ bán lẻ bao giờ cũng sử dụng nhiều lao động hơn dịch vụ bán
buôn” [61].

Hiệu quả và tính cạnh tranh trong hệ thống phân phối tăng có thể dẫn
đến việc giảm giá, đặc biệt khi chiết khấu phân phối chiếm phần đáng kể
trong giá bán của các sản phẩm cuối cùng và sự méo mó trong cơ cấu giá cả
được loại trừ. Hơn nữa, nó thúc đẩy việc cung cấp sản phẩm ngày càng phong
phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ở các nước kém phát
triển và đang phát triển, thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn còn có
những vai trò quan trọng, như:
Trước hết, thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn là một trong những
nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển biến từ nền kinh tế tự
nhiên, tự cấp tự túc là chính sang nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường.
Để chuyển kinh tế nông nghiệp từ tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng
hoá, cần có những điều kiện cơ bản như: phân công lao động xã hội; thị
trường; năng lực tổ chức và quản lý sản xuất, tài chính; tiến bộ khoa học, kỹ
thuật, công nghệ…[12]. Đồng thời, khi đã có kinh tế hàng hoá tức là phải có
mua bán, trao đổi sản phẩm, và do vậy, tất yếu phải có thị trường. Thị trường
càng phát triển thì tính tự cấp, tự túc càng giảm.
Thứ hai, thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn không chỉ trực tiếp
cung ứng hàng hóa, mà còn cung cấp cho người dân nông thôn các thông tin,


19

kiến thức về sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm... Qua đó, thị trường
bán lẻ sẽ có tác động làm mở rộng nhu cầu tiêu dùng, cải tiến phương thức
sản xuất, gia tăng qui mô sản lượng, cải tiến phương thức kinh doanh của các
ngành sản xuất trong nền kinh tế nói chung và sản xuất hàng hóa của dân cư
nông thôn nói riêng.
Thứ ba, thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn góp phần thực hiện
hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Thị trường bán lẻ hàng tiêu

dùng ở nông thôn, như đã nêu, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế
hàng hoá ở nông thôn phát triển. Chính kinh tế hàng hoá ở nông thôn phát triển
là nền tảng vững chắc tạo nên sự thay đổi toàn diện của đời sống kinh tế - xã
hội, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị ở nông thôn, xoá đói, giảm nghèo.
Thứ tư, nông thôn là thị trường tiềm năng, rộng lớn để các doanh nghiệp
phát triển hệ thống phân phối hàng hoá lớn về qui mô, rộng về mạng lưới, đa
dạng về loại hình bán lẻ và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cùng với quá trình
công nghiệp hoá và đô thị hoá, chính thị trường nông thôn sẽ ngày càng “tiến
sát” tới thị trường đô thị với sức mua ngày càng cao trong tương lai. Do đó,
thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn có thể được xem là “miền đất
hứa” để phát triển chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ năm, thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn tham gia vào quá
trình xác lập quan hệ giá cả hay “cánh kéo giá cả” hợp lý giữa các sản phẩm
nông nghiệp với các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng. Qua đó, hệ thống giá cả
trong nền kinh tế sẽ được điều chỉnh để đảm bảo sự vận hành thông suốt của
nền kinh tế.[30]
c/ Mối quan hệ của thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn
+ Mối quan hệ của thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn trong hệ
thống thị trường của nền kinh tế:
Trong hệ thống thị trường của nền kinh tế, các loại thị trường không tồn tại
và phát triển một cách độc lập mà có quan hệ đan xen lẫn nhau, tác động qua lại


20

với nhau. Trước hết, thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng có mối quan hệ hữu cơ với
thị trường hàng hóa. Trong mối quan hệ này, qui mô, tính chất và phương thức
cung cấp các dịch vụ trên thị trường bán lẻ phụ thuộc vào sự phát triển của thị
trường hàng hóa. Trên thị trường bán lẻ, những dịch vụ kèm theo trong hoạt
động bán lẻ có sự khác biệt về phương thức cung ứng, về chủng loại hàng hóa,

về thói quan, tập quán tiêu dùng ở từng khu vực thị trường... Thứ hai, thị trường
bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn là thị trường tiếp nhận đầu ra của nhiều thị
trường hàng hóa và dịch vụ khác nhau. Chẳng hạn, nhu cầu phát triển mặt bằng
kinh doanh bán lẻ trên thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng chính là cầu trên thị
trường bất động sản. Hoặc thị trường tài chính, tiền tệ là thị trường cung cấp
vốn, tín dụng... cho các đối tượng kinh doanh trên thị trường bán lẻ....
+ Mối quan hệ giữa thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn với các
thị trường khác trong ngành dịch vụ phân phối:
Trong ngành dịch vụ phân phối, mối quan hệ giữa thị trường bán lẻ hàng
tiêu dùng với các thị trường của các phân ngành khác là mối quan hệ tương hỗ.
Trong mối quan hệ này, các thị trường khác có ảnh hưởng chi phối đối với thị
trường bán lẻ về nguồn hàng, cơ cấu hàng hoá, giá cả,... đồng thời, nó hỗ trợ
cho các nhà bán lẻ trên thị trường mở rộng mạng lưới bán lẻ, tiết kiệm cho phí
(thời gian, vận chuyển,...) trong việc tổ chức nguồn hàng bán lẻ. Ngược lại,
thị trường bán lẻ sẽ có tác động điều chỉnh về phân bố nguồn hàng, cơ cấu sản
xuất và cung ứng hàng hoá tiêu dùng, giá cả,... và hỗ trợ các nhà sản xuất mở
rộng tiêu thụ sản phẩm.
+ Mối quan hệ giữa thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn và đô thị:
Mối quan hệ giữa thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn và ở đô thị
vừa là mối quan hệ phát triển theo lãnh thổ, vừa là mối quan hệ phát triển trên
cùng một lĩnh vực thị trường. Trong đó, thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông
thôn chịu sự lấn át của thị trường đô thị do quá trình đô thị hoá và do sức hút của
thị trường đô thị đối với một phần quĩ mua hàng hóa ở thị trường nông thôn.


×